Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5
lượt xem 6
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5" tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong quá trình dạy và học phân môn Tập làm văn nói chung và dạng văn miêu tả nói riêng của giáo viên và học sinh. Từ đó, đưa ra một số biện pháp để phát huy các ưu điểm và khắc phục những hạn chế khi dạy và học văn miêu tả. Giúp học sinh có hứng thú với phân môn Tập làm văn, yêu thích viết văn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH QUỲNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 Lĩnh vực/ Môn: Tiếng Việt Cấp học : Tiểu học Tên tác giả : Nguyễn Thanh Hảo Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC: 2021– 2022 MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2
- 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5. Các phương pháp nghiên cứu 2 6. Thời gian nghiên cứu 2 PHẦN II. NỘI DUNG 3 1. Cơ sở lí luận 3 1.1. Mục tiêu của phân môn Tập làm văn nói chung và văn miêu tả 3 nói riêng 1.2. Nghiên cứu chương trình của phân môn Tập làm văn lớp 5 3 trong sách giáo khoa 1.3. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh cuối cấp Tiểu học 4 2. Cơ sở thực tiễn 4 2.1. Thực trạng vấn đề 4 2.2. Nguyên nhân của thực trạng 6 3. Các biện pháp đã tiến hành 7 3.1. Biện pháp 1: Điều tra, phân loại đối tượng học sinh 7 3.2. Biện pháp 2: Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm và đặc điểm của 7 văn miêu tả 3.3. Biện pháp 3: Làm giàu vốn từ cho học sinh 8 3.4. Biện pháp 4:Trau dồi kĩ năng nói và kĩ năng viết cho học sinh 9 3.5. Biện pháp 5:Rèn kĩ năng sắp xếp ý, dựng đoạn văn 10 3.6. Biện pháp 6:Xây dựng phong trào đọc sách tích cực nhằm nâng 12 cao kĩ năng viết văn cho học sinh 3.7. Biện pháp 7: Tạo hứng thú học tập cho học sinh từ việc chấm 13 và chữa bài 4. Kết quả SKKN 15 PHẦN III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 16 1. Kết luận 16 2. Khuyến nghị 17 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Từ ngàn đời nay, tinh thần hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.Cho đến tận ngày nay, truyền thống ấy vẫn ngày càng được phát triển và nhân rộng. Việc học tập để lĩnh hội tri thức mới giúp cho thế 2
- 3 hệ trẻ tiếp thu được những tinh hoa văn hóa, khoa học kĩ thuật của nhân loại, vững vàng hội nhập quốc tế là vấn đề cấp bách đang được toàn đảng, toàn dân quan tâm hàng đầu. Để đáp ứng được vấn đề này, hệ thống giáo dục là yếu tố cốt lõi. Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục bậc Tiểu học là rất quan trọng. Trong chương trình Tiểu học, cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Đồng thời, môn Tiếng Việt còn góp phần bồi dưỡng cho các em tình yêu cái đẹp, yêu quê hương, đất nước, hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp của con người trong thế kỷ mới. Môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học gồm nhiều phân môn khác nhau như Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn. Mỗi phân môn đều có những đặc trưng riêng song khó hơn cả đối với người dạy cũng như người học chính là phân môn Tập làm văn. Tập làm văn là phân môn rất quan trọng trong chương trình Tiểu học. Nó không chỉ giúp cho học sinh hình thành các kĩ năng nghe , nói, đọc, viết mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy Tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản, còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt. Tập làm văn lớp 5 gồm nhiều nội dung, một trong những nội dung chính của chương trình Tập làm văn 5 là văn miêu tả.Nó có hệ thống xây dựng lí thuyết riêng cho từng thể loại như: tả người, tả cảnh, tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật... và ở từng thể loại đòi hỏi giáo viên phải có những cách rèn khác nhau để học sinh đạt được những kĩ năng cần thiết. Một bài văn miêu tả hay phải làm cho người đọc thấy được hiện ra trước mắt mình con người, cảnh vật, con vật,... cụ thể, sống động như nó vẫn tồn tại trong thực tế cuộc sống. Như vậy, có thể xem văn miêu tả là một bức tranh về sự vật và ngôn từ. Qua đó bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương, đất nước, vốn sống, vốn ngôn ngữ, khả năng giao tiếp. Để viết được bài văn hay, các em cần rèn luyện năng lực quan sát, năng lực thu thập thông tin, năng lực tưởng tượng, năng lực phân tích tổng hợp và các khả năng biểu đạt, bố cục, tạo phong cách. Bởi vậy làm thế nào để cho học sinh viết văn hay và có hiệu quả là cả một vấn đề rất khó khăn, cần phải suy nghĩ và dày công nghiên cứu của những người làm công tác giáo dục.
- Mục đích, tầm quan trọng của việc dạy và học Tập làm văn là như vậy, nhưng thực tế hiện nay, rất hiếm gặp những “mầm non” văn học, hiếm gặp những bài văn hay in đậm dấu ấn học trò Tiểu học. Phần lớn bài văn của các em mang phong cách “đơn giản, sơ sài”. Khá hơn chút nữa là sự đủ ý nhưng khô khan, “na ná” giống văn mẫu (văn của cô, của bạn hoặc trong tài liệu tham khảo). Mặt khác, nhiều học sinh còn e dè, không thích học Tập làm văn, cảm giác viết được bài văn thật khó khăn. Vậy nên vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh viết được những bài văn hay, súc tích, sinh động, phát huy được vốn sống, vốn hiểu biết của các em. Có lẽ đây là vấn đề mà nhiều giáo viên trăn trở, muốn tìm những giải pháp thích hợp tháo gỡ được tình trạng trên.Xuất phát từ lý do đó, với tinh thần ham học hỏi, tôi xin mạnh dạn nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm và quyết địnhchọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tảcho học sinh lớp 5”. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu những thuận lợi,khó khăn trong quá trình dạy và học phân môn Tập làm văn nói chung và dạng văn miêu tả nói riêngcủa giáo viên và học sinh. Từ đó, đưa ra một số biện pháp để phát huy các ưu điểm và khắc phục những hạn chế khi dạy và học văn miêu tả. - Giúp học sinh có hứng thú với phân môn Tập làm văn, yêu thích viết văn. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng:Học sinh lớp 5. - Phạm vi nghiên cứu:Dạng bài văn miêu tả, phân môn Tập làm văn lớp 5. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nội dung chương trình môn Tập làm văn lớp 5. - Biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu. - Phương pháp khảo sát. - Phương pháp thống kê, phân tích đánh giá. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 6. Thời gian nghiên cứu - Năm học 2021 – 2022, từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022. PHẦN II. NỘI DUNG 1.Cơ sở lí luận 1.1. Mục tiêu của phân môn Tập làm văn nói chung và văn miêu tả nói riêng 4
- 5 Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để viết một bài Tập làm văn. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy – học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả, nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài tập luyện từ và câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người,... Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn của các tác giả nhỏ tuổi. Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và học tập tích cực, nghiêm túc, hiệu quả mới mong nâng cao một cách bền vững chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học. 1.2. Nghiên cứu chương trình của phân môn Tập làm văn lớp 5 trong sách giáo khoa Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 đã chỉ rõ mục đích của việc dạy Tập làm văn là: - Trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm Tập làm văn cho học sinh. - Mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mỹ, hình thành nhân cách cho học sinh. Hệ thống bài học, bài tập trong sách giáo khoa có sự thay đổi, đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm văn cho học sinh theo đúng mục đích đề ra.Chương trình chủ trương dạy cho học sinh kết hợp luyện tập thực hành về văn kể chuyện, miêu tả vàđặc biệt chú trọng dạy đoạn văn và dạy kĩ về đoạn. Rèn kỹ năng viết văn miêu tả được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình Tập làm văn lớp 5. Chương trình văn miêu tả lớp 5 được tổ chức theo một trình tự gồm nhiều bước, mỗi bước đều có yêu cầu cụ thể về việc vận dụng những kiến thức đã biết được để hình thành phát triển một loại kĩ năng bộ phận, làm tiền đề cho bước phát triển tiếp theo. 1.3. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh cuối cấp Tiểu học Học sinh Tiểu học luôn có nhu cầu được trao đổi, giao lưu, trò chuyện, chia sẻ với bạn bè những thu nhận mới lạ của mình. Vì vậy, các em rất thích tả
- lại cho bạn hay người khác những gì mình đã nghe, đã quan sát được. Vì thế khi học Tập làm văn, đặc biệt là văn miêu tả, học sinh Tiểu học thường rất hứng thú. Tuy nhiên, hứng thú của các em ảnh hưởng nhiều tới việc tiếp nhận kiến thức. Khi có sự hứng thú, say mê với giờ học thì các em nhanh chóng nắm được kiến thức và thực hành kiến thức đó. Giáo viên có thể tổ chức giờ học bằng cách đưa ra các vấn đề, các tình huống giả định gần gũi với đời sống hàng ngày quen thuộc với học sinh để kích thích sự hứng thú của các em, tạo điều kiện cho việc tiếp nhận kiến thức được tốt nhất. Học sinh lớp 5 đã bắt đầu hướng tới tri giác những thuộc tính, những bộ phận, những chi tiết cụ thể, nhiều vẻ của đối tượng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát, tìm ý của học sinh, biết quan sát có lựa chọn và tìm ra những chi tiết bản chất, chi tiết cụ thể. Với trí tưởng tượng, các em có thể viết được những bài văn miêu tả giàu hình ảnh, sống động đến bất ngờ. Học sinh Tiểu học cũng có sự liên tưởng khá phong phú. Từ một sự vật, sự việc quan sát được, các em có thể liên tưởng tới những sự vật, sự việc khác có nét tương đồng. Nhờ có liên tưởng, bài văn của các em có những hình ảnh ví von, so sánh rất hồn nhiên, chân thật nhưng vô cùng hấp dẫn và lí thú. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng vấn đề 2.1.1. Thuận lợi: - Ban giám hiệu hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học, đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. - Năm 2021-2022, đa số học sinh trong lớp tôi có ý thức ham học hỏi, ngoan, biết vâng lời. - Phụ huynh đa phần rất quan tâm đến việc học của con em mình. - Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, luôn cố gắng học tập kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp, luôn hăng say trong công việc. Khả năng tiếp thu cũng như tiếp cận các chương trình dạy học có ứng dụng công nghệ khá nhanh. 2.1.2. Khó khăn - Năm nay, vì tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên ngay từ đầu năm học,học sinh đã học online.Việc dạy - học trực tuyến dẫn đến sự tương tác giữa GV và HSgặp nhiều khó khăn: một số em không mở camera, không bật mic tương tác, đường truyền mạng chập chờn,học sinh thiếu sự tập trung khi học qua màn hình, … - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên còn chưa chú trọng đượcnhiều đến việc rèn cho học sinh kĩ năng quan sát và dùng ngôn ngữ diễn đạt lại những gì 6
- 7 mình đã quan sát được. Bên cạnh đó, vì không có nhiều thời gian nên giáo viên cũng chưa tổ chức được nhiều hoạt động nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ ở học sinh. - Học sinh còn chưa hứng thú học Tập làm văn vì cho rằng phân môn này rất khó. Nhiều em chưa nắm được cấu trúc ngữ pháp nên sử dụng dấu câu tùy tiện. Các em thường hay làm theo khuôn mẫu, giáo viên gợi mở dàn bài, gợi ý thế nào các em viết thế đó, chưa biết cách dùng từ, đặt câu nên câu văn, bài văn thường cụt ngủn, diễn đạt không trôi chảy. Đôi khi tả nhưng giống như trả lời câu hỏi. Từ dàn bài có sẵn cũng không biết cách để chuyển thành bài văn. - Vốn từ ngữ của các em còn hạn chế nên khi viết văn thường bị lặp lại từ, lời văn chưa lưu loát, diễn đạt chưa trôi chảy, thiếu hình ảnh, cảm xúc. Thêm việc cả năm các em chỉ ở trong nhà, hạn chế ra đường vì tình hình dịch bệnh phức tạp nên các em ít được quan sát cảnh vật cũng như giao tiếp bên ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu trải nghiệm thực tế, thiếu hiểu biết về đặc điểm của đối tượng mà mình miêu tả. Do đó, bài văn sơ sài, miêu tả chưa phù hợp. Ví dụ:Học sinh nông thôn sẽ ít được tiếp xúc với các khu vui chơi, giải trí, công viên, vườn thú,...Học sinh thành thị sẽ ít có cơ hội tiếp cận với cảnh gặt lúa, cày ruộng, ngắm trăng, chèo xuồng, ...Mặc dù hiện nay trình độ khoa học kĩ thuật rất phát triển, các em có thể xem và biết được những điều mình quan tâm qua mạng internet nhưng những điều mà các em tìm hiểu qua internet sẽ không thể bằng trải nghiệm thực tế của bản thân. Từ đó dẫn đến một số bài văn của học sinh được viết như sau: “Nhà em có nuôi một con gà trống rất đẹp. Con gà cao gần 1 mét và nặng 200 gam.” - Do hạn chế của chương trình sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy của giáo viên như đã nói ở trên, cùng với sự lơ là trong học tập của các em đã dẫn việc dạy và học Tập làm văn chưa đạt đến kết quả cao. Phần lớn các em chưa thực sự chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, do đó càng ít có sự sáng tạo. Nhiều khi chưa nắm vững được các kĩ năng cơ bản để làm bài (tìm hiểu đề, quan sát lập dàn ý, lập dàn bài, triển khai ý, liên kết ý, liên kết đoạn...) dẫn đến nhiều em còn làm bài lạc đề, sắp xếp ý lộn xộn, rời rạc. Đặc biệt là có những em chưa phân tích kĩ đề bài nên chưa làm đúng yêu cầu của đề và chưa có thái độ, tình cảm như đề bài yêu cầu. Ví dụ: Trong bài văn tả người thân của em, học sinh chỉ viết được bài văn bằng trình độ của học sinh lớp 2 và thiên về văn kể: "Bố em là thợ xây. Bố em rất cao. Bố em có nước da ngăm đen, tóc xoăn. Em rất yêu bố.”
- Hay: "Mẹ có cái tai rất to để nghe em nói cho rõ. Mẹ còn có cái mũi dài để ngửi. Cái miệng hay cười. Trông mẹ em rất xinh.” - Hệ thống ý trong bài văn của các em còn nghèo nàn. Chỉ rập khuôn theo sách giáo khoa,theo gợi ý của cô giáo hoặc bài văn mẫu, ít có sáng tạo của bản thân. Số học sinh tìm được ý diễn đạt mới mẻ là rất hiếm. Khi miêu tả, học sinh chưa biết chọn lọc những nét tiêu biểu để tả nên đã biến bài văn thành bài kể lan man và cũng ít biết lồng tình cảm, cảm xúc của mình vào bài. Bài văn của các em đa phần là dùng những câu đơn để diễn đạt nên còn rời rạc, nặng nề về liệt kê, kể lể. Bài làm còn nhiều nét sơ lược, các chất để làm văn có hồn thì thật là hãn hữu vì các em chưa thực sự rung động trước đối tượng tả. Một thực trạng rất phổ biến và dễ thấy ở các em là chưa biết tự lập dàn bài trước khi viết thành bài văn. Do vậy mà thường thiếu sót, các ý sắp xếp lộn xộn, lủng củng. Ví dụ: Khi viết bài văn tả cô giáo (thầy giáo), học sinh viết: "Cô giáo em rất đẹp, hằng ngày cô giảng bài rất hay, viết chữ rất nhanh, rất đẹp, rất yêu quý em.” - Việc đọc sách của các em hiện nay cũng đang bị xem nhẹ, phần lớn các em ít quan tâm đến việc đọc mà chủ yếu lại dành nhiều thời gian cho phim ảnh, trò chơi điện tử. Nếu có đọc thường là truyện tranh, thậm chí có truyện không mang tính giáo dục. Thời gian dành cho các em quan sát cũng như đầu tư vào Tập làm văn cũng hạn chế nên vốn kiến thức về cuộc sống, về văn học của các em cũng hạn chế. Chính điều này tác động không nhỏ đến việc học văn miêu tả ở các em. - Trình độ dân trí đã được nâng cao nhưng đối với phân môn tập làm văn, nhiều phụ huynh cũng không biết hướng dẫn cho con em mình. 2.2. Nguyên nhân của thực trạng - Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài. - Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả. - Khi quan sát, các em không có kĩ năng quan sát: quan sát những gì, quan sát từ đâu? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả. - Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi quan sát. - Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó. - Do điều kiện kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình chỉ chăm lo sản xuất, làm kinh tế gia đình nên một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của học sinh. Một số em chưa có các tài liệu tham 8
- 9 khảo phục vụ cho phân môn Tập làm văn (ngoài sách giáo khoa), bởi vậy ảnh hưởng không ít tới kết quả học Tập làm văn của các em. - Nguyên nhân cuối cùng là trách nhiệm của người giáo viên. Phân môn Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay người giáo viên (nhất là giáo viên lớp 4, lớp 5) chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, ham thích học Tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã là người Việt Nam thì phải đọc thông viết thạo Tiếng Việt và phát huy hết ưu điểm của tiếng mẹ đẻ. 3. Các biện pháp đã tiến hành 3.1. Biện pháp 1:Điều tra, phân loại đối tượng học sinh Để nắm được tình hình học tập và khả năng làm văn của mỗi học sinh thì việc điều tra, phân loại học sinh là một việc làm không thể thiếu đối với giáo viên ngay từ đầu năm. Điều tra, phân loại học sinh là cơ sở để giáo viên điều chỉnh nội dung, lựa chọn phương pháp, xác định được những yêu cầu cần đạt cho phù hợp với từng đối tượng học sinh lớp mình. Từ đó, đưa ra những bài tập vừa sức với học sinh, xua tan cảm giác “sợ” học tiết Tập làm văn ở một số em đồng thời nó còn kích thích sự ham thích khi được học phân môn này. Vào đầu năm nhận lớp, tôi đã tổ chức kiểm tra đánh giá về việc viết văn của học sinh với đề văn như sau: “Em hãy tả một cây bóng mát trong sân trường em”. Kết quả bài làm của các em đạt được như sau : - Số học sinh hoàn thành bài viết tốt là : 5 em - Số học sinh hoàn thành bài viết là: 31 em - Số học sinh chưa hoàn thành bài viết: 11 em Sau khi nhận được kết quả, tôi căn cứ vào quá trình học tập hằng ngày, kết hợp với những ý kiến tham khảo thêm ở các giáo viên cũ và phụ huynh học sinh để phân loại học sinh thành các nhóm theo khả năng. Từ các nhóm phân chia đó, trong quá trình giảng dạy, tôi sẽ đề ra các yêu cầu cần đạt cho mỗi nhóm giúp các em hoàn thành bài văn đạt kết quả hơn. 3.2. Biện pháp 2:Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm và đặc điểm của văn miêu tả Trước hết, tôi giúp HS hiểu được khái niệm và đặc điểm của văn miêu tả: *Khái niệm:Miêu tả là một thể loại văn bản mà trong đó người viết dùng ngôn ngữ có tính nghệ thuật của mình để tái hiện, sao chụp lại hình ảnh chân dung của đối tượng miêu tả với những đặc điểm nổi bật cả về hình thức bên ngoài lẫn những phẩm chất bên trong nhằm giúp người tiếp nhận có những hiểu biết và rung cảm cảm nhận đối tượng đó như được trực tiếp tiếp xúc với đối tượng thông qua các giác quan của mình.
- *Đặc điểm: + Bài văn miêu tả được xây dựng trên cơ sở những hình ảnh, những ấn tượng về đối tượng mà người viết thu lượm, cảm nhận được thông qua các giác quan trực tiếp của mình. Bài văn miêu tả là thể loại văn bản mang tính nghệ thuật cao, mang tính sáng tạo, tính cá thể của người viết. Ngôn ngữ trong văn miêu tả là ngôn ngữ nghệ thuật giàu sức gợi tả gợi cảm và là ngôn ngữ của những biện pháp nghệ thuật. Tả là mô phỏng, là tô vẽ lại, là so sánh ví von, nhân hóa bằng hình ảnh chứ không phải là kể lể. + Văn miêu tả mang tính chất miêu tả thẩm mỹ, dù miêu tả bất kỳ đối tượng nào, dù có bám sát thực tế đến đâu thì văn miêu tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh máy móc những sự vật, hiện tượng mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới, cái riêng biệt của đối tượng thông qua cảm nhận của mỗi người... 3.3. Biện pháp 3: Làm giàu vốn từ cho học sinh Nếu học kiểu bài kể chuyện, học sinh chỉ tái hiện lại nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc là có thể đạt được yêu cầu cơ bản của đề bài thì văn miêu tả đòi hỏi phải có một vốn từ phong phú mới có thể làm bài. Thế giới quanh ta rất phong phú, đa dạng và không ngừng biến đổi. Người viết văn không thể “vẽ” được một cảnh một người nếu bản thân người ấy thiếu vốn từ, vốn sống. Làm giàu vốn từ cho học sinh có nghĩa là giúp cho các em nắm một số từ gợi tả để có thể dùng trong miêu tả. Tôi nhận thấy các em không thể viết văn là do vốn từ của học sinh tiểu học còn quá nghèo nàn, các em chỉ xoay quanh những từ quen thuộc mà ít mở rộng hoặc tìm những từ ngữ gợi tả cảm xúc, hình ảnh, âm thanh vì vậy các em thường viết những đoạn văn khô khan, thiếu tính gợi tả, gợi cảm không hấp dẫn người đọc, người nghe.Cụ thể, khi tôi cho các em tìm từ ngữ trên padlet thì đa số các em chỉ tìm được những từ đơn giản, chưa phong phú và sinh động. (Phụ lục 1: Học sinh tìm từ ngữ miêu tả trên trang padlet) Vậy để rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ hay trong viết văn tả cảnh cần đưa ra cho các em một số từ ngữ, hình ảnh gợi mở để làm sao các em tự bật ra được từ ngữ đa dạng, phong phú hơn giúp cho câu văn trở nên sinh động hơn. Từ những từ ngữ thường dùng, tôi đã hướng các em chủ động trong tìm từ qua bài giảng với tên gọi: “tìm kim cương” hoặc “tìm những viên đá quý”. Vốn từ ngữ phong phú sẽ giúp các em diễn đạt đa dạng những điều định nói, định viết. Có thể làm giàu vốn từ cho các em bằng hình thức tìm từ ngữ theo từng đề tài nhỏ. 10
- 11 Các em sẽ lần lượt được mở rộng từ ngữ theo từng đề tài nhỏ và cuối cùng giáo viên sẽ tổng hợp lại thành một bản word gửi phụ huynh in ra cho các em áp dụng vào viết câu, viết đoạn văn. (Phụ lục 2: Một số từ ngữ miêu tả học sinh đã tìm được) Qua hướng dẫn trên học sinh sẽ tự mình làm giàu được vốn từ và sử dụng một cách có hiệu quả khi viết các đoạn văn tả cảnh khác nhau. Những cách làm như trên nhằm trang bị cho học sinh vốn từ chuẩn bị tốt điều kiện cho các em làm bài viết. 3.4. Biện pháp 4:Trau dồi kĩ năng nói và kĩ năng viết cho học sinh Qua một vài năm giảng dạy cũng như dự giờ thăm lớp, tôi thấy hầu hết học sinh còn chưa tốt về mặt nói, viết câu văn hay. Chính vì điều đó trong giờ dạy, tôi coi trọng nhiệm vụ luyện nói, luyện viết cho học sinh. Mỗi khi cho các em trả lời câu hỏi, trình bày một điều gì, tôi thường uốn nắn ngay những lỗi như: nói trống không, nói lặp, diễn đạt lủng củng... Đi đôi với việc làm trên, trong giờ trả bài, tôi thường chữa kĩ những câu mà các em viết sai ngữ pháp, hướng dẫn chữa những câu, đoạn diễn đạt lủng củng nên nhiều em dần dần khắc phục được lỗi này. Đối với những học sinh yếu, thường viết câu sai ngữ pháp, tôi chỉ đặt ra cho các em yêu cầu viết đúng, sau đó yêu cầu viết câu văn dài hơn. Với những em đã viết câu đúng, tôi khuyến khích các em luyện viết câu văn hay. Để động viên khuyến khích kịp thời những học sinh có bài văn hay, trong tiết trả bài tôi thường khen ngợi những bài văn đó trước lớp và chọn những câu văn, đoạn văn, bài văn tiêu biểu đọc cho cả lớp tham khảo. Mỗi lần được khen ngợi và được nghe trực tiếp những câu văn, đoạn văn hay tôi cảm thấy như các em đã có thêm những niềm vui mới cho những bài văn tiếp theo. Ngoài trực tiếp nói hay viết trên lớp, ở phân môn Tập làm văn, tôi còn đặc biệt chú ý đến việc rèn kĩ năng nói, viết vào các tiết Luyện từ và câu, Tập đọc rồi giao thêm bài tập ngoài giờ để bồi dưỡng kĩ năng này như: - Luyện viết câu văn cho gợi tả hơn . - Hướng dẫn các em luyện viết câu văn có sử dụng biện pháp tu từ. Ví dụ:Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi“Nhà ảo thuật ”.Giáo viên cho một câu văn đơn giản, các em sẽ sử dụng biện pháp tu từ để biến hóa làm sao cho câu văn hay, sinhđộng, giàu hình ảnh. (Phụ lục 3: Một số câu văn sử dụng biện pháp nghệ thuật học sinh viết được qua trò chơi “Nhà ảo thuật”) Khi hướng dẫn học sinh viết câu văn sinh động, gợi cảm... tôi kết hợp hướng dẫn các em kĩ năng liên kết câu. Từ những gợi ý đó, tôi thấy hầu hết các
- bài văn của các em viết đúng thể loại, đúng yêu cầu của đề bài.Đặc biệt, đến bài kiểm tra văn giữa học kì 2, cả lớp đã có trên 50%số bài văn đạt điểm khá, giỏi. 3.5. Biện pháp 5: Rèn kĩ năng sắp xếp ý, dựng đoạn văn Khi đã có tài liệu, có ý nhưng việc sắp xếp các ý một cách có thứ tự vào bài quả là một công việc khó. Trên thực tế học sinh chỉ biết cách quan sát, biết tìm ý nhưng sắp xếp ý đúng trình tự hợp lý thì các em lại rất lúng túng. Các em không biết nên đưa ý nào vào trước, ý nào sắp xếp sau. Nhiều học sinh rơi vào tình trạng quan sát được gì viết nấy, nghĩ gì viết nấy mà không cần biết ý văn đó có lôgic hay không, có đi theo trình tự miêu tả hay không, dẫn đến bài viết lủng củng, lộn xộn trong cách miêu tả. Ví dụ như khi tả một cây ăn quả, đang tả bộ phận lá cây lại quay xuống tả rễ cây rồi lại vòng lên tả quả và tả thân cây. Cách tả như vậy cho thấy học sinh không biết cách sắp xếp ý. Cho nên khi dạy tôi đã đưa ra và hướng dẫn tỉ mỉ cho các em cách sắp xếp và nhất là các bài đầu của thể loại mới. Sắp xếp có thể theo thứ tự thời gian, không gian, tâm lý,... Tránh đang tả chi tiết xa lại xen tả chi tiết gần dẫn đến bài làm lộn xộn. Tôi nhận thấy nếu không rèn viết đoạn văn, khi vào bài các em chỉ viết những câu tả từng bộ phận ngắn gọn chỉ từ 1-2 câu và ý văn chưa có sự sắp xếp. Thì nay tôi hướng các em chọn bộ phận đặc biệt mà các em thích nhất để tả (từ 5-7 câu) thì các em đã viết hay hơn. Tôi cũng không quên lưu ý các em phải viết câu mở đoạn và câu kết đoạn. (Phụ lục 4: Đoạn văn tả đôi bàn tay mẹ học sinh viết sau khi được giáo viên hướng dẫn) Khi đã rèn câu, rèn đoạn văn nổi bật, tôi bắt đầu cho các em dựng đoạn thânbài.Tôi chia ra từng phần tùy theo mỗi dạng bài miêu tả. Ví dụ với đề bài tả người thân, tôi cho các em tả ngoại hình trước rồi hướng dẫn tả tính cách và hoạt động. Với phần tả tính cách và hoạt động, các em viết khá chung chung và ngắn gọn nên tôi đã có những gợi ý. Các em sẽ thực hiện theo gợi ý và xếp những ý văn đã viết thành đoạn văn. (Phụ lục 5: Một số đoạn văn tả ngoại hình, tính tình, hoạt động của người thân học sinh viết trên padlet) Để bài văn thu hút được sự chú ý của người đọc, tôi hướng dẫn các em tập trung cao vào phần mở bài. Với những học sinh khả năng viết văn còn hạn chế, tôi động viên các em mở bài trực tiếp, còn lại tôi hướng dẫn kĩ các em đi theo cách mở bài gián tiếp và cho các em thấy được những ưu điểm của từng cách mở bài để các em lựa chọn cách mở bài cho mình hợp lý nhất. Ví dụ:Với đề văn Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em…) của em: 12
- 13 + Có học sinh vào bài trực tiếp: “Trong gia đình, ai tôi cũng quý nhưng người mà tôiyêu quý nhất vẫn là bà nội tôi.” (Mở bài chỉ một câu nhưng đủ ý). + Có em mở bài chân thật, xúc động: “Mùa xuân đã về! Cháu thêm một tuổi, nhưng xuân này cháu vĩnh viễn không được thấy bà, bà có biết không? Cháu nhớ bà lắm, ước gì cháu được nghe bà kể chuyện trong mỗi tiếng ru, giấc ngủ, bà ơi!” + Có em mở bài rất thực và tình cảm: “Sau mỗi giờ tan học là tôi lại trở về mái ấm gia đình thật nhanh, nơi đó có tất cả những người thân mà tôi yêu quý nhất, người có ảnh hưởng với tôi nhất đó là mẹ tôi, người đã tần tảo sớm hôm để nuôi chị em tôi khôn lớn thành người.” Từ những cách mở bài trên, tôi đã rút ra kết luận để các em hiểu rằng: Vào bài trực tiếp hay gián tiếp bằng cách nhắc lại một câu nói, một tiếng khóc hay tiếng cười…bao giờ cũng phải bám sát yêu cầu của đề, để viết được bài văn với nội dung tốt, mang tính nghệ thuật cao. Không chỉ mở bài, kết bài cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của bài văn. Chính vì điều đó, ngoài các tiết dạy dựng đoạn kết bài trên lớp, vào các tiết hướng dẫn học, tôi còn hướng dẫn các em kĩ hơn, cụ thể hơn các cách kết bài để làm sao sau khi đọc bài văn người đọc có ấn tượng tốt về bài văn của mình. Ví dụ: Với đề văn Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em…) của em, các em đã có các cách kết bài như sau: + “Bà của tôi như thế đấy!”hoặc “Bà ơi, cháu yêu bà lắm!” + “Chị là tất cả của tôi. Chị mãi mãi là tấm gương sáng để soi đường cho tôi, là người bạn để tôi có thể tâm sự khi vui hay lúc tôi buồn nhất. Tôi sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời cha mẹ để chị mãi mãi yêu quý tôi.” + “Bây giờ tuy bà tôi đã đi xa nhưng tôi vẫn không thể nào quên được những kỷ niệm thời thơ ấu bên bà. Tôi nguyện sẽ cố gắng học tập thật giỏi để làm vui lòng bà.” + “Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Con tự hứa với lòng mình là sẽ hiếu thảo, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn, chăm chỉ học tập để xứng đáng với những gì mẹ đã hy sinh vì chúng con.” Nhờ hướng dẫn cẩn thận từ khâu quan sát, tìm ý, sắp xếp ý đến việc hướng dẫn cách mở bài và kết bài nên bài viết của các em ngày càng có nhiều điểm tiến bộ, nhiều em đã khắc phục được những điểm yếu kém trước đây nhưsắp xếp ý lộn xộn, tả thiếu chính xác, viết lan man không trọng tâm. 3.6. Biện pháp 6:Xây dựng phong trào đọc sách tích cực nhằm phát triển kĩ năng viết văn cho học sinh
- Đọc sách là một việc làm hữu ích đối với các em. Qua bài văn, bài thơ hay câu chuyện sẽ giúp các em tiếp thu được ở đó nhiều điều bổ ích, lý thú. Các em sẽ học được ở đó cách diễn đạt, bố cục, dùng từ,... Qua những hình ảnh sinh động, nội dung câu chuyện hay, bài văn hay mà các em bắt gặp được sẽ giúp cho các em thêm yêu quê hương, đất nước, con người...Và rồi hình ảnh cây đa, bến nước, con đò, những tình cảm chân thành nồng thắm của người với người sẽ giúp các em có nguồn cảm hứng viết được các bài văn hay. Tuy vậy, nên đọc sách gì? Đọc sách như thế nào? Và nguồn tài liệu đó ở đâu ra? Điều đó người giáo viên phải có nhiệm vụ hướng dẫn. Trên thực tế, nguồn sách rất phong phú và đa dạng nên giáo viên cần chọn và hướng cho học sinh tìm đọc những cuốn sách có nội dung lành mạnh như truyện cổ tích, truyện lịch sử, truyện khoa học. Những cuốn sách phục vụ cho chương trình tiểu học của nhà xuất bản Giáo dục: Cảm thụ văn học;Những bài văn hay;Những bài văn chọn lọc;Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi cấp Tiểu học môn Tiếng Việt;Nâng cao Tiếng Việt lớp 4, 5; Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt lớp 4, 5;Chuyện cổ tích mẹ kể con nghe... Những loại sách này giúp học sinh nâng cao kiến thức phục vụ và hỗ trợ cho môn học, tạo cho học sinh thói quen đọc sách tích cực, không đọc những cuốn sách có nội dung xấu và sách không phù hợp với lứa tuổi. Bên cạnh đó, để đọc sách báo có hiệu quả, giáo viên còn phải hướng dẫn cho các em phương pháp và thời gian đọc sách. Đọc sách phải có sự nghiền ngẫm, suy nghĩ để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của câu chuyện hay bài văn mình đọc. Khi đọc xong nên ghi chép những từ ngữ, những ý hay hoặc đoạn văn mà mình yêu thích. Tích lũy những điều bổ ích đó sẽ làm giàu vốn văn học cho các em. Ví dụ: Khi đọc các bài thuộc thể loại văn miêu tả, học sinh có thể ghi lại những câu văn, câu thơ hoặc đoạn văn, đoạn thơ giàu hình ảnh như sau: “Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trắng lung linh dát vàng.” “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.” “… Đó là một buổi chiều mùa hạ có những đám mây trắng bay lơ lửng trên trời cao. Con chim Sơn Ca cất lên tiếng hót ca ngợi tự do thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình cũng có một đôi cánh. Nhưng bỗng cơn dông kéo tới. Những đám mây trắng bị xua đuổi rất nhanh, nhường chỗ cho những đám mây đen kịt. Chim Sơn Ca bị dạt về phía chân trời xa…” 14
- 15 Khi phát động phong trào đọc sách, tôi lưu ý học sinh đọc các loại sách báo phù hợp với lứa tuổi. Ngoài việc tự đọc, tôi còn cho một số em có kĩ năng đọc tốt đọc các tin, bài, tác phẩm hay trong 15 phút sinh hoạt đầu buổi. Nhìn chung học sinh rất hứng thú nghe và cảm nhận được nhiều cái hay, cái đẹp trong thơ văn; về đặc điểm, tính cách của từng nhân vật trong mỗi câu chuyện. Sự cảm nhận đó chính là nội dung sẽ giúp các em có được một tiết sinh hoạt câu lạc bộ văn học phong phú, sôi nổi góp phần nâng cao vốn kiến thức văn học cho các em. 3.7. Biện pháp 7: Tạo hứng thú học tập cho học sinhtừviệc chấm và chữa bài Dạy tập làm văn, người dạy phải gửi cả tâm hồn mình vào trong bài dạy, thầy trò phải đắm mình vào đối tượng miêu tả theo một dòng cảm xúc, cùng hòa chung tình cảm để cùng tìm hiểu và cảm nhận đối tượng với niềm say mê, thích thú. Muốn vậy người giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lên lớp, phải nỗ lực sáng tạo trong suốt quá trình dạy học. Chỉ có nghiên cứu sáng tạo mới cho giáo viên có được những giờ dạy văn miêu tả mới mẻ, sâu sắc, sinh động, hiệu quả cao. Muốn bồi dưỡng học sinh Tiểu học viết văn hay, người giáo viên trước hết phải có một thái độ, ý thức quan sát tìm hiểu thế giới xung quanh, tìm hiểu cuộc sống con người một cách nghiêm túc, tỉ mỉ, công phu để có vốn hiểu biết phong phú về các đề tài, chủ điểm,...Đồng thời, giáo viên phải trau dồi vốn ngôn ngữ của mình nhất là vốn ngôn ngữ văn miêu tả. Phải đọc nhiều, viết nhiều, phải rèn luyện cả tâm hồn tình cảm của mình, biết yêu mến mọi vật, mọi người, gần gũi gắn bó với sự vật, thế giới xung quanh để có sự nhạy cảm, nắm bắt cái mới, cái riêng để hướng dẫn học sinh, tạo hứng thú cho học sinh bằng cái mới, cái sáng tạo. Điều trước tiên tạo được sự hứng thú học tập ở mỗi học sinh là sự đón nhận kết quả bài làm của mình từ giáo viên. Vì vậy, việc chấm bài và chữa bài thường xuyên là việc làm mà giáo viên không thể xem nhẹ. Trên cơ sở tìm hiểu kết quảlà con đường ngắn nhất giúp giáo viên có thể đến gần với từng đối tượng học sinh, nắm bắt được tình hình và khả năng viết văn của các em. Thế nhưng trong thực tế nhiều giáo viên rất ngại chấm bài vì công việc này mất nhiều thời gian. Khi chấm bài giáo viên mới chỉ đọc và chấm bài theo mức độ bài làm chứ chưa chú trọng đến phát hiện lỗi trong bài làm của học sinh do đó khi trả bài thường nhận xét chung chung, không đúng quy trình và yêu cầu của tiết trả bài. Cũng có giáo viên chưa thật chú trọng đến tiết trả bài, dạy tiết này còn quá sơ sài vì xem tiết trả bài không có tác dụng lớn đến hiệu quả bài làm học sinh.
- Đề có kết quả như mong đợi, tôi luôn cố gắng chấm bài kiểm tra thật kĩ và cẩn thận nhằm phát hiện được những ưu điểm của bài văn như: dùng từ đúng, dùng từ sáng tạo, bố cục chặt chẽ, liên kết câu và liên kết đoạn hợp lý, bài viết có cảm xúc,…Nắm chắc các lỗi phổ biến mà các em mắc phải: sai chính tả, dùng từ chưa chính xác, câu văn chưa hoàn chỉnh, thiếu hoặc thừa thành phần chủ vị, chưa rõ nghĩa, lặp từ, lặp ý, dùng hình ảnh so sánh chưa phù hợp,… Sau đó, tất cả những ưu khuyết điểm đó đều được tôi ghi cụ thể (lỗi sai, đối tượng học sinh) để làm cơ sở cho việc chữa bài và tôi cũng ghi cẩn thận vào cột lời phê trong bài kiểm tra của các em. Trong quá trình chấm bài, tôi chọn ra bài tiêu biểu của lớp, chọn thêm bài hay của những năm trước cho các em tham khảo. Khi trả bài kiểm tra cho học sinh, tôi dành thời gian cho các em đọc lại bài và lời phê, nhận xét của giáo viên.Sau đó, tôi nhận xét đầy đủ, chi tiết những ưu điểm và nhược điểm về bài làm của học sinh. Nêu gương những bài văn hay có sáng tạo để cả lớp học tập và động viên nhắc nhở những bài viết chưa đạt yêu cầu để các em sửa sai và bổ sung ngay. Để động viên, khuyến khích các em, tôi chỉ nêu tên những em có bài văn hay, không nêu tên những học sinh bài làm chưa đạt yêu cầu.Tiếp đến, các em sẽ dựa vào mẫu phiếu học tập để chữa lại bài văn của mình. Để phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề của học sinh, trước tiên tôi cho các em tự phát hiện và sửa lỗi. Trong một vài tiết trả bài khác, tôi cho các em thảo luận nhóm bàn giúp nhau sửa lỗi để các em tăng cường kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Về phía mình, tôiđến gần, quan sát các em, nếu các em gặp khó khăn, tôi sẽ dùng các câu hỏi gợi mở để học sinh tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. Người giáo viên cần phải chú ý sát sao đến học sinh nhất là với đối tượng là những học sinh chưa hoàn thành bài. Ví dụ: Trong bài văn tả cây cối (Tuần 27) của em Phan Thị Phương Ngọc (lớp 5A5) có câu văn: “Rất nhiều quả táo chín có màu đỏ như chiếc đèn lồng gắn trên cây táo.” Theo tôi, em đã biết tìm hình ảnh so sánh, tuy nhiên cách diễn đạt còn lặp từ, sử dụng văn nói. Tôi đã gợi ý, hướng dẫn em lựa chọn từ ngữ để sửa lại câu văn cho hay hơn vào phiếu học tập của mình. (Phụ lục 6: Phiếu học tập của HS Phan Thị Phương Ngọc - Lớp 5A5) Cuối cùng, tôi thấu hiểu, mỗi đoạn văn, bài văn hay chính là thành quả của công sức các em học tập và cũng chứa đựng tình cảm mà các em dành cho đối tượng miêu tả. Tôi luôn khen ngợi các em có bài văn hay và động viên các em có bài văn tiến bộ. Sau đó, tôi mời những em học sinh có bài văn hay lên đọc trước lớp cho các bạn nghe. Khi đọc xong, tôi hướng dẫn các em phân tích: + Bài văn đó hay ở điểm nào? 16
- 17 + Em học tập được những gì từ bài văn của bạn? Như vậy, qua tiết Tập làm văn trả bài, học sinh không chỉ được củng cố khắc sâu kiến thức lí thuyết cơ bản mà còn sửa chữa được những lỗi của mình, của bạn đã mắc. Đồng thời học sinh còn học tập và phát huy được những ưu điểm trong bài viết của mình và của bạn để từ đó làm bài được tốt hơn.Tôi có lưu lại các đoạn văn, bài văn hay của các em học sinh để từ đó nhân rộng cho các em học sinh khác học tập. 4. Kết quả SKKN Qua những biện pháp tôi đã áp dụng được nêu ở trên, đến giữa học kì II năm học 2021 – 2022, các em HS đã nắm được một số vốn kiến thức nhất định để học có hiệu quả phân môn Tập làm văn. Cả lớp đều yêu thích môn học, không sợ sệt khi đến tiết Tập làm văn như đầu năm học nữa. Bài làm của các em đa số đã có tiến bộ, học sinh nắm được cách sắp xếp ý, bố cục chặt chẽ, dùng từ chính xác, viết câu văn trôi chảy, mạch lạc, bước đầu có hình ảnh, cảm xúc, hiểu và vận dụng khá tốt các biện pháp tu từ trong các bài tập làm văn của mình. Các em cảm thụ được bài văn, đọc bài trôi chảy, hiểu đúng nội dung bài, nhất là rất tự tin khi đến tiết học Tập làm văn.
- PHẦN III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua vài năm giảng dạy,tuy thời gian còn ít ỏi nhưng tôi nhận thấy để có thể truyền cho học sinh cảm hứng yêu thích phân môn Tập làm văn, giúp học sinh lớp 5 làm được bài văn miêu tả sinh động, đúng kiểu bài, đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu soạn giảng, có lòng nhiệt tình với học sinh và tâm huyết với nghề nghiệp. Sau thời gian đầu tư nghiên cứu và áp dụng những biện pháp dạy học như trên, học sinh lớp tôi đã có chuyển biến tích cực về chất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Hầu hết học sinh đều nắm được kĩ năng để làm một bài văn miêu tả. Bên cạnh miêu tả những cái chung của đối tượng, các em còn phát hiện ra những nét riêng, độc đáo. Bài văn của học sinh trở nên sinh động, có hình ảnh, bộc lộ cảm xúc chân thực. Các em dần thoát ly được văn mẫu, tự tin, hứng thú diễn đạt những quan sát, nhận xét của mình một cách mạch lạc, trôi chảy, có sáng tạo. Và đây là kết quả kiểm tra của các em học sinh lớp tôi, tuy ảnh hưởng nhiều do học online nhưng với mỗi bài văn tiến bộ, hình ảnh trong văn đặc sắc hơn đầu năm và bài văn giàu cảm xúc hơn cũng giúp tôi vui hơn trong việc truyền tải kiến thức cho các em. Bảng số liệu kết quả bài kiểm tra Tiếng Việt của học sinh lớp 5A5 (năm học 2021 - 2022) Hoàn thành Thời điểm Số HS Hoàn thành Chưa hoàn thành tốt Giữa HKI 47 14 29,8% 33 70,2% 0 0% Cuối HKI 47 18 38,3% 29 61,7% 0 0% Giữa HKII 47 23 48,9% 24 51,1% 0 0% Có thể nói, bước đầu thành công trong việc dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này tiếp tục áp dụng để giảng dạy phân môn Tập làm văn ở các năm sau, với mong muốn lớn nhất của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cấp Tiểu học. Tôi nghĩ rằng nội dung đề tài này không có nhiều điểm mới, đó chỉ là nhiệm vụ hằng ngày của giáo viên mà thôi. Nhưng đồng thời tôi cũng tin rằng nếu lâu nay ta làm chưa tốt thì bây giờ ta dốc hết tâm huyết vào, tận tuỵ với học sinh, soạn giảng nghiêm túc thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành công.Rất mong nhận được sự đồng tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp lớp 4- 5. 18
- 19 2. Khuyến nghị: Để dạy học có hiệu quả Tập làm văn ở Tiểu học (nhất là văn miêu tả ở lớp 4, 5) tôi xin có vài đề nghị sau: 2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Trì: - Thường xuyên tổ chức các chuyên đề dạy học để giáo viên có điều kiện học hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ. - Tạo điều kiện để giáo viên được tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 2.2. Đối với nhà trường: - Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về chuyên đề phân môn Tập làm văn để giáo viên học hỏi và nắm chắc phương pháp dạy học nhất là thể loại miêu tả đồng thời học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình dạy học. 2.3. Đối với giáo viên: - Mỗi giáo viên cần xác định vai trò chủ đạo của mình trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Trước mỗi bài dạy cần tìm hiểu kĩ nội dung bài học, sưu tầm tư liệu phục vụ cho bài giảng; lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Người giáo viên luôn phải chủ động tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng vốn sống, vốn từ ngữ. - Đối với những bài khó mà mình còn vướng mắc, giáo viên cần mạnh dạn, chủ động đưa ra bàn bạc trong buổi sinh hoạt chuyên môn. Đồng thời cần phải tích cực dự giờ, thăm lớp để học hỏi kinh nghiệm bạn bè, đồng nghiệp. Trên đây, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm giúp cho giáo viên và học sinh dạy - học văn miêu tả đạt kết quả tốt hơn. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệpđể tôi tiến bộ hơn và thêm kinh nghiệm giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thanh Trì, ngày 15 tháng 4 năm 2022 Tôi xin cam đoan nội dung SKKN của bản thân, không sao chép của người khác. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người viết Nguyễn Thanh Hảo
- PHỤ LỤC Phụ lục 1: Một số từ ngữ miêu tả học sinh tìm được trên padlet Học sinh tìm từ ngữ tả bộ phận của cây trên padlet Thi đua theo tổ tìm từ ngữ tả người (tả ngoại hình)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 5
36 p | 88 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 5
27 p | 42 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phân môn học vần lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả
39 p | 39 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3
38 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
30 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học (2021)
21 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4
28 p | 10 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy chuyên đề hình học cho học sinh lớp 5
26 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở lớp 2
25 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi vận động trong tiết dạy Thể dục cho học sinh lớp 1 ở Tiểu học
59 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 phát huy tính tích cực, sáng tạo trong môn Khoa học
25 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Đổi mới phương pháp tổ chức lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh cho thiếu nhi trường tiểu học Thanh Liệt (2021)
25 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn