intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

706
lượt xem
93
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN" xây dựng cơ sở khoa học về tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm để tổ chức dạy học theo nhóm trong nhà trường hiện nay, từ đó xây dựng định hướng cho GV trong việc thực hiện tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm như thế nào là có tính khả thi, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm nhà trường, khắc phục một số hạn chế, khó khăn và lúng túng trong quá trình thực hiện phương pháp dạy học theo nhóm. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN

Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> NỘI DUNG<br /> TRANG<br /> Mục lục<br /> 1<br /> 2<br /> I. Mở đầu<br /> I.1. Lý do chọn đề tài<br /> 2<br /> I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br /> 3<br /> I.3. Đối tượng nghiên cứu<br /> 3<br /> I.4. Phạm vi nghiên cứu<br /> 3<br /> I.5. Phương pháp nghiên cứu<br /> 3<br /> 3<br /> II. Nội dung<br /> II.1. Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài<br /> 3<br /> II.2. Thực trạng<br /> 4<br /> a. Thuận lợi, khó khăn<br /> 4<br /> b. Thành công, hạn chế<br /> 5<br /> c. Mặt mạnh, mặt yếu<br /> 5<br /> d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br /> 5<br /> e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br /> 6<br /> II.3. Giải pháp, biện pháp<br /> 6<br /> a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br /> 7<br /> b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br /> 7<br /> c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br /> 14<br /> d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br /> 15<br /> e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br /> 15<br /> II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề<br /> nghiên cứu<br /> 16<br /> 16<br /> III. Kết luận, kiến nghị<br /> III.1. Kết luận<br /> 16<br /> III.2. Kiến nghị<br /> 17<br /> Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện<br /> 18<br /> Tài liệu tham khảo<br /> 19<br /> <br /> Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi<br /> <br /> 1<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN<br /> <br /> I. MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Những năm qua ngành giáo dục nước ta có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng<br /> nhằm đáp ứng mục tiêu mà Đảng đề ra: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng<br /> nhân tài. Tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra. Nguyên nhân<br /> có nhiều, song vấn đề mấu chốt hiện nay vẫn là Phương pháp dạy học. Định hướng đổi<br /> mới giáo dục của Đảng được thể hiện trong luật giáo dục. Qua đó cho thấy việc đổi<br /> mới phương pháp dạy học không còn là vấn đề chung chung mà đã có định hướng rõ<br /> ràng, phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu,<br /> cùng nhau thảo luận để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. Rèn kỹ năng, đem lại hứng thú học<br /> tập cho học sinh.<br /> Hiện nay nước ta đang tiến hành thí điểm ở một số trường “Mô hình trường học<br /> mới ở Việt Nam” gọi tắt là VNEN. Mô hình VNEN hướng tới chuyển các hoạt động<br /> giáo dục trong nhà trường thành các hoạt động Tự giáo dục cho học sinh.<br /> <br /> Mô hình trường học mới ở Việt Nam<br /> Mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường đều Vì lợi ích của học sinh, Của học<br /> sinh và Do học sinh thực hiện. Đặc trưng của Mô hình trường học mới là “ TỰ”<br /> Học sinh: Tự giác, tự quản; Tự học, tự đánh giá; Tự tin, tự trọng.<br /> Giáo viên: Tự chủ; Tự bồi dưỡng;<br /> Nhà trường: Tự nguyện.<br /> Như chúng ta đã biết, trong học tập thì không phải bất cứ một nhiệm vụ học tập<br /> nào cũng có thể được hoàn thành do những hoạt động thuần tuý của cá nhân.<br /> Có những câu hỏi, bài tập, những vấn đề đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp<br /> tác giữa các cá nhân mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, bên cạnh hình thức học<br /> tập cá nhân, cần tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm. Hình thức học tập theo nhóm<br /> có nhiều thế mạnh như:<br /> - Góp phần rèn luyện tinh thần tự lực của học sinh; giúp các em rèn luyện và<br /> phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp; tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn<br /> nhau; phát huy vai trò trách nhiệm, tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông<br /> qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình<br /> không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.<br /> <br /> Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi<br /> <br /> 2<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN<br /> <br /> - Hình thức dạy học theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan<br /> hệ qua lại trong HS, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng nhau trong học<br /> tập.<br /> - Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm giúp các em học sinh nhút nhát, khả<br /> năng diễn đạt kém...có điều kiện rèn luyện, tập dượt, từ đó tự khẳng định bản thân.<br /> Tạo điều kiện để từng học sinh phát huy hết khả năng của mình, giúp cho việc phân<br /> hoá trong hoạt động dạy học được thuận lợi.<br /> Từ những thế mạnh trên, tôi thấy rằng việc “Tổ chức hoạt động nhóm cho học<br /> sinh lớp 2 theo mô hình VNEN” là nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập cho<br /> học sinh, đáp ứng yêu cầu học tập hiện nay trong thời kỳ hội nhập. Mong rằng đề tài<br /> này sẽ mang lại điều bổ ích cho học sinh, giáo viên và phụ huynh trong việc dạy và<br /> học theo mô hình VNEN hiện nay.<br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br /> Mục tiêu tổng thể của Mô hình VNEN là phát triển con người: Dạy chữ - Dạy<br /> người. Mô hình VNEN giữ nguyên nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng và kế hoạch<br /> dạy học theo chương trình Giáo dục và Đào tạo. Như vậy nội dung, yêu cầu và thời<br /> lượng học các môn không thay đổi.<br /> Mục tiêu của đề tài này là xây dựng cơ sở khoa học về tổ chức hoạt động dạy<br /> học theo nhóm để tổ chức dạy học theo nhóm trong nhà trường hiện nay. Từ đó xây<br /> dựng định hướng cho GV trong việc thực hiện tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm<br /> như thế nào là có tính khả thi, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm nhà trường, khắc<br /> phục một số hạn chế, khó khăn và lúng túng trong quá trình thực hiện phương pháp<br /> dạy học theo nhóm. Học sinh chủ động hơn, tích cực hơn trong học tập. Giúp học sinh<br /> phát triển năng lực xã hội, năng lực hoạt động của bản thân và phát huy tốt khả năng<br /> sáng tạo. Nhằm góp phần vào tiến trình đổi mới phương pháp dạy học nói chung,<br /> phương pháp hoạt động theo nhóm nói riêng, từng bước nâng dần chất lượng giáo dục<br /> của nhà trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của đề tài này tập trung vào việc tổ chức hoạt động nhóm<br /> trong quá trình học tập ở khối lớp Hai, Trường TH Nguyễn Văn Trỗi, theo mô hình<br /> VNEN.<br /> 4. Phạm vi nghiên cứu<br /> Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hình thức tổ chức dạy học (tổ chức hoạt động<br /> nhóm ở khối Hai, theo mô hình VNEN ) Trường TH Nguyễn Văn Trỗi.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Phương pháp nghiên cứu<br /> - Phương pháp quan sát<br /> - Phương pháp điều tra phỏng vấn<br /> - Phương pháp thống kê toán học<br /> - Phương pháp thực hành giao tiếp<br /> - Phương pháp tổng hợp<br /> II. NỘI DUNG<br /> 1. C¬ së lý luËn để thực hiện đề tài<br /> Dạy học theo nhóm đây là mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với<br /> mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục nước ta. Các phòng học dạy theo mô hình<br /> VNEN được bố trí giống như phòng học bộ môn, thư viện linh động với đồ dùng dạy<br /> và học sẵn có để HS tham khảo; góc đồ dùng học tập, góc cộng đồng, góc trưng bày<br /> sản phẩm... Mô hình VNEN thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc<br /> <br /> Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi<br /> <br /> 3<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN<br /> <br /> lấy HS làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân học<br /> sinh. Chuyển việc truyền thụ của GV thành việc hướng dẫn HS tự học. Lớp học do HS<br /> tự quản và được tổ chức theo các hình thức, như: Làm việc theo cặp, làm việc cá nhân<br /> và làm việc theo nhóm, trong đó hình thức học theo nhóm là chủ yếu. Học sinh được<br /> học trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, không bị gò bó, luôn được gần gũi<br /> với bạn bè, với thầy cô, được sự giúp đỡ của bạn học trong lớp, trong nhóm và thầy cô,<br /> phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em. học sinh khá giỏi được phát huy, học sinh còn<br /> hạn chế, yếu kém được học sinh của nhóm và giáo viên giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp.<br /> Ở đây được coi là một phương pháp dạy học. Những người tham gia trong nhóm phải<br /> có mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau. Nói cách khác là tồn tại tương<br /> tác "mặt đối mặt" trong nhóm HS. HS trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung.<br /> Điều này đòi hỏi trước tiên là phải có sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong<br /> nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rằng họ không thể trốn tránh trách nhiệm,<br /> hay dựa vào công việc của những người khác. Trách nhiệm cá nhân là then chốt đảm<br /> bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm thực sự mạnh lên trong học tập theo nhóm.<br /> Học sinh thường được phát huy hơn, cơ hội cho HS tự thể hiện, tự khẳng định khả<br /> năng của mình nhiều hơn. Nhóm làm việc sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và<br /> như vậy sẽ giúp cho những trẻ em nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa<br /> nhập với lớp học. Thêm vào đó, học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động mang<br /> bầu không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở cố gắng hết sức<br /> và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. HS có cơ hội được tham gia tích cực vào hoạt<br /> động nhóm. Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, được<br /> xem xét, cân nhắc cẩn thận. Do đó sẽ khắc phục tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay,<br /> thiếu tôn trọng...giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt giữa giáo viên và học<br /> sinh.<br /> 2. Thực trạng<br /> a. Thuận lợi, khó khăn<br /> * Thuận lợi<br /> Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, của các ban ngành đoàn thể trong và<br /> ngoài nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh được học 2 buổi/ngày nên các em được<br /> tham gia học tập, rèn luyện nhiều ở trường.<br /> Trường học khang trang, phòng học sáng sủa sạch sẽ, trang bị đầy đủ bàn ghế<br /> và bảng đen, có thiết bị đồ dùng dạy học. GV nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm với học<br /> sinh.<br /> Phụ huynh HS đa phần đã có sự quan tâm chăm lo hơn về việc học hành của<br /> con em mình, mua sắm tương đối đầy đủ vở và đồ dùng học tập, tạo điều kiện thuận<br /> lợi cho các em tới trường, thường xuyên giữ được mối liên hệ với giáo viên chủ nhiệm<br /> lớp và nhà trường.<br /> * Khó khăn<br /> Tuy nhiên, bên cạnh đó tôi cũng gặp một số khó khăn<br /> Giáo viên:<br /> - Tài liệu nghiên cứu về mô hình này cũng chưa nhiều.<br /> - Còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm công tác.<br /> Học sinh:<br /> - Mô hình VNEN còn rất mới mẻ, học sinh lần đầu tiên tiếp xúc với mô hình.<br /> - Khả năng đọc còn hạn chế.<br /> - Khả năng tư duy, suy luận chưa cao.<br /> - Ý thức trách nhiệm chưa cao.<br /> <br /> Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi<br /> <br /> 4<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN<br /> <br /> - Chưa quen với các công việc, phương pháp làm việc theo nhóm, như: Không<br /> tập trung nghe bạn giao nhiệm vụ, chưa biết cách giao nhiệm vụ cho bạn, chưa biết<br /> cách giao tiếp, diễn đạt trong nhóm….<br /> b. Thành công, hạn chế<br /> * Thành công<br /> - Tạo được không khí vui tươi, sinh động cho giờ dạy.<br /> - Có thể phát triển năng lực toàn diện cho học sinh từ tâm lí, tính cách cho đến<br /> kỹ năng và hành vi giao tiếp…<br /> - Học sinh hợp tác làm việc tập thể nên có thể bổ sung cho nhau những thiếu<br /> sót.<br /> - Qua quan sát hoạt động của các nhóm, giáo viên có thể đánh giá chính xác<br /> năng lực của từng học sinh từ đó kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp,<br /> đồng thời cũng kịp thời chấn chỉnh thái độ học tập không tốt của học sinh.<br /> * Hạn chế<br /> - Giáo viên thường bị động về thời gian.<br /> - Trong nhóm thường chỉ tập trung ở một số đối tượng tích cực, có năng lực nên<br /> chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.<br /> Do sự hạn chế về thời gian, kinh nghiệm của bản thân, nên phạm vi, giới hạn<br /> nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào giải quyết một số vấn đề về tổ chức hoạt động<br /> nhóm cho học sinh khối lớp 2 theo mô hình VNEN<br /> c. Mặt mạnh, mặt yếu<br /> * Mặt mạnh<br /> Sau thời gian thực hiện hình thức hợp tác nhóm trong giảng dạy, tôi đã thu nhận<br /> được những kết quả khả quan.<br /> Về phía giáo viên:<br /> - Hiệu quả tiết dạy được nâng cao.<br /> - Tiết dạy sinh động, GV rèn được kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội cho học<br /> sinh.<br /> - Được bồi dưỡng về phương pháp dạy học theo nhóm.<br /> Về phía học sinh:<br /> - Được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính<br /> khả năng của mình. Phát huy cao vai trò của từng thành viên trong nhóm, đề cao năng<br /> lực cá nhân bởi vì các em đã được đảm trách nhiều vai trò khác nhau trong nhóm của<br /> mình.<br /> - Tăng cường sự hợp tác.<br /> - Rèn được sự tự tin, mạnh dạn trước đám đông, khả năng diễn đạt lưu loát hơn.<br /> Sau khi áp dụng hình thức này trong công tác giảng dạy qua năm học 20142015, với tính hiệu quả của biện pháp nêu trên, cộng với sự quan tâm và nỗ lực của<br /> bản thân, sự tự giác hợp tác học tập của học sinh, các em đã có những tiến bộ rõ rệt.<br /> Động cơ học tập và chất lượng học tập của các em yếu cũng được nâng lên, các em đã<br /> tự tin, hòa đồng, bớt mặc cảm, tự ti trong học tập.<br /> * Mặt yếu<br /> - Đòi hỏi GV phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội<br /> dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động phù hợp với<br /> học sinh.<br /> - Chưa mang lại hiệu quả rõ rệt đối với học sinh, nhất là đố tượng học sinh yếu.<br /> d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br /> <br /> Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2