Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm thực hiện các bài tập bổ trợ trong kỹ thuật đập bóng, chắn bóng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn bóng chuyền cho học sinh lớp 12 các trường THPT ở huyện Diễn Châu – Tỉnh Nghệ An
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng, điều kiện và thực tiễn giảng dạy nội dung bóng chuyền ở lớp 12. Đề xuất và đưa ra một số bài tập, trò chơi thi đấu nhằm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy nội dung đập bóng,chắn bóng (môn bóng chuyền) cho học sinh lớp 12 ở các trường THPT huyện Diễn Châu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm thực hiện các bài tập bổ trợ trong kỹ thuật đập bóng, chắn bóng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn bóng chuyền cho học sinh lớp 12 các trường THPT ở huyện Diễn Châu – Tỉnh Nghệ An
- MỤC LỤC TT Nội dung Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 5 Tính mới và đóng góp của đề tài 3 PHẦN II. NỘI DUNG 3 I CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 I.1 Khái niệm bóng chuyền 3 I.2 Khái niệm đập bóng 3 I.3 Thế nào là kỹ thuật đập bóng chuyền đúng cách 3 I.4 Khái niệm chắn bóng 3 I.5 Kỹ thuật chắn bóng 4 I. CƠ SỞ THỰC TIỄN 4 Thực trạng thực hiện các bài tập bổ trợ trong giảng dạy II.1 kỹ thuật đập bóng,chắn bóng nhằm nâng cao hiệu quả 4 giảng dạy (môn bóng chuyền) cho học sinh lớp 12 các trường THPT huyện Diễn Châu. Thực trạng thực hiện các bài tập bổ trợ trong giảng dạy II.2 kỹ thuật đập bóng,chắn bóng nhằm nâng cao hiệu quả 7 giảng dạy (môn bóng chuyền) cho học sinh lớp 12 trường THPT Diễn Châu 4,huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. II.3 Giải pháp 8 III III.THỰC NGHIỆM 21 III.1 Bài dạy thực nghiệm 22 III.2 Kết quả thực nghiệm sư phạm 28
- PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31 I Kết luận 31 1 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với công tác 31 dạy học 2 Nhận định về việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, khả 32 năng mở rộng 3 Bài học kinh nghiệm 33 II II. Đề xuất, kiến nghị 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
- DANH MỤC VIẾT TẮT Viết tắt Giải nghĩa từ viết tắt UBND Ủy ban Nhân dân huyện THPT Trung học phổ thông GDTC Giáo dục thể chất TDTT Thể dục Thể thao TTTC Thể thao tự chọn HKPĐ Hội khỏe phù đổng SSKN Sáng kiến kinh nghiệm GV Giáo viên Đ Đạt CĐ Chưa đạt
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thì con người là yếu tố quyết định và sức khỏe là vốn quý giá nhất, thể dục thể thao (TDTT) là một trong những lĩnh vực quan trọng được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Ngay từ những ngày đầu kháng chiến, trong hoàn cảnh đất nước còn bề bộn và gặp không it khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục nhằm nâng cao sức khoẻ, sẵn sàng xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Người nói: “Giữ gìn dân chủ - xây dựng nước nhà - gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công…Tôi muốn đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”. Để có được một con người hoàn thiện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, nhiệm vụ của giáo dục phải đáp ứng hai yêu cầu: phát triển trí lực và thể lực. Vì thế, trong công tác giáo dục hiện nay, ngoài việc trang bị cho học sinh về mặt trí thức, việc giáo dục thể chất trong nhà trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay, môn thể thao tự chọn là một nội dung được học tập xuyên suốt ở các cấp học, với số tiết được phân phối ngày một nhiều hơn.Điều đó cho thấy, thể thao tự chọn có tầm quan trọng trong quá trình giáo dục thể chất.Thể thao tự chọn là nội dung được giảng dạy, nhằm đi sâu vào sự đam mê, yêu thích của học sinh và phát triển năng khiếu cá nhân. Đối với các môn thể thao tự chọn như: Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bơi, đẩy tạ…thì bóng chuyền là môn được nhiều giáo viên lựa chọn giảng dạy cho học sinh. Bởi, bóng chuyền là môn thể thao mang tính tập thể, tính đối kháng quyết liệt.Ngoài ra, bóng chuyền còn có tác dụng to lớn trong việc nâng cao sức khỏe, giúp cho con người hình thành các phẩm chất tâm lí, ý chí, tinh thần dân tộc và mở rộng giao lưu văn hóa với các quốc gia khác trên thế giới.Vì vậy, bóng chuyền đã được đông đảo mọi người dân, từ miền xuôi đến miền ngược, thành thị đến nông thôn, từ trẻ đến già, đều yêu thích thưởng thức và tham gia tập luyện. Trong chương trình giảng dạy môn thể dục lớp 12, theo phân phối chương trình, nội dung thể thao thao tự chọn (bóng chuyền) chúng tôi chọn học trong học kỳ 1, có cả nội dung nhảy xa kiểu ưỡn thân và chạy bền. Số lượng học sinh một lớp lại khá đông (trung bình 38- 42 học sinh/lớp), vì vậy việc vận động và kĩ thuật tác động đến các em còn gặp nhiều hạn chế. Trước thực tế đó, là giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm ở trường THPT, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Kinh nghiệm thực hiện các bài tập bổ trợ trong kỹ thuật đập bóng,chắn bóng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn bóng chuyền cho học sinh lớp 12 các trường THPT ở huyện Diễn Châu – Tỉnh Nghệ An” 2.Mục đích nghiên cứu 1
- 2.1. Tìm hiểu thực trạng, điều kiện và thực tiễn giảng dạy nội dung bóng chuyền ở lớp 12. 2.2. Đề xuất và đưa ra một số bài tập, trò chơi thi đấu nhằm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy nội dung đập bóng,chắn bóng (môn bóng chuyền) cho học sinh lớp 12 ở các trường THPT huyện Diễn Châu. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Học sinh lớp 12 các trường THPT huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2018 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu:Để giải quyết các nhiệm vụ trên tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu Phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu hệ thống kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tôi sử dụng phương pháp này trong suốt quá trình nghiên cứu tài liệu tham khảo gồm sách giáo khoa thể dục lớp 12; Lý luận và phương pháp thể dục thể thao; Giáo trình bóng chuyền…để tìm hiểu thực tiễn và đưa ra các phương pháp, bài tập cho phù hợp. 4.2. Phương pháp phỏng vấn Là phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó nhà nghiên cứu thu thập thông tin cần thiết qua các câu hỏi và những ý kiến trả lời của đối tượng nghiên cứu. Đối với đề tài này, tôi dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối với học sinh tham gia học tập môn bóng chuyền và các giáo viên giảng dạy ngay sau tiết học thể dục. Từ đó,tôi đưa ra phương pháp và bài tập có cường độ, lượng vận động phù hợp, tránh hiện tượng tập luyện quá sức, làm ảnh hưởng tới sức khỏe, trình độ tập luyện và sự tiếp thu bài của học sinh những tiết học tiếp theo. 4.3. Phương pháp kiểm tra y học Là phương pháp sử dụng cách thức có đủ độ tin cậy dựa trên cơ sở của kiến thức y sinh học để đánh giá về tình trạng sức khỏe, năng lực vận động và khả năng thích ứng của cơ thể học sinh. Đây là hình thức kiểm tra được tiến hành thường xuyên ngay trong quá trình tập luyện và thi đấu bóng chuyền để đánh giá đúng hơn về tác động của bài tập lên cơ thể học sinh. Từ đó, giúp giáo viên điều chỉnh và đưa ra phương pháp, giáo án giảng dạy tối ưu nhất. 4.4. Phương pháp quan sát sư phạm Là phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin qua các giác quan như tai, mắt…Tôi tiến hành quan sát thông qua các buổi học và thi đấu của học sinh, để đánh giá thực trạng của các bài tập này tác động đến các em ra sao. Từ đó, đưa ra các bài tập mới phù hợp và có hiệu quả cao hơn. 4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2
- Là phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó người ta đưa vào quá trìnhgiảng dạy, tập luyện những nhân tố mới cần nghiên cứu. Tôi đã sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm, so sánh, đánh giá tìm hiểu tính hiệu quả của các bài tậpđã lựa chọn, rồi bổ sung hoặc đưa ra các giải pháp, bài tập mới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của các giờ dạy sau. 5. Tính mới và đóng góp của đề tài Qua thực tiễn, chúng tôi đã tìm ra các phương pháp, cách thức tổ chức phù hợp, đặc biệt đã đưa ra được nhiều bài tập tổ chức dưới dạng trò chơi thi đấu nhằm giúp giáo viên thuận lợi trong việc tổ chức cho học sinh học tập. Ngoài ra, còn giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kĩ thuật,động tác, phát huy tối đa khả năng của bản thân, tính tư duy sáng tạo, tinh thần tự giác, phấn chấn trong học tập, tăng cường độ, lượng vận động phù hợp với lứa tuổi học sinh, giúp các em cũng như giáo viên có được không khí vui tươi thoải mái, không căng thẳng, đỡ nhàm chán trong từng tiết học và làm cho giờ học thêm sinh động, đạt hiệu quả cao. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN I.1. Khái niệm bóng chuyền Bóng chuyền là môn thể thao Olympic, trong đó 2 đội được tách ra bởi 1 tấm lưới. Mỗi đội cố gắng ghi điểm bằng cách đưa được trái bóng chạm phần sân đối phương theo đúng luật quy định. I.2.Khái niệm đập bóng Đập bóng là một trong những kỹ thuật cơ bản của bóng chuyền và là khâu cuối cùng của việc thực hiện một chiến thuật tấn công, thường là lần chạm bóng thứ 3 của đội. Mục tiêu của việc này là làm cho bóng lao xuống mặt sân đối phương trực tiếp ghi điểm, hoặc làm cho đối phương đỡ bóng hỏng mà ghi điểm. Đập bóng là một phương thức tấn công, dễ có điểm nhất.Bởi vậy, để đập bóng tốt đòi hỏi người đập bóng phải có kỹ thuật trong lấy đà bật nhảy và đập bóng đi.Tấn công, còn gọi là "spike" (đập bóng), thường là lần chạm bóng thứ ba của đội. Mục tiêu của việc này là làm cho trái banh lao xuống mặt đất đối phương mà không thể bị ngăn chặn. Chủ công thực hiện các bước chạy nhằm tạo đà tiếp cận bóng ("approach"), nhảy và đập bóng. I.3. Thế nào là kỹ thuật đập bóng chuyền đúng cách Cách đập bóng chuyền đúng kỹ thuật cần phải thực hiện chuẩn 5 bước gồm tư thế chuẩn bị; kỹ thuật lấy đà; kỹ thuật giậm nhảy; kỹ thuật nhảy đập bóng và kỹ thuật tiếp đất sau khi đập bóng xong. I.4.Khái niệm chắn bóng Trong môn thể thao bóng chuyền thì kỹ thuật chắn bóng được xem là phương pháp phòng thủ quan trọng nhất. Chắn bóng hay sẽ gây cản trở rất nhiều cho đối thủ trong bước tìm cách tấn công và có thể ghi điểm cho đội mình.. Chắn bóng chuyền là kỹ thuật không khó những đòi hỏi bạn phải có khả năng phán đoán và đọc tình huống trên sân tốt. I.5. Kỹ thuật chắn bóng Trong bộ môn bóng chuyền, kỹ thuật chắn bóng được xem là phương pháp phòng thủ quạn trọng nhất. Chắn bóng càng hay thì tăng độ khó và cản trở rất nhiều cho đối thủ trong bước tìm cách tấn công ghi điểm cho đội mình. Chắn bóng có 2 vai trò chính là: chắn bóng cho đội mình dễ dàng phòng thủ và chắn bóng để ghi điểm trực tiếp. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN II.1.Thực trạng thực hiện các bài tập bổ trợ trong giảng dạy kỹ thuật đập bóng,chắn bóng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy (môn bóng chuyền) cho học sinh lớp 12 các trường THPThuyện Diễn Châu. 4
- Trước khi thực hiện viết sáng kiến, tôi tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng dạy học môn Thể dục nói chung và áp dụng“thực hiện các bài tập bổ trợ trong kỹ thuật đập bóng,chắn bóng” nói riêng: * Phương pháp khảo sát: - Dự giờ đồng nghiệp, quan sát giờ dạy thực tế, trao đổi với GV và HS - Điều tra, khảo sát * Đối tượng khảo sát: - Giáo viên môn thể dục trong huyện Diễn Châu:20 giáo viên. - Học sinh lớp 12C4, 12C5 trường THPT tôi đang dạy (81 học sinh) * Thời gian khảo sát: Thực hiện trong năm học 2019-2020, 2020-2021 * Kết quả khảo sát: - Giáo viên: Bảng 1: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến của giáo viên (Mẫu khảo sát số 1) Kết quả Câu hỏi và phương án lựa chọn (20 GV) Câu 1. Thầy (cô) có thường xuyên thay đổi cách thức học để nâng cao chất lượng môn thể dục không? A. Thường xuyên 6 B. Thỉnh thoảng 10 C. Không bao giờ 4 Câu 2. Mức độ sử dụng “kỹ thuật đập bóng, chắn bóng” trong dạy học trên lớp của thầy (cô) ? A. Thường xuyên 6 B. Thỉnh thoảng 12 C. Không bao giờ 2 Câu 3. Đánh giá của thầy (cô) về sự cần thiết của việc sử dụng các bài tập bổ trợ “kỹ thuật đập bóng, chắn bóng” trong dạy học ? A. Rất cần thiết 2 B. Cần thiết 7 C. Bình thường 5 5
- D. Không cần thiết 6 Câu 4. Đánh giá của thầy (cô) về hiệu quả khi tổ chức “kỹ thuật đập bóng, chắn bóng” trong học tập: A. Rất hiệu quả 5 B. Bình thường 6 C. Hiệu quả không cao 10 Câu 5. Thầy (cô) đánh giá về khả năng của mình khi vận dụng “kỹ thuật đập bóng, chắn bóng” vào phần nội dung bài học ? A. Vận dụng linh hoạt 2 B. Bước đầu biết vận dụng 5 C. Còn lúng túng 7 Qua kết quả khảo sát cũng như dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy: + Trong 20 GV tham gia khảo sát thì đa số giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp chưa linh hoạt nên học sinh ít làm việc, vì vậy chưa tạo sự hứng thú, chưa phát huy hết năng lực vốn có của người học. + Nhiều giáo viên (4 GV) chưa sử dụng “ kỹ thuật đập bóng, chắn bóng” trong dạy học. Việc sử dụng “ kỹ thuật đập bóng, chắn bóng” trong dạy học thể dục lại tỏ ra lúng túng, sợ rằng việc sử dụng“ kỹ thuật đập bóng, chắn bóng” chỉ mang tính hình thức chưa tạo hứng thú, chưa thực sự rèn kĩ năng và phát triển năng lực HS. Một số GV còn chưa còn chưa hiểu rõ“ kỹ thuật đập bóng, chắn bóng”, chưa đánh giá đúng về vai trò của “ kỹ thuật đập bóng, chắn bóng”trong nâng cao chất lượng môn GDTC. - Học sinh: Bảng 2: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến học sinh (Mẫu khảo sát số 2) Kết quả Câu hỏi và phương án lựa chọn (81 HS) HS % Câu 1. Em có hứng thú khi đến giờ học môn Thể dục hay không? A. Hứng thú 75 92,5 C. Không hứng thú 06 7,5 6
- Câu 2. Em có thích học các bài tập bổ trợ phần bóng chuyền trong kỹ thuật đập bóng, chắn bóng hay không ? A. Rất thích 55 67,9 B. Bình thường 20 24,7 C. Không thích 05 6,2 Câu 3. Tại sao em thích họccác bài tập bổ trợ trongkỹ thuật đập bóng, chắn bóng? (chọn 1 hay nhiều phương án phù hợp)) A. Phát huy năng khiếu của học sinh 70 86,4 B. Được thưởng điểm 46 56,8 C.Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn bóng chuyền 78 93,8 D. Được hợp tác với bạn bè, rèn kĩ năng, phát huy năng lực 81 100,0 Câu 4. Mong muốn các giờ học Thể dục hiện nay đối với GV: (chọn 1 hay nhiều phương án em muốn đề nghị) A. Sử dụng phương pháp truyền thống. 0 0 C. Sử dụng các bài tập bổ trợ kỹ thuật đập bóng, chắn bóng 78 96,3 kết hợp hợp lí với các phương pháp khác D. Sử dụng đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học hấp 78 96,3 dẫn hơn Kết quả trên cho thấy : 100% học sinh rất thích được học tập, phát huy năng lực sở trường thông qua thực hiện các bài tập hỗ trợ đập bóng, chắn bóng trong tự chọn môn bóng chuyền. Các em rất mong muốn thầy cô tích cực đổi mới phương pháp, sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, kết hợp linh hoạt các phương pháp để được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm, được tích cực học tập, sáng tạo, được hợp tác với bạn bè, rèn kĩ năng, phát triển năng lực thông qua môn bóng chuyền. Trước tình hình đó, thiết nghĩ để nâng cao chất lượng môn GDTC nói chung, môn bóng chuyền nói riêng, thì việc vận dụng linh hoạt các bài tập bổ trợ kỹ thuật đạp bóng, chắn bóng trong môn bóng chuyền đóng vai trò then chốt, rất cần thiết. ĐểGV có thể nâng cao chất lượng môn GDTC thì việc nghiên cứu, bổ sung thêm những bài tập bổ trợ trong dạy học phần bóng chuyền... nhằm kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, phát triển năng lực cho học sinh là hết sức cần thiết. 7
- Do đó, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, thiết kế và thực hiện các bài tập bổ trợ trong kỹ thuật đập bóng,chắn bóng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn bóng chuyền cho học sinh lớp 12 các trường THPT ở huyện Diễn Châu. II.2. Thực trạng thực hiện các bài tập bổ trợ trong giảng dạy kỹ thuật đập bóng,chắn bóng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy (môn bóng chuyền) cho học sinh lớp 12 trường THPT Diễn Châu 4,huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Trường THPT Diễn Châu 4, với 22 năm xây dựng và phát triển phần nào đã có bề dày về thành tích rất đỗi tự hào. Trong đó, phong trào TDTT phát triển khá mạnh so với các trường bạn trong Huyện và trong Tỉnh, đã đóng góp không nhỏ trong các hoạt động bề nổi của nhà trường.Với đội ngũ giáo viên thể dục có năng lực và tâm huyết với nghề, lại được nhà trường quan tâm và không ngừng tạo điều kiện đã góp phần đẩy mạnh phong trào TDTT phát triển với nhiều thành tích từ cấp cụm trường THPT trong huyện Diễn Châu, cấp cụm huyện và cấp tỉnh. - Phần lớn đội ngũ giáo viên yêu thích và chơi tốt môn bóng chuyền, luôn là động lực lôi cuốn nhiều học sinh chơi và tập luyện theo. -Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể các trong trường. - Phần lớn học sinh trong trường đều yêu thích, nhiệt tình, tự giác tập luyện. - Một số em học sinh lớp 12 am hiểu bóng chuyền và thực hiện chuẩn xác kỹ thuật đập bóng, chắn bóng do giáo viên hướng dẫn. Vì vậy, bộ môn bóng chuyền đã tạo nên những hạt nhân quan trọng trong công tác thi đấu. Khối 12 có một số em có năng khiếu thể thao, đặc biệt môn bóng chuyền. Chính vì vậy, sau khi được tư vấn, hướng dẫn cụ thể kỹ năng đập bóng, chắn bóng, các em đã phát huy tốt sở trường của mình (ví dụ: em Đinh Hồng Ngọc, em Nguyễn Văn Phi, Nguyễn Tiến Kỷ…). Nhiều năm liền đội bóng chuyền của trường đạt giải Nhất cụm THPT huyện nhà, giải Nhất cụm huyện, được tham gia Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) Tỉnh Nghệ An và đạt giải Nhì toàn đoàn. Trường THPT Diễn Châu 4 cũng đã đạt nhiều giải nhất, nhì và được UBND huyện khen là đơn vị có phong trào TDTT xuất sắc.Đồng thời,cũng là nơi cung cấp nhiều vận động viên có chất lượng cho nền thể thao Huyện và Tỉnh nhà. Tất cả các yếu tố trên là điều kiện quan trọng để trường THPT Diễn Châu 4 thực hiện nâng cao chất lượng bộ môn bóng chuyền. *Hạn chế: - Tuy nhiên, thực tế cơ sở vật chất cho thấy, sân bóng chuyền ngoài trời,không có mái che, nền sân vẫn là bê tông và cát, số lượng sân ít, không đủ chỗ 8
- cho học sinh luyện tập chưa có nhà tập đa chức năng. Mặt khác, quá trình luyện tập còn phụ thuộc thời tiết… - Do đặc thù của bộ môn học ở sân bãi, cách xa lớp học, ra chơi (đổi tiết) chỉ có 5 phút, nên việc di chuyển của học sinh đã rút bớt thời gian của tiết học.Vì vậy, giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh tự tập là chính, không có nhiều thời gian sửa sai cho các em và thời gian đấu tập chưa nhiều. - Việc thực hiện các bài tập bổ trợ trong giảng dạy kỹ thuật đập bóng,chắn bóng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy (môn bóng chuyền) cho học sinh THPT chưa được quan tâm nhiều, chủ yếu các em biết đánh, chưa thực sự phát huy được hiệu quả của kỹ thuật đập bóng, chắn bóng. II.3. Giải pháp II.3.1. Một số bài tập, trò chơi thi đấu nhằm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy nội dung đập bóng,chắn bóng (môn bóng chuyền) cho học sinh lớp 12 trường THPT Diễn Châu 4. * Các bài tập thực hiện không có bóng: Bài tập 1: Tại chỗ bật cao bằng 2 chân, 1 chân (Nữ7 lần - nam 10 lần liên tiếp) - Mục đích:Nâng cao thể lực, sức bật của 2 chân, 1 chân. - Đội hình tập luyện (sử dụng đội hình khởi động) . Hình 1 GV Hình 1:Tại chỗ bật cao bằng 2 chân, 1 chân - Phương pháp tổ chức thực hiện: Đồng loạt Bài tập 2:Tại chỗ bật cao bằng 2 chân qua dây có chiều cao 0.3 – 0.4 mét thực hiện động tác đập bóng (không bóng ). - Mục đích: + Phát triển sức bật của 2 chân, 1 chân + Hình thành động tác tay khi đập bóng - Yêu cầu: Bật cao qua dây, đập bóng hình tay cơ bản đúng. - Chuẩn bị: một sợi dây ni lông ( dây khâu bì ) dài 12 – 15 m, cột dây cao cách mặt đất 0.2m (nữ), 0.3m (nam) 9
- - Đội hình tâp luyện: hình 2 0.3m Hàng 4 GV Hàng 3 Hàng 2 0.4 m Hàng 1 Hình 2: Tại chỗ bật cao bằng 2 chân qua dây có chiều cao 0.3 – 0.4 m - Phương pháp tổ chức thực hiện: phân nhóm theo hàng ngang (hàng 1,4 thực hiện trước xong đứng bên kia dây đến hàng 2,3 sau đó thực hiện lại) Bài tập 3: 1,2,3 bước chạy đà thực hiện giậm nhảy 2 chân, hoặc 1 chân qua dây có độ cao tăng dần và thực hiện động tác đập bóng (không bóng) a. Một bước chạy đà giậm nhảy 2 chân, hoặc 1 chân qua dây có độ cao 0.3m (nữ) 0.4m (nam) thực hiện động tác đập bóng - Mục đích: + Nâng cao thể lực, sức mạnh của chân + Hình thành động tác tay khi đập bóng - Yêu cầu: + Qua dây, người thẳng hoặc ưỡn thân ra sau. + Thực hiệncơ bản đúng động tác hình tay đập bóng. - Chuẩn bị: 2 sợi dây ni lông dài 12 – 15 m cột dây cao cách mặt đất 0.3m (nữ); 0.4m (nam) - Đội hình tập luyện: hình 3a 0.3 m Hàng 4 GV Hàng 3 Hàng 2 0.4 m Hàng 1 Hình 3a:Một bước chạy đà giậm nhảy 2 chân, hoặc 1 chân qua dây ... - Phương pháp tổ chức thực hiện: hàng 1, hàng 4 thực hiện trước đứng bên kia dây, tiếp theo đến hàng 2 hàng 3 thực hiện sau đó cho thực hiện quay trở lại. b. 2, 3 bước chạy đà giậm nhảy bằng 2 chân, hoặc 1 chân qua dây có độ cao 0,4m (nữ) 0,5 (nam) và nâng dần độ caothực động tác đập bóng. 10
- - Đội hình tập luyện: hình 3b 0.4 m Hàng 4 Hàng 3 GV Hàng 2 0.5 m Hàng 1 Hình 3b: 2,3 bước chạy đà giậm nhảy 2 chân, hoặc 1 chân qua dây... - Cách thức và phương pháp tập luyện như bài tập 3a Bài tập 4:Bật nhảy thực hiện động tác chắn bóng a. Tại chỗ bật nhảy thực hiện động tác chắn bóng - Mục đích: + Phát triển thể lực, sức mạnh của chân + Hình thành được động tác (hình tay) chắn bóng - Yêu cầu: Thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật hình tay chắn bóng - Chuẩn bị: 2 dây ni lông (dây khâu bì) dài 12 – 15m, cột dây cao cách mặt đất 0.2m (nữ) 0.3m (nam) - Đội hình tập luyện: hình 4a 0.2 m Hàng 4 Hàng 3 GV Hàng 2 0.3 m Hàng 1 Hình 4a:Tại chỗ bật nhảy thực hiện động tác chắn bóng - Phương pháp tổ chức thực hiện: cho hàng 1 hàng 4 đứng sát dây thực hiện, hàng 2,3 xem, tiếp theo hàng 2 hàng 3 thực hiện, hàng 1,4 xem. Sau đó thực hiện trở lại, học sinh tự nhận xét và sửa sai kỹ thuật cho nhau. b. Chạy đà 1-3 bước bật nhảy bằng 2 chân hoặc 1 chân thực hiện động tác chắn bóng. - Mục đích: + Phát triển thể lực, sức mạnh của chân + Hình thành được đông tác (hình tay) chắn bóng 11
- - Yêu cầu: thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật hình tay chắn bóng - Chuẩn bị: 2 dây ni lông (dây khâu bì) dài 12 – 15m, cột dây cao cách mặt đất 0.3m (nữ) 0.5m (nam) - Đội hình tập luyện: hình 4b 0.3 m Hàng 4 GV Hàng 3 Hàng 2 0.5 Hàng 1 4b: Chạy đà 1-3 bước bật nhảy thực hiện động tác chắn bóng Hìnhm - Phương pháp tổ chức thực hiện: cho hàng 1, hàng 4 đứng cách dây 1- 3 bước thực hiện chạy đà bật nhảy bằng 2 chân hoặc 1 chân thực hiện động tác chắn bóng, hàng 2,3 xem, tiếp theo hàng 2 hàng 3 thực hiện, hàng 1,4 xem. Sau đó thực hiện trở lại, học sinh tự nhận xét và sửa sai kỹ thuật cho nhau. Bài tập 5: Di chuyển ngang 1, 2,3 bước thực hiện kỹ thuật chắn bóng. - Mục đích: + Phát triển thể lực, sức mạnh của chân + Biết cách di chuyển và kỹ thuật chắn bóng - Yêu cầu: thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật di chuyển và hình thành hình tay khi chắn bóng (hai tay vươn cao và hơi úp). - Đội hình tập luyện: hình 5 GV Hình 5: Di chuyển ngang 1, 2,3 bước thực hiện kỹ thuật chắn bóng. - Phương pháp tổ chức thực hiện: + Theo phương pháp đồng loạt + Phương pháp phân nhóm theo hàng ngang -Thứ tự thực hiện: + Di chuyển ngang 1bước bật nhảy bằng 2 chân thực hiện động tác chắn bóng. + Di chuyển ngang 2bước bật nhảy bằng 2 chân thực hiện động tác chắn bóng. 12
- + Di chuyển ngang 3bước bật nhảy bằng 2 chân thực hiện động tác chắn bóng. * Các bài tập thực hiện có bóng: Bài tập 6: Tại chỗ bật cao bằng 2 chân thực hiện động tác đập bóng (bóng được treo cố định cách mặt trên của lưới 0.2 m). - Mục đích: + Phát triển thể lực, sức mạnh của chân + Bước đầu thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật đập bóng - Yêu cầu: bật cao và tay đập được vào bóng - Chuẩn bị: 8 quả bóng chuyền, 2 sân, 2 lưới, 2 sợi dây thép 2-3 li dài 11m. Chia số người tập thành 4 tổ, xếp thành 4 hàng dọc. - Đội hình tổ chức tập luyện: hình 6 (tổ chức dưới dạng trò chơi) Hình 6: Tại chỗ bật cao bằng 2 chân thực hiện động tác đập bóng - Cách chơi: khi có hiệu lệnh tất cả các em số 1 mỗi tổ bật nhảy bằng 2 chân thực hiện động tác đập bóng (lực nhẹ) sau đó đi về cuối hàng, tiếp theo em số 2….thực hiện cho đến em cuối cùng thứ (n). Tổ nào thực hiện được số lần đập trúng bóng nhiều hơn tổ đó sẽ thắng cuộc. - Luật chơi: + Nam thi đấu với nam, nữ thi đấu với nữ, tổ 1 thi đấu với tổ 2, tổ 3 thi đấu với tổ 4. + Tổ chức thi đấu trong 3 hiệp, tổ nào thắng 2 không phạm quy tổ đó sẽ thắng. 13
- + Tổ thua bật nhảy liên tiếp 5 lần (nữ), 7 lần (nam) - Các trường hợp phạm quy: + Đập bóng chạm lưới, dẩm vạch giữa sân. + Làm cản trở đội bạn Bài tập 7: 1,2,3 bước đà giậm nhảy bằng 2 chân, hoặc 1 chân thực hiện động tác đập bóng (bóng được, treo cố định cách mặt trên của lưới 0.2 -> 0.5 m) a. Một bước đà giậm nhảy bằng 2 chân, hoặc 1 chân thực hiện động tác đập bóng (bóng được, treo cố định cách mặt trên của lưới 0.3 – 0.4 m) - Mục đích:+ Phát triển thể lực, sức mạnh của chân + Bước đầu thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật đập bóng - Yêu cầu: bật cao và tay đập được vào bóng - Chuẩn bị: 8 quả bóng chuyền, 2 sân, 2 lưới, 2 sợi dây thép 2-3 li dài 11m. Chia số người tập thành 4 tổ, xếp thành 4 hàng dọc đứng cách lưới 1 bước chạy đà. - Đội hình tổ chức tập luyện: hình 7a (tổ chức dưới dạng trò chơi) Hình 7a:1bước đà giậm nhảy thực hiện động tác đập bóng. - Cách chơi: khi có hiệu lệnh tất cả các em số 1 mỗi tổ chạy đà 1 bước bật nhảy bằng 2 hoặc 1 chân thực hiện động tác đập bóng (lực nhẹ) sau đó đi về cuối hàng, tiếp theo em số 2…thực hiện cho đến em cuối cùng thứ (n). Tổ nào thực hiện được số lần đập trúng bóng nhiều hơn tổ đó sẽ thắng cuộc. 14
- - Luật chơi: + Nam thi đấu với nam, nữ thi đấu với nữ, tổ 1 thi đấu với tổ 2, tổ 3 thi đấu với tổ 4. + Tổ chức thi đấu trong 3 hiệp, tổ nào thắng 2 không phạm quy tổ đó sẽ thắng. + Tổ thua sẽ năm sấp chống đẩy 5 lần (nữ), 7 lần (nam) - Các trường hợp phạm quy: + Đập bóng chạm lưới + Làm cản trở đội bạn b. 2,3 bước đà giậm nhảy bằng 2 chân, hoặc 1 chân thực hiện động tác đập bóng (bóng được treo cách mặt trên của lưới 0.3 - 0.4 m) - Đội hình tổ chức tập luyện: tổ chức dưới dạng trò chơi Hình 7b:2,3 bước đà giậm nhảy thực hiện động tác đập bóng. - Phương pháp tổ chức:Như bài tập 6 (Nhưng xuất phát cách điểm giậm nhảy 2,3 bước chạy đà). - Tổ thua lò cò một vòng quanh sân bóng chuyền. Bài tập 8: Tại chỗ giậm nhảy thực hiện động tác chắn bóng(bóng được treo cố định cách mặt trên của lưới 0,2 - 0,3m) 15
- - Mục đích: + Phát triển thể lực, sức mạnh của chân + Bước đầu thực hiện được động tác chắn bóng -Yêu cầu: Bật nhảy mạnh, cao hai tay chắn được phần trên của bóng và hơi úp bàn tay. - Chuẩn bị:8 quả bóng chuyền, 2 sân, 2 lưới, 2 sợi dây thép 3 li dài 11m , treo 4 quả bóng cách mặt trên của lưới 0,2m(nữ), 0,3m( nam); Chia số người tập thành 4 tổ, xếp thành 4 hàng dọc. - Đội hình tập luyện:Tổ chức dưới dạng trò chơi Hình 8:Tại chỗ giậm nhảy thực hiện động tác chắn bóng. - Phương pháp thực hiện: + Thi đấu nam với nam, nữ thi đấu với nữ. + Số1 thi đấu với số 1’số 2 thi đấu với số 2’(hai em bật nhảy lên chắn bóng cùng 1 lúc) + Tổ chức thi đấu trong 3-5 lần, em nào có số lần chắn bóng được nhiều hơn em đó sẽ thắng. Những em thua bật nhảy liên tiếp 5 lần. - Các trường hợp phạm qui: + Chắn bóng tay chạm lưới. + Chân hoặc người sang sân đối phương. + Chắn bóng làm cản trở đến bạn cùng chơi. Bài tập 9: Di chuyển ngang1,2,3 bước thực hiện động tác chắn bóng(bóng được treo cố định cách mặt trên của lưới 0,3- 0,5m) 16
- - Mục đích: + Phát triển thể lực, sức mạnh của chân. + Bước đầu biết cách di chuyển và thực hiện được động tác chắn bóng. - Yêu cầu: Di chuyển đúng số bước, bật nhảy mạnh,cao, hai tay chắn được phần trên của bóng và hơi úp, không chạm lưới, hoặc sang sân đối phương. - Chuẩn bị:8 quả bóng chuyền, 2 sân, 2 lưới, 2 sợi dây thép 3 li dài 11m, treo 3 đến 4 quả bóng cách mặt trên của lưới 0,3- 0,5m; Chia số người tập thành 2 tổ, xếp thành 2 hàng ngang, đứng 2 bên lưới. + Di chuyển ngang1 bước (bóng được treo cách mặt trên của lưới là 0,3m) Khoảng cách giữa các quả bóng là 1,5m. + Di chuyển ngang 2 bước bóng được treo cách mặt trên của lưới là 0,4m.Khoảng cách giữa các quả bóng là 2m. + Di chuyển ngang 3 bước bóng được treo cách mặt trên của lưới là 0,5m.Khoảng cách giữa các quả bóng là 2,5-3m. - Các trường hợp phạm qui: + Chắn bóng làm cản trở đến bạn cùng chơi. + Chắn bóng tay chạm lưới. + Chân hoặc người sang sân đối phương. - Đội hình tổ chức tập luyện: Hình 9:Di chuyển ngang1,2,3 bước thực hiện động tác chắn bóng. - Phương pháp tổ chức thực hiện: (tổ chức dưới dạng trò chơi thi đấu) 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học hiệu quả cao tại Trường trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên
54 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Toán ở trường THPT
117 p | 56 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức quản lý và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả ở trường THPT Nghi Lộc 4
37 p | 27 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Công dân với kinh tế - GDCD11 nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh THPT
60 p | 18 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc ở Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An
56 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm trong việc dạy học, ôn thi THPT QG môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận phát triển năng lực
23 p | 22 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm triển khai công tác phối hợp giữa Công đoàn và Chuyên môn trong việc tổ chức các hoạt động công đoàn tại trường THPT Hoàng Mai 2
59 p | 9 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động mở đầu theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong các bài dạy môn Tin học ở trường THPT
69 p | 23 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An
37 p | 9 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giảng dạy và huấn luyện học sinh THPT đạt hiệu quả ở nội dung đội ba nam môn Đá cầu tham gia HKPĐ cấp tỉnh
23 p | 21 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao năng lực cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2
40 p | 34 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm sử dụng phiếu học tập để nâng cao hiệu quả giảng dạy qua bài học lịch sử lớp 10 THPT
31 p | 35 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh 12 làm tốt bài thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia
91 p | 25 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn dạy học phần Lịch sử Việt Nam chương trình lớp 12 THPT theo định hướng dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
36 p | 49 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm dạy học chủ đề Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000) để phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 - THPT
65 p | 43 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia phần Thí nghiệm Cơ - Nhiệt
35 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn