Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1
lượt xem 2
download
Đề tài đưa ra một số cách vẽ hình đơn giản giúp học sinh lớp 1 nắm bắt và thực hiện vẽ hình tốt hơn; đi sâu nghiên cứu một số cách vẽ hình đơn giản nhưng vẫn đáp ứng được tính thẩm mĩ, tính sáng tạo, sự hài hoà không làm mất đi sự hồn nhiên trong các tác phẩm tạo hình của các em, từ đó nâng cao hiệu quả của việc giáo dục thẩm mĩ nhằm phát triển và giáo dục toàn diện cho các em.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1
- SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1 MỤC LỤC Tên nội dung Trang Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU……………………………………………….… 2 I. Đặt vấn đề ……………………………………………………………....... 2 II. Mục đích nghiên cứu ..…………………………………………………... 2 Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ………………………………….…. 3 I. Cơ sở lí luận ……………………………………………………................. 3 II. Thực trạng của vấn đề …………………………………………………... 4 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề………………................ 5 1. Giúp học sinh biết cách quan sát và nhận xét về hình vẽ...………………. 5 2. Hướng dẫn học sinh kĩ năng vẽ hình trên giấy ô li kết hợp đọc thơ..…….. 5 3. Sử dụng một số thủ thuật trong các tiết dạy vẽ hình cho học sinh……...... 8 3.1. Vẽ bằng cách kết hợp hình cơ bản……………………………………… 8 3.2. Tạo bức tranh từ những bộ phận của cơ thể.……...…............................... 9 3.3. Vẽ các con vật theo hình bàn tay…………………………….……….... 11 IV. Tính mới của giải pháp………………………………………….……… 13 V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ………………………………......... 13 Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ...………………………….... 14 Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 1 Đơn vị: Trường TH Trần Phú
- SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1 I. Kết luận………………………………………………………………....… 14 II. Kiến nghị ……………………………………………………………...... 15 Tài liệu tham khảo …………………………………………………..... ...... 17 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Phát triển thẩm mỹ là một trong những lĩnh vực giáo dục toàn diện trong hệ thống giáo dục hiện nay. Với mỗi trẻ em nói chung, học sinh tiểu học nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, ở đó chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn. Trẻ em thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc hay một bức tranh sinh động. Do đó năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy, việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi nhỏ để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai. Nội dung dạy học môn Mĩ thuật là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ em rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động dạy học mĩ thuật giúp học sinh mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tri giác, hình thành ở các em khả năng tư duy, phát triển xúc cảm tình cảm nhân cách trí tuệ sự khéo léo tính kiên trì, đặc biệt là phát triển khả năng cảm thụ thẩm mỹ, phát triển khả năng sáng tạo phản ánh thế giới xung quanh một cách tích cực, biết yêu quý và trân trọng cái đẹp (tình yêu con người, yêu thiên nhiên, con vật, cỏ cây, hoa lá …). Nó là phương tiện hữu hiệu giúp cho thầy và trò trong việc tổ chức các hoạt động các môn học khác có liên quan trong chương trình dạy và học của lứa tuổi tiểu học, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống hàng ngày của các em. Bản chất của giáo dục thẩm mĩ là hoạt động nghệ thuật, con người luôn vươn tới cái đẹp, vươn tới cái "chân thiện mỹ". Do vậy, người ta càng quan tâm đến sáng tạo nghệ thuật và thưởng thức nghệ thuật, nó có vai trò quan trọng trong đời sống tâm hồn trẻ em. Hoạt động tạo hình đòi hỏi bàn tay khéo léo, óc quan sát tư duy, trí nhớ, sự tưởng tượng…góp phần phát triển trí tuệ, khi tìm tòi khám phá để tạo ra bức tranh đẹp giúp cho học sinh hiểu biết thêm những kiến thức cơ bản và sử dụng hiệu quả trong sản phẩm nghệ Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 2 Đơn vị: Trường TH Trần Phú
- SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1 thuật của mình. Trong tác phẩm tạo hình của trẻ em, người ta có thể nhận thấy được các em muốn nói gì, thể hiện tình cảm gì. Trên thực tế, chất lượng các giờ dạy mĩ thuật ở trường tiểu học chưa cao bởi giờ còn học mang tính khuôn mẫu, áp đặt. Nhất là đối với học sinh lớp 1, sản phẩm của các em còn mang tính rập khuôn, thiếu sự mềm mại và ít có tính sáng tạo. Hơn nữa, hoạt động giáo dục thẩm mĩ đòi hỏi tính kiên trì và sự khéo léo của đôi tay. Thiếu những năng khiếu này nhiều học sinh thường không đủ kiên nhẫn để hoàn thành sản phẩm, việc tạo ra một sản phẩm đúng như suy nghĩ và mong muốn của các em là rất khó. Xuất phát từ những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1”. II. Mục đích nghiên cứu Đề tài đưa ra một số cách vẽ hình đơn giản giúp học sinh lớp 1 nắm bắt và thực hiện vẽ hình tốt hơn. Đề tài đi sâu nghiên cứu một số cách vẽ hình đơn giản nhưng vẫn đáp ứng được tính thẩm mĩ, tính sáng tạo, sự hài hoà không làm mất đi sự hồn nhiên trong các tác phẩm tạo hình của các em, từ đó nâng cao hiệu quả của việc giáo dục thẩm mĩ nhằm phát triển và giáo dục toàn diện cho các em. Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. Trẻ em được ví như mầm non tương lai của đất nước, cần được chăm sóc và học tập. Bác rất yêu thương và quan tâm đến thanh thiếu niên đặc biệt là các em nhi đồng. Câu nói của Bác chứa đựng tất cả tình yêu thương, sự chăm lo của Bác dành cho các em. Trẻ em là tương lai của nhân loại, của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, liên quan chặt chẽ tới những thế hệ kế thừa và tiếp nối. Vì vậy, nâng cao chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội. Việc chăm sóc giáo dục trẻ em phải bắt đầu ngay từ rất sớm và phù hợp với từng độ tuổi. Việc phát triển thẩm mĩ cho trẻ em là một yếu tố quan trọng trong chương trình giáo dục tiểu học, giúp trẻ em phát triển một cách toàn diện hài hoà. Danh họa Picasso có câu nói rất nổi tiếng: “Tôi mất bốn năm để vẽ được như Raphael, nhưng mất cả cuộc đời để vẽ như đứa trẻ”. Mĩ thuật là một bộ môn đòi hỏi tính kiên trì, khéo léo cũng như năng khiếu. Vì vậy, đối Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 3 Đơn vị: Trường TH Trần Phú
- SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1 với những học sinh không có năng khiếu thường tỏ ra ít hứng thú và nhanh bỏ cuộc. Chính vì những đặc điểm riêng biệt ấy người giáo viên phải nắm vững các nguyên tắc tạo hình, biết hướng dẫn học sinh tạo ra sản phẩm mà không gò bó các em. Làm sao để các em cảm nhận việc hoàn thành sản phẩm không có gì là quá khó với khả năng của mình, các em sáng tạo theo ý tưởng của chính bản thân mà không rập khuôn máy móc theo cô, không mất đi sự hồn nhiên của tác phẩm cái mà người lớn không có được. Picasso cũng nêu ra nhận định“Càng vững về kỹ thuật, càng nên đơn giản về kỹ thuật”. Nghĩa là, vẽ hình càng đơn giản hình càng đẹp, người xem dễ cảm nhận mà vẫn không thiếu đi tính sáng tạo, tính thẩm mĩ. Cái quan trọng ở đây là đối tượng được truyền đạt là học sinh lớp 1, cho nên kỹ năng vẽ hình càng đơn giản thì học sinh càng dễ tiếp thu và nắm bắt, sau khi nắm bắt được cách tạo hình các em có thể chủ động tạo ra tác phẩm theo cẩm nhận của riêng mình bởi vì “Tất cả trẻ con đều là nghệ sĩ”. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 1, đây là giai đoạn chuyển giao giữa cấp học mầm non và tiểu học, tuy nhiên sự vận động của các em vẫn ở mức độ thấp (kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán, nặn…còn vụng). Mặt khác vốn ngôn ngữ của các em còn hạn chế, chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy, hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Là cơ sở để phát triển thẩm mĩ và bước mở đầu vững chắc cho năng khiếu trong tương lai. II. Thực trạng của vấn đề Trường Tiểu học Trần Phú nằm ngay trung tâm thị trấn, được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, đa số giáo viên công tác lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục. Học sinh đều học 2 buổi/ ngày, đa số các em trong lớp là con em của người dân trong địa bàn, kinh tế gia đình tương đối ổn định. Các em được làm quen với môn Mĩ thuật ngay từ bậc học Mầm non nên khi bước vào cấp Tiểu học các em đã quen với cách cầm bút, cách vẽ màu và tỏ ra rất yêu thích môn học này. Bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn rất nhiều khó khăn như: Trường có hai phân hiệu nằm tách biệt. Một số phụ huynh làm kinh tế xa các em sống chung với ông bà nên việc học của các em ít được quan tâm, còn phó mặc cho giáo viên và nhà trường. Quan niệm môn Mĩ thuật là môn phụ không cần thiết. Nhà trường còn thiếu các phòng chức năng nên chưa có phòng học riêng đối với môn Mĩ thuật. Tuy trước đó ở cấp học mầm non các em đã được làm quen với môn Mĩ thuật thông qua giờ học tạo hình, song không có giáo viên chuyên biệt nên các em không được hướng dẫn cách bố cục bài vẽ sao cho hợp lí, cách cầm Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 4 Đơn vị: Trường TH Trần Phú
- SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1 bút để vẽ màu sao cho màu mịn màng, cách phối màu sao cho có đậm nhạt. Chính vì thế, những hướng dẫn sai lệch đã ăn sâu vào tâm trí các em làm cho giáo viên dạy mĩ thuật phải mất một quãng thời gian dài để hướng dẫn và điều chỉnh lại cho học sinh của mình. Một số học sinh khi đến lớp quên không mang vở vẽ, màu, bút chì,… thậm chí không có đồ dùng học tập ; một số học sinh hay nói chuyện riêng không tập trung, chưa tích cực trong giờ học. Một vài em học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số chưa qua mẫu giáo, tiếp thu còn chậm hơn so với các học sinh khác. Kĩ năng vẽ hình của mỗi học sinh không đồng đều, một số em còn thụ động, kỹ năng cầm bút, tô, vẽ còn vụng về, chưa điều khiển được bàn tay khi sử dụng bút chì, bút màu… Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh có hứng thú với giờ học cũng như học sinh hoàn thành tốt bài vẽ rất thấp do kĩ năng vẽ hình của các em còn yếu. Cụ thể kết quả khảo sát học sinh khối 1 học kì I năm học 2017 – 2018 (tại điểm chính) như sau: Tổng số Chưa có kĩ Nắm được kĩ Kĩ năng Có sáng tạo học sinh năng vẽ hình năng vẽ hình vẽ hình tốt trong bài vẽ 20 em 47 em 20 em 10 em 97 em 20,6% 48,5% 20,6% 10,3% Từ kết quả khảo sát và qua quá trình nghiên cứu giảng dạy, tôi đã tìm ra một số giải pháp, biện pháp nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng vẽ hình như sau. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 1. Giúp học sinh biết cách quan sát và nhận xét về hình vẽ Quá trình dạy học sinh nhận biết, quan sát và phân tích là một quá trình quan trọng trong tiết dạy mĩ thuật. Học sinh có nhận biết và nắm vững đối tượng tạo hình thì mới có thể tạo ra một sản phẩm tốt. Khi hướng dẫn học sinh quan sát và phân tích đối tượng tạo hình, tôi đi vào những đặc điểm đặc trưng nhất của đối tượng, tôi hướng dẫn học sinh quan sát từ hình ảnh chính đến hình ảnh phụ, từ khái quát đến chi tiết giống như trình tự vẽ, bỏ qua các chi tiết vụn vặt, rườm rà. Tập trung sự chú ý của học sinh vào những vấn đề cốt yếu. Nhận biết từng bộ phận theo dạng hình học, các nét cơ bản. Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh nhận biết con gà trống, trước tiên tôi cho quan sát tranh gà trống, gà mái và gà con để giúp các em phân biệt các loại gà và tên gọi. Sau đó cho các em so sánh sự giống và khác nhau giữa gà trống, Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 5 Đơn vị: Trường TH Trần Phú
- SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1 gà mái và gà con. Từ đó học sinh nắm vững đặc điểm đặc trưng của gà trống. Khi cho học sinh quan sát con gà trống tôi hướng dẫn các em quan sát nhận biết các bộ phận chính (thân, đầu, chân và cánh) rồi đến bộ phận phụ (mắt, mào, mỏ, đuôi…) nhận biết hình dáng của bộ phận chính phụ, màu sắc chung của gà rồi mới đến màu sắc của từng bộ phận, tránh việc quan sát quá chi tiết làm các em mất tập trung và cảm thấy phức tạp. Tôi chuẩn bị đồ dùng dạy học mang tính thẩm mĩ cao, đối với tranh quan sát tranh phải đẹp và giống thật có phong cảnh xung quanh cho sinh động. Nhưng đối với phần hướng dẫn cách vẽ tôi vẽ đơn giản không chi tiết cầu kì, dễ hiểu dễ thực hiện nhưng vẫn mang đặc điểm đặc trưng của con gà trống. 2. Hướng dẫn kĩ năng vẽ hình trên giấy ô li kết hợp đọc thơ Đối với học sinh lớp 1, các em bắt đầu học chữ và tập viết chữ nên các em đã được làm quen với giấy có ô li. Khi dạy tập viết, giáo viên hướng dẫn cho học sinh nhận biết dòng kẻ, hàng, ô li, điểm bắt đầu, điểm kết thúc, độ cao, khoảng cách giữa các con chữ, tiếng, từ,… Việc điều khiển nét bút của các em còn vụng về nên vẽ trên giấy ô li, hoặc giấy có kẻ ô vuông sẽ giúp các em dễ thực hiện hơn so với vẽ trên giấy trắng ngay từ đầu. Đầu tiên, tôi dạy các em vẽ bằng bút chì những hình ảnh từ đơn giản như : ngang, xiên, đứng đến phức tạp như cong, tròn, lượn (tuỳ theo năng lực của học sinh). Sau đó khuyến khích học sinh tự vẽ màu theo ý thích. Biện pháp hỗ trợ đắc lực cho giáo viên là đọc thơ khi hướng dẫn cách vẽ nhằm gây chú ý. Những câu thơ đơn giản, ngộ nghĩnh, dễ thương giàu hình ảnh phù hợp với nội dung bài học có tác dụng làm hoạt động tạo hình trở nên hấp dẫn hơn, học sinh sẽ dễ nhớ trình tự thực hiện và cách thực hiện (bài thơ có thể tự sưu tầm hoặc sáng tác) Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh vẽ những chấm tròn (gọi là giọt mực), vẽ nét thẳng kết hợp chấm tròn (gọi là hàng cọc), vẽ nét xiên (gọi là hàng rào nghiêng), vẽ nét cong và nét móc câu (gọi là chiếc dù), vẽ nét uốn lượn gọi là sóng biển). Yêu cầu học sinh vẽ dấu chấm tròn ở mỗi góc của ô li một cách đều đặn. Giáo viên làm mẫu kết hợp đọc bài thơ “Giọt mực”, sau đó yêu cầu các em vừa đọc thơ vừa thực hiện (Hình 1) Một giọt mực rơi Hai giọt mực rơi Ở mỗi góc vuông Thành những chấm tròn Trên nền giấy trắng. Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 6 Đơn vị: Trường TH Trần Phú
- SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1 Hình 1 Đối với bài 2 “Vẽ nét thẳng” : + Yêu cầu học sinh vẽ từng nét xiên chéo trong một ô li hoặc hai ô li kết hợp đọc bài thơ “Hàng rào xiên” (Hình 2) Gió thổi, hàng rào ngả nghiêng. Nó không đổ, mà chỉ nằm xiên. Hình 2 + Cho học sinh vẽ nét ngang kéo dài kết hợp với các chấm tròn đều đặn ở mỗi góc ô li trên nét ngang kết hợp đọc bài thơ “Chuỗi hạt”. (Hình 3) Ta kéo thẳng một đoạn chỉ dài, Mỗi góc vuông chấm một chấm son. Sợi chỉ xuyên qua những viên ngọc tròn, Thành chuỗi hạt dài tặng bạn thỏ con. Hình 3 + Cho học sinh vẽ các chấm tròn đều đặn ở mỗi góc ô li sau đó vẽ các nét thẳng đứng nối với các chấm tròn kết hợp đọc bài thơ “Hàng cọc”. (Hình 4) Một chấm tròn nằm ở góc Thêm nét dài thành cái cọc Một chiếc nữa đứng song song Vẽ thêm nhiều thành hàng cọc. Hình 4 Sau khi học sinh vẽ thành thạo các nét, tôi chuyển sang hướng dẫn vẽ kết hợp nét. Hình vẽ được cách điệu hết sức đơn giản, dùng các nét cơ bản Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 7 Đơn vị: Trường TH Trần Phú
- SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1 nối lại với nhau tạo thành rau, củ, quả phù hợp với nhận thức theo độ tuổi và lôi cuốn trí tưởng tượng sáng tạo của các em. Ví dụ: Khi dạy bài 5 “Vẽ nét cong” tôi hướng dẫn các em như sau : Vẽ cây nấm thì mũ nấm vẽ nửa hình tròn (thực hiện kết hợp nét cong và nét ngang), thân nấm có thể vẽ một hình tròn hoặc hình vuông (Hình 5). Và đọc bài thơ “Cây nấm”. Nếu bạn vào rừng Đến những gốc thông Có nhiều nấm đấy Còn vẽ lên giấy ? Một nửa vòng tròn Như chiếc mũ con Thành cái tán nấm Thân thì dễ lắm, Hình 5 Hình tròn hoặc vuông. Vẽ quả dưa hấu: tôi hướng dẫn các em vẽ hình ô voan nằm ngang kết hợp vẽ nét cong và các chấm tròn, dạy các em đọc bài thơ “Quả dưa hấu” (Hình 6) Ô – voan xếp thành hàng Giữa những ô giấy kẻ Dưa lớn và dưa bé Đều có cuống cuộn tròn Như đuôi chú heo con Đang nằm phơi dưới nắng. Hình 6 Phương pháp dạy học sinh vẽ trên giấy kẻ ô vuông có kết hợp đọc thơ sẽ hình thành ở các em sự ham thích, hứng thú bền vững, giúp phát triển vận động tay làm cho bàn tay ngày càng khéo léo, thị giác ngày càng tinh nhạy, giúp các em định hướng không gian tốt. Đồng thời đây còn là một phương tiện tốt giúp phát triển khả năng chú ý, trí nhớ có chủ định và phát triển ngôn ngữ cho các em. 3. Sử dụng một số thủ thuật trong các tiết dạy vẽ hình cho học sinh Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 8 Đơn vị: Trường TH Trần Phú
- SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1 3.1. Vẽ bằng cách kết hợp hình học cơ bản Để giúp học sinh khi vẽ biết cách kết hợp hình học cơ bản đòi hỏi giáo viên phải nắm vững bản chất, quy trình vẽ hình và phải có tính sáng tạo cao. Tôi cách điệu hình bằng cách kết hợp các dạng hình học cơ bản như hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình ô voan, tạo thành các hình vẽ đơn giản để học sinh dễ thực hiện. Tôi cũng linh hoạt trong cách hướng dẫn và nâng cao dần yêu cầu theo thời gian. Phương pháp này giúp các em cảm thấy hứng thú hơn không còn cảm thấy các hình vẽ quá phức tạp vượt quá khả năng của mình, các em cảm thấy mới lạ và thích thú sáng tạo theo cảm nhận. Ví dụ: Khi dạy bài 9 “Vẽ hình vuông, hình chữ nhật”, sau khi hướng dẫn cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật tôi hướng dẫn các em tạo ra các sản phẩm như sau : Tên sản phẩm Hướng dẫn cách vẽ Sản phẩm Vẽ một hình vuômg Vẽ hai hình tam giác ở phía trên hai bên hình chữ nhật Vẽ cái áo tạo thành hai ống tay. Vẽ cổ áo bằng một nét cong. Vẽ hình chữ nhật đứng. Vẽ cái quần Vẽ hình tam giác ở giữa đáy hình chữ nhật tạo thành một chiếc quần. Vẽ một hình tam giác cân. Vẽ một nét cong ngang đỉnh hình chữ nhật tạo thành Vẽ cái váy cổ áo Vẽ hai nét cong ở hai bên gần đỉnh tạo thành một chiếc váy. Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 9 Đơn vị: Trường TH Trần Phú
- SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1 Sau khi hoàn chỉnh hình, để bài vẽ đẹp hơn có thể gợi ý để học sinh vẽ sáng tạo thêm họa tiết hoa lá hoặc viền áo, váy bằng nét cong, nét lượn theo ý các em. Khi dạy bài 19 “Vẽ gà” tôi hướng dẫn vẽ hai hình tròn gắn liền nhau một cao một thấp. Cụ thể: thân hình tròn to, đầu hình tròn nhỏ, mỏ là hình tam giác, mắt là một chấm tròn, cánh là một hình tam giác lớn hơn mỏ, chân bằng các nét xiên, đuôi là nét cong tròn tạo thành chú gà con. (Hình 7) Hình 7 Dạy học sinh vẽ kết hợp các dạng hình các em thường gặp và thường sử dụng như, dạng hình êlip (khi dạy thì gọi là dạng hình trứng để giúp các em dễ hiểu), dạng quả hình tròn (gọi là quả bóng)…để tạo thành các hình vẽ. Ví dụ: Kết hợp các dạng hình êlip để tạo thành hình: chú heo con, cái kẹo, con gián, quả dưa hấu… Kết hợp các dạng hình tròn để tạo thành: chú thỏ, chú sóc, chú gấu bông, quả cam… Đây không chỉ là một trong các biện pháp giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật mà thông qua đó có thể làm giàu vốn hình ảnh, nuôi dưỡng ở các em trí tưởng tượng và sự sáng tạo, giúp trẻ em phát triển óc thẩm mĩ và phát triển trí tuệ. 3.2. Tạo bức tranh từ những bộ phận của cơ thể Khi cho học sinh sử dụng màu nước ngoài việc hướng dẫn các em sử dụng cọ và phối màu. Tôi hướng dẫn các em tạo ra một số bức tranh bằng cách dùng các bộ phận của cơ thể như ngón tay, bàn tay, bàn chân bằng cách chấm màu và in lên giấy tạo nên những bức tranh ngộ nghĩnh Ví dụ: Khi dạy bài 26 “Vẽ chim và hoa” Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 10 Đơn vị: Trường TH Trần Phú
- SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1 Dùng bàn tay để in hình bông hoa, đầu ngón tay để in những chiếc lá nhỏ, ngón tay để in chiếc lá lớn. Hình 8 Kết hợp in bàn tay và bàn chân tạo thành vườn hoa… Hình 9 Hình 10 In đầu ngón tay kết hợp các nét vễ đơn giản tạo ra các con vật ngộ nghĩnh (chim, thỏ, mèo, cá …). Hình 11 Ngoài ra tôi còn hướng dẫn các em tạo các bức tranh tập thể của cả lớp cũng bằng hình thức in dấu vân tay. Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 11 Đơn vị: Trường TH Trần Phú
- SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1 Ví dụ: Bài 15 “Vẽ cây”, tôi vẽ một cái cây không có lá và cho cả lớp in đầu ngón tay tạo thành những chiếc lá trên cây với nhiêu màu sắc. Hình 12 Hướng dẫn các em in các bàn tay xoay theo hình vòng tròn đầu các ngón tay xoay ra ngoài tạo thành ông mặt trời, bàn chân làm những đám mây, in các ngón tay là cây cỏ, nắm tay lại và in xuống tạo thành bông hoa. Việc hướng dẫn học sinh tạo tranh in làm các em vô cùng thích thú, thu hút được sự quan tâm, làm các em sôi nổi hơn hẳn. Qua đó, giáo dục các em tính tập thể, tinh thần đoàn kết, biết hỗ trợ nhau trong học tập. 3.3. Vẽ các con vật theo hình bàn tay Để giúp học sinh nắm bắt cách tạo hình con vật bằng bàn tay, đồng thời lôi cuốn sự tập trung chú ý cũng như hứng thú với giờ học, tôi sử dụng hình thức “chiếu bóng” dùng bàn tay tạo ra các dáng đặc trưng của con vật trước đèn hoặc máy chiếu, phần bóng đổ lên mặt phông nền phía sau sẽ rõ ràng và dễ hình dung hơn, các em nhận ra hình dáng con vật qua việc linh động thay đổi các ngón tay. Để vẽ theo hình bàn tay dễ dàng tôi dạy học sinh dùng bàn tay trái tạo dáng và áp phẳng lên giấy, tay phải cầm bút vẽ theo đường viền ngoài tay của mình, khi nhấc tay ra khỏi hình vẽ, trên giấy sẽ còn lại hình bàn tay. Chỉ cần thêm thắt chút chi tiết đặc trưng của hình ảnh định vẽ và vẽ màu phù hợp là các em sẽ có những hình ảnh hết sức sinh động và vẫn mang tính sáng tạo của riêng mình. Ví dụ: Khi dạy bài 13 “Vẽ cá” tôi hướng dẫn các em úp bàn tay theo chiều ngang, các ngón tay để tự nhiên, ngón cái xòe ra rộng hơn một chút. Vẽ thêm một nét cong tròn ở phần lòng bàn tay để tạo phần đầu cá, các ngón tay là vây và đuôi. Xoay bàn tay theo các hướng khác nhau giúp học sinh vẽ cá ở các hướng khác nhau. Vẽ miệng cá bằng nét ngang, mắt cá là hai chấm tròn to. Hướng dẫn học sinh vẽ bằng nhiều màu, kết hợp vẽ màu theo vằn ngang hoặc dọc sẽ tạo ra những chú cá sẽ có sắc màu rực rỡ như cá bảy màu. Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 12 Đơn vị: Trường TH Trần Phú
- SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1 Hình 13 Khi dạy bài 22 “Vẽ con vật nuôi trong nhà”, tôi tiến hành như sau : + Vẽ con chó : hướng dẫn các em đặt ngang bàn tay với ngón cái và ngón út xòe rộng, các ngón khác khép lại rồi lấy bút vẽ theo sẽ là hình một chú chó đang há miệng. Có thể làm cho hình chú chó sinh động hơn bằng cách vẽ thêm lưỡi chó đang thè ra bằng nét cong và thêm một vòng xích ở cổ chó bằng hai nét thẳng (phần cổ tay). Cuối cùng hướng dẫn học sinh chỉ việc vẽ thêm mắt bằng hai chấm tròn lồng vào nhau, một nét cong ở ngón tay cái để tạo thành lỗ tai và mũi đen tại vị trí ngón trỏ và ngón giữa cho sinh động. Rồi hướng dẫn vẽ màu theo ý thích. Hình 14 + Vẽ con mèo : hướng dẫn học sinh nắm bàn tay lại, ngón cái thu gọn vào lòng bàn tay, ngón trỏ và ngón út nhô lên khỏi nắm tay một chút xíu sẽ tạo thành hình hai tai mèo. Khi vẽ xong vẽ thêm lòng tai là hai chữ V úp ngược. Hướng dẫn học sinh vẽ thêm mũi mèo bằng một hình tam giác ngược và ba nét cong, sau đó vẽ râu mèo bằng những nét xiên và chú ý hướng dẫn các em vẽ râu hai bên cũng phải đều và đối xứng nhau. Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 13 Đơn vị: Trường TH Trần Phú
- SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1 Hình 15 + Vẽ con thỏ : hướng dẫn các em cách nắm tay như vẽ con mèo, nhưng ngón trỏ và ngón giữa nhô thẳng lên tạo thành tai. Mắt thỏ là hai hình tròn và lòng tai là hai nét cong vẽ dài theo dáng tai. Mũi là nửa hình tròn và hai nét cong để tạo thành miệng, vẽ râu sao cho đối xứng hai bên. Vẽ thêm cái răng cửa to và dài là đặc trưng của thỏ, còn râu thỏ vẽ ngắn hơn râu mèo. Hình 16 Khi sử dụng bàn tay để tạo hình giúp các em thấy tác dụng của bàn tay không chỉ dùng để cầm, nắm, viết, vẽ mà còn có thể tạo ra những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu. Từ đó giúp các em phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo khi vận dụng các kĩ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm. IV. Tính mới của giải pháp Đề tài này khắc phục những lỗi chung mà học sinh thường mắc phải khi vẽ hình, tránh sự rập khuôn máy móc, các em có điều kiện sáng tạo theo ý thích của bản thân mà vẫn đáp ứng yêu cầu của nội dung bài học, giúp học sinh nâng cao kĩ năng vẽ hình. Học sinh nắm được quy trình vẽ, cách vẽ khoa học, lôgic. Không gây khó khăn cho giáo viên và học sinh khi áp dụng trên phạm vi rộng. Khi áp dụng đề tài này kĩ năng vẽ hình của học sinh được nâng cao, các em biết tạo ra sản phẩm sắc nét và ngộ nghĩnh ; giờ học sôi nổi. Thời gian hướng dẫn các em quan sát nhận xét và hướng dẫn cách vẽ được rút ngắn, học sinh nào cũng có thể hoàn thành sản phẩm của mình mà không đòi hỏi có năng khiếu ; giáo viên có nhiều thời gian quan sát, hướng dẫn học sinh khi thực hành. V. Hiệu quả của SKKN Đề tài này đã được tôi áp dụng đối với học sinh lớp 1 trường TH Trần Phú qua hai năm học 2017 2018 và năm học 2018 2019. Qua hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh, tôi thấy số lượng học sinh có kĩ năng vẽ hình tốt được nâng cao, số lượng sản phẩm có tính sáng tạo cũng tăng lên đáng kể, đồng thời học sinh cũng hứng thú và yêu thích giờ học mĩ thuật hơn, Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 14 Đơn vị: Trường TH Trần Phú
- SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1 từ đó tạo ra sản phẩm có chất lượng phù hợp với năng lực cũng như khả năng của học sinh. Sau khi áp dụng đề tài vẫn còn một số hạn chế như sau: sự khéo léo và linh hoạt của đôi tay của học sinh còn hạn chế do các em chưa quen cầm bút, nét vẽ chưa đều và sắc nét. Các em chưa cảm nhận hết vẻ đẹp từ chính nét vẽ ngây thơ của các em, thường đòi hỏi nét vẽ của mình cũng phải sắc sảo như của giáo viên khiến các em có sự chán nản và muốn bỏ cuộc. Để khắc phục hiệu quả cách vẽ hình, trong mỗi giờ học giáo viên cần động viên các em giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp, tạo ra trong chính sản phẩm của mình mà không rập khuôn máy móc theo sản phẩm mẫu của cô, của bạn. Sưu tầm nhiều tư nhiều tranh ảnh, vật mẫu đa dạng phong phú, hình dáng, màu sắc phù hợp với khả năng của học sinh. Sáng tạo những cách vẽ hình đơn giản sao cho học sinh dễ nắm bắt, dễ thực hiện nhưng vẫn không làm mất đi tính lôgíc, tính khoa học, đồng thời tìm hiểu hoàn cảnh và tâm sinh lý của từng học sinh để có kế hoạch và biện pháp học tập tốt hơn. Có thể tổ chức các buổi triển lãm tranh của học sinh trong các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi lễ sơ kết, tổng kết để thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh và phụ huynh với môn học. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài, bản thân tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả đáng kể như sau : Thời gian Tổng số Chưa có kĩ Năng được kĩ Kĩ năng vẽ Có sáng tạo áp dụng học sinh năng vẽ hình năng vẽ hình hình tốt trong bài vẽ HKI 20 em 47 em 20 em 10 em năm học 97 em 20,6% 48,5% 20,6% 10,3% 2017 2018 HKI 65 em 38 em 20 em năm học 123 em 0 52,8% 31,0% 16,2% 2018 2019 Qua kết quả trên cho thấy : sau khi áp dụng các giải pháp, biện pháp, tỉ lệ học sinh có kĩ năng vẽ hình, kĩ năng vẽ hình tốt và số học sinh có sự sáng tạo trong bài vẽ cao hơn rất nhiều khi so với khi chưa áp dụng. Kết quả đó đã chứng tỏ rằng đã có sự khác biệt lớn giữa kết quả của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Và việc áp dụng đề tài “Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1” mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác dạy và học môn Mĩ thuật. Với những kết quả khả quan như trên, đề tài này có thể áp dụng nhân rộng đối với học sinh khối lớp 1 và 2 trong các đơn vị trên địa bàn huyện. Nếu áp dụng trên diện rộng, tôi tin rằng sẽ giúp học sinh nâng cao kĩ năng vẽ Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 15 Đơn vị: Trường TH Trần Phú
- SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1 hình, cũng như bước đầu phát triển khả năng cảm thụ thẩm mĩ và năng khiếu hội hoạ trong tương lai của các em. Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Kĩ năng vẽ hình đơn giản là cơ sở để nâng cao khả năng vẽ hình cho học sinh nhằm giúp các em vẽ lại đối tượng tạo hình một cách đơn giản, khái quát nhưng không làm mất đi đặc điểm đặc trưng của đối tượng. Giúp các em phát triển khả năng tư duy sáng tạo, thể hiện đối tượng tạo hình theo cách nghĩ của bản thân tránh sự rập khuôn máy móc. Đồng thời là phương tiện phát triển thẩm mỹ cho học sinh, để các em có lòng đam mê với nghệ thuật, khơi đậy những tiềm năng nghệ thuật, hướng tới cái đẹp trong cuộc sống. Vì vậy, mỗi giáo viên chúng ta cần chú ý tạo cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, có cảm xúc với cái đẹp trong cuộc sống, bồi dưỡng một số kỹ năng cơ bản cần thiết như: phân tích đối tượng tạo hình, quy đối tượng tạo hình về các dạng hình học cơ bản, phối hợp các đường nét cơ bản để tạo ra hình vẽ, tạo ra sản phẩm mà học sinh yêu thích. Đây là tiền đề, là yếu tố cần thiết để giúp các em tự tin học tốt ở độ tuổi tiếp theo. II. Kiến nghị * Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo : Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho các giáo viên tiểu học về chuyên đề mĩ thuật giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những nội dung và phương pháp dạy học đổi mới. Tổ chức các chuyên đề để các giáo viên có điều kiện phát huy trao đổi, rút kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp, đồ dùng dạy học phù hợp và có hiệu quả. * Đối với nhà trường. Tham mưu cấp trên xây phòng học dành riêng cho môn Mĩ thuật. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi vẽ tranh cá nhân và tập thể lớp để tạo hứng thú và phát triển thẩm mĩ cho học sinh. Buôn Trấp, ngày 20 tháng 4 năm 2019 Người viết Phạm Thị Mai Linh Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 16 Đơn vị: Trường TH Trần Phú
- SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG ……………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………… CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN ……………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………… CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 17 Đơn vị: Trường TH Trần Phú
- SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO TT Tên tài liệu Tác giả Nhà xuất bản giáo dục Việt 1 Vở tập vẽ lớp 1 Nam Sách giáo viên nghệ thuật 1 Nhà xuất bản giáo dục Việt 2 Nam 3 Một số câu nói, nhận định của Trang mạng Internet Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Danh Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 18 Đơn vị: Trường TH Trần Phú
- SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1 họa Picasso Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 19 Đơn vị: Trường TH Trần Phú
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc bậc Tiểu học
5 p | 1769 | 249
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn luyện đạo đức cho học sinh Tiểu học
4 p | 1470 | 224
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kỹ năng thiết kế hoạt động ngoại khóa ở Liên đội tiểu học Tiên Cát
20 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 441 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong học tập
11 p | 181 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 5A2 tại trường Tiểu học số 2 Thanh Xương
16 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 1
18 p | 136 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh thực hiện tốt 4 phép tính với phân số trong môn toán lớp 4
11 p | 74 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kỹ năng thực hành luyện gõ 10 ngón cho học sinh lớp 4
32 p | 24 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3B trường Tiểu học Yên Lãng 1 học tốt môn Toán
28 p | 17 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin học lớp 4
19 p | 16 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 2
20 p | 53 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2
17 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh chưa hoàn thành môn Toán ở lớp 4 biết thực hiện phép chia
17 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh lớp 5 hoàn thành tốt việc thực hiện các nề nếp lớp học
16 p | 14 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn