SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp<br />
5.<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. 1. Lý do chọn đề tài.<br />
Như chúng ta đã biết: Học sinh tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén, sắc<br />
sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán<br />
học. Nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá<br />
tải. Hơn nữa, học sinh ở bậc tiểu học cơ thể các em còn đang trong thời kỳ phát<br />
triển hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai<br />
của cơ thể còn thấp, tâm lý chưa ổn định nên trẻ không thể ngồi lâu trong phòng<br />
học cũng như làm một việc gì đó trong thời gian dài. Vì vậy muốn giờ học có hiệu<br />
quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học: “Lấy học sinh<br />
làm trung tâm”, hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em.<br />
Đối với môn Toán ở tiểu học, nếu mỗi giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải<br />
theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết<br />
kế bài dạy một cách rập khuôn, máy móc thì sẽ làm cho học sinh học tập một cách<br />
thụ động. Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của học sinh diễn ra thật đơn điệu, tẻ<br />
nhạt và kết quả học tập không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây cản trở<br />
việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng<br />
thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.<br />
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn<br />
toán ở bậc tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học<br />
sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách<br />
lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt<br />
động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lí thú và bổ ích<br />
phù hợp với nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội<br />
1<br />
<br />
những tri thức toán học một cách dễ dàng; kiến thức sẽ được củng cố, khắc sâu một<br />
cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc<br />
làm. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa<br />
học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày càng được nâng cao.<br />
Chính vì những lý do nêu trên, cộng với những kinh nghiệm giảng dạy của bản<br />
thân trong những năm qua. Nhằm giúp học sinh khắc sâu được những kiến thức đã<br />
học, biết vận dụng vào trong đời sống thực tế hàng ngày tôi mạnh dạn chọn viết<br />
sáng kiến kinh nghiệm về: “Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng<br />
thú học tập cho học sinh lớp 5”.<br />
+ Điểm mới của đề tài:<br />
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo phương<br />
hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt<br />
động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận<br />
dụng kiến thức vào thực tiễn.<br />
Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được<br />
coi là khô khan và khó khăn, thì việc đưa ra trò chơi toán học nhằm để các em học<br />
mà chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội<br />
được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó.<br />
Tôi chọn đề tài nghiên cứu này nhằm giúp học sinh nắm kiến thức môn Toán<br />
ngày càng vững vàng hơn, hăng say trong các giờ học toán, nâng cao chất lượng<br />
giảng dạy và làm nền tảng vững chắc cho các lớp trên.<br />
Điểm mới trong việc nghiên cứu và áp dụng đề tài này là sự lựa chọn các trò<br />
chơi dạy học toán phù hợp với đối tượng học sinh của lớp qua từng dạng bài, một<br />
sáng kiến mang tính mới mẻ mà từ trước tới nay ít được vận dụng hoặc có vận<br />
dụng thì cũng đang dừng lại mang tính hình thức, chưa thực sự mang lại hiệu quả<br />
cao.<br />
<br />
2<br />
<br />
1. 2. Phạm vi áp dụng của sáng kiến:<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây<br />
hứng thú học tập cho học sinh lớp 5” được nghiên cứu và áp dụng cho học sinh<br />
lớp 5A, lớp tôi đang trực tiếp chủ nhiệm trong năm học 2013 - 2014.<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
2.1 Thực trạng vấn đề mà đề tài cần giải quyết:<br />
Trong quá trình thực hiện nội dung và chương trình sách giáo khoa mới đã<br />
nhiều năm, song việc hình thành các phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung<br />
chương trình sách giáo khoa, phù hợp với các đối tượng học sinh vẫn còn nhiều<br />
khó khăn, học sinh còn thụ động, chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu mà sách<br />
giáo khoa mới đã định ra, chưa thích ứng cách học theo sách giáo khoa mới.<br />
Trên thực tế, trong các giờ toán học, học sinh tiếp thu còn thụ động, nhất là<br />
những học sinh ngại phát biểu, tiếp thu chậm. Cuối tiết học, học sinh thường uể oải,<br />
ít tập trung chú ý vào bài vì đặc điểm của học sinh tiểu học là: “Dễ nhớ, mau quên,<br />
chóng chán”. Học sinh thường hiếu động hơn khi hoạt động bằng tay, thích được sử<br />
dụng đồ dùng trực quan.<br />
Qua tìm hiểu một số đồng nghiệp ở trường, tìm hiểu học sinh, tài liệu tham<br />
khảo. Tôi nhận thấy đa số giáo viên chưa vận dụng được việc đưa các trò chơi học<br />
toán vào giảng dạy hoặc có đưa trò chơi học toán vào giờ học cũng chỉ trong những<br />
giờ thao giảng. Sở dĩ có tình trạng trên là do giáo viên chưa hiểu hết được tác dụng<br />
của trò chơi trong giờ học toán. Một số giáo viên thì nghĩ việc tổ chức các trò chơt<br />
sẽ mất thời gian... vì vậy mà giờ học toán còn khô khan, học sinh còn thụ động<br />
trong học tập, một số học sinh yếu kém còn ngại học toán, đến giờ học toán các em<br />
không hứng thú dẫn đến kết quả học tập không cao.<br />
Mặc dù đã được tiếp thu các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học do<br />
Phòng, Sở GD - ĐT tổ chức. Song để tổ chức trò chơi trong các giờ dạy học sao<br />
cho mang lại hiệu quả như giáo viên mong muốn quả là một điều không đơn giản.<br />
Nó cần nhiều thời gian để đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, chuẩn bị nguyên vật liệu...Mặt<br />
3<br />
<br />
khác tổ chức trò chơi sao cho học sinh tiếp xúc cảm thấy hấp dẫn và thích thú thì<br />
phụ thuộc hoàn toàn vào công tác tổ chức của người giáo viên. Đặc điểm về tư duy<br />
của học sinh tiểu học chủ yếu là tư duy trực quan, vật thật hay thông qụa những<br />
hành động cụ thể để hình thành khái niệm, kiến thức, kỹ năng. Học sinh tiểu học rất<br />
dễ xúc động và thích tiếp xúc với mọi sự vật, hiện tượng nào đó nhất là những sự<br />
vật, hiện tượng gây cảm xúc mạnh.<br />
Năm học 2013 - 2014 tôi được phân công giảng dạy lớp 5A. Tổng số học sinh<br />
của lớp là 31 em, có 18 em nữ. Ngay từ đầu năm học mới, sau khi nhận lớp tôi đã<br />
bắt tay ngay vào khảo sát, tìm hiểu về tình hình và chất lượng học tập học sinh.<br />
Kết quả khảo sát môn Toán đầu năm học như sau:<br />
Thời điểm<br />
KS<br />
<br />
Giỏi<br />
TSHS (Điểm 9 -10)<br />
<br />
Khá<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Yếu<br />
<br />
(Điểm 7- 8)<br />
<br />
(Điểm 5- 6)<br />
<br />
(Điểm 1- 4)<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
8<br />
<br />
25,8%<br />
<br />
10<br />
<br />
32,3%<br />
<br />
9<br />
<br />
29,0%<br />
<br />
4<br />
<br />
12,9%<br />
<br />
Đầu năm học<br />
(Tháng<br />
<br />
31<br />
<br />
9/2013)<br />
Qua kết quả trên, tôi nhận thấy rằng: Chất lượng học tập của các em còn thấp,<br />
số lượng học sinh khá giỏi ít, số học sinh yếu còn chiếm tỷ lệ khá cao. Trong giờ<br />
học các em học còn uể oải, nắm kiến thức còn chậm khiến giáo viên phải mất nhiều<br />
thời gian.<br />
Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em có hứng<br />
thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Tôi đã mạnh dạn<br />
cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy, đưa những kiến thức được coi là<br />
khô khan của môn toán thành những trò chơi học tập nhằm mục đích giúp các em<br />
học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội<br />
được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó. Vì vậy tôi<br />
<br />
4<br />
<br />
nhận thấy rằng đưa trò chơi vào giờ học toán ở tiểu học là cần thiết, nhất là trong<br />
giờ học toán của lớp 5.<br />
2. 2. Những giải pháp:<br />
2.2.1 Nhận thức về tác dụng của trò chơi Toán học:<br />
Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá<br />
trình hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi.<br />
Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của<br />
trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động<br />
trò chơi, luật của trò chơi có thể tường minh có thể không.<br />
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến<br />
thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học, giúp học<br />
sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được<br />
vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò chơi. Do đó học<br />
sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ năng đã học. Như vậy<br />
trong trò chơi học tập các kỹ năng môn toán được đưa vào trò chơi.<br />
Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan<br />
trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm<br />
mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ<br />
tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng<br />
như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội<br />
hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ<br />
của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để<br />
mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất<br />
cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết<br />
khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình.<br />
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học<br />
sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố<br />
kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.<br />
5<br />
<br />