Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học
lượt xem 7
download
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm ra và sưu tầm thêm được các biện pháp chỉ đạo giúp học sinh đảm bảo an toàn giao thông trong suốt năm học qua. Những biện pháp này chủ yếu tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thực tế mà trước đây ở các trường Tiểu học chưa làm được.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC. 1
- Quảng Bình, tháng 5 năm 2017 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC. Họ và tên: Trần Văn Duẩn Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường TH số 1 Hồng Thủy 2
- Quảng Bình, tháng 5 năm 2017 A. PHẦN MỞ ĐẦU I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tình hình giao thông ở nước ta ngày càng diễn biến phức tạp khi số lượng phương tiện giao thông ngày càng tăng một cách chóng mặt. Trong những năm gần đây, số lượng tai nạn giao thông ngày càng nhiều và xảy ra liên tục hơn so với trước kia khi giao thông vẫn chưa phát triển. Đi đôi với việc cải thiện chất lượng của các phương tiện giao thông, nhiều tuyến đường được mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng thì tai nạn cũng trở thành một vấn đề được xã hội quan tâm hàng đầu. Tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Nhiều gia đình đã mất đi người thân, nhiều người trở thành tàn phế, kinh tế tụt hậu, con cái bơ vơ… là những hậu quả nặng nề và kéo dài của tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông được xem là một trong những thảm họa lớn nhất đe dọa đến sinh mạng và sức khỏe của con người. Hậu quả của nó rất nặng nề, không chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần mà còn dễ dẫn đến nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật bởi có tới 70% số vụ, số người tử vong là đối tượng thanh niên, trụ cột trong gia đình. Riêng ở tỉnh Quảng Bình năm 2012, tính chung cả năm toàn tỉnh Quảng Bình xảy ra 571 vụ tai nạn giao thông, làm chết 167 người, bị thương 554 người.. Năm 2014 cả năm Quảng Bình xảy ra 258 vụ tai nạn giao thông, làm chết 137 người, bị thương 283 người. Năm 2015 cả năm Quảng Bình xảy ra 258 vụ tai nạn giao thông, làm chết 119 người, bị thương 241 người. Tai nạn giao thông ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Bình nói riêng là một vấn đề nhức nhối hiện nay. Và “nhức nhối của nhức nhối” chính là những vụ tai nạn giao thông khiến nhiều học sinh thương vong. Cái chết tai nạn giao thông nào cũng đau đớn, nhưng dường như chúng ta cảm thấy mất mát lớn hơn, đau đớn nhiều hơn khi những người chết là học sinh. Còn nhớ vào lúc 17h30 ngày 19/9 3
- 2015 tại Km634 Quốc lộ 1A đoạn qua thôn Đá Nhảy (xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình chiếc xe máy mang BKS 73F1134.83 đang chạy hướng NamBắc đến Km634 Quốc lộ 1A thì bất ngờ lao mạnh vào cọc tiêu bên đường. Cú tông mạnh khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương phải đi cấp cứu. Người bị thương được đưa vào cấp tại Bệnh viện Hữu nghị Việt NamCuba Đồng Hới, nhưng do vết thương quá nặng nên nạn nhân đã tử vong ngay sau đó. Danh tính nạn nhân được xác định là Nguyễn Thị Lan (14 tuổi, trú xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch). Nạn nhân còn lại là Lưu Thị Hoài Phương (14 tuổi, trú xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch) . Lúc 18 giờ ngày 5/11/ 2015, khoa cấp cứu của bệnh viện Tỉnh đã tiếp nhận 4 ca tai nạn giao thông nặng vào cấp cứu gồm các em Lê Quang Hòa 24 tuổi, Đỗ Thanh Giang 21 tuổi, Nguyễn Mạnh Hùng 20 tuổi va Trương Văn Tuấn 23 tuổi đều là những học o sinh quê ở xã Quảng Hòa (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình). Bốn em chở nhau bằng một xe máy, không em nào đội mũ bảo hiểm. Do chạy nhanh vượt ẩu, xe đã đâm mạnh vào một cây dọc đường gây tai nạn làm cả 4 em đều bị thương nặng. Hai em Lê Quang Hòa và Đỗ Thanh Giang bị chấn thương sọ não hôn mê nặng được chuyển ngay vào bệnh viện Trung ương Huế cứu chữa. Còn hai em Nguyễn Mạnh Hùng bị gãy xương đùi và Trương Văn Tuấn bị gãy tay được đưa vào khoa ngoại cấp cứu.. Trước đó, vào lúc 12h ngay 4/11, trời mưa to, 4 em học sinh trường Trung học cơ sở xã Tiến Hóa (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) đi xe đạp từ trường về nhà đã bị xe máy chạy ngược chiều đâm vào gây tai nạn làm hai chị em Trần Thị Bông 14 tuổi và Trần Thanh Phương 8 tuổi chết ngay tại chỗ và hai em khác bị thương nặng được đưa đi cấp cứu tại bện viện Bắc Quảng Bình. . Ước tính tỉ lệ thương tích và tử vong do va chạm giao thông đường bộ xảy ra trong lứa tuổi trẻ từ 5 – 25 tuổi ngay trong tỉnh Quảng Bình do tai nạn giao thông cũng chiếm một tỷ lệ khá cao .Những trường hợp lái xe gây tai nạn do cố ý làm trái luật giao thông như phóng nhanh vượt ẩu, đua xe trái phép, say rượu …thuộc lứa tuổi từ 14 – 25 trong số đó những sinh viên học sinh chưa đủ tuổi và giấy phép lái xe điều khiển môtô, xe gắn máy gây ra tai nạn giao thông rất nghiêm trọng cho bản thân cũng không phải là ít. Những người bị tử vong hay thương tật hầu hết họ còn rất trẻ, là học sinh, sinh viên, người trí thức, người lao động chính của gia đình và xã hội. Trước tình hình thực tế tai nạn giao thông ngày càng nhiều như thế, Chính phủ ban hành nghị quyết số 32/2007/NQCP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đề ra nhiều việc làm thiết thực nhằm hạn chế tối đa hoặc có thể giảm đi những đau thương và 4
- mất mát thiệt hại về người cũng như tài sản làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả nước.Từ nhiều năm nay, Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với bộ Công An, Ủy Ban An toàn giao thông quốc gia đã chỉ đạo việc giảng dạy giáo dục an toàn giao thông lồng ghép trong các tiết học chính khóa và tổ chức các buổi ngoại khóa nhằm đưa nội dung chương trình giáo dục an toàn giao thông, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông học đường cho tất cả học sinh sinh viên các bậc học nói chung và bậc tiểu học nói riêng, nhằm góp phần nâng cao ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm về luật giao thông, biết tự bảo vệ tính mạng, tài sản kinh tế cho chính các em, gia đình và xã hội. Việc giáo dục cho trẻ em thiếu niên nhi đồng hiểu rõ về luật giao thông, xây dựng thói quen có ý thức tốt trong việc chấp hành luật giao thông là hết sức cần thiết, ngay từ khi còn nhỏ, ở lứa tuổi tiểu học, các em được học một số kiến thức về luật giao thông sơ khởi, giúp các em tham gia giao thông cùng gia đình hay tự bản thân tham gia giao thông bằng phương tiện thô sơ (xe đạp) hoặc đi bộ, hiểu rõ về các chỉ dẫn của biển báo để thực hiện cho đúng và không bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông . Cùng với sự phát triển của đất nước đó sự là tăng trưởng kinh tế và những mục tiêu phát triển xã hội mà chính phủ đặt ra, nhu cầu về giao thông cũng đang đựơc gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Các loại phương tiện giao thông ở đường bộ, đường không, đường thuỷ. . . phát triển không ngừng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Chính vì vậy mà vào thời điểm này tai nạn giao thông và những bức xúc về giao thông lại đang gây những sức ép nặng nề lên xã hội. Thống kê cho thấy hơn 90% số vụ tai nạn có nguyên nhân là người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông. Vì vậy nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với ngành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Đối với học sinh tiểu học, yêu cầu về giáo dục an toàn giao thông cũng nằm trong những mục tiêu chung ở trên. Thực hiện chỉ thị củaThủ tướng Chính phủ, uỷ ban an toàn giao thông quốc gia đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục về trật tự an toàn giao thông vào dạy ở các trường tiểu học từ năm học 1998 1999. Cùng với những thông tin về an toàn giao thông thì việc giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh tiểu học là một việc thiết thực và có thể thực hiện được. Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học là một nội dung giáo dục tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc lòng những điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn cả là có hành vi đúng khi tham gia giao thông. Như chúng ta đã biết hằng ngày các em đi học hay đi chơi trên các con đường có rất nhiều các loại xe, không chỉ riêng ở thành phố mà nông thôn trên đường đi hiện nay người và xe đi lại khá đông đúc.Thật là nguy 5
- hiểm nếu không biết cách đi đường cho đúng, các em sẽ rất dễ bị tai nạn hay gây tai nạn cho người khác. Điều đó thật là đáng tiếc vì nó sẽ đem lại nỗi bất hạnh rất lớn cho bản thân các em cho gia đinh và xã hội. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, các em cần có hiểu biết về luật giao thông đường bộ, tức là chúng ta làm sao cho các em biết cách đi đường theo đúng quy định, như vậy sẽ tránh được tai nạn xảy ra. Chính vì thế, Giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường tiểu học là một việc làm hết sức thiết thực và lâu dài, nhằm giáo dục thế hệ trẻ là những người có ý thức chấp hành nghiêm túc Luật giao thông trong tương lai thì ngay từ lúc con người mới tiếp nhận kiến thức ban đầu. Dựa trên sự chỉ đạo chung của cả nước, bản thân là cán bộ chỉ đạo công tác dạy và học trong nhà trường, tôi nhận thấy chúng ta cần phải chuyên tâm tích cực nghiên cứu để tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm góp phần hữu hiệu hóa các hoạt động trong việc giảng dạy lồng ghép cung cấp kiến thức an toàn giao thông đồng thời huớng dẫn giáo dục giúp cho các em nhận thức có thái độ đúng về việc nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông và hành vi thói quen tốt khi tham gia giao thông. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học” II.ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN 1.Lịch sử đề tài: Thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQCP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Nghị quyết số 88/NQCP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Quyết định số 34/2007/QĐTTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành. Quyết định 57/2011/QĐTTg của Thủ tướng chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Và để thực hiện Nghị quyết số 88/NQCP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Chỉ thị số 52/2007/CTBGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục; Chương trình phối hợp số 235/CTPH/UBATGTQGBGDĐT ngày 05/8/2013 giữa Ủy ban ATGT Quốc gia và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc 6
- tăng cường công tác giáo dục ATGT trong trường học giai đoạn 20132018, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học đối với bậc Tiểu học là: “Đối với giáo dục tiểu học Đi bộ trên đường an toàn, đi bộ qua đường an toàn, đi xe đạp trên đường an toàn. Ngồi trên xe đạp, xe máy an toàn chấp hành nghiêm việc đội mũ bảo hiểm; an toàn khi đi ô tô, xe buýt. Hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, hiệu lệnh của CSGT; văn hóa khi tham gia giao thông. Các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa cho học sinh theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo. Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy an toàn giao thông trong trường học; lấy thái độ, hành vi về thực hiện an toàn giao thông của học sinh là tiêu chí đánh giá rèn luyện, xếp loại. Yêu cầu phụ huynh học sinh ký cam kết với nhà trường trong việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa có giấy phép lái xe và đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông và điều khiển xe đạp điện, xe máy điện. Giao cho giáo viên chủ nhiệm giáo dục, nhắc nhở, có hình thức kiểm tra, giám sát hàng ngày đối với học sinh. Nhà trường chỉ đạo các tổ chức Đoàn, Đội tham gia công tác giáo dục an toàn giao thông và nắm bắt tình hình thực hiện các quy định về an toàn giao thông của học sinh; đưa các tình huống xảy ra khi tham gia giao thông để học sinh thảo luận và đề ra phương án giải quyết trong các giờ sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa. Có quy định cụ thể việc đội mũ bảo hiểm và việc tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông cho học sinh, xử lý kỷ luật phù hợp với những trường hợp vi phạm để răn đe, giáo dục học sinh và thông báo cho tất cả phụ huynh biết để cùng phối hợp thực hiện. Phối hợp với các ban, ngành liên quan của địa phương xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” và tổ chức các buổi phổ biến, tuyên truyền 7
- trực tiếp pháp luật về an toàn giao thông, tập trung vào các nội dung: các lỗi vi phạm thường gặp khi tham gia giao thông; nguyên nhân các vụ tai nạn, ùn tắc giao thông; các kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Các trường trung học phổ thông triển khai quyết liệt không để xảy ra tình trạng học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, tình trạng học sinh chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy; điều khiển xe đạp điện, xe máy điện an toàn và nhắc nhở học sinh mặc áo phao khi đi đò. Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tổ chức hướng dẫn giao thông khu vực cổng trường giờ cao điểm; bố trí giờ học, giờ tan trường hợp lý để tránh ùn tắc giao thông; tùy điều kiện của trường, phối hợp với phụ huynh học sinh tổ chức xe đưa đón học sinh; vận động học sinh hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân; mở cổng trường để phụ huynh cào sân đưa đón học sinh.” Trích công văn Số: 108/KHBGDĐT Vấn đề chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là vấn đề không hề mới bởi ngôi trường nào cũng quan tâm tới việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh mình. Song để tổng hợp lại thành một đề tài với nhiều biện pháp tiếp nối để đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý thì chưa thấy. 2. Phạm vi đề tài: Do điều kiện thời gian và khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ nghiên cứu “Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở trường Tiểu học” ở ngôi trườ ng tôi đang công tác năm học 2016 – 2017. 3. Điểm mới: Sáng kiến này do bản thân tôi đã trực tiếp nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng tại trường trong suốt năm học qua. Điểm mới của sáng kiến ở chỗ là tôi đã tìm ra và sưu tầm thêm được các biện pháp chỉ đạo giúp học sinh đảm bảo an toàn giao thông trong suốt năm học qua. Những biện pháp này chủ yếu tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thực tế mà trước đây ở các trường Tiểu học chưa làm được. Đồng thời đã tổng hợp lại một cách có hệ thống để anh chị em đồng nghiệp cùng tham khảo. Bởi lẽ đây là vấn đề chúng ta thực hiện hằng ngày, hằng giờ nhưng không ai nghĩ tới việc lưu lại thành văn bản để các thế hệ sau cùng rút kinh nghiệm. Với những biện pháp của tôi, giáo viên và các em học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động cụ thể, được trải nghiệm thật sự qua các tình huống giao thông. Tạo cơ hội để các em học hỏi, giao lưu 8
- và biết cách phòng tránh tai nạn giao thông đồng thời biết khuyên người thân thực hiện tốt luật an toàn giao thông. Bên cạnh đó còn phát huy vai trò của phụ huynh trong việc tham gia và hổ trợ tích cực giáo dục an toàn giao thông cho con em mình. B. PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRONG NHỮNG NĂM HỌC TRƯỚC: 1. Thuận lợi – Sở giáo dục thường xuyên phối hợp với công ty mũ bảo hiểm để tổ chức các chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cũng như các hoạt động ngoại khóa để giáo dục an toàn giao thông cho các em. 9
- – Tài liệu về an toàn giao thông mà cụ thể là sách giáo khoa an toàn giao thông rất đầy đủ. – Công nghệ thông tin phát triển, học sinh được nghe, được nhìn về thực tế an toàn giao thông và có sự nhận thức nhất định về tác hại cũng như cách phòng tránh tai nạn giao thông. – Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn , động viên khích lệ mỗi giáo viên có những sáng tạo trong bài dạy,tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ, tham dự các buổi kiến tập do huyện và nhà trường tổ chức. – Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, tranh ảnh, đĩa VCD về một số biển báo gần gũi với học sinh để phục vụ cho tiết dạy cũng như hoạt động ngoại khóa của các em. – Trường nằm cạnh đường quốc lộ 1 A. Xung quanh trường là khu dân cư đông đúc có chợ và các điểm trường học thuận lợi cho việc giúp trẻ tìm hiểu về các phương tiện và qui định giao thông. – Việc tham gia giao thông là rất gần gũi đối với học sinh. Hàng ngày các em được trực tiếp tham gia giao thông cùng với bố mẹ qua đó các em đã được trải nghiệm thực tế. – Học sinh luôn ngoan ngoãn thích được tham gia hoạt động cùng cô. – Phụ huynh luôn quan tâm đến con em và thường xuyên trao đổi với giáo viên về kiến thức cũng như phương pháp giáo dục các em. 2. Khó khăn: – Học sinh trong trường vẫn còn có một số em nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin, khả năng nhận thức về an toàn giao thông còn hạn chế. Tình trạng nhận thức của các em không đồng đều. – Đồ dùng dạy học chưa thật sự phong phú, tài liệu về phương pháp tổ chức các hoạt động an toàn giao thông cho học sinh chưa nhiều. – Do hoạt động an toàn giao thông là một hoạt động khó đòi hỏi phải có tính ứng dụng cao. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có thời gian và quá trình tìm hiểu kiến thức kĩ lưỡng. – Phần lớn người dân địa phương chưa trang bị được cho mình hiểu biết cần thiết khi tham gia giao thông dẫn đến còn hời hợt trong việc quan tâm giáo dục con em mình trong vấn đề này. 10
- – Một số phụ huynh chưa nhiệt tình phối kết hợp cùng các cô trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, đôi khi các bậc phụ huynh còn lơ là trong việc chấp hành đúng các qui định an toàn giao thông. 3.Tình hình giáo dục an toàn giao thông ở nhà trường: Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của sở GD ĐT Quảng Bình nhà trường đều cử giáo viên đi tham dự các buổi tập huấn về môn học an toàn giao thông để lồng ghép dạy trong chính khóa dựa theo sách giáo khoa, sách giáo viên và một số tranh ảnh mô hình sa bàn thiết bị đèn xanh đèn đỏ được cấp phát về trường để giáo viên thực hiện giảng dạy theo nội dung của sách gồm : Từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 sử dụng sách AN TOÀN GIAO THÔNG do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia kết hợp Bộ Giáo dục Đào tạo . Và các tiết về an toàn giao thông được dạy ở môn ngoài giờ lên lớp. Nhìn chung việc tổ chức giảng dạy học tập trong các khối lớp còn lơ là, giáo viên chỉ bám sách Giáo khoa và sách Giáo viên, áp dụng các phương pháp tích cực còn rời rạc chưa tạo được sự hứng thú ham thích môn học này ở học sinh, việc sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học an toàn giao thông chưa đồng bộ và thường xuyên trong các tiết dạy nhất là đồ dùng dạy học cồng kềnh các thiết bị đèn, sa bàn, di chuyển khó khăn cho nên giáo viên chỉ thực hiện các tiết dạy sử dụng tranh ảnh và sách giáo khoa nhiều hơn . Về hoạt động ngoại khóa chưa được tổ chức rộng rãi để vận động và tuyên truyền sâu rộng trong học sinh và giáo viên .Ban giám hiệu chưa quan tâm đến việc tổ chức các hình thức hoạt động phong phú nhằm tuyên truyền đến học sinh và các bậc phụ huynh học sinh . Đối với học sinh và một số các bậc phụ huynh học sinh còn cho rằng môn học này là một môn phụ được lồng ghép vào cho nên ít quan tâm động viên nhắc nhỡ con em học tập và thực hành các thói quen an toàn giao thông. Khi tham gia 11
- giao thông đã xảy ra nhiều trường hợp tai nạn giao thông gây thương tích cho các em như chấn thương gãy tay, chân, trầy xước , v.v ., làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Hiện nay, nước ta trước xu thế hòa nhập và xây dựng phát triển cùng các quốc gia trong khu vực cũng như các nước giàu mạnh trên thế giới. Nhưng chúng ta còn nhiều khó khăn trong việc xây dựng đường sá lưu thông công cộng hiện đại, người dân Việt Nam rất ưa thích sử dụng xe mô tô, gắn máy để đi lại nhưng lại ít nắm về Luật giao thông và không có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, vì vậy mà thường xảy ra tai nạn giao thông đáng tiếc. Để có một thế hệ mới phát triển được tốt hơn, có nhận thức, có hành vi văn hóa văn minh trong khi tham gia giao thông và hạn chế tích cực tai nạn giao thông, thì ngay từ trong các bậc học ban đầu ta cần phải giáo dục nhận thức biết cái đúng và hình thành rèn luyện thói quen tốt cho các em bằng những việc làm cụ thể và tôi đã áp dụng thực hiện một số biện pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm khắc phục hiện trạng trên . 4. Số liệu thống kê Khi mới bắt tay vào nghiên cứu đề tài này, tôi đã khảo sát mức độ hiểu biết cũng như mức độ chấp hành luật giao thông của học sinh và phụ huynh qua các nội dung sau: Học sinh: Thường Thỉnh Không Mức độ xuyên thoảng SL % SL % SL % Không đội mũ bảo hiểm khi đi chơi Quên mũ bảo hiểm khi đi học Đùa giỡn nhau chạy giữa lòng đường 12
- Đi xe đạp không giành cho lứa tuổi Tiểu Học Đá bóng trên đường có xe qua lại Hay đi về phía bên trái vì nhà gần hơn Đi xe đạp dàn hàng ngang Khuyên bố mẹ đội mũ bảo hiểm khi ra đường Đi xe đạp rượt đuổi đùa giỡn nhau khi tan học Khi thấy đèn đỏ em đứng lại Gặp em nhỏ, cụ già em sẽ dắt họ qua đường Lấy xe máy của bố mẹ tập chạy Phụ huynh: Thường Thỉnh Không Mức độ xuyên thoảng SL % SL % SL % Đội mũ bảo hiểm cho con khi đi chơi Nhắc nhở con đội mũ bảo hiểm khi đi học Chú ý mua xe đạp cho con đi đúng độ tuổi Cho con tập xe máy vào lúc rảnh Nhắc nhở con thực hiện đúng luật ATGT Khi gặp đèn đỏ luôn đứng đợi dù bận Trao đổi với giáo viên của con về ATGT Thay mũ bảo hiểm cho con khi đã hết hạn Kiểm tra bảo dưỡng xe đạp cho con hàng tháng Gắn đèn cho xe đạp của con để dễ đi ban đêm Khi qua đường luôn bật xi nhan xin đường 5 .Nguyên nhân: Giáo viên, học sinh, phụ huynh chưa thật sự nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết phải giáo dục an toàn giao thông cho con em mình. 13
- Học sinh còn bé chưa hiểu biết nhiều lại hay bắt chước các hành vi vi phạm của người lớn. Phụ huynh sống ở vùng nông thôn, hiểu biết về luật an toàn giao thông và ý thức chấp hành luật giao thông còn hạn chế. Hơn nữa bận bịu công việc đồng áng nên hay có hành vi vượt đèn đỏ, sang đường không xi nhan xin đường … Phụ huynh sống ở vùng nông thôn , kinh tế khó khăn nên ít quan tâm đến con cái, ít có suy nghĩ kiểm tra, bảo dưỡng xe hay lắp đèn vào xe đạp để con đi buổi tối cho an toàn. Thời gian ở lớp giáo viên chú tâm rèn kiến thức, còn xem nhẹ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp về an toàn giao thông do nghĩ rằng đây là môn phụ, việc học chữ mới là quan trọng nhất. Các hoạt động dạy học, giáo dục về an toàn giao thông còn nặng về lí thuyết dẫn đến học sinh nhàm chán, không thích học. Một số đồ dùng dạy học còn thiếu nên giáo viên giới thiệu qua tranh dẫn đến tiết học thiếu sinh động, hấp dẫn. Kinh phí dành cho nội dung giáo dục này chưa nhiều do nhà trường tự chủ động. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC: Biện pháp 1. Quán triệt nhận thức cho đội ngũ CB, VC và phụ huynh trong nhà trường về tầm quan trọng cũng như những hiểu biết cơ bản về việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh: Nhà trường đã tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ giáo viên về các nội dung sau: Hậu quả của tai nạn giao thông: Đã thực hiện bằng video với những trường hợp cụ thể để mọi người được mắt thấy tai nghe và có cái nhìn đúng đắn. Rõ ràng hiện nay trên đường có rất nhiều loại phương tiện giao thông. Nếu chúng ta không thực hiện đúng qui định của pháp luật an toàn giao thông thì có thể gây tai nạn cho mình và người khác. Hằng ngày, thực trạng tai nạn giao thông với những con số, hình ảnh, bài viết, phóng sự…làm chúng ta phải giật mình. Mỗi năm trong cả nước có hàng ngàn gia đình mất đi người thân hay phải mang theo tàn tật suốt đời không còn khả năng lao động,…Ở trường học đang diễn ra một thực trạng là phần lớn học sinh tham gia giao thông còn ý thức chưa cao như đi bộ và băng qua đường không đúng qui định, chạy xe đạp dàn hàng hai, ba, thậm chí là năm, sáu trên đường gây cản trở giao thông… phụ 14
- huynh lấn chiếm lòng đường để đưa đón học sinh vẫn tái diễn. Nhiều trường hợp không đội mũ bảo hiểm và vượt đèn đỏ khi đi qua các nút giao thông có đèn tín hiệu…Đối với trường học thì việc được học an toàn giao thông đã được phổ biến nhưng việc thực hiện thì chưa được cao. Tai nạn do giao thông gây ra là rất lớn, làm thiệt hại đến tiền, của của gia đình, xã hội gây cho con người cuộc sống khó khăn, vất vả cơ cực. Đứng trước tình hình nghiêm trọng và đang vượt ngoài tầm kiểm soát như hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn cả nước và cán bộ giáo viên phải là những người xung kích đi đầu. Sự cần thiết phải giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học: đã mời tuyên truyền viên về trực tiếp tập huấn. Chỉ rõ để cán bộ giáo viên hiểu rằng để giải quyết vấn đề an toàn giao thông quốc gia thì giáo dục an toàn giao thông ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là công tác đang được ngành giáo dục coi trọng. Từ đó sẽ sớm hình thành cho các em có ý thức hơn khi tham gia giao thông, góp phần hình thành văn hóa giao thông. Giáo dục về an toàn giao thông trong trường Tiểu học có một tầm quan trọng đặc biệt vì nó giúp trẻ em có nhận thức rất cơ bản để hình thành những hành vi đúng và có ý thức tôn trọng luật giao thông từ khi còn nhỏ. Thói quen sẽ ăn sâu vào máu nên thói quen tốt sẽ tạo ra một thế hệ trẻ có nhận thức, có hành vi đúng đắn và lớn lên sẽ trở thành người công dân có ích. Và mục đích thiết thực hơn cả là giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông không mong muốn. Đảm bảo an toàn cho học sinh thân yêu của chúng ta. Giới thiệu những hiểu biết cơ bản, sơ lược về luật an toàn giao thông cần biết để giáo dục cho học sinh Tiểu học như: *Đi bộ an toàn Những điều cần biết khi đi bộ trên đường đi bộ an toàn: + Tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ: Đi sát mép đường về phía tay phải, đi đúng phần đường, làn đường dành cho người đi bộ + Nắm vững cách qua đường an toàn ở nơi không có điều kiện an toàn (không có vạch kẻ đường, không có đèn tín hiệu, nơi có đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt ...) + Nhận thức được những hành vi đi bộ qua đường không an toàn (vượt qua dải phân cách, đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy, qua đường ở gần phía trước hoặc sau xe ô tô đang đỗ) 15
- + Nguyên tắc đi bộ an toàn vào ban đêm (tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ đối với người đi bộ nêu tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; nên mặc đồ phản quang hoặc trang phục sáng màu) *Điều khiển xe đạp an toàn Những điều cần biết khi đi xe đạp trên đường đi xe đạp an toàn Tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp Nhận thức được những hành vi đi xe đạp không an toàn. Nắm rõ các nguyên lí và kĩ năng đi xe an toàn: Kiểm tra xe trước khi đi: độ cao, phanh, chuông... Điều khiển xe: trên làn đường bên phải trong cùng, tuân thủ chỉ dẫn của đèn tín hiệu và người điều khiển giao thông, quan sát trước khi di chuyển hướng. + Nguyên tắc đi xe đạp an toàn vào ban đêm ( xe phải có đèn hậu, mặc đồ phản quang hoặc trang phục màu sáng) + Lưu ý: Trẻ dưới 16 tuổi không được điều khiển xe đạp máy, xe máy * Ngồi sau xe gắn máy an toàn + Tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ. + Nắm rõ những điều cấm khi đi xe mô tô, xe gắn máy + Cách chọn mũ bảo hiểm: Phải chọn mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn: mũ phải có tem kiểm định, lớp xốp cứng, dây đeo và khóa chắc chắn... + Cách đội mũ bảo hiểm đúng qui cách + An toàn đối với người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy (Khi lên xe phải quan sát phía sau và trèo lên xe từ phía tay trái; Ngồi ngay ngắn trên xe phía sau người lái, hai tay bám chặt người ngồi phía trước; Không vung vẩy chân tay, không nghiêng ngả hoặc đứng trên yên xe máy, không ngồi phía trước người lái; Ngồi sau xe máy phải đội mũ bảo hiểm và nên đi giày, dép có cài khóa.) * Phòng tránh các tình huống giao thông nguy hiểm + Đi bộ qua đường an toàn Cách phòng tránh: Dừng lại bên đường, quan sát hai bên đường, lắng nghe tiếng động cơ ô tô, xe máy cẩn thận. Giơ tay ra hiệu xin qua đường và chọn thời điểm thích hợp ( có ít xe qua lại), nhìn bên trái tránh phương tiện cơ giới từ chiều bên trái tới, đi thẳng, đến giữa đường quay sang nhìn bên phải tránh phương tiện cơ giới từ bên phải tới. 16
- Không được qua đường nơi tầm nhìn bị che khuất. Không được qua đường ở gần phía trước và phía sau ô tô đang đỗ. + Điều khiển xe đạp tránh va chạm đối đầu: Cách phòng tránh: Khi phía trước có phương tiện đi ngược chiều lấn đường thì nhanh chóng giảm tốc độ, đi sát vào lề đường bên phải. Khi phía trước có phương tiện đi ngược chiều với tốc độ cao và lấn đường thì phải nhanh chóng dừng xe và đõ sát vào lề đường bên phải. Đợi đến khi an toàn thì đi tiếp. + Điều khiển xe đạp tránh va chạm cùng chiều: Cách phòng tránh: Khi phía trước có phương tiện cùng chiều đi chậm, học sinh bấm chuông xin vượt, khi thấy an toàn thì nhanh chóng vượt về bên trái phương tiện đó. Khi vượt qua phương tiện này với khoảng cách an toàn ( ít nhất là 10m) học sinh điều khiển xe về bên phải và tiếp tục đi đúng làn đường quy định cho xe thô sơ. Nhưng học sinh cần phải thận trọng khi điều khiển xe đạp vượt qua các phương tiện khác như xe đạp, xe gắn máy, xe thô sơ. Khi phía sau có phương tiện đi cùng chiều xin vượt, qua tiếng động cơ, tiếng còi hoặc ánh đèn pha thì học sinh bình tĩnh đi đúng làn đường quy định, có thể đi chậm lại và ra hiệu lệnh bằng tay yêu cầu vượt ở bên trái xe đạp của mình. Khi phía trước có phương tiện đi cùng chiều với tốc độ cao và lấn đường thì học sinh phỉa đi chậm lại hoặc dừng xe lại và đỗ sát vào lề đường bên phải. Đợi đến khi an toàn rồi hãy đi tiếp. + Điều khiển xe đạp khi chuyển hướng Cách phòng tránh: Trước khi chuyển hướng ( rẽ phải, rẽ trái), học sinh phải đi chậm, giơ tay báo hiệu xin đường và chú ý quan sát các phương tiện đang đi. Chỉ chuyển hướng khi thấy an toàn. * Văn hóa giao thông Có ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các qui tắc giao thông đường bộ. Ứng xử đúng luật an toàn, có ý thức lịch sự. 17
- Tuân thủ các chuẩn mực pháp luật, đạo đức truyền thống và ứng sử một cách có ý thức tự giác khi tham gia giao thông. Người tham gia giao thông cần chủ động nhường đường và phòng tránh các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra… Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo đưa nội dung giáo dục an toàn giao thông cho từng khối lớp cụ thể ngay từ đầu năm học. Giáo dục an toàn giao thông là một nội dung cụ thể nhưng khá rộng. Bởi lẽ ngoài các bài trong sách an toàn giao thông của bộ thì có rất nhiều môn học lồng ghép giáo dục an toàn giao thông khá hiệu quả. Vì vậy ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch chung và kế hoạch cụ thể về công tác này ngay đầu năm học. Trong kế hoạch cụ thể cần làm rõ quy trình giáo dục an toàn giao thông ở mức độ nào, ai là người chủ đạo, nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tập huấn, triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp… có chế độ phối hợp, huy động cộng đồng, các nguồn tài chính... Để có một kế hoạch khả thi, những bước đi thích hợp, Hiệu trưởng cần căn cứ vào văn bản hướng dẫn, tình hình thực tế nhà trường, truyền thống nhà trường, xu thế chung của giáo viên, yếu tố mang tính chất đột phá... Kế hoạch chi tiết được thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường . Kế hoạch chi tiết cần phải là những dự kiến kết quả bằng số liệu, những việc làm cụ thể và đặc biệt nó phải mang tính khả thi. *Việc xây dựng và thực hiện kế họach giáo dục an toàn giao thông đã được nhà trường tổ chức thực hiện thành 2 giai đọan (cho cả các khối lớp từ khối 1 đến khối 5) : * Giai đoạn 1 : ̉ ưc "Lê phat đông " Th + Tô ch ́ ̃ ́ ̣ ực hiện an toàn giao thông" trong toan bô cán ̀ ̣ bộ giáo viên va hoc sinh vao ngay khai gi ̀ ̣ ̀ ̀ ảng. + Ngay ở tuần thứ 2, Giáo dục các em trên cơ sở kiến thức của năm học trước, và tổ chức học vào các tiết ngoài giờ lên lớp và sinh hoạt tổng kết vào các tiết sinh toạt tập thể hàng tuần. * Giai đoạn 2 : Giảng dạy theo tài liệu thực hiện bắt đầu từ tuần học thứ 5 và kết thúc tuần học 25. 18
- Kế họach được xây dựng đảm bảo tính nguyên tắc thực hành là chủ yếu. Giáo viên giảng giải tập trung vào những tác hại, nguy hiểm khi tham gia giao thông và định hướng cho học sinh tìm ra biện pháp thực tế để giải quyết tình huống. Không biến giờ học thành một tiết học văn hóa mà tạo thành một tiết sinh hoạt có nhiều hình thức học tập sáng tạo, vui chơi và thực hành. Nội dung giảng dạy : + Ở giai đọan 1 : Tổ chức sinh hoạt, có bổ sung thêm kiến thức nhằm ôn tập, chuẩn bị vào chương trình giảng dạy của năm học . + Ở giai đoạn 2 : Theo nội dung tài liệu, chủ yếu bổ sung thêm kiến thức ở giai đoạn 1 chưa dạy và khắc sâu kiến thức đã học. Hình thức học tập chủ yếu là tổ chức thực hành, thi đố vui, tham gia giải quyết tình huống …. Chương trình giảng dạy được thực hiện theo nội dung của tài liệu, 1 bài được dạy trong 2 tiết ( một tiết lý thuyết và 1 tiết thực hành ). Tiết học được tổ chức lồng ghép trong tiết ngoài giờ lên lớp hoặc SHTT. Tổ chức cho các em tham gia sinh họat dưới sân, trò chơi vận động, sáng tác, cải biên các bài hát về an toàn giao thông, thực hành xem tranh, sử dụng mô hình, đồ dùng trực quan, liên hệ thực tế, thi đố, giải quyết tình huống, sinh hoạt ngọai khóa, thực hành an toan giao thông … Tổ chức thao giảng, dự giờ thăm lớp. Tổ chức lễ phát động tháng an toàn giao thông và thi đố vui cho từng khối lớp. Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan. Nhà trường kết hợp chặt chẽ với địa phương, với các đơn vị trường học cùng thống nhất giờ về sao cho thuận lợi, không gây ùn tắc giao thông trong khu vực. Đặc biệt là phụ huynh thực hiện tốt an toàn giao thông khi đưa đón con em của mình theo hướng dẫn của nhà trường để đảm bảo cổng trường lúc nào cũng thông thoáng, không để xảy ra tai nạn. Biện pháp 3: Chỉ đạo có hiệu quả dạy học các tiết giáo dục an toàn giao thông theo sách của BGD & ĐT. ́ ̣ Kê hoach thực hiên cua cac khôi l ̣ ̉ ́ ́ ớp : Khôi 1 ́ 19
- TUẦN NỘI DUNG DẠY 1 Ổn định Giáo dục các em trên cơ sở nhưng điêu cac em đ ̃ ̀ ́ ược giao duc ́ ̣ ở 2 trương Mâm Non, và t ̀ ̀ ổ chức sinh hoạt vào tiết SHTT hàng tuần. 3 ́ ̣ ́ ̣ Phat đông "Thang giao duc An toan giao thông". ́ ̀ Giáo dục các em trên cơ sở nhưng điêu cac em đ ̃ ̀ ́ ược giao duc ́ ̣ ở 4 trương Mâm Non, và t ̀ ̀ ổ chức sinh hoạt vào tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần. 5 Bài 1: An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường phố 6 Bài 2: Tìm hiểu đường phố 7 Bài 3: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và biển báo 8 Bài 4; Đi bộ và qua đường an toàn 9 Bài 5: Phương tiện giao thông đường bộ 10 Bài 6: ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy 11 Ôn tập 12 Ôn tập 13 Thi đố vui ATGT Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có 14 nội dung liên quan. Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có 15 nội dung liên quan. Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có 16 nội dung liên quan. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 221 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 170 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 192 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 176 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 148 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn