intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Trung học cơ sở: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục Công dân THCS

Chia sẻ: Hà Thị Nhâm | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

105
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm tìm hiểu những vấn đề liên quan đến môi trường như khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường; nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường; thực trạng môi trường thế giới và Việt Nam, đặc biệt là môi trường tại địa bàn 2 xã Bao La – Piềng Vế, nơi nhà trường đang hoạt động. Nghiên cứu phương pháp dạy học bài có yêu cầu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục Công dân cấp THCS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Trung học cơ sở: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục Công dân THCS

MỤC LỤC<br /> Đề mục Trang<br /> PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> 1. Lí do chọn đề tài                                                                       2<br /> 2. Phạm vi nghiên cứu:                                2<br /> 3. Mục đích nghiên cứu 2<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu 2<br /> 5. Sự cần thiết và khả năng thực hiện đề tài: 3<br /> PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br /> 1. Cơ sở lí luận 3<br /> 2. Thực trạng Giáo dục bảo vệ  môi trường trong môn Giáo dục   4<br /> Công dân tại Trường THCS Bao La<br /> 3. Nội dung, biện pháp thực hiện 4<br /> 4. Hiệu quả của sáng kiến 12<br /> III. KẾT LUẬN<br /> 1. Kết quả của việc ứng dụng đề tài SKKN. 13<br /> 2. Những kiến nghị, đề xuất 13<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> 1. Lý do thực hiện đề tài<br /> <br /> <br />                                                                           1<br /> Trong những năm qua, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội đã làm  <br /> đổi mới xã hội Việt Nam. Chỉ  số  tăng trưởng kinh tế  không ngừng được nâng <br /> cao, đời sống văn hóa tinh thần không ngừng được cải thiện. Tuy vậy sự  phát  <br /> triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ  môi trường, vì vậy môi <br /> trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, <br /> ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của người dân, những hiểm họa suy  <br /> thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất.<br /> Hoạt động bảo vệ  môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các <br /> tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích  <br /> lệ. Nhiều văn bản mang tính pháp quy được thông qua, ban hành như: Luật Bảo <br /> vệ  môi trường (BVMT) năm 2005 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam  <br /> khóa XI kì họp thứ  8 thông qua ngày 29/11/2005; Quyết định 1363/ QĐ ­ TTg  <br /> ngày 17/10/2001 của Thủ tương Chính phủ về việc phê duyệt đề án : “Đưa nội <br /> dung BVMT vào hệ  thống giáo dục quốc dân”; Chỉ  thị  số  40/2008/CT­BGDĐT <br /> của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua <br /> “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ...<br /> Để  thực hiện yêu cầu trên, nhiều môn học của cấp Trung học cơ  sở <br /> (THCS) được được chọn tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong đó có môn  <br /> Giáo dục Công dân. Với mục đích giúp học sinh có những kiến thức cơ  bản về <br /> môi trường và rèn luyện những kĩ năng cần thiết trong việc bảo vệ môi trường <br /> thông qua giờ học Giáo dục Công dân, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu  <br /> “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục Công dân THCS”<br /> 2. Phạm vi nghiên cứu<br /> ­ Tìm hiểu những vấn đề liên quan đên môi trường như khái niệm về môi  <br /> trường, ô nhiễm môi trường; nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường; thực trạng  <br /> môi trường thế giới và Việt Nam, đặc biệt là môi trường tại địa bàn 2 xã Bao La <br /> – Piềng Vế, nơi nhà trường đang hoạt động.<br /> ­ Nghiên cứu phương pháp dạy học bài có yêu cầu tích hợp giáo dục bảo <br /> vệ môi trường trong môn Giáo dục Công dân cấp THCS.<br /> 3. Mục đích nghiên cứu<br /> ­ Tìm ra giải pháp tốt nhất giảng dạy học bài có yêu cầu tích hợp giáo dục <br /> bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục Công dân cấp THCS.<br /> ­ Giúp học sinh có ý thức, kĩ năng thái độ  đúng đắn trong việc góp phần  <br /> cùng với mọi người, cộng đồng bảo vệ môi trường.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br />     Khi tiến hành xây dựng đề tài này tôi chủ yếu lấy hình thức thực nghiệm  <br /> thông qua quá trình giảng dạy trên lớp, ngoài ra còn sử dụng phương pháp quan  <br /> sát, thống kê để làm nổi bật lên vấn đề môi trường từ đó thống kê số liệu khảo <br /> <br /> <br />                                                                           2<br /> sát về việc nắm kiến thức, kỹ năng, chuyển biến về  thái độ  tình cảm của học <br /> sinh.<br /> 5. Sự cần thiết và khả năng thực hiện đề tài<br /> ­ Đây là vấn đề được cả  xã hội quan tâm, nếu thực hiện tốt sẽ  mang lại  <br /> hiệu ứng giáo dục cao; các em học sinh không chỉ là những người góp phần trực <br /> tiếp bảo vệ môi trường tại nơi mình học mà còn là những tuyên truyền viên tích <br /> cực trong công tác này tại gia đình và nơi mình sinh sống.<br /> ­ Điều kiện công nghệ  thông tin phát triển ngày càng cao, giáo viên dễ <br /> dàng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và những thành tựu khoa học vào  <br /> giảng dạy.<br /> ­ Nguồn tư liệu vô cùng phong phú trong thực tế, trên Internet, báo chí đặc <br /> biệt là sự sống động của tình hình thực tế môi trường địa phương giúp cho giáo <br /> viên có nhiều lựa chọn trong việc sử dụng tư liệu và phương pháp thích hợp và <br /> học sinh hiểu rõ hơn tình hình bảo vệ môi trường để có ý thức tốt hơn.<br /> II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br /> 1. Cơ sở lí luận<br /> Môn Giáo dục Công dân trong nhà trường nói chung và ở trường THCS nói <br /> riêng có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. <br /> Để phát triển toàn diện nhân cách học sinh, các môn học, các hoạt động giáo dục <br /> trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định trong đó môn Giáo dục Công  <br /> dân có vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, sự phát triển  <br /> đúng đắn của thế hệ trẻ. Với tư cách là một công dân thực thụ, đầy năng động  <br /> và sáng tạo, có đủ bản lĩnh để sống hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay  <br /> với những năng lực cơ bản của con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa <br /> đất nước như: năng lực tự  hoàn thiện, tự  khẳng định mình; năng lực giao tiếp  <br /> ứng xử…<br /> Ở  trường THCS nhiều môn học được tập huấn lồng ghép giáo dục bảo <br /> vệ  môi trường trong từng tiết học, trong đó có môn Giáo dục Công dân. Ngoài  <br /> việc giúp học sinh hiểu được những quyền và nghĩa vụ  cơ  bản của một công <br /> dân, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực, có ý thức tuân thủ Pháp <br /> luật và có khả  năng thực hiện đúng những quy định của Pháp luật. Học sinh  <br /> ngày càng có ý thức đối với tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, <br /> thân thiện với môi trường, có kĩ năng phát hiện các vấn đề  về  môi trường và <br /> ứng xử  tích cực với các vấn đề  môi trường nảy sinh, có hành động cụ  thể  để <br /> bảo vệ môi trường, biết tuyên truyền vận động bảo vệ môi trường, biết nghiêm  <br /> chỉnh chấp hành quy định của Luật bảo vệ môi trường.<br /> Tại trường THCS Bao La đã thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa như: <br /> đưa trò chơi dân gian vào các buổi sinh hoạt chủ  điểm truyền thống, sinh hoạt  <br /> ngoài giờ lên lớp; hoạt động tổng vệ sinh trường lớp trồng cây xanh, giữ vệ sinh  <br /> <br />                                                                           3<br /> cá nhân, phòng học đươc thực hiện thường xuyên đã làm cho diện mạo nhà <br /> trường có nhiều thay đổi đáng kể, môi trường được cải thiện rất nhiều.<br />        Là giáo viên dạy Giáo dục Công dân, tôi luôn băn khoăn, trăn trở  về  vấn <br /> đề làm thế nào vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn,  <br /> vừa lồng ghép những  kiến thức bảo vệ môi trường cho học sinh một cách hiệu <br /> quả nhất để không những gây được sự hứng thú học tập cho các em về môn học <br /> mà còn có thể lồng ghép kiến thức về môi trường, từ đó xây dựng ý thức bảo vệ <br /> môi trường cho học sinh một cách tốt nhất.<br /> 2. Thực trạng Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục Công <br /> dân tại Trường THCS Bao La<br /> 2.1.Thuận lợi<br /> ­ Nhiều năm qua, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và có kế hoạch  <br /> chỉ đạo về mặt chuyên môn cho việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong <br /> nhiều môn học trong đó có môn Giáo dục Công dân. <br /> ­  Ban Lao động cũng đã có kế  hoạch tổ  chức học sinh lao động vệ  sinh  <br /> hàng tuần, học sinh trực buổi, nên ít nhiều cảnh quan môi trường trong trường  <br /> học cũng ít nhiều được cải thiện. Các lớp xem việc bảo vệ môi trường tại lớp <br /> học và khu vực được phân công là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của  <br /> lóp.<br /> Những thuận lợi nói trên đã tạo ý thức tốt cho Cán bộ, giáo viên, nhân viên <br /> và học sinh toàn trường trong việc góp phần bảo vệ  môi trường chung, cũng là <br /> điều kiện tốt để việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thành công trong môn <br /> Giáo dục Công dân thành công.<br /> 2.2. Khó khăn:<br /> ­ Môi trường xung quanh và tại địa phương chưa thật sự tốt. <br /> ­ Ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân và trong khu vực <br /> dân cư nơi học sinh sinh sống còn hạn chế.<br /> ­ Ý thức một bộ  phận nhỏ  học sinh trong việc bảo vệ môi trường chưa <br /> tốt.<br /> Từ những thuận lợi và khó khăn như đã trình bày sáng kiến “Giáo dục bảo  <br /> vệ  môi trường trong môn Giáo dục Công dân Trung học cơ  sở” góp phần giáo <br /> dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh ngay từ những lớp đầu cấp <br /> học, giúp các em sẽ  trở  thành những tuyên truyền viên tích cực, góp một phần <br /> nhỏ  bé của mình vào phong trào bảo vệ  môi trường trong và ngoài nhà trường  <br /> góp phần thực hiện thành công cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện  <br /> học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.<br /> 3. Nội dung, biện pháp thực hiện<br /> 3.1. Những kiến thức cơ bản về môi trường cần trang bị cho học sinh <br /> thông qua giảng dạy môn Giáo dục Công dân<br /> <br />                                                                           4<br /> 3.1.1.Khái niệm về môi trường <br /> Môi trường bao gồm các yếu tố  tự  nhiên và yếu tố  vật chất nhân tạo có  <br /> quan hệ  mật thiết với nhau, bao quanh con người, có  ảnh hưởng tới đời sống, <br /> sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. <br /> Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả  các nhân tố  tự  nhiên và xã hội cần  <br /> thiết cho sự  sinh sống, sản xuất của con người, như  tài nguyên thiên nhiên, <br /> không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Tóm lại, môi trường  <br /> là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. <br /> <br /> 3.1.2. Ô nhiễm môi trường<br /> Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: Ô nhiễm môi trường là sự  <br /> làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường". <br /> Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải <br /> hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả  năng gây hại đến sức khoẻ <br /> con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. <br /> Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải  ở  dạng khí (khí thải), lỏng (nước  <br /> thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các <br /> dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. <br /> 3.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường<br /> ­ Dân số tăng, lượng tài nguyên thiên nhiên khai thác sử dụng nhiều, tạo ra  <br /> lượng phế thải lớn, tình trạng khai thác lạc hậu, bừa bãi.<br /> ­ Khí thải công nghiệp, chất thải công nghiệp của các ngành sản xuất khác <br /> nhau, quy trình thu gom, xử lí còn hạn chế.<br /> ­  Các loại phân bón trong nông nghiệp, nhất là lạm dụng thuốc trừ  sâu,  <br /> thuốc<br /> diệt cỏ…<br /> ­ Do hoạt động sản xuất của con người  ở  nhiều lĩnh vực khác nhau như <br /> phá rừng, xây dựng, khai thác các loại tài nguyên… <br /> ­ Do chiến tranh (khí độc do khói súng, cháy nhà, cháy rừng; chất độc hóa  <br /> học, chất phóng xạ; xác chết của người và động vật chưa được chôn cất kịp <br /> thời …)<br /> 3.1.4. Thực trạng môi trường Việt Nam.<br />     Cùng với sức ép gia tăng dân số, sự  nghèo nàn, quá trình đô thị  hóa, sự  di <br /> dân và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động mạnh mẽ  tới môi  <br /> trường.<br /> Nguy cơ  mất rừng và tài nguyên rừng đang đe dọa nghiêm trọng. Sự  suy <br /> giảm nhanh chất lượng đất và diện tích canh tác, tài nguyên đất tiếp tục bị lãng  <br /> phí do canh tác không hợp lí, thiếu phân bón hữu cơ, phương thức canh tác lạc  <br /> hậu.  Đặc biệt là sự  lạm dụng phân bón, thuốc trừ  sâu đã làm cho môi trường  <br /> <br />                                                                           5<br /> đất, nước và không khí bị ô nhiễm ngày càng nặng nề, nhiều bệnh tật ngày càng  <br /> phát sinh.<br /> Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật vùng ven biển đang bị suy <br /> giảm nhanh, môi trường bị  ô nhiễm: khai thác hải sản quá mức, công cụ  khai  <br /> thác còn lạc hậu, đánh bắt chủ yếu ven bờ…<br /> 3.1.5. Thực trạng môi trường  ở Bao La – Piềng Vế và trường THCS <br /> Bao La.<br /> ­ Địa bàn 2 xã Bao La – Piềng Vế là vùng đồi núi, khi mưa lớn dễ sẩy ra lũ  <br /> quét, sạt lở  đất, môi trường dễ  bị  ô nhiễm. Trường học gần khu dân cư, trong <br /> khi ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân gần trường học và nơi  <br /> học sinh sinh sống còn hạn chế nên ảnh hưởng phần nào đến môi trường trường  <br /> học.<br /> ­ Hầu hết học sinh là con em vùng đồng bào nghèo, điều kiện kinh tế còn <br /> thiếu thốn và khó khăn, ý thức về  bảo vệ  môi trường chưa cao, tình trạng phá <br /> rừng làm rẫy, tình trạng xả rác còn khá phổ biến.<br /> ­ Về phía nhà trường tuy được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất nhưng còn <br /> nhiều hạn chế: hệ thống nước sạch chưa được đảm bảo, thường xuyên bị thiếu <br /> và chưa đảm bảo về chất lượng.<br /> 3.2.   Biện pháp thực hiện khi dạy học bài có giáo dục bảo vệ  môi <br /> trường<br /> 3.2.1. Xác định các bài học có nội dung, mức độ, từng phần hoặc toàn <br /> phần tích hợp về bảo vệ môi trường.<br /> LỚ BÀI MỨC  NỘI DUNG TÍCH HỢP<br /> P ĐỘ<br /> Bài   1:  Tự  ­   Bộ  Mục a ­ Cần giữ  gìn vệ  sinh cá nhân, làm trong <br /> chăm   sóc,  phận sạch môi trường sống  ở  gia  đình, trường <br /> rèn   luyện  học, khu dân cư. <br /> thân   thể  ­ Môi trường trong sạch ảnh hưởng tốt đến <br /> Lớ (bộ phận). sức khoẻ của con người. <br /> p 6 Bài   3.   Tiết  ­   Bộ  Mục a ­ Tiết kiệm của cải vật chất, tài nguyên <br /> kiệm  phận thiên nhiên là góp phần giữ  gìn, cải thiện <br /> môi trường.<br /> ­ Các hình thức tiết kiệm có tác dụng bảo <br /> vệ môi trường :<br /> + Hạn chế  sử  dụng đồ  dùng làm bằng các <br /> chất khó phân huỷ (ni lon, nhựa...)<br /> +   Tái   sử   dụng   (trong   tiêu   dùng),   tái   chế <br /> (trong sản xuất).<br /> + Khai thác hợp lí, tiết kiệm các nguồn tài <br /> <br />                                                                           6<br /> nguyên.<br /> Bài   7.   Yêu  Toàn  Cả bài ­   Thiên   nhiên   là   một   bộ   phận   của   môi <br /> thiên nhiên,  phần trường tự nhiên.<br /> sống   hoà  ­ Các yếu tố  của thiên nhiên. Vai trò quan <br /> hợp   với  trọng của thiên nhiên nhiên  đối với cuộc <br /> thiên nhiên  sống <br /> của con người.<br /> Bài   10:  Bộ  Mục c ­ HS cần tích cực, tự giác tham gia các hoạt <br /> Tích   cực,  phận động tập thể, hoạt động xã hội về bảo vệ <br /> tự   giác  môi trường và vận động các bạn cùng thực <br /> trong   hoạt  hiện. <br /> động   tập <br /> thể   và <br /> trong   hoạt <br /> động   xã <br /> hội <br /> Bài   9.  Xây  Bộ  ­Mục  HS   góp   phần   xây   dựng   gia   đình   văn   hoá <br /> dựng   gia  phận d bằng  cách  giữ   gìn  nhà  ở   ngăn  nắp,  sạch <br /> đình   văn  đẹp và tham gia các hoạt động bảo vệ môi <br /> hoá  trường tại khu dân cư.<br /> Bài   14.  Toàn  ­Cả  ­ Môi trường là gì, tài nguyên thiên nhiên là <br /> Bảo   vệ  phần bài gì?<br /> môi   trường  ­ Các yếu tố  của môi trường và tài nguyên <br /> và   tài  thiên nhiên.<br /> nguyên  ­ Tầm quan trọng đặc biệt của môi trường <br /> thiên nhiên  và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống <br /> của con người. <br /> ­ Một số  quy  định cơ  bản của pháp luật <br /> nước ta về  bảo vệ  môi trường, tài nguyên <br /> thiên nhiên.<br /> Lớ ­ Trách nhiệm của công dân nói chung, của <br /> p 7 HS nói riêng trong việc bảo vệ môi trường, <br /> tài nguyên thiên nhiên . <br /> Bài   15.  ­Bộ  Mục  ­ Di sản văn hoá vật thể  (di tích lịch sử­ <br /> Bảo   vệ   di  phận b, c văn hoá, danh lam thắng cảnh ...) là một bộ <br /> sản   văn  phận của môi trường; bảo vệ di tích lịch sử <br /> hoá   ­ văn hoá, danh lam thắng cảnh là bảo vệ <br /> môi trường.<br /> ­ Quy định của pháp luật nước ta về  bảo  <br /> <br />                                                                           7<br /> vệ  di sản  văn hoá liên quan  đến vấn  đề <br /> bảo vệ môi trường. <br /> Bài   3.  Tôn  ­Bộ  Mục 1 ­ Các hành vi, việc làm bảo vệ môi trường <br /> trọng  phận là tôn trọng lợi ích của mình và của người <br /> người khác khác, là thể hiện sự tôn trọng người khác<br /> Bài   7.  Tích  ­Bộ  Mục  ­   Hoạt   động   bảo   vệ   môi   trường   và   tài <br /> cực   tham  phận 1,3 nguyên thiên nhiên là một loại hoạt động <br /> gia   các  chính trị ­ xã hội.<br /> hoạt   động  ­ Ý nghĩa của việc tích cực tham gia các <br /> chính   trị­  hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên <br /> xã hội  thiên nhiên. <br /> Lớ Bài   9.  Góp  ­Bộ  Mục  ­ Bảo vệ môi trường là góp phần xây dựng <br /> p 8 phần   xây  phận 2,4 nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.<br /> dựng   nếp  ­   Thực  hiện   và   vận   động  bạn  bè,   người <br /> sống   văn  thân thực hiện bảo vệ  môi trường là trách <br /> hoá  ở  cộng  nhiệm của học sinh. <br /> đồng   dân <br /> cư <br /> Bài   15.  ­Bộ  Mục  ­ Tai nạn do cháy, nổ  và các chất độc hại <br /> Phòng  phận 1,2 gây ra không những làm thiệt hại về người, <br /> ngừa   tai  về của mà còn gây ô nhiễm môi trường.<br /> nạn vũ khí,  ­  Quy  định của  pháp  luật  về  quản  lí, sử <br /> cháy, nổ  và  dụng vũ khí, các chất cháy, nổ và độc hại.<br /> các   chất <br /> độc hại <br /> Bài   17.  ­Bộ  Mục  ­ Tài nguyên thiên nhiên và môi trường là <br /> Nghĩa   vụ  phận 1,2 tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. <br /> tôn   trọng,  ­ Trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà <br /> bảo   vệ   tài  nước và lợi ích công cộng của học sinh cần <br /> sản   nhà  được thể  hiện bằng những hành vi, việc <br /> nước,   lợi  làm cụ thể.<br /> ích   công <br /> cộng <br /> Bài   18:  ­Bộ  Mục 4 ­ Công dân có quyền và trách nhiệm tố cáo <br /> Quyền  phận với cơ quan có trách nhiệm về những hành <br /> khiếu   nại  vi   làm   ô   nhiễm   môi   trường,   phá   hại   tài <br /> tố   cáo   của  nguyên thiên nhiên.<br /> công dân <br /> <br /> <br />                                                                           8<br /> Bài  6. Hợp  Mục 2 ­ Bảo vệ  môi trường và tài nguyên thiên <br /> ­Bộ <br /> tác   cùng  phận<br /> nhiên. Ý nghĩa của sự hợp tác quốc tế trong <br /> Lớ phát triển  việc <br /> p 9 Bài   18. ­Bộ  Mục  ­ Luôn có ý thức bảo vệ môi trường và tài <br /> Sống   có phận 1,2 nguyên thiên nhiên là biểu hiện của người <br /> đạo đức và  sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.<br /> tuân   theo  ­ HS có trách nhiệm bảo vệ môi trường và <br /> pháp luật tài nguyên thiên nhiên đồng thời vận động <br /> bạn bè, người thân cùng thực hiện. <br /> 3.2.2: Chọn phương pháp phù hợp với từng loại bài, từng lớp, từng <br /> đối tượng học sinh, sao cho hiệu quả nhất.<br /> Tích hợp giáo dục bảo vệ  môi trường trong môn giáo dục công dân rất  <br /> phong phú, đa dạng, mỗi phương pháp đều có mặt tích cực và hạn chế riêng. Vì  <br /> vậy, giáo viên cần lựa chọn và sử  dụng kết hợp các phương pháp cho phù hợp  <br /> với nội dung, tính chất từng bài, trình độ  nhận thức của học sinh, năng lực sở <br /> trường của giáo viên và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mình.<br /> Các tình huống, phương pháp được sử  dụng phải gắn với nội dung bài  <br /> học, giáo viên giúp tự đánh giá, xử lí các tình huống  kết luận để giáo dục học <br /> sinh các chuẩn mực đạo đức hoặc pháp luật liên quan đến bài học và ý thức bảo <br /> vệ môi trường . <br /> Các phương pháp thường được sử  dụng và mang lại hiệu quả  cao như:  <br /> thảo luận nhóm, sắm vai tình huống, giải quyết vấn đề, trực quan, trò chơi,  <br /> nghiên cứu trường hợp điển hình...<br /> <br /> <br /> 3.2.3.    Chuẩn bị  phương tiện, các điều kiện cần thiết đặc biệt là  <br /> nguồn tư liệu phục vụ bài học.<br /> Đây là là một bước vô cùng quan trọng giúp cho tiết học thành công. Máy <br /> chiếu sẽ giúp cho qua trình đưa những tư liệu, hình ảnh một cách sinh động nhất  <br /> đến với học sinh. Bên cạnh đó nguồn tư  liệu hiện nay vô cùng phong phú qua  <br /> báo chí, truyền hình, đặc biệt là Internet sẽ giúp cho việc thực hiện phương pháp <br /> trực quan dễ dàng và hiệu quả hơn.<br /> Việc chuẩn bị  tư  liệu phải được tiến hành trong thời gian dài, được tích <br /> lũy và sắp xếp khoa học theo từng chủ  đề: hình  ảnh, Video clip, câu chuyện,  <br /> gương điển hình... để khi cần có thể sử dụng ngay.<br /> 3.2.4. Ví dụ minh họa<br /> ­ Khi dạy Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (bộ phận) ­ (GDCD Lớp <br /> 6) giáo viên có thể nêu tình huống: <br /> <br /> <br />                                                                           9<br /> + Để tự  chăm sóc sức khỏe cho bản thân, nghe lời mẹ dặn, sáng nào Mai  <br /> cũng súc miệng bằng nước muối để bảo vệ răng. Nhưng cứ mỗi lần súc miệng <br /> là Mai lại nhổ ra sân. Em có nhận xét gì về hành vi của Mai?<br /> Gợi ý trả lời: Việc súc miệng nước muối vào buổi sáng để bảo vệ răng là <br /> việc làm thể  hiện đức tính tự  chăm sóc bảo vệ  sức khỏe. Nhưng hành vi nhổ <br /> nước súc miệng ra sân là một hành vi thiếu văn hóa, làm ô nhiễm môi trường.  <br /> Giáo viên giáo dục:  Tự  chăm sóc sức khỏe cho bản thân là việc làm cần thiết, <br /> nhưng việc bảo vệ  môi trường cũng không kém phần quan trọng, mọi người  <br /> phải biết bảo vệ môi trường chung, giữ gìn vệ sinh chung.<br /> ­ Khi dạy Bài 3. Tiết kiệm (GDCD Lớp 6) giáo viên có thể sơ lược về lịch <br /> sử  “giờ  trái đất”, hỏi: Mục đích của việc tắt đền trong ngày thực hiện giờ  trái <br /> đất trên toàn thế  giới là gì?, từ  đó giáo dục ý nghĩa của nó nhằm kêu gọi tiết  <br /> kiệm năng lượng (điện), chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu.<br /> Hoặc giáo viên có thể  cho học sinh sắm vai tình huống: “Nhà Hải nuôi  <br /> nhiều gia cầm, cứ mỗi lần có nhiều thức ăn còn thừa, Hải thường cho vào bao <br /> nilon mang ra vứt ở mương gần nhà”. <br /> + Em có nhận xét gì về hành vi của Hải?<br /> + Nếu là Hải em sẽ làm gì?<br /> Hướng dẫn trả lời: Hành vi của Hải thể hiện sự lãng phí, Hải có thể dùng <br /> thức ăn thừa đó để hôm khác sử dụng hoặc để sử dụng làm thức ăn gia súc. Việc <br /> vứt thức ăn thừa ra mương vừa lãng phí, vừa làm ô nhiễm môi trường<br /> Giáo viên kết luận giáo dục:  Mọi người cần phải biết tiết kiệm, không <br /> lãng phí và không làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt không được vứt bao ni lông <br /> ra mương vì đây là công trình công cộng, hơn nữa bao ni lông có thể lẫn vào đất  <br /> làm cản trở  quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị  nó bao quanh. Bao ni <br /> lông khó phân hủy có thể làm tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát  <br /> sinh, lây truyền dịch bệnh v. v… <br /> ­ Khi dạy  Bài 7. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên  (GDCD <br /> Lớp 6) giáo viên có thể sử dụng phương pháp động não bằng cách nêu câu hỏi: <br /> + Kể những hành vi, việc làm thể hiện yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với <br /> thiên nhiên?<br /> Yêu cầu: Mỗi học sinh nêu một hành vi, việc làm, liệt kê các ý kiến và tìm <br /> ra điểm chung. Sau đó hướng dẫn học sinh phân tích ý nghĩa của mỗi hành vi và  <br /> rút ra kết luận chung.<br /> Giáo viên cũng có thể  sử  dung phương pháp trò chơi:  Đoán xem cây gì ? <br /> Con gì ? Bằng cách mỗi nhóm sẽ  nghĩ chọn một loại cây hoặc con vật nào đó. <br /> Học sinh cả lớp sẽ được phép nêu 3 câu hỏi để tìm hiểu về loài cây/con vật đó.  <br /> Ví dụ:<br /> + Cây đó thường được trồng ở đất ngập mặn không ?<br /> + Cây đó cho quả có vị chua không ?<br />                                                                           10<br /> + Cây đó dược trồng để chắn gió, bảo vệ xâm thực của nước biển ?<br /> Mỗi câu trả  lời đúng giáo viên kết hợp giáo dục tác dụng từng loại cây,  <br /> từng con vật mà học sinh chỉ  ra, tác dụng của nó đối với việc bảo vệ  môi <br /> trường.<br /> ­ Khi dạy Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá (GDCD Lớp 7) giáo viên có <br /> thể  sử  dụng phương pháp dự  án: Chia lớp theo nhiều nhóm (theo địa bàn dân  <br /> cư), hướng dẫn học sinh thảo luận tìm giải pháp bảo vệ  môi trường nơi mình  <br /> sinh sống. Mỗi nhóm trình bày ý tưởng của nhóm mình trước tập thể, cả  lớp  <br /> nhận xét (tính khả thi). Giáo viên kết luận giáo dục: Học sinh chúng ta cần phải <br /> góp phần xây dựng gia đình văn hóa. Ngoài việc chăm ngoan, học giỏi, biết kính <br /> trong người lớn, không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự <br /> gia đình, còn phải có ý thức bảo vệ  môi trường  ở  gia đình, nhà trường, xung  <br /> quanh chúng ta.<br /> ­ Khi dạy  Bài 14. Bảo vệ  môi trường và tài nguyên thiên nhiên  (GDCD <br /> Lớp 7) giáo viên có thể sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề  để  giải quyết <br /> tình huống đưa ra: “Hưởng  ứng cuộc vận động của xã nhà không sử  dụng túi  <br /> nilon, nhà trường phát động 1 buổi làm vệ sinh công cộng, thu nhặt túi nilon, bảo  <br /> vệ môi trường, nhưng bạn Tâm cho rằng đây không phải là việc của mình”<br /> + Suy nghĩ của bạn Tâm đúng hay sai? Vì sao?<br /> + Nếu là Tâm, em sẽ làm gì trong tình huống đó?<br /> Sau khi học sinh trả  lời giáo viên kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ  môi <br /> trường của mỗi học sinh.<br /> ­ Khi dạy Bài 9. Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá  ở  cộng đồng dân <br /> cư  (GDCD Lớp 8) giáo viên có thể  cho học sinh thảo luận tình huống: Trên <br /> đường đi học về, Tú thấy Cô Sáu mang gà chết định vứt xuống mương. Thấy  <br /> vậy Bảo liền chạy đến can ngăn và giải thích cho cô  ấy hiểu tác hại của việc <br /> làm này, nhưng Cô Sáu không nghe vẫn cố  tình vứt tất cả  xác gà chết xuống <br /> mương.<br /> + Nêu nhận xét của em về việc làm của bạn Bảo và Cô Sáu?<br /> Sau khi học sinh nêu, phân tích vấn đề, giáo viên nhận xét, giáo dục: Trách <br /> nhiệm bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của tất cả mọi người chứ không <br /> phải riêng ai. Trong mọi lúc mọi nơi, chúng ta cần phải tôn trọng lẽ  phải,  ủng  <br /> hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi  <br /> của mình theo hướng tích cực. Trích đọc điều 15 Luật BVMT: “Tổ chức cá nhân  <br /> phải bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp thoát nước, cây xanh, công trình vệ sinh,  <br /> thực hiện các quy định về vệ sinh công cộng ở đô thị, nông thôn, khu dân cư, khu  <br /> du lịch, khu sản xuất” <br /> ­ Khi dạy Bài 15. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại  <br /> (GDCD Lớp 8) giáo viên có thể cho học sinh sắm vai tình huống: “Hai học sinh <br /> <br />                                                                           11<br /> đi chăn trâu nhặt được quả đạn pháo, 2 bạn tìm cách đập quả đạn để lấy thuốc  <br /> nổ và lấy vỏ đạn bán phế liệu”<br /> + Hành vi của hai bạn có thể gây nguy hiểm gì?<br /> + Nếu là em, em sẽ xử lí như thế nào?<br /> Sau khi học sinh trả  lời, giáo viên kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ  môi  <br /> trường, không nên làm việc có thể  gây nguy hiểm cho tính mạng, dễ  gây cháy,  <br /> nổ làm ảnh hưởng môi trường. Giáo viên có thể nêu thêm một số ví dụ:<br /> + Đánh bắt cá bằng thuốc nổ gây ô nhiễm môi trường nước<br /> + Các tai nạn cháy nổ khác gây ô nhiễm bầu không khí.<br /> + Các chất độc hại (thuốc trừ  sâu cho rau quả, cây cối) gây Ô nhiễm <br /> nguồn thực phẩm, ô nhiễm đất và không khí. (GV kết hợp tranh ảnh minh họa) <br /> Hoặc giáo viên có thể  sử  dụng phương pháp thảo luận nhóm sau khi cung  <br /> cấp thông tin ở phần đặt vấn đề:<br /> + Các em có suy nghĩ gì khi nghe các thông tin trên?<br />           + Tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại đã gây hậu quả như thế nào?<br /> + Cần làm gì để hạn chế tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại?<br /> + Những quy định, những điều luật nào có liên quan đến vấn đề  này  ở <br /> nước ta?<br /> Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung, đặc biệt là giới thiệu  <br /> những hình ảnh do tai nạn, vũ khí cháy nổ và các chất độc hại gây nên, cho học <br /> sinh đọc những quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ   giáo dục: Tai <br /> nạn do cháy, nổ và các chất độc hại gây ra không những làm thiệt hại về người,  <br /> về của mà còn gây ô nhiễm môi trường.<br /> ­ Khi dạy  Bài 17.  Nghĩa vụ  tôn trọng, bảo vệ  tài sản nhà nước, lợi ích <br /> công cộng (GDCD Lớp 8) giáo viên tổ  chức cho học sinh đóng vai theo các tình  <br /> huống sau:<br /> Tình huống 1: Trên đường đi học, em phát hiện có mấy người đang đốt  <br /> rừng làm rẫy.<br /> Tình huống 2: Em cùng bạn đi nhặt củi. Trời lạnh, mấy đứa rủ  nhau đốt <br /> lửa sưởi, chẳng may lửa cháy lan sang cả những cây xung quanh.<br /> Yêu cầu học sinh thảo luận sau tình huống, rút ra trách nhiệm bản thân. <br /> Giáo viên kết hợp giáo dục: Tài nguyên thiên nhiên và môi trường là tài sản nhà <br /> nước và lợi ích công cộng, trách nhiệm của chúng ta là phải tôn trọng, bảo vệ tài  <br /> sản nhà nước và lợi ích công cộng. Học sinh cần phải thể  hiện bằng những <br /> hành vi, việc làm cụ thể.<br /> ­ Khi dạy  Bài 18: Quyền khiếu nại tố  cáo của công dân  (GDCD Lớp 8) <br /> giáo viên giới thiệu những nội dung cơ  bản của Luật bảo vệ môi trường, cho <br /> học sinh thảo luận tình huống:<br /> + Nếu biết một công ty xả trộm nước thải chưa qua xử lí vào môi trường <br /> em sẽ thực hiện quyền gì? Vì sao?<br />                                                                           12<br /> Sau khi học sinh trình bày ý kiến giáo viên kết hợp kể một số câu chuyện  <br /> vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này như  Công ty Vedan Việt Nam, giới thiệu  <br /> một số hình ảnh vi phạm  giáo dục: Công dân có quyền và trách nhiệm tố cáo <br /> với cơ quan có trách nhiệm về  những hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hại  <br /> tài nguyên thiên nhiên.<br /> ­ Khi dạy Bài 6. Hợp tác cùng phát triển (GDCD Lớp 9) giáo viên có thể <br /> sử  dụng phương pháp dự  án: Tổ  chức cho HS thực hiện các dự  án tìm hiểu về <br /> sự hợp tác của Việt Nam với các nước khác trong việc bảo vệ môi trường và tài  <br /> nguyên thiên nhiên.<br /> Giáo viên kết hợp giáo dục về sự hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc qua hoạt <br /> đông công ty Vinasin tại Ninh Hòa, Khánh Hòa, vi phạm của công ty này làm ô <br /> nhiễm môi trường do sử dụng hạt nix gây nên và những phương án khắc phục.<br /> ­ Khi dạy Bài 18. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật  (GDCD Lớp 9) <br /> giáo viên có thể cho học sinh thảo luận:<br /> + Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh lớp ta, trường ta tốt chưa?<br /> + Mỗi em tự  liên hệ  bản thân về  việc thực hiện bảo vệ  môi trường tại  <br /> trường mình, phương hướng trong thời gian tới?<br /> Sau khi học sinh trình bày, giáo viên bổ  sung, chỉ  rõ những hạn chế  của <br /> học sinh, giáo dục học sinh  luôn có ý thức bảo vệ môi trường  và tài nguyên thiên <br /> nhiên là biểu hiện của người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật, có trách <br /> nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đồng thời vận động bạn bè, <br /> người thân cùng thực hiện đặc biệt là môi trường nơi mình sinh sống, bắt đầu từ <br /> trường học, lớp học của mình.<br /> 4. Hiệu quả của sáng kiến<br /> Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu đề  tài “Tích hợp giáo dục bảo vệ  <br /> môi trường trong môn Giáo dục Công dân THCS” đã mang lại những hiệu quả <br /> đáng kể:  <br /> ­ Học sinh đã hiểu được bản chất của môi trường: tính phức tạp, quan hệ <br /> nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và môi trường;  <br /> Những điều tốt đẹp mang lại từ những nỗ lực bảo vệ môi trường của bản thân <br /> và những người xung quanh.<br /> ­ Thông qua việc tích hợp bảo vệ môi trường vào môn học học sinh được <br /> tự  do bày tỏ, trao đổi quan điểm, tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề  mà bài <br /> học đặt ra và lựa chọn cách  ứng xử  đúng đắn, tối  ưu bằng cách sử  dụng các <br /> phương pháp cùng tham gia như động não, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, <br /> phân tích xử lí tình huống, sắm vai.....<br /> ­ Giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường của học sinh  để học sinh phát <br /> triển toàn diện, phát huy mọi năng lực sáng tạo của mình, yên tâm, phấn khởi  <br /> học tập<br /> <br />                                                                           13<br /> ­ Nhà trường thường xuyên tổ  chức các phong trào thi đua bảo vệ  môi <br /> trường trong tập thẻ và toàn thể học sinh, lấy việc bảo vệ môi trường là tiêu chí <br /> đánh giá thi đua giữa các lớp, tạo ra môi trường giáo dục an toàn trong nhà <br /> trường. Điển hình như hai lớp 6A và 6B<br /> ­ Môi trường trong nhà trường được cải thiện và ngày càng sạch đẹp, tạo <br /> ra môi trường giáo dục trong lành cho các em<br /> ­ Với việc được giáo dục ở nhà trường khi về địa phương sinh hoạt ý thức <br /> bảo vệ  môi trường của các em ngày càng biểu hiện dõ dệt như: tham gia dọn <br /> dẹp đường làng ngõ xóm, không vứt rác bừa bãi, chăn thả  trâu bò đúng nơi quy  <br /> định, ko chặt phá rừng...tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường điển hình như <br /> ở Xóm Vế, Xóm Nà Chào, Xóm Báo...<br /> III. KẾT LUẬN<br /> 1. Kết luận <br /> ­ Qua 2 năm tiến hành thực hiện lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường tôi  <br /> nhận thấy rằng nhận thức của học sinh về  môi trường ngày càng được cải  <br /> thiện, từ việc tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường như: phong trào giữ vệ <br /> sinh phòng học, phong trào xanh ­ sạch ­ đẹp  ở  trường học, thường xuyên dọn <br /> dẹp vệ sinh xung quanh trường học, không vứt rác nơi công cộng… ngoài ra các <br /> em còn tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận về vấn đề bảo vệ môi trường, làm  <br /> tuyên truyền viên tích cực cho gia đình và mọi người xung quanh biết cần phải  <br /> làm gì để  bảo vệ  môi trường sống, bảo vệ  môi trường chính là bảo vệ  cuộc  <br /> sống của bản thân và gia đình.<br /> ­ Nhận thức của các em về  môn Giáo dục Công dân cũng có nhiều thay  <br /> đổi, không phải là môn khô khan, khó học mà còn là môn học có nhiều ý nghĩa <br /> giúp các em có những hiểu biết nhiều hơn về  môi trường từ  đó càng em còn <br /> hăng hái xây dựng bài, nhất là những bài có tích hợp bảo vệ môi trường, các em  <br /> rất hăng hái thảo luận, đưa ra ý kiến, các nhóm tích cực đưa ra ý kiến về  việc  <br /> bảo vệ môi trường, làm cho các buổi học thường đạt hiệu quả cao.<br /> ­ Giáo dục bảo vệ  môi trường  ở  nhà trường phổ  thông nói chung và  ở <br /> trường THCS Bao La nói riêng đã trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức  <br /> tương đối đầy đủ về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường thông qua việc tích <br /> hợp trong từng nội dung bài giảng. Bản thân tuy đã cố  gắng nhưng chắc hẳn  <br /> vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong các đồng nghiệp chia sẻ, quan tâm. Để  đưa  <br /> nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy ở bộ môn GDCD ngày càng  <br /> tốt hơn.<br /> 2. Những kiến nghị, đề xuất<br />    Để đảm bảo cho việc dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn  <br /> Giáo dục Công dân đạt hiệu quả cao, tôi xin có một số  kiến nghị với Ban giám <br /> hiệu nhà trường THCS Bao La và các cấp lãnh đạo như sau:<br /> <br />                                                                           14<br /> ­ Tạo không gian và môi trường sư  phạm Xanh­ Sạch­ Đẹp; trồng thêm <br /> cây xanh, đầu tư nguồn nước sạch...<br /> ­ Quan tâm đầu tư  các phương tiện, trang thiết bị dạy học (máy tính, đèn <br /> chiếu) tư liệu tuyên truyền bảo vệ môi trường.<br />          Trên đây là một số kinh nghiệm giảng dạy những bài có tích hợp giáo dục <br /> bảo vệ  môi trường của bản thân đã tích lũy được, trong quá trình thực hiện <br /> không sao tránh khỏi sai sót, rất mong sự  đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa <br /> học các cấp để đề tài được hoàn thiện tốt hơn. <br /> Trân trọng cám ơn!                                  <br />                                                                 <br />         Bao La, ngày 25 tháng 05 năm 2018<br />                        Người thực hiện<br />  <br />                  <br /> <br /> <br />                                                                             Tống Minh Tú<br /> <br /> XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SK ­ GPKH NHÀ TRƯỜNG<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN – GPKH NGÀNH GIÁO DỤC<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SK – GPKH HUYỆN<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                                           15<br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 1. Sách giáo dục công dân 6, 7, 8, 9 – NXB giáo dục Việt Nam – Bộ giáo dục và  <br /> đào tạo tháng 01 năm 2014<br /> 2. Sách giáo viên giáo dục công dân – NXB giáo dục Việt Nam – Bộ giáo dục và  <br /> đào tạo<br /> 3. Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2005 được Quốc Hội Nước CHXHCN  <br /> Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005<br /> 4. Quyết định 1363/ QĐ ­ TTg ngày 17/10/2001 của Thủ  tương Chính phủ  về  <br /> việc phê duyệt đề án : “Đưa nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”<br /> 5. Chỉ  thị  số  40/2008/CT­BGDĐT của Bộ  trưởng Bộ  Giáo dục và Đào ngày  <br /> 22/7/2008 phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học  <br /> sinh tích cực”<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                                           16<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2