intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm về ứng dụng Công nghệ thông tin nâng cao chất lượng quản lý chuyên môn trường tiểu học Nguyễn Văn Bé xã Ea Tân, Krông Năng, Đắk Lắk

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là ứng dụng CNTT vào thực tiễn để nâng cao kĩ năng nghiệp vụ quản lý công tác chuyên môn nhà trường, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao và phát triển chất lượng giáo dục trong trường tiểu học. Nhằm chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào quản lý với đồng nghiệp, cùng nhau trau dồi học hỏi nâng cao kĩ năng ứng dụng CNTT vào quản lý chuyên môn tại trường tiểu học để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm về ứng dụng Công nghệ thông tin nâng cao chất lượng quản lý chuyên môn trường tiểu học Nguyễn Văn Bé xã Ea Tân, Krông Năng, Đắk Lắk

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK PHÒNG GD&ĐT HUYỆN KRÔNG NĂNG ***** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN BÉ XÃ EA TÂN, KRÔNG NĂNG, ĐẮK LẮK. Tác giả: Đặng Văn Đồng Trường tiểu học Nguyễn Văn Bé Đắk Lắk, tháng 03 năm 2021 ----- 1 -----
  2. DANH MỤC VIẾT TẮT TT TỪ-CỤM TỪ, CÂU VIẾT TẮT 1 Cán bộ, giáo viên, nhân viên CB,GV,NV 2 Công nghệ thông tin CNTT 3 Thiết bị thông minh TBTM 4 Điện thoại thông minh ĐTTM 5 Giáo dục GD ----- 2 -----
  3. I. Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài: Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 thành công rất tốt đẹp, là động lực cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng phát triển, cũng là động lực to lớn cho ngành giáo dục tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW năm 2013, tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm từng bước chuyển dần nội dung, chương trình, phương pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Làm công tác quản lý giáo dục nhiều năm, bản thân tôi cảm nhận công việc của mình cũng cần phải có tư duy đổi mới để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ ngày càng cao. Nhất là tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chuyên môn nhà trường để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thực hiện các kế hoạch của bản thân nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị cũng như Nghị quyết của Hội nghị cán bộ-công chức đầu năm đề ra, trong quá trình thực hiện các kế hoạch thì việc ứng dụng Công nghệ thông tin(CNTT) được coi là một bước rất quan trọng tạo nên sự thành công của kế hoạch quản lý. Là một người quản lý chuyên môn, tham mưu trực tiếp cho hiệu trưởng về công tác chuyên môn, bản thân tôi luôn đề cao ứng dụng CNTT trong thực hiện kế hoạch, trong đó việc ứng dụng CNTT vào kế hoạch quản lý, nhằm nâng cao chất lượng và phát triển công tác chuyên môn nhà trường là quan trọng hơn cả. Để nâng cao chất lượng quản lý cho bản thân và từ thực tiễn công tác phát triển chuyên môn tại trường tiểu học Nguyễn Văn Bé xã Ea Tân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk tôi mạnh dạn viết về đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm về ứng dụng Công nghệ thông tin nâng cao chất lượng quản lý chuyên môn trường tiểu học Nguyễn Văn Bé xã Ea Tân, Krông Năng, Đắk Lắk”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 2.1 Mục tiêu: Ứng dụng CNTT vào thực tiễn để nâng cao kĩ năng nghiệp vụ quản lý công tác chuyên môn nhà trường, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao và phát triển chất lượng giáo dục trong trường tiểu học. Nhằm chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào quản lý với đồng nghiệp, cùng nhau trau dồi học hỏi nâng cao kĩ năng ứng dụng CNTT vào quản lý chuyên ----- 3 -----
  4. môn tại trường tiểu học để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 2.2 Nhiệm vụ của đề tài: Đánh giá được thực trạng việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý chuyên môn của trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé xã Ea Tân, huyện Krông Năng, Đắk Lắk: đánh giá năng lực CNTT của cá nhân, năng lực CNTT của đơn vị( cả về cơ sở vật chất, con người, chính sách…) Chia sẻ một số kinh nghiệm cụ thể có tính đổi mới, ứng dụng thực tiễn công việc để giải quyết thực trạng của vấn đề đặt ra. Đề tài viết ra nhằm giải quyết một số yêu cầu thực tiễn của việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nhiệm vụ chuyên môn trong đơn vị trường tiểu học Nguyễn Văn Bé xã Ea Tân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. 3. Đối tượng nghiên cứu: Chủ thể là: Kinh nghiệm về ứng dụng Công nghệ thông tin nâng cao chất lượng quản lý chuyên môn trường tiểu học Nguyễn Văn Bé xã Ea Tân, Krông Năng, Đắk Lắk; Khách thể là: dựa trên hoạt động ứng dụng CNTT vào quản lý chuyên môn tại trường tiểu học Nguyễn Văn Bé xã Ea Tân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Cụ thể là kinh nghiệm tham mưu cho hiệu trưởng và các phần mềm, các ứng dụng mà nhà quản lý trực tiếp sử dụng, làm việc tại trường tiểu học Nguyễn Văn Bé xã Ea Tân, Krông Năng, Đắk Lắk; 4. Giới hạn của đề tài: Về thời gian nghiên cứu: năm học 2019-2020, địa điểm: tại trường tiểu học Nguyễn Văn Bé xã Ea Tân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp điều tra trực tiếp, gián tiếp; kiểm tra, đánh giá thực tiễn. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thực hành luyện tập, vận dụng. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp tổng hợp. - Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện, trao đổi với đồng nghiệp. - Phương pháp loại trừ, sàng lọc, so sánh... Và một số phương pháp khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và thực tiễn công việc. ----- 4 -----
  5. II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận Trong thời đại phát triển của cách mạng công nghệ 4.0 đang ngày càng phát triển, ngày càng được con người ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: từ nghiên cứu, lao động sản xuất và học tập…Trong quản lý giáo dục hiện nay việc ứng dụng CNTT là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công việc. Vì thế, là cán bộ quản lý trường học đòi hỏi người tham gia trực tiếp công tác quản lý giáo dục phải biết sử dụng-ứng dụng CNTT vào công việc của mình ở tất cả các khâu của việc thực hiện kế hoạch. Đòi hỏi nhà quản lý có kĩ năng ứng dụng các phần mềm, các ứng dụng trực tiếp trên các phương tiện kĩ thuật, các thiết bị kĩ thuật có yếu tố CNTT để thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả nhất. Trong kế hoạch năm học hàng năm, kế hoạch chuyên môn của trường tiểu học Nguyễn Văn Bé đều có nội dung yêu cầu cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học, đây cũng là cơ sở để cán bộ quản lý thực hiện nghiên cứu, ứng dụng CNTT vào công việc quản lý của mình. Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hướng đến nâng cao kết quả giáo dục, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, giáo dục và quy định của ngành. Thông qua ứng dụng CNTT giúp cho nhà quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời giúp cho nhà quản lý điều khiển và điều chỉnh hoạt động quản lý chất lượng hơn. Với tầm quan trọng và ý nghĩa trên tôi xác định rằng việc ứng dụng CNTT là một trong những kĩ năng cơ bản và hết sức quan trọng và là nhiệm vụ chính trong việc nâng cao tinh thần trách nhiệm cá nhân người quản lý. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 2.1. Khái quát về trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé-Huyện Krông Năng - Đắk Lắk. Trường đóng trên địa bàn xã Ea Tân, phía Đông Bắc của huyện Krông Năng, cách trung tâm huyện khoảng 25 km, dân cư trên địa bàn chủ yếu đều làm nông nghiệp: 78% hộ chuyên sản xuất nông nghiệp, 10% hộ kinh doanh buôn bán và làm nghề tiểu thủ công nghiệp, 12% số hộ còn lại làm nghề buôn buôn bán nhỏ lẻ, lao động thủ công và ngành nghề khác. Là vùng có tiềm năng thế mạnh lợi thế về nhiều mặt nên đời sống nhân dân có nhiều khởi sắc, thu nhập gía trị sản xuất bình ----- 5 -----
  6. quân đầu người năm 2020 đạt trên 58 triệu đồng/người/năm, nên điều kiện kinh tế xã hội nói chung có nhiều thuận lợi để phát triển giáo dục. Trường nằm ở trung tâm xã được tách tra từ trường tiểu học-trung học cơ sở Dliêya, thành lập từ năm 2000, nhiều năm liền trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc. Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2013, công nhận lại năm 2019. Được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo các cấp, lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo địa phương cũng như các lực lượng tham gia công tác giáo dục trên địa bàn. Trường đã có bề dày thành tích giáo dục của huyện nhà, là một trong những lá cờ đầu của ngành giáo dục huyện Krông Năng. Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được cải tiến và tăng trưởng không ngừng. Trường có tổng diện tích và cơ sở vật chất như sau: Tổng số Số phòng Phòng làm Phòng thư Phòng Diện tích phòng học việc viện chức năng 1,2179 ha 34 26 07 01 0 Khuôn viên trường đã được thiết kế và xây dựng một cách khoa học, đẹp, cổng trường bờ rào đã xây dựng kiên cố, có đủ công trình vệ sinh phục vụ cho giáo viên và học sinh. Có hệ thống nước hợp vệ sinh, có nhiều cây xanh bóng mát môi trường nhà trường “xanh – sạch – đẹp”. Trường có tổng số cán bộ giáo viên nhân viên là 48 đồng chí, trong đó 34 nữ, Cán bộ Quản lý nhà trường có 03 đồng chí, có uy tín về năng lực lãnh đạo và năng lực chuyên môn, nhiệt tình trong công tác. Giáo viên: 39 đồng chí, nhân viên: 6 đồng chí. Tuổi đời, tuổi nghề và trình độ đào tạo của cán bộ, giáo viên như sau: Tuổi đời: Độ tuổi 20-29 30-39 40-49 50-54 55-59 60 Tổng 39 07 18 11 03 Tuổi nghề: Năm học Số năm 2- 5 năm 6-10 năm 11-15 năm 16-19 năm 20 năm 2019- 39 06 08 10 13 02 2020 Trình độ đào tạo: Năm học Tổng số Đại học Cao đẳng Trung cấp Ghi chú 2019-2020 39 17 17 05 ----- 6 -----
  7. Qua các bảng số liệu trên ta thấy đội ngũ giáo viên của trường có tuổi đời còn khá trẻ, trình độ đào tạo hầu hết đạt chuẩn nên thuận lợi trong việc thực hiện ứng dụng CNTT vào lĩnh vực chuyên môn của người quản lý đối với giáo viên trong nhà trường nhằm đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đội ngũ giáo viên đa số rất nhiệt tình giảng dạy, có tâm huyết với nghề, có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Số lượng giáo viên khá, giỏi đạt tỷ lệ cao. Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 17 đồng chí. Cấp tỉnh: 01 đồng chí. Thống kê thực tiễn thông qua thực hiện công việc về việc cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên biết sử dụng máy vi tính, biết ứng dụng CNTT vào công việc quản lý và dạy học( cuối năm học 2018-2019): CB-GV-NV Biết sử dụng và khai thác vào công việc Ghi chú Phần App ứng Tổng số Máy Mạng Đồng bộ ứng mềm GD dụng GD tính Internet dụng CM trên ĐT CBQL 3 3 3 3 3 3 GV 39 39 31 39 28 10 NV 6 5 5 3 3 3 2.2 Thực trạng việc ứng dụng CNTT của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trường TH Nguyễn Văn Bé năm học 2019-2020. Phần thực trạng này chúng ta cần phân tích kĩ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả ứng dụng CNTT vào quản lý chuyên môn của cán bộ quả lý trưởng tiểu học. 2.2.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự về CNTT Trường có tổng số CBGVNV là 48 người, chia ra như sau: GV GV CB Nhân TP Tổng số Nữ đứng K1 K2 K3 K4 K5 bộ QL viên TĐ lớp môn 48 35 03 38 06 6 4 4 6 6 12 01 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy đội ngũ GV của trường đạt tỷ lệ 100% giáo viên trên lớp. Hiệu trưởng căn cứ vào kế hoạch ứng dụng CNTT và đề nghị của bộ phận chuyên môn nhà trường ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT. Quyết định nêu rõ chức vụ, chức danh của từng người trong ban. ----- 7 -----
  8. Công tác xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự có ý nghĩa to lớn quyết định đến chất lượng ứng dung CNTT vào công tác quản lý. Trình độ theo văn bằng quy định:(thống kê trên cơ sở dữ liệu ngành) Tổng số Đơn vị Dân tộc thiểu số Cán bộ quản lý tính Tổng số Nữ Tổng số Nữ A B 1 2 3 4 Cán bộ quản lý người 3 Trình độ tin học Chứng chỉ tin học + Cơ bản người 3 + Nâng cao người + Khác người Giáo viên người 39 29 5 4 Trình độ tin học + Trên đại học người + Đại học người 1 + Cao đẳng người + Trung cấp người + Chứng chỉ + Cơ bản người 24 12 3 2 + Nâng cao người + Khác người 14 12 2 2 Nhân viên người 6 4 1 1 Trình độ tin học + Trên đại học người + Đại học người + Cao đẳng người + Trung cấp người + Chứng chỉ + Cơ bản người 5 4 1 1 + Nâng cao người + Khác người Ghi chú: 1 nhân viên bảo vệ không có trình độ tin học; Về hạ tầng trang thiết bị CNTT phục vụ cho quản lý: (đánh giá trên cơ sở thực tế nhà trường hiện có). Nhà trường duy trì sử dụng kết nối cáp quang Internet trường học; nhà trường sử dụng Internet miễn phí của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel và Công ty VNPT Đắk Lắk. ----- 8 -----
  9. Tổ văn phòng được trang bị cơ bản đảm bảo về thiết bị CNTT phục vụ công tác quản lý, điều hành: 04 bộ máy tính, 04 máy in, 01 máy chiếu. Ngoài ra khi cần tập huấn hoặc làm các báo cáo trong trường hợp khẩn thi cần trưng tập cả phòng máy học tập của học sinh để làm việc; Trang bị thiết bị CNTT thiết yếu phục vụ đổi mới phương pháp dạy - học trên lớp học chưa đảm bảo, máy tính phục vụ dạy - học môn Tin học bị hư hỏng nhiều. Các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin đối với các hệ thống CNTT (phần cứng, phần mềm, wesbite...) có độ an toàn chưa cao. Chưa thường xuyên rà soát, vẫn tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin. Ứng dụng CNTT trong các hoạt động điều hành và quản lý dạy học Thống kê thực tiễn thông qua thực hiện công việc về việc cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên biết sử dụng máy vi tính, biết ứng dụng CNTT vào công việc quản lý và dạy học(năm học 2018-2019): Biết sử dụng và khai thác vào công việc App Phần Tổng số 48 ứng Đồng Mạng mềm và Ghi chú người Máy tính dụng bộ ứng Internet ứng dụng GD trên dụng GD ĐTTM CBQL 3 3 3 3 3 2 GV 39 39 31 30 28 10 NV 6 6 5 3 3 1 Về biết sử dụng máy tính trong công việc thì 48/48 người có thể sử dụng đạt 100; Khai thác mạng internet vào quản lý và dạy học thì có 39/48 người biết sử dụng, đạt tỷ lệ 81%; Khai thác phần mềm và ứng dụng giáo dục vào quản lý và dạy học thì có 36/48 người biết sử dụng, đạt tỷ lệ 75%; Khai thác các App ứng dụng giáo dục trên điện thoại thông minh vào quản lý và dạy học thì có 34/48 người biết sử dụng, đạt tỷ lệ 71%; Biết đồng bộ các ứng dụng giáo dục trên điện thoại thông minh và máy tính thì có 13/48 người biết sử dụng, đạt tỷ lệ 27%; ----- 9 -----
  10. Qua bảng thống kê trên ta thấy các ứng dụng và phần mềm, cũng như các yếu tố công nghệ thông minh(smart technology) càng hiện đại thì mức độ tiếp cận của chúng ta càng hanh chế. Điều này đặt ra cho nhà quản lý một vấn đề cần giải quyết trong khâu quản lý và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý là phải làm thế nào để trình độ ứng dụng CNTT của CB,GV,NV ngày càng cao để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để áp dụng các biện pháp của sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm về ứng dụng Công nghệ thông tin nâng cao chất lượng quản lý chuyên môn trường tiểu học Nguyễn Văn Bé xã Ea Tân, Krông Năng, Đắk Lắk” 2.3.1. Điểm mạnh. Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm, chú trọng đến việc ứng dụng CNTT vào quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đến sự phát triển của nhà trường. Và công tác triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT vào quản lý được lãnh đạo nhà trường quan tâm và đầu tư hàng đầu. Một số cán bộ, giáo viên trong nhà trương được tham gia các đợt bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng về kĩ năng ứng dung CNTT vào quản lý và dạy học. Hàng năm vào đầu năm học lãnh đạo nhà trường đều triển khai kế hoạch về ứng dụng CNTT đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Bộ phận phụ trách CNTT tổ chức sinh hoạt thường xuyên, có những tiết dạy minh họa có ứng dụng CNTT, nhân viên trong nhà trường đều nắm được hiệu quả về ứng dụng CNTT vào công việc. Cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường từng bước được đầu tư đáp ứng yêu cầu việc thực hiện ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và dạy học, tạo điều kiện nâng cao chất lượng quản lý chuyên môn từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. 2.3.2. Điểm yếu. Hiệu trưởng chưa thể thực hiện các kế hoạch mua sắm đủ trang thiết bị cho việc đáp ứng yêu cầu cao của việc ứng dung CNTT vào quản lý và dạy học của nhà trường – lí do về tài chính trong giai đoạn khó khăn chung của cả nước tập trùn nguồn lực chống dịch covid-19; Một bộ phận giáo viên chưa thật sự thay đổi về nhận thức, còn bảo thủ, chưa thật sự có cố gắng trong công việc trao dồi học hỏi ứng dụng CNTT vào thực tiễn công việc, còn ngại chưa dám thực hành các phần mềm, ứng dụng mới. ----- 10 -----
  11. Trình độ, nghiệp vụ , kĩ năng ứng dụng CNTT của một số giáo viên, nhân viên còn hạn chế. 2.3.3. Cơ hội. Hoạt động ứng dụng CNTT vào quản lý chuyên môn, quản lý giáo dục của nhà trường luôn được Phòng giáo dục huyện Krông Năng quan tâm và chỉ đạo, đánh giá sâu sát. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm kịp thời của cấp Ủy đảng, chính quyền xã Ea Tân về việc ứng dụng CNTT vào giáo dục. Các quy định, các văn bản chỉ đạo về triển khai ứng dụng CNTT của cấp trên luôn được lãnh đạo nhà trường cập nhật và triển khai một cách kịp thời, tạo động lực cho cán bộ, giáo viên nhân viên ứng dụng CNTT vào công việc thực tiễn, nhất là công tác quản lý chuyên môn thời covid-19. 2.3.3. Thách thức Trong thời điểm hiện nay, đối với ngành giáo dục việc ứng dụng CNTT vào quản lý nhằm thích nghi với tình hình mới(vừa chống dịch, vừa dạy học), luôn đòi hỏi việc cán bộ quản lý phải ứng dụng hiệu quả CNTT vào công việc thực tiễn của mình. Nguồn kinh phí có phần hạn chế nên việc đầu tư trang thiết bị CNTT cho quản lý và dạy học còn gặp những khó khăn nhất định. Trường học đóng trên địa bàn thuộc xã vùng sâu của tỉnh, chủ yếu là con gia đình nông dân nên về trình độ của học sinh chưa sánh kịp với học sinh ở thành phố. Các nguồn lực đầu tư cho giáo dục ngày càng khó khăn hạn chế nên có phần ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nhà trường. Một số đồng chí giáo viên có độ tuổi càng cao thì càng có dấu hiệu ngại tiếp cận với các ứng dụng thông minh(Smart) vào công việc. Tóm lại: Với những thực trạng về ứng dụng CNTT trên đòi hỏi người làm công tác quản lý nói chung, quản lý chuyên môn trường tiểu học nói riêng cần phải đề ra những biện pháp thiết thực trong tình hình mới nhằm giải quyết các thực trạng trên và hướng đến phát triển chuyên môn trường tiểu học Nguyễn Văn Bé lên tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay tại xã Ea Tân. 3. Nội dung và hình thức của biện pháp Ứng dụng CNTT vào quản lý chuyên môn tại trường tiểu học Nguyễn Văn Bé, xã Ea Tân - huyện Krông Năng - Tỉnh Đắk Lắk. ----- 11 -----
  12. a. Mục tiêu chung của giải pháp. Xây dựng được kế hoạch kiện toàn bổ sung được yếu tố con người: bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng về ứng dụng CNTT phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý chuyên môn; Tăng cường bổ sung mua sắm trang thiết bị cần thiết, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, phục vụ phát triển công tác quản lý chuyên môn nhà trường. Thực hiện xây dựng được một số kế hoạch giới thiệu và thực hành một số phần mềm, ứng dụng phục vụ quản lý chuyên môn trường tiểu học cho sát với yêu cầu nhiệm vụ. b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp b.1 Biện pháp 1: Tham mưu cho lãnh đạo trường kiện toàn ban chỉ đạo về ứng dung CNTT trong đơn vị: Mục tiêu: kiện toàn ban chỉ đạo về ứng dung CNTT trong đơn vị nhằm phân công rõ trách nhiệm quyền hạn, củng cố nhân sự về con người làm công tác CNTT, giúp hiệu trưởng chỉ đạo hiệu quả việc ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học. Chuẩn bị: Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT được lãnh đạo nhà trường tuyển chọn từ cán bộ quản lý phụ trách, giáo viên tin học, đội ngũ cốt cán của trường, có uy tín trong hội đồng sư phạm, được đồng nghiệp tín nhiệm. Thực hiện: Lập danh sách tham mưu, trao đổi với hiệu trưởng, với đồng nghiệp, ra quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo CNTT để bổ sung lực lượng, triển khai kế hoạch và thông báo trong hội đồng nhà trường. Việc này rất cần thiết, với mỗi đơn vị hằng năm cần kiện toàn Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT nhằm phân công phân nhiệm đúng người đúng việc, chịu trách nhiệm về nâng cao việc thúc đẩy quản lý ứng dụng CNTT trong quản lý chuyên và dạy học; Tạo động lực cho cán bộ quản lý và người làm công tác CNTT có thêm tinh thần trách nhiệm, có cơ hội thể hiện các năng lực, kĩ năng để giúp cho nhà trường, cho đồng nghiệp thực hiện công việc hiệu quả hơn; Ban chỉ đạo có trách nhiệm đôn đốc các thành viên cùng nhau trau dồi, trao đổi công việc, họp khi cần thiết để chỉ đạo, đưa ra các công việc cụ thể về ứng dụng CNTT vào công việc của mình một cách phù hợp nhất, hiệu quả nhất, nhanh nhất, tránh việc không phân công phân nhiệm, hiệu quả công việc bị đình trệ, đổ thừa… Bồi dưỡng trang bị chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng CNTT cho Ban chỉ đạo: ----- 12 -----
  13. Cung cấp các văn bản về ứng dụng CNTT cho Ban chỉ đạo nghiên cứu, tham mưu đề xuất các nội dung cần thiết để xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học; Xây dựng kho sách, tài liệu dùng cho Ban chỉ đạo tại thư viện để tiện tra cứu và học tập khi cần; Máy móc thiết bị của nhà trường cần mã hóa ưu tiên cho ban chỉ đạo: việc này tránh được lãng phí thiết bị mua nhiều không dùng hết, có thể dùng chung và nâng cao hiệu quả khai thác của thiết bị: máy tính xách tay chuyên môn, phòng máy học sinh trưng tập thành thiết bị phục vụ công việc khi cần; Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng ứng dụng CNTT: Thông qua cơ sở dữ liệu của trường, căn cứ vào hồ sơ và kết hợp với đánh giá khả năng, kĩ năng của từng giáo viên trên cơ sở phân tích kĩ các thực trạng trình độ ứng dụng CNTT của đội ngũ. Cán bộ quản lý xây dựng và đưa ra kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp trước mắt, ngắn hạn, tại chỗ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đối với các phần mềm, ứng dụng phục vụ cho quản lý và dạy học; b.2 Biện pháp 2. Tham mưu: Mua sắm trang thiết bị cho CNTT cho phù hợp và thiết thực. Mục tiêu: Tham mưu cho hiệu trưởng mua sắm trang bị về thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hiệu quả ứng dụng CNTT vào quản lý, kết hợp phục vụ thay sách giáo khoa-phòng chống dịch covid-19, tránh mua sắm thừa, thiếu thiết bị gây lãng phí hoặc không đồng bộ dẫn đến không hoàn thành kế hoạch CNTT. Chuẩn bị: đánh giá khấu hao tài sản trên văn bản đối với máy móc, thiết bị; giá trị hết hạn của phần mềm(vi rút) để đưa ra kế hoạch tham mưu mua sắm bổ sung máy tính, máy in, máy phát nhạc, camera, âm thanh… phục vụ cho công tác quản lý: dạy-học trực tuyến, phòng họp trực tuyến…chống dịch covid-19; Cách tiến hành: Ban CNTT căn cứ trên văn bản của bộ phận quản lý tài sản và phân tích chất lượng trên thực tế; thông báo cho bộ phận phụ trách cơ sở vật chất về kết quả phân tích đánh giá thết bị để phối hợp lên kế hoạch đề xuất bổ sung thiết bị CNTT. Lập kế hoạch, bảng kê về thiết bị máy móc, phần cứng, phần mềm cần mua sắm bổ sung cho việc ứng dụng CNTT vào quản lý. b.3 Biện pháp 3. Thiết lập trường thông tin dữ liệu đầu vào: Mục tiêu: Tạo nguồn thông tin chính thống, chất lượng, chính xác có trách nhiệm của Hội đồng để đưa vào quản lý; ----- 13 -----
  14. Chuẩn bị: Nhà trường chỉ đạo bộ phận CNTT nhập các thông tin đầu vào, đầu năm bao gồm: Học sinh: Thông tin học sinh lớp 1(lấy thông tin phù hợp với CSDL ngành); thông tin học sinh các lớp đầu năm( chia tách, chuyển trường, cân đối sĩ số…), ban tuyển sinh, cán bộ quản lý phụ trách cập nhật và cung cấp thông tin; Giáo viên: Củng cố bổ sung các dữ liệu phát sinh đối với CB-GV-NV, chuyển công tác, nghỉ hưu, các thông tin về diễn biến quá trình lương-bảo hiểm, gia đình…giáo viên cung cấp các quyết định, kế toán phối hợp với công đoàn cập nhật thông tin; Cơ sở vật chất: Xây mới, mua sắm, thanh lý, hư hỏng, tu sửa…giao cho bộ phận kế toán thủ quỹ thiết lập và báo cáo; Cách tiến hành: bộ phận tiếp nhận thông tin thu thập dữ liệu của các tổ, nhập vào phần mềm, CNTT tính chính xác, xác nhận kết quả báo về cho ban CNTT; Tất cả các thông tin này sẽ phục vụ cho công tác thiết lập báo cáo theo quy định của cấp trên một cách nhanh nhất(đầu năm, giữa năm, cuối năm,…); b.4 Biện pháp 4. Phổ cập kiến thức CNTT cơ bản. Mục tiêu: Giúp cho CB-GV-NV nắm được các ứng dụng, phần mềm cần thiết phải biết, phải sử dụng trong công tác quản lý, dạy học mà bản thân sắp tới phải tiếp cận, phải sử dụng cho công việc, tạo thế chủ động trong cách tiếp cận. Lập danh sách liệt kê và phổ biến đến CB-GV-NV các trang wed giáo dục, các phần mềm ứng dụng trực tuyến để phục vụ cho việc khai thác thông tin quản lý cũng như dạy học được thuận tiện- bộ phận phụ trách CNTT có kế hoạch thông báo và tổ chức thực hiện. Tổ chức sắp xếp, phân nhóm các trang wed giáo dục thành các topic để tiện khai thác trong quản lý. Chuẩn bị: Giao cho ban CNTT căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên, công văn chỉ đạo công tác CNTT để liệt kê các kênh, các trang wed, các ứng dụng trực tuyến, các phần mềm…bằng đường link, địa chỉ cụ thể, từ khóa… để đưa vào biên tập, sắp xếp theo yêu cầu và thống nhất sử dụng trong đơn vị. Cán bộ CNTT lập bảng biểu có thứ tự ưu tiên về các phần mềm ứng dụng cần tập huấn, giới thiệu: cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cần tiếp cận để ứng dụng CNTT vào công việc, cần phải tổ chức tập huấn, giới thiệu làm quen để nâng cao kĩ năng sử dụng; Chuẩn bị tài liệu, phần mềm có liên quan để tổ chức tập huấn. Cách tiến hành: cán bộ phụ trách CNTT sẽ tiến hành rà soát các trang wed mà nhà trường thường xuyên sử dụng để kê lên, tổ chức thành văn bản sau đó thống nhất phát hành thành văn bản chung sử dụng trong đơn vị. ----- 14 -----
  15. Tạo và đăng thông báo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về danh sách, bảng biểu cần tập huấn, làm quen; Lập danh sách các đồng chí CB-GV-NV có nhu cầu tập huấn làm quen để tổ chức thành lớp; Tổ chức tập huấn, giới thiệu từng phần mềm, từng ứng dụng để các đồng chí CB-GV-NV bắt đầu thực hành; Đẩy mạnh tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh kỹ năng nhận biết, phòng tránh các nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các thiết bị cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng, máy tính cá nhân. Giới thiệu các sản phẩm và kĩ năng cơ bản phòng hộ khi bị tấn công mạng, mua các sản phẩm bảo mật có chất lượng tốt trang bị cho máy tính kết nối internet; Đánh giá CNTT trên cơ sở kết quả thực hành luyện tập theo yêu cầu của từng chuẩn(có thể tự làm thành thạo, độc lập không cần hỗ trợ-đạt yêu cầu nhiệm vụ). TT Tên phần mềm Dường dẫn(clik chuột) Ghi chú 1 VNEDU https://diendan.vnedu.vn/ 2 CSDL http://truong.csdl.moet.gov.vn/Login.aspx?dv=C1 3 … … Một buổi tập huấn của Ban CNTT với đội ngũ CB-GV-NV nhà trường ----- 15 -----
  16. b.5 Biện pháp 5. Soạn thảo và ban hành quy chế CNTT trong đơn vị. Mục tiêu: Soạn thảo và ban hành các văn bản, quy chế mua sắm sử dụng các trang thiết bị CNTT phục vụ quản lý chuyên môn, quy chế sử dụng các App trên zalo, masenges, facebook nhằm khai thác kênh thông tin mạng xã hội để phục vụ cho quản lý và dạy học: Nhóm zalo để họp trực tuyến, trao đổi công việc, tài liệu, thông tin được thuận tiện, và an toàn phòng chống dịch covid-19; quản lý chặt chẽ các thông tin chính thống khi được cán bộ, giáo viên nhân viên khai thác vào công việc: đăng tải-chia sẻ trên các trang mạng xã hội về thông tin của học sinh, nhà trường… Chuẩn bị: Các văn bản quy định về lĩnh vực CNTT, các quy định về khai thác và vận hành các trang mạng xã hội phục vụ cho công tác quản lý giáo dục… Cách tiến hành: Ban CNTT sẽ căn cứ vào các văn bản trên, căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ của trường, các quy định của ngành, các văn bản liên ngành có nội dung liên quan đến quản lý CNTT để soạn thảo, quy định chặt chẽ về khai thác sử dụng đúng mục đích về thông tin nhà trường vào quản lý giáo dục. Tránh việc áp đặt cấm đoán, cũng xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo, xúc phạm nhân phẩm người khác, các hành vi đưa tin, chia sẻ sai sự thật về thông tin của học sinh và người giám hộ…sao cho không trái luật, trái quy định, đảm bảo các trường thông tin được minh bạch, rõ nguồn gốc, phục vụ tốt cho công tác quản lý chuyên môn, nhằm thúc đẩy phát triển chuyên môn nhà trường. c. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp Đối với các biện pháp về ứng dụng CNTT vào quản lý chuyên môn trường tiểu học, đây là một lĩnh vực đặc thù, rất rộng, có tính hiện đại, phát triển không ngừng và rất nhanh lỗi thời vì thế mỗi một biện pháp đều có điểm mạnh và hạn chế nhất định, tuỳ vào thời điểm, tùy từng đối tượng và hình thức áp dụng vào quản lý chuyên môn. Nhưng các biện pháp về ứng dụng CNTT đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo ra tác dụng tổng hợp của đề tài khi áp dụng vào thực tiễn quản lý chuyên môn. Để nhà quản lý đề xuất mua sắm thêm trang thiết bị sử dụng cho công tác CNTT trong năng, thì chúng ta phải căn cứ vào biện pháp số 1 là kiện toàn đội ngũ CNTT để thực hiện việc mua sắm tránh lãng phí, chất lượng sản phảm tốt hơn, phù hợp hơn. Có thể phải lưu ý đến biện pháp 5 là ban hành quy chế CNTT … từ các quy định trong quy chế ta có thể mua sắm, trang bị cho ban CNTT phù hợp, tránh chồng chéo sai quy định, lãng phí… ----- 16 -----
  17. Vậy có thể nói các biện pháp đưa ra đều có mối quan hệ với nhau, giúp cho người quản lý có được một giải pháp căn cơ cho việc ứng dụng CNTT vào quản lý chuyên môn, góp phần tích cực vào việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của mình. c. Kết quả khảo nghiệm. Một số đánh giá dựa trên kết quả bước đầu triển khai các biện pháp của đề tài khi giải quyết vấn đề thực trạng ứng dụng CNTT vào quản lý tại trường tiểu học Nguyễn Văn Bé như sau: Biết sử dụng và khai thác vào công việc App Phần Tổng số 48 ứng Đồng Mạng mềm và Ghi chú người Máy tính dụng bộ ứng Internet ứng dụng GD trên dụng GD ĐTTM CBQL 3 3 3 3 3 3 GV 39 39 39 38 38 30 NV 6 6 6 5 5 5 Vậy căn cứ vào bảng thông tin thống kê bảng hỏi về đánh giá việc biết sử dụng máy tính trong công việc thì 48/48 người có thể sử dụng đạt 100%; Khai thác mạng internet vào quản lý và dạy học thì có 48/48 người biết sử dụng, đạt tỷ lệ đạt 100%; Khai thác phần mềm và ứng dụng giáo dục vào quản lý và dạy học thì có 46/48 người biết sử dụng, đạt tỷ lệ 96%; Khai thác các App ứng dụng giáo dục trên điện thoại thông minh vào quản lý và dạy học thì có 46/48 người biết sử dụng, đạt tỷ lệ 96%; Biết đồng bộ các ứng dụng giáo dục trên điện thoại thông minh và máy tính thì có 38/48 người biết sử dụng, đạt tỷ lệ 79%; Với việc áp dụng một số các biện pháp của đề tài vào thực tế công tác trong năm học, qua bảng thống kê trên ta thấy các ứng dụng và phần mềm, cũng như các yếu tố công nghệ thông minh(smart technology) sau khi được tham gia các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, thực hành nhóm… thì mức độ tiếp cận của việc ứng dụng CNTT của CB, GV, NV được cải thiện đáng kể. Điều này giúp cho nhà quản lý giải quyết được phần nào thực trạng về ứng dụng CNTT vào trong khâu quản lý và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý, góp phần cải thiện chất ----- 17 -----
  18. lượng việc quản lý chuyên môn đòi hỏi ngày càng cao, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. III. Kết luận, kiến nghị 1. Kết luận: Với việc giải quyết thực trạng về ứng dụng CNTT vào quản lý, cũng là việc áp dụng một số biện pháp của sáng kiến kinh nghiệm vào quản lý tại trường tiểu học Nguyễn Văn Bé xã Ea Tân, Krông Năng, Đắk Lắk, bước đầu đã đạt được những kết quả thiết thực cụ thể như sau: Ban giám hiệu nhà trường đã nhận thức đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào quản lý tại đơn vị trong giai đoạn hiện nay. Việc kiện toàn Ban CNTT đã được hiệu trưởng tập hợp những lực lượng nòng cốt gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên tin học, tổ khối trưởng và các giáo viên cốt cán, uy tín trong nhà trường, việc phân công phân nhiệm rõ ràng giúp mọi người có ý thức trách nhiệm cao hơn. Công tác tham mưu kịp thời của cấp phó trường trực, chịu trách nhiệm chính về công tác CNTT giúp cho hiệu trưởng có tính chủ động ngay từ đầu năm học, kế hoạch CNTT được triển khai trước hội đồng sư phạm. Công tác CNTT của nhà quản lý vừa là công cụ giúp nhà quản lý thực hiện chức năng quan trọng trong công tác quản lý còn tạo động lực cho phong trào dạy học, hoạt động chuyên môn sôi nổi, kịp thời khắc phục hạn chế về khả năng ứng dụng CNTT của mỗi cá nhân, năng lực CNTT, kĩ năng ứng dụng CNTT cũng được cải thiện rõ rệt, góp phần đưa làn gió mới về khoa học giáo dục ứng dụng vào công việc và đời sống hiện đại. Các lớp tập huấn phần mềm, ứng dụng tổ chức thực hành theo nhóm... tuy có quy mô nhỏ, nhưng đảm bảo chất lượng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đơn vị, giảm chi phí với mức thấp nhất mà lại đạt hiệu quả cao, không tốn kém vì khai thác được yếu tố tại chỗ là GV tin, bộ phận cốt cán. Tạo được động lực làm việc cho tập thể ngày càng đoàn kết. Việc thường xuyên kiểm tra, mua sắm các trang thiết bị hiện đại có kế hoạch, giúp nhà trường cải thiện tình trạng thếu thiết bị, hoặc chi khoản tiền lớn để mua sắm sẽ khó thực hiện được trong giai đoạn hiện nay. Ở mỗi đơn vị trường học đều phải có Ban CNTT, giúp cho việc tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học đạt hiệu quả hơn, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, đạt các mục tiêu đã đề ra. ----- 18 -----
  19. Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý còn góp phần chung tay cùng chính phủ chống dịch covid-19 thành công: tập huấn, dạy-học, họp trực tuyến…thích nghi với tình hình mới. Tổ chức triển khai tốt các biện pháp của đề tài vào hoạt động vào quản lý chuyên môn, dưới sự phối hợp trực tiếp của ban CNTT góp phần cải thiện sức làm việc của cả tập thể, không bị tụt hậu, rút ngắn khoảng cách về năng lực CNTT với các trường ở thành thị, kịp thời đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ quản lý trong giai đoạn hiện nay. Một số hạn chế nhất định: Về ban CNTT nhà trường năng lực không đồng đều, cần bồi dưỡng năng lực ứng dụng phần mềm và thiết bị hiện đại cho đội ngũ thường xuyên. Các thiết bị máy móc của nhà trường có nhiều máy mua cũng khá lâu, nhưng chưa có tiền mua sắm thay mới, do tài chính trong thời điểm mấy năm nay khó khăn. Phần mềm, ứng dụng ngày càng hiện đại, đòi hỏi trình độ ứng dụng của CB, GV, NV ngày càng cao, trong khi đó độ tuổi của đội ngũ tăng dần cũng là một khó khăn nhất định cho ban CNTT triển khai kế hoạch. Ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý chuyên môn trường tiểu học trong cơ sở giáo dục không phải là mới mẻ, nhưng trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi nhà quản lý cần thường xuyên cập nhật để việc ứng dụng không bị lỗi thời, đáp ứng yêu cầu công việc tốt nhất. Với góc độ của đề tài chỉ nghiên cứu trong đơn vị, khó tránh khỏi những hạn chế, mong được sự góp ý chia sẻ của độc giả và quý đồng nghiệp, để việc ứng dụng CNTT vào quản lý chuyên môn tiểu học đạt chất lượng tốt hơn, góp phần hoàn thành tốt nhiệ vụ được giao. 2. Kiến nghị: Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Năng là đơn vị có đủ năng lực và thẩm quyền tổ chức, nên cần tập huấn thêm về nghiệp vụ, kĩ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ làm công tác quản lý ở các trường tiểu học để lực lượng này làm việc có hiệu quả và chất lượng hơn. Quý cấp có thẩm quyền tăng cường đầu tư về trang thiết bị CNTT cho các trường học, vì việc mua sắm trang thiết bị hiện đại cần rất nhiều tiền, các cơ sở giáo dục tiểu học với nguồn kinh phí hạn hẹp rất khó có thể mua sắm được, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. ----- 19 -----
  20. Kính đề nghị Ủy ban nhân dân xã Ea Tân tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học của giáo viên đạt kết quả tốt nhất, đặc biệt trong giai đoạn thay sách giáo khoa mới đến năm 2025, chuyển đổi chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiện nay. Ea Tân, ngày 2 tháng 3 năm 2021. Người viết Đặng Văn Đồng ----- 20 -----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2