intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học mang lại hiệu quả trong dạy học Toán lớp 1

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

37
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo hướng phát huy tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Giúp cho giáo viên trong quá trình giảng dạy được thuận tiện. Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh. Trong quá trình tự tìm tòi thiết kế đồ dùng dạy học giáo viên hiểu sâu kiến thức hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học mang lại hiệu quả trong dạy học Toán lớp 1

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MANG LẠI HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 1 Lĩnh vực : Môn Toán Cấp học : Tiểu học Tác giả : Nguyễn Thu Thúy Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Trung Tự Chức vụ : Giáo viên cơ bản NĂM HỌC 2018- 2019
  2. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sinh thời, Bác Hồ thường mong muốn, mong muốn đến cháy bỏng là sau này mỗi người dân Việt Nam “ ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Và mong ước của Bác giờ đây đã trở thành hiện thực là: Tất cả trẻ em đã được đến trường để học tập và vui chơi,được giáo dục toàn diện để kế tiếp sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán có một vị trí quan trọng. Môn Toán trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng để ứng dụng trong đời sống. Môn Toán đóng góp một phần rất quan trọng trong việc rèn luyện ý nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề... nó đóng góp vào việc phát triển trí thôn minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo; nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó, có kế hoạch,có nề nếp và tác phong khoa học. Trong thời đại hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ nhanh, thông tin khoa học ngày càng nhiều song thời gian dành cho mỗi tiết học trong trường tiểu học không thay đổi. Để theo kịp sự phát triển của xã hội và cung cấp cho học sinh những kiến thức mới nhất, đầy đủ nhất trong một thời gian có hạn, việc đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.Thực tế cho thấy trong qúa trình dạy học ở tiểu học đã có sự đổi mới nhiều về phương pháp. Những phương pháp dạy học kích thích sự tìm tòi, đòi hỏi sự tư duy của học sinh được đặc biệt chú ý. Song để cho giờ học thực sự đổi mới, việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ toán là hết sức cần thiết, là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên, học sinh thực hiện mục tiêu dạy học. Mặt khác như chúng ta đã biết tư duy của học sinh tiểu học thường bắt đầu từ những biểu tượng cụ thể, nên kiến thức toán tiểu học chủ yếu hình thành bằng con đường thực nghiệm .Mà trên thực tế không phải với bất kì tiết học toán nào giáo viên cũng sử dụng đầy đủ đồ dùng học tập . Đặc biệt là các phương tiện dạy học hiện đại . hầu hết là chỉ được sử dụng ở các tiết dạy chuyên đề hoặc hội giảng . Hơn nữa với phương tiện dạy học hiện đại cũng chỉ thuận tiện cho việc sử dụng tranh ảnh vào bài học , trên thực tế với môn toán lớp 1 trẻ rất cần được tự tay thực hành với vật thật để tìm ra kiến thức mới . Chính điều này dẫn đến xu thế dạy học toán theo cách tổ chức hoạt động cho học sinh : Hoạt động bằng tay với các đồ vật, họat động quan sát trên mô hình, hình vẽ, hoạt động trí óc. Trong rất nhiều trường hợp khó có thể tổ chức hoạt động mà không có đồ dùng dạy học.Nếu việc “dạy chay, dạy suông” làm cho học sinh học thụ động không 1/23
  3. phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo thì sự hỗ trợ đắc lực của đồ dùng sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học, làm cho hai nhân tố này gắn kết với nhau trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo và làm cho chất lượng giảng dạy được nâng cao. Trong trường tôi, thực hiện chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo là cần phải đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình lớp Một, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học nói chung, trong dạy học toán nói riêng là điều rất cần thiết vì: học sinh lớp Một, năm đầu trẻ mới tới trường, trẻ rất bỡ ngỡ từ việc chuyển hoạt động chủ đạo tự chơi sang hoạt động học tập. Song qua thực tế hiện nay một số giáo viên lại chưa thực sự chú trọng đến tầm quan trong đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh lớp 1 đặc biệt với môn Toán . Nên hầu như để các em rơi vào trường hợp tiếp thu kiến thức một cách thụ động . Xuất phát từ những lý do trên tôi thiết nghĩ việc thay đổi quan điểm dạy học môn Toán cho học sinhg lớp 1 là rất quan trọng cho nên tôi đã nghiên cứu và tìm ra cách làm một số đồ dùng dạy học trong môn Toán lớp 1, vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học mang lại hiệu quả trong dạy học Toán lớp 1” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo hướng phát huy tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. - Giúp cho giáo viên trong quá trình giảng dạy được thuận tiện. - Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh. - Trong quá trình tự tìm tòi thiết kế đồ dùng dạy học giáo viên hiểu sâu kiến thức hơn. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Học sinh lớp 1 là đối tượng nghiên cứu của tôi. - Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học mang lại hiệu quả trong dạy học Toán lớp 1 - Sách giáo khoa toán 1. - Các tài liệu tham khảo. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp thực hành. - Phương pháp điều tra thực trạng. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 2/23
  4. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Đồ dùng dạy học có vai trò đặc biệt quan trọng trong dạy và học toán lớp 1. Tâm lí học hiện đại khẳng định quy luật của nhận thức “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Việc sử dụng đồ dùng trong các tiết dạy toán là rất cần thiết. Nó tạo ra môi trường tốt để học sinh thực hiện phương pháp học tập mới “ Học tập đa giác quan, đa phương tiện”. Thông qua đồ dùng các em tự thao tác, tự khám phá để tìm ra kiến thức mới trong các tiết học. Giáo viên không làm thay, nghĩ thay, các em được hoạt động thực sự, được rèn luyện tính tự giác, được phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, được tiếp thêm niềm say mê hứng thứ học tập, tránh căng thẳng, tránh áp đặt nặng nề. Học sinh phải tự mình hành động (thao tác) trên đồ vật chứ không chỉ nhìn xem giáo viên làm. Học sinh phải được hoạt động vận dụng bằng nhiều giác quan, phối hợp nghe, nhìn, sờ, nắm, nâng, cảm nhận (Tư duy), cảm xúc (tình cảm)… từ vật thật, mô hình, hình vẽ, tranh ảnh, âm thanh, tiếng động… Từ các vật vô tri vô giác, thông qua cách tổ chức sắp xếp chúng đã thay chúng ta nói hộ chúng ta, hình thành nên các biểu tượng toán học cho học sinh. II. CƠ SỞ THỰC TIẾN: Ở bậc Tiểu học lớp Một là lớp hết sức quan trọng. Nó là nền tảng vững chắc trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp các em tiếp tục học các lớp kế tiếp và là cầu nối tiếp tục học bậc trung học cơ sở. Bước đầu hình thành cho các em kĩ năng tự phục vụ mọi họat động trong cuộc sống hàng ngày. Trong các môn học ở tiểu học, môn Toán đóng vai trò quan trọng nó cung cấp những kiến thức cơ bản về số, những phép tính đại lượng và khái niệm cơ bản về hình học, bên cạnh đó môn Toán còn góp phần vào phát triển tư duy, khả năng suy luận, phát triển ngôn ngữ, trau dồi trí nhớ, kích thích cho các em óc tò mò ham tìm hiểu khám phá và hình thành nhân cách cho các em giúp các em phát triển toàn diện. III. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG MÔN TOÁN LỚP 1 1. Giáo viên: Hiện nay, trong các nhà trường Tiểu học các thầy cô đều rất lưu tâm đến việc sử dụng đồ dùng dạy học vào các giờ học. Trong thực tế, nhiều thầy cô vẫn còn dạy chay do những tiết không có đồ dùng dạy học .Hoặc có đồ dùng nhưng lại ngại lấy ra, cất vào, hoặc tiện sử dụng những đồ dùng có sẵn thì lấy ra dùng mà không muốn mày mò làm thêm đồ dùng dày học. Nên không thu hút được sự chú ý của học sinh làm cho tiết học 3/23
  5. nhàm chán, học sinh tiếp thu bài thụ động . Việc đưa đồ dùng dạy học vào bài dạy Toán ở lớp 1 theo tôi là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả giờ học và thu hút được sự chú ý của đông đảo học sinh. Đặc biệt học sinh tiểu học ham hiểu biết, ưa hoạt động, hay tò mò thích khám phá và giàu óc tưởng tượng. Chính vì vậy, tri thức cung cấp cho học sinh, phải đa dạng và luôn mới lạ. Giờ học phải sinh động, vừa sức đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính hiện đại. Giáo viên phải có kế hoạch để giúp học sinh đạt được mục tiêu giáo dục bằng cách sử dụng thường xuyên đồ dùng trong các tiết dạy học toán. 2. Học sinh Vào đầu năm học 2018- 2019, Ban giám hiệu có phân công cho tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 1. Ngay từ buổi đầu nhận lớp, tôi đã tiến hành điều tra cơ bản về tất cả các mặt của học sinh lớp mình. Lớp có 56 em, trong đó có 32 nam, 20 nữ các em đều cùng 6 tuổi. Phần lớn học sinh trong lớp đều xuất thân từ các gia đình công nhân viên chức. Tuy nhiên, trong lớp còn có những em tiếp thu chậm, học trước quên sau hoặc chưa ham học , chưa tích cực trong giờ học. Vì vậy, ngay từ đầu năm tôi đã vạch ra kế hoạch phải làm sao cho lớp mình đạt kết quả cao nhất trong các giờ nói chung và trong giờ học toán nói riêng. Qua trao đổi với đồng nghiệp mọi người đều cho rằng sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên trong các tiết dạy toán là biện pháp tối ưu nhất để nâng cao chất lượng dạy và học toán cho học sinh lớp 1. IV. MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG MÔN TOÁN LỚP 1 Đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy môn Toán lớp 1 rất phong phú và đa dạng.Thực tế có nhiều tiết dạy được sử dụng đồ dùng dạy học vào bài giảng. Nhiều đồ dùng dạy học được trang bị, có những đồ dùng dạy học được lấy từ tranh ảnh, vật thật, từ Internet…Song có những đồ dùng dạy học được tận dụng làm từ những vật rẻ tiền như tờ giấy, trang bìa …qua bàn tay khéo léo, óc thẩm mỹ, sự cần cù của giáo viên, đã cho ra những sản phẩm rất thiết thực trong việc áp dụng vào tiết dạy . Có thể chỉ với một đồ dùng đơn giản có thể sử dụng ở nhiều bài dạy khác nhau. Dưới đây là một số kinh nghiệm : 1. SỬ DỤNG BẢNG GÀI : 4/23
  6. a) Tác dụng : - Được sử dụng trong các bài: Điền số thích hợp vào ô trống theo mẫu hoặc các bài Điền vào ô trống. - Chỉ cần một bảng gài giáo viên có thể sử dụng ở nhiều tiết học hoặc có thể trong cùng một bài. Có bảng gài giáo viên không phải kẻ ra bảng phụ hoặc bảng lớp mất rất nhiều thời gian. b) Cách làm: Chỉ với một chút giấy bìa cứng và một chút giấy dán bóng đẹp có thể làm được những khung vừa đẹp mắt và sử dụng tiện lợi như trên. - Trước tiên đo khung trên giấy bìa cứng tạo khung cân đối đủ rộng để có thể gắn số cho sẵn hoặc để viết số bằng phấn. - Dùng dao dọc giấy dọc theo khung đã vẽ. - Dùng giấy đề can màu bóng dán lên trên cho đẹp mắt, tạo hứng thú cho học sinh c) Cách sử dụng: Trong giai đoạn học các phép tính +, - trong phạm vi 10; có các dạng bài điền số thích hợp vào ô trống. VD : Bài 3 ( trang 79 ) : Có thể hướng dẫn học sinh như sau : -Học sinh lấy bảng đã chuẩn bị sẵn - Học sinh (HS) nêu yêu cầu của bài tập - Giáo viên (GV) yêu cầu học sinh nêu cách làm - HS : ta cần điền những số còn thiếu vào bảng thứ nhất sao cho tổng của 2 số ở hàng trên và hàng dưới cộng vào đêu bằng 9 - HS : gắn những số còn thiếu vào trong bảng - GV : yêu cầu 2 , 3 HS mang bảng đã làm gắn lên bảng lớp và nhận xét Tương tự ta có thể áp dụng để dạy các bài: Bài 2 ( trang 83 ), Bài 2 ( trang 87 ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 9 Có thể chuyển từ bảng ngang sang các bài có dạng 5/23
  7. 10 1 8 3 6 5 Trong giai đoạn học các phép tính số có hai chữ số với số có một chữ số. Có các dạng bài điền số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu ) có các bài : Bài 3 ( trang 108 ), Bài 3 ( 110 ), Bài 4 ( trang 124 ) VD : Bài 3 ( trang 108 ) 1 2 3 4 5 14 15 6 5 4 3 2 13 19 2.SỬ DỤNG Ô TRỐNG : a) Tác dụng : - Dạng ô trống này được sử dụng rất nhiều trong các dạng bài từ học kì I đến học kì 2 . b) Cách làm : - Nguyên liệu : giấy bìa , giấy đề can màu. - Trước tiên đo khung khung ô trống trên giấy bìa cứng tạo khung cân đối đủ rộng để có thể gắn số cho sẵn hoặc để viết số bằng phấn. - Dùng dao dọc giấy dọc theo khung đã vẽ. 6/23
  8. - Dùng giấy đề can màu bóng dán lên trên cho đẹp mắt. - Gắn nam châm ở mặt sau để có thể sử dụng cho tiện . c) Cách sử dụng : - Được sử dụng trong các bài Điền số có ô trống giáo viên không cần phải kẻ từng ô mà chỉ cần gắn các ô rồi kẻ các đường mũi tên như các bài 2 (trang 81), Bài 2 (trang 88), Bài 4 (trang 89)... VD : Khi dạy bài 2 ( trang 81) giáo viên có thể hướng dẫn học sinh như sau : - GV : cho học sinh nêu yêu cầu - HS : điền số thích hợp vào ô trống - GV : cho học sinh nêu cách làm bài - HS : tính và viết kết quả vào hình - HS : chỉ việc gắn số vào các ô vuông có sẵn -GV : yêu cầu từng HS chữa bài 6 -4 2 +2 4 -3 1 +8 9 - Ngoài ra ô trống này còn được sử dụng trong các dạng bài Điền dấu vào ô trống : Bài 4 ( trang 18 ), Bài 4 ( trang 20 ) ,...có dạng 1 < 3 3 = 3 5 > 4 - Ngoài các dạng bài trên giáo viên còn có thể sử dụng các ô trống này để dạy các dạng bài viết số thích hợp vào ô trống : Bài 5 ( trang 33 ), Bài 3 ( trang 35 ),... có dạng. 6 8 - Đặc biệt ô trống này còn được sử dụng rất nhiều trong các dạng bài Điền số có dạng : VD : Bài 3 ( trang 45 ) + 1 = 3 3= +2 2+1=2+ 7/23
  9. - Đối với dạng bài Điền dấu vào ô trống cũng có thể sử dụng ô trống này một cách tiện lợi. VD : Bài 1 ( trang 169 ) 55 - 5 40 + 5 69 - 9 96 - 6 32 + 14 14 + 32 57 – 1 57 + 1 - Bên cạnh các dạng bài trên ô trống dạng này còn có thể sử dụng trong một số dạng toán Điền Đ, S VD : Bài 2 ( trang 158 ) 87 68 95 43 -35 - 21 - 24 -12 52 46 61 55 - Hoặc từ các ô trống đó giáo viên có thể dùng phục vụ cho các trò chơi + Trò chơi: Làm tính tiếp sức có dạng trình bày như trên 46 - 3 +5 -2 +3 + Trò chơi Tam giác kỳ lạ : Trò chơi nhằm rèn cho học sinh làm tính cộng trong phạm vi 9 . Mỗi học sinh phải đặt 1 tấm bìa vào ô trống sao cho khi cộng 3 số trên mỗi cạnh được kết quả là 9. Nhóm nào xong trước và đúng nhóm đó thắng cuộc . 0 7 5 2 3 4 8/23
  10. + Trò chơi : Xếp thành phép tính đúng Luyện tập làm phép tính cộng, trừ trong các phạm vi 10 VD : = 7 3 + 4 5 8 = 3 - 3. SỬ DỤNG DÃY Ô TRỐNG : 3.1. DÃY 3 Ô : a) Tác dụng : Dãy ô trống này được sử dụng rất thuận tiện trong các dạng bài điền số hoặc nối ô trống với số thích hợp , giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn b) Cách làm: - Nguyên liệu: giấy bìa , giấy đề can màu. - Trước tiên đo khung ô trống 3 ô trên giấy bìa cứng tạo khung cân đối đủ rộng để có thể gắn số cho sẵn hoặc để viết số bằng phấn. - Dùng dao dọc theo khung đã vẽ. - Dùng giấy đề can màu bóng dán lên trên cho đẹp mắt. - Gắn nam châm ở mặt sau để có thể sử dụng thuận tiết . c) Cách sử dụng: - Được sử dụng trong các bài Điền số có dạng như sau -Cách làm như sau : -GV: cho học sinh nêu yêu cầu của đầu bài -HS :số - GV cho các em làm bài , GV dán đầu bài đã chuẩn bị ở phần đồ dùng dạy học lên bảng, còn phần điền số trong các ô vuông GV có thể sử dụng các thanh đã chuẩn bị sẵn dể gắn lên bảng - Chữa bài -GV: gọi 2 HS lên bảng gắn 9/23
  11. 10 - 5 + 2 + 8 9 - 8 - 4 + - Dãy ô trống này còn có thể sử dụng trong các bài có yêu cầu Nối theo mẫu như Bài 4 ( 109 ), Bài 4 ( trang 111 ),... 11 + 7 17 12 + 2 15 + 1 12 13 + 3 17 + 2 14 14 + 3 - Có thể sử dụng dãy ô trống để dạy các bài Nối ô trống với số thích hợp theo mẫu như Bài 5 ( trang 20 ), Bài 5 ( trang 18 ),.. 1 < 3 < 1 2 3 4 5 2 < 4 < - Từ các dãy ô trống đó giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi như : 10/23
  12. + Trò chơi Nhanh mà đúng Mục đích luyện tập các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10, cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100, cộng trừ các số tròn chục đã học. Cách chơi: Hai nhóm cùng chơi, mỗi nhóm có số lượng học sinh tùy số phép tính . Nhóm nào điền nhanh nhóm đó thắng cuộc. Cách trình bày như sau : 10 - 6 + 4 + 7 9 - 8 - 7 + + Trò chơi : Hình vuông kì lạ Mục đích luyện tập các phép tính cộng trong phạm vi 6, 9.Lúc đó có thể chuyển từ dãy ô trống thành hình vuông có 9 ô vuông nằm trên 3 dòng và 3 cột, trong bảng có ghi sẵn một số ô như sau : 3 2 2 3 2 1 4 3.2.DÃY Ô TRỐNG 5 Ô : a) Cách làm : Cách làm dạng ô trống này tương tự như cách làm ô trông 1 ô và 3 ô đã trình bày ở trên. b) Cách sử dụng - Dãy ô trống này được sử dụng trong các dạng bài có dạng : Viết phép tính thích hợp . Dạng bài này có rất nhiều trong chương trình toán 1. 11/23
  13. VD : Bài 3 ( trang 112 ) Có : 15 cái kẹo Đã ăn : 5 cái kẹo Còn : ... cái kẹo ? - HS nêu yêu cầu: Viết phép tính thích hợp - GV hỏi : Bài toán cho biết gì ? (Có : 15cái kẹo. Đã ăn : 5 cái kẹo ) Bài toán hỏi gì ? ( Còn bao nhiêu cái kẹo ? ) - GV ghi phần tóm tắt bài 3 theo câu trả lời của HS Muốn biết phần còn lại bao nhiêu cái kẹo , ta thực hiện phép tính gì ? Bài tập này chúng ta viết câu trả lời như thế nào và viết ra sao ? - HS : Còn 10 cái kẹo . Viết câu trả lời dưới hàng ô trống ,chữ còn dưới dấu bằng - HS dùng ô trống gắn số vào HS lên bảng chữa bài 3. 3.DÃY Ô TRỐNG 6 Ô ĐẾN 10 ,11 Ô TRỐNG : a) Tác dụng : - Dãy ô trống này được sử dụng trong các dạng bài có dạng : Viết số thích hợp vào ô trống. Dạng bài này được sử dụng khi dạy các bài về số như bài số 3 (trang 27), bài 3 (trang 29), bài 3 ( trang 31), bài 5 (trang 33) Ví dụ dạy bài Số 6: Bài 3 (trang 27) 1 2 6 2 4 Từ dãy các ô trống đó GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi để củng cố nội dung bài học về các số từ 0 đến 10. Ngoài ra còn để dùng trong các tiết học số lớn hơn 10 Ví dụ khi dạy bài Mười ba, mười bốn, mười lăm: Bài 1(b) trang 103 10 15 15 10 12/23
  14. Bài Mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín có bài 1(b) trang 105. Bài Các số có hai chữ số (bài 4 trang 137) b) Cách làm : Cách làm dạng ô trống này tương tự như cách làm ô trống 5 ô đã trình bày ở trên. c) Cách sử dụng Để bảng sử dụng được nhiều lần trong dạy học toán 1. Với các ô chữ có sẵn, úp vào trong bảng, thật bí mật nhưng không thể thay đổi được sự sắp xếp ban đầu. Ô chữ nào đã lật ra rồi lại tồn tại đến hết vòng chơi. Đây là đặc điểm giúp hình thành ý tưởng của bảng đồ dùng, sử dụng dạy các bài toán có mảng kiến thức về số học. Ngoài ra còn dùng mặt bảng này để tổ chức trò giải ô chữ trong các tiết sinh hoạt tập thể . thẻ chữ vuông được sử dụng nhiều hơn . Với chiếc bảng này nó không những giúp giáo viên tiết kiệm thời gian mà còn tạo hứng thú cho học sinh học tập. Với thiết kế mặt có thẻ số, thẻ chữ vuông được sử dụng nhiều hơn Ví dụ 1: Để giải quyết củng cố các bài toán dạng điền số vào ô trống. chẳng hạn như : 2 4 5 8 Để củng cố khắc sâu vị trí các số trong dãy số từ 1 đến 9, dùng bảng lật sẵn các số đã biết như bài tập trên . Cho học sinh thi đoán các ô số liền kề chưa lật. Theo gợi ý như sau: - Ô trống liền trước số 2 là số nào ? Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên lật các thẻ số ấy ra, có kết quả đúng, học sinh rất thích thú và nhớ lâu bài học.... Cũng là dạng bài điền số vào ô trống thôi, nhưng với cách dùng bảng này học sinh thấy như mình đang được chơi, học sinh thấy các số như bí mật hơn, học sinh thấy như mình giỏi hơn. Từ đó các em tự tin, mạnh dạn trong học tập 4. SỬ DỤNG BỘ ĐỒ DÙNG ĐA NĂNG a)Tác dụng Bộ dồ dùng đa năng được sử dụng để dạy các dạng bài ; - Dạy toán lớp 1: Cấu tạo các số trong phạm vi 10; phép cộng trừ trong phạm vi 10; giải toán có lời văn… b )Cách làm Nguyên liệu: - Giấy bìa màu, nam châm, giấy màu, vỏ đồ hộp giấy các loại -Phần hình : gồm các mẫu vật gần gũi với các em như : con cá, con chim, bông hoa, con bướm, con ngan, quả táo, quả cam... 13/23
  15. 14/23
  16. 15/23
  17. 16/23
  18. Để cắt được các hình các bạn có thể vẽ hoặc sưu tập các hình vẽ trong sách giáo khoa toán lớp 1. Muốn thể hiện được các con vật theo các chiều ngược nhau thì tôi chỉ việc lấy tờ giấy màu, gấp theo các mặt trái phải khác nhau. Sau khi cắt được các hình này cho học sinh tự dán vào các vỏ đồ hộp để tạo độ cứng và vẽ lại các nét theo hình mẫu. Và bây giờ tôi đã có trong tay một bộ đồ dùng để dạy rồi. 17/23
  19. C,Cách sử dụng - Dạy toán lớp 1: Cấu tạo các số trong phạm vi 10; phép cộng trừ trong phạm vi 10; giải toán có lời văn… Bài : Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 5- Giải toán có lời văn VD : khi hướng dẫn học sinh học bài : Phép cộng trong phạm vi 5 GV có thể hướng dẫn như sau : - GV treo tranh con chim, và hỏi - Có 4 con chim thêm 1 con chim. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim ?( 4 con chim, thêm 1 con chim. Tất cả có 5 con chim ) - Yêu cầu HS đọc phép tính và kết quả tương ứng : 4+1=5 - Mỗi câu hỏi GV mời 2 HS trả lời - GV viết phép tính len bảng và yêu cầu HS đọc nhiều lần 5. SỬ DỤNG BẢNG CHỤC, ĐƠN VỊ a) Tác dụng : - Bảng chục , đơn vị được sử dụng thuận tiện cho các dạng bài : cộng , trừ không nhớ trong phạm vi 100 , phép cộng dạng 14+3 , phép trừ dạng 17-3, phép trừ dạng 17-7…rất thuận tiện cho giáo viên , hơn nữa lại giúp học sinh nắm vững được kiến thức bài học hơn b) Cách làm : - Cách làm khung chục đơn vị này gần giống với cách làm ô trống ở trên . - Lưu ý phần ô chục, đơn vị để bìa đặc để viết chữ vào luôn. - Sau khi làm xong gắn nam châm để sử dụng cho tiện . c) Cách sử dụng - Bảng chục , đơn vị được sử dụng trong các bài: Phép cộng dạng 14 + 3, bài Phép trừ dạng 17 - 3, bài Phép trừ dạng 17 - 7 , Bài Phép cộng, trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100. - Với bảng này ở mỗi tiết dạy trên giáo viên sẽ không mất nhiều thời gian để kẻ khung lên bảng. VD Chục Đơn vị 1 4 + * 4 cộng 3 bằng 7, viết 7 3 * Hạ 1, viết 1 1 7 18/23
  20. - Bảng chục , đơn vị được sử dụng trong các bài: Phép cộng dạng 14 + 3, bài Phép trừ dạng 17 - 3, bài Phép trừ dạng 17 - 7, bài Phép cộng, trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100. - Với bảng này ở mỗi tiết dạy trên giáo viên sẽ không mất nhiều thời gian để kẻ khung lên bảng. 6. SỬ DỤNG KHUNG E LÍP, KHUNG CHỮ NHẬT a) Cách làm : - Vẽ khung trên bìa cứng và vẽ thật cân đối . - Ép platic - Gắn nam châm. b) Cách sử dụng - Được sử dụng trong các bài dạy: Dạy số, Phép cộng ( phép trừ ) trong phạm vi 10. - Đa số các bài này đều phải sử dụng các khung này, để khỏi mất nhiều thời gian kẻ khung, giáo viên chỉ cần làm khung có thể dùng nhiều bài và còn có thể dùng nhiều năm. VD : khi daỵ bài : Phép cộng trong phạm vi 5 - Sau khi sử dụng hình ảnh con cá , giới thiệu phép tính 4+1 = 5 - Hình ản cái mũ để giới thiệu phép tính 1+ 4 = 5 Giáo viên sử dụng khung elip để giúp học sinh khái quát lại cả hai phép tính 19/23
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2