Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tiếp cận kỳ thi chuẩn hóa quốc tế chương trình Hóa học THPT - SAT II Chemistry và xây dựng một số nội dung dạy học phần Tốc độ phản ứng, Cân bằng hóa học theo SAT II Chemistry
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Tiếp cận kỳ thi chuẩn hóa quốc tế chương trình Hóa học THPT - SAT II Chemistry và xây dựng một số nội dung dạy học phần Tốc độ phản ứng, Cân bằng hóa học theo SAT II Chemistry" nhằm tìm hiểu các bài thi chuẩn hóa môn Hóa học mang tính quốc tế như SAT cũng là một nhu cầu đối với giáo viên nhằm đón đầu xu thế đổi mới giáo dục hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tiếp cận kỳ thi chuẩn hóa quốc tế chương trình Hóa học THPT - SAT II Chemistry và xây dựng một số nội dung dạy học phần Tốc độ phản ứng, Cân bằng hóa học theo SAT II Chemistry
- SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 === === Đề tài: TIẾP CẬN KỲ THI CHUẨN HÓA QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC THPT - SAT II CHEMISTRY VÀ XÂY DỰNG MỘT SỐ NỘI DUNG DẠY HỌC PHẦN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG, CÂN BẰNG HÓA HỌC THEO SAT II CHEMISTRY LĨNH VỰC: HÓA HỌC Năm học: 2021– 2022
- SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 === === Đề tài: TIẾP CẬN KỲ THI CHUẨN HÓA QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC THPT - SAT II CHEMISTRY VÀ XÂY DỰNG MỘT SỐ NỘI DUNG DẠY HỌC PHẦN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG, CÂN BẰNG HÓA HỌC THEO SAT II CHEMISTRY LĨNH VỰC: HÓA HỌC Tác giả: HOÀNG THỊ NGUYỆT – THPT Quỳnh Lưu 1 Tổ : Tự nhiên Số điện thoại : 0977761496 Đồng tác giả: PHẠM VĂN TRƯỜNG – THPT Quỳnh Lưu 1 Tổ : Tự nhiên Số điện thoại : 0986559898 Năm học: 2021 – 2022
- MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 1 III. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 1. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 3 1.1. Đổi mới để phù hợp với hội nhập quốc tế 3 1.2. Những nội dung mới trong chương trình 3 2. Bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa (SAT và SAT II Chemistry) 5 2.1. Khái niệm và phân loại SAT 5 2.2. SAT II Chemistry 6 a. Nội dung kiểm tra SAT II Chemistry 6 b. Thang đánh giá trong SAT II Chemistry 7 c. Các dạng câu hỏi trong SAT II Chemistry 8 3. Mối quan hệ giữa các chương trình giáo dục bộ môn Hóa học 9 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 10 1. Kết quả thi SAT II Chemistry ở Việt Nam 10 2. Cơ hội học tập và học bổng với SAT 11 2.1. Ở các trường Đại học Hoa Kỳ 11 2.2. Tại các quốc gia khác 13 2.3. Tại Việt Nam 13 3. Dạy học tiếp cận kỳ thi SAT ở Việt Nam 13
- 4. Một số công trình nghiên cứu về việc dạy học tiếp cận các kỳ thi 16 quốc tế 5. Đánh giá vấn đề thực tiễn 16 5.1. Ưu điểm 16 5.2. Nhược điểm và hạn chế 17 III. NỘI DUNG DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ THEO HƯỚNG TIẾP 17 CẬN SAT II CHEMISTRY 1. Nguyên tắc xây dựng các chủ đề dạy học tiếp cận SAT II 17 Chemistry 2. Xây dựng nội dung dạy học các chủ đề 18 2.1. Tốc độ phản ứng 18 2.2. Cân bằng hóa học 24 3. Xây dựng bài tập luyện tập 35 3.1. Tốc độ phản ứng 35 3.2. Cân bằng hóa học 40 IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 45 1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 45 2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm 45 3. Phương pháp thực nghiệm 46 3.1. Chọn mẫu thực nghiệm 46 3.2. Phương pháp tổ chức kiểm tra 47 3.3. Kiểm tra kết quả thực nghiệm và thảo luận 46 a. Kết quả định tính 47 b. Kết quả định lượng 47 PHẦN III. KẾT LUẬN 48 I. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 48 II. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 48
- III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 48 LỜI KẾT PHỤ LỤC
- BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Trung học phổ thông THPT Học sinh HS Giáo viên GV Chương trình giáo dục CTGD Bộ Giáo dục và đào tạo BGDĐT Đại học Quốc gia ĐH QG Đại học Bách khoa ĐHBK Thực nghiệm TN Đối chứng ĐC
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày 26/12/2018, Bộ trưởng BGDĐT đã ký thông tư số 32 /2018/TT-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới. Hóa học là ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, là môn học có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý, sinh học, y dược và địa chất học. Cùng với Toán học, Vật lý, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hóa học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều năm trở lại đây, việc học sinh học xong chương trình phổ thông ở Việt Nam tìm được các học bổng khủng để theo học đại học ở các quốc gia khác, đặc biệt là các trường đại học ở Mỹ, không phải là hiếm. Đầu tiên là học sinh ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nay lan rộng đến học sinh các tỉnh, thậm chí là học sinh các vùng nông thôn, điều kiện kinh tế và học tập còn khó khăn. Nếu ai có dự định du học Hoa Kỳ thì có lẽ đã từng nghe đến kỳ thi SAT đóng vai trò đáng kể trong quy trình tuyển sinh đại học ở Mỹ. Trong những năm gần đây, nhiều trường đại học top đầu của Việt Nam cũng đã tuyển sinh bằng chứng chỉ SAT. Giáo viên được coi là những người tiên phong nhất trong việc nắm giữ tri thức mới và xu hướng mới trong giáo dục. Chúng ta có thể sống ở các vùng miền khác nhau với điều kiện kinh tế khác nhau song chúng ta hoàn toàn có thể nắm giữ những tri thức mới và xu hướng mới như nhau. Trong quá trình tìm hiểu về các chương trình giáo dục, đề thi tốt nghệp của Bộ, đề thi đánh giá năng lực của trường ĐH QG, đề thi đánh giá tư duy của ĐHBK và về kỳ thi SAT II Hóa học, chúng tôi thấy có những nét tương đồng giữa xu hướng giáo dục sắp tới và chương trình giáo dục ở nước ngoài. Chúng tôi mong muốn học sinh được tiếp cận nội dung và hình thức của một kỳ thi quốc tế của một nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới, đó là Hoa Kỳ. Khi các em có nhu cầu thi chứng chỉ SAT để du học hoặc xét tuyển vào đại học ở Việt Nam thì các em có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí ôn luyện. Đồng thời, nếu xây dựng được tài liệu theo chương trình SAT II Chemistry thì tài liệu này cũng có thể giúp giáo viên tiếp nhận tốt hơn chương trình giáo dục phổ thông mới nên chúng tôi đã nảy sinh ý tưởng xây dựng một số nội dung dạy học tiếp cận kỳ thi SAT II ở Hoa Kỳ cho học sinh và chọn đề tài: “Tiếp cận kỳ thi chuẩn hóa quốc tế chương trình Hóa học THPT - SAT II Chemistry và xây dựng một số nội dung dạy học phần Tốc độ phản ứng, Cân bằng hóa học theo SAT II Chemistry” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình. 2. ĐÓNG GÓP VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Hoa Kỳ là một nước có nền Khoa học và Giáo dục phát triển. Để đánh giá khách quan năng lực học tập của các học sinh khi tham gia bất kỳ chương trình học nào, tổ chức các trường Đại học Hoa Kỳ đã cho ra đời bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa (SAT) và hiện việc tổ chức bài kiểm tra này đang được quản lý bởi 1
- Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (Educational Testing Service - viết tắt EST). SAT trở thành một phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ xét tuyển của học sinh vào các trường Đại học ở Hoa Kỳ và một số quốc gia khác trên thế giới. Ở Việt Nam, từ năm 2018 bên cạnh việc tuyển sinh bằng chứng chỉ quốc tế IELTS cho môn tiếng Anh, đã có trường ĐHQG, trường Đại học ngoại thương, trường ĐHBK Hà nội... sử dụng kết quả chứng chỉ quốc tế SAT cho các môn học khác như một phương án tuyển sinh độc lập. Do đó, xu hướng dự thi SAT chắc chắn đang và sẽ tăng cao trong vòng vài ba năm tới. Nội dung chương trình bộ môn Hóa học đang dần thay đổi theo hướng tiếp cận với chương trình của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ. Các bài kiểm tra môn Hóa cũng sẽ chuyển dần từ những bài tập và câu hỏi nặng về tính toán nhưng không thực tế sang các bài tập mang bản chất Hóa học hơn và thực tế hơn. Việc tìm hiểu các bài thi chuẩn hóa môn Hóa học mang tính quốc tế như SAT cũng là một nhu cầu đối với giáo viên nhằm đón đầu xu thế đổi mới giáo dục hiện nay. Nếu đề tài này thực hiện thành công có thể mang lại nhiều ý nghĩa thực tế cho cả giáo viên và học sinh trong việc đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Vì vậy, vấn đề trong đề tài này thực sự là vấn đề cần thiết của ngành giáo dục và đào tạo. Chương trình học và thi Hóa học Trung học phổ thông ở Việt Nam nhìn chung có những nét tương đồng với kỳ thi SAT. Nếu giáo viên tìm hiểu và dạy cho học sinh thì có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các em đáng kể. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với học sinh vùng nông thôn khi điều kiện về cơ sở vật chất, kinh tế vẫn còn khó khăn. Việc giảng dạy môn Toán và các môn Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh đã được triển khai trong giai đoạn 2010 - 2020 tại Đề án phát triển trường THPT chuyên (Số 959 - QĐ TTg ngày 24/06/2010) của Thủ tướng chính phủ. Trong những năm qua, ngành giáo dục trong cả nước nói chung và bộ môn Hóa học ở trường THPT nói riêng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về việc giảng dạy bằng tiếng Anh một số bài học trong chương trình phổ thông hiện hành. Song đề tài xây dựng nội dung dạy học phù hợp với kỳ thi chuẩn hóa quốc tế SAT II Chemistry do Viện khảo thí Giáo dục Hoa kỳ quản lý này là một hướng đi hoàn toàn mới mà chưa có sáng kiến kinh nghiệm nào đề cập đến. 2
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 1.1. Đổi mới để phù hợp với hội nhập quốc tế CTGDPT hiện hành được ban hành theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội. CTGDPT hiện hành đã là một bước tiến so với chương trình GDPT trước đó. Kết quả giáo dục trong vòng 20 năm qua nói chung và kết quả các kỳ thi quốc tế mà học sinh Việt Nam tham gia nói riêng đã chứng tỏ tác động tích cực của chương trình hiện hành trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, đất nước và nhân loại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, đặt ra những yêu cầu mới về việc phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người. Để đảm bảo phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục Việt Nam hiện nay đang trong từng bước đưa CTGDPT mới 2018 vào thực hiện, trong đó có bộ môn Hóa học ở THPT. Chương trình mới có những điểm giống với chương trình hiện hành như đều có 3 mạch nội dung gồm: Kiến thức cơ sở hóa học chung, Hóa học vô cơ và Hóa học hữu cơ. Tuy nhiên, chương trình mới được biên soạn theo hướng tăng cường bản chất hóa học, tăng cường tính quy luật, xu hướng và giải thích được những quy luật, xu hướng đó. Những điểm mới trong nội dung hứa hẹn sẽ mang lại sự chuyển biến trong cách ra đề thi của những kỳ thi quan trọng. Đề thi THPT Quốc gia trước đây, nay là đề thi Tốt nghiệp THPT vẫn được đánh giá là nặng về tính toán, thuật toán, tình huống trong đề bài mang tính giả định, không có nhiều ý nghĩa trong thực tế, càng ngày càng xa rời bản chất hóa học. Có ý kiến cho rằng, không có quốc gia nào trên thế giới học Hóa như cách học ở Việt Nam. Xu thế bây giờ học sinh không thích học Hóa vì học Hóa khó quá. Theo định hướng của các chuyên gia xây dựng chương trình bộ môn Hóa học mới 2018, đề thi theo CT mới không nặng về tính toán, đề thi sẽ thực tế hơn, mang bản chất hóa học hơn, tiệm cận đề thi của các quốc gia có nền GD phát triển tiên tiến trên thế giới. Vì CTGDPT 2018 chưa được đưa vào thực hiện chính thức nên không biết nội dung học và nội dung thi có thay đổi được như ý tưởng hay không. 1.2. Những nội dung mới trong chương trình Theo Ban phát triển các chương trình môn học (Bộ GDĐT), chương trình Hóa học cấp THPT giúp học sinh phát triển các năng lực thành phần của năng lực tìm hiểu tự nhiên gắn với chuyên môn về Hóa học như: Năng lực nhận thức kiến thức hóa học, năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. Từ đó biết ứng xử với tự nhiên một cách đúng đắn, khoa học và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân. Theo đó, một số nội dung mới so với chương trình Ban cơ bản hiện nay như: 3
- - Chủ đề 1 (Lớp 10) Cấu tạo nguyên tử: Đưa thêm khái niệm orbital nguyên tử (AO) và sự phân bố electron vào các orbital. - Chủ đề 3 (Lớp 10) Liên kết hóa học: Viết được công thức Lewis một số chất đơn giản, giải thích được sự hình thành liên kết σ và liên kết π dựa vào sự xen phủ orbital. Đưa vào khái niệm liên kết Hidro, liên kết Van der Waals. Sự ảnh hưởng của liên kết Hidro đến trạng thái của vật chất. - Đưa vào chủ đề 5 (Lớp 10) Năng lượng hóa học: Sự biến thiên enthanpy trong các phản ứng hóa học. - Tách chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học thành 2 chủ đề riêng, phần tốc độ phản ứng học ở lớp 10, phần cân bằng hóa học học ở lớp 11. - Các nội dung về hóa học nguyên tố: Giảm bớt nghiên cứu một số chất, ví dụ: photpho và hợp chất, silic và hợp chất,… - Trong phần Đại cương về hóa học Hữu cơ: Đưa thêm nội dung về tách biệt và tinh chế các hợp chất hữu cơ, dựa vào thông số của phổ khối lượng (MS) để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ. - Đưa thêm vào nội dung về dẫn xuất halogen của các hidrocacbon, hợp chất xeton. - Đưa chủ đề Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch vào trong chương trình lớp 12. Một số nội dung được đưa vào chuyên đề tự chọn như: - Chuyên đề 1 (Lớp 10) Cơ sở hóa học: Viết công thức Lewis của phân tử; Dự đoán dạng hình học phân tử; Sự lai hóa obitan; Phản ứng hạt nhân; Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học; Entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs. - Chuyên đề 2 (Lớp 10) Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ; Điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy và nhiệt độ cháy; Hóa học về phản ứng cháy nổ… - Chuyên đề 3 (Lớp 10) Thực hành hóa học và công nghệ thông tin: Vẽ được cấu trúc phân tử; Thực hành thí nghiệm hóa học ảo; Tính tham số cấu trúc và năng lượng. - Chuyên đề 1 (Lớp 11) Phân bón: Giới thiệu chung về phân bón, phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ. - Chuyên đề 2 (Lớp 11) Trải nghiệm, thực hành hóa học hữu cơ: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc thiên nhiên; Chuyển hóa chất béo thành xà phòng; Điều chế glucosamin hidroclorit từ vỏ tôm. - Chuyên đề 3 (Lớp 11) Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ: Trình bày được nguồn gốc của dầu mỏ, chế biến dầu mỏ; Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và Việt Nam; Sản xuất dầu mỏ và môi trường; Các nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ. 4
- - Chuyên đề 1 (Lớp 12) Cơ chế phản ứng trong hóa học hữu cơ: Trình bày được khái niệm về cơ chế phản ứng, phân cắt đồng ly, phân cắt dị ly, độ bền của các tiểu phân trung gian; Một số cơ chế phản ứng trong hóa học hữu cơ. - Chuyên đề 2 (Lớp 12) Trải nghiệm, thực hành hóa học vô cơ: Tìm hiểu quy trình thủ công tái chế kim loại hoặc tìm hiểu một số ngành nghề liên quan đến hóa học tại địa phương; Tìm hiểu công nghiệp silicat; Quy trình xử lý nước sinh hoạt. - Chuyên đề 3 (Lớp 12) Một số vấn đề cơ bản về phức chất: Một số khái niệm cơ bản về phức chất; Liên kết và cấu tạo của phức chất; Ứng dụng của phức chất. 2. Bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa quốc tế (SAT và SAT II Chemistry) Ở Việt Nam, học xong THPT, HS có thể phải tham gia nhiều kỳ thi như Tốt nghiệp THPT, Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy, IELTS, SAT... để có cơ hội vào trường Đại học mà mình mong muốn. Vô hình trung, học sinh nước ta hiện nay tốn khá nhiều tiền bạc, công sức, thời gian để theo đuổi những kỳ thi nói trên. Mỗi kỳ thi lại ra theo hướng khác nhau, không có sự thống nhất, đồng đều. Còn ở Hoa Kỳ, HS phổ thông phải học và tham gia các bài thi SAT của từng môn theo lựa chọn của bản thân phù hợp với ngành nghề trong tương lai, có thể thi nhiều lần và lấy kết quả cao nhất. Kỳ thi SAT đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 100 năm. Đó là kỳ thi luôn đổi mới nhưng ổn định. 2.1. Khái niệm và phân loại SAT Scholatic Assessment Test (SAT) là bài kiểm tra nhằm đánh giá khả năng thành công trong việc học tập tại các trường đại học. SAT thuộc sở hữu của College Board - Tổ chức phi lợi nhuận các trường Đại học Hoa Kỳ, hiện thuộc quyền quản lý của Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (Educational Testing Service - ETS). Học sinh quốc tế không cần phải đến Mỹ để thi SAT bởi vì SAT được tổ chức 7 lần một năm tại 175 quốc gia trên thế giới. Theo mục đích kiểm tra, SAT được chia làm hai bài kiểm tra chính: SAT Resoning (thường gọi là SAT I) và SAT Subject (thường gọi là SAT II). SAT I kiểm tra kỹ năng suy luận ngôn ngữ và toán học mang tính tổng quát. SAT II kiểm tra kiến thức chuyên sâu của môn học cụ thể. SAT II bao gồm 20 bài kiểm tra độc lập thuộc 5 lĩnh vực: Toán học (Toán bậc 1 và Toán bậc 2), Khoa học (Vật lý, Hóa học, Sinh học phân tử, Sinh học sinh thái), Lịch sử (Lịch sử Hoa Kỳ, Lịch sử thế giới), Văn học và Ngôn ngữ (Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Ý, Tiếng Latinh, Tiếng Do thái hiện đại, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Nhật Bản, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Trung Quốc). Nhằm mục đích đánh giá khách quan năng lực và kiến thức các học sinh theo học chương trình khác nhau, các trường Đại học Hoa Kỳ yêu cầu hồ sơ tuyển sinh cần phải có điểm SAT hoặc điểm ACT để bổ trợ cho điểm trung bình (Grade Point Average - GPA). Trong khi ACT được thiết kế để kiểm tra khả năng ghi nhớ kiến thức khi được học ở trường thì SAT đòi hỏi học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, 5
- suy luận để giải quyết vấn đề. Vì vậy, học sinh muốn vào các trường Đại học đầu bảng bắt buộc phải có chứng chỉ SAT. 2.2. SAT II Chemistry SAT II Chemistry là bài thi kiểm tra kiến thức hóa học và kỹ năng giải các bài toán hóa học. Bài thi giúp học sinh thể hiện với hội đồng tuyển sinh các trường Đại học sở thích, năng lực, nguyện vọng của bản thân theo học các ngành Khoa học, Công nghệ, Y dược. a. Nội dung kiểm tra SAT II Chemistry Các câu hỏi SAT II Chemistry tập trung vào các chủ đề được giảng dạy hầu hết ở các trường THPT. Nội dung cụ thể từng chủ đề và trọng số từng nội dung được thể hiện trong bảng sau đây: Bảng 1. Nội dung kiểm tra trong SAT II Chemistry Nội dung Trọng số Chủ đề 1: Cấu trúc của vật chất Cấu trúc nguyên tử: Các thí nghiệm tìm hiểu về cấu tạo nguyên tử; Các số lượng tử và mức năng lượng; Cấu hình electron; Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 25% Cấu trúc phân tử: Cấu trúc Lewis; Hình dạng phân tử; Sự phân cực phân tử. Liên kết: Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết kim loại; Mối quan hệ giữa liên kết và cấu trúc phân tử; Lực liên kết phân tử như liên kết hidro, lực tương tác lưỡng cực. Chủ đề 2: Trạng thái của vật chất Chất khí: Thuyết động học phân tử; Các định luật chất khí; Thể tích mol, mật độ, tỷ lượng hóa học. Chất lỏng và chất rắn: Lực liên kết phân tử của chất lỏng và chất 16% rắn; Các loại chất rắn; Sự chuyển pha và giản đồ pha. Dung dịch: Nồng độ %; nồng độ molan; Tỷ lượng dung dịch; Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất lỏng, chất khí. Chủ đề 3: Các dạng phản ứng Axit - Bazo: Thuyết Bronsted-Lowry; Axit, bazo mạnh, yếu; pH; Chuẩn độ; Chỉ thị. 14% Oxi hóa - khử: Nhận biết phản ứng oxi hóa khử. Sự cháy. Thế điện cực. Bảng tính tan của các chất. Chủ đề 4: Tỉ lượng hóa học Khái niệm mol: Công thức mol; Số Avogadro; Công thức phân tử; Công thức đơn giản nhất. 14% Phương trình hóa học: Cân bằng phương trình hóa học; Các phép tính tỷ lượng hóa học; Hiệu suất phản ứng, chất hết, chất dư. Chủ đề 5: Cân bằng và tốc độ phản ứng Cân bằng hóa học: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học; 6
- Nguyên lý Le-Chatelier ở trạng thái khí và trạng thái dung dịch; Hằng số cân bằng; Biểu thức hằng số cân bằng. Tốc độ phản ứng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng; 5% Giản đồ năng lượng của phản ứng; Năng lượng hoạt hóa. Chủ đề 6: Nhiệt hóa học Định luật bảo toàn năng lượng; Phép đo nhiệt lượng và nhiệt dung 6% riêng; Enthalpi của sự chuyển pha và phản ứng hóa học; Các đường cong chuyển pha, entropy. Chủ đề 7: Hóa học mô tả Các nguyên tố thường gặp; Danh pháp các hợp chất ion. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất vật lý và hóa học của các nguyên tố; Khả năng hoạt động của các nguyên tố và dự đoán sản phẩm 12% của phản ứng hóa học; Các hợp chất hữu cơ đơn giản; Các vấn đề hóa học liên quan đến môi trường. Chủ đề 8: Phòng thí nghiệm Các thiết bị thí nghiệm, đo lường, các bước tiến hành,quan sát, an toàn phòng thí nghiệm; Tính toán và phân tích số liệu; Dựng đồ 8% thị biểu diễn số liệu, rút ra nhận xét. (Theo The Official Study Guide for All SAT Subject Tests) Trong bài kiểm tra SAT II Chemistry, các kỹ năng được kiểm tra thể hiện ở bảng sau đây: Bảng 2. Các kỹ năng trong bài kiểm tra Kỹ năng Trọng số Tái hiện kiến thức: Để làm được nội dung này, học sinh cần: - Nhắc lại được các khái niệm cơ bản và các thông tin đặc trưng. 20% - Sử dụng thành thạo các thuật ngữ hóa học. Kỹ năng hiểu: Học sinh cần làm được các bài tập định tính và định lượng, nội dung câu hỏi có thể liên quan đến tình huống thực 45% tiễn hoặc chỉ là giả định. Vận dụng: Học sinh phải có kỹ năng phân tích - tổng hợp để kết hợp các kiến thức với các thông tin định tính, định lượng cho sẵn, 35% đưa ra kết luận hoặc giải quyết vấn đề. (Theo The Official Study Guide for All SAT Subject Tests) b. Thang đánh giá trong SAT II Chemistry SAT II Chemistry gồm 85 câu hỏi trắc nghiệm khách quan được chia thành 3 dạng câu hỏi, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm đánh giá từ 200 đến 800 điểm. Học sinh được cung cấp Bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Đo lường. Các phép tính trong SAT II Chemistry đều đơn giản nên học sinh không được sử dụng máy tính. c. Các dạng câu hỏi trong SAT II Chemistry 7
- Các câu hỏi trong SAT II Chemistry được chia thành 3 dạng, chia thành 3 phần: phần A, phần B và phần C. Ở mỗi dạng đều có hướng dẫn cách làm bài. - Phần A(dạng 1): Classification Questions (Đây là dạng câu hỏi phân loại, câu hỏi này đưa ra một số phát biểu, học sinh phải gắn các phát biểu đã cho vào các đáp án tương ứng cho phù hợp). Với câu hỏi trong ví dụ này, ta hiểu là đề bài cho 5 lựa chọn: (A, B, C, D, E). Chúng ta phải gắn 5 lựa chọn này vào các đáp án 1, 2, 3 cho phù hợp. Đáp án là 1C, 2E và 3A. - Phần B (dạng 2): Relationship Analysis Questions (Đây là dạng câu hỏi phân tích mối quan hệ). Cho 2 phát biểu (I và II), học sinh phải xác định được mỗi phát biểu là đúng hay sai (T, F). Nếu phát biểu II là nguyên nhân của phát biểu I thì ta chọn thêm CE*. Đây là dạng câu hỏi lạ, thường gây khó khăn cho cả học sinh Hoa Kỳ và học sinh quốc tế). Ở trong ví dụ trên, câu 102, ý (I) là: “Kim cương có nhiệt độ nóng chảy cao”. Ý này đúng, nên ta chọn (T), ý (II) là: “Trong tinh thể kim cương, các nguyên tử 8
