intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Cách tổ chức giờ dạy học văn của giáo viên tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Yên Phong với học sinh

Chia sẻ: Nguyễn Văn Mạnh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

120
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quá trình dạy học văn sẽ là những cuộc đối thoại bình đẳng, phong phú và sinh động giữa những người đọc văn trong một không khí học tập cởi mở, có định hướng. Mối quan hệ giao tiếp thật sự giữa các chủ thể tiếp nhận văn học được xác lập, tất cả để hướng đến mục tiêu cao nhất là trong những giờ học văn là học sinh được trở thành người đọc văn đích thực, mời các bạn cùng tham khảo nội dung sáng kiến kinh nghiệm "Cách tổ chức giờ dạy học văn của giáo viên tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Yên Phong với học sinh" dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Cách tổ chức giờ dạy học văn của giáo viên tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Yên Phong với học sinh

  1. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong TÓM TẮT SÁNG KIẾN *Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Trong những năm gần đây, theo khảo sát thực tế và tình hình thi đại học, HS   không còn tâm huyết và yêu thích bộ  môn văn, số  lượng thí sinh thi khối C  cũng giảm hẳn. Trước tình hình đó, để  tạo không khí và gieo vào lòng học  sinh sự yêu thích học bộ môn văn là một thử thách đối với giáo viên. Mặc dù  bộ   giáo   dục   đã   tiến  hành   thay  sách   và  liên   tục  đòi   hòi  sự   đổi   mới   trong  phương pháp giảng dạy của giáo viên nhưng không phải hoàn cảnh nào giáo  viên   cũng   có   thể   làm   được,   nhất   là   với   đối   tượng   HS   TT   GDTX   YÊN  PHONG.  Bởi vậy cần tổ  chức cho học sinh tham dự  vào những tình huống  mâu thuẫn văn học vào hành động sáng tạo với nhà văn tạo mọi điều kiện  thuận lợi để các em phát hiện bộc lộ các quan điểm cách hiểu chủ  kiến của   riêng mình về  các hiện tượng văn học về  thế  giới phá vỡ  cách nghĩ “quen  thuộc” của các em đã định hình  ở  một giới hạn nào đó hoặc thuần tuý giáo   điều sách vở…Có như vậy các em mới phát huy vai trò chủ thể tiếp nhận của   mình hay nói đúng hơn là chủ  động tiếp nhận kiến thức trong giờ  học văn.  Nói theo chữ của Bùi Văn Nguyên là “tổ chức một cuộc đối thoại làm cho cả  thầy và trò rực cháy lửa trong tâm hồn cùng nhau thông cảm với bài văn với   tác giả bài văn”. * Điều kiện áp dụng: Qua việc tìm hiểu thực trạng của việc học sinh   trong giờ học văn và vai trò của giáo viên( nhất là cách dạy đối với đối tượng  là học sinh TT GDTX YÊN PHONG). Từ đó lấy làm cơ sở thực tiễn để tìm ra   biện pháp xử lí sao cho việc giảng dạy của mình đạt kết quả cao hơn. + Đối tượng áp dụng: Cách tổ chức giờ dạy học văn của giáo viên TT GDTX  YÊN PHONG với học sinh. + Địa điểm, thời gian áp dụng: Áp dụng các giờ dạy học văn trong thời gian  giảng dạy của năm học: 2012 – 2013; 2013 – 2014; 2014­ 2015;  * Nội dung
  2. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong Hiện nay, một trong những luận điểm cơ bản của quá trình đổi mới phương   pháp dạy học văn trong nhà trường là đề  cao vai trò chủ  động, tích cực của  HS, coi “HS là bạn đọc sáng tạo”. Với luận điểm này, quá trình dạy học văn  sẽ  là những cuộc đối thoại bình đẳng, phong phú và sinh động giữa những   người đọc văn trong một không khí học tập cởi mở, có định hướng. Mối quan   hệ giao tiếp thật sự giữa các chủ thể tiếp nhận văn học được xác lập, tất cả  để  hướng đến mục tiêu cao nhất là trong những giờ  học văn, HS được trở  thành người đọc văn đích thực, được nói lên tiếng nói cảm nhận, rung động   nghệ thuật của mình; và hiệu quả tiếp nhận văn học của HS không chỉ được   hình thành từ  quá trình đối thoại với chính mình mà còn có sự  đóng góp rất   tích cực của quá trình đối thoại với những người đọc khác. Vì thế, thiết kế  những giờ học đối thoại trong dạy học văn được coi là một hướng đi rất đáng   chú ý, cụ thể:            + GV cần phải xác định được phương pháp và hình thức đối thoại áp   dụng trong mỗi tiết học, mỗi bài học khác nhau.      + Tạo không khí dân chủ trong giờ học      + Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề.      + Giúp học sinh đối thoại trong hoạt động phân tích và bình quá, áp dụng  thực tiễn. * Giá trị, kết quả đạt được Qua nhiều năm áp dụng phương pháp này trong giờ dạy học văn, kết hợp với   việc đưa tư liệu, hình ảnh, bài hát trong một số tác phẩm, số lượng học sinh   thích học bộ  môn do cá nhân tôi giảng dạy tăng lên rõ rệt. Điều đó cho thấy  việc áp dụng phương pháp này là điều vô cùng quan trọng và đúng đắn. * Tuy nhiên, để phát huy vai trò tích cực của HS trong giờ học văn với  phương pháp tổ  chức đối thoại, đòi hỏi giáo viên phải nắm bắt được tình  hình cụ  thể  đối tượng HS theo từng khối, lớp học, không phải lớp nào cũng  giống nhau. 
  3. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong  Nhóm bộ môn cần thường xuyên tổ  chức các chuyên đề  để tìm ra giải pháp   dạy một số tác phẩm khó trong chương trình, luôn trau dồi, học hỏi và tìm tòi  tư  liệu, thông tin liên quan đến vấn đề  qua bài học và giúp HS liên hệ  được  thực tế. Có như vậy giờ dạy văn mới thực sự hiệu quả.Dạy học văn khác với  một số  môn khoa học khác, đó là yêu cầu phải có một giọng nói thích hợp.  Tuy nhiên thực tế còn nhiều giáo viên chưa có giọng văn truyền cảm. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Văn hào Nga Lev­ Tolstôi đã nhận xét rất đúng: “ Cái qúi nhất không   phải là biết quả đất tròn mà là hiểu người ta đã tìm ra điều ấy như thế nào”. Điều đó khẳng định phương pháp có vai trò rất quan trọng trong đời sống,   trong nghiên cứu khoa học. Nó tồn tại trong lí luận và trong thực tiễn cuộc  sống, nó là công cụ, vừa là động lực sáng tạo ra cái mới. Dạy và học cũng là một khoa học, nó đòi hỏi có phương pháp riêng phù  hợp với quá trình giảng dạy, và học sinh do giáo viên chỉ đạo nhờ đó mà lĩnh   hội được kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo nhằm từng bước tự hoàn thiện về nhân  cách. Nhà nghiên cứu Bôrep đã khẳng định: “Phương pháp là cách tư duy tốt   nhất được kết tinh trong kiến thức, trong quá trình nhận thức thế  giới do sự  lặp lại nhiều lần những nét chung nhất về nội dung”. Trước hết chúng ta cần phải hiểu phương pháp là gì? Phương pháp  được hiểu một cách chung nhất là con đường, cách thức để  đạt được mục  đích. Phương pháp dạy học văn nghiên cứu bản chất của quá trình dạy học  văn, chỉ  ra phương pháp( con đường, cách thức) tiếp nhận văn học có hiệu  quả  nhất nhằm phát huy được vai trò chủ  động , tích cực, sáng tạo của học   sinh.
  4. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong So với các môn khoa học khác trong nhà trường, môn văn là môn học   vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ  thuật. Văn chương vốn có khả  năng nhanh chóng nhất để  đi sâu vào tâm linh bạn đọc, nhất là bạn đọc tuổi   trẻ. Nó lắng đọng kết tinh trong tâm hồn họ, giúp họ  hiểu con người, hiểu   cuộc sống và khát  vọng vươn  tới cái Chân­  Thiện­  Mĩ. Do vậy,  đổi mới  phương pháp dạy học môn văn không chỉ  là đổi mới cách đánh giá, xem xét  mối quan hệ  giữa giáo viên, học sinh với tác phẩm văn chương, mà quan  trọng là đổi mới phương pháp, biện pháp dạy học của giáo viên. Thực tế  giảng dạy các tác phẩm văn chương  ở  các TT GDTX YÊN  PHONG cho chúng ta thấy học sinh không mấy hứng thú học các giờ  Văn,  nhiều khi giáo viên thấy lúng túng khi muốn dạy một tác phẩm có sức lôi  cuốn. Điều đó buộc chúng ta phải xem xét lại phương pháp dạy các tác phẩm   văn chương.   Thực tế  nữa cho thấy, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được   BGD & ĐT tuyên truyền và triển khai nhiều năm nay cùng với việc thay sách   giáo khoa để  tiện cho việc tích hợp kiến thức của giáo viên và học sinh.   Nhưng là một giáo viên dạy nhiều năm ở TT GDTX YÊN PHONG, chúng tôi  thấy rất rõ kết quả của việc áp dụng phương pháp mới vào dạy học như thế  nào. Cụ thể, qua nhiều năm học, tôi được phân công dạy ở cả 3 khối. Đối với   lớp 11 và 12 thì đã quen với phương pháp dạy và học mới, còn riêng đối với  lớp 10, việc tiếp thu bài của các em còn rất thụ  động, không biết chắt lọc  kiến thức để ghi chép mặc dù giáo viên cũng đã nhấn mạnh hoặc cho tự tìm  để rút ra nhận xét.    Xuất phát từ những yêu cầu của quan điểm dạy học văn hiện đại trên,  cũng như  những đặc trưng của bộ  môn, tôi cho rằng muốn nâng cao chất  lượng giờ dạy học tác phẩm văn học ở TT GDTX YÊN PHONG thì cần phải  tổ chức được những giờ dạy tác phẩm theo tinh thần đối thoại. Bởi vì chỉ  có   trong đối thoại và bằng đối thoại mới có thể  giải quết được những giờ  dạy 
