Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp duy trì thư viện Xuất sắc
lượt xem 3
download
Muốn duy trì thư viện xuất sắc là một khâu nghiệp vụ hết sức quan trọng trong toàn bộ công tác thư viện. Làm tốt khâu nghiệp vụ này là người cán bộ thư viện đã góp phần rất lớn vào việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Tạo ra môi trường giáo dục hết sức thuận lợi, giúp cho các em đến với một sân chơi bổ ích và lý thú. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp duy trì thư viện Xuất sắc
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục Thị xã Bình Long Tôi ghi tên dưới đây: Số Họ và tên Ngày tháng Nơi công Chức Trình Tỷ lệ TT năm sinh tác danh độ phần chuyên trăm(%) môn đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 PHAN THỊ 20/04/1986 Trường Giáo THSP 100% THOÁNG Tiểu học viên Thanh Thư Lương B viện 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Biện pháp duy trì thư viện Xuất sắc. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục “Thư viện”. 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Thời gian áp dụng : 01/07/2020. 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1: Tính mới của sáng kiến: Sách có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội cũng như trong lao động sản xuất. Nhà lãnh tụ VI.Lênin đã nói: “ Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”. Với nhà trường sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần gũi nhất, là công cụ học tập, giảng dạy cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học tập và luyện tập. Giáo viên cần có sách giáo khoa,sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức… Thư viện có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội, là nơi tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh...góp phần quyết định nâng cao chất lượng, năng lực giảng dạy của giáo viên, thúc đẩy, nâng cao kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó thư viện trường học có một vai trò hết sức quan trọng. Nó là một
- bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của giáo viên, thúc đẩy, nâng cao kết quả học tập của học sinh và xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn hoá mới cho các thành viên của nhà trường. Với tôi, mặc dù làm công tác thư viện trường học chưa lâu nhưng qua hơn ba năm làm công tác thư viện tôi nhận thấy. Muốn duy trì thư viện xuất sắc là một khâu nghiệp vụ hết sức quan trọng trong toàn bộ công tác thư viện. Làm tốt khâu nghiệp vụ này là người cán bộ thư viện đã góp phần rất lớn vào việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Tạo ra môi trường giáo dục hết sức thuận lợi, giúp cho các em đến với một sân chơi bổ ích và lý thú. Từ sân chơi này, các em có thể tự mình khám phá bao điều mới mẻ ẩn sau những trang sách, bài báo hoặc rèn luyện cho mình phương pháp tự học chiếm lỉnh tri thức một cách chủ động và sáng tạo. 5.2. Nội dung sáng kiến: 5.2.1. Tình trạng của vấn đề đã biết. Trường tiểu học Thanh Lương B đóng trên địa bàn ấp Thanh Bình xã Thanh Lương có 02 điểm trường gồm điểm trung tâm Thanh Bình và điểm lẻ Kim Đồng, trong những năm qua được sự quan tâm hỗ trợ của lãnh đạo Ngành, chính quyền địa phương cùng với nguồn huy động xã hội hóa giáo dục do nhà trường phát động trường đã có 15 phòng học,1 văn phòng, 1 phòng thiết bị, 1 phòng thư viện, các tủ sách gồm: tủ sách Pháp luật, tủ sách Đạo đức, tủ sách Thiếu nhi, tủ sách Tham khảo, tủ sách giáo khoa, sách dùng chung, Mỗi ngày một cuốn sách và tủ sách về Bác Hồ; báo, tạp chí.. Đội ngũ: Tổng số cán bộ giáo viên của trường là: 26 người, học sinh có 336 em với 15 lớp. - Cơ sở vật chất: Phòng thư viện riêng trang bị đủ ánh sáng, quạt… thoáng mát, sạch sẽ. - Sách,báo, băng đĩa giáo khoa: Các loại báo, tạp chí, Chuyên san, bản đồ và tranh ảnh giáo dục, sách giáo khoa, sách giáo dục đạo đức, sách nghiệp vụ cho giáo viên, sách tham khảo chung cho giáo viên và học sinh, sách pháp luật, băng đĩa ... - Phương tiện nghe nhìn: máy vi tính đã được nối mạng để phục vụ cho công tác thư viện. - Cán bộ thư viện có tinh thần học hỏi, tâm huyết, hăng hái nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác được giao . - Ban giám hiệu quan tâm sâu sát với công tác thư viện, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tổ cộng tác viên hăng hái,.. * Bên cạnh đó thư viện còn một số khó khăn: Các năm học qua dù Nhà trường đã đầu tư nhiều cho thư viện như sửa chữa và nâng cấp phòng đọc, mua bổ sung nhiều sách, truyện cho giáo viên và học sinh… Một số giáo viên và học sinh chưa tích cực trong việc đọc sách. Thư viện chưa có kho sách riêng.
- Học sinh đồng bào dân tộc, hộ nghèo và hoàn cảnh khó khăn là 107 em chiếm tỉ lệ 31,8 % số học sinh nên phần nào ảnh hưởng đến một số hoạt động thư viện. Cán bộ thư viện là giáo viên kiêm nhiệm công tác thư viện nên chuyên môn nghiệp vụ phần nào còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các bộ phận, đoàn thể trong nhà trường chưa đồng bộ nên một số hoạt động thư viện chưa đạt kết quả cao. 5.2.2. Các biện pháp thực hiện: a. Làm tốt công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung sách cho thư viện. Xây dựng cơ sơ vật chất là phải tổ chức tốt kho sách, nâng cấp trang thiêt bị như thư viện xanh, bàn ghế, tủ giá, vốn tài liệu các loại phải phong phú, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, được phân chia theo từng kho riêng biệt( Sách giáo khoa- Sách tham khảo- Sách giáo viên- Sách thiếu nhi- Sách giáo dục đạo đức và sách pháp luật). Đây là một công tác rất quan trọng vì nó góp phần nâng cao việc sử dụng sách báo được thuận tiện. Giúp cho cán bộ thư viện, giáo viên và học sinh tìm kiếm tài liệu một cách nhanh chóng. Về phòng thư viện, tôi tham mưu mua sắm tủ, giá đựng sách báo, tổng số sách mua mới là 720 quyển. Phòng thư viện có diện tích 56m2, và mở rộng phòng đọc diện tích 120m2 có cả không gian thư viện xanh. Lắp thêm điện, quạt cho thoáng mát, đủ ánh sáng để phục vụ bạn đọc. Về trang thiết bị chuyên dùng, chúng tôi đã tiết kiệm nguồn kinh phí chi thường xuyên mua sắm bổ sung kệ đựng sách, tủ thư mục, tủ giới thiệu sách mới,bàn ghế ngồi đọc sách cho giáo viên và học sinh, bàn ghế cho cán bộ thư viện. Trang bị 1 máy tính có nối mạng Internet để truy cập thông tin và phục vụ cho 336 học sinh. Trang trí phòng thư viện khang trang hơn, trang bị thêm bảng hướng dẫn giáo viên, học sinh cách sử dựng tài liệu trong thư viện, các khẩu hiệu, biểu đồ theo dõi giáo viên và học sinh đọc sách,.. Bổ sung sách, báo là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của thư viện, vì kho sách là cơ sở vật chất đảm bảo mọi hoạt động nghiệp vụ thư viện, trường đã bổ sung sách báo thường xuyên liên tục như đầu năm học, cuối học kỳ. Hàng năm, trường đều dành nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách mua bổ sung sách, báo, thiết bị để nâng cấp thư viện. Bổ sung các loại sách phù hợp với yêu cầu của giáo viên và học sinh nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức, kĩ năng sống cho giáo viên và học sinh, ngoài ra còn trang bị thêm các tủ sách như “Tủ sách pháp luật”, “Tủ sách đạo đức”, “Tủ sách về Bác Hồ”, “Mỗi ngày một cuốn sách”… Trường đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh xuất sắc nên hằng năm đều mua bổ sung sách Toán, Tiếng Việt nâng cao, sách tham khảo Khoa học, Lịch sử, Địa lí để nâng cao kiến thức cho học sinh. Bên cạnh bổ sung sách, báo chúng tôi còn đăng ký mua báo, tạp chí, tranh ảnh bản đồ, băng đĩa, chúng tôi đặt mua 9 loại báo: Giáo dục thời đại, Phụ nữ Việt Nam, Bình Phước, Công an HCM, tạp chí “Dạy và học ngày nay”, tạp chí “Toán học tuổi thơ”, chuyên đề “ Giáo dục tiểu học”,… phù hợp lứa tuổi, nhu cầu tham khảo của giáo viên và học tập của học sinh.
- Để duy trì thư viện luôn đạt thư viện Xuất sắc trường đã mua sắm bổ sung sách báo, trang thiết bị hàng năm thể hiện qua bảng sau: a.1. Mua bổ sung sách báo qua các năm: Sách, báo mua bổ sung Ghi chú Tháng, năm Sách Sách thiếu Báo, Sách (Số lần) Sách TK+PL nhi tạp nghiệp vụ giáo khoa (quyển) (quyển) chí (quyển) Tháng 9- năm 2020 345 267 506 625 9 loại (Lần 1) Tháng 1- năm 2021 379 281 542 712 10 (Lần 2) a.2.. Mua sắm bổ sung trang thiết bị chuyên dùng trong năm: Băng Tủ Máy Máy Tivi Máy đĩa Bản đồ, sách, vi chiếu Đầu photo Ghi Năm học giáo Tranh kệ, giá tính, VCD chú khoa ảnh(bộ) máy in 1 4 2020-2021 25 93 b. Tăng cường công tác tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn. Tham gia tập huấn nghiệp vụ thư viện như phần mềm Bu Ca quản lí thư viện, tôi đã nhập sách và phân loại sách theo phần mềm để theo dõi và quản lí sách dễ dàng thuận tiện hơn. Bản thân tôi tự lập kế hoạch và sắp xếp thời gian tự nghiên cứu tài liệu về nghiệp vụ thư viện, đến tham quan học tập thư viện các trường đạt thư viện xuất sắc để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Nghiên cứu, sắp xếp, xây dựng kho tài liệu đảm bảo những yêu cầu về sách, báo, tạp chí, đăng ký danh mục tài liệu đã mua. Tất cả các tài liệu có trong thư viện phải được bảo quản tốt, đóng bọc và tu sửa thường xuyên liên tục để đảm bảo mỹ quan và thuận tiện cho việc sử dụng lâu dài. Thiết lập đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định nghiệp vụ thư viện, đồng thời đó là cơ sở để báo cáo cho Ban giám hiệu vào cuối học kỳ, cuối năm học về tài sản của thư viện. Bên cạnh đó, tôi thường việc sắp xếp, phân loại tài liệu trong thư viện. Việc bố trí sách phải đúng theo nghiệp vụ, hợp lý, hài hoà, dễ thấy, dễ lấy, tạo điều kiện cho bạn đọc dễ tìm. Tất cả các tài liệu, ấn phẩm trong thư viện phải được đăng ký, mô tả,
- phân loại, tổ chức mục lục, sắp xếp theo đúng nghiệp vụ thư viện. Vào cuối năm học tham mưu với nhà trường lập Ban kiểm kê sách, để làm biên bản kết sổ. c. Làm tốt công tác phối hợp với tổ cộng tác viên thư viện, các bộ phận, đoàn thể trong trường cùng tham gia công tác thư viện. Hắng năm tham mưu với nhà trường thành lập tổ cộng tác viên thư viện phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên, mỗi bộ phận, đoàn thể cùng phối hợp tổ chức các hoạt động phù hợp với nội dung giáo dục toàn diện, phù hợp với công việc của giáo viên, với tâm lý lứa tuổi học sinh. Phối hợp cùng tổ cộng tác viên, Đội Thiếu niên, Đoàn Thanh niên, tổ chức tốt các buổi ngoại khóa, các hội thi như: thi “Vẽ tranh theo bìa sách”, thi “Kể chuyện đạo đức”, Triễn lãm sách, Ngày hội đọc sách… Phối hợp cùng tổ cộng tác viên, giáo viên chủ nhiệm trong công tác tuyên truyền giới thiệu sách, phát hiện, sưu tầm sách báo mới, tư liệu mới, thông báo sách mới nhằm phục vụ các nhu cầu dạy học theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. + Tham gia công tác điểm sách, hướng dẫn học sinh đọc sách. + Phân phối, thu hồi, bảo quản và sử dụng sách giáo khoa. Phối hợp cùng Công đoàn, Đoàn Thanh niên, giáo viên chủ nhiệm vận động các cá nhân, học sinh tặng- đổi sách, truyện cho thư viện. Tuy số sách không còn mới nhưng cũng làm cho nguồn sách phong phú, bên cạnh đó giáo dục các em ý thức xây dựng thư viện, đồng thời tạo cho các em có thói quen, ý thức hơn trong việc bảo quản và giữ gìn sách khi đọc. Mỗi giáo viên, mỗi học sinh, mỗi cộng tác viên, và bộ phận Đoàn Thanh niên, Công đoàn, ban phụ trách đội luôn tham gia tích cực, đi đầu trong các hoạt động thư viện, luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho thư viện phát huy tinh thần năng động, sáng tạo và nhiều hình thức phục vụ bạn đọc hấp dẫn hơn. Nhắc nhở, đôn đốc các em thực hiện tốt lịch mượn trả sách, công tác tuyên truyền giới thiệu sách cũng như các chuyên đề mà thư viện đã làm đạt được kết quả thành công hơn. d. Tham mưu với nhà trường tổ chức hoạt động thư viện đạt hiệu quả và nâng cao chất lượng dạy và học. Một thư viện hoạt động có hiệu quả hay không, không chỉ căn cứ vào số vốn tài liệu, cơ sở vật chất được trang bị cho thư viện mà còn căn cứ vào số lượng bạn đọc đến với thư viện nhiều hay ít. Đây là một điều mà tôi luôn nghĩ tới và bản thân luôn xác định nhiệm vụ của thư viện là phải luôn gắn bó mật thiết với nhiệm vụ dạy và học của nhà trường. Bám sát chủ đề từng tháng, từng năm học, tôi cán bộ thư viện phân chia lịch đọc cho từng lớp trong tuần. Tránh tình trạng học sinh vào thư viện ồ ạt gây mất trật tự có thể làm thất lạc sách truyện, ảnh hưởng đến việc nghiên cứu tài liệu hoặc đọc sách của giáo viên. Cán bộ thư viện phải lập kế hoạch hoạt động của thư viện trong năm, học kỳ và từng tháng, trình Ban giám hiệu phê duyệt. Tham khảo ý kiến Hiệu trưởng (hoặc Hiệu phó phụ trách công tác thư viện) về những nội dung công tác lớn của thư viện trong
- năm cần phải làm. đ. Tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu sách, báo đến bạn đọc. Trong trường học,việc giới thiệu và tuyên truyền sách, báo cho giáo viên và học sinh chiếm vị trí quan trọng trong công tác thư viện, nó được đặt lên hàng đầu. Đây là việc làm phải thường xuyên, khoa học, hợp lý nhằm giới thiệu những cuốn sách, bài báo có nội dung phục vụ thiết thực cho dạy và học nhất là quá trình thực hiện cải cách giáo dục. Chính vì vậy theo tôi để phát huy tối đa của việc tuyên truyền , giới thiệu sách báo đến bạn đọc người cán bộ thư viện phải thực hiện những nội dung sau: Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu sách: Căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường tôi cán bộ thư viện mỗi tháng biên soạn một chuyên đề về giới thiệu sách mới theo từng chủ điểm. Chọn những cuốn sách phù hợp với nội dung chủ đề giới thiệu, đảm bảo về chính trị, tính thời sự nóng hổi, phù hợp với đối tượng bạn đọc, có nội dung thích hợp, có tính giáo dục cao và giá trị về nghệ thuật sâu sắc. Tuyên tuyền giới thiệu sách qua nhiều hình thức: giới thiệu trong các buổi chào cờ đầu tuần, trong các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt chuyên đề, trong chương trình phát thanh măng non, trong buổi sinh hoạt khóa… Giới thiệu sách theo chủ điểm từng tháng, giới thiệu một lần/ tháng. Ví dụ: - Tháng 9: Chủ điểm về ngày Quốc khánh 2/9. - Tháng 10: Chủ điểm về Phụ nữ Việt Nam( về bà, mẹ,cô…) - Tháng 11: Chủ điểm về ngày Nhà giáo Việt Nam( về thầy, cô) - Tháng 12: Chủ điểm về ngày Quốc phòng toàn dân( về anh bộ đội) - Tháng 1: Chủ điểm về ngày học sinh, sinh viên. - Tháng 2: Chủ điểm về ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Mừng Đảng mừng xuân. - Tháng 3: Chủ điểm về ngày Quốc tế phụ nữ, Đoàn TNCSHCM. - Tháng 4: Chủ điểm về ngày 30/4( ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước) - Tháng 5: Chủ điểm về Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, về Bác Hồ kính yêu. Tổ chức ngày hội đọc sách, triễn lãm sách nhân ngày “ Sách và bản quyền thế giới”, trang bị tủ sách“ Mỗi ngày một cuốn sách”…nhằm giới thiệu cho giáo viên và học sinh những cuốn sách mới, có tính thực tiễn, thời sự để thu hút bạn đọc đến thư viện đọc sách ngày càng đông và thường xuyên hơn. Than mưu với nhà trường tổ chức thi kể chuyện theo sách, hoạt động này giúp cho học sinh có thói quen đọc sách và làm theo sách, mở rộng nhận thức cho các em về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho các em tình cảm lành mạnh, có những ước mơ đẹp và có mối quan hệ tốt với mọi người. Điểm sách một năm hai đến ba lần, tức là trình bày nội dung một cuốn sách với một cuộc nói chuyện ngắn gọn với một chủ đề cho trước. Thường tổ chức ở khối 4 và khối 5 mỗi năm từ 2 đến 3 lần.
- Đối với học sinh lớp 1,2, 3 các em chưa đọc tốt nên cán bộ thư viện đã chọn những cuốn sách phù hợp, cho các em đọc lần lượt cho các bạn nghe, cán bộ thư viện uốn nắn cho các em về cách phát âm và khả năng đọc diễn cảm. Đối với giáo viên, ngoài các sách chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên còn được tham khảo các loại sách báo, tài liệu bổ ích khác để nâng cao kiến thức cuộc sống của bản thân. e. Lựa chọn sách, báo phù hợp. Muốn làm tốt công tác này người cán bộ thư viện phải nắm bắt nhu cầu, yêu cầu bạn đọc các sự kiện liên quan đến bạn đọc. Như chúng ta cũng đã biết trong nhà trường nhiệm vụ chính của thầy và trò là giảng dạy và học tập. Vì vậy sách, báo tuyên truyền, giới thiệu có nội dung phù hợp phục vụ cho nhiệm vụ trên. Sách được giới thiệu và tuyên truyền là những sách được mọi người quan tâm, có tính thời sự, sách còn mới, có giá trị cao.làm được như vậy chúng ta mới thu hút bạn đọc tự đến với sách, kích thích bạn đọc tự tìm tòi tài liệu để thỏa mản nhu cầu của mình. Ví dụ: Đối với học sinh trung bình thì ngoài những sách giáo khoa để học trên lớp thì người cán bộ thư viện giới thiệu cho các em các sách bài tập, các sách tham khảo để các em luyện tập , bổ sung, củng cố lại kiến thức của mình. Đối với những em học sinh giỏi cán bộ thư viện giới thiệu cho các em những sách nâng cao, sách bài tập khó để các em mở rộng thêm kiến thức . Đối với giáo viên ngoài những sách nghiệp vụ, sách giáo khoa để giảng dạy và học tập thì cán bộ thư viện tìm tòi giới thiệu cho giáo viên những sách tham khảo hay những chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi để giáo viên có tài liệu học tập nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Tóm lại hiệu quả cuối cùng của việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo như thế nào phụ thuộc rất lớn đến công việc lựa chọn sách, báo tài liệu của thư viện. f. Lựa chọn hình thức tuyên truyền. Phương pháp và hình thức tuyên truyền sách báo có tác động trực tiếp rất lớn đến bạn đọc. Theo tôi với đối tượng các em là học sinh phương pháp tối ưu cho việc tuyên truyền, giới thiệu sách, báo tuyên truyền bằng miệng là hiệu quả nhất. Phương pháp này gần gủi với việc lên lớp của giáo viên, nó tác động trực tiếp đến bạn đọc, gây hứng thú đọc sách, khắc phục đựợc một phần tình trạng thiếu sách hiện nay.Phương pháp này rất thông dụng có thể thực hiện bất cứ lúc nào, ở nơi đâu, thời gian nhiều hay ít. Ví dụ: Đối với học sinh ta áp dụng việc giới thiệu mỗi ngày một cuốn sách cho các em vào 15 phút đầu giờ thông qua phương tiện truyền thanh của nhà trường. Đồng thời cán bộ thư viện kết hợp với Đoàn đội, giáo viên chủ nhiệm tổ chức các buổi ngoại khóa giới thiệu sách cho các em hoặc tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo sách, thi vui đọc sách ... cho các em nhân các ngày lễ lớn... Đối với giáo viên : ngoài những buổi giới thiệu sách trên thì thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, các cuộc họp, hội nghị...cán bộ thư viện kết hợp giới thiệu sách hay,
- sách mới. Đối với các thông tin trên báo, tạp chí ... cán bộ thư viện có thể cập nhật hàng ngày thông qua phương tiện truyền thanh của nhà trường tuyên truyền, giới thiệu kịp thời đến các em hoặc đưa vào bảng kiến thức hay của nhà trường để bạn đọc tham khảo. Kết hợp việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo cán bộ thư viện trưng bày các sách mới, sách hay ở tủ trưng bày sách trong thư viện để bạn đọc tiện theo giỏi. Ngoài cán bộ thư viện là người nồng cốt trong các buổi giới thiệu sách thì các cộng tác viên của thư viện gồm giáo viên và học sinh là mạng lưới tuyên truyền, giới thiệu sách báo hiệu quả là những người cùng cán bộ thư viện truyền tải thông tin đến bạn đọc một cách nhanh nhất. g. Hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo thư viện. Hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo người cán bộ Thư viện cần xác định nhiệm vụ cụ thể đối với từng lứa tuổi, từng nhóm, thậm chí đối với từng giáo viên và học sinh cá biệt. Muốn làm tốt công tác này cán bộ thư viện phải xác định rõ các nhiệm vụ sau đây: Hướng dẫn bạn đọc sử dụng các loại sách, báo gì? Đối với thư viện trường học muốn phát huy tốt tác dụng của việc đọc sách, báo, người cán bộ thư viện cần hướng dẫn chu đáo bạn đọc các loại sách báo phục vụ trực tiếp yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường các loại sách tham khảo,sách giáo khoa, sách nghiệp vụ... sát hợp với chương trình học tập trong nhà trường, các loại sách báo nhằm mở rộng kiến thức góp phần đẩy mạnh chất lượng giảng dạy và học tập. Ngoài ra còn có các loại sách phục vụ việc rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong ý chí, và tình cảm lành mạnh của học sinh. Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu sử dụng sách báo bạn đọc Ở từng lứa tuổi, từng đối tượng cấp học bạn đọc có nhu cầu sử dụng sách, báo khác nhau. Nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc thì người cán bộ thư viện mới hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách phù hợp đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc. Với học sinh cán bộ thư viện hướng dẫn các em cụ thể, trực tiếp vào các môn học của các em. Ví dụ: Đối với học sinh xuất sắc hướng dẫn các em sử dụng các loại sách tham khảo. Đối với học sinh trung bình hướng dẫn các em sử dụng các loại sách bài tập.... Ngoài ra thư viện kết hợp với giáo viên từng bộ môn để nắm được yêu cầu và có kế hoạch phục vụ liên tục, chu đáo các đối tượng,cần giúp các em biết sử dụng thư viện, sử dụng hệ thống tra cứu thư viện, biết cách đọc sách, coi sách là người thầy thứ hai của mình. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Giải pháp này áp dụng cho giáo viên & học sinh tiểu học ở Trường Tiểu học Thanh Lương B. Và áp dụng cho thư viện các trường trong thị xã Bình Long. 6. Những thông tin cần được bảo mật: ( không có) 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
- * Về vật chất: - Phòng thư viện riêng trang bị đủ ánh sáng, quạt đèn…thoáng mát , sạch sẽ. - Tủ, kệ đựng sách, báo đầy đủ, đẹp. - Thư viện có đầy đủ các bản biểu. - Thư viện phải có đầy đủ chỗ ngồi cho giáo viên và học sinh. - Máy vi tính có nối mạng intenet và máy in. * Về tinh thần: - Cán bộ thư viện phải nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác. - Thư viện phải cò đầy đủ sách, báo, băng đĩa và các loại sách như: sách tham khảo, sách pháp luật, sách đạo đức, sách nghiệp vụ… - Thư viện phải thoáng mát, sạch sẽ. Khi giáo viên và học sinh đến thư viện cán bộ thư viện đón tiếp vui vẻ và sắp xếp sách rõ ràng ngăn nắp , phân theo từng loại rõ ràng cho giáo viên và học sinh dễ thấy , dễ lấy. * Về hiện vật: - Thư viện trang trí sinh động, đẹp, sạch sẽ, thoáng mát, trong phòng thư viện phải có những câu danh ngôn như: “Đọc sách đối với trí tuệ giống như thể dục đối với thân thể” “Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay” “Thư viện là kho tàng chứa tất cả của cài tinh thần của loài người”… - Ngoài thư viện xanh trang trí thêm hoa, dây leo, cây tươi… 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 8.1.Kết quả: Qua một số các giải pháp thực hiện trên thư viện tôi đã và đang áp dụng rất tốt và đạt kết quả cao ví dụ như: * Số lượt đọc và lượt mượn sách của học sinh và giáo viên. Năm học TS TS Số lượt bạn Số lượt sách đưa Ghi GV HS đọc đến thư ra phục vụ trong chú viện năm GV HS GV HS Tháng 9/2020 26 336 2148 8970 2256 8976 Học kì I 26 336 2219 8998 2369 8963 2020-2021(Tháng 01) * Công tác tuyên truyền, giới thiệu sách: Kể Triễn Giới Thi vui Đọc to chuyện Điểm lãm thiệu đọc nghe Năm học theo sách sách Ghi chú sách sách chung sách (lần) (lần) (lần) (lần) (lần)
- 2020 - 2021 8 2 2 4 5 4 Tính đến tháng 01/2021 * Danh hiệu thư viện đạt được: Năm học Danh hiệu thư viện 2020-2021 Đăng ký thư viện Xuất sắc 8.2. Bài học kinh nghiệm: Qua thực tiễn làm công tác thư viện, tôi nhận thức được tầm quan trọng của công tác thư viện, bản thân tôi đã có những giải pháp để thư viện đạt hiệu quả cao. Tôi tổ chức hoạt động thư viện với nhiều hình thức nhằm khai thác vốn tài liệu có trong thư viện đạt hiệu quả, phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Làm tốt công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị… Tổ chức quản lý việc bảo quản kho sách và tài liệu thư viện không để mất mát hư hỏng. Nhờ đó, công tác thư viện trường học những năm qua đạt kết quả cao. Nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách báo thư viện, thể hiện hết trách nhiệm của mình trong việc vận động tổ chức và hướng dẫn nhu cầu đọc sách, báo trong nhà trường. Theo tôi người cán bộ thư viện phải ra sức rèn luyện, tu dưỡng về mọi mặt, phải là một tấm gương tốt về việc tự học tự bồi dưỡng. Nhanh nhạy, kịp thời phát hiện ra nhiều sách, báo mới, hay phục vụ bạn đọc xứng đáng là “linh hồn’’ thư viện, có như vậy thì thư viện mới có khả năng thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của giáo viên - học sinh và thư viện mới phát huy được tác dụng, mới thực sự là một phương tiện giáo dục không thể thiếu được trong nhà trường. Ý kiến của Hội đồng sáng kiến cấp trường ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
- 9.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử ( nếu có): Ý kiến của Hội đồng sáng kiến cấp Thị xã ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………............................ ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thanh Lương, ngày 28 tháng 01 năm 2021 Người nộp đơn Phan Thị Thoáng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 221 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 170 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 192 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 176 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 148 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn