intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk.

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

38
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến này là giúp giáo viên hiểu được khái niệm kĩ năng sống và sự cần thiết phải dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở trường phổ thông nói chung và bậc học tiểu học nói riêng; Giúp giáo viên nắm vững cách tiếp cận và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường. Đề xuất một số biện pháp trong công tác chỉ đạo dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục khác tại trường tiểu học Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk.

  1. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk                                              I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài.    Để  nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế  hệ  trẻ, đáp  ứng nguồn  nhân lực phục vụ sự  nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng   yêu cầu hội nhập quốc tế  và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ  thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ  cho phù hợp với sự  phát triển, mà   thực chất đó là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là : Học để  biết ; Học để  làm ;  Học để tự khẳng định mình và Học để chung sống.            Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là việc rất quan trọng,  ảnh hưởng tới quá  trình hình thành nhân cách của trẻ  cho đến tuổi trưởng thành. Giáo dục kĩ năng  sống phải được bắt đầu từ  khi trẻ  còn rất nhỏ, đặc biệt  ở  lứa tuổi Tiểu học.   Bởi vì lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách.  Việc làm quen với các môn học để  hình thành và xây dựng cho các em các kĩ  năng sống như: Giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm,… sẽ giúp các em tự  tin, chủ động biết cách xử lí mọi tình huống trong cuộc sống và quan trọng hơn   là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của các em.  Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sẽ hình thành và tập dượt cho các em  những hành vi, thói quen, kĩ năng xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống.   Học sinh tiểu học  ở  lứa tuổi còn nhỏ, các em nhận thức về  cuộc sống còn ít,  hành vi ứng xử cuộc sống chưa nhiều. Vì thế ở tiểu học giáo dục rèn luyện kỹ  năng sống cho học sinh là hết sức cần thiết. Nó không dừng lại ở chỗ giáo dục   kĩ năng sống lồng ghép vào các môn học là đủ  mà giáo dục kĩ năng sống lồng   ghép vào các hoạt động của nhà trường.  Đối với Ban giám hiệu trường tiểu học, v ấn đề chỉ  đạo giáo dục giá trị  sống, kĩ năng sống cho học sinh đóng một vai trò hết sức  quan trọng trong hoạt  động quản lí, bởi cấp tiểu học là một cấp học mà đối tượng học sinh còn như  những tờ giấy trắng. Vậy chúng ta phải làm gì để các em có một nền tảng vững   chắc để mãi mãi giữ được cái ‘bản thiện” ấy khi các em lớn lên và quan trọng là  có một hành trang đầy đủ, chắc chắn để tiến bước tới một kỉ nguyên mới, thời   đại mới? Để  làm được những điều đó, chắc chắn nhà trường sẽ  không chỉ  truyền đạt kiến thức, mà phải cần nhiều hơn kiến thức. Chỉ  khi biết, hiểu và   vận dụng được các vấn đề  đó vào công tác quản lí của mình thì người quản lí  mới có thể truyền tải tinh thần và nội dung giáo dục này tới giáo viên thông qua   đó tác động tích cực tới học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi mạnh   dạn nghiên cứu đề  tài sáng kiến kinh nghiệm:   Một số  kinh nghiệm chỉ  đạo   giáo dục kỹ  năng sống cho học sinh  trường Tiểu học Lê Lợi – CưMgar –   Đăk Lăk. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 1
  2. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk       2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.  Trên cơ  sơ  phân tích thực trạng của đơn vị  và kinh nghiệm của bản thân trong  công tác cùng trao đổi với đồng nghiệp về một số biện pháp chỉ  đạo chung về  giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học  nói chung và học sinh trường tiểu   học Lê Lợi – CưMgar nói riêng. Giúp giáo viên hiểu được khái niệm kĩ năng sống và sự  cần thiết phải   dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở trường phổ thông nói chung và bậc học  tiểu học nói riêng; Giúp giáo viên nắm vững cách tiếp cận và phương pháp giáo  dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường. Đề  xuất một số  biện pháp   trong công tác chỉ đạo dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống thông qua các môn  học và các hoạt động giáo dục khác tại trường tiểu học Lê Lợi – CưMgar – Đăk  Lăk. Nghiên cứu những văn bản chỉ đạo, tài liệu hướng dẫn giáo dục kỹ năng  sống cho học sinh ở trường phổ thông và tổ chức điều ra khảo sát đánh giá thực   trạng giáo dục kỹ năng sống tại trường tiểu học Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk. 3. Đối tượng nghiên cứu  Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trường tiểu học Lê Lợi – CưMgar –  Đăk Lăk, các văn bản và tài liệu hướng dẫn thực hiện lồng ghép giáo dục kỹ  năng sống trong trường tiểu học. Tập trung nghiên cứu công tác chỉ  đạo việc giáo dục kỹ  năng sống cho   học sinh tại trường tiểu học Lê Lợi CưMgar – Đăk Lak. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Do thời gian và khả năng có hạn nên bản thân tôi chỉ tập trung nghiên cứu  và đề ra một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống đối với học sinh tại trường tiểu  học Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk từ năm học 2015 ­2016 – đến năm học 2016 –   2017. 5. Phương pháp nghiên cứu: Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 2
  3. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk Để  thực hiện đề  tài này tôi đã sự  dụng các  phương pháp chủ  yếu như  phân tích, tổng hợp số liệu. Bên cạnh đó là sự  kết hợp các phương pháp thống   kê, phân loại... II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Ở trường Tiểu học: Giáo dục kỹ  năng sống cho học sinh đó chính là rèn  luyện  kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và  kỹ năng làm việc, sinh hoạt nhóm. Rèn luyện sức khỏe và bảo vệ sức khỏe, kỹ  năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác;  rèn kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ  nạn xã hội.... Để  có cơ  sở và tài liệu phục vụ  dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng   sống cho học sinh, tháng 1 năm 2011 Bộ Giáo Dục Đào Tạo, nhà xuất bản giáo  dục đã xuất bản bộ sách Giáo dục kỹ  năng sống trong các môn học ở  tiểu học   (tài liệu dùng cho giáo viên) Nhằm giúp giáo viên có thêm hiểu biết chung về kỹ  năng sống và nội dung, cách thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các  môn học đó là: Khoa học, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Tiếng việt. Để  thực hiện tốt công tác giáo dục lồng ghép Kỹ  năng sống trong nhà  trường. Sở Giáo & Đào Tạo Đăk Lăk ban hành công văn số  108/CV – SGD ĐT   triệu tập cán bộ và giáo viên cốt cán ở các trường tiểu học học trên địa bàn tỉnh   tập huấn Tăng cường giáo dục kỹ năng sống ở trường phổ  thông và chỉ  đạo rõ   đối với cấp tiểu học việc tăng cường giáo dục kỹ  năng sống thông qua 4 môn  học Khoa học, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Tiếng việt. Công văn số  942/SGD ĐT­ GDTH ngày 21 tháng 8 năm 2015 về  việc  hướng dẫn thực hiện kế hoạch giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Công văn số 09/HD – PGD ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Phòng Giáo  Dục Đào Tạo huyện CưMgar về viêc hướng dẫn Nhiệm vụ trọng tâm Giáo Dục  Tiểu học cũng đã chỉ đạọ nhiệm vụ chung ”  tăng cường giáo dục đạo đức, giáo  dục kĩ năng sống”, chú trọng các hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho  Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 3
  4. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk học sinh thông qua các môn, các hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử  văn hóa. Nhà trường chủ  động phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham  gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh”.            ­ Khái niệm kỹ năng sống: Có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng  sống nhưng theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để có  hành vi thích  ứng và tích cực, giúp cá nhân có thể   ứng xử  hiệu quả  trước các   nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.  ­ Các kỹ năng giáo dục học sinh ở tiểu học: Kỹ  năng tự  nhận thức; kỹ  năng xác định giá trị; kỹ  năng kiểm soát cảm   xúc; kỹ năng ứng phó với căng thẳng; kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ; kỹ năng thể  hiện sự tự tin; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng lắng nghe tích cực; kỹ năng thể  hiện  sự  cảm thông; kỹ  năng thương lượng; kỹ  năng giải quyết mâu thuẫn; kỹ  năng  hợp tác; kỹ  năng tư  duy phê phán; kỹ  năng tư  duy sáng tạo; kỹ  năng ra quyết  đinh; kỹ  năng giải quyết vấn đề; kỹ  năng kiên định; kỹ  năng đảm nhận trách   nhiệm; kỹ  năng đặt mục tiêu; kỹ  năng quản lý thời gian; kỹ  năng tìm kiếm và  xử lý thông tin. 2.Thực   trạng   của   việc   chỉ   đạo   giáo   dục   kỹ   năng   sống   cho   học  sinhtrong nhà trường. a, Những thuận lợi , thành công. Trường tiểu học Lê Lợi đóng trên địa bàn Tổ dân phố  4­ Thị  trấn Quảng   Phú­ huyện Cư Mgar , nằm ở  trung tâm huyện CưMgar, đa số học sinh là người  kinh di cư  từ  miền  Bắc­ miền Trung vào. Là trung tâm huyện nên con em cán  bộ tương đối nhiều. Số còn lại là các hộ phụ huynh làm  café ; hồ tiêu và buôn  bán nhỏ nên đời sống tương đối ổn định.  Vì trường nằm ở địa bàn trung tâm huyện – nơi đời sống kinh tế ­ văn hóa   – xã hội phát triển, nên học sinh có điều kiện được tiếp cận với các hoạt động  sinh hoạt văn hóa xã hội một cách thường xuyên, kịp thời. Đó là các hoạt động  liên quan tới học tập, tri thức, phát triển năng khiếu, thể chất, hoặc đôi khi chỉ là  các hoạt động giải trí đơn thuần, lành mạnh. Với những hoạt động đó, các em   có thể trực tiếp tham gia  học hỏi  và qua đó, dần trưởng thành hơn về vốn hiểu   biết, nhận thức, kinh nghiệm bản thân.  Bên cạnh các thuận lợi về vị trí địa bàn mang lại, thì trường tiểu học Lê  Lợi cũng có thêm một mặt mạnh nữa là về  cơ  sở  vật chất đó là được sự  quan   Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 4
  5. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk tâm của các cấp các ngành, năm 2015 nhà trường được xây mới 8 phòng. Trang  bị thêm 3 máy chiếu nên có nhiều thuận lợi trong việc nâng cao hoạt động dạy   học và tổ chức hoạt động ngoại khóa.  Năm học 2016 – 2017 trường có 25 lớp với 702 học sinh, Trong đó nữ:  343; DT: 21; Đội ngũ CBGV, NV gồm 44 người trong đó: QL: 3; GV 34; Nhân  viên : 6; TPT: 1. Cơ sở vật chất đủ phục vụ dạy học  7 buổi / tuần. Trường có 1   phòng máy tính với 25 máy với hệ thống mạng wife phủ khắp trường, đáp ứng  nhu cầu dạy và học của GV, HS. Những yếu tố đó đã tạo điều kiện thuận lơi   rất nhiều trong các hoạt động giáo dục tri thức, đạo đức, thể chất cũng như các  hoạt động giáo dục kĩ năng của học sinh.. Ngoài ra, không thể  không kể  đến các yếu tố  khác cũng rất quan trọng   như: các công văn chỉ  đạo, văn bản hướng dẫn từ  bộ  giáo dục, sự  chỉ  đạo sát  sao của cơ  quan quản lí trực tiếp là phòng giáo dục huyện CưMgar. Đặc biệt,   phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện CưMgar  tổ  chức tập huấn về hướng dẫn   dạy lồng ghép giáo dục  kỹ năng sống vào các môn học nghiêm túc, đầy đủ các   nội dung theo tài liệu, đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn để thực hiện  và thường xuyên kiểm tra đôn đốc, tư vấn kịp thời. Cán bộ quản lý  và giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc   dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học.        Đội ngũ giáo viên có năng lực và nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong công   tác.        Sự phối  hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường luôn được   duy trì.  Học sinh đa số chăm ngoan, lễ phép, có các kỹ năng trong giao tiếp, ứng  xử.   Hiện   nay   với   việc   đổi   mới   cách   đánh   giá   học   sinh   theo   thông   tư  22/2016/TT­BGD&ĐT ngày 22/9/2016   đã giảm bớt gánh nặng hồ  sơ  sổ  sách   cho giáo viên,thời gian chuẩn bị bài, nghiên cứu nội dung tích hợp Kỹ năng sống   để chuyền tải tới học sinh nhiều hơn và ngày càng hiệu quả. Thực tế  đã từ  nhiều năm nay, nhà trường  xây dựng được kế  hoạch chỉ  đạo dạy lồng ghép giáo dục kỹ  năng sống vào các môn học theo quy định, phù  hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm tình hình của nhà trường.  Nhà trường đã xây dựng được nội quy  ứng xử  giữa Cán bộ  ­ giáo viên;  Giáo viên – giáo viên; giáo viên – học sinh; giáo viên – phụ huynh. Toàn thể cán   bộ giáo viên thực hiện nghiêm túc, luôn nêu cao sự gương mẫu trước học sinh. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 5
  6. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk  Giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phải giáo dục kỹ  năng sống cho sinh và luôn tự giác học tập nghiên cứu trau dồi kiến thức về các   kỹ năng sống cần thiết cho học sinh tiểu học. Giáo viên trong các  tổ  khối tổ  chức sinh hoạt nghiêm túc nghiên cứu về  các địa chỉ đã được gợi ý về nội dung hình thức, phương pháp sử  dụng để  lồng  ghép có hiệu quả.   Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, sử  dụng các phương  pháp dạy học, kỹ thuật dạy học mới, tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào các   hoạt động học tập sôi nổi, học sinh được thể  hiện mình ở  các vị  trí nhiệm vụ  khác nhau trong từng môn học tạo cho các em tự  tin, mạnh dạn hơn khi thảo  luận nhóm hay  linh hoạt hơn trong xử lý các tình huống. Sau nhiều năm chỉ  đạo thực hiện dạy lồng ghép kỹ  năng sống, học sinh   đã có kỹ năng cơ  bản trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày: biết xưng hô văn   hóa với bạn bè, chào hỏi lễ  phép với người lớn tuổi; biết quan tâm chia sẽ  niềmvui nỗi  buồn với người khác, đặc biệt các em đã biết được giá trị của bản  thân từ  đó phân biệt đúng ­ sai, tốt ­  xấu để  đưa ra các quyết định đúng, nên   trong những năm qua nhà trường không có học sinh vi phạm nội quy trường lớp   hay bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội như: game;  thuốc lá, ma túy … hay trẻ em   gái bị xâm hại tình dục. Thông qua các bài học, các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể  đã   khơi dậy được lòng tự  hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, và duy trì được các nét   đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc ta.  Xây dựng được môi trường học tập, thân thiện – khang trang sạch đẹp. Tất cả  những yếu tố  tiên quyết đó đã tạo một nền tảng khá chắc chắn   cho những chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, với mục tiêu đặt ra  là hoàn thiện nhân cách và trang bị cho các em các kiến thức đầu đời về các mặt  để có hành trang bước vào cuộc sống.  b, Khó khăn, hạn chế:  Bên cạnh nhiều thuận lợi và thành công  ấy thì nhà trường cũng vẫn còn   một số  khó khăn nhất định và những khó khăn này  ảnh hưởng không nhỏ  tới  hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Các khó khăn có thể nói  đến như: chương trình học  ở  các lớp còn  lồng ghép, tích hợp nhiều nội dung,  như  vậy, các nội dung liên quan tới kĩ năng sống sẽ  chưa được chuyên sâu.  Người truyền đạt tới các em là giáo viên nhưng thực tế  cho thấy, một số  giáo   viên chưa hiểu sâu về việc giáo dục kỹ năng sống. Bản thân giáo viên  thiếu hụt  Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 6
  7. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk một số kinh nghiệm ứng xử nhất định. Có lẽ vì thế mà đa số giáo viên còn lúng  túng trong việc lựa chọn các hình thức, phương pháp, nội dung lồng ghép vào  từng bài, môn học cụ  thể. Nên việc lồng ghép chưa đạt hiệu quả, mang tính  hình thức ….      Mặt  khác, tuy nhà trường được xây   dựng thêm 8 phòng học kiên cố  nhưng mới chỉ đủ tổ chức dạy 7 buổi/tuần( Chưa đạt 2 buổi/ngày), bên cạnh đó   sân chơi bãi tập chưa đạt chuẩn. Điều đó  ảnh hưởng không nhỏ  tới việc triển   khai nội dung giáo dục cũng như kết quả đạt được. Mặc dù nhà trường cũng đã   tạo mọi điều kiện nhưng vấn đề  cho học sinh đi tham quan dã ngoại, học tập  bằng thực tế  và tiếp xúc với môi trường xung quanh còn vô cùng hạn chế  do  kinh phí quá ít  ỏi, vì vậy, việc truyền đạt vẫn chủ  yếu là trong không gian lớp  học, chưa tiến tới người thật, việc thật, vậy nên hiệu quả  đạt được vẫn chưa   cao, nhận thức về cuộc sống, xã hội của học sinh sẽ vẫn còn mang nặng tính lí   thuyết.  Tính gương mẫu của một số người lớn, ở một số ít phụ huynh ở đôi lúc,   đôi nơi chưa chuẩn mực, điều đó tác động không ít đến hành vi, nhận thức của  lứa tuổi các em. Trường tiểu học  Lê Lợi đóng trên một địa bàn rất thuận lợi để  các em có thể tiếp thu, học hỏi các luồng văn hóa, các ngọn gió mới. Thế nhưng  bên cạnh cái tốt, cái văn hóa dĩ nhiên sẽ  có cái chưa tốt, cái chưa văn hóa song  song xuất hiện, tồn tại, lứa tuổi các em còn nhỏ, chưa có kĩ năng trong chọn lọc   và nhìn nhận  nên các em dễ bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội .  Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các môn học đã được chỉ  đạo  thực hiện trong nhiều năm qua nhưng hình thức và nội dunh tích hợp chưa được   khai thác triệt để và có hiệu quả trong từ bài học cụ thể.  Giáo viên đã bước đầu giáo dục cho học sinh một số  kỹ  năng phù hợp   với từng môn học và từng lớp học tuy nhiên chưa thực sự  chú trọng đến việc  rèn luyện hành vi, thói quen cho các em trong cuộc sống hằng ngày.  Số ít học sinh nhút nhát, thiếu tự tin, không dám trình bày ý kiến hay đưa   ra quyết định của mình mà phần lớn là dựa vào các bạn trong sinh hoạt nhóm,  tập thể…  Thực tế học sinh còn thiếu hụt các kỹ năng: Kỹ năng tự tin, kỹ năng giao  tiếp; kỹ năng ứng xử; kỹ năng giải quyết các mâu thuẩn; kỹ năng ra quyết định,   kỹ năng giải quyết vấn đề. Kỹ  năng đặt câu hỏi, kỹ  năng hợp tác.....  học sinh   khi giao tiếp với bạn bè nói trống không, xưng hô chưa lịch sự. Hiện nay kĩ năng  sống của các em còn rất nhiều hạn chế. Trong quá trình giáo dục chúng ta  Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 7
  8. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk thường mới chỉ quan tâm tới việc dạy chữ và chưa quan tâm nhiều tới việc dạy   làm người cho học sinh. Vì vậy việc thích ứng với xã hội, với cuộc sống xung   quanh là một vấn đề khó với các em. Qua điều tra cho thấy tình trạng học sinh   nói tục, chửi bậy, đánh nhau vẫn xảy ra. Trong đó các kĩ năng như  tương trợ  nhau, giao tiếp, diễn đạt trước đám đông được các thầy cô giáo tích cực hình  thành và củng cố  nhưng chưa thể  hiện được nhiều. Học sinh ngày càng thực  dụng, ích kỉ và lười hoạt động hơn.  Giáo viên chủ yếu khai thác các địa chỉ lồng ghép được hướng dẫn theo   tài liệu, ít chịu khó nghiên cứu tham khảo, sưu tầm các mẩu chuyện về kỹ năng  sống cho học sinh tạo hứng thú cho các em khi tiếp nhận. Hiện nay, công tác   chủ nhiệm lớp ở trong nhà trường đôi lúc chưa được quan tâm đúng mức. Giáo   viên mỗi người hiểu, tiếp cận và thực hiện một cách khác nhau. Nhiều giáo viên   vẫn coi nhẹ  công tác chủ  nhiệm lớp từ  đó cũng coi nhẹ  việc rèn các kĩ năng   sống cho học sinh.  Việc tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại ít( Mới chỉ dừng lại cho  học sinh cuối cấp nên các em ít được trải nghiệm   những tình huống thực tế  hàng ngày. Các tiết học chủ  yếu giáo viên tổ  chức trong lớp học, chưa mở  rộng   không gian học tập ra môi trường xung quanh, ra ngoài lớp học. Một vài giáo viên vẫn chưa thực sự  đổi mới phương pháp và  nhận thức  nên chưa chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống vào bài học mà làm qua loa,  đối phó trong giáo án khi bài có nội dung lồng ghép. Các câu lạc bộ trong nhà trường hoạt động chưa thực sự hiệu quả.   Qua kiểm tra, theo dõi việc đánh giá, giáo dục lồng ghép rèn luyện kỹ  năng  sống cho học sinh có thực hiện tuy nhiên chưa đúng mức, chưa được xem trọng   và hiệu quả đem lại chưa được như mong muốn.  Cụ   thể   qua  khảo   sát:  Một   số   kỹ   năng   tự   phục   vụ   của   học   sinh   lớp   1B( GVCN: Trần Thị Vân­ năm học 2015 2016 về kỹ năng tự phục vụ: Học sinh  biết soạn Sách giáo khoa, vở theo đúng thời khóa biểu; Tự giác học bài( 18 em).  Chưa tự giác(9 em). Một số kỹ năng ở lớp 3C: Quan sát học sinh thảo luận nhóm trong tiết Tự  nhiên& xã hội( 21/32 em tham gia thảo luận tích cực; 9 em còn chưa tích cực  hợp tác… ­ Số lần tổ chức, số em tham gia chưa nhiều, cụ thể như sau: Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 8
  9. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk Số lượng học  Năm học TS HS Nội dung Số lần tổ chức. sinh tham gia 1.Tổ   chức   sinh   hoạt  ngoài   giờ   lên   lớp   theo  4 325 từng   chủ   điểm   hàng  tháng.  2.Tổ   chức   thi   tìm   hiểu  1 130 ATGT  2014­2015 742           325 3.Tổ   chức   ngoại   khóa  3 theo nội dung đăng ký ( Khối 3+4+5) 4.Kể   chuyện   đạo   đức  0 0 Bác Hồ 5.Tổ   chức   chơi   các   trò  1 130 chơi dân gian Vậy làm thế  nào để  chỉ  đạo tốt giáo dục kỹ  năng sống cho học sinh, tôi   xin đưa ra một số giảo pháp , biện pháp sau: 3. Giải pháp, biện pháp:   a, Mục tiêu  của giải pháp:  Mục đích của quá trình chỉ  đạo giáo dục kỹ  năng sống  là  chỉ  đạo giáo   viên, các đoàn thể, các bộ  phận  trong nhà trường nhằm trang bị  cho học sinh  những kỹ năng cơ bản, cần thiết nhất để các em có thể thích ứng với cuộc sống  của xã hội thời hiện đại, luôn có những thay đổi trong điều kiện của một xã hội   đang trên đà phát triển và hội nhập. Đặc biệt rèn luyện kĩ năng sống cho học   sinh được xác định là một trong những nội dung cơ  bản của Phong trào thi đua  “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”  Chính vì vậy, mỗi trường học đều tùy thuộc vào điều kiện tình hình thực  tế của nhà trường để tổ chức triển khai. Vì thế, để hoạt động giáo dục kĩ năng   sống cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất thì nhà trường cần phải tìm tòi, tự đặt  ra các mục tiêu cụ thể và xây dựng các biện pháp chỉ đạo, quản lí hợp lí, để từ  đó đề ra chương trình hành động cho nhà trường. Mặt khác, việc đề ra các biện  pháp chỉ đạo này, cũng giúp cho người quản lí nắm vững hoạt động quản lí giáo   dục kĩ năng sống, hiểu biết sâu sắc về những giá trị sống cần giáo dục cho học  sinh, xây dựng đội ngũ và phát triển cơ sở vật chất, tư liệu bồi dưỡng cho giáo  viên, hướng tới xây dựng tiền đề  và tạo môi trường giáo dục kĩ năng sống cho   học sinh phù hợp. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 9
  10. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk b, Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. Biện pháp thứ 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học   sinh. Như  chúng ta đã biết kỹ  năng sống không phải là ngày một ngày hai,  không phải nói giáo dục là có kỹ năng sống ngay mà phải trải qua một quá trình  rèn luyện các hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành kỹ  năng và kỹ  năng chỉ  có được thực sự  khi các em thể  hiện các hành vi, kỹ  năng đó vào các  tình huống cụ thể hay trong cuộc sống hàng ngày. Vì cần phải có kế  hoạch cụ  thể dài hạn  cho từng năm học và kế  hoạch phải phân tích được thực trạng kỹ  năng sống của học sinh trong nhà trường và đề ra các mục tiêu cụ thể, bắt đầu  những kỹ năng thông dụng nhất như:  Trước tiên, phải xác định nhu cầu tức các kỹ  năng mà học sinh ở  trường   còn thiếu dựa vào thực trạng thực tế của nhà trường làm căn cứ để xây dựng kế  hoạch phù hợp.  Bước đầu ta giáo dục cho các em có cách xưng hô, chào hỏi, kỹ năng giao   tiếp lịch sự và lễ phép với mọi người….          Thành lập các câu lạc bộ: Câu lạc bộ vẽ, khoa học, âm nhạc, thể thao …..  để phát triển kỹ năng cho học sinh.         Xây dựng các thiết chế văn hóa ứng xử trong nhà trường; xây dựng nội quy   trường lớp (có thể  gợi ý cho học sinh tham gia đề  xuất một số  điều trong nội  quy của lớp/ trường) và tổ  chức cho học nội quy vào đầu mỗi năm học. Đồng  thời cần nêu cao tính gương mẫu trong các hoạt động giao tiếp  ứng xử  hàng   ngày trước học sinh như  : cách  ứng xử  giữa cán bộ  quản lý ­  giáo viên; giữa   giáo viên– giáo viên ; Giáo viên – học sinh; quản lý, giáo viên  và phụ huynh …. Biện pháp 2. Nâng cao nhận thức cho cán bộ  giáo viên về  kiến thức   giáo dục kỹ năng sống.  Để  việc dạy học giáo dục kỹ  năng sống thống qua các môn học có hiệu  quả  và phù hợp với đối tượng học sinh trong nhà trường, trước tiên cần bồi  dưỡng cho giáo viên  thông qua hình thức tuyên truyền: Bằng nhiều kênh thông tin khác nhau như: cung cấp văn bản cầm tay, tổ  chức sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tập thể hoạt động giáo dục ngoài giờ lên   lớp, sinh hoạt dưới cờ, chương trình phát thanh măng non hay tiết sinh hoạt   đội….. chúng tôi đã tổ  chức tuyên truyền đến toàn thể  cán bộ  giáo viên, nhân   viên, phụ huynh và học sinh biết về chủ trương của Đảng về đổi mới toàn diện   giáo dục. Nội dung tuyên tuyền tập trung nêu và phân tích một số  thực trạng   Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 10
  11. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk thiếu hụt các kỹ  năng sống của học sinh, những  ảnh hưởng của việc thiếu các  kỹ năng sống cơ  bản và tầm quan trọng của việc phải dạy lồng ghép tích hợp   giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học.  Bồi dưỡng thông qua hình thức tổ chức tập huấn: Muốn thay đổi nhận thức của giáo viên thì trước tiên người cán bộ  quản   lý, những người đứng đầu nhà trường phải thay đổi, phải đổi mới: thay đổi từ  suy nghĩ, hành động, luôn gương mẫu trong mọi hoạt động trước giáo viên, học   sinh và phụ huynh học sinh; đổi mới cách làm, cách quản lý: Để mang lại hiệu   quả  cao trong các buổi tập huấn, trước tiên người cán bộ  cần phải nghiên cứu   kỹ các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của các cấp về việc dạy học lồng ghép nội  dung giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học để  xây dựng kế  hoạch tập  huấn đầy đủ, chỉ  tập trung những nội dung cần thiết và trọng tâm để  giáo viên  nắm và hiểu được đó là: ­,Khái niệm về kỹ năng sống; ­ Phân loại kỹ năng sống (cần lựa chọn các kỹ năng phù hợp với lứa tuổi   học sinh tiểu học và thực trạng của nhà trường, những kĩ năng sống cần giáo  dục cho học sinh tiểu học như đối với bản thân: sống giản dị, trung thực, tiết  kiệm, tự lập; trong quan hệ với người khác: yêu thương, đoàn kết, hỗ trợ, khoan  dung, lễ  độ, biết  ơn; quan hệ  với công việc: siêng năng, kiên trì, tôn trọng kỉ  luật, năng động, sáng tạo, hợp tác; quan hệ  với cộng đồng dất nước: yêu quê   hương, đất nước, kỉ năng làm việc nhóm, kỉ năng sinh tồn..., yêu thiên nhiên, hòa  hợp với tự nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên...)  ­ Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà  trường ; ­ Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường;  ­ Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở từng khối lớp cụ thể, đồng  thời hướng dẫn giáo viên sử  dụng một số phương pháp, kỹ  thuật dạy học mới   … Bằng kinh nghiệm sống của mình, qua học hỏi kinh nghiệm với các đồng  nghiệp, những trải nghiệp của bản thân và các tài liệu được cung cấp và xuất   phát từ  điều kiện thực tế  của nhà trường về  đội ngũ giáo viên, đối tượng học   sinh, đặc biệt là sự  phát triển về  kinh tế  xã hội  ở  địa phương để  hướng dẫn   giáo viên cách thiết kế bài soạn: về xây dựng mục tiêu, cách tiếp cận nội dung  phương pháp dạy lống ghép kỹ năng sống có hiệu quả.  Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 11
  12. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk Bồi dưỡng thông qua hình thức tổ  chức các chuyên đề, sinh hoạt chuyên  môn: Ban giám hiệu thường xuyên dự  giờ, thăm lớp kiểm tra đánh giá giờ  dạy  của giáo viên theo định kỳ, đột xuất, đánh giá trên các phương diện như phương   pháp truyền đạt, nội dung kiến thức, liên hệ thực tế, không khí lớp học, sự tham   gia tích cực của học sinh vào các hoạt động học tập và đặc biệt chú trọng đến  việc hướng dẫn học sinh có năng lực tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh   giá kết quả học tập lẫn nhau.. . Bên cạnh đó, nhà trường và các tổ bộ môn, khối   lớp cũng thường xuyên tổ  chức các buổi chuyên đề  nhằm trao đổi và nâng cao   chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua công tác chủ  nhiệm lớp:   Mỗi đồng chí giáo viên  phải làm tốt vai trò của giáo viên chủ  nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý học  sinh. Là người hiểu rõ học sinh hơn ai hết . Việc hình thành nhân cách và những  hành vi tốt, xấu của học sinh đều phụ thuộc vào quá trình giáo dục của  GVCN. Chẳng hạn như:  học sinh đánh nhau, trốn học chơi điện tử, không học  bài, làm bài, nghịch ngợm vv…GVCN đều nắm rất rõ. Do đó ngay từ đầu năm học, GVCN phải thường xuyên chú ý đến hành vi của  từng học sinh. Qua công việc hàng ngày ,GVCN  kiểm tra việc học, việc thực  hiện nội qui trường, lớp của học sinh. Từ đó, kịp thời uốn nắn sửa chữa khi học  sinh có thái độ, hành vi đạo đức không tốt.   Biện pháp 4: Tăng cường công tác bồi dưỡng cho giáo viên về  nội   dung, phương pháp dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông   qua các môn học và các hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên lớp. Để  nâng  cao  chất   lượng   đội  ngũ  giáo  viên,  nhà  trường  đã  đề  ra  một  chương trình cụ thể theo các phân đoạn thời gian với các nội dung chính như: ­ Dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học: Ở  trường tiểu học giáo dục kỹ  năng sống có thể  thực hiện lồng ghép   trong tất các môn học tuy nhiên để  định hướng cho giáo viên cách tiếp cận dễ  dàng Bộ giáo dục đã ban hành tài liệu hướng dẫn và gợi ý một số  kỹ  năng cần   giáo dục ở một số môn học, địa chỉ cụ thể để  thuận lợi cho các cấp quản lý và   giáo viên làm cơ sở giáo dục cho học sinh cụ thể: Ở lớp 1,2, 3: Giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép vào các môn: Tiếng   việt, đạo đức, TNXH. Ở  lớp 4,5: được hướng dẫn lồng ghép vào các môn:  Tiếng việt; Khoa   học, đạo đức. Trong quá trình bồi dưỡng, nhận thấy phương pháp cũng như  phương  tiện dạy học, điều kiện dạy học đóng vai trò không nhỏ. Vì vậy, để giáo dục kỹ  Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 12
  13. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk năng sống cho học sinh có hiệu quả  nhà trường đã nâng cao vấn đề  tập trung   đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên thông qua các buổi tập huấn, sinh  hoạt chuyên môn chúng tôi giới thiệu cho giáo viên các phương pháp, kỹ  thuật   dạy học tích cực. Thực tế đã cho thấy có phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy   học có ưu thế  trong việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh có thể  sử  dụng để  giáo dục kỹ  năng sống cho học sinh trong dạy các môn học và hoạt   động giáo dục ngoài giờ lên lớp.  Phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp dạy học theo nhóm; phương  pháp nghiên cứu các trường hợp điển hình; phương pháp giải quyết vấn đề;  phương pháp đóng vai; phương pháp trò chơi. Đồng thời khi tổ chức các hoạt động dạy học giáo viên nên sử  dụng các   kỹ thuật dạy học tích cực như: Kỹ thuật chia nhóm; kỹ thuật giao nhiệm vụ; kỹ  thuật đặt câu hỏi; kỹ  thuật khăn trải bàn; kỹ  thuật “phòng tranh”; kỹ  thuật “  công đoạn”…. Để việc lồng ghép không tạo thêm áp lực cho giáo viên và quá tải đối với  học sinh, chúng tôi đã chỉ  đạo tuyệt đối không thêm nội dung vào bài học mà   trên cơ  sở  nội dung của từng bài giáo viên cần dựa căn cứ  vào thực trạng của  học sinh để xác định các kỹ năng cần lồng ghép giáo dục cho học sinh thông qua  nội dung bài học đó bằng cách sử  dụng các phương pháp dạy học và kỹ  thuật   dạy học tích cực để  cung cấp kiến thức cho học sinh một cách tự  nhiên, nhẹ  nhàng, thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ  chức tạo   hứng thú cho học sinh tham gia vào tiết học sôi nổi đồng thời giúp học sinh nắm  và hiểu thêm được các kỹ  năng cần thiết trong cuộc sống. Như  vậy trong một   tiết dạy giáo viên đồng thời đã thực hiện được hai mục tiêu đó là trang bị  kiến   thức và giáo dục kỹ năng sống cho các em. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống và dự  giờ  thăm lớp, tôi đã cùng với các tổ  trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên   cách thực hiện lồng ghép sao cho có hiệu quả, tránh tình trạng giáo viên lạm   dụng sa đà quá về các nội dung giáo dục kỹ năng mà quên đi phần kiến thức.  Ví dụ : Bài: PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI”  Khoa học lớp 5.     Sau bài này, HS có khả năng:         ­ Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm  cần chú ý để phòng tránh bị  xâm hại.         ­Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 13
  14. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk         ­Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ  bản thân khi bị xâm hại. * GDKNS: Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm  hại. Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị  xâm hại. Kĩ năng tìm sự giúp đỡ nêu bị xâm hại. II/Chuẩn bị:  ­Hình trang 38, 39 sgk. Một số tình huống để đóng vai. III/Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ:  Thái độ đối với người nhiễm  HS trả lời. HIV. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Phòng tránh bị  HS mở sách. xâm hại Hoạt động khởi động:  HS cả lớp tham gia. Trò chơi “ Chanh chua, cua cắp” B1: Tổ chức và hướng dẫn. B2: Thực hiện như hướng dẫn của giáo  viên. GVhỏi: Các em rút ra bài học gì qua trò  chơi? HS thảo luận và trả lời  Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận câu hỏi. B1: ­Nhóm trưởng điều khiển quan sát các  hình 1, 2, 3 trang8 sgk và trao đổi nội dung  từng hình. ­Nhóm trưởng điều khiển thảo luận câu hỏi  tr 38 sgk. HS đại diện nhóm. B2: GV gợi ý để HS đưa thêm một số tình    huống khác với những tình huống các nhóm  đang thảo luận. B3: Đại diện từng  nhóm trình bày, nhóm  khác bổ sung HS thảo luận và trả lời  GV kết luận:  câu hỏi. Hoạt động 2: Đống vai “ Ứng phó với  HS đại diện nhóm. nguy cơ bị xâm hại”   B1: GV giao nhiệm vụ cho nhóm. N1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà  cho mình? N2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào  nhà? N3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo  Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 14
  15. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu với  bản thân...? B2: Từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ  sung. HS tham gia. ­GV cho cả lớp thảo luận  câu: Trong  trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần phải  làm gì? HS lắng nghe. GV kết luận:. Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy B1: ­ GV hướng dẫn học sinh Vẽ bàn tay  của mình trên giấy và ghi tên một người tin  cậy trên một ngón. B2: HS trao đổi hình vẽ của mình với bạn  bên cạnh. B3: HS trình bày hình vẽ của mình với cả  lớp. GV kết luận: sgv. 3. Củng cố ­dặn dò: Hệ thống nội dung đã học Bài sau: Phòng tránh TNGTĐB Qua việc dạy bài Phòng tránh bị xâm hại: Sau khi tiết dạy kết thúc. Chúng   tôi tổ  chức góp ý, rút kinh nghiệm, phân tich những  ưu điểm, hạn chế. Những   kỹ năng đã lồng ghép trong bài, những nội dung đạt được về mặt kỹ năng trong  ứng xử tình huống... Việc sử dụng các phương pháp, và kỹ thuật dạy học tích cực này rất hiệu   quả, đã phát huy được tính tích cực tư duy sáng tạo của học sinh, các em không  thụ động mà tham gia vào hoạt động học tập rất tự nhiên. Đối   với   hoạt   động   giáo   dục   ngoài   giờ   lên   lớp,   tập   trung   chỉ   đạo   tổ  chuyên môn, Tổng phụ trách đội xây dựng kế hoạch sinh hoạt ngoài giờ lên lớp   phù hợp với từng chủ đề  chủ  điểm tạo cơ  hội cho các em tham gia giải quyết   các tình huống trong cuộc sống, giao tiếp  ứng xử với bạn bè và thầy cô hay tinh   thần làm việc trong nhóm …. Nội dung và hình thức cần được thay đổi tránh lặp   đi lặp lại  hình thức dẫn đến các em nhàm chán, không thu hút sự  tham gia của  học sinh: ví dụ: Tháng 9, 10: Chủ đề tìm hiểu truyền thống nhà trường chúng ta  có thể hướng dẫn các em tham quan cảnh quan nhà trường, phòng truyền thống,   giới thiệu về khuôn viên trường lớp , những thể hệ cán bộ quản lý qua các thời  kỳ  hay những thành tích đã đạt được từ  khi thành lập và giáo viên có thể  chia   theo từng nhóm để học sinh quan sát sau đó yêu cầu học sinh ghi chép hoặc báo  Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 15
  16. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk cáo lại các thông tin đã thu thập được. Bên cạnh đó tổ  chức cho học sinh  ở tất  cả các khối lớp thi Rung chuông vàng, thi Kể chuyện theo sách hay Hái hoa dân  chủ …Qua các hoạt động này không những các em được mở mang kiến thức về  các lĩnh vực mà các kỹ năng của học sinh được tôi luyện và  phát triển. Biện pháp 5.  Bồi dưỡng cho HS về phong cách học, phương pháp tự   học, phương pháp làm việc với tài liệu học tập và với đồ  dùng học tập và   năng lực tham gia các hoạt động  tập thể, hoạt động xã hội. Trong 4 nội dung giáo dục mà tổ chức Unessco đề ra thì có ba nội dung đó  là “học để biết, học để  làm, và học để  chung sống ". Việc đào tạo cho các em  năng lực tự  học và khả  năng làm việc nhóm cũng có thể  là một kĩ năng để  các  em “biết”, và để  cộng tác. Muốn làm được điều này, từ  phía nhà trường cần  phải có các chương trình hành động cụ thể: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu mang   tính thời sự, thi đua trực tiếp giữa các khối lớp, đề  ra nhiều chủ  đề  dàn trải   trong các tháng , chỉ  đạo giáo viên tổ  chức cho học sinh thực hiện  ở  từng khối  lớp. Sau khi có chương trình hành động, các giáo viên hướng dẫn, với vai trò là   người chỉ  đạo, sẽ  cho các em lựa chọn hình thức, cách thức tham gia, cho học   sinh thành lập nhóm, lập ra ban chỉ đạo nhóm và đề xuất hướng thực hiện. Giáo  viên sẽ  giám sát quá trình các em thực hiện (chứ không làm thay), đồng thời sẽ  có những góp ý, chỉ dẫn hợp lí để giúp đỡ các em. Tổ chức thi tập trung giữa các tập thể, các nhóm lớp.  Lúc này, vai trò của  người thầy sẽ như là một giám khảo, một khán giả .           Biên pháp 6.  XD mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa giáo viên – học   sinh, học sinh – học sinh và giáo viên – giáo viên. Với nội dung này, chúng tôi đã tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề giáo   dục kĩ năng sống (có chuyên viên Phòng giáo dục; có các trường trong khối thi   đua số  6 và các tổ  khối trưởng của trường tham dự  được tổ  chức vào tháng 2  năm 2016). Qua dự giờ, báo cáo chuyên đề đã được Phòng và khối đánh giá cao.   Qua đó các giáo viên được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Đề  ra các tình huống  có thật và cả trên lí thuyết để các giáo viên cùng nhau tìm cách xử lí... Tổ  chức các buổi tư  vấn tâm lí với mô hình nhỏ  (lớp học, khối học...),  xây dựng các hộp thư  tâm lí, hộp thư  điện tử, trao đổi qua “Trường học kết  nối”...để các em có nhiều cơ hội, thời gian giãi bày với giáo viên của mình, giải  tỏa kịp thời những bức xúc, căng thẳng... Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 16
  17. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk Tổ  chức các chương trình ngoại khóa, tham quan thực tế  một số  khu di  tích lịch sử văn hóa trên huyện, đây là dịp để  giáo viên và giáo viên, học sinh và  học sinh có thời gian xích lại gần nhau nhiều hơn, qua những hoạt động này,  thầy trò cùng nhau đề xuất kế hoạch, chương trình và cùng nhau thực hiện...có   thể coi như một quá trình chung sức. Biện pháp 7.  Quản lí quá trình sư phạm và môi trường học tập. Để quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả và  tạo môi trường học thân thiện, từ  phía nhà trường chúng tôi đã chủ  động tiến  hành đồng bộ các biện pháp như: tích cực ­ xây dựng môi trường thân thiện: lớp  học thân thiện, trường học thân thiện, cộng đồng thân thiện thông qua các hoạt  động tập thể. Xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt để  tiến tới thành lập tổ  tư  vấn tâm lí học đường trong trường học với mục đích hướng dẫn, tâm sự  với  học sinh; Chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm lớp; Làm cầu nối để tổ chức giao lưu  giữa các lớp, các tổ chức, đoàn thể trong trường; Làm cầu nối giữa nhà trường  và gia đình. Mở mang tri thức ngoài giờ  học cho các em thông qua việc tổ chức  các buổi đọc sách tập thể  tại thư  viện, ngày hội đọc sách do Room tài trợ, rèn  luyện ý thức tập thể và tinh thần cống hiến cho học sinh thông qua tổ chức các   phong trào xây dựng trường xanh sạch đẹp qua các mô hình chăm sóc cây xanh,  trang   trí   lớp   học.   Đồng   thời   có   sự   phối   hợp   với   công   an,   chính   quyền   địa   phương, các đoàn thể  xã hội  ở  địa phương để  nắm bắt tình hình và ngăn chặn  không để  bạo lực trong trường học, mục đích là để  tạo ra một môi trường an  toàn­ an lành­ yên tĩnh trong học đường. c, Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp. Muốn thực hiện có hiệu quả việc chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho học   sinh bằng các biện pháp như đã nêu trên, trước hết các giải pháp thực hiện cần  có mối liên kết lôgich với nhau, sắp xếp phù hợp để thực hiện  và có sự hỗ trợ  lẫn nhau. d. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị  khoa học của vấn đề  nghiên cứu Sau nhiều năm trường Lê Lợi được các đồng chí cán bộ  quản lý   tiền  nhiệm chỉ  đạo. Sự  tiếp cận , học hỏi, thừa hưởng và đức rút kinh nghiệm sau  hơn 2 năm của bản thân tôi, có thể nói trường tiểu học Lê Lợi đã có thêm những  kết quả khả quan thể hiện trên các phương diện tinh thần lẫn con số cụ thể Đó  Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 17
  18. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk là học sinh ngoan, lễ phép, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong từng tình huống cụ  thể, đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp, trình bày rõ ràng, một số  em tự  tin khi   thuyết trình trước tập thể, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh đối tượng,   ứng xử thân thiện với bạn bè, tinh thần làm việc nhóm tích cực. … Nhà trường  đã thực hiện được nhiều mô hình, chương trình giáo dục kĩ năng sống cụ  thể  triển khai đến từng khối lớp, số lượng các buổi ngoại khóa tăng lên, các chỉ số  về học tập, tâm lí, độ ưa thích qua các cuộc khảo sát tập thể đã có sự  thay đổi  tích cực, công tác duy trì số lượng học sinh hàng năm đạt 100%. Trong trường, việc chấp hành nội quy, quy định được học sinh thực hiện  nghiêm túc. Trong những năm vừa qua, không có học sinh vi phạm nội quy, quy   định của trường,  an ninh chính trị  trong trường được giữ  vững. Đây thực sự  là  môi trường học tập tốt để phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình. 1,Kết quả đạt được sau thực hiện giải pháp:(Khảo sát ở các lớp)  * Ví dụ  về  điều tra “Một số  kỹ  năng tự  phục vụ  của học sinh lớp 1A ­ GVCN: Lâm Thị Nam­ năm học 2016 2017 về kỹ năng tự phục vụ: Học sinh đã  biết soạn Sách giáo khoa, vở theo đúng thời khóa biểu; Tự giác học bài(28 em).   Chưa tự giác(2 em). Một số kỹ năng ở lớp 3B: Quan sát học sinh thảo luận nhóm trong tiết Tự  nhiên& xã hội( 29/30 em tham gia thảo luận tích cực; 1 em còn chưa tích cực  hợp tác… 2, Sau đây là bảng số liệu qua khảo nghiệm thực tế qua các năm. *  Bảng 1: Chất lượng giáo dục Kỹ  năng sống (2 năm)2015­2016 và 2016­   2017  Bảng 1: Số lượng các buổi ngoại khóa; NGLL và số lượng học sinh tham   gia qua các năm: Số lượng học  Năm học TS HS Nội dung Số lần tổ chức. sinh tham gia 2015­2016 750 1.Tổ   chức   sinh   hoạt  ngoài   giờ   lên   lớp   theo  6 750 từng   chủ   điểm   hàng  tháng.  2.Tổ   chức   thi   tìm   hiểu  1 145 ATGT  Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 18
  19. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk 3.Tổ   chức   ngoại   khóa  5       750 theo nội dung đăng ký 4.Kể   chuyện   đạo   đức  1 25 Bác Hồ 5.Tổ   chức   chơi   các   trò  1 479 chơi dân gian 6. Tham quan các di tích  1 145 lịch sử tại Tỉnh Đăk Lăk 1.Tổ   chức   sinh   hoạt  ngoài   giờ   lên   lớp   theo  7 703 chủ điểm hàng tháng.  Tháng 11­ Khối  5­ 50 em thi(703  em xem và cổ vũ) ­ Tháng 12­ Khối  4­50 em thi­ 141  em khán giả. 2016­ 2017 2.Thi Rung chuông vàng 5 ­ Tháng 1­ Khối  703 3­50 em thi. (đến tháng  3 năm 2017) ­Tháng 2­ Khối 2­  50 em thi­ 160 em  cổ vũ) ­ Tháng 3: Khối  1­ 50 em. 3. Thi kể chuyện 1 50 em 4. Tổ  chức ngày hội đọc  1 703 em sách. 5. Thành lập câu lạc bộ  1 20 em em yêu Nhạc Nhờ tăng cường công tác tổ chức giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh ở  các khối lớp mà  nhà trường đã dần hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống,  cách ứng xử, cách quan tâm, chia sẻ và những kỹ năng cần thiết trong học tập,  sinh hoạt tại gia đình và cộng đồng. Một số hình ảnh minh họa các hoạt động. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 19
  20. SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH  Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk                 Thi Tìm nhà thông Thái­ Khối 4 năm học 2015­ 2016. Học sinh xem phim tư liệu tại Bảo tàng Buôn Ma Thuột (Tháng 3 năm 2016) Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2