intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tại trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là thành phần môi trường: Đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật và quan hệ giữa chúng. Mối quan hệ giữa con người và thành phần môi trường. Ô nhiễm môi trường. Biện pháp BVMT xung quanh: nhà ở, trường học, thôn xóm, bản làng, phố phường… Từ đó, học sinh có khả năng: Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi. Sống hòa hợp gần gũi với thiên nhiên. Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh chia sẻ, hợp tác. Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước. Thân thiện với môi trường. Quan tâm đến môi trường xung quanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tại trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm

  1. MỘT VÀI BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VIỆC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔITRƢỜNG CHO HỌC SINH TẠI TRƢỜNGTH LÊ THỊ HỒNG GẤM 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại giống loài, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người đang trở thành hiểm họa đối với đời sống của sinh giới và cả con người ở bất kỳ phạm vi nào, từ quốc gia, khu vực đến toàn cầu. Cùng với sự phát triển kinh tế như vũ bão dưới tác động của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh, con người đã khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đã tàn phá môi trường, gây nên những tác động nặng nề đến sự suy thoái môi trường toàn cầu trên nhiều phương diện. Môi trường sống của chúng ta hiện nay thực sự đang lâm vào cuộc khủng hoảng với qui mô toàn cầu và trở thành nguy cơ trực tiếp đối với cuộc sống hiện tại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai. Đất nước Việt Nam chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự ô nhiễm môi trường đã và đang xảy ra cục bộ, từng lúc, từng nơi và đang lan rộng trên khắp mọi miền của đất nước. Theo các nguồn thông tin của Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Ước tính tổng thiệt hại kinh tế của nước ta do ô nhiễm môi trường gây ra trong thời gian qua chiếm từ 1,5-3% GDP. Hầu hết môi trường từ đất, nước, không khí, các khu dân cư, khu công nghiệp từ thành thị đến nông thôn đã và đang bị xuống cấp, trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội”. Bởi thế việc bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết đối với toàn xã hội. Giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT) vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đang rất quan tâm. Từ năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1363/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Vào năm 2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 41/NQ-TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2005 được Quốc Hội CHXHCN Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005. Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị 02/2005/CT-BGD&ĐT “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường” Xác định nhiệm vụ trọng tâm 1 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục
  2. cho giáo dục phổ thông là phải trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và tính cấp thiết của việc giáo dục BVMT cho học sinh phổ thông nói chung và cho học sinh Tiểu học nói riêng, trong những năm học trước đây, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo việc giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường . Các địa phương đã triển khai chỉ đạo lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng việc giáo dục BVMT được giáo viên thực hiện đôi lúc còn mang tính hàn lâm, chung chung, chưa thực hiện tốt được phương châm “ Học đi đôi với hành”; việc gắn kết giữa lý thuyết tiếp thu từ bài học với thực tế cuộc sống học sinh còn một khoảng khá xa. Hơn nữa, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng đến mức báo động; đã đến lúc cần phải có sự vào cuộc, sự hợp tác trên mọi phương diện của tất cả các tổ chức, cá nhân và cả cộng đồng để bảo vệ môi trường- cái nôi sinh thành của cả nhân loại. Năm học 2013 – 2014, thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD & ĐT Quảng Nam, ngành GD&ĐT Thành phố Tam Kỳ tiếp tục triển khai chỉ đạo các trường tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động giáo dục NGLL . Là một cán bộ quản lý, tôi nhận thức được rằng để việc giáo dục BVMT cho học sinh đạt kết quả thì chúng ta cần trang bị cho các em những nhận thức, những kĩ năng cơ bản tối thiểu về BVMT và quan trọng hơn sau nhận thức sẽ hình thành cho các em ý thức, kĩ năng bảo vệ môi trường . Bởi vì tính cấp thiết đó, tôi đầu tư nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tại trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm ”; với mong muốn việc tích hợp, lồng ghép giáo dục BVMT theo các phương thức, mức độ trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) của giáo viên cũng như từ môi trường thực tế của nhà trường mang lại hiệu quả góp phần trang bị cho học sinh những nhận thức, kỹ năng, hành vi và biết tham gia tích cực vào công tác BVMT. 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Giáo dục môi trường (GDMT) nhằm giúp cho cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của hệ thống môi trường thiên nhiên cũng như nhân tạo để từ đó giúp con người có những hành vi đối xử “thân thiện” hơn đối với môi trường. Mục tiêu của GDMT cũng nhằm trang bị cho cộng đồng những kỹ năng hành động bảo vệ môi trường một cách hiệu quả hơn. Phương pháp GDMT hiệu quả nhất là giáo dục kiến thức về môi trường trong một môi trường cụ thể nhằm hướng đối tượng giáo dục có hành động bảo vệ môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng của việc GDMT trong công tác bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, những chương trình hành động cụ thể, và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Các chương trình GDMT bao gồm cả chính khóa và ngoại khóa đã được triển 2 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục
  3. khai tới tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, và vận động quần chúng cũng như các tổ chức xã hội khác tham gia vào việc bảo vệ mội trường tiến hành hàng năm. Hệ thống thông tin và dữ liệu môi trường cũng đã được xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn. Song song với những thành quả này vẫn còn những hạn chế, tồn tại trong công tác giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Năm 1987, tại Hội nghị về môi trường ở Moscow do UNEP và UNESCO đồng tổ chức, đã đưa ra kết luận về tầm quan trọng của giáo dục môi trường: “Nếu không nâng cao được sự hiểu biết của công chúng về những mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng môi trường với quá trình cung ứng liên tục các nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt được những mối nguy cơ về môi trường ở các địa phương cũng như trên toàn thế giới. Bởi vì, hành động của con người tùy thuộc vào động cơ của họ và động cơ này lại tùy thuộc vào chính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ. Do đó, giáo dục môi trường là một phương tiện không thể thiếu để giúp mọi người hiểu biết về môi trường”. Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trường của Liên hợp quốc tổ chức tại Tbilisi vào năm 1977 đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục môi trường có mục đích làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường”. - Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hạn chế của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu. Mục tiêu này thực chất là trang bị cho các đối tượng được giáo dục các Kiến thức về môi trường. - Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với bản thân họ cũng như đối với cộng đồng, quốc gia của họ và quốc tế, từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ. Mục tiêu này có định hướng xây dựng Thái độ, cách đối xử thân thiện với môi trường. - Có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp 3 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục
  4. lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên, để họ có thể tham gia hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi họ ở và làm việc. Đây là mục tiêu về khả năng Hành động cụ thể. Ba mục tiêu của giáo dục môi trường Giáo dục môi trường hoàn toàn không tách rời những giá trị về kiến thức, kinh nghiệm thực tế và cách thức thực hiện của từng địa phương hay khu vực về một quá trình tạo lập và phát triển bền vững. Giáo dục môi trường luôn trân trọng những tri thức bản địa và ủng hộ việc giáo dục tương ứng với việc học tập dựa trên môi trường địa phương, coi trọng việc giáo dục toàn cầu cũng như giáo dục môi trường địa phương, thậm chí về mặt cam kết và hành động lại hướng về cụ thể và địa phương: “Nghĩ – toàn cầu, Hành động – Địa phương”. Những thông tin, kiến thức về môi trường được tích luỹ trong mỗi cá nhân sẽ nuôi dưỡng và nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chính họ, tạo nên những động cơ mạnh mẽ, những cam kết vững chắc hướng về một môi trường trong lành và phát triển trong tương lai. Bởi vì, mỗi cá nhân nếu đều có ý thức đóng góp những hành động dù nhỏ nhưng tích cực cũng sẽ góp phần tạo nên những thay đổi lớn tốt đẹp hơn cho môi trường. Mục đích cuối cùng của giáo dục môi trường là tiến tới xã hội hóa các vấn đề môi trường, nghĩa là tạo ra các công dân có nhận thức, có trách nhiệm với môi trường, biết sống vì môi trường. Một khi các vấn đề môi trường đã được xã hội hóa thì những lợi ích kinh tế cho cộng đồng ngày một gia tăng và đặc biệt hiệu lực quản lý nhà nước tăng nhưng gánh nặng chi phí sẽ giảm. Do đó, những kết quả nghiên cứu về môi trường và các phương pháp khắc phục ở nhiều quốc gia trên thế giới đã đi đến kết luận chung là: không có giải pháp nào kinh tế và hiệu quả bằng việc đầu tư vào con người thông qua công tác giáo dục môi trường. Môi trường và bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế giơi nói chung,Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Chât lượng môi trường có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với đời sống con người. Môi trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta. Có nhiều quan niệm về môi trường nhưng chúng ta có thể hiểu “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự 4 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục
  5. nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, 2005). Môi trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lí, hoá học, sinh học…tồn tại ngoài ý muốn của con người. Môi trường xã hội là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là các luật lệ, thể chế, quy định…nhằm hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển cuộc sống của con người. Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. Ô nhiễm môi trường bao gồm ba loại chính là: Ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Vậy làm thế nào mọi người có trách nhiệm và cùng vào cuộc với các biện pháp để kiềm hãm sự gia tăng về ô nhiễm môi trường để bảo vệ cuộc sống là vấn đề quan trọng. Đối với học sinh tiểu học các em được sống trong môi trường quen thuộc đó là nhà trường với thầy cô, bạn bè, lớp học, sân chơi , vườn trường, thư viện...và gia đình với ông bà, cha mẹ, hàng xóm, cây đa, giếng nước, mái đình...Việc giáo dục BVMT ở tiểu học có vị trí quan trọng bởi lẽ : Thông qua giáo dục bảo vệ môi trường các em biết được chức năng đặc biệt quan trọng của môi trường đối với đời sống như: Không gian sống Chứa đựng các của con ngƣời nguồn tài nguyên thiên nhiên MÔI TRƢỜNG Lƣu trữ và cung Chứa đựng các cấp các nguồn phế thải do thông tin con ngƣời tạo ra Chức năng của môi trường - Môi trường cung cấp không gian sống cho con người. - Cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người. 5 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục
  6. - Môi trường là nơi chứa đựng và phân hủy các phế thải do con người tạo ra. - Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Qua đó, các em hiểu được tầm quan trọng của môi trường, biết bảo vệ môi trường, có nhứng hành động nhằm làm môi trường sống trong sạch. Các em được giáo dục các kiến thức về môi trường, xây dựng thái độ, cách đối xử thân thiện với môi trường đến khả năng hành động cụ thể vì môi trường. Hiện nay việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học nhằm trang bị những nhận thức ban đầu; từ đó hình thành cho học sinh những hành vi, những kỹ năng bảo vệ sức khoẻ cho cá nhân và cộng đồng, giúp học sinh giải quyết được nhu cầu để phát triển và góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, đảm bảo cho sự phát triển tốt về thể chất lãn tinh thần. Hơn nữa việc giáo dục bảo vệ môi trường có lợi ích về mặt văn hoá- xã hội vì nó thúc đẩy hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. Đặc biệt giáo dục bảo vệ môi trường giải quyết tích cực nhu cầu về quyền trẻ em, giúp các em xác định được nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình và xã hội góp phần tạo ra một môi trường sống an toàn. Mục tiêu của việc giáo dục BVMT nhằm làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu: - Thành phần môi trường: Đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật và quan hệ giữa chúng. - Mối quan hệ giữa con người và thành phần môi trường. - Ô nhiễm môi trường. - Biện pháp BVMT xung quanh: nhà ở, trường học, thôn xóm, bản làng, phố phường… Từ đó, học sinh có khả năng: - Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi. - Sống hòa hợp gần gũi với thiên nhiên. - Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh chia sẻ, hợp tác. - Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước. - Thân thiện với môi trường. - Quan tâm đến môi trường xung quanh. Nguyên tắc giáo dục môi trƣờng trong trƣờng học - GDMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động, là cách tiếp cận xuyên bộ môn. - Mục tiêu, nội dung và phương pháp GDMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học. - GDMT phải trang bị cho HS một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng BVMT. - Nội dung GDMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương. - Nội dung GDMT phải chú trọng thực hành, hình thành các kỹ năng sống BVMT phù hợp với độ tuổi. Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục 6 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học
  7. - Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục môi trường là: Giáo dục về môi trường, trong môi trường và vì môi trường. - Phương pháp GDMT nhằm tạo cơ hội cho HS phát hiện và tìm cách giải quyết các vấn đề môi trường dưới sự hướng dẫn của GV. 3.CƠ SỞ THỰC TIỄN: Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh từ thực tế tình hình nhà trường, thông qua các môn học và hoạt động GDNGLL nhằm trang bị cho các em những nhận thức, những kỹ năng, hành vi và có thái độ ứng xử phù hợp với môi trường, cùng với việc giáo dục các em chúng tôi muốn gửi những thông điệp quan trọng về môi trường và bảo vệ môi trường trong thời điểm hiện nay đến với các bậc phụ huynh và toàn xã hội. Hiện nay, việc giáo dục BVMT cho học sinh như thế nào là hiệu quả và phù hợp với tình hình địa phương, của trường là vấn đề đặt ra đối với tôi. Phường Hoà Hương nằm ở vùng ven của thành phố Tam Kỳ. Nơi đây đa số nguồi dân sống bằng nghề nông, lao động phổ thông như thợ mộc, thợ nề, thợ rèn, làm thuê và buôn bán nhỏ lẻ xung quanh khu vực chợ, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, hệ thống xử lý nước, rác thải chưa được đầu tư đúng mức. Công tác bảo vệ môi trường là vấn đề chưa được người dân quan tâm. Chẳng hạn một số hộ dân sinh sống, buôn bán gần khu vực trường thường xuyên tập trung rác thải trên trục đường Thanh Hóa, trước cổng trường (lợi dụng công tác thu gom của Công ty môi trường đối với nhà trường); chăn nuôi trâu bò thả rông, chăn dắt vào trong khu vực sân trường làm hư hại các bồn cỏ, gây mất vệ sinh…Tất cả những thực trạng trên đều tác động xấu và làm ô nhiễm môi trường. Đối với trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm thuộc phường Hoà Hương. Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp , cùng với sự nỗ lực của lãnh đạo nhà trường, trường từng bước được đầu tư xây dựng , các điều kiện về CSVC phục vụ cho công tác giáo dục toàn diện; công tác xây dựng quang cảnh xanh-sạch – đẹp được đội ngũ chú trọng. Tuy nhiên, công tác giáo dục BVMT trong điều kiện tình hình thực tế của nhà trường và qua các môn học là vấn đề chưa được giáo viên quan tâm thường xuyên . Trong dạy học giáo viên bám chặt vào các yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng, việc tích hợp giáo dục BVMT là vấn đề giáo viên vẫn còn băn khoăn, e dè, sợ đi lệch mục tiêu bài dạy. Hơn nữa, việc tích hợp giáo dục BVMT ở các bài có nội dung cần tích hợp theo phương thức trực tiếp như mônTiếng Việt hoặc nội dung tích hợp ở mức độ toàn phần như môn Đạo đức, đòi hỏi người giáo viên phải có những thông tin đầy đủ về môi trường liên quan đến nội dung bài dạy để tích hợp vào bài học đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng không làm thay đổi đặc trưng của môn học. Đối với học sinh tiểu học, các em được lĩnh hội kiến thức về môi trường và BVMT qua các môn học về mặt lý thuyết còn mờ nhạt; các hoạt động lao động vệ sinh trường lớp, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, giữ vệ sinh lớp học… đều được các em tham gia dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường chứ các em chưa thực sự có được ý thức tự giác 7 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục
  8. trong việc làm mọi lúc, mọi nơi; bởi lẽ các em chưa hiểu được vai trò quan trọng của môi trương đối với cuộc sống cũng như chưa hiểu hết được tác hại của việc ô nhiễm môi trường. Với thực trạng về môi trường địa phương, nhà trường, tình hình thực tế về giáo dục BVMT của giáo viên, cùng với nhiệm vụ đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay thì Giáo dục bảo vệ môi trường gắn với thực tế, qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) là con đường ngắn nhất để hình thành ý thức, kỹ năng, hành vi về BVMT cho học sinh dễ đạt hiệu quả nhất. Khi nghiên cứu chương trình các môn học Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Mĩ thuật và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chúng ta dễ dàng nhận thấy chương trình các môn học và các hoạt động GD NGLL ngoài mục tiêu cần đạt của mỗi bài còn nhiều bài có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ở các mức độ khác nhau. Khả năng thành công trong việc giáo dục BVMT không phải chúng ta thu được ngay sau bài giảng . Hiên nay, việc giáo dục BVMT qua các môn học ở tiểu học là sự kết hợp hài hoà giữa việc trang bị kiến thức với bồi dưỡng tình cảm, niềm tin hình thành kỹ năng, hành vi giúp học sinh biết tham gia tích cực vào công tác BVMT. Tiểu học là bậc học cơ bản, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước. Mục đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho các em hiểu rõ tầm quan trọng của bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thân thiện với môi trường. Nếu ở cấp học này các em chưa hình thành được tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm tới thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh thì ở các cấp sau khó có thể bù đắp được. Vì vậy, nội dung và cách thức bảo vệ môi trường trong trường tiểu học mang tính quyết định đối với việc hình thành những phẩm chất đó. Để việc giáo dục BVMT cho học sinh đạt kết quả, trên cơ sở giúp học sinh thực hiện theo chỉ đạo của các cấp quản lý mà trực tiếp là lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tam Kỳ về quan điểm định hướng triển khai và những giải pháp thực hiện, chúng tôi đi sâu nghiên cứu và thực hiện “ Một số biện pháp chỉ đạo việc Gáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tại trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm ” với từng bước đi phù hợp với tình hình nhà trường và địa phương. 4.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Cùng với việc chỉ đạo thực hiện giảng dạy đúng đủ chương trình quy định theo Quyết định 16/ QĐ-BGD-ĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ GD-ĐT,tôi đi sâu nghiên cứu nội dung giáo dục BVMT qua các môn học và hoạt động GDNGLL và tổ chức thực hiện bằng các biện pháp sau: 4.1. Đầu tƣ cơ sở vật chất, xây dựng trƣờng học xanh-sạch –đẹp-an toàn: Là một cán bộ quản lý, tôi đã nhận thức được rằng việc đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn có ý nghĩa thiết thực trong 8 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục
  9. công tác giáo dục, bởi lẽ CSVC trường học là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật cần thiết phục vụ cho hoạt động giáo dục, dạy-học của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục tiêu đề ra. CSVC kỹ thuật trường học có vai trò rất quan trọng; là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục, góp phần quyết định chất lượng của nhà trường. Trường học xanh, sạch, đẹp sẽ tạo ra một môi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi, an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với các em, giúp các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè. Trường học xanh sạch đẹp và thân thiện sẽ để lại những dấu ấn tốt đẹp trong các mối quan hệ : thầy với trò; thầy với thầy; thầy với cha mẹ học sinh; thầy với địa phương và rộng hơn tạo ra mối quan hệ với toàn xã hội. Trường học xanh, sạch, đẹp còn có ý nghĩa giáo dục mỗi học sinh ý thức, thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, trong những năm học qua, tôi đa xây dựng kế họach phát triển chiến lược của nhà trường phù hợp với tình hình trường và địa phương. Theo từng giai đoạn, cùng với việc đầu tư xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tôi đã tích cức tham mưu với Uỷ ban nhân dân (UBND) phường Hoà Hương, phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố Tam Kỳ đầu tư xây dựng khối phòng học và khối phòng phục vụ học tập kiên cố, các công trình phục vụ việc học tập, sinh hoạt của giáo viên và học sinh như : Nhà đa năng, các công trình vệ sinh, nhà xe, sân chơi bãi tập; cải tạo sắp xếp khu hiệu bộ , nhà ăn nhà bếp... từng bước hoàn thiện các điều kiện CSVC nhà trường theo các tiêu chí của tiêu chuẩn 3 về CSVC đáp ứng yêu cầu dạy, học và giáo dục; phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức II trong năm học đến. Với những nỗ lực của bản thân, sự quan tâm của các cấp quản lý và sự vào cuộc của đội ngũ các điều kiện về CSVC của trường được đầu tư đáp ứng các yêu cầu tổ chức dạy –học. Đối với việc xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, tôi tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT về việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Cùng với việc tổ chức thực hiện 5 nội dung, trong đó chú trọng phát động trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và huy động phụ huynh cùng tham gia xây dựng trường lớp xanh , sạch, đẹp theo các tiêu chí: - Tiêu chí xanh: + Vận động phụ huynh đỗ đất nâng cao nền sân trường, quy hoạch thảm cỏ, trồng thêm cây xanh có bóng mát, bố trí trồng cây xanh phù hợp với vị trí trong sân trường. + Trồng thêm các loại hoa, cây cảnh trong sân trường tạo ra một không gian mát mẻ, phong phú các loài cây và hoa. + Mỗi lớp được phân công nhận một bồn hoa trước lớp để trồng và chăm sóc, các lớp học được trang trí có cây xanh. - Tiêu chí sạch: 9 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục
  10. + Thường xuyên cho học sinh lao động trường, lớp. Giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường, chăm sóc cây xanh, không vứt rác bừa bãi, vệ sinh các đồ dùng cá nhân, lớp sạch sẽ, ngăn nắp và gọn gàng; Bảo vệ cơ sở vật chất, giữ gìn bàn ghế. + Hợp đồng nhân viên phục vụ thường xuyên các công trình vệ sinh và hỗ trợ các em học sinh lớp Một trong công tác vệ sinh. + Sắp xếp lại bàn ghế, nơi làm việc của các bộ phận và các lớp học ngăn nắp – sạch sẽ, tạo không gian thoáng đãng, mát mẻ. - Tiêu chí đẹp: + Phòng học thoáng mát, có đủ ánh sáng, có đủ bàn ghế giáo viên, học sinh và bố trí hợp lý mang tính thẫm mĩ cao. + Lớp học trang trí đẹp, theo chủ điểm hàng tháng và phù hợp với đối tượng HS. + Các lớp thực hiện thí điểm Mô hình trường học mới chú trọng khâu tổ chức lớp học có sự sáng tạo. +Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cán bộ, giáo viên và học sinh. + Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất, không chạy nhảy, viết bẩn lên bàn ghế; bảo quản tốt đồ dùng trong lớp và của nhà trường. - Tiêu chí an toàn trong trường học. + Thực hiện tốt công tác phòng chống, cháy nổ đảm bảo an toàn cho học sinh. + Nâng cao ý thức về công tác VSATTP cho nhân viên phục vụ bếp ăn bán trú, phòng chống ngộ độc thực phẩm, giữ gìn vệ sinh môi trường. + Giáo dục cho học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân trong ăn uống, giữ gìn vệ sinh trường, lớp và thực hiện các hành vi văn minh nơi công cộng. + Thực hiện tốt công tác y tế trong trường học, tổ chức khám sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa về giáo dục chăm sóc sức khỏe, phòng chống các bệnh học đường, các loại dich bệnh xảy ra theo mùa; thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh môi trường – công trình vệ sinh. Thực hiện sơ, cấp cứu kịp thời những tai nạn xảy ra cho học sinh. Với việc đầu tư về CSVC, xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp, an toàn đã tạo ra một môi trường giáo dục gần gũi, thân thiện mà ở đó đội ngũ và các em học sinh luôn ý thức được rằng phải cùng tham gia để góp bàn tay xây dựng trường ngày càng khang trang, sạch , đẹp hơn. 10 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục
  11. 4.2. Lập kế hoạch và triển khai chỉ đạo việc giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong các môn học. Việc lập và triển khai kế hoạch là một trong các chức năng quan trọng, là việc làm không thể thiếu được trong quá trình lãnh đạo điều hành công việc của người làm công quản lý. Đây là việc làm không mới nhưng nó hoạch định cho chúng tôi quy trình triển khai việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh theo một trình tự, một hướng đi hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của trường. Để công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh đạt yêu cầu, tôi thực hiên các công việc cụ thể như sau: Sau khi tiếp thu trực tiếp từ lớp tập huấn cấp tỉnh và được chỉ đạo của Phòng Bản thân tôi lập kế hoạch và phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo và theo dõi việc tích hợp, lồng ghép việc giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học. 11 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục
  12. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như: Công đoàn, Chi đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, chi Hội khuyến học…để tuyên truyền vận động trong phụ huynh và toàn xã hội về công tác BVMT. Chỉ đạo giáo viên tổng phụ trách Đội chịu trách nhiệm tổ chức ngoại khóa, tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường trong đội ngũ và học sinh trong những buổi chào cờ; lập kế hoạch tham mưu Hiệu trưởng, tổ chức việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; tổ chức các hoạt động ngoại khoá về giáo dục bảo vệ môi trường ; theo dõi kỹ năng hành vi của học sinh trong việc bảo vệ môi trường trong nhà trường thông qua công tác trực tuần và tổ chức công tác thi đua trong học sinh. Nội dung giáo dục BVMT không còn là vấn đề xa lạ với nhiệm vụ của mỗi nhà trường, nó luôn được đưa vào trong công tác đánh giá, trong nội dung thi đua, trong công tác giáo dục Kỹ năng sống hằng ngày, gắn với việc giáo dục học sinh giữ vệ sinh cá nhân, môi trường lớp học, sân trường, các công trình...Thực hiên Hướng dẫn nhiệm vụ năm học kèm theo công văn 668/HD-PGD ngày 12/9/2013 của phòng GD- ĐT thành phố Tam Kỳ, tôi xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện việc giáo dục BVMT cùng với việc tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”với các nhiệm vụ cụ thể: - Tiếp tục tích hợp giáo dục BVMT thông qua các môn học . - Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục BVMT qua các giờ chào cờ, qua các pano tuyên truyền trong sân trường, phát động hưởng ứng “Ngày vì môi trường”, “Giờ trái đất”... - Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các hội thi vẽ tranh về môi trường. - Tổ chức lao động vệ sinh, thực hiện kế hoạch của Liên Đội “ Đoạn đường em chăm”, “Em yêu Tam kỳ quê em”... Cùng với việc thực hiện kế hoach chỉ đạo giảng dạy qua các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL như trên chúng tôi phát động CBGVNV và học sinh hưởng ứng chiến dịch làm cho Thế giới trong sạch hơn do Australia khởi xướng năm 1993 được UBND tỉnh Quảng Nam triển khai với kế hoạch 3450/KH- UBND ngày 11/9/2013 với chủ đề “ Nơi sinh sống của chúng ta...Hành tinh của chúng ta...Trách nhiệm của chúng ta...” Với các hoạt động phong phú như tìm hiểu về môi trường, thi hoá trang, vẽ về quê hương đất nước. Với biên pháp lập kế hoạch như trên công tác giáo dục BVMT đã được nhà trường chú trong thường xuyên thông qua các giờ học và qua việc tổ chức các hoạt động. Chẳng hạn, hưởng ứng chiến dich Giờ Trái đất ngày 29/3 vừa qua, với thông điệp “ Hãy hành động để Trái đất thêm xanh” chúng tôi không những phát động trong giáo viên hưởng ứng tắt đèn trong 1 tiếng đồng hồ mà còn chuyển tải đến học sinh việc làm có ý nghĩa này nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường trước biến đổi khí hậu “ Giờ Trái đất không phải chỉ dừng lại ở hành động tắt đèn, mà đây là chiến dịch trong đó tất cả mọi người dân trên thế giới cùng nhau đoàn kết thể hiện họ có thể làm gì trong suốt cả năm để bảo vệ hành tinh.” 12 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục
  13. 4.3.Tổ chức tập huấn triển khai việc giáo dục bảo vệ môi trƣờng phù hợp với điều kiện công tác của đội ngũ. Công tác giáo dục BVMT đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam , Phòng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tam Kỳ triển khai chỉ đạo từ nhiều năm nay. Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm cũng đã thực hiện bằng việc tích hợp, lồng ghép vào các môn học. Tuy nhiên, việc làm của đội ngũ giáo viên chưa phải là thường xuyên được quan tâm nên ý thức về BVMT trong học sinh chưa đạt được yêu cầu như mong muốn. Tại thời điểm tháng 11/2013, tôi được Ngành quan tâm cử đi tập huấn nội dung về tích hợp, lồng ghép giáo dục BVMT trong các môn học . Đây là điều kiện thuận lợi để chúng tôi có cơ hội nhìn lại, rà soát lại những công việc chúng tôi đã tổ chức thực hiện tại nhà trường trong thời gian qua, đồng thời cải tiến phương pháp chỉ đạo việc tích hợp giáo dục BVMT qua các môn học cho đội ngũ một cách hiệu quả nhất góp phần làm cho mọi người cùng vào cuộc và xây dựng môi trường sống ngày càng trong sạch hơn. . Để chuyển tải đến đội ngũ giáo viên toàn bộ nội dung, yêu cầu và phương thức tích hợp lồng ghép giáo dục BVMT qua các môn học và hoạt động GDNGLL chúng tôi được tiếp thu qua lớp tập huấn cấp tỉnh một cách cụ thể, phù hợp với thời gian trong năm học, tôi tổ chức triển khai tại trường theo những bước đi sau: - Trước tiên, tôi chỉ đạo tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp tổ với nội dung: (Lần 1) + Thứ nhất: Tìm hiểu tình trạng về ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay. Nguyên nhân gây nên thực trạng đó, hậu quả để lại . Nhiệm vụ và Giải pháp đối với ngành giáo dục trong công tác giáo dục BVMT. + Thứ hai: Đánh giá việc giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong thời gian qua, những kết quả thu được, những khó khăn cần tháo gỡ. + Thứ ba: Nghiên cứu, thống kê các môn học, bài học có thể tích hợp lồng ghép giáo dục BVMT đã thực hiện trong thời gian qua. Lập bảng thống kê: (Phụ lục chương trình kèm theo) NỘI DUNG – ĐỊA CHỈ- MỨC ĐỘ TÍCH GỢP GDBVMT MÔN TIẾNG VIỆT- Lớp 1 Tuần Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phƣơng thức TH - Luyện nói về chủ điểm bờ hồ, kết hợp khai thác nội dung GDBVMT qua một số câu hỏi - Khai thác gián gợi ý : Cảnh bờ hồ có những gì ? Cảnh đó tiếp nội dung bài Bài 10. 3 có đẹp không ? Các bạn nhỏ đang đi trên luyện nói. ô-ơ con đường có sạch sẽ không ? Nếu được đi trên con đường như vậy, em cảm thấy thế nào ?... 13 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục
  14. Tuần Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phƣơng thức TH - Từ khoá bông súng Liên hệ : Bông hoa súng nở trong hồ ao làm - Khai thác gián Bài 54. cho cảnh vật thiên nhiên thế nào ? (Thêm tiếp nội dung bài 13 ung - đẹp đẽ). học. ưng (Giáo dục HS tình cảm yêu quý thiên nhiên, có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước). - Luyện nói về chủ điểm Ao, hồ, giếng, kết hợp khai thác nội dung GDBVMT qua một - Khai thác gián Bài 55. số câu hỏi gợi ý : Tranh vẽ cảnh vật thường tiếp nội dung bài 14 eng - thấy ở đâu ? Ao, hồ, giếng đem đến cho con luyện nói. iêng người những ích lợi gì ? Em cần giữ gìn ao, hồ, giếng thế nào để có nguồn nước sạch sẽ, hợp vệ sinh ?... - Bài ứng dụng : Ai trồng cây,... Chim hót lời mê say. Bài 68. (HS thấy được việc trồng cây thật vui và có - Khai thác trực 16 ot - at ích, từ đó muốn tham gia vào việc trồng và tiếp nội dung bài bảo vệ cây xanh để giữ gìn môi trường Xanh đọc. - Sạch - Đẹp). - Bài ứng dụng : Hỏi cây bao nhiêu tuổi,... Che tròn một bóng - Khai thác gián râm. tiếp nội dung bài Liên hệ : Cây xanh đem đến cho con người ứng dụng. Bài 70. 17 những ích lợi gì ? (Có bóng mát, làm cho ôt - ơt môi trường thêm đẹp, con người thêm khoẻ mạnh,...). (HS cảm nhận được vẻ đẹp, ích lợi của cây xanh ; có ý thức BVMT thiên nhiên). - Bài ứng dụng : 20 Bài 82. Tôi là chim chích... Có ích, có ích. - Khai thác trực ich - êch (HS yêu thích chú chim sâu có ích cho môi tiếp nội dung bài trường thiên nhiên và cuộc sống). đọc. - HS trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài (Nụ hoa lan màu gì?... Hương hoa lan thơm như thế Tập đọc nào ?) / GV liên hệ mở rộng để HS nâng cao - Khai thác gián 27 Hoa ý thức yêu quý và BVMT : Hoa ngọc lan vừa tiếp nội dung bài. ngọc lan đẹp vừa thơm nên rất có ích cho cuộc sống con người. Những cây hoa như vậy cần được chúng ta gìn giữ và bảo vệ... 14 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục
  15. Tuần Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phƣơng thức TH - HS luyện nói (Gọi tên các loài hoa trong ảnh – SGK) / GV khẳng định rõ hơn : Các loài hoa góp phần làm cho môi trường thêm đẹp, cuộc sống của con người thêm ý nghĩa... - GV nói về nội dung bài, kết hợp GDBVMT trước khi HS tập chép (hoặc củng cố cuối - Khai thác gián Tập tiết học) : Hoa sen vừa đẹp lại vừa có ý tiếp nội dung bài. 29 chép nghĩa (Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn), Hoa sen do vậy ai cũng yêu thích và muốn gìn giữ để hoa đẹp mãi. - HS tập chép đoạn văn : Cầu Thê Húc màu son,... tường rêu cổ kính. / GV kết hợp liên - Khai thác gián hệ GDBVMT (cuối tiết học) : Hồ Gươm là tiếp nội dung bài. Tập một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Thủ đô chép 32 Hà Nội và là niềm tự hào của mỗi người dân Hồ Việt Nam. Càng yêu quý Hồ Gươm, chúng Gươm ta càng có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ để Hồ Gươm đẹp mãi. - HS trả lời câu hỏi tìm hiểu bài (Theo em, cây bàng đẹp nhất vào mùa nào ?) / GV nêu - Khai thác gián câu hỏi liên tưởng về BVMT : Để có cây tiếp nội dung bài. Tập đọc bàng đẹp vào mùa thu, nó phải được nuôi 33 Cây dưỡng và bảo vệ ở những mùa nào ?... bàng - HS luyện nói (Kể tên những cây được trồng ở sân trường em) / GV tiếp tục liên hệ về ý thức BVMT, giúp HS thêm yêu quý trường lớp. - HS trả lời câu hỏi tìm hiểu bài (Đường đến trường có những cảnh gì đẹp ?) / GV nhấn - Khai thác gián mạnh ý có tác dụng gián tiếp về GDBVMT : tiếp nội dung bài. Đường đến trường có cảnh thiên nhiên thật Tập đọc 33 đẹp đẽ, hấp dẫn (hương rừng thơm, nước Đi học suối trong, cọ xoè ô râm mát), hơn nữa còn gắn bó thân thiết với bạn HS (suối thầm thì như trò chuyện, cọ xoè ô che nắng làm râm mát cả con đường bạn đi học hằng ngày). Kể - Dựa vào nội dung câu chuyện, GV có thể 33 chuyện rút ra bài học và liên hệ về ý thức BVMT - Khai thác gián 15 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục
  16. Tuần Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phƣơng thức TH Cô chủ cho HS : Cần sống gần gũi, chan hoà với các tiếp nội dung bài. không loài vật quanh ta và biết quý trọng tình cảm biết quý bạn bè dành cho mình. tình bạn - HS trả lời câu hỏi trong SGK và kết hợp luyện nói (bài tập 3) : Hỏi nhau về cá heo - Khai thác trực theo nội dung bài : tiếp nội dung bài Tập đọc + Cá heo sống ở biển hay ở hồ ? tập đọc và nội Anh + Cá heo đẻ trứng hay đẻ con ? dung luyện nói. 35 hùng + Cá heo thông minh như thế nào ? biển cả + Con cá heo trong bài đã cứu sống được ai ? (HS nâng cao ý thức BVMT : yêu quý và bảo vệ cá heo - loài động vật có ích) ĐỊA CHỈ- MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GDBVMT TRONG MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ LỚP 4-5: Bài Mƣ́c đô ̣ tích Môn Lớp hơ ̣p - Bài: Nhà Trần và việc đắp đê; Chùa thời Lý; Kinh thành Huế… Lớp 4: - Mức độ liên Lịch hê: sử: - Bài: Đường Trường Sơn; Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Lớp 5: - Bài: 3,4,5,7,8 phần thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du; Bài 11, 17, 24 phần thiên nhiên và hoạt động - Mức độ bộ sản xuất của con người ở miền đồng bằng; phận Vùng biển Việt Nam (bài 29) … Lớp 4: Địa - Các bài về Thiên nhiên và HĐ của con ngời ở Lý: miền núi và trung du; Thiên nhiên và HĐ của - Mức độ liên con ngời ở đồng bằng Bắc bộ…; Vùng biển hệ: Việt Nam ( bài 30)… - Bài 2, 4, 5 ( địa lý Việt Nam). - Mức độ toàn Lớp 5: phần: 16 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục
  17. - Bài 8, 9 ( địa lý Việt Nam); địa lý thế giới ( - Mức độ bộ Các bài về châu lục)… phận - Một số bài về địa lý Việt Nam, địa lý thế - Mức độ liên giới. hệ: NỘI DUNG – ĐỊA CHỈ- MỨC ĐỘ TÍCH GỢP GDBVMTTRONG MÔN MÔN ĐẠO ĐỨC-Lớp 1 Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ 2 - Gọn gàng - Ăn mă ̣c go ̣n gàng , sạch sẽ thể hiện người có nếp sạch sẽ sống, sinh hoạt văn hóa , góp phần giữ gìn vệ sinh - Liên hệ MT, làm cho MT thêm sạch, đẹp, văn minh. - Giữ gin ̀ sách, vở, đồ dùng học tập cẩn thận, sạch 3- Giữ gỡn sách vở đẹp là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên đồ dùng học tập - Liên hệ thiên nhiên, giữ giǹ , bảo vệ môi trường, góp phần làm cho môi trường phát triển bền vững. - Gia đin ̀ h chỉ có hai con là hạn chế gia tăng dân 4- Gia đin ̀ h em - Liên hệ số , góp phần giữ gỡn , ổn định và BVMT. - Yêu quý và gần gũi với thiên nhiên, yêu thích các loài cây và hoa. - Không đồng tiǹ h với các hành vi , việc làm phá 14- Bảo vệ cây và - Toàn phần hoại cây và hoa nơi công cộng. hoa nơi công cộng - Thái độ ứng xử thân thiện với môi trường qua bảo vệ các loài cây và hoa NỘI DUNG – ĐỊA CHỈ- MỨC ĐỘ TÍCH GỢP GDBVMT TRONG MÔN MÔN ĐẠO ĐỨC-Lớp 2 Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ 17 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục
  18. - Số ng go ̣n gàng, ngăn nắ p làm cho MT nhà cửa và xung quanh thêm sạch sẽ , góp phần làm 3-Gọn gàng ngăn nắp - Liên hệ sạch, đẹp môi trường, bảo vệ môi trường. NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT LỚP 1 -5 Dạng Mục tiêu Mức độ bài/bài Thái độ, tình Kĩ năng., tích hợp Kiến thức cả m hành vi Dạng bài Biết: Thực vật : - Một vài loại quả, cây -Yêu mến vẻ Quả, cây, thường gặp và sự đa đẹp của cỏ cây, Vẽ, nặn, xé - Biết dạng của thực vật. hoa trái - Liên dán chăm sóc - Một số vai trò của - Có ý thức bảo hệ (Bài: 6, 7, cây. thực vật đối với con vệ vẻ đẹp của 10, 15, ngươi. thiên nhiên. 16, 20 - Một số biện pháp cơ (6 tiết) bản bảo vệ thực vật. Dạng bài. Biết: Động vật : - Một số loài động vật Vẽ, nặn, xé thường gặp và sự đa - Yêu mến các - Biết dán các con dạng của động vật. con vật - Liên chăm sóc vật. - Quan hệ giữa động - Có ý thức bảo hệ vật nuôi. (Bài:13, 19, vật với con người trong vệ các con vật 22, 23 (4 cuộc sống hằng ngày. tiết) - Một số biện pháp cơ bản bảo vệ động vật Biết: Dạng bài. -Vẻ đẹp của thiên Vẽ tranh nhiên Việt Nam. -Yêu mến cảnh - Biết giữ phong cảnh : -Thiên nhiên là môi đẹp quê hương gìn cảnh - Bô ̣ (Bài:17, 21, trường để con người -Có ý thức giữ quan môi phâ ̣n 24, 26, 29, sống và làm việc. gìn môi trường trường. 31, 33 (7 -Một số biện pháp cơ tiết) bản BVMT thiên nhiên. Dạng bài. - Yêu mến các - Biết - Liên 18 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục
  19. Dạng Mục tiêu Mức độ bài/bài Thái độ, tình Kĩ năng., tích hợp Kiến thức cả m hành vi Động vật : Biết: con vật chăm sóc hệ Các con vật - Một số loài động vật - Có ý thức vật nuôi. Vẽ, nặn, xé thường gặp và sự đa chăm sóc vật dán con vật. dạng của động vật. nuôi (Bài: 5, 16, - Quan hệ giữa động 21, 24, 29 ( vật với con người trong 5 tiết) cuộc sống hằng ngày. - Một số biện pháp bảo vệ động vật và giữ gìn MT xung quanh Biết: Dạng bài. - Vẻ đẹp của thiên Vẽ tranh nhiên Việt Nam. - Yêu mến quê - Tham gia (Bài: 3, 4, 9, - Mối quan hệ giữa hương bảo vệ - Bô ̣ 10, 13, 20, thiên nhiên và con - Có ý thức giữ cảnh quan phâ ̣n 23, 26, 30, người gìn môi trường môi trường 34 - Một số biện pháp ( 10 tiết) BVMT thiên nhiên - Yêu mến các Biết: con vật - Một số loài động vật Dạng bài. - Có ý thức phổ biến và sự đa dạng Động vật : chăm sóc vật của động vật. - Biết Vẽ, nặn con nuôi - Liên - Quan hệ giữa động chăm sóc vật. - Phê phán hê ̣ vật với con người trong vật nuôi. (Bài: 14, 15, những hành cuộc sống hằng ngày. 26 ( 3 tiết) động săn bắt - Một số biện pháp bảo động vật trái vệ động vật và giữ gìn phép MT xung quanh - Yêu mến cảnh Dạng bài. Biết: đẹp quê hương Phong cảnh - Tham gia - Vẻ đẹp của thiên - Có ý thức (Bài: 3, 4, 5, bảo vệ - Bô ̣ nhiên Việt Nam. BVMT. 11, 20, 31, cảnh quan phâ ̣n - Mối quan hệ giữa - Phê phán 34 môi trường thiên nhiên và con những hành ( 7 tiết) người. động phá hoại 19 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục
  20. Dạng Mục tiêu Mức độ bài/bài Thái độ, tình Kĩ năng., tích hợp Kiến thức cả m hành vi - Một số biện pháp thiên nhiên BVMT thiên nhiên - Yêu mến con Biết: Dạng bài. vật - Biết - Một số loài động vật Động vật - Có ý thức chăm sóc quý hiếm và sự đa Vẽ, nặn, xé chăm sóc vật động vật . dạng của động vật. dán các con nuôi. - Tham gia - Liên - Quan hệ giữa động vật. - Phê phán các hoạt hê ̣ vật với con người trong (Bài: 4, 13, những hành động chăm cuộc sống hằng ngày. 14 động săn bắt sóc bảo vệ - Một số biện pháp bảo (3 tiết) động vật trái động vật. vệ động vật và giữ gìn phép. MT xung quanh. Dạng bài. - Yêu quý cảnh - Vẽ được Cảnh quan Biết: đẹp và có ý tranh về Vẽ tranh - Vẻ đẹp của thiên thức BVMT. (Bài: 3, 5, 8, nhiên Việt Nam. giữ gìn cảnh - Tham gia - Bô ̣ 9, 10, 12, 18, - Mối quan hệ giữa quan. các hoạt phâ ̣n 19, 21, 24, thiên nhiên và con - Phê phán động làm 26, 28, 29, người những hành sạch, đẹp 32. - Một số biện pháp động phá hoại cảnh quan ( 14 tiết) BVMT thiên nhiên thiên nhiên môi trường - Yêu mến các con vật Biết: - Có ý thức - Sự đa dạng của động chăm sóc vật - Biết Dạng bài. vật Việt Nam và một nuôi chăm sóc - Liên Động vật : số động vật quý hiếm - Phê phán vật . hê ̣ Vẽ, nặn con cần bảo vệ. những hành - Tham gia vật. - Quan hệ giữa động động săn bắt các hoạt (Bài: 6, 21, vật với con người trong động vật trái động chăm 27 ( 3 tiết) cuộc sống hằng ngày. phép (dùng sóc BVĐV - Một số biện pháp bảo mìn, điện, săn vệ động vật và giữ gìn bắt động vật MT xung quanh quý hiếm Dạng bài. - Yêu quý cảnh - Vẽ được Vẽ cảnh và Biết: đẹp và có ý tranh về * Bô ̣ tranh về môi - Vẻ đẹp của thiên thức BVMT. phâ ̣n trường. nhiên Việt Nam. giữ gìn cảnh - Tham gia 20 bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
25=>1