Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học năm học 2017-2018
lượt xem 9
download
Môn Tin học ở bậc tiểu học là bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức cơ bản về lĩnh vực công nghệ thông tin như: Một số bộ phận, thiết bị của máy tính điện tử hay các thiết bị khoa học kĩ thuật khác, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, ... hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho con người trong thời hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung sáng kiến sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học năm học 2017-2018
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học năm học 2017 2018. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Sáng kiến thuộc lĩnh vực giáo dục về vấn đề n âng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học cấp Tiểu học. 3. Mô tả các giải pháp cũ thường làm Năm học 20172018, Trường Tiểu học Số 2 Hòa Mỹ Tây là năm thứ hai áp dụng môn Tin học vào chương trình giảng dạy của nhà trường. * Những nhược điểm cần khắc phục Phương pháp giảng dạy phụ thuộc nhiều vào thuyết trình. Đồ dùng dạy học còn hạn chế, hình ảnh chưa phong phú, các đồ dùng dạy học để học sinh quan sát trực tiếp không có như: Ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD, Chíp CPU, Ram, các linh kiện khác của máy tính,.... Học sinh tiếp cận và sử dụng máy tính còn nhiều hạn chế. 4. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến Môn Tin học ở bậc tiểu học là bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức cơ bản về lĩnh vực công nghệ thông tin như: Một số bộ phận, thiết bị của máy tính điện tử hay các thiết bị khoa khọc kĩ thuật khác, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, ... hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho con người trong thời hiện đại như: Góp phần hình thành và phát triển tư duy. Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động và môi trường xã hội hiện đại. Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính, các sản phẩm về Tin học. Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin trong học tập. Có ý thức tìm hiểu Công nghệ thông tin trong các hoạt động xã hội. 5. Mục đích của giải pháp sáng kiến 1
- Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới một số phương pháp dạy môn Tin học ở Tiểu học. Giúp cho học sinh hiểu biết ban đầu về lĩnh vực Tin học và ứng dụng Tin học trong học tập và trong đời sống như thế nào. Khả năng sử dụng máy tính phục vụ trong việc học tập, hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng học tập và thích ứng với đời sống xã hội hiện đại. Bước đầu làm quen với cách giải quyết các vấn đề để sử dụng các công cụ, thiết bị Tin học. 6. Thời gian thực hiện Áp dụng thực hiện sáng kiến từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018. 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến a) Thiết bị Tin học, chất lượng phòng máy Đề xuất với nhà trường trang bị một số thiết bị Tin học, sửa máy tính trong phòng máy, đảm bảo hoạt động cho việc dạy và học. Để có một tiết lý thuyết, thực hành chất lượng và đạt hiệu quả cao đều đầu tiên thì tất cả các máy trong phòng máy phải hoạt động tốt. Thế nhưng trong quá trình sử dụng máy tính, chúng ta vẫn thường xuyên gặp phải những lỗi hệ thống, phần cứng từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất thường như: Treo máy, khởi động lại, thậm chí tắt luôn không khởi động được, các chương trình ứng dụng bị lỗi,… làm ảnh hưởng rất nhiều đến tiết dạy. Là một Giáo viên Tin học, cần phải nắm bắt một số thủ thuật cơ bản nhất để xử lí kịp thời phần mềm, lẫn phần cứng. 2
- b) Sắp xếp nội dung chương trình giảng dạy trong năm học Thực hiện đúng theo Phân phối chương trình của bộ giáo dục và lập kế hoạch giảng dạy bộ môn. Trong năm học 20172018 đối với Lớp 3 sử dụng sách hướng dẫn cùng học Tin học quyển 1; Đối với khối 45 thực hiện SGK Cùng học Tin học quyển 2. Để thực hiện giảng dạy đạt hiệu quả, ngoài việc thực hiện đúng theo chương trình, tôi đã xây dựng kế hoạch cho chương trình thực hiện giảng dạy theo nội dung các phần cụ thể như sau: * Phần 1: Làm quen với máy tính Ở phần học này, ngay từ bài học đầu tiên, giáo viên cần giúp cho học sinh xác định rõ và nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát tranh ảnh ngay trong giờ giảng lý thuyết. Sau đó là cho các em quan sát, làm quen trực tiếp các thiết bị đó trong phòng máy, tập trung vào kĩ năng thực hành các thao tác khi sử dụng chuột, bàn phím,… Đối với lớp 4 và 5: Lúc này các em đã được hiểu biết nhiều hơn về máy tính nên sẽ có những yêu cầu cao hơn. Học sinh phải nắm được các bộ phân chuyên sâu hơn của máy tính, yêu cầu kĩ năng thực hành cao hơn. Cách tổ chức sắp xếp thông tin theo hệ thống của máy tính và biết tìm kiếm thông tin. * Phần 2: Học và chơi cùng máy tính Giáo viên yêu cầu học sinh cần có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, không phân biệt phần mềm học tập hay phần mềm trò chơi. Giáo viên cần liên hệ thực tế để giúp học sinh nắm được từ việc học và chơi trên máy tính đến đời sống thường ngày. 3
- Ví dụ: + Yêu thích môn Toán qua trò chơi, phần mềm Cùng học toán. + Giải trí thông qua phần mềm chơi thể thao, tìm hiểu thiên nhiên qua phần mềm trò chơi Golf, khám phá rừng nhiệt đới. Ở phần học này, thời gian thực hành khá dài, dễ gây nhàm chán. Giáo viên thường xuyên chủ động dạy dàn trải trong các tiết học. * Phần 3: Em tập gõ bàn phím Đây cũng là phần trọng tâm của chương trình lớp 3. Phần này đòi hỏi phải có sự tập luyện thường xuyên thì mới đạt hiệu quả cao được. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được lợi ích của việc gõ phím bằng 10 ngón tay để từ đó học sinh có ý thức hơn trong việc rèn luyện. Không cần nhiều, ở mỗi tiết thực hành, nếu còn thời gian hãy khuyến khích học sinh luyện gõ trong 10 phút sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Cần phải chú trọng và nghiêm túc rèn từ lớp 3 về cách đặt tay lên bàn phím, cách gõ phím…thì đến lớp 4 5 Học sinh mới có thói quen gõ 10 ngón. * Phần 4: Em tập vẽ Với phần học này, học sinh rất có hứng thú học tập. Ở phần học này giáo viên cần chú trọng cho họ sinh thực hành nhiều, giảm tiết lý thuyết hoặc có thể giảng lý thuyết ngay trong tiết thực hành. Như vậy học sinh mới có thao tác thành thạo được. Ngoài việc dạy những yêu cầu cơ bản trong SGK. nếu có điều kiện giáo viên có thể thiết kế các bài tập khác để phần học này thêm phong phú. * Phần 5: Em tập soạn thảo Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo và trình bày một văn bản. Ở phần này giáo viên cũng chú ý đến dạy thực hành hơn, dạy xong lý thuyết là cho học sinh thực hành ngay như vậy học sinh mới nắm được nội dung bài học. Ở lớp 3, học sinh được làm quen với 2 cách gõ là kiểu Vni và kiểu Telex. Giáo viên cần cung cấp cả 2 cách gõ này và khuyến khích các em lựa chọn cách gõ phù hợp với bản thân để việc soạn thảo dễ dàng và nhanh hơn. Ở lớp 4 và 5, học sinh đã được học cách trình bày văn bản. Giáo viên hãy tạo điều kiện cho các em ứng dụng những kiến thức vừa học để trình bày những văn bản thông thường. Sau khi nghiên cứu và qua quá trình trải nghiệm tôi nhận thấy đã đạt được hiệu quả đáng khích lệ. Số lượng học sinh sử dụng thạo máy tính ngày một tăng lên. Tiết dạy cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, tạo được nhiều hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài. Đặt biệt các em học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng luyện gõ bàn phím 10 ngón và tư thứ ngồi khi sử dụng máy tính được thực hiện rõ nét nhất. 4
- Học sinh có tư thế ngồi tốt khi thực hành * Phần 6: Thế giới Logo của em Ở nội dung phần này dành cho học sinh lớp 4, lớp 5 cần tập trung kiến thức để học sinh có cách nhìn về nguồn gốc để sử dụng được các chương trình ứng dụng trên máy tính, điều khiển hệ thống tự động, Roobot và các công nghệ điều khiển từ xa đều nhờ đên máy tính điện tử để thực hiện. Bước đầu làm quen với phần mềm MS Logo để thực hiện các lệnh để vẽ ra các hình ảnh mà không sử dụng các công cụ vẽ như phần mềm Paint đã học. Hình thành các xây dựng ý tưởng, tư duy, sáng tạo để tạo ra những sản phẩm bằng hình ảnh mà học sinh sử dụng các lệnh đã học tạo thành. c)Phương pháp giảng dạy * Kết hợp lý thuyết và thực hành Từ chất lượng phòng máy và đề xuất nhà trượng tạo điều kiện lắp đặt hệ thống đèn chiếu ngay trong phòng máy. Đảm bảo 100% tiết dạy để sử dụng phương pháp giảng dạy thực hiện mẫu trực tiếp trên máy tính ngay trong tiết dạy. 100% tiết dạy tại phòng máy, không phân biệt tiết lý thuyết hay thực hành. Mục đích để các em tập trung tiếp cận với máy tính càng nhiều càng tốt. Sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giải nội dung bài học lý thuyết kết hợp thực hiện mô phỏng trực tiếp trên máy. Học sinh tiếp cận máy tính thực hành ngay 5
- Phòng máy có đèn chiếu projector * Sử dụng trực quan qua tranh, hình ảnh, thiết bị Cần chuẩn bị, thiết kế các thông điệp, hình ảnh minh họa qua các bài học cụ thể. Chuẩn bị một số thiết thiết bị đã hỏng đặt tại phòng máy. Khi các tiết học liên quan thì giới thiệu cụ thể trên từng thiết bị. Ví dụ: các bộ phận máy tính, thiết bị lưu trử : * Trực quan qua biểu trưng ngôn ngữ 6
- Sử dụng trong nội dung giảng dạy thuyết trình phần lý thuyết để minh họa Tập trung học sinh nắm được về qui ước các bước thực hiện, cách ghi,.... Ví dụ: * Trực quan qua biểu tượng các nút lệnh Sử dụng các biểu tượng trực tiếp trên nội dung bài trình chiếu, cụ thể các thao tác trên máy tính. Tập trung các nút lệnh trên công cụ của các phần mềm ứng dụng để học sinh quan sát quen dần các biểu tượng nút lệnh. Bởi vì biểu tượng các phần mềm thường giống nhau và cùng chức năng dẫn đến học sinh dễ ghi nhớ khi sử dụng. Ví dụ: Nút lệnh cắt Nút lệnh sao chép Nút lệnh sao chép * Kết hợp các loại trực quan Thực hiện kết hợp nhiều loại trực quan đển học sinh thích ứng loại trự quan nào tốt hơn thì học sinh dễ ghi nhớ hơn. Thực hiện thao tác thực hành mẫu ngay trên bài giảng. Ví dụ: 7
- d) Phương pháp hướng dẫn thực hành Hướng dẫn và ý thức học sinh khi sử dụng máy tính phải đảm bảo tính an toàn về điện, tính bảo quản khi sử dụng các thiết bị điện tử đễ hư hỏng. Tập trung về điều kiện ánh sáng, bố trí vị trí, sơ đồ chỗ ngồi phù hợp Tư thế sử dụng máy tính, yêu cầu kĩ năng thực hiện theo đúng nội dung phần thực hành. Quan sát, hướng dẫn, kiểm tra nhận xét đánh giá trong từng nội dung. * Kết quả sáng kiến: Sau khi thực hiện sáng kiến từ đầu năm học 20172018 đến giữa học kì 2 có kết quả chất lượng học tập Khối lớp 4 như sau: MỨC ĐẠT SĨ H. THÀNH TỐT HOÀN THÀNH C. HOÀN THÀNH ĐƯỢC SỐ SL TL SL TL SL TL ĐẦU NĂM 42 16 38.1% 22 52.4% 4 9.5% GIỮA KÌ 1 42 16 38.1% 23 54.8% 3 7.1% CUỐI KÌ 1 42 20 47.6% 22 52.4% 0 0 GIỮA KÌ 2 42 22 52.4% 20 47.6% 0 0 Kết quả bài kiểm tra đánh giá học tập cuối học kì I năm học 20172018 như sau: MỨC ĐẠT SĨ 10 9 8 7 6 5 ĐƯỢC SỐ SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL CUỐI KÌ 1 42 7 16.7 10 23.8 17 40.5 7 16.7 1 2.3 0 0 * Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp (tên, khối lượng, số lượng, thông số của sản phẩm. 8
- Qua kết quả đánh giá học tập giữa học kì 1 và cuối học kì 1 số lượng học sinh hoàn thành được tăng lên, số lượng học sinh chưa hòan thành giảm. Học sinh làm bài kiểm tra cuối kì 1 đạt điểm 8, 9,10 đạt trên 80%. Các giải pháp đã thực hiện đến giữa học kì 2 và tiếp tục thực hiện đến cuối học kì II để đạt chất lượng tốt hơn nữa. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến Sáng kiến đang áp dụng và thực hiện tại trường Tiểu học Số 2 Hòa Mỹ Tây, sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả trường Tiểu học. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến * Về lợi ích kinh tế Từ những giáp đã thực hiện để nâng cao chất lượng bộ môn Tin học, kết quả học tập của học sinh giữa học kì 2 có sự chuyển biến rõ rệt cụ thể như sau: NĂM HỌC 2017 HOÀN THÀNH HOÀN C. HOÀN 2018 TỐT THÀNH THÀNH GIỮA HỌC KÌ 1 16 23 3 CUỐI HỌC KÌ 1 20 22 0 GIỮA HỌC KÌ 2 22 20 0 * Về lợi ích xã hội Từ những giáp đã thực hiện học sinh thích thú với môn học và ham muốn sử dụng máy tính. Đặt biệt trong tình hình hiện nay công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ nhất là sự phát triển Internet. Học sinh không những được trang bị về kiến thức mà còn phải có những kĩ năng cơ bản để xử lí thông tin thật chính xác. Thực hiện tốt những giải pháp trên sẽ góp phần đẩy mạnh công tác dạy và học bộ môn Tin học ở cấp tiểu học. * Cam kết: Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, không sao chép và không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. . Hòa Mỹ Tây, ngày 28 tháng 3 năm 2018. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Lưu Đức Sưu 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 432 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 186 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 173 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 121 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 100 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 130 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 186 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn