Sáng kiến kinh nghiệm: Cách thức thiết kế một hoạt động cấp liên đội
lượt xem 139
download
Sáng kiến kinh nghiệm: Cách thức thiết kế một hoạt động cấp liên đội để thiết kế một hoạt động cấp Liên đội với mong muốn góp phần cùng các anh chị Tổng phụ trách thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Cách thức thiết kế một hoạt động cấp liên đội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG PHONG Sáng kiến kinh nghiệm ĐỀ TÀI: Cách thức thiết kế một hoạt động cấp liên đội Người soạn: Phan Thị Phương Nhung
- I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Giáo viên - Tổng phụ trách Đội trong nhà trường là người có vị trí, vai trò, nhiệm vụ vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của Liên đội trong nhà trường. Giáo viên - Tổng phụ trách Đội là một mắc xích quan trọng của hệ thống giáo dục. Do đó hoạt động đội trong nhà trường có sôi nổi hay không, có hiệu quả và thiết thực hay không còn phụ thuộc vào năng lực và phẩm chất của người Tổng phụ trách. Vì thế, để có được những hoạt động Đội thu hút, hiệu quả và hấp dẫn các em học sinh đòi hỏi giáo viên - Tổng phụ trách phải có năng lực, năng lực quan trọng nhất đó là năng lực tổ chức các hoạt động thực tiễn cho các em và phải biết thiết kế và thực thi các hoạt động. Thực tiễn trong những năm qua, nhiều TPT Đội được đề cử thường là những giáo viên còn rất trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề, chưa có những kinh nghiệm về công tác Đội. Do dó khả năng thiết kế và chỉ đạo thực hiện các hoạt động của Đội trong nhà trường còn nhiều hạn chế. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của tổ chức Đội và chất lượng đội viên. Để có thể tự mình thiết kế được một hoạt động nhân các ngày lễ lớn hay theo các chương trình hoạt động hoặc những hoạt động thường ngày của Đội đòi hỏi người Tổng phụ trách luôn luôn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, cần cù, chịu khó và tiếp cận thực tế. Để công tác Đội ngày càng có hiệu quả và có chiều sâu, đáp ứng được những nhu cầu của sự phát triển đa dạng, phong phú của thiếu nhi. Qua các năm làm công tác Tổng phụ trách Đội, bằng những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình hoạt động thực tiễn, qua các đợt tập huấn, hội thi Tổng phụ trách giỏi và được các đồng nghiệp đóng góp, tôi đúc kết được những kinh nghiệm để thiết kế một hoạt động cấp Liên đội với mong muốn góp phần cùng các anh chị Tổng phụ trách thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng. II- ĐỐI TƯỢNG , PHẠM VI , PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1, Đối tượng nghiên cứu: Liên đội trường TH Lê Hồng Phong 2, Phương pháp nghiên cứu : - Lập kế hoạch nghiên cứu - Soạn thảo nội dung - Kiểm tra, giám sát những việc đã làm được trên thực tế , từ đó rút ra bài học kinh nghiệm 3, Phạm vi nghiên cứu : Vai trò của TPTĐ trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp 4, Thời gian nghiên cứu: Năm học 2011-2012 5, Tài liệu nghiên cứu: - Tìm hiểu qua sách báo - Tìm hiểu tình hình một số trường trong Thành phố xã.
- - Tìm hiểu thực ở nhà trường và địa bàn dân cư - Cẩm nang cho người phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh . - Người TPTĐ cần biết . III/ NỘI DUNG. 1. Cơ sở lí luận để đưa ra các biện pháp thực hiện:: Phải hiểu thiết kế các hoạt động của Đội chính là sự lựa chọn về nội dung và hình thức cũng như phương pháp giáo dục nhằm tạo ra các mô hình hoạt động và tổ chức thực hiện một cách sáng tạo theo một chủ đề, một chủ điểm, một yêu cầu giáo dục nhất định của Đội. Do đó khi tổ chức thiết kế các hoạt động của Đội cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Phải đảm bảo hoạt động diễn ra theo một trình tự khoa học. Có mở đầu, có kết thúc, biết được khâu nào là khâu quan trọng nhất của toàn bộ hoạt động. - Xác định được hoạt động diễn ra vào thời gian nào trong tháng, trong học kì, trong năm. Toàn bộ thời gian của hoạt động là bao nhiêu? Thời gian cho từng công việc phải được tính toán tỉ mỉ và cụ thể hóa trong quá trình thiết kế. - Thiết kế hoạt động phải phù hợp với đội viên về khả năng, trình độ, vấn đề sức khỏe. - Thiết kế hoạt động phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương và của gia đình học sinh. Chính vì những yêu cầu trên, khi tiến hành thiết kế hoạt động của Đội, theo tôi, người thiết kế cần phải nắm vững những vấn đề sau: - Hoạt động Đội thực chất là một hoạt động giáo dục, vì vậy bất kì một hoạt động nào trong nhà trường dù lớn hay nhỏ đều phải đảm bảo mục đích giáo dục. - Phải đảm bảo hoạt động ấy phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các em: Các em thực hiện một cách hào hứng, phấn khởi và đem lại hiệu quả cao, góp phần tăng cường, củng cố tình yêu quê hương, đất nước. Đồng thời góp phần nâng cao kiến thức tự nhiên, xã hội mà các em được tiếp thu trong quá trình học tập. - Qua các hoạt động này kỷ năng sống của các em được nâng cao đặc biệt là các kỷ năng hoạt động tập thể , kỷ năng giao tiếp , kỷ năng tự nhận thức ... - Phải dựa trên cơ sở điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện của trường, có phương án tạo nguồn kinh phí cần thiết cho các công việc đặt ra để có hiệu quả cao mà lại ít tốn kém, tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí. - Nhất định phải thể hiện được “màu sắc” của Đội. “Màu sắc” ở đây chính là sự vui chơi, lành mạnh, là “ học mà chơi, chơi mà học”. Từ đó tạo nên những yếu tố bất ngờ, hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn các em. 2. Thuận lợi và khó khăn: * Thuận lợi : Ban giám hiệu, Công đoàn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động Đội.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp hỗ trợ nhiệt tình trong mọi hoạt động. Các em học sin tích cực , nhiệt tình trong mọ hoạt động tập thể do liên Đội tổ chức. Cơ sở vật chất như : sân bãi , loa máy , các dụng cụ phục vụ cho các hoạt động được mua sắm đầy đủ. * Khó khăn : Các em học sinh còn rụt rè , thiếu mạnh dạn trong các hoạt động tập thể. Giáo viên – Tổng phụ trách chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động . 3. Các bước tiến hành thiết kế một hoạt động Đội. Để tiến hành thiết kế một hoạt động Đội theo tôi cần phải thực hiện 4 bước sau: a/ Bước 1: Công tác chuẩn bị: - Tìm hiểu nghiên cứu chương trình hoạt động năm học của Hội đồng Đội các cấp, tìm hiểu nhiệm vụ năm học của nhà trường. Đồng thời phải nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng của thiếu nhi, những bài học kinh nghiệm đã thiết kế và thực hiện để chọn loại hình hoạt động cho phù hợp. - Căn cứ vào các ngày lễ lớn trong năm, những ngày truyền thống của trường cũng như của địa phương, của ngành như ngày nhà giáo Việt Nam (20/11), ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân(22/12), ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3 ) , ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5), ngày sinh nhật Bác (19/5), ngày giải phóng quê hương (giải phóng Đông Hà 28/4) và ngày giải phóng miền Nam 30/4. . . - Chọn đội ngũ phụ trách hoặc cán bộ Đội có năng lực phụ trách các khâu khác nhau sao cho phù hợp với sở trường, năng lực, và điều kiện cá nhân của họ. - Chuẩn bị đầy đủ các cơ sở vật chất, đảm bảo phục vụ tối đa cho hoạt động, dự kiến thời gian, không gian phù hợp với hoạt động. b/ Bước 2: Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động. - Thiết kế nội dung hoạt động là một công việc rất quan trọng, là khâu quyết định sự thành bại của hoạt động. Nội dung hoạt động bao gồm hai nội dung: Nội dung tổng hợp và nội dung cho từng khâu hoạt động cụ thể. Phải đảm bảo bám sát mục tiêu, mục đích yêu cầu, những yêu cầu đặt ra phải mang tính khả thi cao. - Chia nội dung công việc thành từng phần cụ thể và phải gắn với thời gian thực hiện các phần công việc cụ thể. Phân công phụ trách công việc thì phải kiểm tra lại công việc đã phân công trước khi hoạt động diễn ra. nếu có sai sót hoặc phát hiện những chỗ chưa khoa học thì phải có biện pháp sử lý cụ thể. - Xác định được đâu là công việc thường xuyên, đâu là công việc chủ yếu và trọng tâm. Tiến hành công việc cần phải gắn với một địa điểm cụ thể. - Các công việc phải đảm bảo được tính thống nhất chung, tính riêng biệt. - Đối với các nội dung công việc cần phải xây dựng 2 phương án, phương án chính thức và phương án dự phòng, có như thế ta mới không bị động, lúng túng khi tình hình có sự thay đổi bất thường (thời tiết, cơ sở vật chất, điện, con người . . .)
- - Khi tiến hành hoạt động, có thể điều chỉnh kế hoạch trước. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện hoạt động phải phù hợp với tình hình thực tiễn. Chương trình và kế hoạch hoạt động phải được lập ra trên cơ sở khoa học, chi tiết và đảm bảo đạt hiệu quả cao. Đặc biệt khi tiến hành hoạt động phải thể hiện được tính kiên quyết, tránh tình trạng thường thấy trong các hoạt động, như “Nói nhiều làm ít” vì như thế sẽ dễ làm cho các em nảy sinh tâm lý chán nản, thiếu tác dụng giáo dục. - Thiết kế nội dung chương trình của hoạt động có thể bao gồm: + Tên hoạt động. + Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của hoạt động. + Chủ đề của hoạt động. + Nội dung chương trình hoạt động: Nội dung cụ thể, thời gian, địa điểm, người chịu trách nhiệm từng khâu của hoạt động.. + Điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện thời gian và công tác phối hợp với các bộ phận có liên quan. + Những điều cần chú ý. c/ Bước 3: Chỉ đạo thực hiện. - Sau khi đã thực hiện tốt hai khâu đã trình bày trên thì người tổ chức hoạt động tiến phát động thực hiện (bằng văn bản, bằng các buổi hội họp, sinh hoạt . . .) Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, trưởng ban phải chịu trách nhiệm quán xuyến toàn bộ các khâu của hoạt động, phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá để kịp thời động viên, tuyên dương khen thưởng cũng như uốn nắn những lệch lạc của cá nhân, tập thể. Các cá nhân được phân công phụ trách từng phần việc phải chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện phần việc được phân công và phải có sự báo cáo kịp thời diễn biến từng trường hợp để trưởng ban nắm và phối hợp thực hiện. - Phải tuyệt đối thực hiện đúng, đầy đủ những nội dung, chương trình hoạt động như đã thiết kế. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện có thể có những phát sinh, vì thế người tổ chức cần phải linh hoạt, sáng tạo để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình,sau khi đã điều chỉnh phải báo ngay cho ban tổ chức nắm được nội dung điều chỉnh, nếu trường hợp không điều chỉnh được thì phải xin ý kiến chỉ đạo của ban chỉ đạo, tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh hoạt động và không báo cáo cho ban tổ chức . - Trong quá trình thực hiện cần phải thường xuyên bàn bạc, hội ý với ban tổ chức để nắm bắt được diễn biến các hoạt động, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần để hoạt động được thực hiện một cách trọn vẹn nội dung chương trình đã đề ra. d/ Bước 4: Tổng kết và đánh giá kết quả. Dựa vào những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn mà ta thiết kế và thực hiện hoạt động sao cho hiệu quả nhất. Do đó sau khi đã tiến hành xong hoạt động, ban tổ chức phải dành một khoản thời gian thích hợp để đánh giá, xem xét một cách nghiêm túc những mặt mạnh, những mặt yếu, những ưu điểm, nhược điểm của cá nhân và tập thể. Đây là một việc làm rất cần thiết. - Ban tổ chức tổ chức rút kinh nghiệm tự xem lại mình, đánh giá và rút ra được những bài học cho những hoạt động sau. Hơn nữa tổng kết đánh giá để
- ban tổ chức có sơ sở tuyên dương, khen thưởng cũng như phê bình, nhắc nhở những cá nhân, tập thể. Đây cũng chính là việc đảm bảo thực hiện yêu cầu tất yếu của quá trình thiết kế và tổ chức thực hiện hoạt động. - Tuy nhiên trong quá trình tổ chức tổng kết, đánh giá cần phải thực hiện một cách khách quan, công bằng và vô tư về các vấn đề tổ chức, yêu cầu giáo dục, nội dung, hiệu quả và các mối quan hệ với các đơn vị trong quá trình diễn ra hoạt động của Đội. 3. Mẫu thiết kế một hoạt động Đội cụ thể. Ở phần III, mục 2 tôi đã trình bày các vấn đề liên quan đến các bước tiến hành thiết kế một hoạt Đội. Để minh họa cho những vấn đề đã nêu, sau đây tôi xin đưa ra một mẫu thiết kế một hoạt động cụ thể. ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TH LÊ HỒNG PHONG. BẢN THIẾT KẾ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÂN KỶ NIỆM 81 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH I/ Mục đích ý nghĩa của hoạt động: - Nhằm giáo dục cho các em biết được ý nghĩa và truyền thống vẽ vang của Đoàn TNCS Hố chí Minh. - Nhằm giáo dục cho đội viên , nhi đồng ý thức học tập và rèn luyện để xứng đáng với truyền thống vẽ vang đó. - Tuyên truyền đến các đội viên nhi đồng các trò chơi dân gian - Giáo dục kỷ năng sống cho học sinh - Tạo không khí vui tươi , sôi nổi sau các giờ học tập căng thẳng. III/ Nội dung cụ thể: TT Thời gian Địa điểm Nội dung Cơ sở vật chất, phương tiện Người phụ trách và phối hợp Ghi chú 1. Từ 7h30’ đến 8h00’ ngày 26/3/2012 Sân trường Tập trung toàn liên Đội - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình hoạt động. - Ôn lại truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Văn nghệ của các lớp - Trưởng ban tổ chức đọc lời khai mạc hội thi. - Thông qua quyết định thành lập ban tổ chức và ban giám khảo. - Trưởng ban giám khảo công bố nội quy, quy chế và nội dung thi. Âm thanh, ánh sáng, bàn ghế, băng rôn . . . .- GV -TPT - Dẫn chương trình - Đ/c bí thư chi đoàn - Đ/c GV môn âm nhạc - Ban chỉ đạo - Ban tổ chức - Ban giám khảo 2. Từ 8h00’ đến 8h10’ ngày 26/3/2012 Sân trường - Tiến hành thi vòng 1: Bốc thăm lượt thi đấu môn nhảy dây , đỏ nước vào chai , nhảy bao bố, kéo
- co Âm thanh,bảng ghi điểm, viết ghi bảng. Dẫn chương trình và ban giám khảo, phụ trách cơ sở vật chất. 3. Từ 8h10’ đến 9h ngày 26/3/2012 Sân trường - Tiến hành thi đấu môn nhảy dây , đổ nước vào chai , nhảy bao bố. . Âm thanh,bảng ghi điểm. Dẫn chương trình và ban giám khảo, phụ trách cơ sở vật chất. 4. Từ 9h đến 10h ngày 26/3/2012 Sân trường - Tiến hành thi đấu môn “ Kéo co” Âm thanh, bảng ghi điểm. Dẫn chương trình và ban giám khảo, phụ trách cơ sở vật chất. 5. Từ 10h đến 10h30’ ngày 26/3/2012 Sân trường - Tổng kết hội thi. + Đánh giá của ban giám khảo, ban tổ chức. + Ý kiến phát biểu của đại biểu (nếu có). + Công bố kết quả và phát thưởng, cám ơn các đại biểu , các cá nhân, tổ chức đã ủng hộ về vật chất và tinh thần cho hội thi thành công tốt đẹp. Âm thanh, ánh sáng. Dẫn chương trình, trưởng ban giám khảo, trưởng ban tổ chức. Đông hà ,ngày 5 tháng 2 năm 2012 Duyệt của BLĐ trường Người thiết kế Hiệu trưởng Võ Ngoạn Phan Thị Phương Nhung III/ KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN. Sau khi thiết kế và tổ chức các hoạt động tập thể đã tạo cho các em không khí vui tươi , lành mạnh , giúp cho các em biết được những truyền thống , ý nghĩa của các ngày lể lớn của đất nước . Qua đó hun đúc thêm lòng yêu quê hương đát nước , niềm tự hào dân tộc và xây đắp ý chí quyết tâm vươn vươn trong học tập và rèn luyện để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam muôn vàn yêu quý. Đặc biệt , các hoạt động vui chơi tập thể đã tạo cơ hội để các em được giao lưu , chia sẽ kinh nghiệm trong học tập và rèn luyện , từng bước hình thành kỹ năng sống cho các em đặc biệt là kỹ năng hợp tác , kỹ năng hoạt động tập thể , kỹ năng giao tiếp …góp phần xây dựng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực”. Bên cạnh đó , việc đưa trò chơi dân gian vào trường học đã mang lại cho học sinh nhiều điều thú vị , đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí , vui chơi . Nó làm thế giới của các em đẹp hơn và được mở rộng .Qua đó , ý thức bảo vệ , giữ gìn , phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc .Qua đó giúp các em giảm bớt căng thẳng sau những tiết học , làm các em thêm yêu trường , yêu lớp , yêu thầy cô và bạn bè hơn , tạo cho các em sự thích thú khi đến trường .
- Sau hội thi , phong trào chơi các trò chơi dân gian dấy lên trong toàn thể học sinh . Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân được đúc kết từ thực tế hoạt động, từ đồng nghiệp, từ các tài liệu chuyên môn. Tuy vậy vẫn còn nhiều hạn chế, rất mong được sự đóng góp để sáng kiến này hoàn thiện Đông hà ,ngày 20 tháng 4 năm 2012 Đánh giá của hội đồng khoa học Người viết Phan Thị Phương Nhung
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh tiểu học
14 p | 1154 | 79
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài "Giải toán có lời văn" cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2
19 p | 341 | 56
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực tự học môn Vật lý cho học sinh khối 9
20 p | 267 | 52
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Cách tạo hứng thú học tập cho học sinh khi bắt đầu tiếp cận môn Hóa học bằng những thí nghiệm vui
19 p | 213 | 51
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp tổng quát để giải bài toán bằng máy tính - Trường THPT Lý Thường Kiệt
11 p | 200 | 39
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp của cán bộ quản lý Trường THCS Văn Nho
20 p | 269 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Cách tìm số chữ số 0 tận cùng trong một tích các số tự nhiên
20 p | 121 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng
18 p | 81 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh giải các bài toán chia hết lớp 6
16 p | 84 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Cách viết công thức cấu tạo các đồng phân của ankanol
11 p | 116 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Cách chuyển bài toán giá trị lớn nhất - giá trị nhỏ nhất của biểu thức nhiều biến quy về một biến
13 p | 59 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể truyện cổ tích theo hướng sáng tạo
31 p | 47 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo làm quen với môi trường xung quanh một cách hiệu quả nhất tại trường mầm non
19 p | 41 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giảng dạy giải bài toán bằng cách lập phương trình
16 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm về dạy học giải phương trình tích Đại số 8
18 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý huy động trẻ vào bán trú ở trường mầm non
19 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giải bài toán cơ học cổ điển
19 p | 78 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn