intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là viáo viên chủ nhiệm định hướng cho học sinh dùng các nghi thức lời nói và xác định được các nhân tố giao tiếp trong việc giao tiếp, ứng xử những tình huống của cuộc sống thực (ngoài xã hội). Đó chính là điểm mới của đề tài sáng kiến này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2

  1. 1                                          I. PHẦN MỞ ĐẦU  1. Lí do chọn đề tài:        Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế  hóa, con người vừa là mục tiêu,   vừa là động lực của mọi sự phát triển, vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là   muốn phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước thì phải phát triển  con người. Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát  triển giáo dục ­ đào tạo, đặc biệt là giáo dục toàn diện nhân cách con  người, trang bị tri thức, kỹ năng, thái độ cho người học, đảm bảo tính cân  đối giữa dạy chữ  và dạy người. Trong giáo dục và phát triển nhân cách  con người, kỹ  năng giao tiếp có vai trò quan trọng, muốn nâng cao chất  lượng giáo dục thì cần thiết phải phát triển kỹ  năng giao tiếp cho học   sinh.  Giáo dục tiểu học có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân  cách học sinh, đặt cơ sở  nền tảng để học sinh phát triển bền vững. Mục  tiêu giáo dục tiểu học hướng vào việc trang bị kiến thức kỹ năng cơ  bản  ban đầu làm cơ sở để học sinh tiếp tục học  ở các lớp cao hơn. Trong các   nội dung giáo dục tiểu học thì giáo dục kỹ năng giao tiếp có vị trí, vai trò   quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả của giáo dục tiểu học Thực trạng hiện nay, có nhiều học sinh chưa mạnh dạn, tự tin, còn  e dè, thụ động trong học tập và trong cuộc sống; kĩ năng giao tiếp còn hạn  chế, chưa biết cách diễn đạt, hợp tác và trinh bày cá nhân. Một số  học  sinh trong  ứng xử  có phần mang tính tùy tiện. Nhiều học sinh thiếu kĩ   năng xử  lí tình huống thực; không biết giao tiếp theo những quy tắc tối  thiểu nhất trong gia đình, nhà trường cũng như  ngoài xã hội; thiếu tự  tin   khi giao tiếp, thiếu bản lĩnh, thiếu sáng tạo; học tập thụ động. Nguyên do  
  2. 2 chính là trong tư  tưởng giáo viên, phụ  huynh chỉ  chú trọng đến việc dạy   kiến thức, việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh còn chiếu lệ, giáo viên   chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp cho   học sinh lớp mình đang dạy chỉ luôn chú trọng đến việc đọc tốt, làm tính   tốt… Cá biệt vẫn còn có học sinh do ảnh hưởng  môi trường xã hội, khu   dân cư  nên hành vi  ứng xử  chưa đúng mực. Một vài học sinh được sự  nuông chiều của gia đình, được gia đình phục vụ, đáp  ứng mọi yêu cầu,  chỉ  biết học nên việc giao tiếp còn hạn chế  và ngược lại cũng có những  học sinh sống trong gia đình nghèo khổ, bố  mẹ  thiếu quan tâm đến việc   giáo dục con cái còn phó mặc cho nhà trường. Để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh tiểu  học, với cương vị là người giáo viên chủ nhiệm lớp, bản thân hết sức băn  khoăn và trăn trởvà luôn tự hỏi: Làm thế nào để nâng cao kĩ năng giao tiếp   cho học sinh? Làm thế  nào để  học sinh biết cách vận dụng kĩ năng giao  tiếp vào trong cuộc sống hằng ngày? Với mong muốn góp phần vào việc  luận giải những vấn đề  nói trên, bản thân tôi chọn đề  tài: “Một số biện   pháp của giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ   năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 ”. Vân đê ma chăc hăn không chi riêng ́ ̀ ̀ ́ ̉ ̉   bản thân tôi ma rât nhiêu đông nghiêp khac quan tâm suy nghĩ là làm sao ̀ ́ ̀ ̀ ̣ ́   học sinh của mình có những kĩ năng giao tiếp tốt cho tương lai sau này,  trở thành những con người tốt, có ích cho xã hội. Đây cũng là một vấn đề  mà phụ huynh và xã hội hết sức quan tâm.     2. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: 
  3. 3 Trong quá trình nghiên cứu bản thân đã vận dụng sáng tạo các biện  pháp đã có và đưa ra những biện pháp mới phù hợp với điều kiện thực tế,  đặc điểm học sinh của lớp tôi chủ nhiệm: Gần gũi và tạo mối thân thiện  với học sinh; Rèn kĩ năng giao tiếp hiệu quả  qua việc tích hợp vào các   môn học; Chú trọng hơn về đổi mới phương pháp dạy học nhằm rèn kỹ  năng giao tiếp cho học sinh.( Đặc biệt là tôi áp dụng hai hình thức thảo  luận nhóm và trò chơi học tập trong các  tiết dạy); Rèn kĩ năng giao tiếp  hiệu quả  qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi; Phát  huy tốt  tác dụng các câu lạc bộ  nhỏ  của lớp nhằm rèn kĩ năng giao tiếp  cho học sinh; Phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục cho các  em nắm được  những quy tắc cơ bản trong giao tiếp với ông bà, cha mẹ,  chị em, khách…; Giáo viên chủ nhiệm định hướng  cho học sinh dùng các  nghi thức lời nói và xác định được các nhân tố  giao tiếp trong việc giao  tiếp,  ứng xử  những tình huống của cuộc sống thực ( ngoài xã hội). Đó   chính là điểm mới của đề tài sáng kiến này.                                         
  4. 4                                         II. PHẦN NỘI DUNG 1 . Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu :         Trong qua trinh rèn k ́ ̀ ĩ năng giao tiếp cho học sinh nhằm thực hiên n ̣ ội  dung phong traò  “Xây dựng trương hoc thân thiên ̀ ̣ ̣  ­ hoc sinh tich c ̣ ́ ực”, bản  ̃ ̣ thân đa găp nhưng thuân l ̃ ̣ ợi va kho khăn sau: ̀ ́        1.1. Thuân l ̣ ợi  ̣ ́ ̣ và Đao tao đa phat đông phong trao “Xây d Bô Giao duc  ̀ ̣ ̃ ́ ̣ ̀ ựng trương ̀   ̣ ̣ ̣ ́ ực” vơi nh hoc thân thiên ­ hoc sinh tich c ́ ưng kê hoach nhât quan t ̃ ́ ̣ ́ ́ ừ trung  ương đên đia ph ́ ̣ ương, Phong ̣   và  Đao tao cung đa co kê hoach ̀  Giao duc ́ ̀ ̣ ̃ ̃ ́ ́ ̣   tưng năm h ̀ ọc vơi nh ́ ưng biên phap cu thê đ ̃ ̣ ́ ̣ ̉ ể rèn kĩ năng sống trong đó có  kĩ năng giao tiếp cho học sinh môt cach chung nhât cho cac bâc hoc, đây ̣ ́ ́ ́ ̣ ̣   ̀ ững đinh h chinh la nh ́ ̣ ướng giup giao viên th ́ ́ ực hiên  ̣ tốt. Bên cạnh đó, bản thân nhận được một tập thể  học sinh khá ngoan   và biết vâng lời, các em gần gũi với cô giáo. Ngoài ra Ban lãnh đạo nhà  trường luôn theo sát, quan tâm, hỗ  trợ  cho giáo viên trong công tác giảng  dạy cũng như giáo dục. Chính vì thế bản luôn cố gắng làm sao rèn cho các  em kĩ năng giao tiếp, giúp các em có một niềm tin, phát triển một cách 
  5. 5 toàn diện để trở thành con người năng động, sáng tạo phù hợp với một xã  hội hiện đại đang phát triển.     1.2. Kho khăn ́ 1.2.1. Đôi v ́ ới giao viên  ́ Trong thực tế  hiện nay, việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết   rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh  ở  một số  giáo viên còn hạn chế. Qua  dùng phiếu thăm dò, khảo sát thực tế cho thấy một số giáo viên lúng túng  cả  về nội dung, biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Nhận thức   của nhiều giáo viên còn mơ hồ, chưa rõ, chưa đầy đủ rèn kĩ năng giao tiếp   cho học sinh là rèn những vấn đề  gì; vì nhận thức chưa đủ, chưa rõ nên  không thể  tìm ra được biện pháp, hình thức tổ  chức hữu hiệu để  rèn kĩ   năng giao tiếp cho học sinh.   Giáo viên cơ bản mới chú ý đến việc giáo dục chất lượng của học  sinh. Một số  giáo viên chưa thật sự  tích cực tổ  chức phương pháp dạy  học mới tạo điều kiện để  học sinh học nhóm, trao đổi kinh nghiệm, học   tập lẫn nhau. Một số ít giáo viên dạy các môn Đạo đức, Hoạt động ngoài   giờ lên lớp, Tự nhiên và xã hội chưa vận dụng linh hoạt việc dạy học các  bài học phải tích hợp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Giáo viên chưa   chú trọng rèn kĩ năng thực hành, chủ yếu hình thành trên lí thuyết 1.2.2. Đối với học sinh           Trong các nhà trường ít nhiều vẫn còn có hiện tượng học sinh cãi   nhau, chửi nhau, đánh nhau, chưa lễ phép, gây mất đoàn kết trong tập thể  lớp,...
  6. 6 Các em học sinh vừa từ lớp một lên làm quen với môi trường lớp 2,  các em khá rụt rè chưa quen với cách học cũng như  mạnh dạn bày tỏ  ý  kiến. Khi phát biểu các em nói không rõ ràng, trả  lời trống không, không   tròn câu và ít nói lời cảm ơn, xin lỗi với cô, bạn bè. Nhiều em đến trường  tỏ ra nói nhiều vì ở nhà các em không có người trò chuyện, chia sẻ . 1.2.3. Đối với phụ huynh học sinh ̀ ́ ́ ậc cha me các em luôn nong vôi trong viêc day con; h Vê phia cac b ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ọ  chỉ chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa đọc, viết chữ, hoặc chưa  biết làm Toán thì lo lắng một cách thái quá.  Ngoài ra, một trở ngại nữa là   phụ huynh trong lớp có một số bố mẹ quá nuông chiều chưa giáo dục con   các kĩ năng giao tiếp cơ bản. Ngược lại, một số phụ huynh vì bận đi làm  ăn xa nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết…        1.3. Kết quả khảo sát khả năng giao tiếp của học sinh đầu năm  như sau: Khả năng Số học sinh Tỉ lệ (%) Nói tốt 9 30 Tạm được 11 36.7 Chưa được 10 33.3           Kết quả trên cho thấy, số học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt còn ít và   số học sinh có kĩ năng  giao tiếp chưa tốt còn nhiều. Chính vì vậy mà việc 
  7. 7 rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh là vấn đề  cần quan tâm. Muốn làm tốt  công tác này chúng ta cần phải làm gì? Nhất là những người làm công tác  giáo dục vì nhà trường là nơi tốt nhất để   hình thành nhân cách cho học   sinh. Đây cũng chính là câu hỏi mà bản thân cần phải tìm tòi nghiên cứu   để tìm ra biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh đạt hiệu quả. 2.  Một số biện pháp của Giáo viên chủ nhiệm rèn kĩ năng giao tiếp cho   học sinh      2. 1. Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh       Đầu tiên, sau khi nhận lớp chủ nhiệm, để tạo sự gần gũi và gắn kết   giữa học sinh và giáo viên chủ  nhiệm, bản thân sắp xếp nhiều thời gian  cho học sinh được giới thiệu về  mình, động viên khuyến khích các em  chia sẻ  với nhau về  những sở  thích,  ước mơ  tương lai cũng như  mong   muốn của mình với các em. Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để  phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh   dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.       Tiếp theo trong tuần đầu, bản thân cho học sinh tự do lựa chọn vị trí   ngồi của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các   em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ  động hay tích cực, thích thể  hiện hay   không thích...Và tiếp tục qua những tuần học sau, bản thân chú ý quan sát  những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị  trí ngồi  mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp. Việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh có thể thực hiện trong  bất cứ  lúc nào, giờ  học nào. Để  việc rèn luyện diễn ra một cách thường  xuyên và đạt hiệu quả cao tiếp tục qua biện pháp tiếp theo.
  8. 8     2.2. Rèn kĩ năng giao tiếp hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn   học        Quan hệ thầy trò trong nhà trường không phải là quan hệ bề trên ­ kẻ  dưới  mà là thực hiện một sự phân công – hợp tác.        Trong từng môn học, tiết học, giáo viên phải là người làm mẫu” từ  cách nói năng, thái độ, đi đứng, chữ  viết…Vì nếu giáo viên có thái độ  không tốt với học sinh, chúng sẽ học theo thầy đối xử  không tốt với bạn  bè và mọi người xung quanh.” Lệnh” giao việc của giáo viên đưa ra phải  rõ ràng, cụ  thể  và thật sự  “ nghiêm”. Cần xây dựng mối quan hệ  thân  thiện­hợp tác giữa thầy – trò và giữa trò­thầy, để mọi học sinh đều được  quan hệ  trực tiếp với thầy và quan hệ  với nhau. Giáo viên cần khuyến   khích học sinh trao đổi, đặt câu hỏi, thảo luận, phát biểu ý kiến, thể hiện   quan điểm cảm xúc riêng của mình. Giáo viên có thể chia lớp thành nhóm  nhỏ( 2 học sinh ngồi cùng bàn) để dễ trao đổi, giúp các em tự tin dần, sau   đó triển khai giữa 1 em và 1 em khác ( vẫn là 2 em nhưng thay đổi bạn  trao đổi) sẽ giúp các em quen dần với sự hợp tác này. Dần dần khi các em   đã có kinh nghiệm hơn, tự  tin hơn có thể  triển khai thành nhóm lớn hơn   ( 4,6,8 em) và luân phiên nhau em nào cũng được làm nhóm trưởng­ mọi  thành viên trong nhóm đều được nói, các thành viên còn lại có nhiệm vụ  đóng góp ý kiến,trao đổi, giúp đỡ  bạn mình…Giáo viên phải là người  thiết kế, giúp đỡ, uốn nắn học sinh: tôn trọng học sinh, giúp học sinh tự  tin bằng việc khuyến khích, động viên chứ không chê bai, chỉ trích…Giáo  viên phải biết khẳng  định việc làm của học sinh là “đúng” hay” chưa  đúng” tuyệt đối không nói là” sai”.
  9. 9      Để  nâng cao năng lực tự  tin, khả  năng giao tiếp, hành vi  ứng xử  của  học sinh, giáo viên có thể yêu cầu mỗi tuần mỗi tổ cử một bạn làm nhóm  trưởng luân phiên lần lượt. Lúc đầu là những em có năng lực, mạnh dạn,  tự  tin; sau là những em nhút nhát,chưa tự  tin, những em còn có hành vi  chưa thật sự  văn minh, lịch sự, những em còn hạn chế  về  khả  năng giao   tiếp… để các em rút kinh nghiệm, điều chỉnh dần bản thân mình,nâng cao  năng lực  cá nhân…với sự góp ý, giúp đỡ của tập thể lớp và khả năng bản   thân ( vì mỗi học sinh chắc chắn đều có những mặt mạnh, mặt tích cực  riêng)      Giáo viên phải là người làm mẫu, hướng dẫn điều chỉnh học sinh ,vì   vậy cần tổ  chức các bài học thông qua mô phỏng, trao đổi, thảo luận,  tranh luận, đóng vai, cuộc thi, trò chơi, vẽ  tranh…để  mỗi học sinh đều  được thể hiện mình. ­ Việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh không phải thông qua một  môn học nào mà nó bao trùm toàn bộ các môn học, là sự  tích hợp dần để  học sinh được trải nghiệm.Tất cả  các môn học từ  Tiếng Việt, Toán, Tự  nhiên và xã hội, Đạo đức, thủ  công, mĩ thuật, âm nhạc …đều giúp học   sinh rèn luyện giao tiếp để phát triển kĩ năng sống nếu giáo viên là người  biết “ Thiết kế” và học sinh là người” thi công”. Ví dụ:  Trong chương trình lớp 2,  ở  môn Tiếng Việt có nhiều bài  học có thể rèn  kĩ năng giao tiếp xã hội, như: Tự thuật, đáp lời chào, giới  thiệu, chia vui, chia buồn, an  ủi, viết bưu thiếp…. Kể chuyện được lồng  cụ  thể  qua các tình huống giao tiếp. Bản thân chỉ  gợi mở  sau đó cho các   em tự  nói một cách tự  nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt. Bên cạnh đó,  nhiều bài Luyện từ  và câu có nội dung rèn luyện các nghi thức lời nói, 
  10. 10 nhiều bài Tập đọc giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc hình  thành một số  kĩ năng giao tiếp cộng đồng như  tự  thuật, bưu thiếp, tin  nhắn.... Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho  học sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều   phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh   như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết  vấn đề, phương pháp tổ  chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,… Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng   hợp tác, bày tỏ  ý kiến cá nhân, đóng vai,…học sinh có được cơ  hội rèn  luyện, thực hành nhiều kĩ năng giao tiếp cần thiết. Ví dụ: Khi dạy Tập làm văn các bài: “Chia buồn, an  ủi”, “Tự  thuật”, bản thân tổ  chức cho các em, đóng vai, chơi trò chơi. Sau vài lời  khuyến khích đầu tiên, bản thân tổ chức cho các em đứng thành vòng tròn   đóng vai, giới thiệu, bày tỏ ý kiến,…  Lúc đầu các em rất ái ngại không tự  tin khi đóng vai, bày tỏ ý kiến trước lớp nhưng bản thân đã kịp thời  nhắc   nhở các em những điều cần chú ý trong khi giao tiếp, cộng thêm một môi  trường hòa đồng thân thiện các em thực hiện rất tốt, không còn những cái  nhìn ái ngại. Thay vào đó là những cánh tay tự  tin cùng những câu nói rõ  ràng, chắc gọn, mạnh dạn hơn. 2.3. Chú trọng hơn về đổi mới phương pháp dạy học nhằm rèn kỹ  năng giao tiếp cho học sinh.( đặc biệt là tôi áp dụng hai hình thức  thảo luận nhóm và trò chơi học tập trong các  tiết dạy ) Đổi mới phương pháp dạy học là dạy và học theo hướng tích cực  chủ động, sáng tạo trong đó học sinh phải tự phát hiện, tự giải quyết vấn   đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới theo sự tổ chức và hướng dẫn hợp lý của 
  11. 11 giáo viên trong môi trường giáo dục thích hợp nhằm thực hiện các mục  tiêu giáo dục của bậc học, của môn học, của bài học. Một trong những nội dung của việc đổi mới phương pháp là đưa  các hình thức dạy học mới vào trong từng bài học. Vì thế, để rèn kỹ năng  giao tiếp cho các em, tùy từng bài học lựa chọn hình thức dạy học phù  hợp.Và một trong các biện pháp để  rèn kĩ năng giao tiếp có hiệu quả  là  thông qua thảo luận nhóm và trò chơi học tập. Ví dụ: ­ Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm là hình thức dạy học rất có ích trong việc hình  thành cho học sinh khả  năng giao tiếp, hợp tác, thích  ứng và độc lập suy  nghĩ. Vì vậy, đối với các môn học mục tiêu là rèn kỹ  năng  giao tiếp cho  học sinh tôi thường vận dụng  hình  thức này như  đối với phân  môn Kể  chuyện,Tập làm văn . Tôi thường cho học sinh thảo luận nhóm đôi để  thực hiện bài tập, sau  đó các nhóm  trình bày kết quả thảo luận của nhóm  mình. ­ Trò chơi học tập: Trò chơi học tập là hình thức học tập có hiệu quả đối với học sinh,   đặc biệt là những em ngại nói, tức là ngại giao tiếp, trò chơi học tập sẽ  làm cho các em hứng thú hơn trong học tập. Thông qua trò chơi, học sinh  được luyện tập, làm việc cá nhân, làm việc trong đơn vị nhóm, đơn vị lớp  theo sự phân công và tinh thần hợp tác. Trò chơi tạo cơ  hội cho học sinh   tự  hoạt động, tự  củng cố  kiến thức, tự hoàn thiện kỹ  năng giao tiếp của  chính mình. Các trò chơi học tập có thể tổ  chức cho học sinh trong giờ tự học,   giờ  ra chơi hoặc giờ  sinh hoạt lớp hay trong phần củng cố của mỗi giờ 
  12. 12 học. Qua các trò chơi này, học sinh được tăng cường rèn luyện các kiến   thức vừa được học, từ đó sẽ nhớ bài và vận dụng vào việc giao tiếp trong   đời sống hằng ngày. Ví dụ  : Đối với trò chơi Kịch câm( tiết Luyện từ  và câu về  bài Từ  chỉ  hoạt động) Luyện cho học sinh biết nói các hoạt động quen thuộc trong cuộc   sống hằng ngày Cách chơi: Một học sinh dùng cử chỉ, điệu bộ của mình để diễn tả  một hoạt động nào đó và các bạn sẽ  nêu tên các hoạt động đó.Việc vận  dụng trò chơi này làm các em hứng thú và tự tin hơn rất nhiều trong giao   tiếp.           Ở môn Đạo đức, để  các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở  thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh. Giáo viên phải   sử dụng phương pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực,  chủ động, sáng tạo của học sinh. Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt  động học tập phong phú, đa dạng như: kể  chuyện theo tranh; quan sát  tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi,  đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,…   2. 4. Rèn kĩ năng giao tiếp hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt  động giáo dục, vui chơi ­ Hoạt động ngoài giờ lên lớp là các buổi giao lưu học tập, là các tiết sinh  hoạt Đội, là các  tiết sinh hoạt tập thể, các hoạt động ngoại khóa…Thông  qua các buổi sinh hoạt này, học sinh được chủ  động tham gia các hoạt   động mình yêu thích, được tương tác với bạn bè, được giao lưu với nhiều  thành viên khác. Giáo viên lúc này là người bạn “lớn” hơn, giúp đỡ, khích 
  13. 13 lệ  học sinh thể hiện mình.Vì vậy giáo viên có thể  linh động tổ  chức các  hoạt động trên dưới nhiều hình thức khác nhau: + Hàng tuần dành thời gian cho tiết hoạt động  tập thể ( Sinh hoạt) cuối   tuần để tạo kĩ năng giao tiếp tự tin cho học sinh và nắm bắt nguyện vọng,  ý kiến của học sinh.Từ  đó học sinh sẽ  được bày tỏ  suy nghĩ, ý kiến của  mình, đề xuất cá nhân. + Đa dạng các hình thức trò chơi ( hiện đại và dân gian) trong các tiết hoạt  động tập thể, giao lưu để tạo không khí sôi nổi, hào hứng cho học sinh để mọi  học sinh đều được chơi, được tương tác giúp đỡ  nhau, tạo sự  tự  tin cho   học sinh. Ví dụ: Trò chơi : Mèo bắt chuột,cướp cờ, nhảy bao bố, kéo co, đặt vật  vào đúng vị trí … cũng có thể cho học sinh “ diễn kịch”. + Cuối mỗi tháng  tổ chức giao lưu học tập và sinh hoạt tập thể liên lớp  nhằm tạo môi trường học hỏi, giao tiếp, tương tác. Phát huy việc nói, thể  hiện mình của những học sinh còn rụt rè, thụ  động. Học sinh có thể  sưu   tầm, tìm hiểu những câu chuyện, câu đố, bài thơ hay, đoạn văn hay… làm  đề tài để trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến cá nhân… + Giáo viên có thể  tổ  chức cho học sinh văn nghệ   ( hát đơn ca, tốp ca,  múa hát tập thể…) để học sinh tập dần sự mạnh dạn tự tin trước tập thể. + Giáo viên cần tổ chức cho học sinh một số hoạt động ngoại khóa như:  viếng   nghĩa   trang   liệt   sĩ,   trồng   và   chăm   sóc   cây,   hoa,   lao   động   công  ích( làm vệ sinh).Qua đó cho học sinh phát biểu suy nghĩ của mình về việc   đã làm, viết bài nói về cảm nhận của em.
  14. 14     Thông qua các hoạt động ngoài giờ  lên lớp, giáo viên cần định hướng,  khơi gợi, giúp đỡ, khích lệ tinh thần  học sinh, uốn nắn dần cho học sinh   cách diễn đạt cá nhân, học tập điều hay từ bạn, rút kinh nghiệm cho bản   thân.    Trong việc tiến hành hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh đóng vai trò  trọng tâm, là chủ  thể  hoạt động, tự  điều hành mọi hoạt động. Giáo viên  lúc này là người “ bạn lớn”, giúp đỡ, khích lệ  học sinh thể  hiện mình   hoặc giáo viên chỉ  là đại biểu tham dự. Học sinh phải chuẩn bị  đầy đủ  mọi phương tiện cho hoạt động: ­Tập dẫn chương trình, biểu diễn văn nghệ, tập nói, thể hiện điệu bộ. ­ Thi tìm hiểu kiến thức, phát biểu cảm tưởng ­ Nâng cao ý thức phối hợp, thảo luận nhóm. Ví dụ: Với thời gian khoảng 35 – 40 phút Nội dung : Tổ chức kỉ niệm ngày 20 – 11     Hình thức 1: Dưới sự chỉ đạo của chủ tịch hội đồng + Tìm hiểu kiến thức giữa các nhóm + Phát biểu cảm tưởng về thầy cô + Tổ chức hoạt cảnh nhỏ về thầy cô + Văn nghệ xen kẽ * Hình thức 2: Có thể luân phiên người tổ chức + Chào cờ, hát quốc ca + Văn nghệ tập thể
  15. 15 + Thi đọc thơ, kể chuyện về thầy, cô. Ví dụ: Thời gian khoảng 15 phút                  + Tổ chức lồng ghép vào giờ sinh hoạt hoặc 15 phút đầu giờ                  +Tổ chức chơi: Đặt vật vào đúng vị trí    Thể  lệ  chơi: Mỗi cặp 2 bạn, một bạn bịt mắt, một bạn bị  buộc hai   tay.Hãy đặt cây bút vào đúng vị trí đã quy định, với thời gian là 2 phút.    Bằng nhiều hình thức hoạt động như  vậy, giúp các em củng cố  kiến  thức, phát triển tư  duy, sáng tạo vừa rèn được kĩ năng giao tiếp cho học  sinh.   Với tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp tuy ngắn nhưng đã đem lại sự hứng  thú cho học sinh, em nào cũng  chờ  đợi đến  giờ  sinh hoạt hàng tuần để  tham gia tiếp các hoạt động, không những thế  mà các em đã sưu tầm   được mẩu chuyện vui, trò chơi hay. Đặc biệt giáo dục cho học sinh hiểu:  Muốn hoàn thành việc gì đều cần sự  đoàn kết, hợp tác với nhau. Cần có   sự khéo léo, tự tin mạnh dạn, thì mới có kết quả. 2.5.  Phát huy tốt tác dụng các câu lạc bộ  nhỏ  của lớp nhằm rèn kĩ   năng giao tiếp cho học sinh ­ Bản thân tôi xem các hoạt động câu lạc bộ  của lớp là hoạt động trọng  tâm của việc “Rèn kỹ năng giao tiếp”, vì qua hoạt động với các thành viên  trong Câu lạc bộ, học sinh mới bộc lộ hết khả năng, tính cách trong giao   tiếp của từng cá nhân . Vì thế với hoạt động này, tôi thường xuyên tham  dự  cùng học sinh để kịp thời giáo dục, nhắc nhở về những hành vi, ngôn  phong trong giao tiếp.
  16. 16   Tùy theo từng Câu lạc bộ, tổ chức nội dung sinh hoạt phù hợp. Cụ thể:  Câu lạc bộ Cờ vua, đá cầu cho học sinh thi đấu giao hữu với hình thức cá   nhân. Câu lạc bộ vẽ tranh, bóng đá: Hoạt động cá nhân hoặc nhóm; Câu lạc bộ  văn nghệ, kể chuyện: Hoạt động theo nhóm.  Trong quá trình sinh hoạt câu lạc bộ, các học sinh thể  hiện rõ tính cách  trong giao tiếp  ứng xử, vậy nên, giáo viên cần theo dõi sát, sẵn sàng yêu  cầu dừng cuộc chơi nếu phát hiện tình huống xưng hô. “Tôi thường nêu ra tình huống không tốt và không nêu trực tiếp tình huống  xảy ra khi thi đấu tập luyện của ngày hôm đó; nhắc lại một vài chuyện  ngắn   đã   học   về   tinh   thần   đoàn   kết,   tính   kiên   trì,   nhẫn   nại   như:   Câu  chuyện bó đũa, chuyện “Có công mài sắt”, chuyện “Chiếc đồng hồ” của  Bác Hồ… để học sinh nhận xét và đưa ra kết luận về cách ứng xử, hành  vi và thái độ đúng.   Lúc này, các em mạnh dạn nhận xét những hành vi  ứng xử trên là chưa  tốt, chưa hay và các em tự hứa nhắc nhở nhau để không có những hành vi,   cách xưng hô chưa hay, chưa đúng như thế trong mọi tình huống.   Hàng tháng, Câu lạc bộ tổ chức sơ kết đánh giá, nhận xét kết quả hoạt   động trong tháng, do  bạn chi đội trưởng điều khiển, nhằm giúp các em   luyện nói để các em mạnh dạn nói năng gọn gàng trước tập thể.  Với mục đích đó, Sao trưởng được luân phiên 2 tháng/lần/em. Nội dung  đánh giá, nhận xét gồm: Sự tiến bộ về năng khiếu của từng cá nhân trong  Câu lạc bộ, việc thực hiện quy định trong sinh hoạt, cách giao tiếp ứng xử  khi sinh hoạt, việc hợp tác giữa các thành viên trong Câu lạc bộ…
  17. 17    Phần nhận xét  ưu điểm (nêu những bạn có tiến bộ), những hạn chế  (không nêu tên cụ  thể  thành viên chưa tốt). Sau khi chủ  tịch hội  đồng  nhận xét, các thành viên trong Câu lạc bộ  có ý kiến. Sau cùng là phần  nhận xét chung của giáo viên phụ trách     Trong hoạt động này, tôi đã kiên trì và kịp thời uốn nắn, sửa sai cho các   em giữ nhiệm vụ Đội trưởng (nếu có) để  các em trình bày tốt. Nếu trình  bày trước tập thể chưa thành công, tiếp tục giúp các em luyện nói, tập nói   ngay tại chỗ khi nào hoàn thành mới dừng lại.    Không nên phê bình các em khi trình bày còn lủng củng, chưa đủ  ý, đủ  câu… tránh để các em mất tự tin, trở nên tự ty, mặc cảm.  Riêng các thành viên dự sinh hoạt, khi muốn có ý kiến phải giơ  tay theo   đúng quy định đã được thực hiện trong lớp học và khi được mời có ý kiến   thì mới trình bày ý kiến của mình.    Khi các em phát biểu ý kiến, theo dõi và kịp thời uốn nắn, sửa sai về  dùng từ, câu cho các em và tập cho các em có cử  chỉ, thái độ  lịch sự  khi  phát biểu như: đúng thẳng người, ngay ngắn, vui vẻ, mắt nhìn thẳng về  trước…   Các thành viên khác lắng nghe, không được nói ngang hoặc nhận xét khi  bạn trình bày và chưa được Sao trưởng mời có ý kiến.    2.6. Phối hợp với cha mẹ  học sinh trong việc giáo dục cho các em  nắm được  những quy tắc cơ bản trong giao tiếp với ông bà, cha mẹ,  chị em, khách… * Đối với người lớn tuổi trong gia đình:
  18. 18 ­ HS ít nhiều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự giao tiếp trong gia đình, chịu   ảnh hưởng của truyền thống và văn hóa gia đình. Hiện nay, không ít học  sinh được sự  cưng chiều thái quá của ông bà, cha mẹ  đã trở  nên “ngang   ngược”, một số khác phụ huynh lại làm ăn xa không quan tâm đến con cái.  Vì thế tôi đã phối hợp với phụ huynh, gia đình học sinh để tìm hiểu hoàn   cảnh sống, nắm bắt kịp thời đặc điểm tâm sinh lí của học sinh để  giúp  học   sinh   hiểu   được:   Giao   tiếp   trong   gia   đình   là:   “   Trên   kính   ­   dưới   nhường”, cần:  + Lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ + Vâng lời, giúp đỡ bố mẹ; nhường nhịn em nhỏ + Biết tối thiểu những tình huống trong  ứng xử  với mọi người trong gia   đình, biết nói”cảm  ơn”, “ xin lỗi”, “ vâng  ạ”, “ dạ, thưa” …. Với những   người thân thiết trong gia đình,  biết dùng từ ngữ phù hợp, đúng mực, phù   hợp với hoàn cảnh đồng thời phải biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến cả  khi   bất đồng quan điểm, cả khi việc không theo ý mình. *Đối với bản thân học sinh      Ví dụ :  + Khi em có điều cần bày tỏ, em có thể viết giấy, đặt vào một nơi trung   tâm của gia đình( nhà bếp, ti vi…) em sẽ thấy hiệu quả của việc làm hơn là việc nói   nhiều, nằng nặc đòi… ­ Bản thân tôi khuyến khích học sinh biết trao đổi; Giáo viên cần lắng  nghe, định hướng để  học sinh có cơ  hội trải nghiệm mình; hướng dẫn   học sinh biết nói những lời nhận xét, biết đặt mình trong cảnh của người 
  19. 19 khác. Việc trao đổi này góp phần hình thành thái độ  tự  tin, kĩ năng giao   tiếp, sự  cảm thông, trân trọng giá trị  của bản thân cũng như  của người   khác.       Ví dụ : Một học sinh không nghe lời thầy cô , Giáo viên cần để  học sinh  nêu được: + Lí do vì sao em không nghe lời? + Em sẽ làm gì nếu em là giáo viên chủ nhiệm trong hoàn cảnh đó? + Nếu em là bố mẹ thì sao?    Giáo viên cần phối hợp với phụ  huynh, yêu cầu bố  mẹ  các em tìm  hiểu lí do, khuyến khích rằng con có khả năng làm được việc đó hơn là  la mắng, đánh đập. Học sinh sẽ  cảm thấy tự  tin hơn khi có cơ  hội   được trình bày vấn đề của mình. 2.7. Giáo viên chủ  nhiệm định hướng  cho học sinh dùng các nghi  thức lời nói và xác định được các nhân tố giao tiếp trong việc giao   tiếp, ứng xử những tình huống của cuộc sống thực ( ngoài xã hội) * Đối với giáo viên và xã hội: ­ Cần định hướng cho học sinh: Trong giao tiếp hằng ngày ta thường   dùng những nghi thức lời nói, đó là: + Lời đề nghị khi yêu cầu, mong muốn được giúp đỡ. +Lời từ chối khi không đồng ý, không muốn  hoặc không thể thực hiện   đúng yêu cầu của người khác. + Lời xin lỗi khi làm phiền, khi mắc lỗi, khi không làm đúng, khi từ  chối… ­ Giáo viên có thể đưa ra những ví dụ hoặc gợi ý để  học sinh nêu ví  dụ, yêu cầu học sinh diễn đạt bằng các cách khác nhau để  thấy  
  20. 20 được sự  phong phú của Tiếng Việt và hiệu quả  việc dùng từ  ngữ  phù hợp. ­ Để giao tiếp tế nhị, khéo léo giáo viên cần định hướng cho học sinh   biết cách xác định  nhân tố giao tiếp: + Xác định nhân vật giao tiếp + Xác định nội dung giao tiếp + Xác định khả năng của bản thân + Xác định ngữ cảnh +  Xác định phương tiện biểu cảm + Có thể đề xuất một số  ý kiến để  giúp người khác thực hiện yêu   cầu của mình. *Đối với học sinh: Cần thể  hiện những nội dung được học, được giáo  dục vào thực tế,  các em có khả  năng  ứng xử  các tình huống khác nhau  của cuộc sống. Ví dụ: Lời đề nghị yêu cầu muốn được giúp đỡ ­ Giáo viên đưa ra tình huống cụ  thể: “ Nhờ  một người cùng trang lứa   đóng giúp cửa sổ khi ngồi trên xe” ­ Học sinh có thể nêu lên một số ý kiến cá nhân: + Bạn có thể đóng giúp tớ của sổ được không? + Phiền bạn đóng hộ tớ cái cửa sổ! + Đóng cửa sổ lại đi! + Bạn hãy đóng cái của sổ lại nhé! Từ  đó, học sinh sẽ  thấy được tác dụng, hiệu quả  của việc dùng lời nói  lịch sự, tế nhị.        3. Kết quả nghiên cứu:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2