Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
lượt xem 7
download
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học "Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5" nhằm giúp học sinh nắm bắt lỗi chính tả thường hay mắc phải của học sinh lớp 5, nguyên nhân của những lỗi đó để tìm ra biện pháp khắc phục. Vận dụng luật chính tả, các nguyên tắc chính tả để hình thành kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh giúp học sinh tự tin, học tốt không chỉ ở phân môn Chính tả mà các môn học khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÔNG LÔ TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÂN ĐẠO ====***===== Mã lĩnh vực: 06/2022 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5 Tác giả sáng kiến: Trần Thị Thu Thúy. Chức vụ: Giáo viên Địa chỉ: Trường Tiểu học Nhân Đạo Hồ sơ bao gồm: 1. Đơn đề nghị. 2. Bản cam kết, Tóm tắt SKKN(in 2 mặt) 4. Biên bản đánh giá SKKN cấp trường. 5. Báo cáo SKKN Nhân Đạo, năm 2022
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÔNG LÔ TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÂN ĐẠO ====***===== Mã lĩnh vực: 06/2022 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5 Tác giả sáng kiến: Trần Thị Thu Thúy. Chức vụ: Giáo viên Địa chỉ: Trường Tiểu học Nhân Đạo Hồ sơ bao gồm: 1. Đơn đề nghị. 2. Bản cam kết, Tóm tắt SKKN( in 2 mặt) 4. Biên bản đánh giá SKKN cấp trường. 5. Báo cáo SKKN Nhân Đạo, năm 2022
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Đảng ta đã khẳng định “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”, nền có vững thì cả hệ thống mới bền chặt. Mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm hình thành cho học sinh nền tảng cơ bản cho sự phát triển lâu dài và đúng đắn về thể chất, trí tuệ, tình cảm và các kĩ năng căn bản. Giáo dục tiểu học là bước đệm để học sinh nâng cao trình độ tri thức, là cơ sở đầu tiên hết sức quan trọng để tạo ra những lớp trẻ trở thành người có ích trong giai đoạn hiện nay. Ở tiểu học, Chính tả là một phân môn rất quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn học Tiếng Việt. Đó là rèn luyện kĩ năng viết và nghe cho học sinh, kết hợp rèn luyện một số kĩ năng dùng Tiếng Việt và phát triển sự tư duy cho học sinh. Nó giúp con người mở mang tri thức và hình thành nhân cách, phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh trong đó có năng lực về chữ viết. Phân môn Chính tả có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành thói quen viết đúng, đẹp và nắm rõ các quy tắc chính tả. Qua phân môn này còn giúp các em hình thành một số phẩm chất như: óc thẩm mĩ, …. Đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt. Muốn viết đúng được đoạn văn, câu văn thì trước hết học sinh cần viết đúng đơn vị từ. Việc giúp các em nắm vững quy tắc chính tả cũng chính là giúp các em viết đúng được đơn vị từ. Khi các em đã viết chuẩn chính tả thì các em mới có điều kiện học tốt các môn học khác và trên cơ sở đó rèn luyện cho các em kĩ năng dùng Tiếng Việt có hiệu quả. Ông bà ta thường nói: “Nét chữ nết người ”. Khi chữ viết không tốt thì bài văn không thể hay được. Do vậy, việc nghiên cứu cách thức để dạy tốt phân môn Chính tả là một việc làm hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt ở trường tiểu học. Hơn nữa, là một giáo viên dạy lớp 5 trong 3 năm gần đây, tôi luôn quan tâm đến kĩ năng viết chính tả cho học sinh. Thấy nhiều em viết còn chưa đúng chính tả
- tôi cảm thấy rất thất vọng và buồn. Nhất là khi tôi chấm tập làm văn của các em. Chỉ vì như vậy mà chất lượng học tập của các em cũng bị giảm sút. Do vậy, việc rèn học sinh có kĩ năng viết đúng chính tả là một việc làm vô cùng khó khăn, nó đòi hỏi sự kết hợp sáng tạo và linh hoạt nhiều yếu tố, nhiều hình thức và nhiều biện pháp và các hình thức dạy học. Nhưng càng khó thì nó lại càng vô cùng quan trọng. Mà đã là quan trọng thì chúng ta lại càng phải làm và quyết tâm làm cho bằng được. Cũng vì những lí do trên mà tôi đã lựa chọn đề tài “Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5”. 2. Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Trần Thị Thu Thúy - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trần Thị Thu Thúy, giáo viên Trường Tiểu học Nhân Đạo, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0365794079. Email: thuthuyc1nhandao@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Cá nhân đầu tư tạo ra sáng kiến. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Trong chương trình Tiếng việt lớp 5. - Dành cho đối tượng học sinh lớp 5 viết sai chính tả. - Trường Tiểu học Nhân Đạo – Sông Lô – Vĩnh Phúc. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:Năm học 2021-2022 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- - Nắm bắt lỗi chính tả thường hay mắc phải của học sinh lớp 5, nguyên nhân của những lỗi đó để tìm ra biện pháp khắc phục. - Vận dụng luật chính tả, các nguyên tắc chính tả để hình thành kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh giúp học sinh tự tin, học tốt không chỉ ở phân môn Chính tả mà các môn học khác. 7.2. Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu phân môn phân môn chính tả của lớp 5 ở trường tiểu học hiện nay nói chung và học sinh lớp 5A1 trường Tiểu học Nhân Đạo nói riêng. 7.3. Phạm vi nghiên cứu: Phần môn Chính tả trong môn học Tiếng việt ở Tiểu học. 7.4. Phương pháp nghiên cứu: + Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu và các văn bản chỉ đạo của các cấp có liên quan đến đề tài. + Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp trò chuyện. - Phương pháp thu thập thông tin. 7.5. Cơ sở lí luận của đề tài: 7.5.1. Chính tả là gì? Khái niệm chính tả được hiểu là “phép viết đúng” hoặc “lối viết hợp với chuẩn”. Cụ thể, chính tả là hệ thống những quy tắc về cách viết chuẩn các từ ngữ, cách phiên âm tên riêng nước ngoài, cách viết hoa tên địa lí, tên người, …. Chính tả trước tiên là sự quy định có tính chất xã hội, nghĩa là không được sáng tạo và vận dụng một cách linh hoạt. 7.5.2. Tính chất, nhiệm vụ của phân môn chính tả: a/ Tính chất:
- Giống như các phân môn khác trong môn Tiếng Việt, tính chất nổi trội của phân môn Chính tả là luyện tập, thực hành. Bởi lẽ, chỉ có thể thông qua thực hành mới hình thành các kĩ năng, kĩ xảo chính tả cho học sinh. Do đó, trong phân môn này, các đơn vị kiến thức, các quy tắc chính tả mang tính lí thuyết không được thực hành trong giờ dạy riêng mà được lồng ghép trong các bài tập chính tả. Cấu trúc, nội dung của bài chính tả trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học thể hiện rất cụ thể tính chất luyện tập, thực hành nói trên. b/ Nhiệm vụ: - Giúp học sinh hình thành kĩ năng chính tả, nắm chắc các quy tắc chính tả và nói cách khác, giúp học sinh hình thành thói quen và năng lực viết đúng chính tả cho các em. - Rèn cho học sinh các phẩm chất cần thiết như óc thẩm mĩ, tính cẩn thận, bồi dưỡng lòng yêu quý Tiếng Việt cho các em. 7.5.3. Cơ sơ khoa học của việc dạy chính tả: a/ Cơ sở tâm lí học: - Mục đích dạy học chính tả là giúp cho học sinh có kĩ năng viết thuần thục chữ viết tiếng Việt theo các chuẩn chính tả, nghĩa là giúp hình thành các kĩ xảo chính tả cho các em. - Hình thành cho các em kĩ xảo chính tả chính là giúp học sinh viết đúng chính tả một cách tự động hoá, mà không cần phải ghi nhớ tới các quy tắc chính tả và dùng đến ý chí. Để đạt được điều này, có thể thực hiện theo 2 cách: không có ý thức và có ý thức. + Cách có ý thức: việc đầu tiên của cách làm này là nhận biết các quy tắc, các mẹo luật chính tả. Từ đó, tập luyện thường xuyên để đạt đến kĩ xảo. Việc hình
- thành các kĩ xảo bằng con đường này sẽ tiết kiệm được sức lực và thời gian. Đây là con đường mang hiệu quả cao và cũng là con đường ngắn nhất. + Cách không có ý thức: Cách dạy này là cách dạy viết vào từng trường hợp cụ thể, dạy từng từ mà không để ý đến quy luật hoặc mẹo chính tả. Cách làm này sẽ mất nhiều thời gian, sức lực và cũng không phát triển tư duy cho học sinh. Đối với các em cần kết hợp cả 2 cách như trên. Trong đó cách có ý thức được dùng phù hợp và thường xuyên ở lớp cuối Tiểu học. b/ Cơ sở ngôn ngữ học: - Về căn bản, chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm, nghĩa là mỗi con chữ sẽ thể hiện được bằng một âm vị. Hay giữa viết và đọc luôn gắn bó mật thiết với nhau. - Tuy có mối quan hệ với nhau nhưng đọc và viết lại trái ngược nhau về quá trình hoạt động. Nếu chính tả là sự chuyển ngôn ngữ dưới dạng âm thanh thành ngôn ngữ viết thì tập đọc lại ngược lại. Tập đọc có cơ sở là chính âm còn viết chính tả có cơ sở là chính tự. - Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế, muốn viết chữ đúng quy tắc chính tả, việc hiểu nghĩa của từ là vô cùng cần thiết. Nắm rõ nghĩa của từ sẽ là cơ sở để viết từ đúng chính tả. VD: Nếu giáo viên đọc một từ có hình thức ngữ âm là “za” thì học sinh có thể băn khoăn trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này. Nhưng nếu đọc da dáng hoặc da gà hay đi ra thì các em sẽ dễ dàng để viết đúng chính tả. Vì vậy, có thể hiểu chính tả tiếng Việt còn là loại chính tả ngữ nghĩa. 7.5.4. Nguyên tắc dạy chính tả: a/ Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực:
- - Dạy chính tả theo khu vực nghĩa là nội dung dạy học phải phù hợp với phương ngữ của từng miền, từng địa phương. Phải căn cứ vào từng khu vực, học sinh mắc những lỗi nào để xác định nội dung giảng dạy sao cho phù hợp. - Nguyên tắc này đòi hỏi ở mỗi giáo viên phải điều tra, thăm dò các lỗi chính tả phổ biến của học sinh. Từ đó, chọn lựa nội dung giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh ở các vùng miền: Có thể thêm, bỏ bớt hoặc thậm chí bổ sung những nội dung chính tả không nhắc đến trong sách giáo khoa. b/ Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức. Trong giảng dạy, giáo viên cần kết hợp hai phương pháp trên một cách đảm bảo, hợp lí nhưng việc dùng phương pháp có ý thức vẫn được coi là thiết yếu. Đây là nguyên tắc căn bản, quyết định trong việc dạy chính tả cho học sinh. c/ Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực với phương pháp tiêu cực (xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai): - Song song với việc sử dụng phương pháp tích cực tức là dạy học sinh quy tắc chính tả, cho học sinh luyện tập nhiều để có được kĩ xảo cần phải kết hợp cả phương pháp dạy học tiêu cực. Tức là đưa ra các bài tập hoặc các trương hợp sai lỗi chính tả của học sinh để các em phát hiện lỗi, sửa lỗi và khắc phục - Về các lỗi chính tả của học sinh, có 3 lỗi cơ bản sau: + Lỗi chính tả do chưa nắm chắc chính tự. Để khắc phục lỗi này, các em cần nắm chắc các quy tắc chính tả và các từ dễ lẫn lộn. + Lỗi chính tả do chưa nắm chắc cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Để khắc phục lỗi này, học sinh cần nắm vững âm tiết tiếng việt bao gồm thành phần và vị trí. + Lỗi chính tả do thói quen địa phương hoặc do chưa nắm chắc chính âm. Để khắc phục lỗi này, các em cần nắm chắc chính âm, phát âm và luyện tập nhiều lần
- lỗi hay sai do thói quen địa phương. Giáo viên có thể hình thành các “mẹo” chính tả để giúp học sinh viết đúng. - Để giúp các em hình thành được cái đúng, loại trừ cái sai, giáo viên có thể cho những đọan thơ, đoạn văn để học sinh phát hiện lỗi sai, tự sửa sao cho chính xác. Trong quá trình dạy học, giáo viên không nên tuyệt đối hóa vai trò của phương pháp tích cực mà cần kết hợp linh hoạt giữa hai phương pháp trên để có được hiệu quả dạy học chính tả. 7.6. Thực trạng của vấn đề: 7.6.1. Cơ sở thực tiễn của đề tài: Trải qua hàng nghìn năm, dân tộc ta đã tích lũy và hình thành nên một nền văn học và văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng. Vì vậy, để gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt cả trong lời nói và chữ viết là việc làm vô cùng quan trọng của mỗi người Việt Nam. Tuy nhiên việc sai chính tả xuất hiện ở khắp mọi nơi, không chỉ học sinh nhỏ tuổi mà xuất hiện ở mọi tầng lớp. Đặc biệt, những người lao động chân tay. Từ những điều nêu trên, để rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh, tôi đã đi sâu tìm tòi, suy nghĩ các biện pháp giúp các em viết đúng chính tả. 7.6.2. Thực tế trình độ chính tả của học sinh Đầu năm học, tôi được nhà trường phân công phụ trách công tác chủ nhiệm lớp 5A1 và giảng dạy các môn văn hóa. Sau khi khảo sát đầu năm về chất lượng, để nắm bắt cụ thể về tình hình học tập của các em, tôi đã lập bảng thống kê về môn chính tả như sau:
- MÔN CHÍNH TẢ Đầu Viết Viết đẹp TSHS Viết đúng, Viết chưa đúng, năm học đúng, nhưng chưa 34 chưa đẹp chưa đẹp viết đẹp đúng 2021 - 2022 3 5 11 15 Qua việc tìm hiểu sách, trao đổi với các giáo viên khác và qua bài thi khảo sát, tôi nhận thấy việc dạy và học chính tả hiện nay chưa thực sự hiệu quả từ cả nội dung và phương pháp. - Từ thực tế dự giờ đồng nghiệp, bài giảng của giáo viên được chuẩn bị rất công phu và tỉ mỉ cho học sinh nhưng vẫn còn rất nhiều em viết sai lỗi chính tả. Ngay kể cả, giáo viên vừa nói, học sinh cũng viết sai lỗi chính tả sau đó. - Những nguyên nhân để các em mắc lỗi sai đó chính là do một số em phát âm chưa chuẩn, đọc bài còn ấp úng, đọc tốc đọc còn chậm. Nói như thế nào thì viết như thế ấy nhưng các em nhiều khi còn chưa nắm được cách đọc đặtc biết là “l” và “n”,…. - Một số em còn chưa thạo cách phát âm và viết với những tiếng khó như Khuya khoắt, bàng quang, xán lạn,….. - Nhiều em còn do thói quen địa phương nên thương hay mắc lỗi chính tả như l/n; …. Trong quá trình giảng dạy và theo dõi chất lượng bộ môn, tôi thấy học sinh thường mắc phải hai loại chính tả như sau: a) Sai về nguyên tắc chính tả hiện hành: Là lỗi khi người viết không biết được các đặc điểm và nguyên tắc kết hợp các chữ cái và quy tắc viết hoa trong tiếng Việt. b) Sai cách phát âm chuẩn:
- b.1 Lỗi viết sai thanh điệu: Trong lỗi này, học sinh thường hay phát âm dấu hỏi thành dấu ngã và ngược lại nên khi viết các em cũng rất dễ sai. Lỗi này không chỉ học sinh hay mắc mà còn cả những người có trình đọc văn hóa cao. Ví dụ: ngả ba, hõi han,… b.2 Lỗi viết sai phụ âm đầu: Học sinh chưa phân biệt được một số chữ cái ghi các âm đầu: + ng/ ngh: nghổn ngang,… + c / k: con quốc, cái céo… + ch / tr: che trúc, câu truyện… + g / gh: gập gềnh, ghồ ghề… + n / l: nập nòe, lương tựa,… + s / x: đường xá, phố sá… b.3 Lỗi viết sai vần, âm cuối: Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây: + at / ac ; ăt / ât / âc: chậc vật, san sác,… + ư / ươi : nhữ, tư cười,…. + an / ang ; ân / âng : xáng lạng, bàn quang,… * Nguyên nhân chủ yếu viết sai: - Lỗi sai thanh điệu: Đây là lỗi cực kì phổ biến ở các em. - Lỗi khi viết phụ âm đầu: Đối với học sinh miền Nam, các em hay nhầm v/d, g/r. Còn đối với người Bắc, các em hay nhầm r/d/gi; s/x; ch/tr; l/n. Ngoài ra, quy tắc viết âm cờ cũng khiến học sinh cảm thấy phức tạp và khó khăn khi xác định.
- - Lỗi khi viết âm cuối, vần: Đối với người miền Nam, có thể nói việc phát âm hoàn toàn không phân định các vần có âm cuối n/ng và t/c. Mà số từ mang các vần này khá lớn. Mặt khác hai bán âm cuối u/i lại được ghi bằng 4 con chữ i/y. Do đó, việc học sinh sửa lỗi là rất khó. - Bên cạnh đó học sinh lớp 5 do thói quen địa phương, đọc không chuẩn nên hay lẫn lộn l/n. - Các em cũng chưa hiểu rõ nghĩa của một số từ nên việc viết đúng chính tả của từ đó còn khó khăn như âm “za” Tóm lại: Qua việc tìm hiểu thấu đáo và cặn kẽ những nguyên nhân trên, thì việc tìm ra biện pháp để khắc phục là hết sức cấp bách và cần thiết. 7.7. Biện pháp giải quyết vấn đề: Từ thực tế dạy học, từ việc nghiên cứu lí luận cũng như thực tiễn của việc dạy, tôi thấy rằng nếu chỉ dạy bó gọn trong sách giáo khoa thì chưa thể đáp ứng tốt việc rèn chính tả cho học sinh. Vì vậy, tôi đã tìm tòi, phát hiện và vận dụng các biện pháp hữu ích để giúp các em nhớ quy tắc chính tả và các mẹo chính tả. Từ đó, luyện tập thường xuyên để hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh. Sau đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng trong những năm trực tiếp giảng dạy như sau: * Biện pháp 1: Củng cố các quy tắc chính tả cho học sinh: - Giúp các em nắm chắc những quy tắc chính tả. - Để giúp các em hạn chế và sửa được các lỗi sai chính tả hay mắc, giáo viên cần ôn nhiều cho học sinh các dạng bài tập chính tả phân biệt để giúp các em nắm vững quy tắc chính tả và một số mẹo chính tả được học. Ví dụ để giúp học sinh phân biệt dấu hỏi, ngã thì khi dạy bài này các em cần hiểu quy luật bổng trầm tức là hệ trầm sẽ bao gồm các thanh ngã, nặng, huyền còn hệ bổng sẽ bao gồm các thanh sắc, hỏi, ngang do giáo viên cung cấp kiến thức cho
- các em. Bởi vậy, khi một tiếng ta bắt gặp mà không hiểu đó là thanh ngã hay hỏi thì chỉ cần tạo ra một từ láy. Nếu tiếng tìm được láy với tiếng trầm thì đó là thanh ngã và ngược lại, nếu tiếng đó mà láy với tiếng bổng thì đó sẽ là thanh hỏi. Ví dụ : lảnh (trong lanh lảnh) - Thanh hỏi Chững (trong chững chạc) -Thanh ngã Bên cạnh đó, nếu các em tạo ra một từ mà các em hiểu và nắm rõ nghĩa của từ đó thì các em sẽ xác định được hình thức viết của từ đó. Ví dụ : Be bàng, em thử điền dấu ngã ( ) sẽ thành bẽ bàng. Bẽ bàng nghĩa là đáng phải lấy làm hổ thẹn vì bị người ta chê cười, vậy ta điền dấu ngã ( ). Nếu điền dấu hỏi sẽ thành bẻ bang, mà từ này không có nghĩa nên không thể điền. - Đối với trường hợp không biết đâu là thanh hỏi hay thanh ngã đối với một số từ Hán – Việt thì nếu những từ đó có phụ âm đầu như sau : l, nh, d, v, ng, n, nghm thì cần ghi nhớ câu: “Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã” thì ghi dấu ngã. Ví dụ : phụ mẫu, thiếu nữ,…. Trừ "ngải" trong "ngải cứu", còn những từ không có âm đầu hoặc có phụ âm đầu khác thì ghi dấu hỏi Ví dụ : nội tử, lịch sử, …. Nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ vẫn viết bằng dấu ngã Ví dụ: hữu (huynh hữu, hữu ích), … Khi dạy bài chính tả có bài tập phân biệt c/k/q: Các em tự mày mò ra những từ có âm đầu là c/k/q. Từ đó, các em nhớ lại quy tắc chính tả. * Chữ cái c : Luôn đứng trước các vần bắt đầu các nguyên âm : o,a,ư,ă,à,ô,u, … Ví dụ : cần mẫn, cao su, ca cao,….
- * Chữ cái k: Luôn đứng trước các vần bắt đầu bằng các nguyên âm: i, e ,ê, … Ví dụ : con kiến, kĩ năng,…. * Chữ cái q: Luôn kết hợp với u thành qu (đọc là quờ). Qu luôn đứng trước hầu hết các nguyên âm (trừ các nguyên âm o, u, ư ). Ví dụ : quốc gia, con quạ Ngoài ra giáo viên nên dạy cho các em một số mẹo chính tả. Ví dụ : Khi nào viết là l hay n thì l có thể đứng trước âm đệm còn n thì không thể. * Biện pháp 2: Rèn kĩ năng đọc (phát âm chuẩn) đi đôi với luyện viết chính tả Đối với các trượng hợp các em đọc chưa sõi dấn đến hay viết sai chính tả, giáo viên cần tập trung luyện đọc cho học sinh. Trong những tiết tập đọc, những từ các em đọc sai, tôi thường yêu cầu các em đọc lại. Sau đó đưa một đoạn văn nào đó để các em về nhà luyện đọc và luyện viết vào vở. Hôm sau, trong 15 phút truy bài, giáo viên cho tổ trưởng kiểm tra hoặc cũng có thể là giáo viên. Với những trường hợp nói lắp hoặc ngọng, giáo viên cần cho các em nghe mẫu một lượt rồi đọc lại theo. Lưu ý khi đó giáo viên cần phát âm rõ tiếng, chuẩn và chậm lại. Ngoài ra, giáo viên cần luyện phát âm cho các em để xác định rõ các âm đầu, thanh và âm cuối. Việc rèn này không thể một sớm một chiều mà cần phải làm nhiều lần, liên tục và dạy trong tất cả các phân môn của Tiếng Việt. Đầu năm học, lớp 5A1 tôi chủ nhiệm có 2 em đọc kém, đó là các em: Quản Ngọc Hà, Đỗ Nam Khánh. Mỗi ngày ở trên lớp, tôi chú trọng cách đọc và phát âm của học sinh bằng cách: - Thường xuyên gọi các em đọc bài và kiên trì sửa từng lỗi cho các em.
- - Tổ chức đọc bài theo nhóm hai cho các em đọc bài(3 lần/tuần). - Giao nhiệm vụ cho các em đọc tốt đọc cùng với những bạn đọc kém hơn. - Yêu cầu các em về nhà luyện đọc lại bài tập đọc vừa học xong và yêu cầu viết một đoạn vào vở. Hôm sau giáo viên kiểm tra. - Khuyến khích, động viên học sinh học thuộc khổ thơ hoặc đoạn văn ngắn sau đó nhớ và viết lại khổ thơ hoặc đoạn văn đó. * Biện pháp 3. Hướng dẫn học sinh chữa lỗi thông qua môn học khác: - Thông qua phân môn Luyện từ và câu, giáo viên giúp các em nắm rõ nghĩa để viết đúng chính tả hơn. Ví dụ : lông hay nông Lông : Bộ lông của con công thật đẹp. / Nông: Các bác nông dân đang cấy lúa. * Biện pháp 4: Yêu cầu học sinh tự phát hiện ra lỗi chính tả và tự sửa lỗi chính tả: - Giáo viên hướng dẫn cho các em tự phát hiện ra những lỗi viết sai và tự học sinh phải sửa lỗi của mình bằng nhiều cách khác nhau. - Giáo viên đọc lại khổ thơ hoặc bài cho học sinh tìm và sửa lỗi. - Giáo viên phải cho các em biết được lỗi sai của bản thân các em để các em có ý thức về các lỗi mình gặp phải rồi yêu cầu các em viết lại vào quyển vở sửa lỗi. - Giáo viên có thể đưa ra các bài tập chính tả để các em phát hiện lỗi và tự sửa. Qua bài viết trên giáo viên cho học sinh tự sửa lỗi chính tả. Từ những cách nêu trên, giúp học sinh hình thành thói quen tự phát hiện ra lỗi sai chính tả và tự động sửa, dần dần các em sẽ ghi nhớ cách viết chuẩn. Sau khi trả bài chính tả, tôi
- hướng dẫn học sinh cách sửa lỗi và ghi lại vào vở chính tả, sau đó ghi vào bảng tổng hợp. Nhờ có bảng tổng hợp này, học sinh sẽ có ý thức hơn trong việc rèn luyện chính tả và tích cực thi đua hơn. BẢNG THEO DÕI VIỆC SỬA LỖI TT Tên bài Số lỗi Các lỗi cụ thể Sửa lỗi Quang cảnh làng …………………….. ……………………… 1 mạc ngày mùa ….. …………………….. ……………………… …………………… ……………………… Sắc màu em yêu 2 …… …………………… ……………………… Thư gửi các học …………………… ……………………… 3 sinh …… …………………… ……………………… Sự sụp đổ của chế …………………… ……………………… 4 độ A– pác - thai …… …………………… ……………………… …………………… ……………………… 5 Ê – mi – li, con… …… …………………… ……………………… 6 Bài tập làm văn …………………… ……………………… * Biện pháp 5: Tổ chức cho học sinh học theo tổ - nhóm: - Học theo nhóm bạn là cách học rất hiệu quả và ghi nhớ kiến thức một cách rất lâu. Do vậy, giáo viên sẽ cho các em học theo nhóm “đôi bạn cùng tiến” để những em tốt kèm cặp thêm cho các em yếu hơn. Giáo viên thường xuyên động viên và nhắc nhở các nhóm. Ví dụ: Mỗi tuần ngày thứ tư có tiết chính tả thì ngày thứ sáu các nhóm sẽ đọc trước để nắm bắt được thông tin bài đó và nghĩa của một số từ khó.
- - Sau khi các em nắm bắt được thông tin bài đó và nghĩa của một số từ khó, các em sẽ viết bài vào vở rèn chữ sau đó kiểm tra chéo bằng cách đổi vở cho nhau. Khi các em đã được chuẩn bị và tập luyện nhiều lần trước các em sẽ tự sửa được các lỗi sai mà mình hay mắc phải. * Biện pháp 6: Phát huy tính có ý thức trong khi viết chính tả Trong năm học 2021-2022, ở những ngày đầu nhận lớp, ngoài việc thống nhất nội quy của trường, lớp thì tôi còn cho các em đọc và viết bài sau: Quyết định độc đáo Cách đây không lâu, lãnh đạo hội đồng thành phố Nót- tinh- ghêm ở nước Anh đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn. Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi, công chức bị phạt 1 bảng. Ông Chủ tịch hội đồng thành phố tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả. Đây là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh. ( Theo báo Công an nhân dân) Sau khi học sinh viết xong, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung đoạn văn bằng các câu hỏi sau đây: + Vì sao những công chức nước Anh lại bị phạt tiền? + Mỗi lần mắc lỗi, công chức bị phạt bao nhiêu ? + Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh, ông Chủ tịch hội đồng thành phố đã dùng biện pháp gì? + Vì sao viết sai lỗi chính tả lại bị phạt như vậy? + Muốn viết đúng chính tả thì các em phải làm sao?
- Từ đó, tôi giúp các em nhận ra rằng: Ở bất cứ đâu trên thế giới, nếu viết sai chính tả thì người nghe, người đọc sẽ không hiểu câu đó ra sao và cảm giác rất khó chịu khi đọc những bài đó. Chỉ có viết đúng chính tả mới giúp các em học tốt các môn học khác và môn học Tiếng Việt này. Thông thường, những em hay sai lỗi chính tả trong bài thi thường được điểm không cao. Do vậy, các em cần kiên trì và luyện tập chính tả thường xuyên bất kì mọi lúc, mọi nơi. * Biện pháp 7: Phân loại lỗi thường gặp 1. Điều tra, phát hiện và thống kê những lỗi chính tả căn bản của học sinh *Lỗi mà gần như các em lớp tôi mắc phải nhiều là lỗi do ảnh hưởng của cách phát âm theo phương ngữ. Cụ thể: - Nhầm lần các phụ âm đầu (n/l; tr/ch, r/d/gi x/s; tr/ch). - Nhầm lẫn 2 âm chính (ă/â , o/ô). - Nhầm lẫn các vần (iu/iêu; un/uôn, in/ inh; in/iên , ui/ uôi; êu/iêu; ). - Nhầm lẫn các âm cuối (t/c , n/ng; i/y; t/c; o/u). - Nhầm lẫn thanh hỏi, thanh ngã. BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP Ví dụ Các lỗi chính tả Viết đúng Viết sai 1. Lẫn lộn âm đầu - /d/g/r; - Da dáng - da giáng - x/s; - xuất sắc - suất xắc - tr/ch - cây tre, trân trọng - cây che, chân chọng - c/k - con kiến, kêu gọi,… - con ciến, cêu gọi
- - n/l - lâu la,… - nâu na 2. Lẫn lộn 2 âm chính - o/ô - sống mũi - sóng mũi -ă/â - cặp sách - cập sách 3 Lẫn lộn các vần: - iu/ iêu - dịu hiền - diệu hiền - in/ inh - mực in - mực inh - in/ iên - niềm tin - niềm tiên - ui/ uôi - cây chuối - cây chúi - êu/ iêu - kêu la - kiêu la 4. Lẫn lộn các âm cuối: - n/ng - buôn bán - buông bán - t/c - mắt cá - mắc cá - y/ i - tay - tai - u/o - làu làu - lào bào 5. Lẫn lộn thanh hỏi, Tủi thân Tũi thân thanh ngã 6. Lỗi riêng biệt * Biện pháp 8: Ghi nhớ mẹo chính tả Cung cấp cho HS một số quy tắc chính tả: TT Các quy tắc chính tả Cách viết Ví dụ 1 Quy tắc ghi phụ âm - kiên quyết, kiến thức đầu - Trước i, e, ê, được viết là k.
- Trước âm đệm u được viết là a) Quy tắc viết k/ c/ q q. - quét rác, con quạ b) Quy tắc viết g / gh- Trước i, e, ê được viết là gh - gò ghề, ghi nhớ… và ng / ngh hay ngh. Viết là g hay ng trong các trường hợp còn lại. - Viết i sau âm đầu. Viết y sau - niềm tin, tiên tiến âm đệm - truyện, chuyển, tuyết - Khi nguyên âm này đứng một 2 Quy tắc ghi âm i, y - âm ỉ, ầm ì, ì ạch, lợn ỉ, ỉ mình thì viết là i đối với từ ôi, í ới,… -y tá, y hệt, y thuần Việt ; viết là y đối với từ phục, y tế, gốc Hán. - Có âm cuối thì đặt dấu thanh Quy tắc ghi dấu thanhở chữ cái thứ hai của nguyên - muốn, tuấn, chuỗi … các tiếng có nguyênâm đôi. 3 âm đôi - Không có âm cuối thì đặt dấu - chĩa, đĩa, búa,… thanh ở chữ cái đầu của nguyên âm đôi. Quy tắc viết tên riêng Việt Nam - Viết hoa tất cả các chữ cái a) Tên người và tên địađầu của mỗi tiếng tạo thành tên - Hồ Chí Minh, Võ Nguyên 4 danh Việt nam riêng đó. Giáp,…. b) Tên các cơ quan ,- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi - Anh hùng Lao động,… tổ chức, danh hiệu,… bộ phận tạo thành tên riêng đó. 5 Quy tắc viết tên riêng- Viết hoa theo quy tắc viết hoa- Mao Trạch Đông, Thái nước ngoài: tên người, tên đại lí Việt Nam. Lan, Hàn Quốc, … a) Trường hợp phiên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 5
36 p | 88 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 5
27 p | 41 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phân môn học vần lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả
39 p | 39 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 23 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3
38 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học (2021)
21 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4
28 p | 9 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi vận động trong tiết dạy Thể dục cho học sinh lớp 1 ở Tiểu học
59 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 phát huy tính tích cực, sáng tạo trong môn Khoa học
25 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy chuyên đề hình học cho học sinh lớp 5
26 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở lớp 2
25 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Đổi mới phương pháp tổ chức lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh cho thiếu nhi trường tiểu học Thanh Liệt (2021)
25 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn