Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh 12 làm tốt bài thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nắm được tình hình học tập và thực trạng kết quả bài thi môn Ngữ văn THPT QG của lớp 12 ở trường THPT Hoàng Mai. Trình bày hệ thống các cách thức hướng dẫn HS làm tốt bài thi THPT QG môn Ngữ văn ở cả 3 dạng câu hỏi: Đọc-hiểu; NLXH, NLVH. Giúp GV và HS THPT nói chung, ở trường THPT Hoàng Mai nói riêng nâng cao được chất lượng dạy-học-thi môn Ngữ văn THPT QG hiệu quả và đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh 12 làm tốt bài thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---------------------------------- ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH 12 LÀM TỐT BÀI THI MÔN NGỮ VĂN TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA. Người thực hiện: Trần Thị Thương Lĩnh vực: Ngữ văn Số điện thoại: 0868.267.934 Năm thực hiện: 2020- 2021
- Trang MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2 3. Phương pháp nghiên cứu 2 4. Các bước thực hiện đề tài 2 B. NỘI DUNG 1. Cơ sở vấn đề nghiên cứu 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng vấn đề nghiên cứu 5 2. Những kinh nghiệm hướng dẫn học sinh 12 làm tốt bài thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia. 9 2.1. Hướng dẫn HS nắm chắc cấu trúc, nội dung và cách làm các dạng câu hỏi trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. 9 2.2. Hướng dẫn HS nhận diện và sửa lỗi sai thường gặp ở các dạng câu hỏi trong bài thi Ngữ văn THPT Quốc gia 31 2.3. Hướng dẫn HS thực hành luyện tập kĩ năng làm bài thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia 61 3. Thực nghiệm 73 C. KẾT LUẬN 1. Đóng góp của đề tài 76 2. Kiến nghị 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- KÍ HIỆU VIẾT TẮT Chữ viết thường Viết tắt Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá PPDH và KTĐG Giáo viên GV Học sinh HS Sách giáo khoa SGK Văn bản VB Nghị luận xã hội NLXH Nghị luận văn học NLVH Thực nghiệm TN Đối chứng ĐC Tốt nghiệp TN Trung học phổ thông Quốc gia THPT QG Giáo dục và Đào tạo GD & ĐT Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Phong cách ngôn ngữ PCNN Phương thức biểu đạt PTBĐ Thao tác lập luận TTLL Khảo sát chất lượng KSCL Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Công nghệ thông tin CNTT
- A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Kì thi Trung học phổ thông quốc gia có vai trò rất quan trọng, thực hiện đồng thời nhiều chức năng khác nhau trong giáo dục. Năm 2020, do những tác động từ đại dịch Covid-19 đến việc dạy và học, kỳ thi THPT QG tạm thời trở lại là kỳ thi tốt nghiệp THPT với mục đích chính là xét công nhận tốt nghiệp THPT. Dù có những thay đổi về nội dung và hình thức thi qua các năm học, tuy nhiên, điều không thể phủ nhận đó là sự xuất hiện bất biến của bộ môn Ngữ văn trong các kì thi Quốc gia. Ngữ văn vẫn luôn là một môn thi bắt buộc trong kì thi THPT QG. Điều đó nói lên tầm quan trọng của việc học và thi môn Ngữ văn đối với tất cả học sinh lớp 12. Thực hiện chủ trương đổi mới mạnh mẽ nội dung, PPDH và hình thức KTĐG chất lượng học tập của HS, từ năm 2015 đến nay, việc ra đề thi môn Ngữ văn cho kì thi THPT QG có những thay đổi theo hướng “mở”, chú trọng đến hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Các câu hỏi được đưa vào đề thi không còn hướng đến mục đích tái hiện kiến thức lí thuyết mà chuyển sang đòi hỏi HS phải có năng lực huy động kiến thức tổng hợp, hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, rèn kĩ năng trình bày quan điểm riêng của cá nhân về các vấn đề văn học hoặc xã hội được nêu trong đề thi. Thế nhưng, một thực trạng không thể phủ nhận được là kết quả bài thi THPT QG môn Ngữ văn của HS cả nước, ở Nghệ An và của trường THPT Hoàng Mai- nơi tôi đang giảng dạy trong những năm vừa qua- vẫn chưa thực sự đạt kết quả cao. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT về kết quả điểm thi THPT quốc gia 2019, ở môn Ngữ văn, tổng số thí sinh dự thi là 867.937 em. Điểm số trung bình của môn này chỉ đạt 5,49 điểm. Cả nước có 3.128 bài thi bị điểm liệt (dưới 1 điểm), trong đó, Ngữ văn là môn thi bị điểm liệt chiếm số lượng nhiều nhất với 1.265 bài. Những con số này đã phần nào phản ánh thực trạng còn một bộ phận HS THPT chưa nắm chắc kiến thức, chưa có kĩ năng và phương pháp làm bài môn thi này. Vậy, làm thế nào để giúp các em yêu thích môn Ngữ văn đồng thời có thể nâng cao kết quả học tập và chất lượng bài thi môn Ngữ văn THPT QG là một vấn đề cấp thiết. Trong những năm gần đây, đã có không ít những hội thảo chuyên môn, những tài liệu của các nhà giáo dục, các SKKN của GV biên soạn để hỗ trợ cho quá trình học và ôn- luyện thi Ngữ văn cho học sinh THPT nói chung và HS 12 nói riêng. Tuy nhiên, nhiều tài liệu trong số đó đã viết cách đây khá lâu nên không còn phù hợp với cách ra đề theo hướng mới của Bộ, nhiều sách báo, SKKN hướng dẫn HS làm bài thi ở một hoặc các dạng câu hỏi của đề thi (Đọc- hiểu, Nghị luận xã hội, Nghị luận văn học) nhưng chủ yếu nặng về kiến thức lí thuyết, nhiều tài liệu được viết với nội dung và cách thức giống nhau, chưa bám sát vào những khó khăn trên thực tế bài làm mà HS mắc phải để từ đó xây dựng những biện pháp phù hợp, hiệu quả cho các em. Từ đó, bản thân tôi nhận thấy việc hướng dẫn cách làm bài thi môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 THPT là điều hết sức cần thiết để các em đạt kết quả tốt nhất cho kì thi quan trọng trong cuộc đời của mình. Khi thực hiện đề tài của mình, mục tiêu mà tôi hướng đến có nhiều điểm đồng điệu với các tài liệu luyện, ôn thi của các tác giả cùng hướng nghiên cứu. Đó là mong muốn kết quả của đề tài sẽ góp phần giúp GV và HS THPT ôn tập và đạt kết quả cao nhất trong bài thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT QG. Tuy nhiên, điểm mới trong đề tài nghiên cứu của tôi là các kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình giảng dạy và luyện thi, chấm thi trong một thời 1
- gian khá dài, được trình bày ngắn gọn nhưng đầy đủ. Tôi đã cố gắng hệ thống các biện pháp hướng dẫn HS giải quyết đồng thời, trọn vẹn cả ba dạng câu hỏi của đề thi, để đưa lại một bài thi đạt kết quả cao trong tổng thể của nó. Cách ghi nhớ kiến thức mà tôi đề xuất cũng tương đối đơn giản, dễ nhớ, dễ vận dụng nhưng vẫn đảm bảo hàm lượng kiến thức cần có. Bên cạnh việc hướng dẫn HS cách làm từng dạng bài cụ thể, tôi còn hệ thống lại những lỗi sai mà các em thường mắc phải trong quá trình làm bài thi, từ đó, đề xuất cách sửa chữa các lỗi sai này cho các em. Đồng thời, các em sẽ có được những định hướng cụ thể và chi tiết nhất để làm tốt bài thi THPT Quốc gia. Đặc biệt, đây sẽ là công trình hỗ trợ ôn thi hiệu quả nhất, phù hợp với đối tượng học sinh trong trường THPT Hoàng Mai- nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy. Chính từ thực tế trên, tôi mạnh dạn đem những hiểu biết và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình dạy học trình bày đề tài SKKN: “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh 12 làm tốt bài thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia”. Qua đó, tôi mong muốn đóng góp vào việc nâng cao chất lượng dạy- học- thi môn học Ngữ văn, đáp ứng yêu cầu theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Nắm được tình hình học tập và thực trạng kết quả bài thi môn Ngữ văn THPT QG của lớp 12 ở trường THPT Hoàng Mai - Trình bày hệ thống các cách thức hướng dẫn HS làm tốt bài thi THPT QG môn Ngữ văn ở cả 3 dạng câu hỏi: Đọc- hiểu; NLXH, NLVH. - Giúp GV và HS THPT nói chung, ở trường THPT Hoàng Mai nói riêng nâng cao được chất lượng dạy- học- thi môn Ngữ văn THPT QG hiệu quả và đạt kết quả cao. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Dựa trên nghiên cứu kết quả học tập, kết quả bài thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn của HS khối 12 trường THPT Hoàng Mai từ năm 2019 đến nay để đề xuất những biện pháp hữu hiệu, phù hợp với đối tượng HS, giúp các em làm tốt bài thi, nâng cao kết quả thi cử của các em trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp thống kê, so sánh - Phương pháp thực nghiệm sư phạm…. 4. Các bước thực hiện đề tài - Khảo sát thực tiễn học tập và kết quả thi thử đầu năm của HS khối lớp 12 môn Ngữ văn ở trường THPT Hoàng Mai: Năm học 2019-2020 tại lớp 12A5, 12A9, 12A1, 12A13; năm học 2020-2021: 12A4, 12A5, 12A10, 12A13. Bằng cách ra đề và cho HS làm bài kiểm tra chất lượng đầu năm học, tại mỗi lớp. Mục đích nhằm kiểm tra trình độ ban đầu của HS tại các lớp được chọn để ĐC và TN. - Tổng hợp kết quả điều tra và phân tích số liệu thu thập được để đưa ra kết luận về thực trạng vấn đề và tính thiết thực, cần thiết của vấn đề nghiên cứu - Đề xuất và áp dụng các kinh nghiệm của bản thân đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy, luyện đề để giúp các em biết cách làm từng dạng bài trong đề thi. Từ đó, các em tự tin khi tham gia các kì thi thử và thi THPT QG đạt kết quả cao. - Sau thời gian áp dụng, GV ra đề thi thử tiếp tục cho các em ở các lớp này thực hiện để kiểm tra chất lượng, đồng thời GV cũng thống kê kết quả cụ thể của HS 2
- trong kì thi TN THPT QG năm học 2019-2020 do Bộ GD&ĐT tổ chức và kết quả kì thi KSCL kết hợp thi thử lần 1 do Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức 2020-2021. - Phân tích kết quả sau khi đã tác động. Đưa ra kết luận về tính thiết thực, khả năng ứng dụng của đề tài nghiên cứu. 3
- B. NỘI DUNG 1. Cơ sở vấn đề nghiên cứu 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá Đề tài Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm tốt bài thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia được thực hiện dựa theo yêu cầu đổi mới cách thức ra đề thi môn Ngữ văn THPT QG trong gần 10 năm trở lại đây. Kỳ thi THPT QG được xây dựng trên cơ sở của Nghị quyết 29 Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được Hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua. Trong đó nêu rõ “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”. Thực hiện chủ trương này, bắt đầu từ năm 2015, kết quả các môn thi THPT QG không chỉ là căn cứ quan trọng nhất để xét tốt nghiệp THPT cho HS đã trải qua 12 năm học tập ở trường phổ thông, mà còn được xem là tham số đáng tin cậy để các trường trung cấp, cao đẳng và đại học trong cả nước tham khảo khi xét tuyển sinh. Một trong những môn thi bắt buộc để đảm bảo kết quả của kì thi này được công nhận là môn Ngữ văn. Điều đó nói lên tầm quan trọng của việc học và thi môn Ngữ văn đối với tất cả học sinh lớp 12 hệ phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên. Đề thi các môn trong kì thi này cũng được ra theo tinh thần xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới nội dung, PPDH, KTĐG ở trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phát triển phẩm chất và năng lực HS theo định hướng của chương trình Giáo dục phổ thông mới. Đáp ứng yêu cầu dạy- học chuyển từ giáo dục nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, chuyển từ PPDH theo lối “thầy đọc trò chép” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời cần đổi mới KTĐG. KTĐG là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học, là động lực để thúc đẩy sự đổi mới của quá trình dạy và học. Đáp ứng những yêu cầu trên, đề thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT QG hiện nay đã có những điều chỉnh quan trọng trong cấu trúc, giúp đề thi nói riêng, môn Ngữ văn nói chung có giá trị thực tiễn cao cho thực tế cuộc sống, con người. Một số cuộc hội thảo đã được tổ chức nhằm trao đổi về việc ra đề thi môn Ngữ văn theo hướng “mở”, theo chuẩn đánh giá của PISA để tạo nên bước đột phá cho hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học. Việc đổi mới cách thức ra đề thi môn Ngữ văn THPT QG như hiện nay tránh được tình trạng HS học vẹt, học tủ, chưa kiểm tra, đánh giá được phẩm chất, năng lực Ngữ văn của HS. Vì vậy, đề Ngữ văn nhiều năm nay đã thay đổi thiết kế theo hướng giúp học sinh chủ động vận dụng những kiến thức, hiểu biết, tình cảm, năng lực của mình thể hiện vào bài thi, qua đó đánh giá toàn diện nhất năng lực của học sinh. 1.1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề Khi lựa chọn nghiên cứu đề tài này, đối với cá nhân tôi, đó vừa là một việc thuận lợi, đồng thời cũng là một thách thức. Bởi khi bàn về vấn đề làm cách nào để giúp học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ văn có hiệu quả, trước đó đã có không ít tài liệu bao gồm cách sách báo, bài giảng trên Internet 4
- và cũng không ít những SKKN bày tỏ sự trăn trở về vấn đề này. Bản thân trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu đề tài cũng đã được kế thừa, học hỏi được những phương pháp, cách thức từ các nguồn tài liệu phong phú này. Về sách, thị trường sách dành cho việc học- ôn- thi môn Ngữ văn THPT QG rất sôi động, có thể kể đến các tài liệu mới nhất hiện nay như: Cẩm nang luyện thi THPT Quốc gia biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tác gải Phan Danh Hiếu; Đột phá 8+ môn Ngữ văn kì thi THPT Quốc gia của tác giả Ngô Quang Thiện, Ôn luyện đề thi mẫu THPT Quốc gia môn Ngữ văn của tác giả Phan Thế Hoài; Combo chiến thuật ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn của tác giả Trịnh Văn Quỳnh, Combo bứt phá điểm thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn của tác giả Chí Bằng (chủ biên); Ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn được phát hành trước mỗi kì thi.... Hằng năm, các bộ sách này lại được tái bản có bổ sung chỉnh sửa để phục vụ cho nhu cầu học tập và ôn luyện của đông đảo HS. Về SKKN trên lĩnh vực này có thể kể đến: Nâng cao kỹ năng làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi cho học sinh Khối 12 thi tốt nghiệp; Một số kinh nghiệm ôn thi đại học môn ngữ Văn cho học sinh lớp 12; Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho HS THPT ; Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khối 12 cách làm phần Đọc- hiểu trong bài thi Ngữ văn, kì thi THPT Quốc gia; Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị Luận văn học với dạng đề theo hướng mở- THPT 12. Các SKKN này đã cố gắng tìm ra những phương pháp hướng dẫn HS làm bài thi môn Ngữ văn THPT QG có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, có nhiều sáng kiến đã được thực hiện cách đây khá lâu, không còn phù hợp để hướng dẫn HS làm bài thi theo cấu trúc đề thi mới, nhiều SKKN chỉ đi vào nghiên cứu cách làm một dạng câu hỏi cụ thể của đề thi như Đọc- hiểu hoặc NLXH hoặc NLVH nên chỉ giúp HS thực hiện tương đối tốt một câu hỏi cụ thể của đề bài mà thôi. Internet cũng đăng tải rất nhiều bài báo bàn về công tác hướng dẫn ôn thi cho HS 12: trên báo Giáo dục và thời đại có rất nhiều bài viết về cách thức hướng dẫn HS ôn tập môn văn thi tốt nghiệp. Báo Giáo dục Việt Nam cũng đăng tải bài viết Phương pháp ôn thi tốt nghiệp môn Văn của thầy giáo Huỳnh Ngọc Toàn. Cũng nghiên cứu về vấn đề này, báo Dân trí cũng đưa ra vấn đề Thi tốt nghiệp môn văn trong 120 phút học sinh cần lưu ý điểm gì?. Trên các tờ báo điện tử Tuyển sinh 247, doctailieu... cũng đưa ra rất nhiều đề thi thử theo tinh thần đổi mới. Một số bài báo cũng cung cấp thêm cho các em “Mẹo làm bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Văn đạt điểm cao”, trên kenhtuyensinh.vn, “Mẹo “ghi điểm” trong bài thi môn Ngữ văn THPT quốc gia” trên trang dantri.com.vn... Tất cả các tài liệu đều đi đến nỗ lực trong việc hướng dẫn HS làm bài thi THPT QG môn Ngữ văn đạt kết quả cao. Ngoài ra, các khóa học online, các video đăng tải trên youtobe được các thầy cô thực hiện khá công phu cũng là một kênh tham khảo có giá trị cho HS lớp 12 sử dụng để ôn- luyện thi có hiệu quả. 1.2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng vấn đề nghiên cứu Thực hiện đề tài Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm tốt bài thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia, tôi xuất phát từ hai cơ sở thực tiễn có giá trị. Đó là dựa trên đặc điểm cấu trúc, nội dung đề thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT QG hiện nay của Bộ GD&ĐT và thực tiễn bài làm, kết quả bài thi THPT QG của HS 12. 5
- 1.2.1. Đặc điểm cấu trúc, nội dung đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia Từ năm 2015 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương gộp kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng lại làm một, gọi là kì thi THPT QG. Vì vậy, nội dung và cấu trúc đề thi môn Ngữ văn có những sự thay đổi khá căn bản so với đề thi từ năm 2014 trở về trước. Trước mỗi kì thi chính thức của mỗi năm học, Bộ GD&ĐT đã phổ biến Đề thi minh hoạ ( đó được coi là một điểm tựa dự kiến về hình thức của đề sẽ được ra trong kì thi chính thức). Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, đề thi THPT QG (năm 2020 là kì thi TN THPT QG) của Bộ GD&ĐT đang giữ hình thức và tính chất ra đề tương đối ổn định. Vừa qua, Bộ GD&ĐT chính thức ban hành quy chế thi TN THPT QG năm học 2020-2021, theo đó, về cơ bản kì thi năm nay vẫn được giữ tương đối ổn định như các kì thi THPT QG trước đây và thi TN THPT QG năm 2020. Theo đó, đề thi chính thức của môn Ngữ văn dành cho kì thi THPT QG gồm có hai phần: Đọc- hiểu (3,0 điểm) và Làm văn (7,0 điểm). Riêng phần Làm văn có hai câu: nghị luận xã hội (2,0 điểm) và nghị luận văn học (5,0 điểm). Phần Đọc- hiểu của đề thi hoàn toàn nằm ngoài SGK. Qua khảo sát đề thi Ngữ văn chính thức các năm cho thấy, nguồn ngữ liệu dùng cho câu hỏi Đọc- hiểu rất đa dạng và văn bản được chọn có thể là văn bản mà thí sinh chưa từng được làm quen. Phần Làm văn trong đề thi có một câu NLXH và một câu NLVH. Câu NLXH đòi hỏi thí sinh viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về một vấn đề về tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống có liên quan mật thiết đến văn bản Đọc- hiểu ở phần I của đề. Câu NLVH với các kiểu bài đa dạng, kiến thức được sử dụng chủ yếu nằm ở một hoặc một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 12, không kể phần học thêm, văn học nước ngoài và phần nằm trong kế hoạch tinh giản của Bộ GD&ĐT. Ngoài đặc điểm hình thức, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn, tính chất của đề thi THPT QG cũng dần có những thay đổi mới mẻ, tiến bộ theo hướng “mở”. Đề văn “mở” tạo cho thí sinh cơ hội thể hiện mình, bộc lộ tinh thần chủ động trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Đồng thời, hướng ra đề này cũng đã khắc phục khoảng cách giữa kiến thức văn chương với đời sống hàng ngày. Từ thực tiễn đề thi của Bộ GD&ĐT, ta thấy việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS đang ngày càng hiện diện rõ hơn trong công việc ra đề. Để đáp ứng được những yêu cầu của đề thi đặt ra, HS cần rèn luyện năng lực Đọc- hiểu văn bản, bồi dưỡng, phát triển năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp xã hội của bản thân mình. Đồng thời, GV cũng dựa trên cách thức ra đề đó để hướng dẫn HS làm bài thi hiệu quả, khoa học, đạt kết quả cao. 1.2.2. Thực trạng bài làm và kết quả bài thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn Một thực tiễn khác thôi thúc tôi thực hiện đề tài là dựa trên kết quả bài thi môn Ngữ văn của HS THPT trong kì thi THPT QG (năm 2020 là kì thi TN THPT QG) Trong nhiều năm trở lại đây, kết quả kì thi THPT QG nói chung và kết quả bài thi môn Ngữ văn nói riêng luôn được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, có một thực trạng là điểm thi môn Ngữ văn trong cả nước, ở Nghệ An, và hẹp hơn là ở trường THPT Hoàng Mai còn chưa cao. Như đã đề cập ở phần lí do chọn đề tài, theo thống kê của Bộ GD & ĐT, trong kì thi THPT Quốc gia năm 2019, cả nước có 3100 bài thi bị điểm liệt (dưới 1,0 điểm). Trong đó, môn Ngữ văn có số lượng HS bị điểm liệt nhiều nhất là 1265 bài 6
- (chiếm 1/3). Số lượng này cao hơn so với năm 2017 là 2,5 lần và gấp 1,6 lần so với năm 2018 Bảng 1: (Nguồn: Internet) “Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn của cả nước năm 2020 cho thấy: Có 830.764 thí sinh tham gia thi bài thi Ngữ văn, trong đó điểm trung bình 6,62, điểm trung vị 6,75; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7. Số thí sinh có điểm
- Về kết quả môn thi Ngữ văn trong kì thi THPT QG của Tỉnh Nghệ An, năm 2020, dù vẫn là Tỉnh có kết quả môn thi này xếp ở top đầu của cả nước nhưng điểm trung bình chung vẫn đang dừng ở mức: 6,56 điểm. Theo thống kê bảng so sánh kết quả kì thi tốt nghiệp THPT QG năm 2020 của các trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Trường THPT Hoàng Mai không nằm trong tốp 10 trường có điểm trung bình Ngữ văn cao Bảng 3: Trong năm học 2019-2020, 2020-2021, khi tiến hành làm bài thi khảo sát chất lượng đầu năm ở các lớp 12 được chọn để ĐC và TN, tôi nhận thấy kết quả bài thi của HS chưa cao, kể cả những HS có điểm đầu vào môn Văn trong kì thi tuyển sinh vào 10 khá tốt. Bài thi của các em mắc khá nhiều lỗi về cả hình thức lẫn nội dung. Nhiều em chưa quen với cấu trúc đề thi, chưa nắm được kĩ năng làm từng dạng câu hỏi Đọc- hiểu, NLXH và NLVH của đề thi, nhiều em học tủ, học lệch nên ảnh hưởng đến kết quả bài làm. Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi nhận thấy việc đúc rút những kinh nghiệm từ việc hướng dẫn HS lớp 12 làm bài thi THPT QG là một việc làm rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu dạy, học, thi trong thời gian sắp tới, khi mà đề thi TN THPT QG năm 2021 vẫn được Bộ GD&ĐT dự báo thực hiện ổn định như các năm trước và cũng đang đến rất gần với HS lớp 12. 8
- 2. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh 12 làm tốt bài thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia. 2.1. Hướng dẫn HS nắm chắc cấu trúc, nội dung và cách làm các dạng câu hỏi trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. 2.1.1. Hướng dẫn HS nắm chắc cấu trúc, nội dung đề thi THPT QG Trong nhiều năm giảng dạy và luyện thi cho HS khối 12, tôi nhận thấy rằng, có rất nhiều em, nhất là HS theo học các khối A, B, A1 (không lấy kết quả thi THPT QG môn Văn để xét tuyển vào các trường ĐH) chưa nắm được đặc điểm cấu trúc, nội dung của đề thi. Ngoài ra, khi trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy rất nhiều GV khi luyện đề chỉ yêu cầu HS học thuộc kiến thức SGK, chú trọng luyện tập nhiều vào dạng câu hỏi NLVH với quan niệm chủ yếu cần hoàn thành câu có điểm số nhiều nhất. Vì vậy, HS rơi vào tình trạng học tủ, học vẹt rất nhiều. Không quan tâm đến cách làm các dạng câu hỏi Đọc- hiểu và NLXH nên dẫn đến tình trạng điểm số và chất lượng bài thi môn Ngữ Văn chưa cao. Từ tình trạng này, thiết nghĩ, GV còn cần hướng dẫn cho HS biết rằng đề thi THPT QG trong nhiều năm trở lại đây đều ra theo hướng mở, tích hợp, chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực của HS. Vì vậy, khi làm bài, HS còn phải thể hiện được quan điểm cá nhân, phát triển tốt khả năng thông hiểu, vận dụng, đánh giá, sáng tạo mới có thể đạt được điểm cao. Thêm vào đó còn xuất hiện hiện tượng, vì cấu trúc đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 của Sở GD&ĐT Nghệ An ra trong nhiều năm nay có cấu trúc gần tương đồng với cấu trúc đề thi THPT QG (cách làm này giúp HS dần làm quen với cấu trúc đề thi THPT QG) nên có nhiều HS còn nhầm lẫn giữa cách ra đề của hai kì thi này, gây ảnh hưởng đến tiến độ làm bài, kĩ năng và chất lượng kết quả bài thi THPT QG. Mặc dù, đề thi của hai kì thi này có nhiều điểm khác biệt nhất định. Vì vậy, theo tôi, trong quá trình giảng dạy và luyện đề thi, việc cần làm đầu tiên là hướng dẫn cho HS nắm chắc được cấu trúc, cách ra đề thi THPT QG (TN THPT QG) của Bộ GD&ĐT. Thực hiện công việc này, không những giúp người dạy tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức, cập nhật sự thay đổi trong cách ra đề thi của Bộ hàng năm để có định hướng ôn luyện cho các em một cách đúng hướng, có hiệu quả. Quan trọng hơn, việc làm này còn có ý nghĩa với HS trong việc ôn tập, khoanh vùng phạm vi kiến thức, luyện kĩ năng và biết cách thức xử lí các dạng câu hỏi cụ thể trong đề ra. Đây là khâu quan trọng đầu tiên quyết định đến điểm số và chất lượng bài thi THPT QG môn Ngữ Văn. Để HS nắm chắc cấu trúc, nội dung đề thi THPT QG, tôi thường hệ thống lại toàn bộ đề thi môn Ngữ Văn THPT QG (bao gồm cả đề minh họa) từ năm 2017 đến nay, phân tích các dạng câu hỏi trong đề, so sánh, đối chiếu để thấy được sự thay đổi về cách thức ra đề thi của Bộ qua mỗi năm. Từ đó, tổng kết lại những nội dung, cách thức ra đề, giúp các em làm quen dần và không còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc với đề thi chính thức của kì thi THPT QG. Để khắc phục tình huống còn nhiều HS nhầm lẫn giữa đề thi tuyển sinh vào 10 và đề thi THPT QG, tôi thường so sánh cấu trúc đề thi của hai kì thi này để giúp các em thấy được điểm khác nhau. Từ đó, tôi sẽ phân loại thành các chuyên đề để giảng dạy và ôn luyện cho các em. 9
- Bảng 4: Bảng so sánh cấu trúc đề thi tuyển sinh vào 10 (tỉnh Nghệ An) với đề thi THPT QG (TN THPT) Cấu trúc đề thi tuyển sinh vào 10 Cấu trúc đề thi THPT QG 3 câu (Đọc- hiểu, NLXH, NLVH). 3 2 phần, 3 câu (Phần I: Đọc- hiểu; Phần II: câu độc lập về nội dung kiến thức. Làm văn gồm NLXH và NLVH). Câu Đọc Câu Đọc hiểu với văn bản/ đoạn trích hiểu với văn bản/ đoạn trích có độ dài tương tương đối đơn giản, câu hỏi dừng lại đối, câu hỏi dừng lại ở mức độ Nhận biết, ở hai mức độ Nhận biết, thông hiểu thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Câu NLXH có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với câu Đọc- hiểu, dựa trên văn bản Đọc- hiểu. Câu NLXH yêu cầu viết thành bài Câu NLXH yêu cầu viết đoạn văn có dung văn. lượng khoảng 200 chữ Đọc- hiểu: 2 điểm Đọc- hiểu: 3 điểm NLXH: 3 điểm NLXH: 2 điểm NLVH: 5 điểm NLVH: 5 điểm Từ bảng so sánh trên, ta thấy rằng cấu trúc đề thi THPT QG có nhiều điểm khác biệt với đề thi tuyển sinh vào lớp 10 từ cách ra đề, độ khó của câu hỏi, số lượng điểm phân bổ cho từng câu, mối quan hệ giữa các câu trong đề đến mức độ phân hóa các câu hỏi cụ thể trong đề thi. Qua phân tích hệ thống đề thi chính thức môn Ngữ văn, kì thi THPT QG từ năm 2017 đến nay, đồng thời dựa trên việc đối sánh điểm khác biệt giữa cấu trúc đề thi tuyển sinh vào 10 và thi THPT QG môn Ngữ văn, GV cần giúp HS nhận diện, định hình cấu trúc, nội dung của đề thi THPT QG cụ thể: Đề thi gồm có hai phần: Đọc- hiểu và Làm văn. Phần Đọc- hiểu được dành 3,0 điểm; phần Làm văn được dành 7,0 điểm. Phần Làm văn gồm 2 câu: câu nghị luận xã hội được dành 2,0 điểm; câu nghị luận văn học được dành 5,0 điểm. Câu Đọc- hiểu (phần I) đưa ra một văn bản (hoặc thơ hoặc văn xuôi, lấy trọn vẹn cả tác phẩm hay chỉ trích một đoạn). Các văn bản này có thể từ nhiều nguồn khác như sách, báo, Internet,… Kèm theo văn bản Đọc- hiểu là một hệ thống câu hỏi phân chia thành 4 mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Xoay xung quanh các vấn đề rất đa dạng đã học từ bậc trung học như yêu cầu nhận diện được thể thơ, phong cách ngôn ngữ của văn bản, các phương thức biểu đạt, các thao tác nghị luận, các phép tu từ được sử dụng trong văn bản; yêu cầu phát biểu về chủ đề hay nêu được những nội dung chính mà văn bản đề cập. Cao hơn, câu hỏi có thể yêu cầu chỉ ra những giá trị của các biện pháp tu từ hay phát biểu cảm nghĩ về vấn đề mà văn bản nêu lên… Câu nghị luận xã hội (câu 1 phần II: Làm văn) có yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ với hình thức diễn đạt đa dạng, tùy chọn, nhằm trình bày ý kiến cá nhân về một tư tưởng, đạo lí hoặc về một vấn đề, hiện tượng xã hội nào đó có liên quan đến phần văn bản Đọc hiểu ở phần I của đề thi. Câu nghị luận văn học (thuộc phần II: Làm văn) yêu cầu bàn luận, phát biểu cảm nhận, suy nghĩ về những vấn đề trong các tác phẩm của văn học Việt Nam hiện đại được học trong chương trình Ngữ văn THPT, chủ yếu là năm ở chương trình SGK Ngữ văn 12. Số lượng tác giả hoặc tác phẩm được nhắc tới trong câu này không 10
- hạn định. Có khi cả hai, ba tác giả, tác phẩm cùng được nhắc đến để yêu cầu HS phải so sánh, nhằm thể hiện năng lực bao quát vấn đề và kiến thức văn học phong phú của mình. Việc nhận diện được đặc điểm cấu trúc đề thi sẽ là một căn cứ quan trọng giúp HS cần ôn tập những nội dung kiến thức nào, phân bố thời gian cụ thể cho từng câu, và cần có những kĩ năng nào khi xử lí đề thi. Cụ thể, từ việc nhận diện được cách ra đề ở dạng câu Đọc- hiểu, HS sẽ biết cần phải chú ý ôn tập những kiến thức từng được học về thể thơ, hình thức đoạn văn, các phương thức biểu đạt, các phong cách ngôn ngữ, các thao tác nghị luận, các phép tu từ,… Những kiến thức này sẽ giúp các em đọc văn bản một cách thuận lợi, hiểu được nội dung cốt yếu mà văn bản thể hiện. Quan trọng nhất, để làm tốt dạng câu này, các em cần vận dụng năng lực Đọc- hiểu của bản thân, bước đầu trình bày được suy nghĩ cá nhân một cách ngắn gọn, súc tích, logic, linh hoạt nhất. Thời gian dành cho câu hỏi này cũng không được quá nhiều bởi số lượng điểm (3 điểm) của câu hỏi không quá cao các vấn đề được hỏi cũng chưa làm khó thí sinh. Ví dụ phần Đọc hiểu đề thi THPT QG năm 2017 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm. Thấu cảm khiến ta hồi hộp khi quan sát một người đang đi trên dây ở trên cao, làm chúng ta cùng vui buồn với một nhân vật trong truyện. Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Một đứa trẻ ba tuổi chìa con gấu bông của mình cho em bé sơ sinh đang khóc để dỗ nó. Một cô gái nhăn mặt khi theo dõi bạn mình trên giường bệnh chật vật uống một viên thuốc đắng. Mùa EURO 2016 kết thúc với một hình ảnh đẹp: một cậu bé Bồ Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp cao to gấp rưỡi mình, đang ôm mặt khóc vì đội Pháp thua trận chung kết. Anh người Pháp cúi xuống ôm cậu bé mà người vẫn rung lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi anh đi khuất hẳn rồi mới tiếp tục phất cờ mừng chiến thắng. (Trích Thiện, Ác và Smartphone – Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, 2017, tr.275) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, thấu cảm là gì? Câu 3. Nhận xét về hành vi của đứa trẻ ba tuổi, cô gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích. Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến: Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm? Vì sao? 11
- Phần Đọc hiểu đề thi TN THPT QG năm 2020 đợt 2 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Chỉ những ai dám tin mình có thể làm được những việc tưởng chừng bất khả thì mới thực sự cáng đáng được công việc! Trái lại, những người thiếu niềm tin thì chẳng bao giờ đạt được gì cả. Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, niềm tin có thể giúp ta làm được nhiều việc lớn hơn cả dịch chuyển một ngọn núi. Chẳng hạn như trong thám hiểm vũ trụ, yếu tố quan trọng nhất, cũng là yếu tố cần thiết, chính là niềm tin vào khả năng nhân loại có thể làm chủ được khoảng không bao la ấy. Nếu không có niềm tin vững chắc vào khả năng con người du hành trong không gian, các nhà khoa học đã không thể có đủ lòng dũng cảm, niềm đam mê và sự nhiệt tình để biến điều đó thành sự thật. Trong việc đối diện với ung thư cũng vậy, niềm tin vào khả năng chữa khỏi bệnh nan y này đã tạo động lực lớn lao giúp con người tìm ra nhiều phác đồ điều trị. Hoặc vào trước năm 1994, người ta bàn luận xôn xao chung quanh việc xây dựng đường hầm xuyên biển Manche nối liền nước Anh với lục địa châu Âu, dài trên 50km, với e ngại đó là một dự án viển vông. Quả thực, dự án xuyên biển Manche được khởi đầu với không ít sai lầm, nhưng cuối cùng đã thành công vào năm 1994, trở thành đường hầm dưới biển dài nhất thế giới. Chính niềm tin kiên trì là động lực quan trọng dẫn đến sự ra đời của đường hầm biển Manche, mà Hiệp hội Kỹ sư dân dụng Mỹ gọi đó là một trong bảy kỳ quan thế giới hiện đại. Trích Dám nghĩ lớn, David J. Schwartz, Ph.D, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr.19-20) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, người ta e ngại điều gì khi xây đựng đường hầm xuyên biển Manche? Câu 3. Chỉ ra điểm tương đồng về cơ sở làm nên thành công trong thám hiểm vũ trụ và xây dựng đường hầm xuyên biển Manche được nêu trong đoạn trích. Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: “Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất”? Vì sao? Tiếp theo, đối với câu viết đoạn văn NLXH trong đề thi THPT QG, muốn làm tốt dạng câu hỏi này, HS phải có kiến thức về đoạn văn, các hình thức đoạn văn, có ý thức quan tâm đến các vấn đề đời sống đang diễn ra xung quanh mình, hằng ngày thông qua những kênh khác nhau; báo chí, truyền hình, phát thanh hay chính cuộc sống đời thường mà các em đang trải nghiệm. Vì là câu nghị luận về một vấn đề xã hội nên các em phải thực sự nắm được một cách tương đối chi tiết về nội dung vấn đề và có vốn từ vựng phong phú, có khả năng bày tỏ sự đánh giá độc lập của bản thân về vấn đề ấy, trên cơ sở tôn trọng thuần phong mỹ tục và các chuẩn mực đạo đức của dân tộc. Thời gian dành cho câu này cũng chỉ nên tương đương với thời gian làm câu Đọc- hiểu hoặc dài hơn 5 phút, bởi câu hỏi này có quĩ điểm thấp nhất trong cấu trúc đề thi (2 điểm) 12
- Đề thi THPT QG năm 2017: Từ nội dụng đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống. Đề thi TN THPT QG năm 2020 đợt 2: Từ nội dụng đoạn trích ở phản Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống. Đề thi TN THPT QG năm 2018: Từ nội dụng đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy Suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay Câu hỏi cuối cùng là câu NLVH (câu 2 của phần Làm văn), là câu có quĩ điểm cao nhất trong toàn bài (5 điểm), cũng là câu các em phải dành nhiều thời gian làm bài nhất. Dựa trên sự thống kê các kiểu dạng đề ra thường gặp trong nhiều năm trở lại đây, để làm tốt câu NLVH, thí sinh phải học kĩ các tác giả, tác phẩm của vặn học Việt Nam hiện đại có trong chương trình Ngữ văn lớp 12, có thể bỏ các đơn vị bài học thêm, văn bản văn học nước ngoài và phần nằm trong chương trình tinh giản của Bộ. Hs cần nắm vững cách thức làm các dạng bài khác nhau xoay xung quanh những tác phẩm đã học. Đồng thời, HS cũng cần tìm hiểu thêm phần mở rộng liên hệ, đối sánh giữa các đối tượng, liên hệ đến suy nghĩ, trách nhiệm cá nhân đến những vấn đề được đặt ra trong đề thi. Phần kiến thức về nhiều thời kì văn học, loại hình văn học, kiến thức về lí luận văn học cũng không thể bỏ qua. Ví dụ: Đề thi THPT QG năm 2017 (xin phép được trích gọn) Đất là nơi anh đến trường ……Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đề thi THPT QG năm 2018: Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài ( Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Từ đó, anh/chị hãy liên hệ sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu ( Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả. Đề thi THPT QG năm 2019: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất…, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.. (Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn lớp 12, Tập Một) Cảm nhận của anh chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của Hoàng phủ Ngọc Tường. Đề thi TN THPT QG năm 2020: Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện qua đoạn trích “Em ơi em...Đất Nước của ca dao, thần thoại” (trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, tập 1, SGK) 13
- 2.1.2. Hướng dẫn HS cách làm các dạng câu hỏi trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. 2.1.2.1. Dạng câu hỏi Đọc- hiểu văn bản Sau khi HS đã nắm vững được cấu trúc và nội dung của đề thi, GV cần hướng dẫn cho HS phân loại kiến thức lý thuyết cho từng dạng câu hỏi và cách làm từng kiểu câu cụ thể. Dựa vào việc phân tích cấu trúc đề thi THPT QG môn Ngữ Văn của Bộ GD&ĐT, kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu luyện thi, qua thực tiễn giảng dạy, bản thân tôi trong quá trình ôn thi cũng cố gắng truyền đạt cho HS cách nắm vững kiến thức lý thuyết sao cho hiệu quả nhất, nhanh nhất và dễ nhớ nhất. Tôi thường phân loại kiến thức lý thuyết thành 3 chuyên đề tương ứng với 3 dạng câu hỏi của đề thi. Tôi cũng yêu cầu HS sau mỗi buổi học phải hệ thống hóa lại kiến thức của mình theo cách riêng, không nhất thiết phải ghi chép tràn lan từ trang này sang trang khác sẽ tạo cảm giác nhàm chán, khó học, cũng không cần thiết phải đăng kí cùng lúc từ 2-3 lớp học, khóa học bởi kiến thức mà các thầy cô truyền tải về cơ bản là giống nhau. Quan trọng nhất là cách tiếp cận, cách ghi nhớ riêng của mỗi em. Các em có thể sử dụng sơ đồ tư duy, lập bảng biểu, ghi chép các điểm cần lưu ý, thường nhầm lẫn vào sổ tay để tiện sử dụng...Sau đó, cố gắng vận dụng ngay những kiến thức đã được GV hướng dẫn vào thực hành làm từng câu cụ thể. Ở dạng câu hỏi Đọc- hiểu, tôi bám sát vào các mức độ nhận thức của mỗi loại câu hỏi. Bao gồm câu hỏi ở các dạng nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phân loại các câu hỏi nhỏ ở phần Đọc- hiểu theo từng mức độ sẽ giúp HS nhận diện nhanh, xử lí từng câu trong khoảng thời gian phù hợp. Vị trí, thứ tự các câu hỏi nhỏ ở phần Đọc- hiểu cũng là một trong những căn cứ để nhận diện từng mức độ khó, dễ khác khác nhau. Sau một quá trình giảng dạy, luyện thi ở trường THPT, tôi đã hệ thống hóa kiến thức Đọc- hiểu thông qua bảng dưới đây: 14
- Bảng 5: Kiến thức Đọc hiểu văn bản Dấu hiệu nhận biết, các dạng câu hỏi thường gặp, cách làm nhanh) Mức Dấu hiệu Các dạng câu Cách làm nhanh độ nhận diện hỏi thường gặp Nhận - Thông Thường liên - Ở những câu hỏi cần lựa chọn đáp án đúng trong nhiều phương án trả lời (Đối với dạng biết thường quan đến kiến câu hỏi về trình bày PTBĐ, TTLL, PCNN) cần nhanh tay liệt kê ra giấy nháp các phương đứng ở vị thức về: án và sử dụng phương pháp loại trừ. Cách làm này vừa giúp các em tránh nhầm lẫn, vừa trí: câu 1, - giúp nhận diện chính xác và khoa học hơn. câu 2 PCNN/PTBĐ/T (Tham khảo thêm Bảng 7: dấu hiệu nhận diện Phương thức biểu đạt; Bảng 8: Bảng dấu trong TLL/Thể hiệu nhận diện các thao tác lập luận; Bảng 10: Dấu hiệu nhận diện các phép liên kết) phần Đọc- thơ/phép liên - Riêng đối với dạng câu hỏi về nhận diện PCNN, cần kết hợp với nhiều nguồn minh hiểu. kết/ hình thức chứng (Cả thể loại, cả đặc trưng về từ ngữ, cả nguồn trích…) để nhận diện PCNN văn bản - Bắt đầu đoạn văn chính xác nhất, không nên chỉ dựa vào một đặc điểm, hoặc dựa vào nguồn trích dẫn văn bằng các bản nhiều khi sẽ dễ nhầm lẫn nhất giữa những văn bản tương đối khó phân biệt như Báo cụm từ: chí, chính luận… (Tham khảo bảng các tiêu chí phân biệt các PCNN nhanh, chính xác chỉ ra, nhất do tôi xây dựng ở phần bảng 6) nêu, xác - Với thể thơ cần chú ý quan tâm đến số lượng chữ (âm tiết) của mỗi dòng, tránh đếm sót định, liệt - Với dạng xác định hình thức đoạn văn cần tìm được vị trí câu chủ đề. Muốn tìm câu chủ kê, gọi đề cần đọc kĩ văn bản, chú ý tóm lược nội dung văn bản, sau đó kiểm tra nội dung đó thể tên, căn hiện tập trung nhất ở câu nào. cứ vào - Chú ý đến cách hỏi: những, các: Yêu cầu HS trả lời từ 2 câu trả lời trở lên; Một, chủ văn bản, yếu: HS chỉ được lựa chọn và trả lời duy nhất một phương án. theo tác - Các hình ảnh, - Với dạng tìm các từ ngữ, hình ảnh, ca dao tục ngữ cần: giả, dựa từ ngữ, các câu + Đọc kĩ văn bản vào đoạn ca dao tục + Gạch chân các mệnh lệnh và phạm vi ngữ liệu đề cập (câu hỏi hỏi trong toàn văn bản trích, ngữ,... hay chỉ hỏi một đoạn, một phần trong VB đó...) 15
- tìm... + Bám sát vào VB nhất là những đoạn có chứa các từ trùng khớp với câu hỏi. + Nếu trích ca dao tục ngữ, phải chú ý đến các từ thường xuất hiện trong các ca dao tục ngữ quen thuộc, cần ghi chép nguyên văn các câu ca dao tục ngữ đó, không được bê nguyên cả đoạn thơ/đoạn văn vào Thông - Thường Từ câu thông hiểu trở đi, yêu cầu HS luôn vận dụng thêm kiến thức cá nhân, trải nghiệm hiểu đứng ở vị cá nhân để xử lí vấn đề, luôn bám sát vào ngữ liệu Đọc- hiểu, tránh tình trạng câu hỏi trí: câu Đọc- hiểu nhưng HS không đọc vẫn hiểu và vẫn chém gió mạch lạc hỏi số 2, 3 - Anh/Chị hiểu - Ở dạng câu hỏi “hiểu như thế nào”, cần giải thích ý nghĩa của hình ảnh/từ ngữ/ý kiến trong như thế nào được trích từ văn bản theo quan điểm của cá nhân HS. phần Đọc- về...(một hình Nhiều khi có thể giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của đối tượng được hỏi. hiểu ảnh, một từ ngữ, Cần đặt đối tượng phải giải thích vào ngữ cảnh của văn bản đã cho để hiểu đúng ý nghĩa - Thường một ý kiến, một mà đề muốn hỏi xuất hiện đoạn thơ,...)? Tránh dùng các từ đã có trong ý kiến, trong đoạn thơ cần giải thích đưa lại vào trong lời các cụm mình trình bày(có thể sử dụng thay thế bằng các từ đồng nghĩa, trường nghĩa tương tự...) từ: hiểu như thế nào; vì - Vì sao tác giả - Ở dạng câu hỏi vì sao, cần đưa lý do, tìm nguyên nhân chứng minh cho vấn đề được hỏi. sao; tác cho Với những ý kiến dài, HS cần gọi tên cốt lõi vấn đề được hỏi theo cách của mình, nghĩa là dụng; nội rằng...(thường phải biến những câu/ý kiến dài thành cách hỏi ngắn gọn, dễ hiểu để đơn giản hóa vấn đề dung kèm theo một Cần đặt mình vào vị trí người giải quyết vấn đề được hỏi để đề xuất những lý do phù hợp, chính; câu được trích từ thiết thực nhằm giải quyết vấn đề tốt nhất. thái độ;... văn bản) - Tác dụng của - Nêu tên BPTT kèm dẫn chứng chứng minh Biện pháp tu từ Nêu tác dụng trên cả hai phương diện nghệ thuật và nội dung (HS cũng có thể nắm vững có trong văn một số các giá trị tu từ đặc trưng của từng biện pháp để dễ dàng nhận diện tác dụng) bản/ một đoạn Tham khảo Bảng 9: Bảng ghi nhớ tác dụng đặc trưng của các biện pháp tu từ văn bản... 16
- - Nội dung chính - Đọc kĩ văn bản của văn Nếu văn bản có nhiều đoạn, có thể tìm ý chính của các đoạn và liên kết các ý đó thành nội bản/đoạn trích dung Nếu văn bản chỉ có một đoạn có thể bám vào các câu chủ đề, các từ ngữ, câu văn thường xuất hiện nhiều lần trong văn bản - Thái độ của tác giả trước một - Đọc kĩ văn bản; Xác định vấn đề được tác giả đề cập đến trong văn bản là gì vấn đề cụ thể Chú ý bám vào giọng điệu của lời nói; các câu hỏi tu từ (nếu có), các từ ngữ trực tiếp thể được đề cập đến hiện cảm xúc, tình thái từ...Gọi tên thái độ bằng các tính từ chỉ tính chất đánh giá, bình trong văn bản luận Vận - Thường - Anh/Chị có - Trình bày theo trình tự yêu cầu của câu hỏi: dụng nằm ở câu đồng tình với ý + Trả lời đồng tình hoặc không đồng tình Vận 4 của kiến...(ý kiến + Giải thích lí do mà bản thân đồng tình hoặc không đồng tình (cần đưa lý do, tìm nguyên dụng phần Đọc- được trích từ nhân chứng minh cho vấn đề được hỏi. cao hiểu VB), vì sao? Cần đặt mình vào vị trí người giải quyết vấn đề được hỏi để đề xuất những lý do phù hợp, - Thường thiết thực nhằm giải quyết vấn đề tốt nhất. Tránh trình bày những vấn đề xa rời thực tế. có những sáo rỗng theo lối mòn) cụm từ: bày tỏ - Bức thông - Có hai bước làm dạng câu hỏi này quan điểm điệp/bài học mà + Nên chọn bài học có thể là một ý kiến, một câu nói được trích ở văn bản Đọc- hiểu cá nhân; anh/chị tâm đắc Hoặc chọn một nội dung được trình bày ở văn bản Đọc- hiểu thông nhất qua VB? + Lí giải lí do lựa chọn thông điệp/bài học đó (Cách làm tương tự như phần lí giải lí do vì điệp, bài sao) học,... Để giúp HS tiếp cận nhanh với kiến thức phần Đọc- hiểu văn bản, năm học 2019-2020, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19 bùng phát mạnh mẽ, Sở GD&ĐT Nghệ An đã triển khai hình thức dạy-học trực tuyến, tôi cũng có tham gia dạy học trực tuyến phát trên kênh Youtube THPT Hoàng Mai online. Các Gv và HS có thể tham khảo thêm video này để phục vụ cho việc làm bài Đọc- hiểu được hiệu quả hơn Link: Văn 12 Cách làm bài đọc hiểu OTTHQG- Trần Thương THPT Hoàng Mai- Nghệ An - YouTube 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm dạy học sinh THPT miêu tả biểu đồ trong sách giáo khoa tiếng Anh
17 p | 135 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm dạy kiểu bài nghị luận xã hội
27 p | 99 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và thực hiện một số chủ đề dạy học STEM chương V sóng ánh sáng - Vật lí 12 THPT
116 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học về sử dụng an toàn và tiết kiệm điện qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Vật lí THPT
70 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực hành thí nghiệm ảo trong dạy học Vật lí 11 phần quang học và điện học nhằm nâng cao năng lực số của HS tại trường THPT Hoàng Mai
98 p | 16 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động mở đầu theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong các bài dạy môn Tin học ở trường THPT
69 p | 23 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm triển khai công tác phối hợp giữa Công đoàn và Chuyên môn trong việc tổ chức các hoạt động công đoàn tại trường THPT Hoàng Mai 2
59 p | 9 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An
37 p | 9 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia phần Thí nghiệm Cơ - Nhiệt
35 p | 11 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phần mềm Mozabook trong dạy học Địa lí 10 tại Trường THPT Kỳ Sơn
51 p | 8 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí tại trường THPT Thái Hòa
57 p | 4 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tập nội công và ngoại công để giáo dục thể chất
16 p | 2 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM trong dạy học bài Một số nội dung cho hoạt động trải nghiệm hình học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh lớp 10 THPT (SGK Toán 10 – KNTT & CS)
66 p | 2 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm biên soạn thư mục và phát huy hiệu quả thư mục
30 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn