intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

82
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến này là đưa ra những biện pháp nhằm hình thành và phát triển một cách có hệ thống về năng lực đọc cho học sinh từ kĩ năng đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu, đoạn, bài; nâng cao dần kĩ năng đọc hiểu từ đó giúp các em đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm. Qua đó nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt 1- CGD.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1

  1. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. 1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm: Hoạt động đọc giúp con người thu nhận được lượng thông tin nhiều nhất,   nhanh nhất, dễ  dàng, thông dụng và tiện lợi nhất để  không ngừng bổ  sung và   nâng cao vốn hiểu biết, vốn sống của mình. Trong nhà trường, thông qua hoạt  động đọc giúp học sinh được mở  rộng hiểu biết về  thiên nhiên, về  đất nước,   về cuộc sống con người, về văn hóa, văn minh, phong tục, tập quán của dân tộc   trên đất nước mình và trên thế  giới. Đọc các tác phẩm văn học, học sinh được   bồi dưỡng về năng lực thẩm mĩ, trau dồi kĩ năng sử dụng ngôn từ, mở rộng tầm  hiểu biết về  cuộc sống. Vì vậy việc đọc có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và  phát triển rất lớn. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người  mà nhất là học sinh lớp 1. Đọc là sự khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một  công cụ mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp. Nếu kĩ năng viết được  coi là phương tiện ưu thế nhất trong hệ thống ngôn ngữ thì kĩ năng đọc có một  vị trí quan trọng không thể thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc   tiểu học.  Kĩ năng đọc có nhiệm vụ  lớn lao đó là trao cho các em cái chìa khóa để  vận dụng chữ  viết trong học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện  nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo.…. Từ đó,  các em có điều kiện học tốt các môn học học khác có trong chương trình. Ở lớp   1, các em bắt đầu làm quen với các kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết,…. Kĩ năng đọc   rất quan trọng, nếu kĩ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt sẽ  giúp các  em đọc tốt suốt cả  cuộc đời, giúp các em phát triển tư  duy, cảm nhận cái hay,   cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn  mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác. Mặt  khác,  ở  lớp 1 các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi   lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn, các em sẽ ham học, tích  cực trong các hoạt động học tập.  Chính vì vậy, việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống về năng  lực đọc cho học sinh là một việc làm rất cần thiết. Vơi y nghia đo, tôi chon và ́ ́ ̃ ́ ̣   viết sáng kiến “Một số  biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1”  . Với  mong muốn tìm ra những biện pháp phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả rèn  kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1. 1. 2. Điểm mới của sáng kiến:
  2. Mặc dù sáng kiến này đã có rất nhiều người nghiên cứu, áp dụng nhưng   điểm mới của sáng kiến mà tôi đưa ra là:  Nêu lên những biện pháp nhằm hình thành và phát triển một cách có hệ  thống về năng lực đọc cho học sinh từ kĩ năng đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu,  đoạn, bài; nâng cao dần kĩ năng đọc hiểu từ đó giúp các em đọc đúng, đọc hay,   đọc diễn cảm. Qua đó nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt 1­ CGD.  Thông qua kĩ năng đọc giúp các em có điều kiện tiếp cận và nắm bắt các   môn học khác, từ đó tạo được động cơ và thái độ tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, … góp phần hình thành nhân cách con người phát triển toàn diện. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng: a. Về phía giáo viên:  * Thuận lợi:   Bản thân đã được tập huấn chuyên sâu chương trình Tiếng Việt 1­ CGD  theo kế  hoạch của Phòng Giáo dục của nhà trường nên đã tổ  chức dạy đúng  phương pháp, tuân thủ việc dạy học theo sách thiết kế TV1 ­ CGD.   Bản thân nắm chắc tiến trình từng mẫu bài, dạng bài, dạy đúng mục tiêu   của từng bài học, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ  chuyên môn  nghiệp vụ và luôn trăn trở  về việc tìm biện pháp dạy học Tiếng Việt 1 ­ CGD   để đạt hiệu quả cao.    Có   ý   thức   trách   nhiệm   với   học   sinh,   giảng   dạy   nhiệt   tình,   chữa   bài  nghiêm túc, khách quan, tỉ mĩ.   Có ý thức vận dụng đổi mới phương pháp trong dạy học một cách linh  hoạt, sáng tạo.  * Khó khăn:  Năm thứ ba thực hiện dạy chương trình Tiếng Việt 1 ­ CGD nhưng bản  thân tôi đôi lúc vẫn còn lúng túng trong việc xác định phương pháp giảng dạy, kĩ  thuật hướng dẫn học sinh đọc những vần, từ khó... sao cho hiệu quả nhất.  Ba quyển sách thiết kế Tiếng Việt ­ CGD là ba quy trình khác nhau nên  giáo viên mất khá nhiều thời gian trong việc nghiên cứu, đọc tài liệu cũng như  tiếp cận phương pháp dạy học.  Biên chế  lớp học đông (34 em) nên giáo viên thực sự  vất vả  trong việc   quán xuyến, hướng dẫn cho học sinh trong một tiết học. b. Học sinh:
  3. *Thuận lợi:  Một số em đã biết tất cả các chữ cái khi vào đầu lớp Một.  Học sinh có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập.  Đa số các em đều ngoan, lễ phép và biết nghe lời.  Một sô em tiêp thu nhanh (Đ ́ ́ ạt, Phước, Thanh Tâm, Quang, Mỹ Hoài, Mỹ  Tâm,…). Phần lớn phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của con em. *Khó khăn:  Bước vào lớp Một các em còn bỡ ngỡ, chưa làm quen được với việc học  ở Tiểu học. Một số em còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn trong giao tiếp (Thành B,  Vũ, Huy, Thành A,…). Một số em còn nói ngọng, phát âm chưa chuẩn và chưa thực sự chú ý đến   lời nói trong giao tiếp hàng ngày như: Bảo, Hải Dương, Đại Dương, Thành B,   Vũ, Huy,…). Vốn từ của các em còn quá ít ỏi, việc hiểu nghĩa của từ còn hạn chế.  Kĩ năng đọc, nói, viết, nghe chưa thực sự tốt.  Hệ thống phát âm của một số em chưa hoàn chỉnh. + Cách phát âm của một số em theo thói quen (nghe người lớn phát âm và   thực hiện lại). + Một số em có người thân hướng dẫn đọc trước theo chương trình hiện  hành nên giáo viên gặp khó khăn trong việc sửa lại lỗi phát âm sai. + Lỗi về  phát âm: sai phụ  âm đầu tr/ch; s/x; p/b (Hải Dương, Huy, Vũ,  Ngọc Hoài, Bảo,…), sai do phương ngữ   “âm trờ  đọc thành chờ”, “âm sờ  đọc   thành xờ”, “âm pờ đọc là bờ” (em Đại Dương, Bảo, Hải Dương, Thành A,…). * Ví dụ: “trà mi” đọc thành “chà mi”; “cá trê” đọc thành “cá chê”; “số  ghế” đọc thành “ xố ghế”; “sẻ” đọc thành “xẻ”; “pô – li – me” đọc thành “bô – li  – me”; “pa – nô” đọc thành “ ba – nô” + Lỗi về  dấu thanh “thanh hỏi và thanh ngã” (Thảo Vy, Hà Vi, Oanh,  Thành B, Lâm,…).  * Ví dụ: “khe khẽ” đọc thành “khe khẻ”; “ngã ba” đọc thành “ngả  ba”;  “ngẫm nghĩ” đọc thành “ngẩm nghỉ”,… + Lỗi về “thanh sắc và thanh huyền” (Vũ, Thành B, Huy,…). *Ví dụ: “kha khá” đọc thành “kha khà”; “số ghế” đọc thành “số ghề”; “cá 
  4. thu” đọc thành “cà thu”. + Lỗi về “thanh huyền và thanh sắc” (Thành A, Vũ,…). *Ví dụ: “trà mi” đọc thành “trá mi ”; “cà phê” đọc thành “cá phê”; “nhà ga”   đọc thành “nhá ga”.           + Sai phần vần: vần anh đọc thành ân; vần ân đọc thành âng; vần at đọc   thành ac ; vần an đọc thành ang ( Hà Vi, Thành B, Vũ, Lâm,…). *Ví dụ: “nhà tranh” đọc thành “nhà trân”; “quả  chanh” đọc thành “quả  chân”; “nhà bạt” đọc thành “nhà bạc”; “lan man” đọc thành “lang mang”; “hoa  ban” đọc thành “hoa bang”;…          c. Về chương trình Tiếng Việt 1 ­ CGD  * Ưu điểm:           Học sinh học Tiếng Việt lớp 1­ CGD phát huy được khả năng tối ưu (khả  năng phân tích, tổng hợp, mô hình hóa) thông qua các hoạt động tự  chiếm lĩnh  kiến thức. Học sinh được học kiến thức từ âm đến chữ  và khắc sâu hoạt động  ngữ âm, nắm chắc vị trí các âm trong một tiếng.  Phương pháp dạy học mới khơi gợi tính sáng tạo, tự giác tiếp thu bài, tạo   sự hứng thú giúp học sinh làm chủ kiến thức. Từ đó học sinh tự tin, mạnh dạn,   biết hợp tác khi tham gia các hoạt động học tập và bước đầu có ý thức tự học. Học sinh đọc thông viết thạo, nắm chắc cấu tạo ngữ âm của tiếng, không  tái mù, nắm chắc luật chính tả, có kĩ năng nghe để viết chính tả tốt. * Hạn chế: Lượng kiến thức nặng so với học sinh lớp 1 (VD: Ngay bài đầu tiên,  nhiều học sinh chưa biết chữ cái nhưng đã phải viết như  dạng chính tả. Trong  quá trình học, các em còn phải phân biệt được vần có âm chính; vần có âm đệm,  âm chính; vần có âm chính, âm cuối; vần có đủ  âm đệm, âm chính, âm cuối.   Trước đây, học hết 8 tuần, các em thuộc bảng chữ cái và có thể ghép âm thành   vần, thành tiếng. Nay hết 6 tuần đầu học sinh đã phải đọc những bài dài tới 30  tiếng, hay có bài học bốn, sáu vần đối với học sinh lớp một là quá nhiều.  Một số từ ngữ khó phát âm và khó nhớ. *Ví dụ: “quềnh quàng” TV1 ­ T2 ­ Tr136 “khuýp khuỳm khuỵp” TV1 ­ T2  ­ Tr132; “quằm quặm” TV1 ­ T2 ­ Tr 132; “đàn ­ ác ­ coóc ­ đê ­ ông” TV1 ­ T2   ­Tr113; “quàu quạu” TV1 ­ T2 ­ Tr140;… Nhiều từ  ngữ  không gần gũi nên học sinh khó nhớ, có một số  từ  ngữ  không có nghĩa hoặc nghĩa không mang tính giáo dục.
  5. *Ví dụ: từ  “quái quỷ” TV1­ T2 – Tr65 ; “gớm ghiếc” TV1­ T2 ­ Tr117;   “ăn quỵt” TV1 ­ T2 ­ Tr97; “kèn cựa” TV1­ T2­ Tr91; “ghen ghét” TV1 ­T2 ­   Tr90; “kênh kiệu” TV1 ­ T2 ­ Tr131;… d. Khảo sát kết quả đọc của học sinh đầu năm: Tổng số học sinh 24 em Nhận  biết được tất cả các chữ cái 6 Nhận  biết được một số chữ cái 14 Không nhận biết được chữ cái nào 4 2.2. Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1  Từ  những thực trạng trên và qua giảng dạy hằng ngày tôi đã nghiên cứu  đưa ra một  biện pháp khả thi nhất để rèn đọc cho học sinh lớp 1 đạt hiệu quả  cao, cụ thể: 2.2.1. Hình thành các kĩ năng và động lực học tập  Đối với những tiết học đầu tiên (đặc biệt là tuần 0) tất cả  đều mới mẻ,  lạ lẫm với các em. Giáo viên cần xác định được mọi thao tác, mọi tư thế, cách   đọc, nói, giao tiếp,… được hình thành trong giai đoạn này là hết sức quan trọng.  Vì nó rất bền vững và theo suốt các em trong cuộc đời học tập, công tác. Những   thao tác, những thói quen, tư  thế  tác phong đúng, đẹp sẽ  rất có lợi lâu dài và  ngược lại. Bởi thế rèn luyện các thao tác, động hình, tư  thế   ở  tuần 0 phải hết   sức chuẩn mực, rõ ràng, dứt khoát (không sai, không thừa, nhẹ  nhàng nhưng  không khoan nhượng). Để cho tuần học đầu tiên được diễn ra nhẹ nhàng, hấp dẫn, thực sự làm  cho các em cảm thấy “ Đi học là hạnh phúc”; “ Mỗi ngày đến trường là một  ngày vui” đòi hỏi giáo viên phải đa dạng hóa việc tổ  chức dạy học. Đặc biệt  cần coi trọng việc tổ  chức các trò chơi để  củng cố  kĩ năng và kiến thức. Giáo  viên không chỉ  đọc kĩ các trò chơi trong sách thiết kế  mà còn phải tìm hiểu   nhiều trò chơi khác, cải tiến luật chơi, cách chơi để học sinh thấy mới lạ, hứng   thú tham gia chơi tích cực. Điều quan trọng không thể  thiếu là giáo viên phải   hướng dẫn học sinh làm quen và thực hiện theo các kí hiệu học tập. Bản thân đã  sử dụng các kí hiệu để hướng dẫn học sinh như sau: “B” học sinh lấy bảng; “S”   học sinh lấy sách giáo khoa, kí hiệu theo 4 mức độ “ to ­ nhỏ ­ nhẩm ­ thầm (vẽ  4 hình vuông theo bốn mức độ); N2 hoạt động đọc hoặc thảo luận nhóm đôi, …”. GV chỉ dùng nam châm gắn vào các kí hiệu đã viết sẵn trên bảng lớp, học 
  6. sinh quan sát và thực hiện theo. * Ví dụ: Ở bài học “Tách lời ra từng tiếng” giáo viên đưa ra câu thơ”:                                           Tháp Mười đẹp nhất bông sen                                        Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. Để  giúp học sinh đọc được và học thuộc câu thơ  trên, mặc dù các em  chưa biết chữ  cái. Giáo viên dùng các vật liệu như: mô hình hình tròn, hình  vuông, nam châm, nắp bia, viên sỏi, …mỗi một hình vuông, hình tròn, nam châm,   nắp bia, viên sỏi thay thế cho một tiếng trong câu thơ, sau đó cho học sinh luyện  đọc theo cá nhân, nhóm, lớp.  Khi học sinh đã nắm được các kí hiệu giáo viên chỉ  giao việc 1 lần, câu  lệnh hoặc kí hiệu phải rõ ràng đảm bảo 100% học sinh nghe và hiểu. Khi giao  việc giáo viên đứng vị  trí thích hợp để  quan sát tất cả  học sinh trong quá trình  thực hiện. Việc rèn đọc cho học sinh không thể  thiếu hướng dẫn tư  thế  cầm sách:  khi đứng đọc (tay trái cầm giữa thân quyển sách theo chiều dọc, tay phải giữ ở  góc phải dưới của quyển sách, mắt cách quyển sách 25cm đến 30 cm; khi ngồi   đọc sách để  trên mặt bàn, tay trái giữ  mép bên trái của sách, ngón trỏ  tay phải   chỉ  dưới chân chữ  theo từng tiếng cô giáo hoặc bạn đọc). Khi đọc phải to, rõ  ràng, đủ cho cả lớp nghe. 2.2.2. Hướng dẫn cách phát âm, đánh vần, phân tích vần   Đối với học sinh lớp 1 kĩ năng đọc đúng là quan trọng nhất. Đây là biện   pháp quan trọng hàng đầu, đòi hỏi người giáo viên phải có những hiểu biết, kinh   nghiệm kĩ năng hướng dẫn tốt. Khi hướng dẫn học sinh phát âm, cần dùng lời  nói mạch lạc, đơn giản để  học sinh dễ  hiểu và có thể  tự  mình phát âm đúng.  Đối với những âm, vần, tiếng dễ  nhầm lẫn, giáo viên cần phải so sánh, phân  tích cụ thể cách phát âm (môi ­ răng ­ lưỡi, đường dẫn hơi, điểm thoát hơi…) vì   thế  những học sinh thường gặp khó khăn  khi phát âm một số  âm như: tr/ch; s   /x; n/ng; d /gi; b/p; (em Vũ, Thành B, Thành A, Hải Dương, Huy,..) đã nắm và   phát âm chính xác.          Khi dạy kĩ năng đọc chúng ta phải chú ý quan tâm đến tất cả  các đối  tượng học sinh trong lớp và phải dạy theo nhóm trình độ  của học sinh. Hướng   dẫn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn. Nếu học sinh đọc đúng, đọc tốt thì   giáo viên dành cho luyện đọc nâng cao (đối với HS năng khiếu). Động viên và  giao nhiệm vụ  cho các bạn cùng giúp bằng cách không trêu ghẹo, không đùa 
  7. nghịch mà tạo cơ hội cho bạn sửa chữa.  Giáo viên phải kiên trì liên tục và có hệ thống. Thông thường các em đọc  sai rất ngại đọc vì sợ các bạn chê cười, chế nhạo,... Giáo viên phải giải toả tâm  lí cho học sinh bằng những lời khen, lời động viên dù nhỏ. Đồng thời phải giải   thích cho các em cùng hiểu, để  cùng thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ  bạn đọc tốt   hơn.  *Về phần âm:            Giáo viên phải phát âm chuẩn để học sinh phát âm theo. Chỉ phát âm một   lần, nhưng phải rõ ràng, chính xác. Đối với các em còn chậm, cần quan tâm chú   trọng đến các em nhiều hơn. Nếu các em phát âm sai, giáo viên phải phát âm lại  2 ­ 3 lần, để giúp các em sửa chữa và nắm được, nắm chắc các âm đó. Dạy cho học sinh phát âm đúng, tôi không quên rèn kĩ năng nghe. Ở đây  giọng đọc của giáo viên rất quan trọng, giữa nghe và phát âm có mối quan hệ rất  chặt chẽ cho nên rèn luyện kĩ năng nghe cũng hỗ trợ rất nhiều cho kĩ năng đọc. Lỗi học sinh còn phát âm sai do 2 nguyên nhân:  + Nguyên nhân chủ  quan: như  nói lắp, nói ngắn lưỡi, khó đọc do tật   bẩm sinh.             Ví dụ: s/x        sẻ/xẻ; sả/xả; sò/xò; sơ sơ/xơ xơ;... +   Nguyên   nhân   khách   quan:   do   cách   phát   âm   của   phương   ngữ   địa  phương tạo cho các em thói quen nghe và nói từ khi nhớ.              +Ví dụ: vần /ân / đọc thành vần /anh/; “cân bàn” đọc thành “canh bàn”;   có em đọc vần /anh/ thành vần /ân/ ; “đi nhanh” đọc thành “đi nhân”; “để  dành”   đọc thành “ để dần”;... Để sửa lỗi phát âm sai tôi dùng biện pháp giảng giải trên cơ sở lí thuyết   ngữ âm và ý nghĩa từ. Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều   lần.   + Khi học sinh phát âm sai giáo viên phát âm lại và yêu cầu những em sai  thực hiện theo yêu cầu.  + Có thể gọi học sinh đọc tốt hướng dẫn bạn.  Hướng dẫn học sinh phát âm âm “d” và “gi”:  + Khi phát âm âm d: đầu lưỡi hơi thụt vào trong, bật đầu lưỡi cho hơi  thoát ra mạnh, dứt khoát.   + Khi phát âm âm gi: đầu lưỡi gần chạm chân răng, lưỡi hơi ép sát lợi  
  8. trên, cho hơi thoát ra đường mũi, sau đó mở  miệng cho hơi thoát ra trên mặt   lưỡi, luồng hơi có thể kéo dài.   Hướng dẫn cách phát âm âm “tr và ch”; “s và x”. + Khi phát âm âm tr, s: phần đầu lưỡi chạm vào hàm trên, lưỡi uốn lên. + Khi phát âm âm ch, x: phần lưỡi không uốn lên, phần đầu lưỡi chạm  vào chân răng. + Giáo viên làm mẫu chậm (hoặc gọi những học sinh có năng khiếu phát   âm), yêu cầu học sinh phải quan sát kĩ để phát âm theo. *Ví dụ: trả /chả        (trả giá/giò chả); sấu/xấu        (cá sấu/xấu xí);...           ­ Hướng dẫn học sinh nắm được đó là nguyên âm hay phụ âm (thông qua   việc phát âm), để đưa tiếng vào mô hình, phân tích tiếng đúng. Tránh nhầm lẫn  khi đưa tiếng vào mô hình (phần đầu là phụ  âm, phần vần bao giờ  cũng là  nguyên âm). *Ví dụ: tiếng /da/ d a                              Phụ âm   Nguyên âm * Về phần vần:  Để học tốt phần vần của Tiếng Việt lớp 1  ­ CGD, trước hết các em phải  nắm chắc năm kiểu vần và cơ chế đánh vần, phân tích vần. Nắm chắc mẫu vần để  khi đưa tiếng vào mô hình, phân tích tiếng không  bị nhầm, sai. Mẫu 1: Vần chỉ có âm chính. a Mẫu 2: Vần có âm đệm và âm chính (không có âm cuối). o a Mẫu 3: Vần có âm chính và âm cuối. a n Mẫu 4: Vần có đủ âm đệm, âm chính và âm cuối. o a n Mẫu 5: Vần có nguyên âm đôi iê (ia, yê, ya), uô (ua), ươ (ưa). Nắm chắc cơ  chế  đánh vần, phân tích các thành phần trong vần, tiếng, 
  9. giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần gồm các bước sau:            Ví dụ 1: Học vần /en/ biết vần /en /gồm có 2 âm, âm e đứng trước, âm n   đứng sau.          +  en       /e /­ /nờ/       /en/; âm chính e và âm cuối n. e n                                               âm chính  âm cuối + Đối với tiếng có thanh ngang thì đánh vần kết hợp đọc và làm động tác  tay học sinh sẽ dễ dàng nhận biết các thành phần của tiếng. Ví dụ 2: Đọc tiếng “ban” thì hai tay vỗ vào nhau; tách âm đầu “b” đưa tay  trái ra ; tách vần “an” đưa tay phải ra; nhập tiếng lại “ban” hai tay vỗ vào nhau.   Khi đó học sinh sẽ  phân tích được tiếng ban (gồm âm đầu b, vần an, thanh  ngang). Ví dụ 3: ban         /bờ /­ /an/         /lan/ b a n + Đối với các tiếng có thanh sắc, huyền, ngã, nặng, hỏi phải thực hiện  các  bước: (hướng dẫn học sinh đọc kết hợp vỗ tay giống như tiếng thanh ngang).           Bước 1: Tạm thời tách thanh ra để lại tiếng thanh ngang           Bước 2: Đọc tiếng thanh ngang           Bước 3: Trả lại thanh Ví dụ  4: Khi đọc, phân tích tiếng /bàn / đánh vần là “ /bàn/        /ban/ ­   /huyền/ ­ /bàn/”; âm đầu /b/, vần /an/, thanh huyền. Đọc kết hợp làm động tác   tay “bàn” hai tay vỗ  vào nhau, đọc “ban” đưa tay trái ra, đọc phần thanh huyền  đưa tay phải ra, đọc “bàn” hai tay vỗ vào nhau).   + Đối với những học sinh chậm tiến nếu các em không đọc được, thì   chúng ta cần chia nhỏ ra nữa.          Ví dụ 5: Tiếng /bàn/ các em không đọc được, thì cho các em đánh vần ra: /bàn/        /ban/ ­ /huyền/ ­ /bàn/, nếu không đọc được nữa, cho học sinh phân tích  tiếng /ban/          /bờ/ ­ /an/ ­ /ban/, không đọc được nữa thì gợi mở cho các em   đọc vần /an/        /a/ ­ /nờ/        /an/ hoặc nhớ l ại các nét cơ bản cấu tạo nên /b/   và /an/. Nắm được cơ chế đó các em sẽ đọc được dù bất kể tiếng nào.          Riêng vần có đủ các thành phần (mẫu 4) có hai cách đánh vần như sau:
  10. Ví dụ : Vần /oang/ + Cách 1: /oang /       /oa /­ /ngờ/       /oang/. + Cách 2: /oan/       /o/ ­ /ang/       /oang/. Cách đánh vần có chứa nguyên âm đôi (iê, ươ, uô) + iê : /yên/     /yê /­ /nờ/        /yên/.    + ươ ; /ương/       /ươ/ ­/ngờ/       /ương/. + uô ; /uông/       /uô/ ­ /ngờ/       /uông/. 2.2.3. Giáo viên làm mẫu, đọc mẫu phải chuẩn xác Ở  lứa tuổi học sinh tiểu học, các em luôn coi thầy, cô giáo của mình là   thần tượng, là chuẩn mực. Đặc điểm tâm lí của học sinh ở  lứa tuổi này là hay  bắt chước, hay làm theo. Các em thích mình giống như  thầy cô và người lớn.  Các em thường “bắt chước” cô từ cách ăn mặc, đi đứng, cho đến lời nói, cử chỉ,  chữ  viết, …Học sinh lớp 1 hằng ngày đến lớp chủ  yếu được nghe giọng nói  của giáo viên. Vì vậy giáo viên cho học sinh nghe đúng, nghe hay thì việc học  sinh đọc sai, viết sai từng bước được khắc phục. Muốn học sinh phát âm tốt thì  giáo viên phải phát âm chuẩn xác.  Tuy vậy, nếu sử dụng phương pháp làm mẫu không khéo léo, sẽ dẫn đến  tình trạng “lạm dụng”, tiết học sẽ  trở  nên nhàm chán và không phát huy được  tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì thế, giáo viên chỉ nên sử dụng phương   pháp này khi thấy thật cần thiết, đó là khi các em học sinh dù qua hướng dẫn,  không thể tự mình phát âm đúng.  Khi vận dụng phương pháp  đọc mẫu cho học sinh, giáo viên cần rèn  luyện cho các em biết kết hợp cả kĩ năng nghe và nhìn (nghe tiếng phát âm và   quan sát môi, miệng, lưỡi của cô). Như thế học sinh sẽ phát âm đúng và dễ dàng   hơn. Khi đọc mẫu, không đơn giản chỉ  là phát ra âm tiết mà cần biết phối hợp  với thuật “hình môi” nhằm hướng dẫn các em phát âm chuẩn xác hơn. Nếu học  sinh chỉ  nghe mà không nhìn miệng cô đọc thì việc phát âm sẽ  không đạt hiệu  quả  cao, vì trong môn Tiếng Việt 1­ CGD việc quan sát môi khi giáo viên phát  âm là rất quan trọng. Hướng dẫn học sinh xác định nguyên âm và phụ âm:           + Khi phát âm các nguyên âm: phải há miệng, luồng hơi đi ra tự do, có thể  kéo dài. + Khi phát âm các phụ  âm: phải ngậm miệng lại, bật môi cho luồng hơi 
  11. thoát ra, luồng hơi đi ra bị  cản, không thể kéo dài được. Bằng cách phát âm đó  học sinh dễ  nhận biết nguyên âm, phụ  âm. Nhìn miệng bạn phát âm để  nhận  biết và nhận xét. Hướng dẫn học sinh xác định nguyên âm tròn môi và nguyên âm không   tròn môi. + Khi phát âm các nguyên âm tròn môi (môi tròn). + Khi phát âm các nguyên âm không tròn môi (môi không tròn). Học sinh sai vần “at” đọc thành “ac” hoặc “ac” đọc thành “at”: “bờ  cát”   đọc thành “bờ  các”; “tê giác” đọc thành “tê giát” giáo viên cần hướng dẫn như  sau: + Vần /ac/: mở miệng rộng, hơi thoát ra gần trong chân lưỡi.  + Vần /at/: môi mở hơi rộng, đưa lưỡi chạm vào lợi trên, hơi ra trên mặt   lưỡi.  Học sinh sai lẫn dấu thanh (thanh nặng, thanh sắc, thanh huy ền, thanh   hỏi, thanh ngã). + Tiếng có thanh nặng: phát âm thấp giọng và nặng, dứt khoát (không kéo  dài). Khi phát âm có thể làm động tác gật đầu.  + Những tiếng có thanh sắc: đọc nhẹ  nhàng hơn tiếng có thanh ngã, hơi  ngắn, đọc nhanh, không kéo dài. Bằng cách hướng dẫn (như  một vài ví dụ  nêu   trên) học sinh có thể dễ dàng phát âm và đạt hiệu quả cao.  + Những tiếng có thanh ngã đọc hơi kéo dài, luyến giọng, lên cao giọng. + Tiếng có thanh hỏi đọc dứt khoát, rõ ràng, không kéo dài, có thể  kèm  theo động tác ngửa cổ hướng mắt lên trên.   + Đưa tiếng vào từ cụ thể để học sinh phân biệt:  Ví   dụ:   đổ/đỗ   hướng   dẫn   học   sinh   phân   biệt   “đổ   rác”   với   “hạt   đỗ”;   ngả/ngã hướng dẫn học sinh đọc để phân biệt “ngả ba / ba ngã”. Hướng dẫn phân biệt vần “an và ang”. + Vần /an/: khi phát âm đầu lưỡi chạm vào chân răng. + Vần /ang/: khi phát âm đầu lưỡi hơi thụt vào trong. Ví dụ: bàn /bàng; phân biệt “cái bàn” với “quả bàng”; làn/làng – phân biệt  “cái làn” với “làng quê”. Không những dùng lời nói để  hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng đọc, giáo  viên còn sử dụng những kí hiệu (động tác tay, vẽ kí hiệu ở phía trên góc trái của 
  12. bảng lớp, …). Khi giáo viên đưa ra kí hiệu học sinh thực hiện, như vậy tạo cho  học sinh kĩ năng quan sát, tập trung trong giờ học thành thói quen thường xuyên.  Ví dụ:  + Yêu cầu học sinh đọc theo bốn mức độ (to, nhỏ, nhẩm, thầm) giáo viên   không dùng lời nói chỉ gắn nam châm vào kí hiệu để tất cả học sinh thực hiện.   (Giáo viên vẽ kí hiệu các ô vuông thể hiện các mức độ):                                                                                                                                                                 To      nhỏ   nhẩm   thầm  + Yêu cầu đọc đồng thanh (Giáo viên thực hiện động tác đưa hai tay từ  trong ngực ra phía trước). + Yêu cầu đọc nhóm đôi (giáo viên chỉ dùng nam châm gắn vào kí hiệu N   ở bảng lớp).           2.2.4. Rèn luyện tính kiên trì cho học sinh  Rèn tính kiên trì cho học sinh là nhiệm vụ  quan trọng. Bản thân người  giáo viên cũng phải rất kiên trì để hình thành tính cách ấy cho học sinh. Khi có   được lòng kiên trì, học sinh sẽ vượt qua những khó khăn để đạt tới cái đích cao  nhất. Trong dạy phát âm cho học sinh, khi các em phát âm chưa đúng, phải điều  chỉnh nhiều lần mà vẫn chưa đạt yêu cầu, các em sẽ dễ chán nản, không muốn  luyện tập. Khi ấy, giáo viên cần kiên trì hướng dẫn, làm mẫu, yêu cầu học sinh   phát âm nhiều lần, thường xuyên động viên khích lệ  học sinh bằng những lời   khen.  Ví dụ: “Em đã đọc được rồi đấy, em cố  gắng lên nhé”; “Em đã đọc tốt   hơn rồi, em cần cố gắng thêm tí nữa”; …Được động viên như vậy, học sinh sẽ  không nản lòng vì nghĩ rằng mình sẽ làm được, sắp làm được, bạn làm được thì   mình cũng sẽ làm được…Từ đó học sinh sẽ quyết tâm hơn. Trong số những học   sinh phát âm sai, có một phần nhỏ  học sinh do lười biếng, không muốn rèn   luyện mình nên chỉ phát âm một cách nhanh chóng, đại khái cho xong, dần dần  thành quen nên phát âm không chuẩn xác. Với những học sinh này, giáo viên  phải thật nghiêm khắc. 2.2.5. Khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau  Hoạt động dạy ­ học luôn luôn được thực hiện trong mối quan hệ tương  tác: giáo viên với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh. Một 
  13. tiết học diễn ra nếu thiếu sự tương tác giữa học sinh với học sinh thì tiết học  sẽ  trở  nên đơn điệu, không phát huy được tích cực, chủ  động của học sinh,  đồng thời bầu không khí lớp học sẽ  thiếu sự  nhẹ  nhàng, tự  nhiên, người giáo  viên cũng không thể hiện rõ được vai trò là người chỉ dẫn để giúp các em tự tìm  tòi, lĩnh hội kiến thức. Trong quá trình rèn kĩ năng phát âm cho học sinh, giáo viên luôn đặc biệt   quan tâm đến mối quan hệ tương tác giữa học sinh với học sinh. Giáo viên cần  chú trọng việc rèn đọc cho các em có kĩ năng nghe ­ nhận xét ­ sửa sai giúp bạn  và tự sửa sai cho mình. Các em sử dụng các kĩ năng ấy thường xuyên trong các   tiết học trở thành một thói quen, tạo nền nếp học tập tốt. Qua quá trình nghe để  nhận xét, sửa sai giúp bạn, sẽ  giúp học sinh tự  điều chỉnh, sửa sai cho mình.   Đồng thời còn rèn luyện cho các em tác phong mạnh dạn, tự tin trong góp ý, trao  đổi, trình bày ý kiến, góp phần hình thành nhân cách. Thực hiện thường xuyên  như  thế  sẽ  tạo được bầu không khí học tập nhẹ  nhàng, thân thiện, đảm bảo   được mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Ví dụ: Khi dạy bài 2: Âm (TV1 ­ CGD ­ T1; Tr19) yêu cầu học sinh thực   hiện nhóm đôi phát âm âm a và b, từ đó hai em cùng quan sát nhau cách phát âm  nhận biết hình môi, luồng hơi để phân biệt phụ âm và nguyên âm. Nói cho nhau   nghe cách phát âm hoặc học sinh có thể sửa sai cho bạn. Trong quá trình dạy học tôi còn tổ chức thi đọc thông qua một số trò chơi  “Thả  thơ, chèo thuyền, bắn tên,…) nhằm rèn tính mạnh dạn, tự  lập, sáng tạo   cho các em. Học sinh biết chia sẻ và sửa sai cho bạn khi nghe bạn đọc. Qua các  trò chơi nhằm gây hứng thú, kích thích, khơi dậy niềm say mê học tập của các   em. Các em chậm tiến học tập cách đọc của các bạn, xem bạn là tấm gương để  mình phấn đấu vươn lên. 2.2.6. Luyện đọc đúng, đọc hay Đối với chương trình Tiếng Việt 1 ­ CGD quyển tập 1 không yêu cầu  giải nghĩa từ và tìm hiểu nội dung bài đọc. Sang quyển tập 2 ­ 3 học sinh đọc,   giải nghĩa một số  từ  và kết hợp tìm hiểu nội dung bài đọc. Nên yêu cầu quan  trọng nhất đối với TV1 ­ CGD là học sinh đọc được âm, vần, tiếng, từ, câu,   đoạn, bài. Học sinh nắm âm để  tìm và ghép vần, ghép âm với vần tạo thành   tiếng. Chương trình TV 1 ­ CGD khác với chương trình hiện hành yêu cầu học  sinh vẽ  mô hình tiếng, đưa tiếng vào mô hình, đọc trơn, đọc phân tích. Cũng 
  14. chính từ việc đọc phân tích nên học sinh nắm chắc cấu tạo của âm, vần, tiếng.    Đọc đúng giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp tinh tế  của nghệ  thuật ngôn từ. Đọc đúng giúp các em nói, viết, sử dụng ngôn từ  một cách trong   sáng có nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện kĩ năng đọc mà còn  phát triển cho học sinh vốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú.               Từ chỗ đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu, đoạn tiến tới cho học sinh đọc   được mức độ  cao hơn (ngắt, nghỉ  đúng nhịp, vần thơ, câu văn, đọc cao giọng,  nhấn giọng để biểu đạt cảm xúc,...).               Hướng dẫn học sinh đọc theo từng từ, cụm từ để luyện đọc từng câu  chứ không đọc từng con chữ, từng chữ rời rạc.           * Đọc thể thơ:           Ví dụ 1:           + Đọc bài “Con cò mà đi ăn đêm''; TV1 ­ T3/Tr58          + Hướng dẫn để học sinh phát hiện được cách ngắt, nghỉ như sau: đối với  dòng thơ 6 chữ ngắt theo nhịp 2/4; dòng thơ 8 chữ ngắt theo nhịp 4/4.    Con cò /mà đi ăn đêm /      Đậu phải cành mềm / lộn cổ xuống ao.//          Ví dụ 2:           + Bài ''Con gà cục tác lá chanh”; TV1 ­ T3/Tr37           + Học sinh đọc và phát hiện được cách ngắt như sau: đối với dòng thơ 6   chữ ngắt theo nhịp 2 /2/ 2; dòng thơ 8 chữ ngắt theo nhịp 4/4. Con gà / cục tác / lá chanh /          Con lợn ủn ỉn / mua hành cho tôi.//         Ví dụ 3:        + Bài “Ò…ó…o”; TV1 ­ T3; Tr26.       + Giáo viên hướng dẫn đọc nối tiếp vắt dòng với nhau.  Ò...ó…o/                           Ò…ó…o//  Tiếng gà/  Tiếng gà//  Giục quả na/                           Mở mắt/                           Tròn xoe//      * Đọc văn xuôi:
  15.   Ngoài việc hướng dẫn đọc đúng từ, cụm từ, ngắt hơi sau các dấu phẩy,   nghỉ hơi sau dấu chấm. Cuối câu hỏi học sinh phải biết lên giọng, nhấn giọng  những từ để hỏi. Ví dụ 1:               + Bài “Đêm qua con nằm mơ” TV1 ­ CGD ­ T2/Tr105, giáo viên hướng   dẫn để học sinh phát hiện cách đọc câu hỏi cần nhấn giọng ở từ để hỏi, lên cao   giọng ở cuối câu. + Ô hay, làm sao mẹ lại biết con đánh mất cái gì, ở đâu mà tìm? Nếu câu có dấu chấm cảm ta phải đọc thay đổi giọng theo đúng ngữ  cảnh và tình cảm của câu.  Ví dụ 2:             + Bài “Cái mũ” TV1­ CGD ­ T2/Tr93             + Kia kìa! Mũ ở trên đầu bố kìa! Giáo viên dẫn dắt để học sinh biết ngắt, nghỉ hơi đúng ở một số câu dài  giúp các em dễ hiểu nội dung câu, đoạn văn; biết đọc cao giọng  ở  cuối câu có  dấu chấm cảm để biểu đạt được cảm xúc khi đọc.   Ví dụ 3:               + Bài ''Cáo và Mèo''; sách TV1­ CGD; tập 3/Tr56; hướng dẫn để  học   sinh phát hiện cách ngắt, nghỉ như sau: Cáo cứ loay hoay, / mãi vẫn chưa tìm ra cách thoát thân /thì đã bị chó săn  tóm gọn.// Thà có một cách chắc chắn, /hơn là có hàng trăm cách /mà khi cần thì lại   chẳng dùng được cách nào.// * Đọc văn vần:               Học sinh đọc văn xuôi đã khó, đọc văn vần lại càng khó hơn. Khi đọc  văn vần cần chú ý tiết tấu của đoạn văn. Tiết tấu là nhịp điệu của âm, ở  sách  Tiếng Việt lớp 1 có nhiều thể  văn vần chúng ta thường gặp như: thơ  lục bát,  thơ đường, thơ 5 chữ, thơ 4 chữ, thơ tự do.  Ở đây không phải thể thơ nào cũng   giống nhau nên phải thay đổi theo tiết tấu của câu để ngắt, nghỉ hợp lí.             Đọc đúng, đọc hay, đọc rành mạch nắm được ý cơ bản của bài văn, bài  thơ, bài đồng dao, đọc lưu loát và bước đầu có thể đọc diễn đọc diễn cảm bằng   đọc thành tiếng và đọc thầm, đọc chữ in và đọc chữ viết.            Tôi chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện, uốn nắn cho từng học  sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm để nhiều học sinh được tham gia và tham  
  16. gia nhiều lượt đọc trong một tiết học. Xen kẽ đọc đồng thanh để tạo không khí   lôi cuốn học sinh chậm tiến, học sinh hay rụt rè vào hoạt động học. Đảm bảo  toàn bộ học sinh được tham gia luyện đọc và càng được đọc nhiều lần càng tốt  (tùy theo bài để chọn cách đọc).            2.2.7. Quan tâm rèn luyện cho học sinh ở mọi nơi, mọi lúc    Để giúp học sinh phát âm chuẩn, giáo viên không chỉ hướng dẫn, sửa sai   cho các em trong giờ học môn Tiếng Việt mà tôi luôn theo dõi, uốn nắn cho các  em cả  trong các tiết học khác, trong hoạt động tập thể… Bởi vì những lúc vui   chơi là lúc các em sử dụng lời nói một cách tự nhiên nhất, những lúc này các em  thường nói tiếng địa phương, nói lóng,...     Vì thế  bản thân tôi thường xuyên quan sát, để  ý đến các em, phát hiện   những lỗi phát âm, cách dùng từ chưa đúng, để kịp thời sửa chữa, đồng thời tạo   cho học sinh thói quen phát âm chuẩn, sử dụng tiếng phổ thông khi nói dù ở bất   cứ nơi đâu.  2.2.8. Tuyên dương, khuyến khích học sinh    Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết hợp với biện pháp tuyên dương,   khuyến khích các em, từ  đó các em rất hứng thú, vui vẻ, tạo được không khí  thoải mái, là động lực cho các em tiếp tục rèn luyện, sửa chữa các lỗi mà các em  mắc phải. Khi các em có tiến bộ, dù nhỏ  nhất tôi cũng dùng những lời động   viện để  khuyến khích các em (VD: “Em đã phát âm đúng, cố  lên em nhé”, “Em   đã có tiến bộ hơn rồi, cô khen em”...),…. Không chỉ khen những em đã biết sửa  lỗi mà tôi còn khen cả những em đã giúp bạn phát âm đúng, để  từ đó các em có   động lực giúp bạn hơn, hứng thú với công việc đó hơn.  2.2.9. Kết hợp với phụ huynh rèn luyện phát âm cho học sinh   Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường đều tạo môi trường phát âm  chuẩn mực giúp các em ngấm dần một cách tự nhiên khi đọc phát âm đúng. Một   số trường hợp, học sinh phát âm sai không phải do hệ thống phát âm của các em  chưa hoàn chỉnh, cũng không phải do các em chưa hiểu cách phát âm mà là do  thói quen sử dụng từ ngữ địa phương (rượu ­ riệu; nếu ­ niếu; hươu ­ hiêu; hưu   – hiu; hữu – hĩu; nêu – niêu,...). Đối với những trường hợp trên, trong mỗi bài  dạy, khi có từ  ngữ  hoặc chủ  đề  liên quan, giáo viên cần quan tâm tới các em   thường nói sai, giải thích cho các em hiểu đúng nghĩa của từ cũng như cách dùng  từ đúng, từ đó giúp các em tránh phát âm sai theo cách nói của địa phương.      Với một số  em cá biệt về  phát âm, bản thân tôi đã gặp trực tiếp phụ 
  17. huynh trao đổi và động viên để  phụ  huynh hướng dẫn thêm con em lúc  ở  nhà.  Ngoài ra tôi còn trao đổi phụ huynh thường xuyên chú ý tới lời nói, cách phát âm  của mọi người trong gia đình, giải thích cho phụ  huynh hiểu chính lời nói của  người thân trong gia đình là môi trường giáo dục cho các em khi ở nhà.  2. 3. Kết quả đạt được qua các đợt khảo sát như sau: MỨC ĐỘ ĐỌC ĐẠT ĐƯỢC Các đợt  Điểm 9 ­10 Điểm 7­ 8 Điểm 5 ­ 6 Điểm dưới  khảo sát TSHS 5 SL % SL % SL % SL % Giữa HKI 24 5 20.8 6 25.0 8 33.4 5 20.8 Cuối HKI 24 9 37.5 6 25.0 6 25.0 3 12.5 Giữa  24 11 45.8 7 29.2 5 20.8 1 4.2 HKII Cuối HKII 24 13 54.2 7 29.2 4 16.6 0 0 3. PHẦN KẾT LUẬN  3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng: Dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy Tiếng Việt 1 ­ CGD. Đầu   tiên học sinh phải học đọc, sau đó phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh  được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ để học   các môn học khác. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ  học tập tốt. Tạo điều kiện   để  học sinh có khả  năng tự  học và tinh thần học tập cả  đời. Chính vì vậy, để  rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 đạt hiệu quả. Giáo viên  cần đưa ra những  biện pháp nhằm hình thành và phát triển một cách có hệ thống về năng lực đọc  cho học sinh từ  kĩ năng đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu, đoạn, bài; nâng cao   dần kĩ năng đọc hiểu từ đó giúp các em đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm. Qua   đó nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt 1­ CGD.         Để đảm bảo mục tiêu bài học trong quá trình dạy học người giáo viên   cần phải dạy cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, quan sát, phân tích, đặt vấn đề  và lập kế hoạch giải quyết vấn đề, rèn cho học sinh tính kiên nhẫn, lòng say mê  học tập, tạo hứng thú cho học sinh.   Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các 
  18. buổi sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu sâu thiết kế, ... Phải hết sức linh hoạt,   sáng tạo trong dạy học.        Thực sự có lòng yêu nghề mến trẻ, không ngại khó, ngại khổ  mà phải   đào sâu suy nghĩ, tích cực sáng tạo, tìm tòi cái mới, cái hay để dạy. Có được như  vậy bài dạy sẽ thành công.   Trên đây là một vài biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh bản thân tôi   đã vận dụng trong quá trình dạy học. Tôi tin rằng với kinh nghiệm nhỏ bé của  mình không những góp phần vào việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1của  trường đang giảng dạy mà có thể  vận dụng được với các trường dạy chương   trình TV1 – CGD. Tuy nhiên trong thực tế việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 chắc hẳn  còn có nhiều biện pháp và việc làm cụ thể đem đến cho học sinh những giờ học  hay hơn, thú vị  hơn.  Rất mong sự  đóng góp và bổ  sung của đồng chí, đồng  nghiệp và cấp trên  để  sáng kiến của tôi được hoàn thiện và áp dụng có hiệu   quả tốt nhất. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2