intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao tỉ lệ phổ cập Giáo dục Tiểu học

Chia sẻ: Tabicani09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

36
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với một số nội dung như sau: Tỉ lệ huy động trẻ em; Tập trung xây dựng đội ngũ theo hướng đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng và cơ cấu; Tham mưu các cấp quan tâm chỉ đạo xây dựng hệ thống cơ sở vật chất trường lớp, hiện đại hóa trang thiết bị dạy học và xây dựng môi trường học tập thân thiện; Tập trung các giải pháp duy trì số lượng, nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả đào tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao tỉ lệ phổ cập Giáo dục Tiểu học

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long. Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Trình S Ngày đóng Nơi công Chức độ T Họ và tên tháng góp vào tác danh chuyên T năm sinh việc tạo môn ra sáng kiến Trường Giáo Đại Tiểu học Viên học sư 0 TRẦN ĐÌNH THIỆN 11/4/1969 Võ Thị CT phạm 100% 1 Sáu PCGD (Tiểu -XMC học) 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Nâng cao tỉ lệ phổ cập Giáo dục Tiểu học” 2. Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Phổ cập giáo dục – xóa mù chữ) 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 11/4/2020 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5. 1. Tính mới của sáng kiến: Thực hiện tốt công tác huy động và công tác tuyển sinh đầu năm. Tham mưu tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên theo hướng đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng và cơ cấu. Tham mưu các cấp quan tâm xây dựng hệ thống cơ sở vật chất trường lớp, hiện đại hóa trang thiết bị dạy học và xây dựng môi trường học tập than thiện. Thực hiện tốt công tác phối hợp và công tác xã hội hóa giáo dục.
  2. 2 Là người làm công tác Phổ cập giáo dục phải luôn quan tâm đến việc đổi mới công tác, duy trì thành tựu PCGDTH, mà trước hết là phải từng bước nâng cao tỉ lệ PCGDTH. Xuất phát từ những yêu cầu trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao tỉ lệ PCGDTH ” 5.2. Thực trạng: 5.2.1. Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Thường trực Ñaûng Uỷ, UBND phường, Ban chæ ñaïo PCGD – XMC phường đã chủ động tham mưu cho UBND phường ban hành các văn bản chỉ đạo các khu phố, các tổ và trường học trên địa bàn phường thực hiện nhiệm vụ giáo dục tại địa phương một cách đồng bộ. Đến nay trường Mầm non và Tiểu học treân ñòa baøn phường đã được đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Đội ngũ giáo viên các ngành học đầy đủ, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao, đội ngũ giáo viên giỏi, giáo viên dạy giỏi các cấp cũng đang được gia tăng theo hàng năm, điều kiện sinh sống của đội ngũ giáo viên được nâng lên, có điều kiện để phát huy năng lực và tham gia công tác giảng dạy tốt. Đời sống nhân dân được nâng lên đã tạo điều kiện tốt hơn cho con em được đến trường đầy đủ, hạn chế việc học sinh bỏ học, các cấp Ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể đã vào cuộc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, sự hoạt động hiệu quả của hội khuyến học từ phường đến các khu phố, tổ và trường học đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giáo dục tại địa phương, góp phần không nhỏ trong công tác phổ cập giáo dục – xóa mù chữ. Địa bàn phường nhỏ, số dân ít, dân cư sống tập trung trên các trục lộ chính, các đường giao thông giữa các khu phố được liên thông và đã được bê tông hóa nên cũng thuận tiện hơn trong công tác huy động và vận động trẻ ra lớp. 5.2.2. Khó khăn: Nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm các trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết, nguồn ngân sách hàng năm mới chỉ đủ chi trả chế độ lương cho giáo viên và một số hoạt động chuyên môn, ngân sách xây dựng hàng năm của địa phương còn rất hạn chế, việc huy động nguồn tài chính từ nhân dân để đầu tư cơ sở vật chất hàng năm rất ít do điều kiện kinh tế của nhân dân còn thấp. Đời sống của người dân trong phường còn gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế nên nhiều gia đình phải chuyển đổi cách làm ăn hoặc phải đi nơi khác làm ăn, nên đã làm ảnh hưởng không ít đến việc học của trẻ. Giáo viên làm công tác phổ cập – xóa mù chữ mới nhận công tác và không phải người ở địa phương nên việc nắm bắt địa bàn còn nhiều hạn chế.
  3. 3 Mặt khác do ảnh hưởng của tình hình biến động giá cả bất động sản nên một số hộ dân đã thay đổi nơi cư trú. Bên cạnh đó tình trạng ly hôn của các cặp vợ chồng trẻ ngày càng tăng cao nên số trẻ em đi theo ở với bố, hoặc ở với mẹ, dẫn đến tình trạng học sinh chuyển đi, chuyển đến rất phức tạp. 5.3. Nội dung: 5.3.1. Tỉ lệ huy động trẻ em: Muốn huy động được tối đa số lượng trẻ ra lớp hằng năm không thể thiếu, đó là công tác điều tra trình độ văn hóa bổ sung. Là địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, việc đầu tiên và quan trọng nhất là công tác điều tra trình độ văn hóa bổ sung hằng năm. Hằng năm, cứ vào cuối tháng 7 tôi tham mưu với ban chỉ đạo phổ cập giáo dục – xóa mù chữ (PCGD-XMC) phường lên kế hoạch điều tra trình độ văn hóa bổ sung cụ thể đến các hộ gia đình. Tiến hành điều tra trình độ văn hóa bổ sung vào đầu tháng 8. Sau khi điều tra trình độ văn hóa bổ sung, tôi tiến hành lập danh sách các đối tượng trẻ phải phổ cập theo địa bàn cụ thể từng khu phố rõ ràng rồi báo cáo cho trưởng ban chỉ đạo ký duyệt, sau đó gửi đến từng khu phố. Khi đã chuyển giao các danh sách trẻ trong độ tuổi phải huy động đến từng khu phố, công việc không kém phần quan trọng là việc thực hiện ký cam kết huy động trẻ ra lớp giữa nhà trường và từng khu phố và đưa vào một trong những tiêu chí để bình xét gia đình văn hóa, khu phố văn hóa. Vào đầu tháng 8 tham mưu với ban chỉ đạo PCGD – XMC phường và nhà trường lên kế hoạch tuyển sinh. Phối hợp với các ban khu phố thông báo, tuyên truyền rộng rãi trên các loa phóng thanh của từng khu phố. Tiến hành treo băng rôn ở các cổng trường, điểm trường và ở trung tâm học tập cộng đồng. Khi được thông báo họp, kiểm tra công tác “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, tôi luôn có mặt tham gia họp đầy đủ để nắm bắt một số thông tin quan trọng phát sinh từ các khu phố, cũng như báo cáo các trường hợp trẻ chưa ra lớp và những khó khăn vướng mắc để cùng nhau đưa ra các giải pháp khắc phục. Công tác huy động trẻ đến trường hàng năm huy động 100% trẻ trong độ tuổi thuộc đối tượng phải phổ cập đến trường, do đó, để nâng cao chất lượng phổ cập, trường quan tâm huy động, vận động đối tượng khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các gia đình, các trung tâm bảo trợ xã hội... nhà trường phối hợp với địa phương thực hiện có hiệu quả việc theo dõi trẻ phải phổ cập; phối hợp với Hội cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận,... khu dân cư quan tâm, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. 5.3.2. Tập trung xây dựng đội ngũ theo hướng đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng và cơ cấu:
  4. 4 Trong những nguyên nhân tỷ lệ đơn vị đạt chuẩn PCGDTH của các năm chưa cao là do chưa đảm bảo yêu cầu về số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên theo quy định tại Thông tư 07/2016 của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Để giải quyết khó khăn này, trong những năm qua đã chú ý tham mưu với phòng giáo dục xây dựng và thực hiện tốt quy chế tiếp nhận, luân chuyển, bố trí cán bộ, giáo viên trên địa bàn, quan tâm bố trí đủ giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật, tiếng Anh cho trường. để đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện.... Qua nhiều năm tập trung thực hiện, về cơ bản, đến nay đội ngũ giáo viên của các trường tương đối đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ, có tinh thần trách nhiệm, năng động và sáng tạo trong công việc, thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục địa phương. 5.3.3. Tham mưu các cấp quan tâm chỉ đạo xây dựng hệ thống cơ sở vật chất trường lớp, hiện đại hóa trang thiết bị dạy học và xây dựng môi trường học tập thân thiện: Với quan điểm gắn công tác PCGDTH với xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, hàng năm, tôi đã tham mưu tích cực với ban chỉ đạo phường đề bạt với các cấp xây dựng phòng chức năng, phòng Giáo dục Nghệ thuật, phòng máy vi tính học Tin học, phòng học ngoại ngữ, bãi tập, sân chơi,… cho trường đáp ứng yêu cầu qui định tại Nghị Định 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ và Thông tư 07/TT- BGD&ĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GD&ĐT. 5.3.4. Tập trung các giải pháp duy trì số lượng, nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả đào tạo: Liên tục trong nhiều năm gần đây, phường Phú Đức thực hiện tốt công tác duy trì số lượng, không có học sinh bỏ học, đây là điều kiện thuận lợi để tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trường thực hiện tốt việc bám sát “chuẩn kiến thức, kỹ năng” các môn học trong các tiết dạy để nâng cao chất lượng dạy - học. Bằng việc tổ chức thực hiện đa dạng các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại khóa, với việc thực hiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày được 60%, trường dạy ngoại ngữ, chất lượng giáo dục toàn diện của trường tiếp tục được khẳng định. Đặc biệt những năm gần đây, trường thực hiện nghiêm túc quy trình bàn giao học sinh, kiểm tra, đánh giá chất lượng cuối năm với các giải pháp sáng tạo, do đó, chất lượng giáo dục phản ánh một cách thực chất, hiệu quả giáo dục hàng năm đạt  95%. 5.3.5. Thực hiện tốt công tác phối kết hợp và xã hội hóa giáo dục: Về công tác xã hội hóa giáo dục được địa phương, đơn vị trên địa bàn phường thời gian qua rất coi trọng và chất lượng ngày càng tốt hơn; vai trò của Hội khuyến học và các đoàn thể đã có nhiều tác động khá lớn đối với công tác PCGDTH, trường đã có sự phối hợp với các đoàn thể địa phương, các mạnh thường quân tổ chức quyên góp, tặng xe đạp, sách vở, quần áo, dụng cụ học tập cho học sinh; việc trao học bổng, tặng quà cho học sinh nghèo, học sinh vượt khó học giỏi… được địa phương, tập thể, cá nhân, các tổ chức xã hội quan tâm,
  5. 5 góp phần động viên rất lớn đối với các đối tượng PCGD, góp phần nâng cao chất lượng PCGDTH trên địa bàn nhà trường. Cụ thể: • Học bỗng “Quỹ tiếp bước cho em đến trường”: 2 suất mỗi suất quà trị giá 1.000.000 đồng; Tổng số tiền 2.000.000 đồng • Học bỗng PGD&ĐT thị xã Bình Long: 10 suất, mỗi suất 500.000 đồng; Tổng số tiền 5.000.000 đồng • Học bỗng Hội khuyến học UBND thị xã Bình Long: 8 suất, mỗi suất 1.000.000 đồng; Tổng số tiền 8.000.000 đồng • Học bỗng của Hội cựu chiến binh phường: 6 suất, mỗi suất 500.000 đồng; Tổng số tiền 3.000.000 đồng • UBND thị xã Bình Long tặng xe đạp: 2 chiếc, mỗi chiếc trị giá 1.200.000 đồng; Tổng số tiền là 2.4000.000 đồng… 5.3.6. Đối với gia đình: - Gia đình phải tạo điều kiện tốt nhất để cho con cái mình học tập quan tâm nhắc nhở con em mình học tập. Phối hợp với nhà trường tạo môi trường giáo dục toàn diện và lành mạnh. - Gia đình học sinh là mắt xích quan trọng, có quan hệ mật thiết với nhà trường, là cầu nối giữa gia đình với nhà trường lại với nhau để thống nhất mục tiêu giáo dục. Giáo viên luôn xây dựng mối quan hệ gần gũi với mỗi gia đình học sinh, cho nên công tác truyền thông tin và thu thập thông tin hai chiều khá hiệu quả: Qua phiếu liên lạc điện tử, Zalo, Facebook. Giáo viên chủ nhiệm phải luôn tâm niệm: “ Làm sao cho mỗi gia đình học sinh luôn có tinh thần hợp tác động viên khuyến khích tạo điều kiện giúp đỡ để giáo viên và nhà trường hoàn thành nhiệm vụ ”. 5.3.7. Công tác quan tâm đến con em đồng bào dân tộc: - Công tác giáo dục cho đồng bào dân tộc luôn được quan tâm và ưu tiên hàng đầu: + Hằng năm Ủy ban phường luôn thực hiện tốt các quy định về chế độ chính sách đối với học sinh dân tộc, ưu tiên cho con em đồng bào dân tộc như giảm tiền xã hội hóa giáo dục hàng năm. + Ban giám hiệu các nhà trường, hằng năm xem xét miễn các khoản đóng góp cho con em đồng bào dân tộc. + Ban chỉ đạo phải luôn quan tâm đến công tác vận động trẻ 6 tuổi ra lớp hằng năm đạt tỉ lệ 100% và học sinh có nguy cơ bỏ học của khu phố có đồng bào dân tộc Stiêng sinh sống. + Bên cạnh đó còn có sự quan tâm của các cấp chính quyền, của nhà trường đã làm chuyển biến suy nghĩ của gia đình bà con các khu phố, đã mạnh dạn cho con em mình ra học mẫu giáo 5 tuổi.
  6. 6 5.3.8. Tổ chức tổng kết, khen thưởng cho công tác “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”: - Hàng năm vào giữa tháng bảy là ban chỉ đạo “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” tổ chức họp tổng kết năm cũ và đưa ra chỉ tiêu vận động năm học mới. Đồng thời phân công các thành viên phối hợp cùng các khu phố vận động và quyên góp các mạnh thường quân, các đoàn thể ủng hộ cho các em học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong toàn phường. - Để động viên tinh thần trách nhiệm của các thành viên ban chỉ đạo và các tập thể hoạt động tích cực mang lại hiệu quả. Trong năm cần có tổng kết báo cáo và khen thưởng theo chỉ tiêu quy định. 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học phải luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường, sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và đào tạo, của ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, ban giám hiệu nhà trường - Sự ủng hộ nhiệt tình mạnh mẽ của các nhà hảo tâm và các mạnh thường quân, các ban ngành đoàn thể trong phường cũng như của tập thể giáo viên trong nhà trường. - Cha mẹ học sinh phải quan tâm đến việc học tập của con em mình, học sinh tiểu học chăm ngoan, học tốt. tỉ lê học sinh hoàn thành các môn học hằng năm cao. - Cơ sở vật chất, mạng lưới trường lớp, hệ thống sân chơi, bãi tập, trang thiết bị dạy học cần được trang bị đầy đủ đảm bảo cho học sinh đủ điều kiện học 2 buổi/ ngày, đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học. - Số giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, an tâm công tác. Thường xuyên đổi mới công tác nâng cao chất lượng dạy và học. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 8.1. Kết quả: Qua áp dụng thực hiện sáng kiến tôi nhận thấy kết quả thực hiện công tác PCGD luôn được duy trì đạt chuẩn rất cao. STT THỜI PCGDMNTNT PCGDTH PCGDTHCS PCGDTrH GIAN 1 2018 Đạt Mức độ 3 Mức độ 2 Đạt 2 2019 Đạt Mức độ 3 Mức độ 2 Đạt 3 2020 Đạt Mức độ 3 Mức độ 2 Đạt
  7. 7 Nếu sáng kiến này được áp dụng tốt hơn dự kiến kết quả đến năm 2021 tỉ lệ sẽ duy trì 98→99% 8.2. Bài học kinh nghiệm: Để thực tốt công tác PCGDTH đạt kết quả cao cần làm tốt các việc sau: - Phổ cập giáo dục là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, phải được thể hiện trong các Nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Ban chỉ đạo các cấp nêu cao tinh thần trách nhiệm, quan tâm trong chỉ đạo và thực hiện theo kế hoạch, mục tiêu, kịp thời củng cố kiện toàn thành viên ban chỉ đạo. - Khi bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ PCGDTH, cần tiến hành nghiên cứu kỹ các yêu cầu cơ bản về các tiêu chuẩn được quy định tại Nghị định 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của chính phủ và Thông tư 07/2016/TT- BGDĐT ngày 22/3/2016, rà soát hiện trạng của từng tiêu chí để xác định các nhiệm vụ cụ thể, trước mắt cũng như lâu dài, phân công trách nhiệm, phần việc cụ thể cho từng tổ chức, đơn vị và các thành viên Ban chỉ đạo. Trong kế hoạch nêu ra được từng giai đoạn thực hiện công tác phổ cập từ công tác điều tra đến thống kê, đến các biện pháp đầu tư, vận động các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường.... - Thực hiện công tác phổ cập giáo dục thì giáo viên chuyên trách phải chủ động, chịu trách nhiệm chính trong công tác triển khai thực hiện và phải chủ động tham mưu đề xuất kế hoạch, các giải pháp thực hiện cho ban chỉ đạo, ban giám hiệu nhà trường, cấp ủy, chính quyền. Phải tập trung đầu tư có trọng điểm, với những giải pháp đột phá để đảm bảo phong trào phát triển liên tục, đảm bảo mục tiêu và đẩy nhanh tiến độ phổ cập đã đề ra. Gắn nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn Quốc gia với thực hiện nhiệm vụ Phổ cập giáo dục; Nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới quản lý, giảng dạy, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, cải tạo môi trường giáo dục lành mạnh là nền tảng để phổ cập giáo dục đi vào chất lượng bền vững. tham mưu tốt công tác xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng với yêu cầu cao. - Xã hội hoá công tác phổ cập giáo dục là phương án tối ưu để thực hiện thành công công tác PCGDTH, cần tích cực tuyên truyền, phối hợp, huy động các nguồn lực, các lực lượng xã hội để thực hiện các mục tiêu PCGD. - Phổ cập PCGDTH phải đi liền với Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Phổ cập giáo dục Trung học phổ thông, Phổ cập PCGDTH là tiền đề vững chắc để thực hiện Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, Phổ cập giáo dục Trung học phổ thông. Mặt khác, để hoàn thành và duy trì Phổ cập giáo dục Tiểu học vững bền cần phải quan tâm ngay từ phổ cập giáo dục mầm non để làm nền tảng sau này. Trên đây là quy trình thực hiện trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học trong đơn vị phường Phú Đức áp dụng đạt hiệu quả Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  8. 8 Phú Đức, ngày 12 tháng 01 năm 2021 Người nộp đơn Trần Đình Thiện Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: Phú Đức, ngày …. tháng …. năm 2021 TM. HỘI ĐỒNG SK CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Phạm Gia Huỳnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2