Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu hứng thú học tập môn Công nghệ khối 11, 12 của học sinh THPT
lượt xem 29
download
Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu hứng thú học tập môn Công nghệ khối 11, 12 của học sinh THPT nêu lên vai trò của môn Công Nghệ trong chương trình đào tạo, khái niệm về hứng thú học tập, thực trạng về biện pháp gây hứng thú học tập môn Công Nghệ của giáo viên trường THCS Và THPT Hoà Bình và một số nội dung khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu hứng thú học tập môn Công nghệ khối 11, 12 của học sinh THPT
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An Mục Lục DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Nội dung Ký hiệu Ban giám hiệu BGH Trung học cơ sở THCS Trung học phổ thông THPT Động cơ đốt trong ĐCĐT Kỹ thuật công nghiệp KTCN TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 1
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Với sự phát triển nhanh chóng của các nghành khoa học kỹ thuật, sự đổi mới liên tục của Công nghệ, việc ứng dụng những thành tựu đó vào trong cuộc sống ngày càng rộng rãi hơn nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người. Quá trình phát triển của khoa học và công nghệ dẫn đến sự thay đổi căn bản hệ thống tri thức và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của con người kể cả chất lượng và quy mô, do đó cũng dẫn đến sự thay đổi căn bản trong nội dung giáo dục – đào tạo của nhà trường (nhà trường với tư cách là một hình thức chuyển giao chúng cho các thế hệ kế tiếp). Cụ thể là giáo dục Kỹ huật Công nghệ phải là một bộ phận tất yếu của giáo dục văn hoá phổ thông. Thậm chí ở những nước “mù kỹ thuật” “mù nghề” được xem là “mù chữ”. Người lao động được xem là mù chữ nhưng biết kỹ thuật vẫn có khả năng kiếm sống. Ngược lại chỉ biết chữ nhưng không có chuyên môn nghề nghiệp thì chắc chắn sẽ thất nghiệp. Do đó hiểu biết về kỹ thuật phổ thông và kỹ năng lao động phải là học vấn phổ thông bắt buộc mỗi người phải có. Công nghệ là một môn học ứng dụng thực tế nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản như: Bản vẽ kỹ thuật, Chế tạo cơ khí, Động cơ đốt trong, Kỹ thuật điện dân dụng, …để áp dụng thực tế vào cuộc sống của bản thân và cộng đồng hay có thể làm kiến thức nền cho việc học chuyên ngành kỹ thuật sau này. Nhưng đại đa số các em học sinh hiện nay không nhận ra được tầm quan trọng ấy, dẫn đến các em không có hứng thú trong việc học môn học này, giáo viên chuyên nghành dạy môn Công Nghệ đang thiếu nghiêm trọng, học sinh thì xem nhẹ việc học môn này vì cho nó là môn phụ chỉ chú tâm học những môn thi tốt nghiệp cho nên các em có học đi nữa thì cũng chỉ học để đối phó hay học để có điểm điều kiện. Để các em học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn Công Nghệ và chú tâm hơn trong việc học môn này thì cần phải có những giải pháp hợp lý nhằm tạo ra được hứng thú trong việc học môn công nghệ. Yêu cầu đặt ra là cần phải tìm hiểu xem những nguyên nhân nào khiến học sinh lại không thích học môn Công Nghệ, từ đó đưa ra một số giải pháp hay ý kiến cá TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 2
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An nhân để góp phần phong phú trong việc tạo ra hứng thú học môn Công Nghệ ở học sinh. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài “TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT” vì nó sẽ là hành trang trong sự nghiệp giảng dạy của tôi sau này. 2. Phạm vi nghiên cứu: học sinh khối 11, 12 của trường THCS Và THPT Hoà Bình, năm học 2012 – 2013. 3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra: Dùng phiếu điều tra đặt một số câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh trả lời để từ đó tìm hiểu mức độ hứng thú học tập môn Công Nghệ của học sinh. Phương pháp phỏng vấn: gặp gỡ học sinh trực tiếp đặt một số câu hỏi và tâm sự với các em trên tư cách là một người bạn, người đáng tin cậy của các em. 4. Cấu trúc: Đề tài gồm: Phần mở đầu, Nội dung (3 chương) và Kết luận. TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 3
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận: 1. Khái niệm về hứng thú học tập Hứng thú học tập: + Theo Coovaliop thì “Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối với một đối tượng nào đó do ý nghĩa của nó trong đời sống và sự hấp dẫn tình cảm của nó” (Côvaliôp). + Hứng thú học tập : Từ định nghĩa về hứng thú của A.G Côvaliôp chúng tôi cho rằng: Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống của cá nhân. Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập. Những môn học có hứng thú bao giờ kết quả cũng tốt hơn những môn học không có hứng thú. 2. Vai trò của môn Công Nghệ trong chương trình đào tạo Để biết được môn Công Nghệ có vai trò như thế nào trong chương trình đào tạo thì chúng ta cần nghiên cứu, tìm hiểu lượng thông tin kiến thức mà môn Công Nghệ mang đến cho người học. Trước tiên cần nghiên cứu về sách giáo khoa môn Công Nghệ: Sách giáo khoa môn Công Nghệ được biên soạn theo một chuẩn mực cụ thể, kiến thức trong nó mang tính cơ bản và phổ thông. Hiện nay, sách giáo khoa Công Nghệ đã được cải cách và bổ sung lượng thông tin kiến thức mới cũng như các công nghệ mới và hiện đại. Nói về kiến thức học sinh cần phải học thì đương nhiên có chỗ khó có chỗ dễ. Nếu ta lập luận có những nội dung học sinh không cần phải học thì thử hỏi trong các môn khác như Toán, Lý, Hoá... có những nội dung như tính tích phân, luyện thép, sản xuất điện hạt nhân, giải phẫu, di truyền... nhưng rõ ràng ra trường học sinh của chúng ta có đi luyện thép cả đâu, có làm bác sỹ hết đâu. Học cái đó là thừa ư? Không thể nói như vậy. TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 4
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An Khi hết THPT học sinh tiếp tục học chuyên nghiệp sẽ được học tiếp các kiến thức chuyên ngành ở mức độ nâng cao hơn, chuyên sâu hơn trong các trường Cao đẳng, Đại học. Hoặc giả dụ có em nào đó vì nhiều lý do đi làm ngay để kiếm sống thì chí ít các em sẽ vào đời với một hành trang nho nhỏ mà thầy cô, bố mẹ, xã hội đã trang bị. Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Công Nghệ Người dạy là yếu tố vô cùng quan trọng. Thông qua người thầy, học trò cảm nhận được thế giới công nghệ, phân biệt được các loại ngành nghề. Có nhiều loại sản phẩm mà ở đời sống thường nhật trong gia đình vẫn đang sử dụng, ngày ngày trông thấy nay được thầy cô chỉ ra cho biết "cội nguồn" của nó. Cái này liệu có khơi dậy sự tò mò ham khám phá của học trò hay không? Câu trả lời đã rất rõ. Vào một giờ Công nghệ hay thường được nghe câu nói: "À bây giờ thì em đã hiểu". Người thầy, người cô đã giúp cho thiên hướng của nhiều em được định hình. Hiện nay nhiều thầy dạy công nghệ đang sống được bằng nghề "phụ" là sử dụng chính kiến thức công nghệ của mình để kiếm sống thêm bên ngoài trường sở. Khi thầy chữa được xe máy, tivi, máy giặt.. ở những dạng hỏng thông thường thì thầy khỏi lo thiếu vốn liếng để nói với học sinh về công nghệ. Và lẽ tất nhiên thầy biết nghề, thạo nghề khi nói về nghề thì trò sẽ nghe rất say sưa. Môn Công nghệ rất có ý nghĩa. Học sinh được học qua các dạng công nghệ tiêu biểu, các ứng dụng điển hình của nó thể hiện ở nhiều ngành nghề khác nhau. Sau đó học sinh tự xem mình có hứng thú với loại ngành nghề nào, đam mê với loại công nghệ nào. Đồng thời soi lại bản thân xem mình có năng khiếu hay sở trường, sở đoản ở lĩnh vực đó không. Nếu theo đuổi ngành nghề đó có phù hợp với mình và gia đình mình không? Học xong có xin được việc làm ngay và hợp lý không? Có thể ai đó nghĩ rằng đó là vấn đề xa quá, viển vông quá. Nhưng đó rất thực tế bởi học sinh học xong 12 là phải tính tới việc chọn nghề chọn trường rồi. Mà lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân là tối quan trọng và cần thiết. Thế thì môn Công nghệ và các môn khác đã giúp cho học sinh có định hướng nghề nghiệp chính xác hơn. Vậy không nên coi nhẹ môn học này. TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 5
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An Chính vì điều này cho ta thấy môn Công Nghệ là môn học rất cần thiết trong trường trung học phổ thông. TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 6
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An II. Cơ sở thực tiễn: 1. Vài nét về tình hình của trường THCS Và THPT Hoà Bình 1.1.Vài nét về tình hình kinh tế xã hội địa phương. Ngày 23 tháng 09 năm 1997 Chính phủ thông qua Nghị định 100/1997/NĐCP về việc thành lập xã Hòa Bình trên cơ sở 2.197,4 ha diện tích tự nhiên và 2.598 nhân khẩu của xã Tân Công Sính 694,8 ha diện tích tự nhiên và 31 nhân dân của xã Phú Cường. Địa giới hành chính xã Hoà Bình: Đông giáp tỉnh Long An; Tây giáp xã Tân Công Sính; Nam giáp huyện Tháp Mười và xã Phú Cường; Bắc giáp huyện Tân Hồng và tỉnh Long An. Xã Hoà Bình là một trong những xã nông thôn mới của huyện Tam Nông, đại đa số người dân có hoàng cảnh sống khó khăn, thu nhập chính chủ là làm ruộng. 1.2. Tình hình trường THCS Và THPT Hoà Bình. Trường THCS Và THPT Hoà Bình nằm trên địa bàn xã Hoà Bình, một trong những xã vùng sâu của huyên Tam Nông. Cơ cấu tổ chức của nhà trường: + Ban lãnh đạo gồm: 1 Hiệu trưởng, 1 Phó Hiệu trưởng. + Các phòng ban gồm: Phòng BGH + Hành chính, Phòng Giáo viên + Đoàn – Đội + Y tế, Phòng Thư viện, Phòng thiết bị dùng chung. + Trường gồm 7 tổ chuyên môn và 16 lớp, trong đó có 3 lớp khối 6, 3 lớp khối 7, 2 lớp khối 8, 2 lớp khối 9, 2 lớp khối 10, 2 lớp kh ối 11 và 2 lớp khối 12. 2. Thực trạng về biện pháp gây hứng thú học tập môn Công Nghệ của giáo viên trường THCS Và THPT Hoà Bình. Trường THCS Và THPT Hoà Bình là ngôi trường chỉ mới thành lập năm 2009, hiện nay đang sử dụng trên cơ sở vật chất tạm, trang thiết bị còn thiếu nên việc hỗ trợ cho giáo viên trong việc giảng dạy gặp nhiều khó khăn. Môn Công Nghệ ở trường THCS Và THPT Hoà Bình cũng được đưa vào giảng dạy từ khi thành lập trường. Giáo viên giảng dạy cũng như cơ sở vật chất đều gặp nhiều khó khăn: TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 7
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An + Về cơ sở vật chất: với cơ sở vật chất của nhà trường (chưa có phòng máy chiếu, chưa có các mô hình về ĐCĐT, tranh…) nên việc gây sự chú ý và hứng thú học cho học sinh gặp nhiều khó khăn. + Về giáo viên: giáo viên được phân công giảng dạy tuy đúng chuyên ngành nhưng còn hạn chế về kinh nghiệm nên gặp khó khăn về kinh nghiệm giảng dạy. Do đặc thù môn Công Nghệ là một môn học khó học đối với học sinh. Bên cạnh đó, môn học này lại là môn không thi Tốt nghiệp nên đại đa số các em không mấy quan tâm đến. Nhìn nhận được những khó khăn đó nên các giáo viên dạy môn Công Nghệ (KTCN) tìm ra nhiều phương pháp dạy học trực quan hơn, nhằm thu hút sự chú ý và hứng thú học của các em đối với môn học này. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được giáo viên áp dụng rất triệt để. Để thực hiện được như vậy, nhà trường đã tạo điều kiện trang bị cơ sở vật chất hoàn thiện hơn để đảm bảo khi giáo viên cần là có. 3. Mức độ hứng thú học tập môn Công Nghệ của học sinh khối 11, 12 trường THCS Và THPT Hoà Bình. Môn Công Nghệ là một môn học không quan trọng và khó học đối với học sinh, tuy nhiên về nội dung môn học thì rất thực tế đối với các em, nó sẽ là nền tảng và cũng là một trong những thứ hành trang không thể thiếu để giúp các em đi vào thực tế của cuộc sống. Tuy nhiên để học tốt và hiểu được các kiến thức ấy thì người học cần phải tạo cho mình một hứng thú học môn Công Nghệ để có thể tiếp thu và vận dụng nó vào cuộc sống thực tế. Để biết được mức độ hứng thú học tập của các em học sinh trường THCS Và THPT Hòa Bình như thế nào thì tôi đã đi khảo sát thực tế từ các em học sinh và có kết quả như sau : 3.1 Việc học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp của các em. Câu 1: Theo em môn Công Nghệ (KTCN) học bài như thế nào? TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 8
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An Số lượng học Ý kiến của học sinh Tỷ lệ % sinh Tổng số 67 100% a. Rất khó học. 22 32,9% b. Cũng bình thường như những 43 64,2% môn học khác c. Rất dễ 2 2,9% C Câu 3: Em có chuẩn bài đối với môn Công Nghệ (KTCN) như thế nào? Ý kiến của học sinh Số lượng học Tỷ lệ % sinh Tổng số 100% 67 a. Đến giờ thì em lên lớp chứ 10,4% 7 em không chuẩn bị gì cả. b. Em chuẩn bị bài vở chu đáo 5 7,5% trước khi đến lớp. c. Có lúc em chuẩn bị nhiều, 55 82,1% lúc em không. Câu 5: Em có thường xuyên học bài môn Công Nghệ (KTCN)? Ý kiến của học sinh Số lượng học Tỷ lệ % sinh Tổng số 67 100% a.Rất thường 28 41,8% b.Chỉ học khi trả bài. 36 53,7% c. Không bao giờ học. 3 4,5% Môn Công Nghệ không phải là một môn học khó học bài đối với các em học sinh. Tuy nhiên do các em xem đây chỉ là môn phụ, không thi tốt nghiệp nên các em không chịu học và không chuẩn bị bài nên các em sẽ gặp khó khăn trong việc học và hiểu bài môn học này. Không chỉ riêng môn Công Nghệ mà bất cứ môn học nào nếu có một em học sinh nào đó không học bài và không chuẩn bị bài thì tất yếu em học sinh đó sẽ gặp khó khăn cho môn học đó. Chính vì vậy, để học tốt một môn học nào đó thì việc chuẩn bị bài và học bài môn đó là rất quan trọng. Do có sự chuẩn bị bài TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 9
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An trước sẽ giúp các em nắm được kiến thức hơn, vậy mà đa số các em đều không chuẩn bị bài trước khi đến lớp thậm chí có một số em còn không học bài môn Công Nghệ. 3.2. Kiến thức trong môn Công Nghệ đối với các em. Câu 2: Kiến thức trong môn Công Nghệ (KTCN) có quá xa lạ đối với các em không? Ý kiến của học sinh Số lượng học Tỷ lệ % sinh Tổng số 67 100% a.Rất xa lạ.Chưa từng biết 23 34,3% đến. 44 65,7% b.Không vì nó có trong cuộc sống thường ngày. Kiến thức trong môn Công Nghệ thì không có gì quá xa lạ đối với các em. Tuy nhiên do các em thường ngày không học bài và không chuẩn bị bài chu đáo nên việc học và tiếp thu kiến thức của các em cũng gặp nhiều khó khăn. 3.3 Tầm quan trọng của môn Công Nghệ được các em nhận định. Câu 4: Theo em môn Công Nghệ là môn học : Ý kiến của học sinh Số lượng học Tỷ lệ % sinh Tổng số 67 100% a.Không quan trọng vì nó 14 20,9% không thi tốt nghiệp. b.Rất quan trọng vì nó có 53 79,1% trong thực tế cuộc sống. Kiến thức trong môn Công Nghệ rất thực tế đối với các em. Khi học Công Nghệ 11 các em có thể biết thêm được về Động Cơ Đốt Trong (một trong những thiết bị rất quan trọng trong đời sống hằng ngày của con người) và khi học Công Nghệ 12 thì các em có thể biết được các linh kiện điện tử đơn giản, biết được một số mạch điện tử cơ bản trong cuộc sống. 3.4 Cách học môn Công Nghệ của học sinh. TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 10
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An Qua cách học của học sinh về một môn học nào đó chúng ta có thể biết được học sinh đó có hứng thú học môn học đó hay không. Câu6: Em học bài môn Công Nghệ (KTCN) như thế nào? Ý kiến của học sinh Số lượng học Tỷ lệ % sinh Tổng số 67 100% a.Học thuộc lòng. 17 25,4% b.Học những ý chính. 32 47,7% c.Học kết hợp với hình vẽ. 18 26,9% Câu7: Em có hỏi thầy (cô ) về những điều mà mình chưa hiểu hay không? Ý kiến của học sinh Số lượng học Tỷ lệ % sinh Tổng số 67 100% a.Có 28 41,8% b.Rất muốn hỏi nhưng sợ 23 34,3% c.Không 16 23,9% Câu9: Ngoài SGK em có tham khảo tài liệu liên quan đến môn Công Nghệ (KTCN) hay không? Ý kiến của học sinh Số lượng học Tỷ lệ % sinh Tổng số 67 100% a.Có 2 2,9% b.Không 41 61,2% c.Thỉnh thoảng 24 35,9% Đặc thù của môn Công Nghệ là môn học khó học đối với học sinh, nếu các em chỉ học theo cách học thuộc lòng thì rất khó học và mau quên. Chính vì vậy, để có thể học tốt môn học này thì các em cần phải hiểu kiến thức của môn học thì việc học rất đơn giản. 3.5 Học sinh hiểu được bao nhiêu kiến thức của bài sau tiết học môn Công Nghệ. Sau khi kết thúc tiết học môn Công Nghệ (KTCN) trên lớp em : C âu8: TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 11
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An Ý kiến của học sinh Số lượng học Tỷ lệ % sinh Tổng số 67 100% a.Hiểu rất tốt 12 17,9% b.Hiểu mập mờ 44 65,7% c.Không hiểu gì cả 11 16,4% Đại đa số các em hiểu mập mờ là do đặc thù môn học cần phải có vật thể thật hay hình thật nhưng do điều kiện trường không có. 3.6 Thời gian học môn Công Nghệ ở nhà của học sinh. Câu10: Mỗi ngày em dành bao nhiêu thời gian học môn Công Nghệ (KTCN) ở nhà ? Ý kiến của học sinh Số lượng học Tỷ lệ % sinh Tổng số 67 100% a.Không có 9 13,5% b.Dưới 30 phút 45 67,2% c.Khoảng 30 đến 60 phút 11 16,4% d.Nhiều hơn 60 phút 2 2,9% Đại đa số các em do không thích học môn Công Nghệ nên thời gian để các em học cũng không được nhiều lắm, thậm chí có một số em không dành thời gian để học. Qua khảo sát thực tế từ các em học sinh trường THCS Và THPT Hòa Bình đã cho chúng ta thấy: Đại đa số các em học và chuẩn bị bài chưa tốt, tuy nhiên số em có chuẩn bị bài tốt cũng không ít. Kiến thức trong môn Công Nghệ thì được đại đa số các em nhận định là quan trọng và có ứng dụng trong thực tế. TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 12
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An Cách học bài của các em có sự linh hoạt, các em biết học những ý chính và biết kết hợp hình vẽ để học tốt hơn. Tuy có sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên, sự trang bị của nhà trường nhưng yếu tố quan trọng để học tốt là chính bản thân các em. Nhưng do sự nhận định của các em chưa đúng về môn Công Nghệ nên việc học và tiếp thu kiến thức ở các em còn hạn chế. III. Biện pháp, giải pháp: 1. Vai trò của hứng thú đối với việc học môn Công Nghệ Công nghệ ở trường phổ thông được xem là một môn phụ. Tuy nhiên nó là một môn học ứng dụng thực tế nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản để áp dụng thực tế vào cuộc sống của bản thân và cộng đồng hay có thể làm kiến thức nền cho việc học chuyên ngành kỹ thuật sau này. Nhiệm vụ của người thầy giúp các em hoàn thiện kiến thức trong chương trình, rèn luyện các kỹ năng để phát triển tư duy ở học sinh. Để đạt được mục đích đó thì giáo viên dạy môn Công Nghệ phải tạo ra được “hứng thú” trong học tập. Trong việc học phải có giải trí, trong việc giải trí phải có việc học, để giúp các em dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ đào sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Ðó là cách học tốt, rất phù hợp với lứa tuổi Thanh thiếu niên. Sự thành công của một cá thể nào đó thì yếu tố di truyền chỉ chiếm khoảng 20% còn lại là các yếu tố khác như: môi trường sống, sự khổ luyện, sự đam mê và hứng thú của bản thân. Vì vậy, một học sinh muốn học giỏi một môn học nào đó thì thông minh thôi vẫn chưa đủ mà quá trình học tập của các em sẽ là yếu tố quyết định. Đi đôi với tính siêng năng, cần cù thì phải có sự đam mê, hứng thú, thì lúc đó sẽ dễ dàng đạt tới thành công hơn. Đây là đặc tính quý báu từ ngàn xưa của ông cha ta. Nó đã giúp ta vượt qua được bao chông gai, thử thách. Vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường ta phải giáo dục cho học sinh làm quen với tinh thần làm việc đó. Một học sinh có sự đam mê, hứng thú học một môn học nào đó thì em đó sẽ: Thường xuyên liên hệ thực tế đối với bài học. Có tinh thần ham học hỏi. TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 13
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An Tích cực làm việc nhóm với bạn bè. Tất cả những môn học liên quan đến lĩnh vực kĩ thuật đòi hỏi học sinh phải có óc sáng tạo, khả năng tư duy. Trên cơ sở cái cũ các em sẽ cải tiến nó để tạo ra cái mới hiện đại hơn. 2. Hoạt động dạy – học môn Công Nghệ Hoạt động dạy môn Công Nghệ : Môn Công Nghệ là một môn học được ứng dụng nhiều trong thực tế, kiến thức trong môn Công Nghệ thoáng nhìn thì không có gì xa lạ đối với mọi người. Tuy nhiên, để hiểu và truyền đạt lại cho người khác hiểu không phải là một quá trình đơn giản. Để việc giảng dạy môn Công Nghệ được tốt hơn thì: + Về người dạy : Để giảng dạy tốt được môn Công Nghệ thì người dạy phải là người được đào tạo đúng chuyên ngành. Vì khi theo đúng nghĩa của hoạt động dạy là người thầy (người giảng dạy) sẽ tổ chức và điều khiển người học. Chính vì vậy, để giảng dạy tốt được môn Công Nghệ thì người dạy phải đảm bảo về mặt phương pháp và kiến thức. Do đặc thù của môn Công Nghệ khác với những môn học khác nên phương pháp dạy cũng không thể nào giống nhau. Có một phương pháp dạy đúng và hợp lý thì việc truyền đạt kiến thức lại cho học sinh sẽ tốt hơn. Bên cạnh phương pháp giảng dạy thì kiến thức cũng đóng vai trò rất quan trọng, vì để giảng dạy cho người khác hiểu thì người dạy cần phải hiểu rõ về nội dung và kiến thức mà mình sẽ truyền đạt lại cho học sinh. Chẳng hạn như, khi giảng cho học sinh v ề ph ần “Động Cơ Đốt Trong” trong chương trình Công Nghệ 11 thì giáo viên cần phải biết được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tất cả các chi tiết trong động cơ. + Về cơ sở vật chất : Như chúng ta đã biết môn Công Nghệ là một môn học ứng dụng thực tế. Tuy nhiên, để hiểu được những kiến thức đó thì người học phải được quan sát thiết bị thực tế và thực hành kiểm nghiệm lý thuyết. Chính vì vậy, việc trang bị cơ sở vật chất để giảng dạy môn Công Nghệ cũng cần phải có. Ví dụ như khi chúng ta dạy “Bài 24 Cơ cấu phân phối khí” nếu chúng ta chỉ cho học sinh quan sát hình vẽ trong SGK thì chỉ một ít học sinh biết được các chi tiết trong cơ cấu (có học sinh biết là do các em đã được gặp trong thực tế cuộc sống, còn đối với những em ở thành thị thì những chi tiết đó quá xa lạ đối với các em), không biết được cấu TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 14
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An tạo thì làm sao hiểu được nguyên lý hoạt động của chúng. Tuy nhiên nếu được trang bị mô hình hay thiết bị thực về “Cơ cấu phân phối khí” để các em quan sát thì việc dạy và học sẽ thuận lợi hơn. Cho nên việc ứng dụng “Công Nghệ Thông Tin” vào giảng dạy môn Công Nghệ là rất cần thiết. Hoạt động học môn Công Nghệ : Cũng như những môn học khác, môn Công Nghệ cũng trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản. Thế nhưng nhiều học sinh thậm chí có cả giáo viên lại xem môn Công Nghệ là một môn học “quá tầm và vô ích” đối với học sinh. Chính những suy nghĩ vậy đã làm cho người học không có hứng thú để học môn này và giáo viên do không thuộc chuyên ngành cũng không mấy thích thú khi dạy. Đó là những ý kiến và suy nghĩ sai lầm về môn Công Nghệ. Vì ở bậc học phổ thông tất cả các môn học phối hợp, đan kết với nhau nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức phổ thông cơ bản nhất để tạo lập cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, giúp cho học sinh khả năng nhận biết thế giới xung quanh ở một mức độ hợp lý theo độ tuổi. Ngoài ra các kiến thức này cũng có thể là sự trang bị đầu tiên để các em bước chân vào cuộc sống mới. Chính vì vậy, các em và kể cả những người trực tiếp giảng các em cần phải biết được sự quan trọng đó để có thể tìm ra được hứng thú hay động cơ thúc đẩy việc học của học sinh cũng như việc dạy của giáo viên. 3. Các biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh khi giảng dạy môn Công Nghệ Trong quá trình dạy học nếu lấy học sinh làm trung tâm thì sự dẫn dắt của giáo viên đóng vai trò quyết định đến kết quả nhận thức của học sinh. Để học sinh đạt kết quả cao nếu chỉ có sự cố gắng của học sinh thì chưa đủ. Đóng góp vào sự thành công đó là vai trò của giáo viên giảng dạy. Trước hết, để làm bất cứ công việc gì đạt hiệu quả cao thì ta phải có niềm đam mê, hứng thú với công việc đó. Đó là cái tất yếu dẫn đến sự thành bại về lĩnh vực mà các em đã chọn. Trong nhà trường cũng vậy, những môn nào các em thích thì các em sẽ học giỏi môn đó. Và để tạo được sự hứng thú, thích học môn đó thì vai trò TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 15
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An dẫn dắt của người thầy cũng không kém phần quan trọng. Người thầy phải tác động, làm sống dậy trong các em niềm say mê, hứng thú đó. Không khí của lớp học cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự nhận thức bài học của học sinh. Không khí thoải mái, không bị gò ép thì kiến thức cũng được lĩnh hội một cách tự nhiên, không bị gò ép. Lúc đó học sinh sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. Hơn nữa, đây là một môn học mang tính thực tiễn thì không gì phải bắt học sinh nắm cứng nhắc kiến thức như trong sách giáo khoa. Điều này có ý nghĩa quyết định đến hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan mà các em đang đối đầu. Ngoài việc nắm kiến thức, các em phải biết linh động sử dụng kiến thức cho đúng. Cho nên tạo được không khí học tập thoải mái cho học sinh là công việc không thể thiếu của người thầy khi bắt đầu một tiết học, hơn nữa đó là tiết Công Nghệ . Để đáp ứng được yêu cầu vận dụng kiến thức thì giáo viên còn phải biết đưa thực tế vào bài học lý thuyết một cách sinh động. Ví dụ khi dạy bài: máy điện, nguyên lý thu phát thông tin bằng sóng điện từ, các linh kiện điện tử…..từ bài học các em có thể liên hệ thực tế ở nhà mình, các máy các thiết bị có cấu tạo như thế nào, các máy đó hoạt động là dựa trên cơ sở nào. Ngoài ra hình thức vận dụng còn được diễn ra trong quá trình các em làm những bài thực hành. Qua đây các em sẽ có dịp củng cố lại kiến thức của mình, khẳng định niềm tin vào lý thuyết. Ví dụ qua bài thực hành: Tìm hiểu cấu tạo động cơ đốt trong, các em sẽ quan sát biết được hình dạng một số chi tiết nằm bên trong động cơ. Nắm được nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong, điều này rất dễ thấy đối với học sinh vùng nông thôn vì các em có thể quan sát được từ những người thợ gần nhà nhưng ở thành thị các em khó hình dung được. Tuy nhiên, việc giảng dạy theo phương pháp giảng dạy kết hợp lý thuyết với thực hành không phải lúc nào cũng đạt kết quả tích cực. Ở đây giáo viên cần phải đưa ra những qui định nghiêm ngặt cho bài thực hành: các nhóm cần phải có sự chuẩn bị để thực hành theo yêu cầu, có kiểm tra kết quả cẩn thận các nhóm nếu đó là bài thực hành phải làm ở nhà. Bởi vì, cũng có trường hợp học sinh mượn kết quả của các bạn đã chấm điểm rồi để nộp. Hoặc đối với bài thực hành: Biễu diễn vật thể thì các em có thể xem bài của bạn khác hoặc nhờ TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 16
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An vẽ dùm. Như vậy, qua bài thực hành ta cũng có thể giáo dục được kỉ cương, nề nếp học tập của học sinh. Một bước quan trọng để các em tiếp thu bài học tốt đó là phải yêu cầu các em chuẩn bị bài trước ở nhà theo những câu hỏi mà giáo viên đã gợi ý, tập dần cho các em khả năng tự lập dàn ý, tự soạn bài học cho mình. Dĩ nhiên, việc kiểm tra đánh giá của giáo viên là một khâu không thể thiếu. Với phương pháp dạy học hiện nay, hoạt động nhóm cũng là một yêu cầu cần thiết. Qua đó sẽ hình thành cho các em khả năng làm việc tập thể. Hoạt động nhóm được triển khai khi các em làm thực hành, khi chuẩn bị bài mới hoặc khi được giao một nhiệm vụ nào đó cho bài học. Lúc này các em sẽ trao đổi lẫn nhau – giữa các cá nhân có chung một trình độ nên việc tiếp thu kiến thức sẽ dễ dàng hơn. Chấm điểm nhóm cũng là một khâu quan trọng để đánh giá đúng năng lực của từng học sinh. Khi chấm điểm, ta sẽ gọi bất kì cá nhân nào trình bày, không phải lúc nào cũng là nhóm trưởng và mức điểm cũng phải cho phù hợp với sự chuẩn bị của từng học sinh, có như vậy ta một lần nữa rèn luyện được sự kỉ luật cho các em. Tiết dạy cũng cần phải có tranh ảnh, dụng cụ thí nghiệm minh họa để tạo sự sinh động. Những dụng cụ tranh ảnh này không nhất thiết là giáo viên làm mà có thể giao nhiệm vụ cho các nhóm. Khâu quan trọng nữa là tổ chức học nhóm cho học sinh sao cho hiệu quả, đánh giá đúng năng lực của từng học sinh trong nhóm. Câu hỏi đặt ra thường là những câu hỏi mang tính vận dụng thực tế. TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 17
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua thời gian một năm học điều tra và quan sat tôi đã hoàn thành xong khâu phỏng vấn và trò chuyện với các em học sinh để thu thập số liệu. Qua thống kê và phân tích số liệu, tôi rút ra được kết luận như sau: Tuy môn Công nghệ ở trường phổ thông được xem là một môn phụ, nhưng nó lại là một môn học ứng dụng thực tế nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản để áp dụng thực tế vào cuộc sống của bản thân và cộng đồng hay có thể làm kiến thức nền cho việc học chuyên ngành kỹ thuật sau này. Là người thầy, người trực tiếp giảng dạy cho các em. Chính vì vậy nhiệm vụ của người thầy là giúp các em hoàn thiện kiến thức trong chương trình, rèn luyện các kỹ năng để phát triển tư duy ở học sinh. Để đạt được mục đích đó, thì người giáo viên dạy môn Công Nghệ phải tạo ra được “hứng thú” trong học tập môn Công Nghệ ở các em học sinh. Khi các em đã có “hứng thú” học thì việc dạy của thầy cũng như việc học của trò sẽ được thuận lợi hơn và cho dù môn Công Nghệ có thi tốt nghiệp hay không thì các em cũng học. Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong việc học của học sinh, đối với một môn học mà học sinh không có “hứng thú” thì môn học đó sẽ trở nên nhàm chán đối với học sinh. Điển hình là môn Công Nghệ, là môn học tuy kiến thức thì không xa lạ gì đối với học sinh nhưng để biết và hiểu các kiến thức ấy thì học sinh cần phải thực hành nhiều hơn là lý thuyết. Tuy nhiên, do hạn chế ở trường phổ thông nên Công Nghệ trở thành một môn học quá khó khăn và xa lạ đối với học sinh. Là người thầy, người giáo viên giảng dạy môn Công Nghệ, cần phải biết cách tạo ra “hứng thú” học ở học sinh. 2. Những ý kiến đề xuất về cải tiến biện pháp gây hứng thú học tập môn Công Nghệ cho học sinh Qua thời gian một năm học, tôi đã sử dụng một số biện pháp về việc nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Tôi có một số ý kiến để tạo ra được “Hứng thú” học tập môn Công Nghệ cho học sinh như sau: TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 18
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An Cần phải trang bị đầy đủ các thiết bị thực hành. Vì “học phải đi đôi với hành” chỉ có thực hành mới giúp các em kiểm tra và nắm vững kiến thức hơn. Cần phải có đội ngũ giáo viên đúng chuyên ngành để phục vụ giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy cần phải liên hệ thực tế để các em hiểu rõ hơn và có hứng thú học. Để làm được điều này người giáo viên phải không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức từ thực tế cuộc sống. Cần làm cho các em hiểu đây là một môn học rất hữu ít trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ: khi học về điện các em sẽ biết cách lắp ráp mạch điện cơ bản hay sửa chửa khi nó bị trục trặc hoặc hư một vài thiết bị điện nào đó ở gia đình. Không nên soạn giáo án với nội dung ghi bài quá nhiều sẽ làm cho các em khó khăn trong việc phải học vẹt, cần có thiết bị thực hay mô phỏng đối với những thiết bị xa lạ đối với các em. Cần phải có phương pháp giảng dạy gây sự chú ý của học sinh để các em tập trung hơn trong tiết học và tiếp thu tốt hơn. Tuy môn Công Nghệ không thi tốt nghiệp nhưng người giảng dạy biết cách uyển chuyển để môn Công Nghệ hấp dẫn, dễ hiểu, thu hút thì các em sẽ học tốt. Cần tránh để học sinh hiểu đây là một môn học để lấy điểm ở trường. Không nên ràng buộc về mặt điểm số đối với các em học sinh. Nhằm tránh được áp lực cho các em học sinh trong giờ học. Vì đây là một môn học không thi tốt nghiệp, nên trong quá trình giảng dạy cần làm cho học sinh hiểu bài và thuộc bài tại lớp để tránh việc chiếm quá nhiều quỹ thời gian của các em và tránh ảnh hưởng đến các môn học khác. Tạo không khí tiết học thật thoải mái và sinh động qua việc học tổ, học nhóm ở các em. TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 19
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo Viên: Lê Phước An Phụ Lục Câu hỏi khảo sát thực tế về hứng thú học tập môn Công Nghệ của học sinh trường THCS Và THPT Hòa Bình Họ và tên: Lớp: Dưới đây là những câu hỏi chỉ mang tính khảo sát, mình hy vọng là các bạn trả lời theo suy nghĩ của riêng các bạn để có kết quả khách quan hơn. 1. Theo em môn Công Nghệ (KTCN) học bài như thế nào ? a.Rất khó học. b.Cũng bình thường như những môn học khác c.Rất dễ 2. Kiến thức trong môn Công Nghệ (KTCN) có quá xa lạ đối với các em không ? a.Rất xa lạ.Chưa từng biết đến. b.Không vì nó có trong cuộc sống thường ngày. 3. Em có chuẩn bị bài đối với môn Công Nghệ (KTCN) như thế nào ? a. Đến giờ thì em lên lớp chứ em không chuẩn bị gì cả. b. Em chuẩn bị bài vở chu đáo trước khi đến lớp. c. Có lúc em chuẩn bị, nhiều lúc thì không. 4. Theo em môn Công Nghệ là môn học : a.Không quan trọng vì nó không thi tốt nghiệp. b.Rất quan trọng vì nó có trong thực tế cuộc sống. 5. Em có thường xuyên học bài môn Công Nghệ (KTCN) ? a.Rất thường b.Chỉ học khi trả bài. c. Không bao giờ học TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 11, 12 CỦA HỌC SINH THPT Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiêm: Tìm hiểu một số phương pháp dạy học môn Tập đọc ở lớp 3
16 p | 505 | 91
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giải bài tập cấu tạo nguyên tử
0 p | 248 | 57
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp và kĩ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS
15 p | 804 | 56
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
27 p | 245 | 56
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
20 p | 312 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đề xuất một số biện pháp tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ Đọc hiểu văn bản
30 p | 270 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp
10 p | 429 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hai số biết tổng và hiệu của 2 số đó
12 p | 945 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và viết báo cáo về môi trường
30 p | 183 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi THCS năm 2016 - Ứng dụng đồng dư thức trong giải toán lớp 7
16 p | 182 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Toán lớp 9 -THCS
29 p | 71 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kiến thức cơ bản khi tìm hiểu Nhân vật trong tác phẩm văn học
16 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tìm hiểu một số tính chất của đất trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong nông nghiệp
35 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi Đông Thành, trường Mầm non Quảng An
26 p | 55 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tìm hiểu tranh dân gian lớp 4 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
29 p | 14 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn trong trường mầm non
31 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn