Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3
lượt xem 6
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3" giúp các em học sinh học tập môn học Tự nhiên và xã hội tốt hơn. Hình thành cho các em niềm yêu thích môn học từ đó các em dễ dàng tiếp thu kiến thức, phát huy toàn diện năng lực, khả năng thực hành áp dụng lý thuyết vào cuộc sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3
- UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGŨ HIỆP ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH KHI HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 Lĩnh vực/ Môn : Tự nhiên và Xã hội Cấp học : Tiểu học Tên Tác giả : Trần Thị Thu Châm Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ngũ Hiệp Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC: 2022 – 2023 MỤC LỤC
- 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục tiểu học là bước giáo dục cơ bản và quan trọng nhất trong nền giáo dục, giai đoạn định hình tính cách và tư duy cho các em học sinh. Mục tiêu của giáo dục tiểu học là tạo một môi trường tốt nhất để học sinh được phát triển toàn diện cả về trí tuệ về kĩ năng sống. Ở giai đoạn này tất cả các môn học đều có tầm quan trọng như nhau. Mỗi môn học đều có đặc thù riêng góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Nếu như môn Toán rèn luyện cho các em về khả năng tính toán tư duy logic thì với môn Tự nhiên và xã hội sẽ giúp các em mở rộng tầm hiểu biết về thế giới quan, hình thành tình yêu, tinh thần trách nhiệm với thiên nhiên – gia đình – xã hội. Môn học Tự nhiên và xã hội nói chung và khối lớp 3 nói riêng có vai trò hết sức quan trọng với học sinh. Thông qua môn học này, các em có thêm những kiến thức về tự nhiên, xã hội như hiểu biết về con người, sức khoẻ, hiểu biết về một số sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 với thời lượng 70 tiết. Môn học Tự nhiên và Xã hội nhằm giúp học sinh học tập đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Môn Tự nhiên và Xã hội nhấn mạnh các quan điểm như tích hợp những nội dung liên quan đến thế giới Tự nhiên và Xã hội. Tổ chức nội dung chương trình thành các chủ đề theo hướng mở rộng và nâng cao. Tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập bằng cách giúp các em đặt câu hỏi, tham gia những hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa để tìm kiếm câu trả lời. Hướng dẫn học sinh thể hiện việc học tập của cá nhân và thông qua các nhóm các sản phẩm học tập; khuyến khích học sinh vận dụng những điều đã học vào đời sống. Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy thực tế. tôi xin đề xuất “Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh” để giúp các em học sinh học tốt môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 (theo bộ sách Cánh diều).
- 4 2. Mục đích nghiên cứu + Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học môn học Tự nhiên và xã hội lớp 3 trong hệ thống giáo dục + Giúp các em học sinh học tập môn học Tự nhiên và xã hội tốt hơn. Hình thành cho các em niềm yêu thích môn học từ đó các em dễ dàng tiếp thu kiến thức, phát huy toàn diện năng lực, khả năng thực hành áp dụng lý thuyết vào cuộc sống + Giúp thầy cô có thêm phương pháp giảng dạy môn học Tự nhiên và xã hội lớp 3 đạt hiệu quả cao. + Nhận được ý kiến trao đổi, chia sẻ từ cán bộ quản lí nhà trường, từ các bạn đồng nghiệp để tôi phát huy những mặt mạnh; điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại cho hoàn thiện hơn. + Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự hoàn thiện mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại. 3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các biện pháp giúp các em học sinh lớp 3 chủ động tích cực hơn trong các tiết học môn Tự nhiên và xã hội. Các biện pháp được nghiên cứu và áp dụng trực tiếp vào các bài học trong sách Tự nhiên và xã hội lớp 3 của bộ sách Cánh diều. Học sinh lớp 3C trường tiểu học Ngũ Hiệp Năm học: 2022 - 2023 4. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3.
- 5 PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, coi “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Trong đó giáo dục Tiểu học là bậc học cực kì quan trọng, đặt nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông, tạo tiền đề để thực hiện chiến lược “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Cùng với các môn học khác và hoạt động giáo dục ở cấp Tiểu học, môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu đã quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Môn học Tự nhiên và xã hội nói chung và với khối lớp 3 nói riêng là là sự tổng hoà kiến thức về thế giới quan. Môn học này không chỉ quan trọng về mặt tri thức mà còn rèn luyện về phẩm chất, kĩ năng cho các em học sinh. Do đó việc nghiên cứu để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên và xã hội là điều hết sức cần thiết cho quá trình giảng dạy – học tập của giáo viên và học sinh. Trong nghị quyết của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Mục tiêu của việc đổi mới là giúp các em học sinh trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo để tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Qua quá trình tìm tòi và nghiên cứu tôi nhận thấy việc giúp các em học sinh phát huy tính tích cực là yếu tố cực kì quan trọng trong hoạt động đổi mới giáo dục.
- 6 Với mục tiêu của “Đẩy mạnh chất lượng giáo dục” dạy học ở môn Tự nhiên và xã hội mà có thể vận dụng linh hoạt cho tất cả các môn học nhằm tạo hứng thú học tập, thúc đẩy tinh thần, tính tích cực, chủ động sáng tạo, giúp học sinh cảm nhận “mỗingày đến trường là một ngày vui” góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Các biện pháp giúp phát huy tính tích cực trong học tập, với mong muốn giúp cho các em học sinh được phát triển toàn diện. Từ những lý do trên, tôi xin đề xuất một số “biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 ”dựa theo bộ sách Cánh diềuđể từ đó giúp cho các em lĩnh hội kiến thức tốt hơn và chủ động sáng tạo hơn trong học tập cũng như đào tạo cho các em những kĩ năng cơ bản cần có trong cuộc sống. 2. Cơ sở thực tiễn Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Vũ Luận đã có những chia sẻ về chương trình sách giáo khoa ở nước ta trước đây được xây dựng theo lối truyền thụ kiến thức một chiều, thiết kế những môn học ở các trường phổ thông cũng tựa như các lĩnh vực khoa học ngoài đời. Điều đó dẫn tới kiến thức trong sách giáo khoa chủ yếu là kiến thức khoa học, nặng tính hàn lâm, xa rời cuộc sống. Trong khi đó, kiến thức khoa học của loài người tăng rất nhanh, chỉ 4 đến 5 năm đã tăng gấp đôi về lượng kiến thức. Do vậy, phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều cổ điển không thể đáp ứng được yêu cầu. Vì lẽ đó, chương trình đổi mới sách giáo khoa lớp 3 trong đó có môn Tự nhiên và xã hội được triển khai trong năm học 2022-2023.Chương trình và sách giáo khoa mới đảm bảo tính hiện đại, hội nhập và tạo được sự chuyển biến căn bản về chất lượng giáo dục. Với định hướng này thì phương pháp dạy truyền thống đã không còn thích hợp để áp dụng. Để giúp các em nhanh chóng theo kịp chương trình sách mới, các thầy cô nên kết hợp việc giảng dạy với các biện pháp giúp phát huy tính tích cực của các em học sinh từ đó các em học tập dễ dàng hơn và phát triển toàn diện hơn. 2.1. Thực trạng dạy và học môn Tự nhiễn và Xã hội
- 7 Những năm gần đây chủ đề về dạy học tích cực đang là mối quan tâm của rất nhiều giáo viên. Đã có rất nhiều phương pháp được đề xuất với cùng chung một mục tiêu là đổi mới cách dạy học theo hướng thầy cô là người dẫn dắt, các em học sinh là người chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức để các em được tư duy sáng tạo nhiều hơn và phát triển toàn diện hơn. Tôi đã có tham khảo áp dụng các phương pháp dạy học cho lớp tuy nhiên vẫn còn một số bất cập dẫn đến chất lượng dạy và học chưa được cải thiện nhiều. Ngoài ra từ phía giáo viên và học sinh còn đang chú trọng môn Toán, Tiếng việt và chỉ coi môn Tự nhiên và xã hội là môn học phụ nên có phần lơ là. Trước tiết học các thầy cô chưa có sự chuẩn bị chu đáo cho bài học, chỉ giảng dạy cho học sinh theo lối truyền thống sơ sài mà không có các công cụ giúp cho bài giảng sinh động phong phú. Việc học sinh học theo phương pháp truyền thống không có sự tương tác, chỉ chép đầy đủ nội dung theo yêu cầu và về nhà học thuộc đã vô tình tạo ra nhiều lỗ hổng trong giáo dục. Đối với các em học sinh do còn đang ở độ tuổi vui chơi nên chưa có được sự chủ động, tập trung cho bài học của mình. Hầu hết các em cũng nghĩ môn Tự nhiên và xã hội không quan trọng nên học tập đối phó, không có sự tư duy sáng tạo cho môn học. 2.2. Thựctếkhảosátchấtlượnghọcsinhngaytừ đầunăm Khi đón các em học sinh từ lớp 2 lên lớp 3, tôi đã cho các em điền vào phiếu khảo sát về mức độ yêu thích môn học Tự nhiên và xã hội và thống kê được kết quả như sau: Có Không Câu hỏi Số lượng % Số lượng % 1. Em thích học môn Tự nhiên và 15/49 33,6 34/49 66,4 Xã hội hay không ?
- 8 2. Em cảm thấy giờ học phân môn Tự nhiên và Xã hội có lôi 16/49 32,7 33/49 67,3 cuốn và hấp dẫn không 3. Em thường xuyên tham gia thảo luận, trao đổi với các bạn 15/49 33,6 34/49 66,4 trong nhóm. 4. Lớp em thường xuyên phát biểu xây dựng bài trong giờ học 10/49 20,4 39/49 79,6 môn Tự nhiên và Xã hội. * Nguyênnhânchủquan: +Đối vớihọcsinh: - Nhậnthức của họcsinh chưa đồng đều. - Chưa coi trọng môn Tự nhiên và Xã hội, chỉ chú trọng các môn học đánh giá bằng điểm số. +Đốivớigiáo viên: - Việc giảng dạy của giáo viên đôi khi chưa phát huy hết được tính tích cực,chủ động sáng tạo củacác em. - Trongquátrìnhtổchứcdạy học chohọcsinhchưa thậtsựlinh hoạt. - Trong quá trình tổ chức tiết học, giáo viên đôi lúc chưa quan tâm sâu sátđến từng đối tượng học sinh. *Nguyênnhânkháchquan: - Vốn hiểu biết của một số em còn hạn chế nên nhiều khi không trả lời được câu hỏi,trảlờikhôngchính xác dẫn đến việc các em rụt rè, mất tự tin. -Chính vì việc không yêu thích môn học, học tập đối phó của học sinh và phương pháp giảng dạy chưa phù hợp của thầy cô dẫn đến chất lượng học môn Tự nhiên và xã hội của các em học sinh rất kém. 3- Thựctrạngbanđầu 3.1. Giáoviên: *Thuậnlợi: - Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổchứcbồidưỡnggiáoviên,tổchứcnhữngbuổihọcchuẩnkiếnthứckỹnăngchohọcsin h tiểu học vv… cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi, giảngdạy. - ĐượcsựgiúpđỡcủaBanGiámHiệutrường:tổchứcthaogiảng,dựgiờhàngtháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra
- 9 nhữngýkiến hay, những đề xuấtkinh nghiệmtốtápdụng trong việc giảng dạy. -Độingũgiáoviêntrườngcótaynghềvữnglâunămtrongcôngtác,cónhiều kinhnghiệm,cóýthứctốtvềtráchnhiệmngườigiáoviênvàsẵnsànggiúpđỡđồngnghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó khăn hay xử lý cáctrường hợp họcsinh cábiệt. *Khókhăn - Tranh ảnh minh họa cho môn Tự nhiên và Xã hội còn hạn chế. Giáoviên còn tự làm thêm đồ dùng dạy học để tạo sinh động cho tiết dạy, nên còn mấtthờigian đầu tư. 3.2. Học sinh: *Thuậnlợi: - Ởđộtuổi8-9của họcsinhlớp 3.Cácemđasốcònrấtngoan,dễvânglời,nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên khenthưởng vv…. - Có được sự quan tâm về việc học tập của con em mình đa số phụ huynh cóý thức trách nhiệm không khoán trắng cho nhà trường cho giáo viên. Đã tích cựcbắttayvớigiáoviêntrongviệchọctậpcủaconemmìnhnhư:Chuẩnbịđầyđủsách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con em mìnhđến lớp cũng nhưhọc tậpởnhà. *Khókhăn: Quathựctếgiảngdạyvàthảoluậncùngđồngnghiệp,tôinhậnthấy: -Trìnhđộhọcsinhtronglớpkhôngđồngđều.Bêncạnhnhữngempháttriển,học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, bé nhỏ hơn so với cácbạn bình thường. Kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậmtiến. - Còn một phần không ít phụ huynh, không và chưa quan tâm đúng mức đến việchọctậpcủaconemmình.Chưatạođiềukiệntốtđểconemmìnhđếnlớpcũngnhưnhắc nhởcác emhọc bài, đọc bàiởnhà. Từ những bất cập trên trong quá trình giảng dạy cũng như trên thực tế hệ thống giáo dục đã có sự đổi mới chương trình sách giáo khoa bậc tiểu học nên bản thân tôi muốn đề xuất đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh. Bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng biện pháp phát huy tính tích cực trong học tập môn Tự nhiên và xã hội cho các em học sinh lớp tôi. Hy vọng các thầy cô tham khảo cân nhắc đưa phương pháp này vào giảng dạy để cải thiện chất lượng học tập cho học sinh.
- 10 4. Giải pháp thực hiện Với định hướng rèn luyện cho các em học sinh tính chủ động học tập, sáng tạo tư duy và phát triển năng lực toàn diện tôi xin đưa ra một số biện pháp phát huy tính tích cực của các em. Biện pháp 1: Đa dạng hóa nội dung bài giảng thông qua các hình ảnh, video sinh động, trực quan để gợi mở và hướng dẫn học sinh Nội dung: Ở bậc tiểu học, tâm lý của các em học sinh còn thích vui chơi hơn là học tập. Thường thì những bài giảng lý thuyết sẽ khiến các em trở nên nhàm chán, mất tập trung. Bên cạnh đó đối với môn học Tự nhiên và xã hội là môn học tích hợp những kiến thức thực tế cuộc sống, có những phần kiến thức nếu chỉ giảng bằng lời sẽ khô khan trừu tượng, tuy nhiên nếu các thầy cô tích hợp thêm các hình ảnh video sinh động sẽ thu hút các em vào bài giảng giúp các thầy cô giảng dạy dễ dàng hơn. Ngoài ra hình ảnh mang tính trực quan, sinh động, cụ thể; giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng nhận thức và hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức với môn Tự nhiên và xã hội. Ví dụ 1: Bài 1 “Họ hàng nội, ngoại” trang 6 – Tự nhiên và xã hội sách Cánh diều
- 11 Cách thức triển khai : Các thầy cô chuẩn bị video về các đoạn hội thoại trong gia đình cho các em học sinh xem và đặt câu hỏi để các em trả lời về tình tiết trong đoạn video clip. Thông qua video các thầy cô có thể gián tiếp để giới thiệu về bài giảng, thu hút các em học sinh bằng những hình ảnh sinh động. Các em xem video dễ hình dung kiến thức ngoài ra cần tập trung để trả lời câu hỏi của giáo viên từ đó các em được tư duy, được phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của bản thân mình. Ví dụ 2: Bài 2 “Một số ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình” – Trang 10 Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Cánh diều Cách thức triển khai: Bài học này các thầy cô có thể sử dụng hình ảnh trong sách giáo khoa hoặc hình ảnh thực tế của học sinh để diễn tả cho các em học sinh về những ngày kỉ niệm, ngày đặc biệt trong gia đình. Từ đó giúp các
- 12 em dễ dàng hiểu về ý nghĩa của những ngày kỉ niệm và ngày ấy sẽ được gia đình tổ chức như thế nào. Ý nghĩa biện pháp: Việc sử dụng hình ảnh, video trong giảng dạy nói chung và với môn Tự nhiên và xã hội nói riêng đóng vai trò cực kì quan trọng. Khi tôi áp dụng biện pháp này, lớp học của tôi đã thay sự im lặng áp lực bằng những hình ảnh âm thanh sinh động giúp cho các em học tập sôi nổi hơn. Khi tôi chiếu các video, 100% các em học sinh tập trung chăm chú xem với vẻ mặt rất hào hứng và thích thú. Không những ghi nhớ bài học một cách tự nhiên mà các em còn ghi nhớ rất lâu về kiến thức bài giảng. Bản thân tôi cũng thường kết hợp việc cho các em xem video và đặt câu hỏi kèm những phần quà hấp dẫn để thu hút học sinh. Từ đó giúp các em tích cực chủ động trả lời câu hỏi, tư duy sáng tạo trong tiết học. Biện pháp 2: Vận dụng kĩ thuật "Trình bày một phút" vào các tiết dạy để giúp học sinh nắm được nội dung bài học ngay trên lớp Nội dung: Kỹ thuật “trình bày một phút” là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Kĩ thuật trình bày một phút hay còn được gọi là kỹ thuật khăn trải bàn. Vốn dĩ trong một tiết học có rất nhiều những lời giảng của thầy cô, những hình ảnh,... mà các em học sinh được nghe được nhìn. Nếu như các thầy cô không có bước cô đọng kiến thức sẽ khiến các em học sinh bị nhiễu loạn thông tin và không phân biệt được những kiến thức nào cần nhớ. Và ngược lại các em không nói ra những kiến thức mà các em tiếp nhận được thì các thầy cô cũng sẽ không nắm được học sinh của mình đã hiểu bài học đến đâu để có phương án điều chỉnh tốt nhất. Với kỹ thuật trình bày một phút sẽ giúp cho các em học sinh tích cực hơn trong giao tiếp,phát triển khả năng tư duy logic, khái quát hoá vấn đề. Cách thức triển khai: Với kỹ thuật trình bày một phút, sau giai đoạn giảng dạy kiến thức, thầy cô đặt ra câu hỏi và phân nhóm, mỗi bàn là 1 nhóm. Các nhóm sẽ cùng thảo luận và ghi ý kiến của từng bạn sau đó ghi ý kiến tổng hợp của cả nhóm ra giấy theo mô hình khăn trải bàn. Sau khi hoàn thành thầy cô
- 13 kiểm tra ý kiến của các em học sinh để xem các em đã nắm rõ kiến thức bài học chưa, nếu có phần các em còn chưa hiểu các thầy cô có thể kịp thời củng cố lại kiến thức cho các em. Ví dụ 1: Bài 3 “ Phòng tránh hoả hoạn khi ở nhà” – trang 14-15 Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Cánh diều Một số câu hỏi thầy cô đặt ra cho học sinh thực hiện kỹ thuật trình bày một phút: + Bài hôm nay nói về chủ đề gì? + Nguyên nhân gì gây cháy nổ? + Làm gì khi có hoả hoạn xảy ra? + Hoả hoạn gây thiệt hại gì? + Số điện thoại cứu hoả là gì? Minh chứng: Việc áp dụng kỹ năng thuyết trình một phút đã giúp các em học sinh lớp tôi học môn Tự nhiên và xã hội dễ dàng hơn. 1 bài học các em được học thành 3 lần : học trước bài ở nhà, học trên lớp và cùng cố lại kiến thức. Sau một thời gian áp dụng, tôi thường xuyên kiểm tra bài cũ của các em trước khi bắt đầu bài học mới và các em nhớ bài rất kĩ, đặc biệt là nhớ theo cách hiểu bài chứ không phải là nhớ máy móc.
- 14 Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả của việc học tập theo nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh Nội dung:Học nhóm cách thức học tập của nhóm người có sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ với nhau để cùng nhận dạng, phân tích các vấn đề trong môn học đặt ra, từ đó lĩnh hội, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học. Việc học nhóm sẽ giúp các em học sinh gia tăng được năng lực tích cực để những giờ học trở nên hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc nhìn thấy được sự tiến bộ và thành tích mà những người bạn của mình đã đạt được sẽ giúp cho trẻ trở nên nỗ lực hơn rất nhiều. Học nhóm đồng nghĩa với việc thúc đẩy nhau cùng tiến bộ. Biện pháp này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát huy tính tích cực của các bạn học sinh khi học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3. Ví dụ 1: Bài 4 “ Giữ vệ sinh xung quanh nhà ở” – Trang 18 Tự nhiên và xã hội lớp 3 bộ sách Cánh diều Cách thức triển khai: Trong bài giữ gìn vệ sinh nhà ở các thầy cô áp dụng biện pháp học tập nhóm. Các thầy cô chuẩn bị những hình ảnh về việc giữ gìn vệ sinh nhà ở và chia lớp thành 4 nhóm, mỗi tổ là 1 nhóm. Mỗi nhóm sẽ bốc
- 15 thăm 1 hình ảnh và cùng nhau thảo luận sau đó viết vào phiếu trả lời về nội dung trong ảnh. Sau khi hết thời gian thảo luận nhóm các thầy cô mời các nhóm cử đại diện lên thuyết trình về bức ảnh. Các thầy cô có thể hỏi kèm một số câu hỏi như: những việc làm trên có ý nghĩa gì, vì sao cần giữ gìn vệ sinh nhà ở, ngoài những việc trên em có thể làm thêm công việc gì để giữ gìn vệ sinh nhà ở,.. Ví dụ 2: Bài 9 “Hoạt động sản xuất nông nghiệp” – Trang 43 Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Cánh diều
- 16 Cách thức triển khai : Các thầy cô chuẩn bị những ô chữ tên như trên ảnh và chia lớp thành 4 nhóm, mỗi tổ là 1 nhóm. Nhiệm vụ mỗi nhóm là ghép tên các hoạt động nông nghiệp sao cho phù hợp với các sản phẩm nông nghiệp. 4 nhóm sẽ thi đua với nhau nhóm nào ghép nhanh và chính xác nhất sẽ giành được phần quà từ giáo viên. Minh chứng: Qua quá trình tổ chức cho các em học sinh thảo luận nhóm trong các tiết học, lớp tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt. Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức từ giáo viên các em còn được học hỏi thêm từ bạn bè của mình. Việc trao đổi với các bạn cũng giúp giờ học môn Tự nhiên và xã hội của các em được thoải mái và năng động. hơn từ đó giúp các em phát triển toàn diện cả về tri thức lẫn kĩ năng. Việc học tập nhóm đã gián tiếp tạo cơ hội cho các em học sinh được tư duy sáng tạo, tích cực hơn trong học tập và giúp các em gắn bó đoàn kết với nhau hơn. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh chủ động xây dựng sơ đồ tư duy để nắm vững nội dung chính của bài học Nội dung:Sơ đồ tư duy là phương pháp ghi chép nhanh chóng, tận dụng khả năng nghe, nhìn, xử lý thông tin và hệ thống hóa chúng lại. Trong học tập sử dụng sơ đồ tư duy là phương pháp sử dụng những ký hiệu, hình ảnh sinh động
- 17 minh họa giúp cho chúng ta ghi nhớ bài dễ dàng và hiệu quả hơn. Phương pháp này giúp cho bạn dễ dàng nắm bắt, xâu chuỗi vấn đề, liên kết những đối tượng đơn lẻ. Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp khai thác được các khả năng tư duy của não bộ.Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Sơ đồ Tư duy có thể cải thiện trí nhớ từ 10 – 15%, những người khác thậm chí còn tăng cao hơn và ước tính cải thiện lên tới 32%. Đặc biệt, Sơ đồ Tư duy có thể là công cụ hỗ trợ học tập vô giá với học sinh.Đây là phương pháp rất quen thuộc với học sinh từ bậc trung học trở lên tuy nhiên với các em học sinh tiểu học còn khá mới mẻ. Tuy nhiên bản thân tôi cho rằng việc hướng dẫn các em học sinh xây dựng sơ đồ tư duy sẽ giúp các em hình thành tư duy khoa học logic không chỉ giúp ích cho riêng môn học Tự nhiên và xã hội mà sẽ giúp ích cho các em trong suốt quá trình học tập và làm việc sau này. Ví dụ 1: Bài ôn tập “ Chủ đề thực vật và động vật” – Trang 80 Tự nhiên và xã hội lớp 3 bộ sách Cánh diều
- 18 Cách thức thực hiện: Trước tiên các thầy cô củng cố lại kiến thức bằng cách vẽ sơ đồ tư duy lên bảng. Sau đó các khung đặt dấu hỏi chấm các thầy cô sẽ mời các bạn lên bảng điền nội dung phù hợp. Sau khi các bạn đã nắm rõ cách làm các thầy cô xóa bảng và yêu cầu các em học sinh tự mình vẽ sơ đồ tư duy kiến thức về động vật và thực vật theo ý hiểu và theo trí nhớ của các em. Minh chứng: Sau một thời gian áp dụng, hiện tại trên 90% các em học sinh lớp tôi thành thạo việc vẽ sơ đồ tư duy. Tôi khuyến khích các em vẽ sơ đồ tư duy để lấy điểm thưởng và sẽ hướng dẫn các em vẽ sơ đồ tư duy tuy đơn giản nhưng đủ ý và sinh động nhiều màu sắc. Qua đó giúp các em rèn luyện tính tự giác chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, giúp các em ghi nhớ bài học lâu hơn và nâng cao khả năng tư duy logic.
- 19 5. Hiệu quả của sáng kiến Các biện pháp đổi mới giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của các em học sinh mà tôi đề xuất đều dựa theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về chủ trương đổi mới giáo dục. Việc phát huy tính tích cực là điều hết sức cần thiết trong giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội để giúp các em có cơ hội chủ động, sáng tạo tiếp thu kiến thức, tích cực hơn trong học tập và trong mọi hoạt động khác nữa. Khi đề xuất phương án này, bản thân tôi mong muốn các em học sinh đến trường không chỉ để ghi chép kiến thức cho đầy đủ vào vở mà quan trọng nhất các em được đào tạo và phát triển toàn diện cả về mặt tri thức và kĩ năng cần có trong đời sống. Kiến thức cần phải nằm trong trí nhớ các em chứ không phải nằm im trên sách vở. Sau một thời gian áp dụng các biện pháp phát huy tính tích cực chất lượng dạy và học của lớp tôi đã được cải thiện rõ rệt. Không khí lớp học trong tiết Tự nhiên và xã hội luôn sôi nổi, các em học tập tràn đầy niềm vui và hứng thú. Các em học sinh lớp tôi đã không còn học môn Tự nhiên và xã hội một cách đối phó mà các em dần đã yêu thích môn học. Từ việc hiểu sâu nhớ lâu bài học đã hình thành cho các em tình yêu với gia đình – xã hội và có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn môi trường giống xung quanh. Đến giữa học kì 2, tôi đã khảo sát điền lại vào phiếu về mức độ yêu thích môn học Tự nhiên và Xã hội và thống kê được kết quả như sau: Có Không Câu hỏi Số lượng % Số lượng % 1. Em thích học môn Tự nhiên và 45/49 91,8 4/49 8,2 Xã hội hay không ? 2. Em cảm thấy giờ học phân môn Tự nhiên và Xã hội có lôi 45/49 91,8 4/49 8,2 cuốn và hấp dẫn không
- 20 3. Em thường xuyên tham gia thảo luận, trao đổi với các bạn 40/49 81,6 9/49 18,4 trong nhóm. 4. Lớp em thường xuyên phát biểu xây dựng bài trong giờ học 40/49 81,6 9/49 18,4 môn Tự nhiên và Xã hội. Kết quả này là minh chứng rõ ràng nhất cho hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp giúp phát huy tính tích cực của học sinh trong môn học Tự nhiên và xã hội. Tôi mong các thầy cô sẽ áp dụng phương pháp này một cách phù hợp nhất trong tất cả các môn học để đạt được chất lượng dạy và học tốt nhất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 5
36 p | 88 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 5
27 p | 42 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phân môn học vần lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả
39 p | 39 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3
38 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
30 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học (2021)
21 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4
28 p | 10 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy chuyên đề hình học cho học sinh lớp 5
26 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở lớp 2
25 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi vận động trong tiết dạy Thể dục cho học sinh lớp 1 ở Tiểu học
59 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 phát huy tính tích cực, sáng tạo trong môn Khoa học
25 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Đổi mới phương pháp tổ chức lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh cho thiếu nhi trường tiểu học Thanh Liệt (2021)
25 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn