intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học "Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022" nhằm giúp các em học sinh có một môi trường sống lành mạnh, trong sáng để học tập tốt, trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Xây dựng lớp học thân thiện nhằm tạo ra nhận thức về “Không gian thân thiện” với các điều kiện cơ sở vật chất, cảnh quan phù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lý lứa tuổi học sinh, tránh những nguy cơ bất trắc, đe dọa học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022

  1. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 – 2022. 2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: Chủ nhiệm 14/TH 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2021 - 2022 4. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Văn Linh Năm sinh: 1998 Nơi thường trú: Xã Giao Nhân - Huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Chức vụ công tác: Giáo viên văn hóa Nơi làm việc: Trường tiểu học Giao Châu Điện thoại: 0347542121 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường tiểu học Giao Châu Địa chỉ: Xóm Lạc Thuần - Xã Giao Châu - Huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam Định Điện thoại: 02283893035
  2. 1 BÁO CÁO SÁNG KIẾN Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 – 2022. I, Điều kiện hoàn cảnh rạo ra sáng kiến Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ thống Giáo dục Quốc dân. Đây là bậc học đặt “cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người”. Giáo dục tiểu học có nhiệm vụ “hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và những kĩ năng cơ bản để học tiếp các bậc học tiếp theo”. Cùng với các phong trào thi đua của ngành, phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đây là bước tiến vượt bậc của ngành, tạo cho giáo viên làm việc trong bầu không khí tích cực. Phong trào này giúp cho việc giáo dục học sinh chủ động thân thiện hơn, tích cực hoạt động trong học tập, bước đầu rèn luyện kĩ năng sống cho các em như: Học để biết - Học để làm - Học để tự khẳng định mình - Học để cùng chung sống. Phong trào đã được bộ, sở, trường học, tổ chuyên môn triển khai sâu rộng. Trường học hiện nay không những cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống, mà còn rèn cho các em những kĩ xảo, kĩ năng sống cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp. Trong năm học 2021 - 2022, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5B Trường Tiểu học Giao Châu, thực tế khi nhận lớp tôi luôn băn khoăn, trăn trở với bao câu hỏi tự đặt ra cho bản thân: "Làm thế nào để HS đi học chuyên cần?”; “Làm thế nào để các em hứng thú học tập hơn?”; "Làm sao các em có cảm giác, mỗi ngày đến trường là một niềm vui?”; "Làm sao giáo viên nói ít mà học sinh hiểu nhiều hơn ?”; “Làm thế nào để giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh có được sự thân thiện, gần gũi. Cùng nhau chia sẻ và tích cực học tập tốt hơn?”. Là một giáo viên chủ nhiệm tôi thấy rằng muốn xây dựng được trường học thân thiện, học sinh tích cực thì phải bắt đầu từ việc xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Vì mỗi lớp học thân thiện, học sinh tích cực là một viên gạch nền móng vững chắc cho một ngôi trường thân thiện, học sinh tích cực hoàn thiện và nhanh nhất. Từ những băn khoăn, trăn trở trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng biện pháp “Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022” . II. Mô tả giải pháp 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Trong những năm học vừa qua bản thân tôi và đồng nghiệp đã thực hiện việc “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh trong việc tạo sự thân thiện trong lớp học giữa
  3. 2 giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh. Tuy nhiên, hình thức tổ chức chưa linh hoạt, chưa sáng tạo và hiệu quả chưa cao. Chưa phát huy hết vai trò, khả năng của học sinh. Còn thực hiện theo trình tự lối mòn, dập khuôn, đơn điệu chủ yếu giáo viên tự quan sát, đôn đốc nhắc nhở. Chưa phát huy và tạo sự thân thiện trong lớp học, học sinh chưa thật sự tích cực. Bên cạnh đó, về phía học sinh, một số học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin, có học sinh tính tình dễ bị kích động do tác động từ bên ngoài. Vẫn còn một số ít học sinh chưa ý thức học tập còn ham chơi. Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn bố mẹ phải bươn chải cuộc sống... ít có thời gian để quan tâm tới việc học của con, phó mặc con em mình cho giáo viên chủ nhiệm. Trong các giờ học, học sinh tham gia học tập chưa thực sự chủ động tích cực, chưa thể hiện sự ham thích học tập. Trong lớp chưa có sự gắn kết, chưa thực sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như sinh hoạt. Học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn, tự tin, chưa thực sự sáng tạo trong học tập và rèn luyện. Nên đã ảnh hưởng phần nào đến việc Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Để tìm hiểu về thực trạng sự thân thiện và tích cực của học sinh, tôi đã tiến hành điều tra trên 31 em học sinh lớp 5B trường tiểu học Giao Châu. Kết quả như sau: Biểu đồ thể hiện số liệu khảo sát tháng 9/2021 Nhìn vào biểu khảo sát ta thấy số học sinh chưa thân thiện, chưa vui vẻ, chưa mạnh dạn, tự tin và chưa tích cực trong học tập cũng như các hoạt động chiếm tỉ lệ khá cao.
  4. 3 Qua việc tìm hiểu, quan sát học sinh trong các tiết học và các hoạt động giáo dục cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi nhận thấy: công tác tổ chức lớp học của giáo viên, cách xây dựng nội quy cũng như việc xây dựng phong trào: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Cũng như việc lồng ghép “Kỹ năng sống” cho học sinh vào các môn học còn nhiều hạn chế: - Việc bầu ban cán sự lớp còn mang tính áp đặt, chưa quan tâm đến mong muốn của học sinh. - Cách xây dựng nội quy của lớp đang là do giáo viên tự xây dựng. - Giáo viên mới chỉ chú trọng đến công tác giảng dạy mà chưa quan tâm đến tâm tư, tình cảm và mong muố của học sinh. - Giáo viên chỉ quan tâm đến dạy học theo kế hoạch dạy học mà chưa quan tâm việc lồng ghép kĩ năng sống. 2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến a. Điểm mới của giải pháp Giải pháp “Xây dựng lớp học thân thiện” so với các giải pháp đã thực hiện có những điểm mới cơ bản như sau: - Giải pháp được nghiên cứu và áp dụng lần đầu tiên tại đơn vị và chưa có ở tài liệu nào khác. - Công tác tổ chức lớp học - Xây dựng Nội quy lớp học - Xây dựng phong trào: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” - Lồng ghép Kỹ năng sống cho học sinh vào các môn học. Bảng so sánh giải pháp đã thực hiện và giải pháp mới Giải pháp đã thực hiện Giải pháp mới - Bầu cán sự lớp còn mang tính áp đặt, - Để học sinh trực tiếp tham gia vào chưa quan tâm đến mong muốn của việc bầu cán sự lớp. Học sinh thể hiện học sinh. rõ mong muốn của mình trong lá phiếu bầu ban cán sự lớp. - Nội quy lớp học do giáo viên tự đưa - Nội quy lớp học do học sinh và giáo - ra, mang tính áp đặt. viên thảo luận và xây dựng trên tinh thần cởi mở, tính xây dựng cao, học sinh được tham gia nhiều vào các hoạt động thi đua. - Nội dung các quy định còn cứng nhắc, - Nội dung các quy định hướng vào sự chung chung. thân thiện, cởi mở giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh nhưng vẫn mang tính nghiêm túc. - Trước đây, hàng ngày tôi đến lớp - Tôi thường xuyên dành thời gian tìm
  5. 4 thực hiện các nhiệm vụ dạy học của hiểu về hoàn cảnh gia đình, tâm tư mình mà chưa quan tâm nhiều đến tâm nguyện vọng, những mong muốn của tư, tình cảm, mong muốn của học sinh. học sinh qua sự trò chuyện, qua các hoạt động trao đổi giữa giáo viên và học sinh. - Dạy học các môn học theo kế hoạch - Lồng ghép rèn kỹ năng sống cho học bài dạy, chưa quan tâm đến lồng ghép sinh khi dạy các môn: Tiếng việt, Đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh. đức, Khoa học, Trải nghiệm. b. Tính ưu việt của giải pháp - Giải pháp dễ thực hiện, phù hợp với trình độ học sinh, phù hợp với điều kiện thực tiễn của lớp và nhà trường, không chi phí nhiều về thời gian, không tốn kém nhiều về kinh phí. Tính hiệu quả cao. - Cách thức thực hiện của giải pháp đã giúp học sinh hình thành cho học sinh các kĩ năng: mạnh dạn, tự tin, kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng học cá nhân, kĩ năng học nhóm, kĩ năng chia sẻ. Học sinh được rèn thức tổ chức kỉ luật, phát huy năng lực, phẩm chất có ý thức vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. Phát huy sức mạnh cá nhân và sức mạnh tập thể nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đặt ra; giúp học sinh tích cực, chủ động trong mọi hoạt động đặc biệt là hoạt động học tập, góp phần nâng cao công tác chủ nhiệm lớp và chất lượng giáo dục học sinh. c. Nội dung và cách thực hiện * Bước 1: Công tác tổ chức lớp học. - Bầu ban cán sự lớp: Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Đây là một giải pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ với những người xung quanh. Ban cán sự lớp được thành lập vì học sinh và bởi học sinh để đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực. Tiến trình bầu chọn ban cán sự lớp được diễn ra như sau: - Khi nhận lớp đầu tiên tôi tìm hiểu qua tập thể lớp giới thiệu, tôi nói rõ về vai trò và trách nhiệm của người lớp trưởng, nhiệm vụ của trưởng các ban của lớp. Sau đó cho các em tự ứng cử, đề cử. Các ứng cử viên nên trình bày các đề xuất có liên quan đến những hoạt động mà các em có thể sẽ thực hiện khi trúng cử. Bầu cử phải đảm bảo tự do và tự nguyện. - Giáo viên tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: Mỗi em nhận 01 phiếu, tôi hướng dẫn học sinh cách bầu chọn: ghi tên 5 bạn mình chọn vào phiếu, 5 học sinh đạt số phiếu cao nhất tôi sẽ xem xét và giao nhiệm vụ em nào xứng đáng giữ “chức vụ” của mình (lớp trưởng, trưởng ban học tập, trưởng ban văn nghệ, trưởng ban đối ngoại, trưởng ban LĐ - vệ sinh).
  6. 5 - Ngoài ra tôi còn phân ra thành 4 tổ, các tổ tự bầu tổ trưởng, tổ phó điều hành tổ của mình. Nhiệm vụ của tổ trưởng tổ phó, tôi hướng dẫn các em tìm hiểu và cho từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng và trưởng các ban phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. Trang trí lớp học thân thiện: Tôi đề xuất với hội cha mẹ học sinh của lớp xây dựng tạo nên một lớp học ngăn nắp, thân thiện và có ý nghĩa với học sinh để học sinh khai thác, sử dụng trong từng tiết học. Cụ thể là ngay từ đầu năm tôi cùng các em đã trang trí lớp học với nhiều nội dung, hình ảnh phong phú, đa dạng phục vụ cho việc học tập tốt hơn, mang lại nhiều niềm vui hơn cho các em mỗi ngày đến lớp. Việc trang trí lớp học một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh sẽ giúp cho các em biết yêu và tạo ra cái đẹp, giúp các em có ý thức gìn giữ trường lớp của mình. Một số các biểu bảng để trưng bày các sản phẩm của học sinh tôi cho các em tự vẽ lên những bức tranh về các chủ đề khác nhau. Cuối mỗi tuần tôi chọn ra ba bài viết chữ đẹp và các sản phẩm đẹp khác như: đền lồng bằng giấy trong ngày Tết Trung Thu, thiệp tặng mẹ, tặng cô,... nhân ngày 20/10 và những bông hoa, những lời chúc tốt đẹp của các em gửi tới các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. * Bước 2: Xây dựng nội quy của lớp. - Căn cứ vào 5 điều Bác Hồ dạy, tôi đã tổ chức một buổi trao đổi, lấy ý kiến học sinh và cùng nhau thiết lập một bản nội quy thi đua của lớp trên tinh thần vui vẻ, hợp tác và thân thiện nhưng không tự do. Bởi các em học sinh tiểu học nói chung, lớp 4 nói riêng luôn có thái độ hiếu động, tò mò và rất thích thể hiện. Chính vì thế, mà cần đưa các em vào môi trường sinh hoạt có nề nếp, kỷ cương trên tinh thần động viên giúp đỡ. Bản nội quy đó được thiết lập ngắn gọn súc tích và phù hợp với tâm sinh lí ở lứa tuổi các em. NỘI QUY LỚP HỌC 1. Mỗi HS đều có động tác chào hỏi thầy cô và các bạn bằng những cử chỉ vui vẻ, thân thiện. 2. Tự giác hoàn thành các nội dung yêu cầu của ngày hôm trước. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. 3. Đi học đúng giờ, nghỉ học phải có lí do, có giấy xin phép của phụ huynh kí xác nhận. 4. Trong tiết học cần chú ý nghe giảng, ghi chép và thực hiện tốt các nhiệm vụ thầy cô yêu cầu. Tuyệt đối không được làm việc riêng trong giờ học. 5. Phải tự tin học tập, mạnh dạn, tự tin phát huy tính sáng tạo, phải nêu cao tinh thần học tập chăm chỉ. Hợp tác với bạn một cách chặt chẽ và nghiêm túc để thực hiện nhiệm vụ khi thầy, cô giao yêu cầu làm theo tổ, nhóm.
  7. 6 6. Đến trường, lớp phải đoàn kết thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Biết giúp đỡ bạn lúc khó khăn và biết chia sẻ với bạn khi gặp chuyện không vui. 7. Thực hiện tốt thông điệp 5K trong phòng chống Covid-19. Cứ mỗi ngày đến lớp, tổ trưởng theo dõi và chấm điểm thi đua cho các thành viên trong tổ (mỗi mục trong nội quy ứng với 01 điểm). Sau mỗi tuần, tôi giao cho tổ trưởng đánh giá kết quả thi đua của tổ mình và cùng đưa ra sinh hoạt trong lớp. Những ai hoàn thành sẽ được thầy cô khen trước lớp và thưởng. Những ai vi phạm sẽ được giáo viên và ban cán sự phân tích, chỉ rõ lỗi vi phạm bằng thái độ thân thiện, để các bạn khắc phục vào những tuần tiếp theo. Dựa vào nội dung thi đua đã đề ra, từng bước tôi giúp các em đi vào nề nếp một cách vui vẻ, hào hứng và nghiêm túc. * Bước 3: Xây dựng phong trào “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Đây là một trong những nội dung trọng điểm của kế hoạch xây dựng lớp học thân thiện. Bởi để có một lớp học thân thiện trước hết phải có một lớp học đoàn kết và vui vẻ, học sinh tin tưởng vào giáo viên. “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực”. Xây dựng được “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh lười học, học sinh học chậm, thiếu tự tin chưa mạnh dạn..., sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. - Cứ mỗi buổi đến trường tôi thường dành 15 phút sinh hoạt đầu giờ để gặp gỡ các em. Việc đầu tiên là tôi tìm hiểu tâm trạng của mỗi em bắt đầu buổi học mới. Nếu có em nào gặp khó khăn của bản thân hoặc gia đình thì tôi kịp thời động viên và tìm cách giúp đỡ để học sinh luôn thấy thầy cô và bạn bè là chỗ dựa tinh thần lớn mỗi khi gặp khó khăn. Để giúp cho các em nói những mong muốn của mình đối với ông bà, cha mẹ, đối với thầy cô, đối với bạn bè, những người thân của các em. Sau đó thu lại và tổng hợp các ý kiến của học sinh. Nếu những ý kiến nào cần trao đổi với phụ huynh, tôi sẽ tìm cơ hội trao đổi và đề nghị các phụ huynh lưu tâm đến những mong muốn của con em mình. Với những mong muốn của học sinh đối với cá nhân tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi sẽ xem xét, điều chỉnh bản thân, trao đổi cởi mở với học sinh để học sinh cảm thấy thật sự thoải mái. Tương tự đối với những mong muốn của học sinh với bạn bè và những người thân khác, tôi cũng cố gắng giải quyết để học sinh cảm thấy vui vẻ, thoải mái nhất. Ví dụ: Trong tháng 12/2021, tôi tổ chức phát phiếu Điều em muốn nói cho học sinh viết ra mong muốn của mình đối với ông bà, cha mẹ, bạn bè, cô giáo, học sinh tích cực tham gia 32/32 em. Đã có một số học sinh viết như sau:
  8. 7 Một số phiếu Điều em muốn nói của học sinh Tất cả những mong muốn đó của học sinh, tôi đã tổng hợp lại. Tôi tìm cơ hội trao đổi riêng với các phụ huynh của các học sinh đó, những người bạn của các em,... nói lên những mong muốn của các em với mọi người. Nhiều phụ huynh, bạn bè của các em khá bất ngờ khi nghe những mong muốn đó. Thời gian sau đó tôi thấy các em vui vẻ hẳn và rất tin tưởng vào người giáo viên chủ nhiệm là tôi. * Bước 4: Lồng ghép “Kỹ năng sống” cho học sinh vào các môn học. Kĩ năng sống là một hình thức giáo dục mới được triển khai thực hiện qua những năm học gần đây. Học sinh có Kỹ năng sống tốt sẽ thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và môi trường sống xung quanh, tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, tự mình quyết định số phận của mình. Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tôi lồng ghép vào các bài học thông qua 3 môn học: Tiếng việt, Đạo đức. Ví dụ: Khi dạy bài: Đạo đức “Yêu lao động” tôi đã giáo dục các em tính tự giác, tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình... hoặc bài “Lịch sự với mọi người” tôi giáo dục kỹ năng sống cho các em biết cách giao tiếp, cách cư xử với bạn bè, thầy cô và mọi người, có hành vi văn hóa, đúng mực trong giao tiếp với mọi người. Hoặc khi dạy môn Khoa học bài “Tiết kiệm nước” tôi giáo dục các em biết tiết kiệm nước và kỹ năng vận động, tuyên truyền tiết kiệm nước từ đó giúp các em tự tin, bạo dạn hơn trong cuộc sống.
  9. 8 Trong các tiết học tôi tổ chức cho các em chơi các trò chơi như: làm phóng viên; sắm vai xử lí các tình huống phòng tránh một số bệnh, trò chơi “đi chợ”... Thông qua các hoạt động này, các em còn được hình thành và rèn luyện nhiều kĩ năng sống cần thiết. Giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp cũng như tham gia tích cực hơn các hoạt động phong trào của lớp, cũng như của trường và đặc biệt là ngoài cuộc sống. 3. Ưu, nhược điểm của giải pháp mới * Ưu điểm: - Các bước của giải pháp dễ dàng thực hiện. - Huy động được các bậc phụ huynh, các em học sinh cùng tham gia. - Tạo môi trường thân thiện, cởi mở, giúp học sinh có cơ hội rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin, nói ra những suy nghĩ, những mong muốn của mình. * Nhược điểm: - GV phải có kế hoạch cụ thể cho từng bước, cần có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, dành nhiều thời gian cho học sinh. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1, Kết quả thu được. Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021-2022” hiệu quả về sự thân thiện, mạnh dạn, tự tin và tích cực các em đã được nâng lên đáng kể. Sau khi khảo nghiệm một thời gian tại lớp 5B đã cho kết quả rât đáng khích lệ, vì vậy tôi quyết định áp dụng giải pháp một cách đại trà và xuyên suốt năm học. Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với sự quan tâm của nhà trường, các đồng nghiệp và các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Lớp của tôi chủ nhiệm đã đạt được kết quả khả quan, học sinh đã mạnh dạn, thân thiện, luôn cởi mở với cô giáo, với bạn bè, biết vâng lời và yêu quý thầy cô giáo, biết xác định động cơ học tập đúng đắn, tập thể học sinh biết thương yêu đoàn kết và tích cực giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Sự cố gắng của tập thể lớp đã được nhà trường ghi nhận, đó là niềm vui, niềm tự hào cho tập thể lớp 5B. Cụ thể:
  10. 9 Biểu đồ thể hiện số liệu khảo sát đầu tháng 9/2021 và cuối tháng 11/2021 Căn cứ các kết quả đã khảo sát và thống kê qua biểu số liệu trên, kết quả đã đạt được của việc áp dụng giải pháp đã mang lại hiệu quả khá cao. Số lượng học sinh thân thiện, vui vẻ, mạnh dạn, tự tin, tích cực tăng tăng 30%. Qua đó, ta thấy được sự động viên, khích lệ các em đã tự tin, mạnh dạn hơn, tích cực tham gia các hoạt động của trường cũng như của lớp tổ chức. Số lượng học sinh tích cực tăng lên, số học sinh chưa thân thiện, còn rụt rè, tự ti,... giảm đi đáng kể. Các em đã dành cho nhau sự thân thiện, gần gũi, cùng nhau chia sẻ. - Các phong trào, thi đua: + Tham gia nhiệt tình, có hiệu quả các phong trào của nhà trường: trải nghiệm làm lồng đèn Vui tết trung thu 32/32 em tham gia; Thi đua chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 20/10 có 32/32 em tham gia tích cực đạt kết quả cao; Học sinh tham gia sổi nổi, tích cực làm báo tường Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. 2. Bài học kinh nghiệm Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thực sự đã mang lại hiệu quả rất cao trong ngành giáo dục nói chung và trường Tiểu học Giao Châu nói riêng, theo đó, việc xây dựng “Lớp học thân thiện” cũng đã thu hút thầy và trò trường chúng tôi trong suốt những năm qua và thu được những kết quả đáng khích lệ. Tôi nhận thức được rằng người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng vì chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. “Giải pháp xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường Tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022” nhằm giúp các em HS có một môi trường sống lành mạnh, trong sáng để học tập tốt, trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Xây dựng lớp học thân thiện nhằm tạo ra nhận thức về “Không gian thân thiện” với các điều kiện cơ sở vật chất, cảnh quan phù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lý lứa tuổi học sinh, tránh những nguy cơ bất trắc, đe
  11. 10 dọa học sinh. Tạo được “Tình cảm thân thiện” giữa phụ huynh với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh và giữa các học sinh với nhau. Từ đó, có sự “Hợp tác thân thiện và tích cực” cùng hướng tới mục tiêu tốt đẹp chung giữa các giáo viên, giữa giáo viên với học sinh và giữa các học sinh với nhau trên nền tảng tri thức, đạo đức, kĩ năng sống phù hợp với truyền thống dân tộc. Tăng thêm sự hứng thú trong học tập của học sinh, hình thành nhân cách giáo dục học sinh trở thành “Con ngoan trò giỏi” trở thành người có ích cho xã hội. Giải pháp của tôi áp dụng cho lớp 5B năm học 2021 - 2022 và có khả năng áp dụng cho các khối lớp khác tại nhà trường và các trường học khác trên địa bàn các huyện, thành phố. Trên đây là nội dung “Giải pháp xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường Tiểu học Giao Châu” của bản thân tôi, nội dung được thực hiện trong thời gian ngắn, năng lực cá nhân còn hạn chế. Vì vậy, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của Ban giám khảo giúp giải pháp của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Tôi xin cam kết về nội dung sáng kiến trên. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Văn Linh
  12. 11 TRƯỜNG TIỂU HỌC GIAO CHÂU (Xác nhận) ……………………………………………………………...…………………..… ……………………………………………………………………………………. .………………………………………………………………...…….…………… (ký tên, đóng dấu) PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIAO THỦY (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... (Ký tên, đóng dấu)
  13. 12 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng Thẩm định SK trường Tiểu học Giao Châu - Hội đồng Thẩm định SK huyện Giao Thủy - Hội đồng Khoa học tỉnh Nam Định Tôi : Nguyễn Văn Linh Ngày sinh: 18/10/1998 Nơi công tác: Trường Tiểu học Giao Châu Chức danh: Giáo viên Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Tỉ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 – 2022. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chủ nhiệm 14/TH - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 5/9/2021 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Giải pháp sử dụng với giáo viên chủ nhiệm trong dạy học nhằm giúp các em HS có một môi trường sống lành mạnh, trong sáng để học tập tốt, trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. - Những thông tin cần được bảo mật nếu có: Không - Những điều kiện cân thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên, học sinh, phụ huynh - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử : Không Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Giao Châu, ngày 26 tháng 3 năm 2022 Người nộp đơn Nguyễn Văn Linh
  14. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2