intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập đọc

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra các việc làm, các giải pháp rèn đọc một cách cụ thể dễ hiểu, dễ thực hiện, áp dụng được tất cả với mọi giáo viên lớp 3 nói riêng, các khối lớp khác nói chung đạt hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập đọc

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục Thị xã Bình Long. Tôi ghi tên dưới đây: Trình Tỷ lệ (%) đóng độ góp vào việc Số Họ và Ngày Nơi công Chức chuyên tạo ra sáng TT tên tháng tác (hoặc danh môn kiến (ghi rõ đối năm sinh nơi với từng đồng thường tác giả, nếu có) trú) Đoàn 30/04/1979 Trường Giáo 1 Thị Kim TH Lê viên Phượng Văn Tám ĐHSP 100% 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập đọc. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra Sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục - Phương pháp dạy học. 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 07/ 09/ 2020. 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Các phương pháp rèn đọc theo nhóm đối tượng học sinh đó là rèn đọc đúng câu rồi mới đến tốc độ, diễn cảm. Các bước rèn đọc luôn chú trọng phát âm và đọc đúng nhịp. Tất cả các đối tượng học sinh được tham gia tích cực trong tiết học. Không có học sinh bị bỏ rơi trong phần luyện đọc. Lớp học sôi nổi, hứng thú hơn. Thống nhất về nội dung, phương pháp dạy học giúp học sinh đạt hiệu quả cao hơn. Đưa ra các việc làm, các giải pháp rèn đọc một cách cụ thể dễ hiểu, dễ thực hiện, áp dụng được tất cả với mọi giáo viên lớp 3 nói riêng, các khối lớp khác nói chung đạt hiệu quả.
  2. 2 5.2. Nội dung sáng kiến: 5.2.1. Lý do chọn đề tài: Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường dùng ngôn ngữ, lời nói để trao đổi, thông tin, truyền đạt, nhận xét… Khả năng trình bày ngôn ngữ hay, dở còn tùy thuộc vào mỗi người. Tuy nhiên, nếu có sự chú ý, trau chuốt và rèn luyện thì việc sử dụng ngôn ngữ, lời nói để giao tiếp sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Bởi thế, ở cấp tiểu học, trong môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập đọc có ý nghĩa rất quan trọng. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để các em học tập các môn học khác.Vì thế, đọc là một kĩ năng không thể thiếu được của con người. Đầu năm 2020 - 2021 tôi được phân công dạy lớp 3.2, tôi thấy được việc dạy và học phân môn Tập đọc đối với giáo viên gặp nhiều khó khăn do các lỗi phát âm của học sinh, các kĩ năng đọc của học sinh còn nhiều hạn chế như: Học sinh đọc chưa đúng khá nhiều, đọc diễn cảm còn hạn chế (giọng đọc chưa phù hợp với nội dung bài)…. Làm thế nào để học sinh đọc tốt một bài Tập đọc, tiết học Tập đọc nhẹ nhàng đối với cả học sinh và giáo viên mà vẫn có hiệu quả, chất lượng? Nhận thấy điều dó là hết sức cần thiết, là phải có phương pháp thích hợp giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng đọc. Xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của phân môn Tập đọc, tôi đã nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học và các hướng dẫn, chỉ đạo của ngành, đồng thời từ kinh nghiệm thực tế nhiều năm dạy một khối lớp đã thôi thúc tôi đi đến quyết định chọn đề tài: “Phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập đọc” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập đọc lớp 3 ở Trường Tiểu học Lê Văn Tám như sau: 5.2.2. Phân tích thực trạng: + Phần lớn các em đọc còn rất chậm. + Một số học sinh còn phát âm chưa đúng ở các phụ âm đầu, vần, thanh: tr/ch; s/x; d/v; ăt/ăc; ac/at; êch/ât; anh/ăn….dấu hỏi/ dấu ngã; dấu ngã/ dấu sắc + Phần lớn các em ngắt nghỉ hơi chưa đúng ở các dấu câu và giữa các cụm từ dài khiến các em không hiểu nội dung câu văn, đoạn văn dẫn đến việc các em không hiểu và không trả lời được câu hỏi của nội dung bài. Như vậy, các em không nắm được ý nghĩa, nội dung của bài học. + Học sinh đọc diễn cảm chưa được, ít có em thể hiện được lời của nhân vật qua giọng đọc. + Phần đọc mẫu của giáo viên chưa chuẩn, chưa chính xác do phương ngữ địa phương. VD: GV người miền Bắc thường phát âm sai l/n; GV người miền Trung thường sai thanh hỏi/ngã, GV người Nam sai âm đầu v/d
  3. 5.2.3. Biện pháp thực hiện: 5.2.3.1. Luyện đọc thành tiếng: a. Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Để giúp học sinh đọc hiểu được nội dung của văn bản thì điều đầu tiên học sinh phải có kỹ năng đọc đúng. Phần này gồm đọc mẫu của giáo viên và hướng dẫn học sinh đọc. Giáo viên đọc mẫu thật chuẩn, thể hiện đúng hệ thống chính âm. Đồng thời giáo viên phải dự tính cụ thể lỗi của bài hôm đó mà học sinh hay mắc để tìm cách khắc phục cho các em trong giờ học. Phần luyện đọc tiếng, từ, cụm từ luyện đọc cho học sinh sau phần giáo viên đọc mẫu lần một - học sinh đọc nối tiếp từng câu, sau đó giáo viên rút ra từ khó mà học sinh dễ đọc sai để luyện đọc. * Rèn đọc phụ âm đầu: VD: “gia” đọc là “da”. Khi đọc các lỗi này tôi cho học sinh dừng lại, giáo viên đọc thật chuẩn các tiếng, từ đó rồi gọi một số em đọc tốt đọc lại, sau đó gọi từng em đọc sai đọc lại từ đó. VD: Khi dạy bài “ Ở lại với chiến khu ” trong bài có câu: “ Cặp mắt ông ánh lên vẻ trìu mến, dịu dàng” Học sinh đọc, tôi ghi ngay từ học sinh đọc sai lên bảng. VD: “ trìu mến” học sinh đọc là “ chìu mến” Hoặc “ sung sướng ” học sinh đọc là “ xung xướng” GV hướng dẫn cách phát âm “s”; “x” như sau: + Âm “sờ”: lưỡi cong lên chạm lợi hơi đi ra phía trên hai bên lưỡi. + Âm “xờ”: đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra cả miệng lẫn lưỡi. * Rèn đọc đúng âm chính Tiến hành phân tích cho các em về sự khác nhau giữa âm chính mà các em đọc sai. VD: Không đọc “về hiu” mà đọc là “về hưu”; không đọc “biu thiếp” mà đọc là “bưu thiếp”; giữa “iu”và “ưu” có cấu tạo khác nhau: “iu”  i + u, còn “ưu”  ư + u, hay đọc “con hươu” đọc là “con hiêu” tôi cũng cho các em đánh vần tiếng “hươu” và tiếng “hiêu”. Từ đó các em đọc đúng không đọc nhầm nữa. Đối với học sinh lớp tôi như phần thực trạng đã nêu: các em thường đọc sai, thiếu dấu thanh nhiều. Do vậy trong mỗi giờ học Tập đọc tôi đều có yêu cầu riêng là rèn đọc đúng các dấu thanh chủ yếu là rèn đọc cá nhân. Các em đọc sai thiếu dấu thanh trong mỗi từ, tiếng dẫn đến các em hiểu sai nghĩa của từ và người nghe cũng hiểu sai về nội dung. VD: Rì rào sóng vổ (sai)
  4. Rì rào sóng vỗ (đúng) Việc rèn cho học sinh đọc đúng dấu thanh là một việc cần sự kiên nhẫn và thể hiện tình thương yêu đối với các em thì mới có thể thực hiện tốt được. Trong khâu này tôi gọi một số em đọc đúng, một số em hay đọc sai, mời em khác nhận xét xem ai là người đọc đúng nhất, sau đó yêu cầu em đọc sai đọc lại từ, tiếng đó một cách chính xác. VD: “vổ tay” phải đọc “vỗ tay” b. Luyện đọc câu Sau khi luyện đọc tiếng, từ, cụm từ tôi chuyển sang luyện đọc câu. Trong quá trình học sinh đọc, tôi thấy học sinh ngắt, nghỉ hơi tuỳ tiện. Để hướng dẫn học sinh đọc đúng, tôi thực hiện như sau: Đầu tiên chép câu khó lên bảng, sau đó tôi đọc cả câu cho học sinh lắng nghe phát hiện xem cô ngắt hơi, nghỉ hơi ở chỗ nào? Rồi tôi dùng phấn kẻ một nét xiên ( / ) ngắt hơi và 2 nét xiên ( // ) nghỉ hơi, “  ” lên giọng, “  ” xuống giọng, “…” đọc chậm lại, kéo dài, dấu gạch chân biểu thị sự nhấn giọng; khoanh tròn vào các tiếng có vần khó cần luyện đọc, tiếp đến tôi cho học sinh dùng bút chì ghi ký hiệu để ghi lại ngữ điệu của bài. Cho học sinh phát hiện cách đọc đúng. Tiếp theo tôi sẽ đọc mẫu lại và cho 2 học sinh đọc tốt đọc cho cả lớp nghe. Cho học sinh luyện đọc cá nhân. Ví dụ: Trong bài Nhà ảo thuật (tuần 23) - Tổ chức cho học sinh luyện đọc chú trọng ngắt, nghỉ như sau: Tình cờ trong lúc ra mua sữa,/ hai chị em gặp chú Lý,/ nhà ảo thuật.// Các em giúp chú/ mang đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.// Biết hai chị em thích xem ảo thuật,/ chú Lý bảo các em chờ một lát.// Nhưng hai chị em Xô-phi đã ra về ngay/ vì nhớ lời mẹ dặn/ không được làm phiền người khác.// c. Luyện đọc tốc độ Hướng dẫn học sinh đọc giữ tốc độ không đọc ê-a, không đọc quá nhanh hoặc quá nhỏ, giáo viên điều chỉnh tốc độ bằng việc giữ nhịp đọc. Ngoài ra việc đọc nhẩm còn có sự kiểm tra của thầy và bạn. Để điều chỉnh tốc độ bằng cách trước khi dạy, giáo viên đếm trong bài có bao nhiêu tiếng rồi dự kiến bao nhiêu phút. d. Đọc diễn cảm Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc một tác phẩm có tính chất văn chương. Đó là thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu để biểu đạt ý nghĩa và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài. Đọc diễn cảm trên cơ sở đọc đúng tốc độ. Đọc diễn cảm ở lớp 3 mới chỉ là bước đầu cho nên đòi hỏi phải có sự hướng dẫn của giáo viên. Thực tế trong quá trình luyện đọc tôi thấy học sinh đọc đúng, to, lưu loát nhưng để đọc diễn cảm thì chưa được, học sinh chưa biết làm chủ được ngữ
  5. điệu, đọc chưa đúng tốc độ và chưa biết nhấn giọng ở một số từ : “chìa khóa”. Theo tôi, đối với học sinh lớp 3 đọc diễn cảm với yêu cầu cụ thể là: - Thể hiện giọng điệu của từng nhân vật. - Thể hiện tình cảm của người viết. Đọc diễn cảm là biết làm chủ ngữ điệu, đọc đúng tốc độ và nhấn giọng ở một số từ “ chìa khóa ”. Để học sinh đọc diễn cảm tôi thường thực hiện như sau: Ví dụ: Khi dạy bài “Cậu bé thông minh” Bài văn được viết theo thể kể chuyện - kể về một cậu bé thông minh, tài giỏi, nhanh trí. Tình tiết câu chuyện hấp dẫn, sinh động. Khi đọc học sinh cần làm rõ những chi tiết đó bằng cách đọc nhấn giọng vừa phải ở các từ ngữ: “ầm ĩ”, “tìm được”, “trọng thưởng” Đặc biệt những câu đối thoại giữa Đức Vua và cậu bé ngữ điệu đọc phải toát lên vẻ ngộ nghĩnh, ngây thơ nhưng thể hiện sự thông minh của cậu bé. “Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?” Và câu trả lời hồn nhiên vô tư của cậu bé. “Muôn tâu Đức Vua - cậu bé đáp - bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em”. Vua quát. - Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông/ thì đẻ sao được! Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc câu hỏi và câu cảm trong bài tập đọc thật tốt. - Với câu hỏi cần hỏi cao giọng ở cuối câu đồng thời nhấn giọng “ầm ĩ”. - Với câu cảm, giáo viên phải hướng dẫn học sinh lưu ý sự khác nhau khi đọc câu cảm thứ nhất. Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm. (Thể hiện sự hách dịch của nhà vua). Với câu thứ hai. “Bố ngươi là đàn ông / thì đẻ sao được!” (Khi đọc gần như là một câu hỏi - tiếng “được” hỏi cao giọng). * Đối với những bài văn xuôi khi đọc ngoài việc tìm những dấu câu đặc biệt (câu hỏi, câu cảm) để hướng dẫn học sinh đọc. Giáo viên còn phải chú trọng cách nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy, dấu hai chấm. Đặc biệt phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng đó là chỗ tách ý. Ví dụ: Khi dạy bài: “Chiếc áo len” - Tiếng Việt 3 - tập 1. “Nằm cuộn tròn / trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá.
  6. Em muốn ngồi dậy / xin lỗi mẹ và anh, nhưng lại xấu hổ / vì mình đã vờ ngủ. Áp mặt xuống gối, em mong trời mau sáng / để nói với mẹ : “Con không thích chiếc áo ấy nữa. Mẹ hãy để tiền/ mua áo ấm cho cả hai anh em”]. Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, ngắt hơi đúng, nhấn giọng ở từ gạch dưới. Đặc biệt câu nói của Lan khi đọc học sinh thể hiện dưới sự ân hận, có như vậy mới biểu đạt được trạng thái cảm xúc của tác giả. * Đối với các bài thơ, tuỳ theo từng thể loại thơ mà tôi hướng dẫn học sinh cách đọc sao cho đúng nhịp câu thơ. Bài: “Nhớ Việt Bắc” (thể thơ lục bát) Ta về/ mình có nhớ ta Ta về ta nhớ/ những hoa cùng người Rừng xanh/hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh/ dao gài thắt lưng.… (Nhớ Việt Bắc - Tiếng Việt 3) Thường thì các bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát mang một âm điệu mượt mà, tình cảm. Tuy vậy cũng phải dựa vào các dòng cụ thể để ngắt dòng cho đúng. Luyện cho học sinh đọc đúng nhịp điệu của bài thơ giúp học sinh diễn tả được cảm xúc và hình tượng của bài thơ. Trong chương trình có rất nhiều bài thơ thuộc thể thơ 4 chữ. Nên việc luyện đọc thể thơ này yêu cầu người giáo viên cần phải hướng dẫn cách đọc cho học sinh.. Ví dụ : Với bài: “Chú ở bên Bác Hồ” cần đọc với giọng trầm lắng pha chút trang nghiêm. Kết hợp với cách ngắt nhịp, nhấn giọng kéo dài ở một số từ và cao giọng ở cuối câu hỏi. Để tạo nên âm hưởng biểu lộ sự xúc động niềm thương nhớ của Nga và bố mẹ trước sự hi sinh của người chú. Chú ở đâu, ở đâu? Trường Sơn dài dằng dặc? Trường Sa đảo nổi, chìm? Hay Kon Tum, Đắc Lắc? Mẹ đỏ hoe đôi mắt Ba ngước lên bàn thờ Đất nước không còn giặc Chú ở bên Bác Hồ - Vì vậy khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được trong lớp một không khí thoải mái để học sinh dễ trực cảm với bài văn, có tâm trạng chờ đợi
  7. và tập trung chú ý nghe giáo viên đọc và cũng từ đó các em có thể học tập và bắt chước thầy. - Trong khi rèn đọc diễn cảm tôi thường xuyên chú ý đến những học sinh rụt rè nhút nhát, thường xuyên động viên, khích lệ để các em tự tin hơn trong khi đọc bài và các em có hứng thú đọc bài hơn mà không sợ sệt. 5.2.3.2. Luyện đọc hiểu: Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tôi thường áp dụng một số phương pháp như: thêm lời dẫn dắt, chia câu hỏi trong sách giáo khoa thành những câu hỏi nhỏ, bổ sung câu hỏi phụ, sử dụng từ ngữ gần gũi hơn với các đối tượng học sinh trong lớp . Tuy nhiên mọi sự linh hoạt đều phải dựa trên câu hỏi trong sách giáo khoa, lấy đó làm chuẩn để hướng dẫn cho học sinh đạt tới yêu cầu mong muốn của mình. Ví dụ: Trong bài tập đọc “Mồ côi xử kiện” có thể bổ sung thêm một số câu hỏi phụ: 1. Truyện có những nhân vật nào? 2. Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì? 3. Mồ Côi đã yêu cầu bác nông dân phải làm gì? 4. Tìm câu nêu rõ lý lẽ của bác nông dân? 5. Mồ Côi đã xử kện bằng cách nào? 6. Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần? 7. Mồ Côi xử kiện có công bằng không? 8. Em hãy thử đặt tên khác cho bài? Qua ví dụ trên có thể thấy các câu hỏi 2, 4, 6, 8 đều lấy từ sách giáo khoa. Các câu hỏi 1, 3, 5, 7 là những câu hỏi bổ sung, đó là những câu hỏi cần thiết để nối khâu luyện đọc và tìm hiểu bài cho liền mạch. Nếu không học sinh có thể cảm giác bất ngờ khi vừa đọc xong bài giáo viên đã bắt đầu ngay với câu hỏi: Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì? và sau câu hỏi trên thiếu câu hỏi bắc cầu (Mồ Côi đã yêu cầu bác nông dân phải làm gì?) mà chuyển ngay sang câu hỏi (Tìm câu nêu rõ lý lẽ của bác nông dân?) Để học sinh định hướng câu trả lời tôi thường dựa vào các câu hỏi ở sách giáo khoa để điều chỉnh, thiết kế lại và sử dụng một cách hợp lí để khai thác đúng giá trị văn bản và phù hợp với trình độ nhận thức của từng học sinh. Việc thiết kế câu hỏi phải đảm bảo những yêu cầu về: tính vừa sức, tính khái quát, tính hệ thống, tính phát triển và tính thẩm mĩ. Ví dụ, với bài “Hai bàn tay em”, để giúp học sinh còn hạn chế năng lực dễ tìm hiểu nội dung bài, giáo viên có thể thiết kế lại câu hỏi như sau:
  8. Câu 1: “Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?”. Thiết kế lại: “Hai bàn tay của bé được so sánh với những hình ảnh nào trong khổ thơ 1?” Câu 2: “Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?”. Thiết kế lại: “Hai bàn tay đã giúp bé làm những việc gì?”. Từ các câu trả lời của học sinh, giáo viên đi đến kết luận (hoặc gợi ý cho học sinh kết luận): Hai bàn tay rất thân thiết đối với bé.” Đối với học sinh dân tộc, hoặc các em còn hạn chế về kĩ năng đọc hiểu, giáo viên có thể chuyển đổi từ hình thức câu hỏi tự luận sang câu hỏi trắc nghiệm. Ví dụ bài “Nhà rông ở Tây Nguyên” (Tuần 15), câu 1: “Vì sao nhà rông phải chắc và cao?”, giáo viên có thể thiết kế lại như sau: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1.Vì những lí do nào nhà rông phải chắc và cao? a. Nhà rông phải chắc và cao để chống chịu được gió bão và chứa được nhiều người. b. Sàn nhà rông phải cao để tránh được voi và thú dữ. c. Nhà rông phải cao vì cần có chỗ cao để treo bàn thờ thần làng. d. Nhà rông phải chắc và cao để chống chịu được gió bão và chứa được nhiều người. Mái nhà rông phải cao để khi múa ngọn giáo không vướng mái. Sàn nhà rông phải cao để tránh được voi và thú dữ. Học sinh sẽ dựa vào nội dung bài đọc để lựa chọn đáp án đúng (d). - Bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhau, tôi luôn tạo điều kiện cho học sinh luyện tập theo nhóm một cách tích cực trả lời các câu hỏi, trao đổi ý kiến, thực hiện nhiệm vụ (hoặc bài tập), sau đó báo cáo nhận xét. - Trong quá trình tìm hiểu bài, tôi luôn rèn luyện cho học sinh cách trả lời câu hỏi, diễn đạt bằng câu văn gọn, rõ. Sau khi nêu ý kiến giáo viên sơ kết nhấn mạnh và ghi bảng ( nếu cần). 5.2.3.3. Cách tổ chức trong giờ Tập đọc: Đối với môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập đọc nói riêng, trong một lớp học có thể phân loại học sinh thành các nhóm có trình độ như sau: + Nhóm học sinh đọc còn phải đánh vần: Các em biết đọc nhưng phải đánh vần từng chữ một. + Nhóm học sinh đọc ê, a, ngắc ngứ: Các em đọc trơn được tiếng nhưng không liền mạch, đọc còn lặp lại nhiều lần 1 tiếng, thỉnh thoảng phải dừng lại đánh vần nhẩm ở các tiếng khó. + Nhóm học sinh đọc thông: Các em đọc thông thạo bài đọc (đọc rõ ràng, rành mạch, đảm bảo tốc độ quy định). + Nhóm học sinh đọc tốt: Là những em khi đọc biết thể hiện những hiểu biết, những cảm xúc của mình đối với bài đọc thông qua giọng đọc.
  9. Nếu giáo viên không chú ý phân loại trình độ học sinh trong lớp sẽ không có phương pháp dạy học phù hợp. Từ đó gây ức chế, nhàm chán cho học sinh có năng lực. Trong khi đó những học sinh hạn chế năng lực không thể tiếp cận kiến thức, rèn luyện kĩ năng đúng mực cũng dễ chán nản. Để khắc phục những khó khăn nêu trên đòi hỏi giáo viên cần phải có tâm huyết, tìm ra những giải pháp thích hợp để khi lên lớp tổ chức giờ dạy đều có thể giúp mọi học sinh trong lớp được học và học được, giúp các em tiến bộ và phát triển như mong muốn. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Đề tài đã được triển khai, áp dụng tại trường Tiểu học Lê Văn Tám và áp dụng cho các trường Tiểu học trên địa bàn thị xã Bình Long mang lại hiệu quả tích cực. 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Không 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 8.1. Kết quả đạt được: Sau khi vận dụng những phương pháp như trên, tôi tiến hành tổng kết lại quá trình theo dõi học sinh thì nhận được kết quả như sau: Trong suốt quá trình giảng dạy tôi thấy chất lượng các lớp được nâng cao rõ rệt. Học sinh nắm vững cách đọc theo từng thể loại văn bản, nắm được nội dung ý chính của bài, giúp các em dễ dàng học được các môn khác và giao tiếp trong đời sống xã hội. Đọc đúng Đọc diễn Ngắt nghỉ tốc độ, ngắt Đọc hiểu còn Phát âm Lớp Tổng cảm còn hạn hơi chưa nghỉ hơi hạn chế chưa đúng 3.2 số HS chế hợp lý đúng chỗ TS % TS % TS % TS % TS % Đầu 24 20 83.3 10 41.7 6 25.0 3 12.5 4 16.7 năm Giữa 24 23 95.8 6 25.0 2 8.3 1 4.2 1 4.2 năm Tăng, So Tăng Giảm Giảm Giảm Giảm giảm: 12.5 16.7 16.7 8.3 12.5 sánh 3 4 4 2 3 0 8.2. Bài học kinh nghiệm: Việc nâng cao kỹ năng học tốt phân môn Tập đọc của học sinh là một quá trình gian khổ và lâu dài. Quá trình này đòi hỏi sự kết hợp, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học chứ không thể đòi hỏi học sinh trong một thời gian ngắn mà giải quyết được.
  10. HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NHÀ TRƯỜNG XÁC NHẬN 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NGÀNH GIÁO DỤC THỊ XÃ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
  11. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. An Lộc, ngày 13 tháng 02 năm 2020 Người nộp đơn Đoàn Thị Kim Phượng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2