- cacbon hình thành liên kết ion”. Ý này là sai, nên ta chọn (F). Theo đó, ta cũng không đánh vào CE* vì ý (II) không phải là nguyên nhân của ý (I). - Phần C(dạng 3): Five choice completion Questions (Đây là câu hỏi yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trong 5 đáp án đề bài đưa ra). Trong ví dụ trên, khi pha loãng 50 ml dung dịch HNO3 0,1M thành 500 ml với nước thì nồng độ [H+] là bao nhiêu? Ta dễ dàng tìm được đáp án là (C) 0,01M. 3. Mối quan hệ giữa các chương trình giáo dục bộ môn Hóa học Bảng 3 sau đây so sánh các chương trong chương trình Hóa học phổ thông Quốc gia với các chủ đề trong SAT II Chemistry. Bảng 3. So sánh chương trình hóa học phổ thông và SAT II Chemistry SAT II Chemistry Chương trình Hóa học phổ thông Chủ đề 1: Cấu trúc của vật Lớp 10, chương 1: Nguyên tử chất Lớp 10, chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn Lớp 10, chương 3: Liên kết hóa học Chủ đề 2: Trạng thái của vật Các công thức hóa học, mol, thể tích, nồng độ phần chất trăm, nồng độ mol, độ tan,… nằm chủ yếu trong chương trình hóa học THCS và xuyên suốt chương trình hóa học THPT. Chủ đề 3: Các dạng phản ứng Lớp 10, chương 4: Phản ứng hóa học Lớp 11, chương 1: Sự điện ly Chủ đề 4: Tỉ lượng hóa học Công thức phân tử, công thức đơn giản nhất, phương trình hóa học và mối liên hệ giữa các chất trong phương trình hóa học nằm trong chương trình 9
- hóa học THCS và xuyên suốt chương trình hóa học THPT. Chủ đề 5: Cân bằng và tốc độ Lớp 10, chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng phản ứng hóa học Chủ đề 6: Nhiệt hóa học Lớp 10, chương 4: Phản ứng hóa học Chủ đề 7: Hóa học mô tả Danh pháp, tính chất vật lý, tính chất hóa học của các nguyên tố, hợp chất, ion thường gặp, một số vấn đề Hóa học liên quan đến môi trường và sức khỏe được lồng ghép trong tất cả các bài ở chương trình hóa học phổ thông. Chủ đề 8: Phòng thí nghiệm Các thiết bị trong phòng thí nghiệm, các thao tác thí nghiệm được lồng ghép trong tất cả các chương trong chương trình hóa học phổ thông. Các phép toán trong SAT II Chemistry rất đơn giản nên học sinh thậm chí không được mang máy tính cá nhân trong thời gian làm bài. Tuy nhiên, SAT II Chemistry lại yêu cầu học sinh hiểu sâu hơn về bản chất Hóa học của các chất trong phản ứng và các quá trình phản ứng. Những kiến thức này còn ít trong chương trình THPT Quốc gia hiện hành mà chủ yếu có trong tài liệu dành cho học sinh chuyên Hóa. Trừ chủ đề 4 và chủ đề 7 trong SAT II Chemistry hoàn toàn tương đồng với chương trình THPT Quốc gia, thì nói chung học sinh ở trường THPT sẽ cần bổ sung một số kiến thức, cụ thể như sau: - Chủ đề 1: Cấu trúc của vật chất: Các số lượng tử, sự hấp thụ và giải phóng năng lượng của các electron khi chuyển mức năng lượng, lực khuếch tán London. - Chủ đề 2: Trạng thái của vật chất: Thuyết động học phân tử, các định luật chất khí, mật độ chất khí, lực liên kết giữa các phân tử của chất lỏng và chất rắn, các loại chất rắn, sự chuyển pha, giản đồ pha, các tính chất vật lý phụ thuộc số lượng hạt chất tan trong dung dịch, các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của các chất. - Chủ đề 3: Các dạng phản ứng: Chuẩn độ dung dịch, dung dịch đệm - Chủ đề 5: Cân bằng và tốc độ phản ứng: Hệ số cân bằng, các biểu thức cân bằng, giản đồ năng lượng của phản ứng, năng lượng hoạt hóa. - Chủ đề 6: Nhiệt hóa học: Định luật bảo toàn năng lượng, phép đo nhiệt lượng và nhiệt dung riêng, enthanpy của sự chuyển pha và phản ứng hóa học. - Chủ đề 8: Phòng thí nghiệm: Dựng đồ thị biểu diễn số liệu và rút ra nhận xét. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Kết quả thi SAT II Chemistry ở Việt Nam Nền giáo dục đã bước qua phạm trù mỗi quốc gia, tiến đến ranh giới hội nhập, thị trường du học cũng trở nên sôi động và náo nhiệt hơn bao giờ hết. Đứng trước 10
- nhiều sự lựa chọn thì xứ sở Cờ hoa (Mỹ) vẫn luôn được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu của du học sinh và các bậc phụ huynh. Kết quả thống kê từ tháng 3/2017 đến tháng 3/2019 đã phần nào phản ánh được giá trị cũng như tầm quan trọng của việc du học tại Mỹ đối với du học sinh Việt Nam. Theo đó, trong giai đoạn 2 năm từ năm 2017 đến 2019, số lượng du học sinh Việt Nam đã và đang học tập tại Hoa Kỳ luôn vượt qua con số 30000 du học sinh. Năm 2018 được xem là năm cực thịnh của du học Mỹ với tổng cộng 31613 sinh viên Việt Nam được cấp phép học tập tại quốc gia này. Một số ngành học mà du học sinh Việt Nam đăng ký nhiều nhất là: Khoa học máy tính, công nghệ thông tin, khoa học tự nhiên, khối ngành y dược... SAT II Chemistry được khá nhiều học sinh Việt Nam lựa chọn để phù hợp với ngành nghề yêu thích của mình khi ngành nghề đó thiên nhiều về khoa học và tư duy logic. Đã có khá nhiều học sinh Việt Nam đạt điểm tuyệt đối 800/800 trong kỳ thi SAT II Chemistry. Nhưng chủ yếu những học sinh này đến từ một số trường có truyền thống và ở các thành phố lớn như Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh, khá hiếm hoi để thấy một học sinh ở tỉnh lẻ, ở trường không chuyên xuất hiện trong danh sách này. 2. Cơ hội học tập và học bổng với SAT 2.1. Ở các trường Đại học Hoa Kỳ Hơn 82% giáo viên THPT ở Hoa Kỳ đồng ý đưa kiến thức và kỹ năng trong SAT Subject vào chương trình dạy học ở trường. Gần 90% giáo viên và giảng viên cho rằng, kiến thức và kỹ năng trong SAT Subject rất quan trọng cho việc học tập ở bậc Đại học. Do đó, cùng với GPA, SAT Resoning và SAT Subject tạo ra một bức tranh toàn cảnh về năng lực học sinh, giúp học sinh thể hiện được sở thích và điểm mạnh trong học tập của mình, cũng như giúp hội đồng tuyển sinh các trường Đại học lựa chọn được ứng viên tốt nhất. Sau đây là yêu cầu về hồ sơ tuyển sinh hàng năm của các trường đại học trong TOP 10 ở Hoa Kỳ theo bảng xếp hạng U.S.News 2018. Bảng 4. Yêu cầu hồ sơ tuyển sinh của các trường Đại học ở Hoa Kỳ Trường Thứ Yêu Số môn Chú thích của trường hạng cầu SAT II SAT Đại học Chúng tôi khuyến khích nhưng không Princeton bắt buộc chứng chỉ 2 môn của SAT University Subject. Chứng chỉ này thường hỗ trợ 1 Có 0-2 chúng tôi trong quá trình đánh giá. Chúng tôi không ưu tiên đặc biệt đối với những học sinh có chứng chỉ này, tuy nhiên, nếu bạn đăng ký vào ngành khoa học kỹ thuật, bạn nên có kết quả bài thi SAT Toán I, II, SAT Vật lý hoặc SAT Hóa học 11
- Subject Test có ý nghĩa cho việc xét tuyển và sắp xếp khóa học. Học sinh nước ngoài thường có lợi hơn khi gửi Harvard 2 Có Tùy chứng chỉ Subject Test, vì vậy nên sử thuộc dụng chúng. Việc quyết định thi chứng chỉ này hay không tùy thuộc hoàn toàn vào bạn. Columbia 3 Có 0 Các ứng viên phải có 1 chứng chỉ SAT MIT 3 Có 2 II Toán (Level I hoặc II) và 1 chứng chỉ SAT Subject ( Vật lý, Hóa học hoặc Sinh học) Chicago 3 Có 0 SAT II Toán: Phải trên 740 Yale 3 Có Tùy SAT Subject Test không yêu cầu có thuộc nhưng được khuyến khích. SAT Subject Test là không bắt buộc. Stanford 7 Có 2 Nhưng bởi vì bài thi này làm nổi bật các lĩnh vực thế mạnh của bạn. Chúng tôi hoan nghênh báo cáo những kết quả này của bạn trong bản đăng ký. Duke 8 Có 2 2 kết quả SAT Subject Tests được khuyến khích cao. Pennsyvania 8 Có 0 Northwestern 10 Có 3 Kết quả SAT II môn Toán, Vật lý, Hóa học được yêu cầu phải có. Theo bảng 4, tất cả các trường Đại học hàng đầu ở Hoa Kỳ đều bắt buộc có chứng chỉ SAT Resoning (SAT I), 7/10 trường đại học yêu cầu hoặc khuyến khích thi SAT Subject (SAT II). Tùy thuộc vào thế mạnh cá nhân, học sinh tự lựa chọn môn thi cho phù hợp. Với kết quả SAT I và SAT II, khả năng nhận vào trường và có học bổng chỉ phụ thuộc duy nhất vào năng lực của học sinh, hoàn toàn không có sự tác động từ những yếu tố khác, không quan trọng học sinh đó là người bản địa hay đến từ quốc gia nào trên thế giới. 2.2. Tại các quốc gia khác Hầu hết các trường đại học ở Canada yêu cầu kết quả SAT. Các trường đại học ở Anh chấp nhận kết quả SAT Resoning và SAT Subject thay cho chứng chỉ A- 12
- Level. Từ tháng 8/2017, các học sinh Phần Lan hoặc học sinh quốc tế muốn nhập học Đại học tại Phần Lan không cần dự thi đầu vào như những năm trước mà dùng kết quả SAT để thay thế. Đi đầu cho xu hướng này là 4 trường Đại học hàng đầu của Phần Lan: Đại học Công nghệ Tampere, Đại học Khoa học và Ứng dụng Savonia, Đại học Aalto, Đại học Khoa học và Ứng dụng Helsinki Metropolia. Các quốc gia khác có nhiều trường Đại học sử dụng kết quả SAT để xét tuyển cơ hội học tập như Úc, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ... 2.3. Tại Việt Nam Theo thông tin tuyển sinh hệ Đại học chính quy năm 2018 của trường Đại học Quốc gia Hà nội công bố ngày 18/11/2017, các trường, các khoa của trường Đại học Quốc gia Hà nội mở rộng cách thức xét tuyển đối với các thí sinh sử dụng kết quả SAT. Trường dự định nhận hồ sơ của các thí sinh đạt mức điểm 1040 SAT Resoning trở lên. Từ năm 2019- 2020, trường Đại học Ngoại thương cũng đã tuyển sinh bằng các chứng chỉ SAT 1260 điểm, trường Đại học Bách khoa Hà nội xét tuyển thẳng dựa trên chứng chỉ quốc tế SAT từ 1270 điểm... Những trường đại học trên đều là những trường Đại học top đầu của cả nước. Trong những năm học qua, xu hướng dựa vào kết quả các kỳ thi quốc tế để xét tuyển đại học có thể nói là ngày càng mở rộng hơn. Nhiều ý kiến cho rằng, kết quả học bạ THPT còn có những yếu tố ảnh hưởng nên chưa phản ánh đúng năng lực của học sinh còn các kỳ thi quốc tế có mức độ công bằng, khách quan rất cao, tạo được sự tin tưởng tuyệt đối của toàn xã hội, do đó, tương lai các trường Đại học có thể thay thế học bạ THPT, thậm chí cả kỳ thi TN THPT QG bằng các kết quả SAT I, SAT II là hoàn toàn có thể xảy ra. Mặc dù, kết quả SAT I, SAT II là khách quan, công bằng. Tuy nhiên, do học sinh Việt Nam chưa được tiếp cận nhiều với nội dung thi, chi phí học tập, chi phí thi cử rất đắt đỏ nên khó có thể sử dụng đại trà cho cả nước. Chủ yếu học sinh học thi các chứng chỉ này, phục vụ cho việc nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường đại học trên thế giới kèm theo các gói học bổng hỗ trợ trong suốt quá trình học tập. 3. Dạy học tiếp cận kỳ thi SAT ở Việt Nam Nhiều trường THPT (chủ yếu các trường ngoài công lập) ở thành phố lớn sử dụng chương trình của đại học Cambridge. Muốn sử dụng chương trình này, các trường phải mất một khoản phí thành viên hàng năm cho trường Đại học Cambridge, chi phí tài liệu đắt đỏ, nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ nên gánh nặng kinh tế với học sinh là quá lớn. Nhiều học sinh muốn tham gia nhưng không đủ tiền để theo học. Trong khi đó, tài liệu học tập ôn thi SAT phong phú, đa dạng và dễ tiếp cận hơn vì hầu hết tài liệu đã được online trên mạng. Đó chính là điều kiện quý giá cho học sinh và ngay cả giáo viên có thể tìm hiểu gần hơn với nội dung học và nội dung thi của kỳ thi SAT nói chung và SAT II Chemistry nói riêng. Để tìm hiểu thực trạng dạy học theo hướng tiếp cận kỳ thi SAT II Chemistry trong trường phổ thông, chúng tôi tiến hành điều tra những nội dung sau bằng cách 13
- phát phiếu điều tra. - Tìm hiểu hứng thú của học sinh với bộ môn hoá học. - Tìm hiểu nhu cầu học và thi lấy chứng chỉ SAT II Chemistry - Tìm hiểu hứng thú của giáo viên trong việc tiếp cận kỳ thi SAT II Chemistry - Gặp gỡ trực tiếp giáo viên và học sinh trường THPT X - Gửi và thu phiếu điều tra cho giáo viên, học sinh * Tiến hành điều tra học sinh trung học phổ thông theo mẫu: PHIẾU THĂM DÒ (Sử dụng cho học sinh) 1. Em có thích học môn hóa học không? + Có: + Không: 2. Em đã tìm hiểu về kỳ thi SAT và SAT II Chemistry chưa? + Chưa + Rồi 3. Em có muốn tiếp cận nội dung học và thi theo SAT II Chemistry không? + Có: + Không * Kết quả được tổng hợp như sau: - Thích học môn hoá: (231/460) - Đã tìm hiểu về nội dung thi SAT II Chemistry (5/460 ) - Muốn tiếp cận nội dung học và thi theo SAT II Chemistry (153/460) Như vậy, học sinh ở trường X là trường ở nông thôn nên chưa có điều kiện tiếp cận và hiểu biết về kỳ thi chuẩn hóa quốc tế SAT. Tuy nhiên nhu cầu tìm hiểu của các em với kỳ thi này khá cao (153 trên tổng 231 em học sinh thích học môn Hóa). 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 119 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận năng lực ở trường Trung học phổ thông Mường Luân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
28 p | 39 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng làm bài một số loại câu giao tiếp trong đề thi THPT Quốc gia được lồng vào tiết dạy phụ đạo cho học sinh lớp 12 trường THPT Lý Tự Trọng
24 p | 56 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng hệ thặng dư giải các bài toán số học
21 p | 31 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc ở Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An
56 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong dạy học chủ đề Điện trở - Tụ Điện- Cuộn cảm môn Công nghệ 12
38 p | 13 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tiếp cận lịch sử trong dạy học phần Tiến hóa - Sinh học 12 THPT
28 p | 21 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác thế mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh
24 p | 36 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp và tài liệu bổ trợ nâng cao kỹ năng nghe cho học viên học tiếng Anh giao tiếp tại các trung tâm ngoại ngữ ở tỉnh Ninh Bình
10 p | 38 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn