intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Khai thác ý nghĩa của một số loại cây trong nhà trường gắn với nội dung chương trình môn học và hoạt động giáo dục trường tiểu học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Khai thác ý nghĩa của một số loại cây trong nhà trường gắn với nội dung chương trình môn học và hoạt động giáo dục trường tiểu học" nhằm tạo hứng thú học tập và nghiên cứu khoa học. Hình thành, phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ… Tính nhân văn sâu sắc ở các em. Các em sẽ mạnh dạn tự tin hơn khi thể hiện những điều tốt đẹp ấy vào tác phẩm và trong xã hội. Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái, tôn trọng sự sống nói chung và cây xanh nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Khai thác ý nghĩa của một số loại cây trong nhà trường gắn với nội dung chương trình môn học và hoạt động giáo dục trường tiểu học

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN RẠNG ĐÔNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KHAI THÁC Ý NGHĨA CỦA MỘT SỐ LOẠI CÂY TRONG NHÀ TRƯỜNG GẮN VỚI NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TIỂU HỌC Lĩnh vực áp dụng: Tự chọn ( 12 )/ Tiểu học Tác giả: LÊ CAO SƠN Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông Năm học: 2019-2020 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ6TÀI 6 năm 2020 Nam Định, ngày tháng
  2. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “ Khai thác ý nghĩa của một số loại cây trong nhà trường gắn với nội dung chương trình môn học và hoạt động giáo dục trường tiểu học” 2. Lĩnh vực áp dụng: Tự chọn(12)/ Tiểu học 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 2 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 4. Tác giả Họ tên: Lê Cao Sơn Năm sinh: 1982 Nơi thường trú: Thị trấn Rạng Đông – Nghĩa Hưng – Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học TT Rạng Đông – Nghĩa Hưng – Nam Định Địa chỉ liên hệ: TDP 2 – TT Rạng Đông – Nghĩa Hưng – Nam Định Điện thoại: 098 880 0472 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến - Tên đơn vị: Trường Tiểu học TT Rạng Đông - Địa chỉ: TDP 4 – TT Rạng Đông – Nghĩa Hưng – Nam Định - Điện thoại: 03503 873 483
  3. 1 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Đó là hai câu nói của Bác Hồ tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II và cấp III toàn miền Bắc ngày 13/9/1958, được đăng trên báo Nhân Dân số 1645 ngày 14/9/1958. Mỗi một câu nói, một lời dạy của Bác đều rất dễ hiểu, ngắn gọn nhưng tinh tế và chứa đựng trong đó những triết lí sâu xa. “ Lúa thì trồng một gặt một,cây thì trồng một hái mười, người thì trồng một gặt một trăm”. Câu nói đó của Bác Hồ đã có tác động không nhỏ tới lớp lớp các thế hệ người dân Việt Nam, để cả cộng đồng cùng chung tay xây dựng đất nước đi lên, ngày càng giàu đẹp. Tại sao Bác của chúng ta lại dạy vì “lợi ích mười năm trồng cây”? Trồng cây, không chỉ có lợi ích về kinh tế mà về khía cạnh xã hội lại có tác động rất to lớn đến giáo dục và đào tạo con người. Tết trồng cây do Bác Hồ phát động đã khởi xướng và chỉ đạo một tư tưởng thiết thực, to lớn vì cuộc sống ấm no của nhân dân… Nhưng điều mà Bác suy nghĩ, trăn trở và có tầm vóc chiến lược lâu dài, cũng rất cấp thiết đó là “vì lợi ích trăm năm trồng người” Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, sau hơn một nửa thế kỉ với nhiều lần đổi mới, giáo dục nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, đất nước và nhân loại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, đặt ra những yêu cầu mới về phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người. Ngày 26/12/2018, Bộ giáo dục và đào tạo ban hành Chương trình phổ thông mới 2018, để thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và xu thế của thời đại, với nhiều vấn đề mới: Về mục tiêu giáo dục: chuyển từ một nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang một nền giáo dục phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực. Khi thực hiện chương trình mới, chúng ta luôn phải đặt ra câu hỏi là: học sinh làm được gì? Thay vì câu hỏi: học sinh biết được những gì sau khi học?
  4. 2 Giáo dục Stem trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 vừa mang ý nghĩa thúc đẩy giáo dục các lĩnh vực khoa học, vừa thể hiện phương pháp tiếp cận tích hợp liên môn, vận dụng kiến thức có liên quan để giải quyết vấn đề trực tiếp. Tính mở của Chương trình giáo dục phổ thông mới cho phép một số nội dung giáo dục Stem có thể thông qua chương trình giáo dục địa phương… Trong một phần tư thế kỉ qua, Nam Định luôn là địa phương dẫn đầu toàn quốc về chất lượng giáo dục toàn diện, có rất nhiều học sinh xuất sắc được thể hiện qua các kì thi học sinh giỏi khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, ở khía cạnh khác, Nam Định là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống và đặc biệt là các làng nghề cây cảnh nghệ thuật như: làng nghề cây cảnhVị Khê Nam Điền huyện Nam Trực; Gần đây huyện Hải Hậu nổi lên như một hiện tượng với phong trào phát triển cây cảnh nghệ thuật, tiêu biểu như các xã Hải Minh, Hải Sơn , Hải Tây, Thị Trấn Cồn. Trong đó xã Hải Sơn được đánh giá là lá cờ đầu với năm làng nghề được công nhận là: Năm Sơn, Đông Thành, Trần Phú, Hưng Thịnh và Nam Bình…đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, cũng như xây dựng nét độc đáo văn hóa truyền thống địa phương. Là một giáo viên của tỉnh nhà, trong những năm học vừa qua, tôi đã được tham gia các lớp bồi dưỡng tư tưởng chính trị,chuyên môn nghiệp vụ, các lớp bồi dưỡng giáo viên cốt cán, tôi luôn trăn trở làm thế nào để hiểu và thực hiện tốt được chương trình mới. Chính lời dạy của Bác Hồ: “ vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” đã thúc đẩy tôi tự tin, mạnh dạn hơn để theo đuổi niềm đam mê và viết đề tài: “ Khai thác ý nghĩa của một số loại cây trong nhà trường gắn với nội dung chương trình môn học và hoạt động giáo dục trường tiểu học” II. MÔ TẢ CÁC GIẢI PHÁP 1.Các giải pháp trước khi có sáng kiến 1.1.Tết trồng cây. Hằng năm, cứ mỗi độ tết đến xuân về, thầy và trò trường tiểu học TT Rạng Động lại tích cực hưởng ứng tết trồng cây, với kế hoạch chi tiết và luôn thay đổi
  5. 3 các hình thức tổ chức. Chủng loại cây được sử dụng chủ yếu là cây bóng mát như: Sấu, Bàng, Phượng và một số lượng, chủng loại cây hoa, giàn leo… Theo thời gian, các vị trí cần để trồng cây trong khuôn viên nhà trường đã ổn định với những cây được quy hoạch về số lượng, chủng loại phù hợp, phát triển xanh tốt…nhưng khu vực đất trống trên sân trường không còn để trồng cây mới. Thành phần tham gia vào tết trồng cây của nhà trường thường là các vị lãnh đạo địa phương, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh. Việc được tham gia vào các hoạt động trồng cây đối với các em học sinh trong dịp tết trồng cây, chưa được quan tâm đúng mức, và bản thân các em cũng chưa hiểu rõ được ý nghĩa to lớn của việc trồng cây. Vì vậy phong trào này chưa tác động mạnh mẽ, hiệu quả đến tâm trí các em học sinh, để chuyển biến thành hành động cụ thể là tự mình trồng được cây. 1.2. Phong trào xây dựng trường chuẩn Xanh- sạch –đẹp- an toàn. Phong trào xanh hóa lớp học. Ngày 29/12/2016 Sở GD và ĐT Nam Định ban hành quyết định số 6269 công nhận trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông là trường chuẩn Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn. Với biết bao công sức của cán bộ giáo viên nhân viên, các bậc phụ huynh , mọi diện tích trong khuôn viên nhà trường đều được thiết kế với rất nhiều chủng loại cây và được quy hoạch hợp lí: Một số cây trồng trên chậu, cây bóng mát sân trường, vườn cây ăn quả, vườn thực nghiệm, bồn tiểu cảnh, thảm cây treo tường, các khu vực tường rào, lan can…đều được bao phủ bởi các màu sắc của cây, hoa và lá. Trong lớp học, cây xanh cũng được dành cho một vị trí trang trọng, đó là góc môi trường ( chủ yếu các cây thân leo và cây cảnh lá). Dưới bàn tay chăm sóc của các thầy cô giáo và các em học sinh, hệ thống cây xanh trong nhà trường là bức tranh sinh thái đa dạng, nhiều màu sắc.Tuy nhiên, khi ngắm bức tranh ấy, bản thân tôi cảm nhận như thiếu một điểm nhấn đó là khu trưng bày cây cảnh nghệ thuật, chủng loại cây ẩn chứa nội dung giáo dục sâu sắc và đa dạng. Và đặc biệt phù hợp với xu thế phát triển của xã hội khi mà tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, diện tích đất đai ngày càng thu hẹp.
  6. 4 1.3. Vai trò của chủ đề thực vật nói chung, cây cối nói riêng trong các môn học và hoạt động giáo dục của chương trình hiện hành. 1.3.1 Đối với các môn học. Trong chương trình hiện hành ở cấp Tiểu học, cây xanh được tìm hiểu thông qua môn học ‘tự nhiên và xã hội” ở lớp 1,2,3 và môn “khoa học” ở lớp 4,5. Với đặc điểm chung là cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh về thực vật với các mạch kiến thức: Môn Tự nhiên xã hội Lớp Nội dung môn Tự nhiên xã hội 1 Cây rau, cây hoa, cây gỗ. 2 Cây sống ở đâu? -Một số loại cây sống ở trên cạn -Một số loại cây sống ở dưới nước. 3 Thân cây, rễ cây. -Lá cây, khả năng kì diệu của lá cây -Hoa, quả Môn Khoa học Lớp Nội dung môn khoa học 4 -Thực vật cần gì để sống. -Nhu cầu khoáng chất của thực vậ -Nhu cầu không khí của thực vật. -Trao đỏi chất ở thực vật. 5 -Cơ quản sinh sản của thực vật có hoa - Sự sinh sản của thực vật có hoa. - Cây con mọc lên từ hạt. - Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. Khi dạy học giáo viên chưa tổ chức được hoạt đông trải nghiệm nên học sinh chưa được trực tiếp tham gia vào quá trình tìm hiểu, khám phá và phát hiện những vấn
  7. 5 đề mới về thực vật, vì vậy học sinh sẽ tiếp nhận kiến một cách thụ động, vô cảm, hiệu quả học tập chưa cao. Môn Tiếng Việt trong chương trình hiện hành, cây xanh được nhắc nhiều trong các bài tập đọc. Tuy nhiên, học sinh chỉ hình dung qua các từ ngữ có cánh bằng các biện pháp tu từ. Về nội dung tập làm văn khi học sinh được yêu cầu tả lại những phong cảnh, những loại cây bóng mát, cây hoa trong tự nhiên mà các em biết thì hoạt động học tập chủ yếu diễn ra trong lớp. khi đó các giác quan của học sinh như: Thị giác, xúc giác, khứu giác…chưa được hoạt động hoặc phối hợp hoạt động để nhận biết. Nên ấn tượng chưa sâu sắc và không tác động rõ nét đến cảm xúc, tâm hồn của các em. Vì vậy hiệu quả giáo dục mang lại sau giờ học cũng chưa cao và chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh. 1.3.2. Với hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có các hoạt động chăm sóc cây. Các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và đặc biệt là các em học sinh đã hưởng ứng và thực hiện tốt. Các em đã thể hiện được trách nhiệm với cây, hiểu được phần nào ý nghĩa việc làm ấy, biết tôn trọng tự nhiên bảo vệ môi trường. Như vậy, ta có thể thấy được vai trò của cây và ý nghĩa của việc trồng cây đối với vấn đề bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh quan, trường lớp. Tác động của nó đến giáo dục nhân cách con người và mối tương quan với các môn học và hoạt động giáo dục. Tuy nhiên với cách tiếp cận giáo dục phẩm chất và năng lực học sinh, những yêu cầu mới về nội dung, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục… trong chương trình phổ thông mới thì vai trò của cây xanh cần được thể hiện, khai thác theo một khía cạnh khác và phát huy tối đa hiệu quả đem lại. 2. Giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1. Cây cảnh nghệ thuật- sản phẩm đặc biệt và việc tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục gắn với chủ đề đó trong nhà trường 2.1.1 Khái niệm, lịch sử phát triển.
  8. 6 Cây cảnh nghệ thuật còn được gọi là “ Bồn tài”- tiếng Trung Quốc, hay “ Bon sai” theo cách gọi của người Nhật Bản, là một hoặc nhiều cây trồng trong chậu hoặc trong khay, mang đậm dấu ấn tác động của con người bằng các biện pháp kĩ thuật đặc biệt và đa dạng. Các biện pháp về cơ học như: cắt, tỉa, uốn, kéo, đục, khoét…, các biện pháp sinh học như: điều chỉnh lượng nước tưới, phấn bón, cường độ ánh sáng… Mang đầy đủ yếu tố thẩm mĩ và những ấn tượng thiên nhiên như cây cổ thụ được thu nhỏ lại trong gang tấc. Đặc biệt, mỗi một tác phẩm cây cảnh nghệ thuật phản ánh, biểu đạt, gợi lên một ý nghĩa thiêng liêng, cao cả của tư tưởng triết lí, nét văn hóa của dân tộc, của tôn giáo, thể hiện khát vọng sống cá nhân, phong tục tập quán vùng miền. Bằng ngôn ngữ hình ảnh tạo nên hình tượng nghệ thuật mà tác giả hướng tới. Cho dù bất kì biểu hiện nào, nó cũng đem lại cho người thưởng ngoạn nhiều cảm xúc tích cực khác nhau. Cây cảnh nghệ thuật có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. Trung Quốc là nơi đầu tiên trồng cây thu nhỏ trong chậu. Vào thời kì đầu của nhà Hán , năm 206 TCN cho đến nay, nó có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần với quốc gia này. Nhật Bản là quốc gia cây cảnh nghệ thuật được du nhập vào từ Trung Quốc và phát triển mạnh mẽ. Người Nhật đã sáng tạo những phương pháp đặc biệt và phát triển nên nhiều trường phái Bon sai khác nhau. Vào năm 1989 Bon sai đã phát triển đến một giai đoạn vô cùng rực rỡ. Hơn 1200 người từ 32 quốc gia đến tham dự hội nghị Bonsai thế giới. Cho tới nay, cây cảnh nghệ thuật(Bonsai) đã không ngừng phát triển về chiều rộng cũng như chiều sâu, phổ biến ở nhiều quốc gia, đem lại giá trị to lớn cả về vật chất cũng như tinh thần. Ở Việt Nam, theo một số tài liệu nghiên cứu, cây cảnh nghệ thuật đã được hình thành từ thời Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh. Khi đưa các cư dân miền Trung vào miền Nam khai phá tự nhiên, lập ấp để sinh sống và định hình nền trồng cây cảnh trên chậu và trồng cây cảnh đã trở thành môn nghệ thuật dân gian. Cây cảnh nghệ thuật Việt Nam chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi tư tưởng Nho giáo, Lão giáo. Gọi là cây cảnh thì phải có hình thế rõ ràng, phải tượng trưng cho Thiên Địa, phải có Âm Dương, Ngũ Hành, phải chứa đựng nhân đạo: lấy Quần
  9. 7 Thần, Phụ Tử, Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức của Khổng Tử làm chuẩn để tạo thế cây. Cây cảnh nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay trong thời kì hội nhập, đã thể hiện sự sáng tạo và vô cùng phong phú, mang đậm dấu ấn cá nhân, cái tôi. Song, một cây cảnh được coi là hoàn mỹ vẫn phải dựa trên cơ sở hình thế nào đó của cây cảnh xưa và chứa đựng nội dung giáo dục sâu sắc. Nam Định là mảnh đất nổi tiếng với phong trào chơi cây cảnh nghệ thuật. Ngoài những làng nghề truyền thống có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như làng Vị Khê…, thì phong trào sinh vật cảnh của tỉnh phát triển rộng khắp các huyện các xã. Mỗi thôn xóm, mỗi xã, mỗi huyện đều thành lập và duy trì hoạt động rất hiệu quả các câu lạc bộ cây cảnh nghệ thuật, các hội sinh vật cảnh . Hàng năm ở Nam Định một hoạt động văn hóa được tổ chức thường xuyên đó là “triển lãm cây cảnh nghệ thuật” gắn liền với những hoạt động văn hóa tâm linh như Chợ Viềng, Chợ Xuân... đã thành món ăn tinh thần không thể thiếu với người dân. Phong trào, hoạt động này đã được đề xuất đưa vào nội dung chương trình “Giáo dục địa phương” của chương trình giáo dục phổ thông mới. 2.1.2 Phong trào trồng và chăm sóc cây nói chung cây cảnh nghệ thuật nói riêng ở trường tiểu học TT Rạng Đông. Nhận biết được tác dụng đặc biệt của cây cảnh nghệ thuật. Tôi đã lập một kế hoạch cụ thể, chi tiết về vấn đề trồng cây cảnh nghệ thuật và tiến hành nghiên cứu tác dụng giáo dục của chủng loại loại cây này. Ban giám hiệu nhà trường đã đồng ý và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của hội đồng giáo dục nhà trường, tháng 2 năm 2019 tôi đã triển khai kế trồng cây cảnh nghệ thuật vào “Tết trồng cây”. -Kế hoạch trồng và chăm sóc cây: + Đối với nhà trường: Xây dựng khu trưng bày cây bao gồm: Xung quanh tường bao, khuôn viên có các vị trí để cây kích thước lớn; Một giá đựng cây mini.
  10. 8 Cây trồng trong dịp tết 2019 là cây Bonsai đặt trên giá. Nguồn cây là những cây được sưu tầm của các đồng chí giáo viên yêu thích Bonsai, một số là cây được các tổ chức xã hội và phụ huynh học sinh nhà trường tặng. + Trên từng lớp học: Giáo viên đặt cây ở khu vực hành lang và góc môi trường. Nguồn cây là cây sưu tầm của giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh của lớp. + Đối với học sinh: Giáo viên chủ nhiện các lớp phát động mỗi em sưu tầm và trồng vào khay chậu tại nhà( là các vật dụng tái chế, lưu ý không trồng vào vật bằng kim loại) một hoặc một số cây con,chủng loại theo sở thích. Hằng ngày các em tự chăm sóc và tạo dáng nhờ kiến thức và kỹ năng có được, với sự hướng dẫn của thầy cô giáo và những người thân quen của các em. +Chăm sóc và tạo dáng cây: Thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và các em học sinh sẽ tham gia vào quá trình này. Tùy vào từng khối lớp mà yêu cầu về kiến thức và kỹ năng chăm sóc cây khác nhau. Đảm bảo các nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tôn trọng và khuyến khích sự sáng tạo, lưu ý đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và sức khỏe của học sinh. Ví dụ: Với học sinh lớp 1,2,3 các em sẽ tiếp cận cách thức quan sát, thưởng ngoạn, kỹ năng chăm sóc đơn giản như tưới nước…Học sinh lớp 4, 5 ngoài những kiến thức và kỹ năng hình thành và phát triển ở lớp dưới các em được tiếp cận với cách kỹ thuật cơ bản và đơn giản nhất như tỉa cành, uốn cành … -Kế hoạch nghiên cứu tác dụng giáo dục của cây cảnh nghệ thuật: + Phương pháp nghiên cứu: . Nghiên cứu tài liệu: Đọc và nghiên cứu tài liệu về các loại cây cảnh trên mạng intenet, sách báo tạp chí về cây cảnh nghệ thuật như “ Việt Nam Hương Sắc”; “Nghệ thuật cây và tiểu cảnh non bộ”…Các tài liệu Giáo dục: Các nghị Quyết, chỉ thị, thông tư về đổi mới giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo các môn học liên quan của chương trình hiện hành.
  11. 9 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tôi sử dụng kiến thức các môn học trong chương trình hiện hành ( Tự nhiên và xã hội;Khoa học; Toán; Mỹ thuật; Đạo đức, Tiếng Việt; Lịch sử và Địa lý ) tìm hiểu những những nội dung kiến thức liên quan. Sau đó tích hợp thành các chủ đề theo định hướng Hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực người học của chương trình giáo dục phổ thông mới. Tổ chức thực nghiệm vào các hoạt giáo dục và các buổi học trải nghiệm ngoài không gian lớp học. Cây cảnh nghệ thuật được sử dụng như là một phương tiện, hay là một công việc, một vấn đề cần được giải quyết trong thực tiễn cuộc sống. Các em sẽ học cách vận dụng những kiến thức liên quan phù với yêu cầu để giải quyết vấn đề đó. . Phương pháp khác: Trước trong và sau khi thực nghiệm tôi sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn, kiểm tra quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thống kê và đánh giá kết quả đạt được… Những vấn đề nghiên cứu trên, đã được áp dụng rộng rãi ở cả ba điểm trường của trương tiểu học TT Rạng Đông trong năm học 2019-2020. 2.2. Ý nghĩa của cây cảnh nghệ thuật trong hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 2.2.1. Về phẩm chất, có 5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành và phát triển cho học sinh đó là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Xét về đặc điểm tâm lí học ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em rất nhạy cảm với các yếu tố tác động tới giác quan, đặc biệt là thị giác. Thông qua hoạt động nhìn, ngắm, thưởng ngoạn các tác phẩm cây cảnh nghệ thuật. Các giá trị thẩm mĩ của cây đã tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của các em. Màu sắc đa dạng, kì lạ của lá, của hoa, cấu trúc hài hòa của cành nhánh. Đường nét khúc khuỷu, vặn xoắn của thân cây, u bướu lồi lõm cổ kính nhưng rất vững chắc của gốc rễ cây khiến các em rất ấn tượng và thích thú. Đặc biệt, khi cây cảnh nghệ thuật được thiết kế dưới dạng tiểu cảnh, tái hiện lại những phong cảnh ngoài thiên nhiên như: cây đa, bến nước, sân đình; cảnh sơn thủy hung vĩ… ngắm nhìn nó sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em về hình ảnh thật của quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
  12. 10 Qua đó, hình thành nên tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước nơi mà các em đang sinh sống và học tập. Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, các em hiểu được ý tưởng, bài học về đạo đức mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm. Từ đó những khái niệm đầu tiên về tình cảm gia đình, quê hương đất nước, tình yêu thương, lòng dũng cảm, nhân nghĩa được hình thành và phát triển. Khi trồng cây trên chậu, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây diễn ra chậm, vì vậy để chồi mầm ( sau này là những cành, nhánh) đâm ra ở những vị trí như mong muốn, người trồng cây phải cắt tỉa thường xuyên, chờ cây nảy mầm ở những vị trí cần sau đó. Tương tự như vậy, các bộ phận khác của cây, muốn có hình dạng như ý muốn, cây trên chậu trải qua quá trình chăm sóc lâu dài, đòi hỏi người chăm sóc cây phải vô cùng kiên nhẫn, bền bỉ, cần cù chăm chỉ mới có thể thành công. Thông qua công việc uốn cành, người tham gia vào công việc ấy sẽ tự nhận ra, khi thân cành cây còn non, nhỏ thì việc tác động lực vào việc uốn cây sẽ được thực hiện dễ dàng như ý muốn, trái lại khi thân cành đã to lớn, cứng cáp thì công việc uốn nắn sẽ trở nên rất khó khăn, nếu không khéo cây có thể bị gãy, hỏng, tổn thương. Liên hệ với thực tiễn về việc hình thành nhân phẩm con người, các em sẽ tự hiểu rằng những thói quen trong giao tiếp, cư xử, sinh hoạt hằng ngày, khi hình thành và phát triển nó cần có sự định hướng và uốn nắn ngay từ đầu. Các em sẽ cảm thấy không bị áp lực khi cha mẹ, thầy cô dạy dỗ, đó là điều thuận với lẽ tự nhiên. Cũng giống như những cành cây to, những thói quen trong lời nói và hành vi chưa đúng, không được xã hội chấp nhận, nếu để nó phát triển vững chắc theo thời gian thì rất khó để thay đổi, sữa chữa. Nếu muốn tác động, sẽ phải khéo léo, kiên nhẫn nếu không các em sẽ bị tổn thương. Khi tỉa cành cây, các em sẽ tự nhận ra: những cành nhánh cần cắt tỉa phải loại bỏ ngay từ đầu vì nếu không tiến hành kịp thời thì những cành nhánh không cần thiết sẽ phát triển mạnh, lấn át những thân cành cần nuôi dưỡng, phá hỏng cấu
  13. 11 trúc hài hòa, chuẩn mực của cây. Liên hệ với những thói quen trong lời nói và hành vi con người, các em sẽ hiểu được sâu sắc về sự cần thiết phải loại bỏ sớm những thói quen, lời nói, hành vi không tốt. Công việc chăm sóc, uốn tỉa và tạo dáng cây cảnh nếu được diễn ra trong một thời gian dài và trở thành công việc thường xuyên thì những bài học trên sẽ được khắc ghi một cách tự nhiên, thúc đẩy việc rèn luyện, tu dưỡng các phẩm chất cần có của các em học sinh. Tiểu cảnh gợi nhớ hình ảnh quê hương 2.2.2. Về vấn đề phát triển năng lực. Dưới hình thức tổ chức dạy học tích hợp, các em sẽ biết cách vận dụng kiến thức kĩ năng của các môn học có liên quan một cách phù hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc trồng, chăm sóc, tạo dáng cây cảnh nghệ thuật, một cách sáng tạo theo những ý tưởng khác nhau. Học sinh sẽ được hợp tác để cùng thảo luận phương án và thực hiện công việc được giao, trong đó mỗi em sẽ được phân công những công việc khác nhau. Như vậy những năng lực cần hình thành: giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo sẽ được hình thành và phát triển. Ngoài ra, năng lực thẩm mĩ của học
  14. 12 sinh sẽ được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thực tiễn thông qua hoạt động thưởng ngoạn và tạo hình nghệ thuật. 2.3. Dạy học tích hợp, dạy học thông qua hình thức trải nghiệm ở môn Tự nhiên xã hội, Khoa học và chương trình giáo dục kĩ năng sống. Giải quyết vấn đề này tôi đã tiến hành nghiên cứu nội dung kiến thức của 2 môn và xây dựng thành các chủ đề dưới các hình thức trải nghiệm, rèn luyện kĩ năng sống. Theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 2.3.1. Chủ đề 1: Các loại cây và các bộ phận của chúng (2 tiết) Chủ đề này học sinh của 5 khối có thể tham gia học tập. - Mục tiêu: + Qua chủ đề này, học sinh sẽ biết và phân biệt được một số loài cây. + Học sinh biết được các bộ phận cơ bản của chúng: rễ cây, thân, cành và lá cây… + Bước đầu hình thành ở học sinh năng lực: giải quyết vấn đề, tự học tự nghiên cứu, giao tiếp và hợp tác với các bạn ( trao đổi, thảo luận tìm hiểu kiến thức). + Giúp các em tiếp xúc với cây xanh, xây dựng ấn tượng, hình ảnh và có tình cảm tốt đẹp, gần gũi với cây xanh… - Thiết bị và phương tiện được sử dụng: + Vở ghi, bút + Cây cảnh nghệ thuật trong khuôn viên nhà trường. - Tiến trình tổ chức học tập: Giới thiệu- gắn kết Hoạt động học tập diễn ra ngoài không gian lớp học. Giáo viên tập trung học sinh trên sân trường, cả lớp vừa vỗ tay vừa hát bài “ Lý cây xanh”. Giáo viên giới thiệu với các em các hoạt động mà các em cần tham gia, hoàn thành. Học sinh mang theo vở ghi chép và bút. Hoạt động 1: Học sinh quan sát cây cảnh nghệ thuật được trưng bày trên sân trường. + Kỹ thuật động não: Giáo viên hỏi : các em hãy kể tên các loại cây mà em biết? + Giáo viên hướng dẫn cách di chuyển khoa học để quan sát cây.
  15. 13 + Học sinh di chuyển quan sát cây theo hướng dẫn. Hoạt động 2: Ghi chép lại tên của những loài cây mà các em quan sát được, cây được sử dụng công việc gì ngoài cuộc sống ( ví dụ: cây phượng trồng làm bóng mát...); Các bộ phận của cây bang ( học sinh lớp 1 có thể chỉ cần ghi). Hoạt động 3: Thảo luận nhóm về các bộ phận của cây. + Giáo viên chia nhóm thảo luận ( mỗi nhóm 3-5 học sinh). + Học sinh tiến hành thảo luận và ghi lại kết quả nhóm mình sau khi thống nhất. Hoạt động 4: Báo cáo lại kết quả các em quan sát được với giáo viên. +Theo từng nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả. + Giáo viên tổ chức và yêu cầu các nhóm nhận xét chéo. +Giáo viên nhận xét, khen ngợi các em có nhiều cố gắng. Hoạt động 5: Giao bài tập về nhà. Các em sẽ về tìm hiểu từ 1 đến 2 loài cây trong vườn hoặc trên chậu của nhà em. Một số hình ảnh học sinh tham gia hoạt động chủ đề 1
  16. 14 2.3.2. Chủ đề 2: Chức năng các bộ phận của cây, chăm sóc cây cảnh trên chậu. ( 3 tiết ).Chủ đề này tiến hành cho học sinh khối 3,4,5 Mục tiêu: + Học sinh biết được chức năng cơ bản của từng bộ phận cây. + Học sinh biết được kiến thức cơ bản và các kĩ năng chăm sóc cây trên chậu + Vận dụng kiến thức, kĩ năng tham gia các hoạt động chăm sóc cây trong khuôn viên trường. + Bài học bước đầu giúp các em biết vận dụng kiến thức và kĩ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống. + Giúp các em biết yêu thiên nhiên quý trọng sức lao động và sự sống. - Thiết bị dạy học và phương tiện được sử dụng. + Bút, vở ghi. + Mỗi học sinh 1 chai nhựa 500ml, cây cảnh nghệ thuật trồng trên chậu.
  17. 15 - Tiến trình tổ chức học tập. Quá trình học tập diễn ra ngoài sân trường, khu vực trưng bày cây cảnh nghệ thuật với các hoạt động trải nghiệm. Giới thiệu- gắn kết + Giáo viên đặt câu hỏi: Cây có những bộ phận nào và chức năng của từng bộ phận? + Học sinh xong phong phát biểu ý kiến. + Giáo viên kết nối, hướng dẫn học sinh cách quan sát cây. Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của cây. + Giáo viên tổ chức học sinh theo từng nhóm, mỗi nhóm 3-4 học sinh. +Giáo viên phân công học sinh các nhóm đến các vị trí trên sân trường. Mỗi nhóm quan sát một loại cây Bonsai. Giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ học sinh quan sát, thảo luận và ghi chép lại câu trả lời. Hoạt động 2: Báo cáo kết quả quan sát được từ hoạt động 1. + Giáo viên cho học sinh thảo luận. + Học sinh nhận xét chéo giữa các nhóm với nhau. + Giáo viên khen ngợi, động viên học sinh. Hoạt động 3: Hướng dẫn cách chăm sóc cây, tưới nước. + Giáo viên cho học sinh xếp hàng ngay ngắn. + Một học sinh lên thực hiện động tác tưới nước vào chậu cây. + Học sinh khác nhận xét cách tưới nước của bạn. + giáo viên hướng dẫn và lưu ý cách tưới nước an toàn, tiết kiệm, vệ sinh cho lớp học. Hoạt động 4: Học sinh thực hiện kĩ năng tưới nước cho cây. + Các nhóm trở lại vị trí đặt cây ở hoạt động 1. Mỗi nhóm sẽ tham gia tưới nước cho 1 cây. Giáo viên quan sát, hỗ trợ, chỉ dẫn các nhóm. Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá việc thực hành kĩ năng chăm sóc cây.
  18. 16 + Học sinh quan sát chậu cây của các nhóm. + Học sinh tự nhận xét kết quả công việc thực hành. + Giáo viên nhận xét, rút ra bài học chung cho cả lớp. Hoạt động 6: Vận dụng kiến thức, kĩ năng chăm sóc cây vào thực tiễn Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành kỹ năng chăm sóc cây trong trường hằng ngày vào thời gian thích hợp. Một số hình ảnh học sinh tham gia hoạt động chủ đề 2
  19. 17
  20. 18 Như vậy, cây cảnh nghệ thuật được sử dụng như một phương tiện hữu ích trong dạy học liên môn Tự nhiên xã hội, khoa học và các hoạt động trải nghiệm để rèn kỹ năng sống, kỹ năng lao động… thông qua đó góp phần hình thành năng lực và phẩm chất cốt lõi. Mặt khác, khi học sinh tham gia vào các hoạt động chăm sóc, tạo dáng cây cảnh, chính kiến thức khoa học mà các em tiếp nhận được sẽ hỗ trợ, giúp ích rất nhiều cho công việc tạo dáng, chăm sóc cây. Các em biết sử dụng nước tưới, phân bón hoặc ánh sáng với mục đích điều chỉnh, tác động vào quá trình sinh trưởng, làm chủ quá trình phát triển của cây. Với mục đích tạo ra một cây cảnh nghệ thuật với kích thước và dáng thể như ý muốn, với giá trị nghệ thuật cao. Đó chính là sự vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. 2.4. Dạy học tích hợp liên môn, ở môn tiếng việt và môn đạo đức theo hướng trải nghiệm, sáng tạo. Có thể nói, văn học và bonsai là hai bộ môn nghệ thuật với những đặc điểm riêng. Văn học sử dụng ngôn ngữ bằng tiếng nói hay chữ viết để miêu tả những sự vật, hiện tượng... thông qua lăng kính của tác giả. Cây cảnh nghệ thuật là môn nghệ thuật hình ảnh, đặc biệt ở đây là hình ảnh thật, là tác phẩm sống. Tuy nhiên, chúng lại “ hội tụ” với nhau ở một điểm đó là thông qua tác phẩm tác giả muốn truyền tải, gửi gắm đến mọi người tâm tư, tình cảm, ý nghĩa lớn lao mà tác giả cảm nhận được từ ngoài cuộc sống và trở thành “ hình tượng nghệ thuật”trong tác phẩm. Một cây cảnh được coi là có giá trị nghệ thuật cao, thì ngoài những giá trị về thẩm mĩ, phải chứa “ văn”, và “ đạo” ở trong đó. Hay nói cách khác, mỗi tác phẩm cây cảnh nghệ thuật sẽ chứa đựng những triết lý sống, đạo lý làm người hay những “điển tích” có trong văn học. Ví dụ: thế cây “ tam sơn” là ba cây cảnh được trồng thẳng hàng với nhau trên chậu, cây cao đứng ở chính giữa, hai cây nhỏ đứng hai bên với hình dáng khác nhau. Các tay cành sắp xếp liên kết hài hòa với nhau, tạo thành chữ sơn ( chữ Hán Việt) nghĩa là núi, với ý nghĩa biểu tượng cho sự đoàn kết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2