Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc ở Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Kinh nghiệm tổ chức hoạt động câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc ở Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An" nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh; Tạo điều kiện để học sinh tiếp cận với các hoạt động tập thể, rèn luyện thêm một số kĩ năng trong giao tiếp, ứng xử, kĩ năng đứng trước đám đông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc ở Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH TÊN ĐỀ TÀI “KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG THPT DTNT NGHỆ AN” TP VINH, THÁNG 4 NĂM 2022
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH TÊN ĐỀ TÀI “KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG THPT DTNT NGHỆ AN” NHÓM TÁC GIẢ: 1. TRẦN ĐÌNH HUY – PHÓ BÍ THU ĐOÀN TRƯỜNG 2. NGUYỄN THỊ KIỀU HOA – HIỆU TRƯỞNG 3. NGUYỄN DŨNG MINH – BÍ THƯ ĐOÀN TRƯỜNG TP VINH, THÁNG 4 NĂM 2022
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THPT Trung học phổ thông DTNT Dân tộc nội trú THPT DTNT Trung học phổ thông Dân tộc nội trú SGD Sở giáo dục GD&ĐT Giáo dục và đào tạo CLB Câu lạc bộ DTTS Dân tộc thiểu số BGH Ban giám hiệu HS Học sinh GV Giáo viên UBND Ủy ban nhân dân VHDT Văn hóa dân tộc 3
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................ 7 2. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 8 3. ĐÓNG GÓP .......................................................................................................... 8 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 8 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................... 9 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................................. 9 1.1 Cơ sở lí luận .................................................................................................... 9 1.1.1 Các văn bản chỉ đạo thực hiện ..................................................................... 9 1.1.2. Cộng đồng các dân tộc tỉnh Nghệ An và vấn đề bảo tồn văn hóa các dân tộc .......................................................................................................................... 9 1.1.3. Câu lạc bộ Nghệ thuật dân tộc .................................................................. 10 1.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc thành lập câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc tại trường THPT DTNT Nghệ An. ........................................................................... 10 1.2.1 Thực trạng chung ....................................................................................... 10 1.2.2 Thực trạng việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở các trường THPT nói chung .................................................................................................. 11 1.2.3 Thực trạng việc bảo tồn và phát huy bản sác văn hóa dân tộc ở trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An hiện nay. .......................................................... 11 1.2.4 Từ những thuận lợi, khó khăn tổ chức khảo sát về năng khiếu của học sinh, tiền đề tham gia CLB .......................................................................................... 12 2. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ NGHỆ THUẬT DÂN TỘC ............................................................................................................... 13 2.1 Đa dạng hóa các tổ chức trong câu lạc bộ..................................................... 13 2.1.1 Mục đích ..................................................................................................... 13 2.1.2 Cách thức thực hiện.................................................................................... 14 2.1.3 Kết quả đạt được ........................................................................................ 19 2.2 Xây dựng kế hoạch hoạt động câu lạc bộ ..................................................... 21 2.2.1 Mục đích ..................................................................................................... 21 2.2.2 Cách thức thực hiện.................................................................................... 21 2.2.3 Kết quả đạt được ........................................................................................ 23 2.3 Bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị nghệ thuật dân tộc độc đáo, đặc sắc. ............................................................................................................................. 23 2.3.1 Mục đích ..................................................................................................... 23 2.3.2 Cách thức thực hiện.................................................................................... 23 4
- 2.3.3 Kết quả đạt được. ....................................................................................... 27 2.4 Hoạt động trình diễn, diễn xướng nghệ thuật tại các sự kiện giáo dục, văn hóa trong và ngoài nhà trường ............................................................................ 27 2.4.1 Mục đích ..................................................................................................... 27 2.4.2 Cách thức thực hiện.................................................................................... 28 2.4.3 Kết quả đạt được ........................................................................................ 30 2.5 Công tác tuyên truyền, quảng bá, phát triển mô hình Câu lạc bộ ................. 30 2.5.1 Mục đích ..................................................................................................... 30 2.5.2 Cách thức thực hiện.................................................................................... 30 2.5.3 Kết quả đạt được ........................................................................................ 31 2.6 Công tác tuyên dương, khen thưởng ............................................................. 32 3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, BÀI HỌC KINH NGHIỆM ....................................... 32 3.1 Kết quả đạt được ........................................................................................... 32 3.1.1 Kết quả định lượng ..................................................................................... 32 3.1.2 Kết quả định tính ........................................................................................ 35 3.2 Bài học kinh nghiệm ..................................................................................... 36 3.2.1 Tạo được sự hứng thú, hứng khởi cho học sinh, phát huy sở trường, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong câu lạc bộ ...................................................... 36 3.2.2 Chủ nhiệm CLB đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của CLB........ 36 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 37 4.1 Quá trình nghiên cứu ..................................................................................... 37 4.1.1 Các nguồn tư liệu ....................................................................................... 37 4.1.2 Quy trình nghiên cứu.................................................................................. 37 4.1.3 Đối tượng hợp tác, cộng sự ................................................................... 37 4.2 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 37 4.3 Kiến nghị ....................................................................................................... 37 4.3.1 Đối với học sinh ......................................................................................... 38 4.3.2 Đối với các cấp, các ngành: ....................................................................... 38 4.3.3. Đối với nhà trường: ................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 39 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................. P1 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................. P2 PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................. P3 PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................. P4 PHỤ LỤC 5 ................................................................................................................. P5 5
- PHỤ LỤC 6 ................................................................................................................. P7 PHỤ LỤC 7 ................................................................................................................. P8 PHỤ LỤC 8 ................................................................................................................. P9 PHỤ LỤC 9 ............................................................................................................... P10 PHỤ LỤC 10 ............................................................................................................. P11 PHỤ LỤC 11 ............................................................................................................. P12 PHỤ LỤC 12 ............................................................................................................. P13 6
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII: Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, Đảng xác định: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”. Đảng ta luôn coi trọng vị trí, vai trò của văn hóa, khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Hiện nay, trước những thách thức đặt ra của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, càng phải chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc vì sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước Việt Nam. Văn hóa truyền thống của dân tộc là những giá trị về vật chất và tinh thần được lưu giữ, truyền thụ từ xưa cho đến nay, là kết tinh những tinh hoa của thế hệ đi trước để lại, góp phần tạo nên bản sắc riêng, đặc trưng của mỗi một dân tộc mà chúng ta không thể đánh mất. Chính vì vậy chủ trương của Đảng, Nhà nước là xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời vẫn chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta phải “hòa nhập, nhưng không hòa tan”. Cuộc sống đang phát triển theo hướng hiện đại, theo đó, có không ít giá trị văn hóa đang bị mai một dần theo thời gian, thậm chí có nguy cơ không còn tồn tại. Vì vậy, việc bảo tồn bản sắc văn hóa là trách nhiệm của mỗi công dân nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng. Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An là một ngôi trường đặc thù, nơi học tập và rèn luyện của con em đồng bào dân tộc thiểu số như Thái, Thổ, H’Mông, Khơ Mú, Ơ Đu... tạo nguồn cán bộ cho các huyện miền núi cao của tỉnh Nghệ An. Là một ngôi trường trọng điểm của ngành Giáo dục, ngoài việc truyền thụ tri thức văn hóa phổ thông thì có thể nói, việc xây dựng các câu lạc bộ để hướng tới đào tạo học sinh phát triển toàn diện là nội dung mà nhà trường đặc biệt quan tâm, chú trọng. Xuất phát từ tính chất đặc thù của một trường DTNT cho nên bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc là một trong những nội dung giáo dục hàng đầu của nhà trường. Sau một quá trình ra đời, đi vào hoạt động và thu được những thành tựu đáng khích lệ, đến nay, Câu lạc bộ Nghệ thuật dân tộc đã trở thành một mô hình hoạt động được đánh giá cao về nhiều mặt. Từ thực tế đó, với tư cách là những người chịu trách nhiệm chính dẫn tới sự hình thành và phát triển của Câu lạc bộ, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động Câu lạc bộ 7
- Nghệ thuật dân tộc ở trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An làm đề tài nghiên cứu. 2. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Lần đầu tiên đề tài “Kinh nghiệm tổ chức hoạt động câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc ở Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An” được thực hiện ở Trường THPT DTNT Tỉnh - là ngôi trường chuyên biệt, trung tâm chất lượng cao của giáo dục miền núi tỉnh nhà. - Đây là đề tài đầu tiên nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc qua việc phát triển câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc ở Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An. - Các giải pháp được đề xuất trong đề tài phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh và môi trường sinh hoạt học tập ở Trường THPT DTNT Tỉnh. 3. ĐÓNG GÓP - Góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. - Tạo điều kiện để học sinh tiếp cận với các hoạt động tập thể, rèn luyện thêm một số kĩ năng trong giao tiếp, ứng xử, kĩ năng đứng trước đám đông. - Thông qua Câu lạc bộ nhằm tạo cho các em học sinh một sân chơi giải trí lành mạnh, thấy được “Mỗi ngày ở trường là một ngày vui”. - Giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về những nét đẹp văn hóa dân tộc, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. - Giúp các em bắt đầu định hướng nghề nghiệp, phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu nhận ra giá trị của bản thân, tự trau dồi để phát triển một cách toàn diện. - Học sinh nhận ra giá trị đoàn kết, yêu thương, quan tâm, chia sẻ lẫn nhau thông qua việc sinh hoạt tập thể, sinh hoạt nhóm, qua đó học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình làm việc và học tập. - Góp phần thực hiện có hiệu quả những yêu cầu của trường trọng điểm và đáp ứng yêu cầu về dạy học theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Toàn bộ hoạt động của Câu lạc bộ Nghệ thuật Dân tộc ở Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An từ tháng 01 năm 2020 đến nay. 8
- PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Các văn bản chỉ đạo thực hiện Ngày 16-7-1998 Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) ra nghị quyết số 03-NQ/TW về việc Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII: Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, Đảng xác định: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước” Ngày 22-12-2021 Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch ra Quyết định số 3404/QĐ- BVHTTDL về việc phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2030”. Ngày 09-12-2021- kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đối với Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú, câu lạc bộ trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và nghệ sĩ đang làm việc tại Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An. Kế hoạch số 130 ngày 14/9/2019 của trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An về việc triển khai thí điểm trường trọng điểm chất lượng cao. 1.1.2. Cộng đồng các dân tộc tỉnh Nghệ An và vấn đề bảo tồn văn hóa các dân tộc Tỉnh Nghệ An là nơi có sự đa dạng về văn hóa dân tộc, gồm các dân tộc thiểu số sinh sống như: Thái, Thổ, H’Mông, Khơ Mú, Ơ đu. Đồng bào dân tộc thiểu số có 491.267 người (chiếm 14,76% dân số trên địa bàn toàn tỉnh), mỗi dân tộc có nét đặc sắc văn hóa, bản sắc, phong tục tập quán riêng tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc màu. Đặc biệt tỉnh Nghệ An có dân tộc Ơ Đu là một trong những dân tộc ít người nhất cả nước, với dân số gần hơn 600 người, trú tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Ngày nay, khi thời đại công nghệ số 4.0 phát triển, mọi người thường ít quan tâm tới bản sắc văn hóa các dân tộc, lâu dần sẽ bị mai một, thất truyền. Vì vậy việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc là yêu cầu hết sức cần thiết vì gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là biểu hiện lòng yêu nước nồng nàn, ý trí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc. Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, 9
- sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì sự ảnh hưởng của nó đến việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là tất yếu khách quan và sự tác động đó tạo điều kiện cho nước ta trong việc mở rộng giao lưu giữa các nền văn hóa, sáng tạo ra giá trị mới, trực tiếp bổ sung, làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc, thông qua sự hội nhập đó cũng kiểm chứng tính bền vững của giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới, hiện đại hóa các phương tiện văn hóa thông tin trong toàn xã hội. 1.1.3. Câu lạc bộ Nghệ thuật dân tộc 1.1.3.1 Câu lạc bộ Theo Từ điển Bách khoa định nghĩa về: Câu lạc bộ là một tổ chức xã hội, tập hợp theo nguyên tắc tự nguyện của những người cùng sở thích thuộc các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật và các hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, thể thao khác... 1.1.3.2 Câu lạc bộ Nghệ thuật dân tộc Câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc là một tổ chức hoạt động trên cở sở tự nguyện của các bạn học sinh đa thành phần dân tộc như: Thái, Khơ Mú, H’Mông, Ơ Đu, có năng khiếu về nghệ thuật, đam mê, học hỏi, tìm tòi những nét đẹp giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng, các DTTS toàn quốc nói chung. 1.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc thành lập câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc tại trường THPT DTNT Nghệ An. 1.2.1 Thực trạng chung 1.2.1.1 Thuận lợi Các văn bản của Nhà nước, Bộ, Ban, ngành hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội với tiêu chí, mục tiêu bảo tồn bảo sắc văn hóa các dân tộc. Hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc được nhiều nhà trường, thầy cô, học sinh hưởng ứng và phản hồi tích cực, đặc biệt là những trường đặc thù học sinh dân tộc nội trú. Đã có nhiều CLB được thành lập với nhiều nội dung sinh hoạt khác nhau, hoạt động hiệu quả, phù hợp với môi trường giáo dục và có những tác động, chuyển biến tích cực đối với các em học sinh trong việc phát triển toàn diện ở trường học. 1.2.1.2 Khó khăn Trong quá trình thực hiện để hướng đến thành lập các Câu lạc bộ, một số trường học các hoạt động tổ chức chưa thực sự đi vào thực chất, chưa đồng đều, sâu sát, hiệu quả chưa cao. Một số cơ sở tổ chức còn mang tính hình thức, chưa thực sự tạo được hoạt động sôi nổi của CLB trong trường học, vẫn còn tồn tại bất cập trong quá trình thực hiện như sau: 10
- Cách thức, phương pháp tổ chức chưa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường, đối tượng học sinh. Bản thân các giáo viên, đặc biệc là học sinh dân tộc thiểu số chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều nhà trường, giáo viên vẫn còn đặt nặng thành tích học tập của học sinh, dẫn đến coi nhẹ những hoạt động giáo dục kỹ năng sống, coi nhẹ đời sống tinh thần của học sinh. 1.2.2 Thực trạng việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở các trường THPT nói chung - Trong quá trình tổ chức thực hiện việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một số trường học, đặc biệt là một số trường THPT, các hoạt động tổ chức chưa thực sự đi vào thực chất, chưa đồng đều, hiệu quả chưa cao. Một số cơ sở, cách thức tổ chức còn mang tính hình thức, chưa thực sự tìm hiểu sâu rộng và cụ thể bản sắc văn hóa dân tộc trong trường học, vẫn còn tồn tại bất cập trong quá trình thực hiện như sau: - Cách thức, phương pháp tổ chức câu lạc bộ chưa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường, đối tượng, nhu cầu và sở thích của học sinh. - Bản thân các em học sinh chưa thực sự thấm nhuần trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. - Nhiều nhà trường, nhiều lớp học, nhiều giáo viên vẫn còn đặt nặng thành tích học tập của học sinh, dẫn đến coi nhẹ những hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu về bản sắc văn hóa các dân tộc. 1.2.3 Thực trạng việc bảo tồn và phát huy bản sác văn hóa dân tộc ở trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An hiện nay. - Đặc điểm tình hình trường THPT DTNT Nghệ An. Được thành lập vào ngày 15/10/1984, với tên gọi là Trường Thanh thiếu niên dân tộc vùng cao Nghệ Tĩnh và từ ngày 09/9/1991 được đổi tên thành Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An - địa chỉ số 98, đường Mai Hắc Đế, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Mục tiêu của trường là đào tạo nguồn cán bộ và nguồn nhân lực cho các huyện miền núi trong tương lai. Trường THPT DTNT Nghệ An là một trường học đặc thù, nằm trong địa bàn thành phố nhưng tất cả các em học sinh đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số miền tây Nghệ An. Tại ngôi trường này, các em học sinh được ăn, ở, học tập và sinh hoạt nội trú 24/24h. Với đặc thù của môi trường nội trú như vậy nên công việc của giáo viên, công nhân viên nhà trường cũng khác với các trường THPT khác trong thành phố. Ở môi trường nội trú, chúng tôi luôn có mặt kịp thời khi các em cần, xem các em học sinh là con, là em, xem ngôi trường nội trú là ngôi nhà thứ hai của mình. Với môi trường như vậy, mọi hoạt động của nhà trường đều hướng đến mục tiêu chung đó là xây dựng một ngôi trường thân thiện, hạnh phúc. Tất cả luôn bên nhau, 11
- yêu thương, sẻ chia, đoàn kết để cùng hướng đến thực hiện nhiệm vụ: “Đào tạo nguồn cán bộ cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh nhà”, “Xây dựng Trường THPT DTNT Tỉnh là trung tâm chất lượng cao cho giáo dục miền núi Nghệ An”. * Về thuận lợi Thực hiện kế hoạch trường trọng điểm chất lượng cao của UBND Tỉnh, Đoàn trường đã chủ động tham mưu với cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường về việc thành lập CLB nghệ thuật dân tộc, từ đó tất cả các bộ phận đều vào cuộc, cùng hướng đến mục tiêu xây dựng một môi trường học tập, rèn luyện gắn liền với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Từ các giáo viên, nhân viên đến các tổ chức đoàn thể như tổ chức công đoàn…luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của BGH nhà trường, cùng sự giúp đỡ của tất cả các ban ngành trong hội đồng sư phạm nhà trường. Đa số các em học sinh ngoan ngoãn, nhanh nhẹn, ý thức tốt, đoàn kết, có tinh thần xây dựng tập thể. Một số em năng động, nhiệt tình trong các hoạt động phong trào Đoàn thể. Học sinh có nhiều thành phần dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc lại có một phong tục tập quán, ngôn ngữ văn hóa khác nhau, tạo nên một bức tranh đa sắc màu, đậm đà bản sắc dân tộc. * Về khó khăn Các em đều là học sinh người dân tộc thiểu số, đến từ các huyện miền núi vùng sâu vùng xa của miền tây Nghệ An như là Thái, Khơ mú, Hmông, Ơ đu, Thổ… Bản thân các em học sinh tuy là người con dân tộc thiểu số nhưng chưa thực sự thấm nhuần, quan tâm trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình. Đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn đến từ các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương về thành phố sinh sống và học tập nên vẫn chưa quen với sinh hoạt, môi trường sống hiện đại. Phần lớn các em đều rụt rè, nhút nhát, sống khép mình nên việc hòa nhập với tập thể, với các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, địa phương còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp giữa giáo viên, nhà trường và gia đình phụ huynh cũng rất khó khăn, vì nhà xa, việc đi lại của phụ huynh không mấy thuận tiện, thậm chí liên lạc qua điện thoại cũng mất một thời gian khá lâu vì không có sóng. Nhiều phụ huynh nói tiếng Việt chưa thạo, chưa biết chữ… 1.2.4 Từ những thuận lợi, khó khăn tổ chức khảo sát về năng khiếu của học sinh, tiền đề tham gia CLB Ban chủ nhiệm CLB sẽ phát phiếu khảo sát trong đó có ghi nội dung cụ thể về năng khiếu của bản thân như: Hát, múa, nhảy, sử dụng nhạc cụ, vẽ tranh… Qua khảo sát ban chủ nhiệm CLB đã tổng hợp lại số lượng học sinh có năng khiếu nghệ thuật theo từng nội dung cụ thể như sau: STT Nội dung Số lượng Tỉ lệ Ghi chú 12
- 1 Hát tiếng dân tộc 30 em 4,6 % 2 Múa dân vũ, điệu múa 50 em 7,7% dân tộc. 3 Thổi sáo 10 em 1,5% 4 Sử dụng cồng chiêng, 6 em 0,9% trống 5 Diễn kịch, MC 15 em 2,3% 6 Vẽ 8 em 1,2% Như vậy, qua điều tra, khảo sát và thống kê cho thấy các em học sinh nhà trường có năng khiếu về nghệ thuật, mạnh dạn thể hiện bản thân là rất hạn chế so với tổng số lượng 648 học sinh toàn trường. 2. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ NGHỆ THUẬT DÂN TỘC 2.1 Đa dạng hóa các tổ chức trong câu lạc bộ. 2.1.1 Mục đích Câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của các em học sinh có cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu… Dưới sự định hướng của chủ nhiệm CLB nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo. Hoạt động của CLB nghệ thuật dân tộc tạo cơ hội cho học sinh thể hiện niềm đam mê nghệ thuật, say mê nghiên cứu, học hỏi các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng và các dân tộc thiểu số cả nước nói chung, qua đó phát triển các kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đứng trước đám đông, ý tưởng, kĩ năng viết bài… Đặc biệt đối với học sinh, CLB nghệ thuật dân tộc là nơi để học sinh được thực hành các quyền của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,…Thông qua hoạt động của các CLB, nhiều giáo viên quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em học sinh. Đối với môi trường học tập và sinh hoạt nội trú thì việc tổ chức CLB rất thiết thực. Các em học sinh là người dân tộc thiểu số, nhiều em còn rụt rè e ngại trong việc thể hiện bản thân, nhiều em có những năng khiếu đặc biệt nhưng vì tâm lí tự ti, e sợ nên không giám thể hiện và phát huy. CLB nghệ thuật dân tộc là sân chơi để các em học sinh gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, xua tan những tự ti, mặc cảm, cùng hòa đồng với nhau để thể hiện tối đa tiềm năng của bản thân, đặc biệt là những khả năng riêng biệt. Tham gia CLB các thành viên sẽ cảm nhận được giá trị của bản thân và giá trị của các thành viên khác, không ai bị bỏ lại phía sau. Mỗi người đều được ghi nhận năng lực riêng, được tôn 13
- trọng sự khác biệt. Đây chính là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một ngôi trường hạnh phúc. 2.1.2 Cách thức thực hiện Sau khi nhận được chỉ đạo từ Cấp ủy, BGH, Đoàn trường đã triển khai và nhanh chóng ra quyết định thành lập “Câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc” ở trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An. Thành viên CLB nghệ thuật dân tộc bao gồm: Đ/c Phó bí thư Đoàn trường làm chủ nhiệm CLB, 01 học sinh nằm trong BCH Đoàn trường có năng khiếu về nghệ thuật, năng nổ, hoạt bát, nhiệt tình trong công việc làm phó chủ nhiệm CLB, và toàn thể học sinh nhà trường có năng khiếu về nghệ thuật, đam mê, tìm tòi bản sắc văn hóa các dân tộc là thành viên CLB. Và đặc biệt tham gia câu lạc bộ, không chỉ là những em có năng khiếu văn nghệ, mà chỉ cần có sự nhiệt tình, mạnh dạn, muốn lan tỏa bản sắc dân tộc mình đều có thể đăng ký tham gia. Tùy vào sở trường, thế mạnh của mỗi thành viên, CLB sẽ phân chia các bạn về 5 ban, ở mỗi ban để cử 01 bạn làm trưởng ban, 01 bạn làm phó ban hoạt động ở các nội dung: 1. Ban Đàn - Hát: Các bạn có năng khiếu về ca hát, hát các làn điệu dân ca các dân tộc khác nhau, sử dụng được các loại nhạc cụ dân tộc như khèn, cồng chiêng, trống, khèn pí, xập xèng, khắc luống, ghita, sáo… Để hỗ trợ các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong các ngày lễ lớn. 2. Ban Nhảy- Múa: Những bạn có năng khiếu về nhảy, múa các tiết mục mang màu sắc dân tộc, trong ban chia ra 2 nhóm: nhóm nhảy, nhóm múa. Ở nhóm múa chia cụ thể tốp múa các điệu múa đặc trưng các dân tộc khác nhau từ đó để các tổ chức đoàn thể có nhu cầu biểu diễn thì có thể điều động CLB hỗ trợ. 3. Ban Kịch - MC: Những bạn có khả năng giao tiếp trước đám đông, kĩ năng biểu diễn, diễn xuất để hỗ trợ đoàn trường tổ chức các chương trình ngoại khóa cần thể hiện sân khấu hóa. 4. Ban sắc phục, bản sắc dân tộc: Ban này có nhiệm vụ quan trọng là nghiên cứu sơ bộ, cơ bản các trang phục truyền thống, ẩm thực, phong tục tập quán của từng dân tộc khác nhau. 5. Ban truyền thông Quay phim, chụp hình những hoạt động thực tế của CLB, đăng bài, quảng bá hình ảnh CLB triên các phương tiện thông tin đại chúng. Ban chủ nhiệm CLB có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động chung của CLB, sắp xếp lên kế hoạch tổng thể, hoạt động trong từng tuần, từng tháng, trong 14
- năm học. Phân công nhiệm vụ cho các ban liên quan thực hiện. Mỗi tuần một lần, câu lạc bộ sẽ tập hợp các thành viên để sinh hoạt và triển khai các hoạt động. Hàng tháng, câu lạc bộ sẽ có một buổi biểu diễn, báo cáo, quảng bá những tiết mục đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc đến với giáo viên và học sinh toàn trường. 15
- THÀNH ĐOÀN VINH ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH ĐOÀN TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH Số 02/QĐ-THPT DTNT T.p Vinh, ngày 01 tháng 11 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH V/v Thành lập câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc (Ethnic Art Club). BÍ THƯ ĐOÀN TRƯỜNG THPTDTNT TỈNH - Căn cứ Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X. - Căn cứ Điều lệ Đoàn và Hướng dẫn Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT DTNT Tỉnh khóa 37, nhiệm kỳ 2020 - 2021; - Căn cứ vào quyền hạn và trách nhiệm của Ban chấp hành Đoàn trường THPT DTNT Tỉnh; QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Thành lập Câu lạc bộ nghệ thuật Dân tộc (Ethnic Art Club) gồm các đ/c: 1. Đ/c Trần Đình Huy_ P. Bí thư _ Chủ nhiệm CLB. 2. Đ/c Can Văn Vọng_ BCH Đoàn trường_ Lớp 12C1_ P. Chủ nhiệm. 3. Đ/c Lầu Nguyễn Hương Giang_Lớp 11D_ Ban viên. (Các thành viên có danh sách kèm theo) Điều 2. Các đồng chí có tên tại Điều 1 có trách nhiệm điều hành câu lạc bộ hoạt động nghiêm túc, đúng quy chế, hiệu quả, đảm bảo sắp xếp thời gian phù hợp để sinh hoạt. Điều 3. Các đồng chí có tên tại Điều 1 và các bộ phận liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./. Nơi nhận: T/M BCH ĐOÀN TRƯỜNG - Đoàn trường BÍ THƯ - Như điều 1,3 - Lưu VP (Đã ký) Hồ Ngọc Việt Nga 16
- ĐOÀN TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH ETHNIC ART CLUB DANH SÁCH THÀNH VIÊN CLB NGHỆ THUẬT DÂN TỘC (Kèm theo Quyết định số 02 ngày 01 tháng 11 năm 2020) STT HỌ VÀ TÊN LỚP CHỨC VỤ BAN 1 Trần Đình Huy BCH Chủ nhiệm Phụ trách chung 2 Can Văn Vọng 12C1 P. Chủ nhiệm Phụ trách chung 3 Lo Thị Phượng 11A4 Trưởng ban Nhảy múa 4 Vọng Thị Khánh Huyền 11D Phó ban Nhảy múa Ban viên Sắc phục, bản sắc 5 Lô Yến Nhi 11D Ban viên Nhảy múa 6 Bàng Đức Hoàng 11A2 Trưởng ban Đàn hát 7 Lương Văn Đan 12C2 Trưởng ban Sắc phục, bản sắc Phó ban Đàn hát 8 Lương Thị Dịu 11A2 Ban viên Đàn hát 9 Lầu Nguyễn Hương Giang 11D Trưởng ban Kịch MC 10 Ngân Văn Bảo 11A1 Phó ban Kịch MC 11 Lô Đăng Nguyên 11A2 Phó ban, Ban Truyền thông viên Kịch MC 12 Lương Thành Đạt 11A1 Trưởng ban Truyền thông 13 Ốc Thị Lan Anh 11D Ban viên Truyền thông 14 Lầu Bá Chò 10A1 Thành viên Đàn hát 15 Vi Quốc Tuấn 10A1 Thành viên Đàn hát 16 Bàng Đức Quyết 10A1 Thành viên Đàn hát 17 Ốc Thị Tâm Anh 10A3 Thành viên Nhảy, múa 17
- 18 Kha Đại Dũng 10C1 Thành viên Đàn hát 19 Vi Thị Thảo Lê 10C1 Thành viên Đàn hát Nhảy, múa 20 Bùi Thị Trà My 10C1 Thành viên Nhảy, múa 21 Vi Thị Xuân 10C1 Thành viên Nhảy, múa 22 Nguyễn Phương Anh 10C1 Thành viên Nhảy, múa 23 Nguyễn Thị Thùy 10C2 Thành viên Nhảy, múa 24 Lang Thị Thị Phương Linh 10C2 Thành viên Nhảy, múa 25 Lang Thị Yến Chi 10C2 Thành viên Nhảy, múa 26 Hồ Sỹ Thái 11A1 Thành viên Đàn hát 27 Vi Văn Dương 11A1 Thành viên Đàn hát 28 Lương Mạnh Hùng 12C2 Thành viên Đàn hát 29 Vi Thị Bảo Yến 11A1 Thành viên Đàn hát 30 La Thị Minh Trang 11A2 Thành viên Nhảy, múa 31 Hà Thị Khánh Linh 11A3 Thành viên Nhảy, múa 32 Cụt Thị Giang 11A4 Thành viên Đàn hát 33 Lương Thị Son 11A4 Thành viên Nhảy, múa 34 Lo Thị Bảo Vân 11A4 Thành viên Nhảy, múa 35 Lương Thị Thảo Nguyên 11C Thành viên Nhảy, múa 36 Cử Y Súa 11C Thành viên Nhảy, múa 37 Lữ Thành Sài Gòn 11D Thành viên Nhảy, múa 38 Vi Thái Bảo 11D Thành viên Sắc phục, bản sắc 39 Mạc Vũ Trà My 11D Thành viên Nhảy, múa 40 Vi Thị Bích Lài 12D Thành viên Đàn hát 41 La Huyền Sương 12D Thành viên Đàn hát 42 Vi Ngọc Nguyên 12D Thành viên Đàn hát 43 Lô Khánh My 10A2 Thành viên Nhảy, múa 18
- 2.1.3 Kết quả đạt được Với việc kịp thời thành lập “Câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc” của Trường THPT DTNT Nghệ An, định hướng xây dựng, kế hoạch hoạt động CLB đã được triển khai và thực hiện rất nhịp nhàng, hiệu quả. Một số hoạt động tuy mới, phương pháp thực hiện có sự thay đổi nhưng dưới sự hướng dẫn, tổ chức của Ban chủ nhiệm CLB đã từng bước thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực. Các hình thực tổ chức, cách thức thực hiện đều dựa trên kế hoạch đề ra trước đó. Sau mỗi hoạt động Ban chủ nhiệm đều họp lại đánh giá, ghi nhận kết quả, có biểu dương khen thưởng và rút kinh nghiệm cụ thể. Trong các loại CLB của học sinh, thì CLB nghệ thuật dân tộc là CLB được học sinh yêu thích nhất và có hoạt động có hiệu quả nhất. Bởi sở trường của học sinh Dân tộc thiểu số là hát ca, văn nghệ. Niềm đam mê nghệ thuật và khả năng của các em như chảy trong dòng máu, nhiệm vụ của các CLB là khơi dậy tiềm năng, tìm ra hạt nhân nghệ thuật tốt nhất. Trong gần 2 năm qua CLB đã có 08 lượt biểu diễn các tác phẩm mới tại trường, có 05 lượt giao lưu với các đơn vị bạn, CLB nghệ thuật cũng đã tham gia hai tiết mục trong Hội thi Tiếng hát học sinh, sinh viên thành phố Vinh và đạt giải nhất toàn đoàn. Với sự chỉ đạo sát sao của Cấp ủy, BGH nhà trường trong gần 2 năm qua CLB nghệ thuật dân tộc trường THPT DTNT Nghệ An đang có những định hướng và bước đi đúng đắn, có nhiều chuyển biến tích cực, toàn diện. Đang dần khẳng định được vị trí, thương hiệu CLB qua sự học hỏi, tìm tòi của lớp trẻ trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Một số hình ảnh lễ ra mắt CLB Nghệ thuật dân tộc: 19
- Logo biểu trưng CLB Trình diễn trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số Nghệ An 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học hiệu quả cao tại Trường trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên
54 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức quản lý và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả ở trường THPT Nghi Lộc 4
37 p | 27 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Công dân với kinh tế - GDCD11 nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh THPT
60 p | 18 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Toán ở trường THPT
117 p | 56 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm trong việc dạy học, ôn thi THPT QG môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận phát triển năng lực
23 p | 22 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm triển khai công tác phối hợp giữa Công đoàn và Chuyên môn trong việc tổ chức các hoạt động công đoàn tại trường THPT Hoàng Mai 2
59 p | 9 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động mở đầu theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong các bài dạy môn Tin học ở trường THPT
69 p | 23 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao năng lực cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2
40 p | 33 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An
37 p | 9 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giảng dạy và huấn luyện học sinh THPT đạt hiệu quả ở nội dung đội ba nam môn Đá cầu tham gia HKPĐ cấp tỉnh
23 p | 21 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm sử dụng phiếu học tập để nâng cao hiệu quả giảng dạy qua bài học lịch sử lớp 10 THPT
31 p | 34 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh 12 làm tốt bài thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia
91 p | 25 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn dạy học phần Lịch sử Việt Nam chương trình lớp 12 THPT theo định hướng dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
36 p | 49 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm dạy học chủ đề Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000) để phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 - THPT
65 p | 43 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm biên soạn thư mục và phát huy hiệu quả thư mục
30 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn