intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học

Chia sẻ: Bananalachuoi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

60
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là tìm hiểu về các giải pháp nâng cao việc dạy và học Tiếng Anh cho giáo viên và học sinh. Tìm hiểu về thực trạng học tập của học sinh nói chung và nói riêng. Nghiên cứu các phương pháp tối ưu để giáo viên có thể áp dụng khi cho học sinh thực hành tại lớp có hiệu quả. Các bước tiến hành một tiết dạy có hiệu quả qua việc thay đổi một số phương pháp dạy cho học sinh dễ dàng tiếp thu bài học. Đồng thời hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng, kỹ xảo khi học Tiếng Anh. Vì vậy việc thực hiện phương pháp này nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học

  1. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ  HỌC TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC”                                        NGƯỜI THỰC HIỆN: TÔN THỊ HUẾ                                                          ĐƠN VỊ: TIỂU HỌC BẮC NGHÈN, CAN LỘC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Tiếng Anh là công cụ  giao tiếp quan trọng trong việc hoà nhập với cộng   đồng quốc tế  và khu vực. Đất nước ta đang trên đường đổi mới, chúng ta đang  quyết tâm công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, mở  rộng quan hệ  với nhiều  nước khác. Do vậy việc dạy và học ngoại ngữ  nói chung và môn Tiếng Anh nói  riêng ngày càng được coi là công cụ đắc lực cho quá trình hội nhập. Bộ Giáo dục  và Đào tạo Việt Nam đã, đang không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ngoại  ngữ  thông qua việc đổi mới toàn diện những năm tiếp theo. Đề  án dạy và học  ngoại ngữ  mà Bộ  Giáo dục và Đào tạo (Bộ  GD­ĐT) đề  ra sẽ  đổi mới toàn bộ  hệ  thống giảng dạy  ngoại  ngữ  từ   trước  tới  nay,  từ   chương trình,  sách giáo khoa,  phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá đến việc bảo đảm đủ  đội ngũ giáo  viên, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ… Mấy năm học qua, Sở GD và   ĐT đã tạo điều kiện cho các giáo viên Tiếng Anh các cấp tiểu học, THCS và THPT   đi học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, đồng thời đầu tư cơ sở vật   chất, trang thiết bị dạy và học cho các trường thí điểm. Việc dạy ngoại ngữ sẽ bắt   đầu từ  lớp 3 với thời lượng 4 tiết trên tuần. Để  đáp ứng cho việc đổi mới này và   thực hiện đúng ý nghĩa mà đề án đổi mới dạy học ngoại ngữ của Bộ GD­ĐT đề ra  đòi hỏi mỗi giáo viên cần có sự đổi mới trong cách dạy của chính mình. Về phía học sinh, các em còn bỡ  ngỡ  với môn học này. Có những em chưa   đọc viết thông thạo tiếng mẹ  đẻ, nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp  cận với ngôn ngữ nước ngoài. Ngoài ra Anh văn là bộ môn đòi hỏi các em phải có   chút năng khiếu học ngoại ngữ, mà năng khiếu phần lớn rơi vào các em học khá,  giỏi, còn các em với mức trung bình, yếu thì nay quả là một công việc nặng nề với  các em. Mặt khác, kết quả môn Anh không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học   1
  2. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học văn hóa, không lấy bộ  môn này làm tiêu chí đánh giá xếp loại học lực, vì vậy các  em cảm thấy không cần thiết và dẫn đến sao nhãng việc học tập, với suy nghĩ  “Vui thì học, không thì thôi”, dần dần tạo ra sự chán học của phần lớn học sinh.  Trên thực tế việc dạy và học môn Tiếng Anh tuy không còn mới mẻ nhưng  khó đối với tất cả giáo viên và học sinh. Với việc nghiên cứu đề  tài này, tôi mong  muốn sẽ phần nào giúp giáo viên dần khắc phục những khó khăn trên để tiến hành  dạy môn Tiếng Anh có hiệu quả  tốt hơn, học sinh tích cực, chủ  động trong việc   tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi ­  giáo viên dạy Tiếng Anh cấp TH có trách nhiệm trang bị cho các em học sinh vốn   kiến thức cơ bản, vững vàng để các em có thể học tốt môn Tiếng Anh.  Vì thế năm  học này tôi chọn đề  tài : “Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học   Tiếng Anh ở trường tiểu học”. 2. Đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu: a. Đối tượng nghiên cứu :  ­ Đối tượng nghiên cứu là hai lớp 3A và lớp 4A. ­ Sách giáo khoa Tiếng Anh 3,4,5. Sách bài tập tiếng Anh 3,4,5. b. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 1 năm 2013. c. Phạm vi nghiên cứu: Có thể áp dụng cho các học sinh ở trường tiểu học”  3. Mục đích nghiên cứu:            ­ Tìm hiểu về các giải pháp nâng cao việc dạy và học Tiếng Anh cho giáo   viên và học sinh.            ­ Tìm hiểu về thực trạng học tập của học sinh nói chung và nói riêng.           ­   Nghiên cứu các phương pháp tối  ưu để  giáo viên có thể  áp dụng khi cho  học sinh thực hành tại lớp có hiệu quả.            ­ Các bước tiến hành một tiết dạy có hiệu quả qua việc thay đổi một số  phương pháp dạy cho học sinh dễ dàng tiếp thu bài học. Đồng thời hướng dẫn học  sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng , kỷ xảo khi học Tiếng Anh..           Vì vậy việc thực hiện phương pháp này nhằm phát huy tính tích cực, chủ  động sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh.           4. Nhiệm vụ nghiên cứu:  2
  3. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu, người thực hiện đề tài này cần phải thực  hiện các nhiệm vụ sau: 1­ Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn Tiếng Anh, các kỹ thuật dạy Tiếng Anh 2­ Thao giảng, dạy thử nghiệm 3­ Dự giờ đồng nghiệp , trao đổi, rút kinh nghiệm. 4­ Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh để từ đó có sự điều   chỉnh, bổ sung hợp lý.          5. Giả thiết khoa học của đề tài:  Từ thực trạng việc học của học sinh ở trường, tôi nhận thấy các em còn lúng   túng, chưa chủ động tích cực tham gia bài học, chưa linh hoạt trong các hoạt động   trên lớp. Vậy liệu các em có thể  tham gia bài học một cách tích cực hay không là  nhờ vào việc đổi mới nâng cao việc dạy của giáo viên. Nếu dùng các giải pháp để  góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho các em thì chất lượng học tập của  học sinh sẽ có hiệu quả cao hơn.           6. Phương pháp nghiên cứu:           ­ Áp dụng đúc rút kinh nghiệm thực tế giảng dạy.           ­ Tham khảo tài liệu phương pháp thực hành có liên quan đến đề tài...           ­ Tham khảo kinh nghiệm của các đồng nghiệp, dự giờ, trao đổi  ý kiến...           ­ Tổ chức và tiến hành dạy thực nghiệm. Soạn giáo án giảng dạy để kiểm tra   tính khả thi của đề tài.            ­ Sau đó giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra việc nắm nội dung bài học của   học sinh.         7. Đề tài đưa ra giải pháp mới : ­ Trước khi đi vào những vấn đề cụ thể, chúng ta thống nhất với nhau rằng,   phương pháp chủ  đạo trong dạy học ngoại ngữ  của chúng ta là  lồng ghép. Việc  lồng ghép các thủ thuật trong việc giảng dạy, cũng như việc phân chia cặp nhóm ...   đều cần có sự  kết hợp hài hoà, xen kẽ  lẫn nhau sao cho phù hợp và hiệu quả  là  điều rất khó khăn. ­ Khắc sâu bài học trong trí nhớ  của học sinh thông qua các mẫu câu và qua  những bài tập thực hành. 3
  4. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học 8. Hiệu quả áp dụng: ­ Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn. ­ Học sinh đã tiếp thu bài nhanh và thuộc bài ngay tại lớp học. ­ Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt. ­ Các em học sinh yếu kém có thể tự tin hơn, năng động hơn.  II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận             Hiện nay việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường TH có nhiều chuyển  biến rõ rệt. Học sinh cấp I, kể cả các vùng sâu vùng xa các em đều được học ngoại   ngữ.  Giáo viên được huấn luyện hàng năm do sở  GD­ĐT và phòng GD­ĐT  tổ  chức  vào giữa   kỳ  hoặc  kỳ   nghỉ  hè  nhằm  nâng cao trình  độ  chuyên môn  và  đổi mới   phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn. Trong tất cả các trường học   ở vùng sâu vùng xa tài liệu và thiết bị dạy học được đưa vào ngày càng hoàn thiện  hơn, giúp cho giờ học đạt hiệu quả hơn và học sinh có hứng thú học tập hơn. Tuy nhiên do trình độ  học sinh không đồng đều. Môi trường học ngoại ngữ  các em có ít dịp tiếp xúc nói chuyện với người nước ngoài hoặc người nói Tiếng  Anh ở nhà. Nên việc phát triển kỹ năng nói thành thạo ở các em còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, hiện nay tình trạng xao lãng việc học, học sinh học đối phó học  vẹt mà không biết tự học, học sinh yếu kém khá nhiều. Làm thế nào để khắc phục   tình trạng này? Làm thế nào để thu hút học sinh chú tâm vào việc học là vấn đề đòi  hỏi người làm giáo dục, các thầy cô tâm huyết với nghề, luôn nỗ  lực đề  ra kế  hoạch, chương trình, cải tiến phương pháp để  dạy và học tốt hơn, nâng cao chất  lượng và hiệu quả giáo dục.         Để  dạy tiết dạy Tiếng Anh đòi hỏi giáo viên phải có sự  chuẩn bị  và đầu tư  trên lớp, thậm chí phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian mới có thể  đạt hiệu quả  và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự  hứng thú và tin   tưởng. Vì vậy, với đề  tài này tôi đưa ra những suy nghĩ của mình với mong muốn   góp phần trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ học tập lẫn nhau để  cùng tiến bộ. Đó cũng  là nội dung, mục đích hướng tới của sáng kiến kinh nghiệm. 4
  5. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học 2. Cơ sở thực tiễn:  Phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư  cho môn Tiếng Anh,   chuẩn bị bài một cách sơ sài, đối phó trong khi các em học rất yếu môn này. Trong   các giờ học, đa số  các em  thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc ­ nói   Tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học. ­ Học sinh tiểu học là những trẻ em, mức độ nhận thức của các em còn thấp,  chất lượng học tập bộ môn không đồng bộ. Thêm nữa, học sinh  ở vùng nông thôn   chỉ  quen cách học cũ ít đọc thêm sách báo phù hợp lứa tuổi để  mở  rộng bổ  sung,  nâng cao kiến thức. Đồng thời đây là những năm đầu làm quen với một ngoại ngữ,   trong khi vẫn có một số  lượng không nhỏ  học sinh còn chưa học tốt tiếng mẹ  đẻ  của mình. ­ Hơn nữa Tiếng Anh  ở  bậc tiểu học chỉ là môn học phụ  tự  chọn, thế  nên   bản thân học sinh và ngay cả phụ huynh cũng không quan tâm đến bộ môn này, họ  chỉ đầu tư cho con mình học nâng cao môn Toán, Tiếng việt, ….  Tuy Tiếng Anh  ở  bậc tiểu học là môn học tự  chọn. Song, nó có tính chất  khởi đầu quan trọng trong các năm học tiếp theo ở cấp II. Vì thế nó giữ một vai trò   không nhỏ trong quá trình học tập của các em. Nó trang bị cho các em vốn từ vựng,   ngữ pháp và những mẫu câu tối thiểu. Vì thế việc nâng cao chất lượng học tập cho   các em là điều quan trọng. Bởi lẽ không có động cơ trẻ sẽ không học ­ và để chất  lượng môn học của các em đạt kết quả  tốt nhất thì không phải là một chuyện dễ  dàng. Vậy làm thế nào để các em hình thành và phát triển kỹ năng học tập toàn diện  nhất? Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh  ở  trường TH trong  nhiều năm, tôi đã tìm tòi, học hỏi, đọc các tài liệu tham khảo và qua các phương   tiện thông tin đại chúng, tôi đã rút ra cho mình một số  kinh nghiệm trong phương   pháp nâng cao chất lượng giảng dạy để làm cho giờ dạy của mình đạt kết quả cao   hơn. 3. Thực trạng chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường: 3.1. Thuận lợi: 5
  6. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học ­ Môn Tiếng Anh là môn mới được áp dụng đối với học sinh tiểu học trong  những năm gần đây. Vì vậy một số học sinh cảm thấy có hứng thú, hoặc yêu thích   với môn học còn mới mẻ này, nên mỗi khi lên lớp đa số học sinh rất tích cực. ­ Được sự  quan tâm giúp đỡ  của Ban Giám Hiệu nhà trường, cùng các anh   chị đồng nghiệp đi trước đó tạo mọi điều kiện để việc dạy và học môn Tiếng Anh  tốt hơn. Trường tôi đã có cơ sở vật chất và xây dựng phòng học, đóng bàn ghế theo   chuẩn mới. Có đầy đủ các thiết bị như: băng đài, đĩa, loa, máy chiếu phục vụ cho  việc dạy và học.  3.2. Khó khăn: ­ Theo phân phối chương trình hiện nay, môn Tiếng Anh tiểu học mỗi  tuần  4 tiết, mà chỉ có một giáo viên Tiếng Anh thì thật sự rất khó khăn cho việc dạy và  học của giáo viên và học sinh. Nhưng muốn để  tiết học của học sinh sinh động  hơn, giáo viên phải làm tranh ảnh, đồ dùng để minh hoạ, tạo điều kiện cho các em   nhớ  từ  dễ dàng và hướng sự chú ý của các em vào chủ  đề  hay trọng tâm bài học.   Bên cạnh đó, các em học sinh  ở  đây do điều kiện và hoàn cảnh, phụ  huynh chưa   hiểu rừ được tầm quan trọng của môn Tiếng Anh, nên chưa quan tâm, đốc thúc các  em học môn học này, dẫn đến nhiều em không có điều kiện mua sách vở đầy đủ.  Thêm vào đó, do điều kiện phát triển về  mọi mặt còn hạn chế, điều kiện để  các  em học sinh tiểu học được tiếp xúc với các thông tin đại chúng, các chương trình   giải trí sử dụng Tiếng Anh còn ít. Dẫn đến khả năng giao tiếp của các em còn hạn   chế, huống hồ là giao tiếp bằng Tiếng Anh. Bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh chỉ học qua  loa,   không   khắc   sâu   được   từ   vựng   vào   trong   trí   nhớ,   không   tập   đọc,   tập   viết   thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều. Đến khi giáo viên yêu cầu các em sẽ  không thành công. ­ Hơn nữa các em cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn để  tự học ở nhà. Bởi vì là môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào cũng biết. Ngoài  ra, cách học từ  vựng của học sinh cũng là điều đáng được quan tâm, học sinh   thường học từ vựng bằng cách đọc từ bằng Tiếng Anh và cố nhớ nghĩa bằng tiếng  Việt, có viết trong tập viết cũng là để đối phó với giáo viên, chứ chưa có ý thức tự  6
  7. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học kiểm tra lại mình, để  khắc sâu từ  mới và vốn từ  sẵn có. Vì thế  các em rất mau   quên và dễ  dàng lẫn lộn giữa từ  này với từ  khác dẫn đến nhiều học sinh đâm ra   chán học và bỏ quên. 3.3. Tình hình thực tế của học sinh            Bước vào năm học các em đã bộc lộ rõ khả năng của mình trong từng môn  học và định hướng môn học yêu thích của mình. Tôi tìm hiểu, quan sát để  nắm  được khả năng của các em. Sau cuộc khảo sát đầu năm để phân loại đối tượng học   sinh để từ đó có biện pháp cụ thể. Nhìn chung, các em trong trường đều ngoan, có ý  thức học tập. Nhiều em yêu thích môn Tiếng Anh. Như  vậy rất thuận lợi cho tôi  tiến hành đề tài này.            Tuy nhiên vẫn còn một số em lười học, không có năng khiếu học, tiếp thu   chậm, phát âm khó, hiệu quả của các em chưa cao. 3.4. Kết quả học tập năm học 2012 – 2013 Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 3A 30 2 6 20 2 4A 30 5 8 15 2 Từ  cơ  sở  lí luận và thực tiễn, cùng với kinh nghiệm trong quá trình giảng  dạy của mình tôi chọn đề  tài nghiên cứu:  "Giải pháp góp phần nâng cao chất   lượng dạy và học Tiếng Anh ở các trường tiểu học”.   4. Các giải pháp: Là một giáo viên tâm huyết đã nhiều năm giảng dạy riêng bản thân tôi thấy,   để  góp phần nâng cao chất lượng học môn Tiếng Anh tiểu học thiết nghĩ cần có  một sự  đổi mới trong phương pháp dạy học, cả  về  tư  duy lẫn phương pháp và  không ngừng trao đổi kinh nghiệm giữa các thầy cô giáo. Bản thân các thầy cô   không ngừng tìm hiểu và học tập những phương pháp giảng dạy nhằm trau dồi kỹ  năng dạy môn Tiếng Anh của mình. Các giải pháp tôi đưa ra dưới đây cần có sự  kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh ­ học sinh và thầy cô giáo.          7
  8. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học  4.1. Lấy học sinh làm trung tâm của tiết học:  Phương pháp dạy "lấy học sinh làm trung tâm " là phương pháp dựa trên  nguyên tắc kích thích sự  ham hiểu biết của trò, từ  đó, giáo viên sẽ  đáp  ứng xoay   quanh các câu hỏi và vấn đề  mà trò gặp phải. Còn học trò đóng vai trò chủ  động   trong việc tiếp cận tri thức. Với phương pháp này, người học sẽ là người tự  khai  phá tri thức, thầy cô giáo chỉ là người hướng dẫn và cung cấp thông tin. Đó là cách dạy mà giáo viên chỉ đưa ra chủ đề nào đó (mà không giải thích gì   thêm), sau đó chia lớp làm nhiều nhóm, cho từng nhóm thảo luận với nhau rồi cùng  đưa ra kết luận cho bài học. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, huấn luyện, nhận   xét phần làm việc của học sinh và nếu có thể  thể  trợ  giúp, bổ  sung những kiến   thức ngoài mà học sinh chưa biết.  Dưới sự hướng dẫn của cô giáo học sinh sẽ phải tích cực hơn, tự giác hơn   trong việc tham gia vào việc học, vận dụng cũng như học hỏi kiến thức mới. Mỗi   học sinh sẽ phải tự tìm ra phương pháp học tối ưu cho mình, phải độc lập sử dụng   các tài liệu được thầy cô giáo gợi ý, chuẩn bị bài vở, từ đó tính độc lập và sáng tạo   ngày một phát huy.  Nhiệm vụ của giáo viên là phải tôn trọng những khác biệt của từng cá nhân  học sinh và giúp đỡ các em tìm ra những quá trình và những sở thích học tập được  ưa chuộng riêng của các em. Điều này yêu cầu giáo viên phải tổ chức lại lớp học,   đặt học sinh vào vị  trí trung tâm của quá trình dạy học, tôn trọng các nhu cầu,  phong cách học của từng cá nhân học sinh. Giáo viên không nên lặp lại  việc học   theo phương pháp “Đọc – chép” truyền thống, ngược lại phương pháp lấy học sinh   làm trung tâm đòi hỏi giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề và đầu tư  nhiều   thời gian, công sức để chuẩn bị cho buổi học. Trong môi trường này học sinh được giao làm việc theo cặp hay theo các  nhóm nhỏ và được hướng dẫn cách đàm phán để hiểu ý nghĩa trong một ngôn cảnh   rộng lớn. Lớp học bị giáo viên chi phối được đặc trưng bởi việc giáo viên nói hầu  hết thời gian trên lớp, dẫn dắt các hoạt động, và thường xuyên nhận xét đánh giá   học sinh, trong khi trong một lớp học theo đường hướng lấy người học làm trung  8
  9. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học tâm, học sinh sẽ được quan sát làm việc theo cá nhân hay theo các cặp và các nhóm   nhỏ, mỗi người, mỗi nhóm có những nhiệm vụ hay công việc cụ thể.  Ví dụ điển hình là khi làm bài tập ngữ pháp và đọc với các bài tập kiểm tra  sự hiểu biết, hay thảo luận các bài học sinh đó đọc ở  bài học trước. Với một lớp   học ngoại ngữ trung bình khoảng từ 25 ­ 30, tôi chia ra thành khoảng 5 đến 6 nhóm  cộng tác. Sau khi giới thiệu chủ đề bài học, tôi đặt ra một số câu hỏi gợi ý để học  sinh thảo luận theo nhóm rồi đoán câu trả  lời. Tiếp sau nữa tôi giới thiệu từ  mới.   Tôi yêu cầu các nhóm đoán nghĩa của từ  mới dựa vào ngữ  cảnh. Sau đó xác định  những nội dung và cấu trúc của bài (đoạn) văn.          Một ví dụ khác trong giờ  dạy viết là giáo viên viết tên của tất cả  học sinh   trong lớp theo cặp có thể  do giáo viên tự  sắp xếp hoặc dựa vào sơ  đồ  lớp vào  những mảnh giấy nhỏ, sau đó bỏ  vào một chiếc hộp. Có 2 học sinh sẽ  đại diện  bốc thăm và đọc lên tên của 2 cặp may mắn. Hai cặp may mắn s ẽ được viết bài  của mình lên bảng phụ sẽ được cả lớp và giáo viên chữa bài của mình ở hoạt động  post­ writing. Đồng thời sẽ được điểm nếu bài viết tốt. Những   học sinh còn lại sẽ  làm theo cặp viết bài của mình vào vở hoặc giấy làm bài, giáo viên có thể thu một   số bài để chấm ở nhà. Giáo viên cung cấp một số  điểm cho học sinh chú ý khi chữa l ỗi như: nội  dung đó đủ ý hay chưa, ngữ pháp, từ, cụm từ… Sau đó giáo viên   yêu cầu 2 nhóm  treo bảng phụ lên bảng để cùng chữa lỗi với học sinh cả lớp. Cuối cùng giáo viên  nhận xét  ưu khuyết điểm để  học sinh khắc phục trong những bài viết sau và cho  học sinh về nhà viết lại bài của mình. Một cách khác để áp dụng cho môi trường lớp học lấy người học làm trung  tâm là thông qua việc học sinh biên tập lại (sửa chữa) các bài viết của bạn mình.  Sử dụng phương pháp dạy viết theo quá trình cho phép học sinh tương tác với nhau  và với các sản phẩm viết của các em. Sau khi các em kết thúc quy trình trước khi  viết với bản viết nháp trong tay, các em có thể bắt đầu biên tập lại cho nhau bằng  cách trao đổi bài viết và sửa chữa sản phẩm bài viết của bạn mình. Cuối cùng giáo   viên cho các em chuyển sang bước đánh giá chất lượng bài viết.  9
  10. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học Với kinh nghiệm nhiều năm làm GV, tôi không thấy có khó khăn gì khi thực  hiện phương pháp này, GV có thể tận dụng các tố chất mình có sẵn như ngôn ngữ  cơ thể, cách nói, giọng nói… chứ không nhất thiết phải có thiết bị công nghệ thông  tin, các trang thiết bị hiện đại chỉ là hỗ trợ. Chỉ khó khăn ở chỗ GV có muốn đưa nó   vào hay không vì phương pháp này đòi hỏi họ  phải rất tâm huyết và dành nhiều  thời gian chuẩn bị giáo án và đồ  dùng cho buổi học, khó khăn khi dạy Tiếng Anh   tiểu học là phải hiểu tâm lý của trẻ em. Để  thực hiện được ý tưởng của buổi dạy, thay vì HS ngồi nghe cô giảng,  bây giờ HS cần không gian để cho các em tham gia các hoạt động và vui chơi.  Để  thực hiện phương pháp mới, giáo viên cần linh hoạt để thay đổi một số yếu tố để  có buổi học thành công. Ví dụ  nếu không có các thiết bị  như  đầu quay, đĩa DVD,   TV, picture book, thì có thể  tự  chế  các poster bức tranh, sưu tầm các câu chuyện   trên  mạng, hay tự vẽ để dạy HS.                       Học sinh lớp 4A trong giờ học tiếng Anh. 10
  11. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học 4.2. Sử dụng các loại hình cặp nhóm: Thảo luận nhóm (Group discussion) là kỹ  năng vừa giúp bạn phát huy được   sức mạnh trí tuệ tập thể vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của từng thành  viên. Các em được phân nhóm nhỏ từ 3 đến 5 em cùng thảo luận một vấn đề  nhỏ  trong việc học môn Tiếng Anh hoặc trẻ có thể bắt cặp đôi, trẻ tự  do trao đổi chủ  đề mà giáo viên vừa đưa ra. Kết thúc thảo luận trẻ trình bày lại bằng Tiếng Anh.     Ví dụ: Cô giáo đưa ra chủ đề: các nhóm thi nhau viết về các từ Tiếng Anh chỉ  các loại hoa quả, các loại thức ăn đồ  uống, các đồ  dùng trong nhà, các con vật em   yêu thích bằng Tiếng Anh. Các nhóm thi nhau xem ai viết được nhiều hơn và dán  kết quả  trên bảng, cho các nhóm đọc to kết quả của mình. Sau đó các nhóm lắng   nghe và nhận xét cách đọc của nhóm vừa trình bày. Giáo viên chỉ là người khuyến   khích sự tham gia của trẻ và chỉnh những thiếu sót của các em không nên nhận xét   đúng sai rõ ràng. Trong quá trình thảo luận nhóm giáo viên tránh việc chê trẻ trước  nhóm bạn, làm trẻ xấu hổ và lần sau ngại tham gia. 4.2.1. Thời điểm làm việc theo cặp hoặc nhóm.        Hình thức làm việc theo cặp thích hợp với hoạt động hội thoại giữa hai người   với nhau, do vậy sẽ phù hợp với các loại bài tập: 1) Luyện mẫu câu sau phần giới thiệu ngữ  liệu mới và sau một vài phút   luyện tập với cả lớp (Giáo viên ­ học sinh; nửa lớp ­ nửa lớp, cặp mở, cặp đóng). 2) Luyện các bài hội thoại ngắn: đóng lại bài hội thoại, làm các bài hội thoại   tương tự với gợi ý cho sẵn. 3) Các bài tập luyện giao tiếp. 4) Đọc bài khoá, sau đó hỏi và trả  lời các câu hỏi về  nội dung bài khoá,   phương pháp này có mấy cách thực hiện như sau : + Học sinh thảo luận các câu hỏi trong cặp hoặc nhóm, sau đó đọc bài khoá  để tìm câu trả lời. + Học sinh tự đọc thầm bài khoá sau đó hỏi và trả lời về nội dung trong cặp  hoặc nhóm. 5) Các bài tập viết ngắn : học sinh làm nhóm, chọn thư ký viết những gì mà   nhóm thảo luận, hoạt động này có thể  khó tổ  chức  ở  những lớp đông nhưng có   11
  12. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học thuận lợi là học sinh chữa được lỗi cho nhau và giáo viên chỉ việc cho điểm các bài  viết của nhóm sau khi kết thúc hoạt động. 6) Thảo luận: Giáo viên nêu nhiệm vụ  thảo luận một cách rõ ràng , sau khi  thảo luận giáo viên gọi các nhóm báo cáo. 4.2.2 Phương pháp chia cặp nhóm. Hình thức làm việc theo cặp nhóm có nhiều  ưu điểm, đặc biệt trong việc   luyện tập các chức năng lời nói song trong thực tế, khi học sinh làm việc theo cặp   hoặc nhóm, giáo viên không thể  kiểm soát hết được lời nói của học sinh và cũng  không nhất thiết phải kiểm soát hết. Có nhiều cách tổ chức làm việc theo cặp, nhóm. * Cặp : a­ Giữa giáo viên và học sinh b­ Cặp mở : Giữa hai học sinh không ngồi gần nhau. c­ Cặp đóng : Giữa hai học sinh ngồi kề nhau. Với hình thức này giáo viên phải đánh số  học sinh theo hàng dọc hoặc theo   hàng ngang, quy định nhiệm vụ của từng học sinh trong cặp – hỏi trả lời và ngược  lại hoặc vai A ­ vai B và ngược lại đổi vai. * Nhóm: Trong trường hợp tổ  chức làm việc theo nhóm nếu lớp chật, thì có thể  tổ  chức cho hai học sinh ngồi ở hai hàng ghế sát nhau ngồi quay đầu lại với nhau tạo   thành nhóm 4 người mà không cần học sinh di chuyển nhiều trong lớp, không làm   lãng phí thời gian.         ­ Khi chia nhóm phải đảm bảo phù hợp về số lượng.        ­ Cần phân đều số lượng học sinh cho mỗi nhóm (giỏi, khá, trung bình)        ­ Một nhóm có bao nhiêu học sinh là tuỳ ở sĩ số của lớp.        ­ Yếu tố ảnh hưởng đến chia nhóm là vị trỗ ngồi của học sinh trong nhóm.        ­ Có thể đặt tên cho các nhóm bằng Tiếng Anh như theo chữ số, màu sắc, loài  hoa, con vật hay những tính từ mà các em thích ... 12
  13. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học Ví dụ  cụ  thể: Học sinh A là học sinh khá, học sinh D là học sinh khá. Học   sinh B là học sinh trung bình, học sinh E là học sinh trung bình. Học sinh C là học   sinh yếu, học sinh F là học sinh yếu. Ta có thể  kết hợp các cặp như  sau: Mỗi học sinh có thể  có ít nhất từ  2 ­ 3  cặp cho mình để hoạt động. Giáo viên nên quy định những học sinh A, D mang tên   Rabbit; học sinh B, E mang tên Parrot; học sinh C, F mang tên Cat. 4.2.3.Tiến hành tổ chức cặp nhóm. a. Giới thiệu mẫu câu mới: Giáo viên gợi mở  và làm mẫu rõ ràng. Cho học  sinh nhắc lại đồng thanh, cá nhân. Chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh . Example 1:Unit 11. My Daily Activities. Lesson 3. Page 10. Teacher:   Work   in   pairs   to   practise   asking   and   answering   about   the   time   in   2  minutes: S1: What time do you….?     S2: I…… at ….o’clock b. Thay thế câu theo gợi ý. Gợi ý có thể viết lên bảng. c. Yêu cầu cả  lớp thực hành với giáo viên và ngược lại để  học sinh biết   chắc chắn phải làm gì. Chọn hai học sinh không ngồi gần nhau nói to cho cả  lớp   cùng nghe. d. Giáo viên đánh số học sinh theo hàng dọc hoặc hàng ngang và yêu cầu học   sinh luyện tập đồng loạt. Yêu cầu học sinh đổi vai khi kết thúc. Giáo viên đi quanh  lớp điều khiển hoạt động, lưu ý không chữa lỗi khi học sinh đang thực hành mà  giáo viên nên ghi lại những lỗi này để chữa sau khi đó thực hành xong. e. Ngừng hoạt động sau khi hầu hết cả  lớp đã hoàn thành. Chọn 2­3 cặp   không báo trước nói trước lớp. f. Giáo viên chữa những lỗi phổ  biến trong quá trình thực hành, tập trung  chữa lỗi phát âm và ngữ pháp. * Khi tiến hành các hoạt động cặp hoặc nhóm, cần lưu ý : + Giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt. Có mẫu hoặc ví dụ cho trước, cung cấp   đủ ngữ liệu cần thiết cho bài tập. + Quy định thời gian luyện tập. 13
  14. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học + Cần phân cặp hay nhóm hợp lý, có thể  chọn học sinh có cùng trình độ,   hoặc khác trình độ nhận thức để làm việc với nhau tuỳ theo từng ý đồ và tính chất   của bài tập. Đề ra quy ước bắt đầu và kết thúc hoạt động (gõ thước, vỗ tay). +  Có sự  theo dõi, bao quát chung của giáo viên. Có sự  hỗ  trợ  kịp thời của  giáo viên khi học sinh trong nhóm gặp khó khăn (giáo viên đi quanh lớp lắng nghe  và giúp đỡ những học sinh yếu và giải đáp thắc mắc của học sinh). + Sau khi học sinh hoàn thành bài tập trong nhóm, cần có sự  kiểm tra phản  hồi kịp thời như nhận xét, góp ý kiến, chữa lỗi hoặc cung cấp mẫu đúng. + Khi hoạt động nhóm giáo viên có thể kết hợp nhiều phương pháp giúp học   sinh luyện tập như: repetition, substitution, change into form và kết hợp các đồ dùng  dạy học như  máy chiếu, tranh  ảnh, phiếu học tập, bảng phụ  để  hướng dẫn...          4.2.4. Một số ví dụ để tổ chức cho hoạt động cặp, nhóm. Với thời gian một tiết học chúng ta không thể đưa ra thảo luận hết nội dung  của bài học, mà chúng ta chỉ thảo luận những nội dung quan trọng của bài học. Sau   đây là một số ví dụ cụ thể:    * Hoạt động khởi động (warm­up ):  Example1: ( English 3 ) ­Unit 11.My Family ( 1,2)    + Activity 1: Giáo viên sử dụng bức tranh về gia đình  (Nam’s family) có tên, tuổi   của mỗi thành viên, học sinh luyện tập theo cặp ( using the picture)    + Mr Minh / 50 years old     Eg: S1: Who is that?           S2: That’s Mr Minh.          S1: How old is he?           S2: He is 50 years old.   Tương tự các cặp khác lần lượt luyện tập.      +  Activity   2:   Tổ   chức   cho   học   sinh   luyện   tập   theo   nhóm   dưới   hình   thức:   Brainstorming. Unit 13. My House. Page 18. 14
  15. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học bathroom living room bedroom                                                                                               House garden kitchen Giáo viên chuẩn bị  một tấm thẻ: chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm lần lượt  lên ghi tên các căn phòng trong nhà vào thẻ, nhóm nào ghi được nhiều hơn sẽ thắng   . Example 2( English 4) : Unit 5: Things I do ( B.3,4 ) Activity 1: Tổ  chức cho học sinh luyện tập theo nhóm để  ôn lại các từ  chỉ  quần áo và một số từ quan trọng liên quan đến bài học mới bằng trò chơi “ slap the   board”.   Các nhóm cử đại diện lần lượt lên thực hiện trò chơi . shirt Dress Blouse Jeans Trouser Shoes    skirt s * Hoạt động luyện tập (While) Activity: Giáo viên cần tổ chức cho học sinh luyện tập theo cặp (pair work)   + Ask and answer about the time   ­ Picture drill (Unit 11 ­ lesson 1. page 6 ) 15
  16. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học    a,  S1: What time is it?                          S2 : It’s seven o’clock  b, S1 : What time is it?     S2 : It’s seven fifteen.   * Hoạt động luyện tập mở rộng. (Post ) + Take a survey :  (Group work). Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh ôn lại một số từ chỉ nghề nghiệp Cách tổ chức: chia lớp thành 4 nhóm – Các nhóm hỏi đáp theo cặp các thành   viên trong nhóm. Example :    S1 : Who,s that?                     S2 : It’s my father                     S1: What’s his job?                     S2 : He’s a doctor. A Job Survey. By................. Student’s name Father Mother Brother/Sister Minh doctor teacher student Ví dụ khác: 16
  17. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học Unit 13 :My House. Lesson 3.         Aim:   Miêu tả các đồ vật trong nhà.               Phân ra 4 bước trong quá trình thảo luận: Bước1:     Chuẩn bị cho thảo luận Giáo viên chia lớp ra 4 nhóm, yêu cầu học sinh đọc trước bài mới, đặc biệt   chú ý đến những tên gọi của các đồ  vật có trong các phòng: phòng khách, phòng  bếp, phòng ngủ…. Nhóm 1:  Miêu tả các đồ vật trong phòng khách Nhóm2:  Miêu tả các đồ vật có trong phòng bế  Nhóm 3:  Miêu tả các đồ vật có trong phòng ngủ   Nhóm 4:  Miêu tả các đồ vật có trong phòng tắm Bước 2: Giao nhiệm vụ thảo luận Bước này diễn ra sau khi học xong phần while speaking Giáo viên giao phiếu thảo luận cho các nhóm theo yêu cầu như ở bước 1 Cho các nhóm thảo luận: yêu cầu thảo luận sôi nổi nhưng phải trật tự.  Bước 3: Tiến hành thảo luận (5 phút) Hoạt động của học sinh: mỗi nhóm thảo luận theo hình thức từng cá nhân   phát biểu ý kiến (hoặc mỗi cá nhân làm 2 câu), sau đó nhóm trưởng tổng kết, sắp   xếp lại thành ý kiến chung của nhóm, thư  ký ghi vào bảng phụ  (yêu cầu đúng cấu  trúc ngữ pháp). Hoạt động của giáo viên:  bao quát cả  lớp học để  nắm tình hình thảo luận  của nhóm, giáo viên có thể  gợi ý định hướng giúp học sinh thảo luận đúng trọng   tâm của yêu cầu đề ra. Bước 4: Tổng kết thảo luận Giáo viên ổn định lại lớp và gọi bất kỳ  một em đại diện cho cả  nhóm mình  (treo bảng phụ của mỗi nhóm lên bảng). Giáo viên và các nhóm nhận xét, bổ  sung  (nếu có).     4.2.5 Điều kiện áp dụng 4.2.5.1. Đối với học sinh  17
  18. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học Để hoạt động cặp, nhóm đạt hiệu quả cao trong hoạt động giao tiếp thì giáo  viên cần tạo cho học sinh thói quen tuân theo một số quy định cần thiết để  có thể  đảm bảo được yêu cầu của bài tập như : ­ Cần nghe kỹ các yêu cầu của bài tập. ­ Cần phải làm theo yêu cầu chỉ dẫn. ­ Cần phải nhanh chóng chuyển từ  hoạt động này sang hoạt động khác khi   giáo viên yêu cầu, không cố hoàn thành việc đang làm dở. ­ Cần tự giác làm việc, không quá gây ồn ào. 4.2.5.2. Đối với giáo viên cần thực hiện tốt một số điểm sau : ­ Lựa chọn thủ thuật, phương pháp phù hợp với từng loại bài. ­ Luôn hướng dẫn và ra nhiệm vụ một cách rõ ràng để học sinh hiểu rõ công  việc phải làm. ­ Luôn khuyến khích học sinh mạnh dạn hỏi giáo viên khi có vướng mắc. ­ Kiểm tra sát sao để học sinh luôn thực hiện bài theo đúng yêu cầu. ­ Luôn ghi chép lại những lỗi phổ  biến hoặc những điểm cần lưu ý để  có  thể chỉ ra cho học sinh và giúp học sinh sửa chữa sau đó. 4.3. Sử dụng những tình huống thật trên lớp Tình huống thật là những điều có thật ở trường hay ở lớp. Tình huống thật   có vai trò đặc biệt quan trọng cho việc giới thiệu ngôn ngữ  sinh động với những   cuộc đối thoại xảy ra, những ai trong cuộc nói chuyện đó. Những hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội, các câu chuyện có thật trong   đời sống hàng ngày của học sinh là nguồn ngữ cảnh phong phú vô tận cho giáo viên   sử dụng vào mục đích dạy học. Ví dụ: để giới thiệu các khái niệm lớn bé, to nhỏ,  cao thấp và giáo viên có thể đưa ngay những nhận định thực tế. GV có thể áp dụng   ở lớp 3.  Unit 7. Lesson 2. 4.4. Phương pháp thúc đẩy động cơ học tập của học sinh. Như  đã nói  ở  trên, học sinh chỉ  có được động cơ  học tập khi các em cảm   thấy hứng thú đối với môn học và  thấy được sự tiến bộ của mình. Do vậy, ngoài   việc sử dụng các tình huống thách đố  nhằm hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào những   18
  19. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học hoạt động trên lớp, giáo viên còn phải biết khích lệ, động viên các em trong học   tập. Để giúp các em nhận thấy được sự tiến bộ trong học tập, giáo viên cần phải  chú ý đến tính vừa sức trong dạy học, tránh không nên đưa ra những yêu cầu quá  cao   đối   với   học   sinh.   Ngoài   ra   giáo   viên   cần   khuyến   khích   học   sinh   học   theo   phương châm thử nghiệm và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hành. Thực tế cho thấy, có những học sinh biết nhưng không dám nói vì sợ bị mắc   lỗi. Một số  em khác không dám giơ  tay phát biểu vì sợ  nói sai bị  các bạn cười, cô  giáo chê. Theo tôi đây chính là yếu tố  tâm lí mà giáo viên dạy ngoại ngữ  cần phải   xem xét để giúp các em có được hứng thú học tập hay ít ra là tích cực hơn trong các   giờ học. Trong quá trình dạy, giáo viên nên tạo sự thoải mái cho các em, chứ không   nên quá khắt khe với những lỗi mà học sinh mắc phải. (Ví dụ: lỗi phát âm, lỗi chính   tả, thậm chí là lỗi ngữ pháp) để tránh cho các em tâm lí sợ mắc lỗi khi thực hành. Vì  muốn các em học tốt thì phải có một quá trình lâu dài mới có được. Ví dụ:  Trong khi thực hành, học sinh nói:  She play badminton  hoặc I has a doll, .... Thay vì ngắt lời khi các em để  sửa lỗi, giáo viên có thể  để  cho học sinh trả  lời xong, giáo viên khích lệ  hay cổ  vũ các em bằng những câu như: “Very good”,  “thank you” or “not bad”, … Sau đó giáo viên gọi học sinh khác nhận xét và sửa lỗi   cho bạn hoặc giáo viên sửa lỗi để tránh làm cho các em nhụt chí hay mất hứng thú   luyện tập. Điều đó giúp trẻ  thoải mái trong giờ  học. Ngoài ra, để  giúp trẻ  say mê  việc học, hãy lôi cuốn trẻ  bằng những câu chuyện thú vị. Giáo viên thường xuyên   đọc những câu chuyện tiếng Anh mà trẻ  thích cho trẻ  nghe. Sau đó tái hiện câu   chuyện bằng các hình  ảnh có sẵn. Yêu cầu các em sắp xếp thứ  tự  của bức tranh   dựa vào nội dung câu chuỵên vừa kể. 4.5. Tổ chức trò chơi trong giờ học Tiếng Anh: Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với   kiến thức kỹ  năng có được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học,  giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi. Thông qua chơi học   sinh được vận dụng các kiến thức, kỹ  năng đã học vào trong tình huống của trò  19
  20. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học chơi và do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố, mở rộng kiến thức kỹ  năng đã học. Như vậy trong trò chơi học tập các kỹ  năng học tập của môn Tiếng   Anh được đưa vào trò chơi. Tổ  chức trò chơi học tập để  dạy môn Tiếng Anh nói chung và môn tiếng  Anh  ở  bậc tiểu học nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện  thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp. Một số  trò chơi tiếng Anh như  Lucky number, hang man, bingo, ong tim  chữ.....        Ví dụ 1: Nought and crosses. Chia lớp thành hai nhóm: Nhóm A (O), Nhóm B  (X). Đặt câu với từ  trong ô vuông đúng thì được một ký hiệu O or X. Đội nào ghi   được 3 kí hiệu trên một đường thẳng , chéo thì giành được chiến thắng book How may new 1 4 7 Lan where nice 2 5 8 fine name many 3 6 9 Ví dụ 2. Trò chơi: “ Jumble words” được dùng để kiểm tra từ vựng. Khi dạy xong chủ đề  “Favourite Food and Drink” trong Tiếng Anh 4. Unit  13. Để  kiểm tra xem học sinh có thuộc từ vựng và nhanh mắt hay không giáo viên  có thể  viết một số từ bị xáo trộn lên bảng. - eronga. - awtre - riutf - ppael 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1