  5. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong học văn nhàm chán đã nêu, kích thích óc sáng tạo của học sinh để  học sinh  thực sự  đóng vai trò trung tâm trong giờ  học tác phẩm văn chương. Chính vì  lẽ đó mà tôi chọn đề tài: “ Phương pháp tổ chức giờ học đối thoại trong quá  trình dạy học tác phẩm văn ở TT GDTX YÊN PHONG nhằm phát huy vai trò  chủ thể tiếp nhận của học sinh”. 2. Cơ sở lý luận của vấn đề Quá trình dạy học văn vốn phong phú và phức tạp. Mỗi tác phẩm là một  sinh mệnh riêng, một sáng tạo độc đáo, là con đẻ  tinh thần của nghệ  sĩ, là  tiếng nói nghệ  thuật về  thế  giới tinh thần hoặc về  hiện thực cuộc sống(tự  sự). Giờ học đối thoại xét về bản chất chính là quá trình tổ chức mối quan hệ  giao tiếp nghệ thuật giữa ba chủ thể này nhằm giải phóng tiềm năng sáng tạo  cho giáo viên và học sinh thoát khỏi những công thức gò bó đi ngược quá trình   vận động đổi mới. Đối thoại phải được tổ  chức hợp lí trong một kết cấu  chặt chẽ, uyển chuyển linh hoạt theo lôgíc của quá trình tiếp nhận. Đối thoại   phải được xây dựng từ  hệ  thống tình huống học tập đặt ra từ  bản thân tác  phẩm phù hợp với tầm đón nhận của học sinh. Thông qua đối thoại, chủ thể  học sinh sẽ  tự  bộc lộ  quá trình nhận thức, tình cảm, quan điểm, vốn sống,   năng lực, bản lĩnh. Thày có điều kiện để  dẫn dắt các em từng bước chiếm  lĩnh tác phẩm một cách hứng thú và hoàn thiện nhân cách cho các em.   Tổ chức giờ học đối thoại sẽ bảo đảm không khí dân chủ cởi mở trong   môi trường sư  phạm­ làm tốt sẽ  tạo không khí văn chương, có ý nghĩa tích   cực tạo hiệu quả  cao cho giờ  dạy. Song không nhìn nhận kiểu giờ  học này  biệt lập với các giờ  học khác. Vấn đề  đặt ra là phải biết phối hợp đồng bộ  giữa sáng tạo năng động của chủ  thể  học sinh với yêu cầu định hướng sư  phạm của giáo viên. 3. Thực trạng của vấn đề
  6. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong 3.1.Đối thoại­ một biện pháp tích cực thể hiện quan điểm dạy học theo tư   tưởng mới. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã xác định rõ tính mục đích của việc dạy  văn: “là phải rèn luyện toàn diện cho học sinh có ý chí rồi từ đó có cố  gắng,   có khả  năng tự  mình suy nghĩ, suy nghĩ nhiều, suy nghĩ riêng về  những điều  mình muốn viết và lúc nói và viết tái diễn lại ý của mình sao cho trung thành,   sáng sủa, chặt chẽ, chính xác và hay” Giáo viên không chỉ nắm rõ học sinh, nắm rõ tác phẩm mà còn phải có tài tổ  chức hướng dẫn quá trình tiếp nhận, chiếm lĩnh tác phẩm cho học sinh không  phải là những lời chỉ  dẫn trước đây mà phải biết vật chất hoá hoạt động  bằng một hệ  thống các thao tác cụ  thể  để  các em từng bước thâm nhập tác  phẩm.   Phương pháp mới có sức mạnh cân đối giữa hoạt động của thày và   hoạt động của trò trong quá trình dạy học văn. “Thầy giáo thiết kế  những   việc làm để học sinh thi công tự tạo ra cho mình tri thức lí luận về đổi mới”  có tác động thực sự đến tình cảm, suy nghĩ của trò. Học sinh không những là  đối tượng giáo dục bằng tác phẩm văn chương mà còn là mục đích của quá  trình tiếp nhận, con đường để đạt hiệu quả sư phạm là quá trình đó.  Mọi phương pháp, biện pháp nhận thức của thày và trò đều nhằm làm   sao thúc đẩy được sự hoạt động trí tuệ của bản thân từng học sinh. Biến quá  trình cảm thụ bên ngoài thành quá trình cảm thụ bên trong, giúp học sinh bộc   lộ  được năng lực bên trong của mình, phát huy và vận dụng hết khả  năng   cũng như kiến thức kinh nghiệm của bản thân. Để mỗi học sinh có thể  hiểu biết thế giới tác phẩm như nó tồn tại và có  những tri thức về đối tượng tác phẩm thì phải tổ  chức và xây dựng giờ  học  thành những “ hoạt động dạy học” như  thể  “giờ  dạy tác phẩm văn chương  nhất thiết là một quá trình thiết kế bằng một hệ thống thao tác, hệ thống làm  việc để học sinh thực sự  tham gia, có được sự  hoạt động trí tuệ  từ  bước tri  
  7. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong giác ngôn ngữ, âm thanh đến hồi  ức tưởng tượng, liên tưởng so sánh, phân  tích khái quát theo con đường cảm xúc hoá phù hợp với qui luật cảm thụ văn   chương”. Nói một cách khác, muốn tạo được sự  hoạt động và phát triển bên  trong của học sinh, giáo viên phải tổ chức được giờ học đối thoại. Bởi chỉ có  đối thoại và bằng đối thoại, học sinh mới tự  bộc lộ  được những năng lực   cảm thụ thẩm mĩ của mình về tác phẩm. 3.2.Đối thoại ­ một yêu cầu nội tác của tác phẩm. Nhiều ý kiến cho rằng, nắm vững đặc điểm thể loại và thi pháp là tiền đề  quan trọng để tìm ra phương pháp, biện pháp dạy học tác phẩm văn chương  có hiệu quả. Cụ thể: Nếu loại hình tự sự  phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó   qua các nhân vật, hành vi, sự kiện được kể  lại bởi một người kể chuyện thì  thể loại trữ tình thể hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người như tâm   trạng, ý nghĩ và những yếu tố  này tạo thành nội dung chủ  yếu của thơ  trữ  tình. Tác phẩm trữ  tình(  ở  đây xét chủ  yếu là thơ  trữ  tình) là tiếng nói trực   tiếp của tâm hồn, tình cảm nên nó mang đậm dấu ấn cá nhân của cá thể sáng  tạo. Hê­Ghen cho rằng: “Nguồn gốc và điểm tựa của thơ trữ tình là ở chủ thể  và chủ  thể  là người duy nhất mang nội dung”. Xuân Diệu thì nhấn mạnh  “Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống nhưng phải đi qua một tâm hồn,  và khi đi qua như  vậy, tâm hồn và trí tuệ  phải in dấu vào đó càng sâu sắc,   càng cụ  thể, càng độc đáo càng hay”, là “Tiếng lòng của nhà thơ  mang đậm  dấu  ấn cái tôi” của nhà thơ. Thơ  luôn mang lại quan niệm về  một cá nhân,   con người cụ thể, sống động, một cái “tôi” có nỗi niềm riêng. Chính điều này  đã tạo nên phong cách độc đáo của các nhà thơ. Cùng sống trong một giai  đoạn lịch sử, Lí Bạch và Đỗ Phủ là hai đỉnh cao với hai phong cách hoàn toàn   khác nhau: Thơ Đỗ Phủ thì trầm uất, sâu lắng còn Lí Bạch thì bay bổng, hiên 
  8. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong ngang. Thơ  Đỗ  Phủ  là thơ  hiện thực còn thơ  Lí Bạch là thơ  lãng mạn. Hiện   tượng thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan cũng vậy. Đối với thơ  trữ  tình, vai trò của chủ  thể  sáng tạo có ý nghĩa đặc biệt  quan trọng. Nhà thơ nói về cuộc sống thông qua cảm nghĩ chủ quan. Vì thế có  thể nói “Thơ ca là cuộc đối thoại không ngừng giữa nhà thơ và cuộc đời”  và  phương thức dễ  hiểu, quen thuộc là đối thoại thông qua với chính mình. Do  đó tìm hiểu đặc trưng thơ trữ tình phải chú ý đến cái tôi trữ  tình. Cái tôi trữ  tình luôn có nhu cầu tự  biểu hiện nhu cầu giao tiếp, tìm sự  đồng cảm và  được bộc lộ bằng ngôn ngữ  nghệ  thuật. Dòng chảy của thơ ca thường đi từ  nhà thơ đến bạn đọc . Như vậy thể hiện một cách trực tiếp thế giới tinh thần   của con người là đặc điểm nổi bật nhất của thơ trữ tình. Từ nhu cầu tự biểu   hiện, con người có nhu cầu tìm đến sự đồng cảm, không phải ngẫu nhiên mà   các nhà thơ đã phát biểu “Thơ là một điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu”.   “ Thơ là tiếng nói tri âm”, thơ là tiếng vang của cảm xúc­ sự  đồng cảm chỉ  được thực hiện trên cơ  sở  giao tiếp, truyền đạt qua văn bản trữ  tình. Vậy  chẳng phải phương pháp đối thoại là nội tác của tác phẩm hay sao? Ngược với tác phẩm trữ tình, tác phẩm tự sự  phản ánh đời sống trong  tính khách quan của nó.  Ở  tác phẩm tự  sự  những chi tiết, tình tiết, sự  kiện,   nhân vật, cốt truyện làm thành nhân chứng chủ yếu. Đứng về bình diện triết   học, tính khách quan trong tác phẩm văn học là sự  tái hiện đời sống khách   quan thông qua sự nhận thức, khái quát, đánh giá, thể hiện mang tính chủ quan   của nghệ sĩ, là sự thống nhất biện chứng giữa chủ quan và khách quan. Trong   phân loại văn học, tính khách quan là thuộc tính của thế  giới nghệ  thuật so   với chủ  quan của người trần thuật. Đúng như  Arixtôt nhận xét trong “Nghệ  thuật thi ca” của mình: Thế  giới của tác phẩm tự  sự  là thế  giới tồn tại bên  ngoài người trần thuật. Người trần thuật kể lại các sự kiện và con người như  là những gì xảy ra bên ngoài mình, không phụ  thuộc vào tình cảm, ý muốn   của anh ta. Tính khách quan ở đây thực chất là nguyên tắc tái hiện đời sống và 
  9. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong thuyết phục người đọc của loại tác phẩm tự  sự, cũng như  tính chủ  quan là  nguyên tắc tái hiện và thuyết phục người đọc của loại thơ trữ tình.   Thông qua các hình tượng nghệ  thuật trong tác phẩm, nhà văn bộc lộ  những suy nghĩ, quan điểm, cách đánh giá của mình về  con người, về  cuộc  sống. Bạn đọc học sinh thông qua đối thoại với nhà văn (qua tác phẩm) không  chỉ thấy được thái độ, tình cảm, tư tưởng của nhà văn mà còn thể hiện được   thái độ, tư  tưởng, tình cảm của mình đối với cuộc sống hiện tại, thực tại   trong tác phẩm qua việc đồng tình hay phản đối cách nhìn nhận đánh giá của   nhà văn. Như  vậy thông qua đối thoại, học sinh sẽ  thể hiện năng lực chiếm  lĩnh tác phẩm một cách chủ  động. Chẳng thế  mà có độc giả  đồng tình với   cách kết thúc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du qua màn “Đoàn tụ”, nhưng cũng  có người không đồng tình với cái kết đó. Hoặc khi học xong “Chí Phèo” của   Nam Cao, ngoài việc phân tích ý nghĩa cái chết của Chí Phèo, tôi có gieo thêm  một câu hỏi: Bản thân em có cảm nhận gì về  cái chết của Chí Phèo? Em có  đồng ý với ý kiến của dân làng Vũ Đại khi thấy Chí đâm chết Bá Kiến rồi tự  sát? Học sinh đã đưa ra rất nhiều ý kiến trong đó đều tập trung nhận định cái  chết của Chí Phèo thật đáng thương bởi cái chết đó đã mang theo  ước mơ  được trở  lại làm người lương thiện của Chí mà không ai biết. Vậy là học  sinh đã chủ động tham gia đối thoại với nhân vật, với nhà văn, đồng cảm với  nhân vật… Nghĩa là các em đã chủ  động suy nghĩ và đưa ra quan điểm của  mình. Đó là điều đáng mừng về hiệu quả của phương pháp đối thoại.   3.3.Đối thoại­ Một nhu cầu tự bộc lộ của chủ thể học sinh trong quá trình   tiếp nhận tác phẩm văn chương. Tiếp nhận văn học là một hoạt động xã hội mang tính khách quan, nhưng một   thời gian dài người ta xem nó như một hoạt động cá nhân thuần tuý. Không thể lí giải đúng đắn bản chất của tiếp nhận văn học nếu mang   một quan điểm duy tâm về bản chất của tác phẩm và hoạt động văn học. Văn   học phản ánh đời sống xã hội nên vốn mang tính khách quan. Tác phẩm văn  
  10. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong học là đơn vị sáng tạo của nhà văn, là đối tượng thưởng thức, tiếp nhận của   người đọc. Như  vậy, vai trò của người tiếp nhận vô cùng quan trọng. Để  hiểu được thực chất của tiếp nhận cần thấy rõ là hình tượng nghệ thuật tồn  tại như một quá trình nhiều giai đoạn     Vấn đề đặt ra đối với chủ thể học sinh là quá trình văn học diễn ra như thế  nào, phạm vi của nó đến đâu và làm thế nào đạt hiệu quả cao nhất? Văn học phản ánh đời sống bằng hình tượng nghệ  thuật, nhưng hình  tượng do bản chất tinh thần tự nó không thể  tồn tại được nếu không có các  yếu tố vật chất mang nó như  ngôn ngữ, kết cấu, văn bản. Vì vậy tiếp nhận   đòi hỏi trước hết người học sinh phải tự giác cảm thụ  tác phẩm, phát hiện  kết cấu ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, thể  loại để  có thể  cảm nhận hình  tượng trong sự  toàn vẹn các chi tiết, các liên hệ. Ví dụ  đối với thể  loại thơ  trữ  tình, quá trình cảm thụ  cũng có nghĩa là quá trình nhận thức vẻ  đẹp của  tâm hồn con người. Đến với thơ  là phải đến bằng tâm hồn trong sáng, lành   mạnh. Muốn hiểu được sâu sắc bài thơ, người đọc phải luôn đặt mình trong   bài thơ, đặt mình vào trong những cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của chủ thể thơ  trữ  tình, nhân vật trữ  tình, khi  ấy người đọc và thi nhân sẽ  có một sự  đồng  cảm đặc biệt. Sự  đồng cảm chỉ  được thể  hiện trên cơ  sở  giao tiếp, truyền  đạt qua văn bản trữ tình. Nhận thức thơ phải bắt đầu từ văn bản thơ, nó cũng   khác với nhận thức khoa học khác, không phải bằng khái niệm, bằng lí luận,  nguyên tắc có sẵn mà là đến thẳng với nỗi lòng của thi nhân  “ Chỉ  có cảm   giác mới đi sâu vào được những hóc hiểm bí mật của tâm hồn” (Xtamlapxky) Trong nhà trường, sự  tiếp nhận của học sinh có thể  đi chệch khỏi ý  định tác động của tác giả, làm thay đổi giá trị của tác phẩm, đem lại một cách  hiểu hoàn toàn mới. Tiếp nhận tác phẩm của học sinh thực chất là mối quan   hệ giao tiếp của học sinh và tác phẩm nhằm thực hiện cuộc đối thoại có chủ  định giữa người sáng tác và bạn đọc. Quá trình tiếp nhận những tác động  thẩm mĩ của văn bản nghệ thuật là quá trình vận động bên trong của mỗi chủ 
  11. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong thể  học sinh để  các em tự  nhận thức, tự  phát triển nhân cách. Để  các em có  thể  chủ  động tham gia vào quá trình đồng sáng tạo với tác giả. Nói như  nhà  thơ Chế Lan Viên:               “Bài thơ anh làm một nửa                                               Còn một nửa để mùa thu làm nốt” Hay như  một nhà văn Xô Viết từng nói: Nội dung của tác phẩm văn  học không tự rót vào đầu người đọc như người ta rót nước từ ấm vào ca mà   phải do người đọc đánh thức dậy. Do đó, tính tích cực của tiếp nhận văn học  là làm nổi lên những nét mờ, khôi phục những chỗ  bỏ  lửng, nhận ra những   mối liên hệ của các phần xa nhau, ý thức sự chi phối vận động của chỉnh thể. Có thể  nói, việc cảm thụ  văn chương của các em rất đa dạng, phong  phú, vì mỗi học sinh là một chỉnh thể của quá trình tiếp nhận. Việc cảm thụ  tác phẩm nghệ  thuật càng chủ  quan, càng sâu sắc nhưng chính điều này làm  cho học sinh hiểu tác phẩm một cách tản mạn, quá chủ  quan, xa rời thực tế  khách quan của tác phẩm và chủ quan của nhà văn. Để rút ngắn khoảng cách  thẩm mĩ này, người giáo viên phải thông qua đối thoại để  nắm vững đối  tượng học sinh. Bởi vì chỉ  có thông qua đối thoại, học sinh mới bộc lộ được   trình độ, suy nghĩ và năng lực cảm thụ của mình. Đối thoại có thể điều chỉnh   hiện tượng này trong sự  hướng dẫn, định hướng sư  phạm của thày, tức là  đảm bảo yêu cầu: Giáo viên­ chủ  thể  dạy­ chủ  thể  tác động và định hướng  quá trình tiếp nhận những tác động thẩm mĩ của văn bản văn chương đối với   học sinh. Còn học sinh­ chủ  thể  tiếp nhận­ bạn đọc sáng tạo trong giờ  dạy  học tác phẩm văn chương. 4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện 4.1.Tạo không khí dân chủ trong giờ dạy học văn. Trong giờ  dạy học, tác phẩm văn học như  một đối tượng nhận thức  thẩm mĩ, một phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh cần   phải được hiểu trong quá trình giao tiếp. Có như thế, bạn đọc­ học sinh­ mới  
  12. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong tiếp thu được những giá trị  tinh thần mà người nghệ  sĩ đã sáng tạo nên. Tác   phẩm chỉ có thể trở  thành tài sản của các em trong mối liên hệ  trực tiếp với  tiếng nói trữ tình hay quan điểm, thái độ, tư tưởng của nhà văn thông qua các  hình tượng nghệ thuật dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tức giáo viên phải  là người bắc cầu nối giữa văn bản và học sinh. Người giáo viên trong giờ dạy  học phải xây dựng được mối quan hệ liên chủ thể giữa nhà văn, giáo viên và  học sinh thông qua văn bản văn chương, phải thực hiện được sự đối thoại tay  ba giữa ba chủ thể. Người giáo viên phải tạo ra sự hoà đồng giữa hai quá trình tác động của   văn bản và sự tiếp nhận các tác động thẩm mĩ của văn bản ở học sinh. Chính  vì vậy, thực chất của giờ  dạy học tác phẩm văn chương là phải nhằm tổ  chức được hoạt động giao tiếp nghệ thuật giữa các chủ thể trong môi trường   sư phạm theo qui luật của quá trình tiếp nhận văn chương. Tạo không khí dân chủ trong giờ học văn chính là xác lập một mối quan   hệ  bình đẳng, cởi mở, tự  do sáng tạo trong quan hệ  giao tiếp với tác phẩm   của chủ thể học sinh, là xác lập ở các em tư cách bạn đọc sáng tạo đối thoại   với tác phẩm. Bầu không khí dân chủ  là tiền đề  kích thích sự  hăng hái, sáng   tạo  ở  các em để  cùng trao đổi, thảo luận với giáo viên, với bạn bè về  cách  nhìn, cách nghĩ, cách cảm, cách biểu đạt, phản ánh, xây dựng hình tượng  nghệ thuật trong tác phẩm, bộc lộ những đánh giá, nhận thức, quan điểm, xúc  cảm về  tư  tưởng, chủ  đề  tác phẩm. Thông qua đối thoại dân chủ, giáo viên  hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung sự cảm thụ của các em  tác động hình thành  nên những trí tuệ mới, phẩm chất mới  ở học sinh, để các em là một chủ  thể  tiếp nhận chủ động chứ không phải là một thực thể thụ động. Các em không   những phát triển về  mặt văn học mà còn được phát triển về  nhiều mặt như  bộc lộ nhân cách, trau dồi khả năng giao tiếp nghệ thuật. Không khí dân chủ  trong giờ  học văn phải được xác lập trên cơ  sở  ý  thức sâu về tính sư phạm của giáo viên trong tổ chức tiến hành phải phù hợp 
  13. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong với yêu cầu nội tại của tác phẩm và sự  vận động trí tuệ, tình cảm, vốn kinh  nghiệm của học sinh. Đó phải là không khí cởi mở thực sự chứ không phải là   không khí giả tạo. Ở đó, năng lực tiếp nhận của từng em có điều kiện bộc lộ,  cọ  xát qua trao đổi để  tự  điều chỉnh (mình) phù hợp với hệ  thống chuẩn giá   trị mang ý nghĩa xã hội. Giờ  dạy phải có sức hấp dẫn, thuyết phục cao từ chính cái đẹp trong  văn bản, hấp dẫn và say mê người học. Tức người thày phải biết gợi, biết   mở ra những điều bí ẩn sau câu, chữ, hình ảnh nằm chết cứng trên trang giấy   để chúng lên tiếng đối thoại với từng học sinh. Đây là quá trình giáo viên hoá   thân vào văn bản, sáng tạo lại văn bản thành tác phẩm sinh động, có hồn. VD: Khi dạy đoạn trích “Trao duyên” trích “Truyện Kiều” , giáo viên đặt câu  hỏi : “  Ở  hai câu thơ  đầu, Tại sao Thuý Kiều lại dùng từ  “cậy” mà không  dùng từ  “nhờ”, dùng từ  “chịu” mà không dùng từ  “nhận”? So sánh nhận xét  mức độ  giữa các từ  ? Hành động của Thuý Kiều đưa em lên để  “lạy” rồi   “thưa” có gì đặc biệt?... Tạo không khí dân chủ trong giờ học văn chương đòi hỏi giáo viên phải  xử lí nhiều mối quan hệ phức tạp. Không thể chỉ hiểu sâu sắc tác phẩm là đủ  mà còn phải dự kiến những tình huống tiếp nhận nảy sinh trong cách bộc lộ  đối thoại giao tiếp với tác phẩm của học sinh nhằm định hướng trong việc sử  dụng các phương pháp, biện pháp tổ  chức hoạt động tiếp nhận cho các em  một cách linh hoạt, phối hợp có hiệu quả  các phương pháp, biện pháp tác  động như đọc, tái tạo gợi mở… sao cho có trật tự lô gíc tạo điều kiện cho các  em tham gia vào các tình huống đầy sáng tạo với tác giả, tự thể nghiệm, đồng  cảm, tự thanh lọc về tâm hồn trong bước tiếp nhận. 4.2. Xây dựng các câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, phát hiện các tình huống  có vấn đề trong tác phẩm nhằm kích thích hứng thú tìm hiểu, khám phá  của học sinh( Đây được coi là phương pháp quan trọng nhất để tổ chức  giờ học đối thoại thành công)
  14. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong  4.2.1. Hệ thống câu hỏi gợi mở Có thể  dựa vào một số  vấn đề  then chốt về  nội dung và nghệ  thuật của  tác phẩm giúp học sinh khắc sâu và nâng cao năng lực cảm thụ ban đầu. Ví dụ: Dạy bài “Bình Ngô đại cáo”, giáo viên đặt một số câu hỏi gợi mở:       Quan điểm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?           Quan điểm đó có gì mới so với thời đại ông? Thử  so sánh với Trần Quốc Tuấn( Hịch tướng sĩ) và Lí Thường Kiệt  ( Nam quốc sơn hà) và rút ra tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi? Việc khắc hoạ hình tượng lãnh tụ Lê Lợi nhằm mục đích gì? Từ ngữ miêu tả người anh hùng Lê Lợi có gì đặc biệt?       Từng câu hỏi là một “dấu hiệu” có tính chất chi tiết và bị phân hướng vào   nội dung cơ  bản của tài liệu. Hệ  thống câu hỏi không chỉ  phục vụ  cho hoạt   động trí tuệ  để  học sinh tự  lĩnh hội tri thức phù hợp với đặc trưng bộ  môn   nghệ thuật.          Những câu hỏi gợi mở vừa hấp dẫn về mặt nội dung vấn đề nêu ra vừa   phải có ý nghĩa nghệ  thuật và hình thức mới. Bằng cách đặt các câu hỏi gợi   mở, giúp các em tự mình cảm thụ cái hay, cái đẹp trong văn chương, tự mình  có thói quen và khả năng phát hiện, chiếm lĩnh tri thức từ những tài liệu học   trong nhà trường hay đọc ngoài nhà trường. 4.2.2. Các câu hỏi nêu vấn đề.      Dạy học nêu vấn đề được đặt ra từ mấy chục năm nay, đã được nhiều  nhà phương pháp của Ba Lan, Liên Xô nghiên cứu và  ứng dụng.  Ở  nước ta,  vấn đề  này cũng đã được các giáo sư  Phan Trọng Luận, giáo sư    Đặng Vũ  Hoạt, tác giả  Vũ Nho đề  cập đến. Theo định nghĩa của Linaiđa Ia coplepha   Kez thì “ Dạy học nêu vấn đề là một hệ thống các tình huống có vấn đề  liên   kết với nhau và phức tạp dần lên mà qua giải quyết các tình huống đó học   sinh với sự giúp đỡ và chỉ đạo của thày giáo sẽ nắm được nội dung của môn  
  15. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong học đó và phát triển cho mình những đức tính cần thiết để  sáng tạo trong   khoa học và trong cuộc sống”. Như vậy, dạy học nêu vấn đề  nhằm phát huy trí tuệ  sáng tạo của học  sinh. Các phương pháp dạy học văn  ứng với ba giai đoạn tiếp cận­ đi sâu,   tổng hợp và khái quát. Cái quí nhất đối với người học sinh chưa phải là kết  luận về hiện thực mà là con đường dẫn tới những kết luận đó. Phương pháp  dạy học văn là con đường vạch ra hình thức tồn tại của nội dung. Con đường   hình thành nhân cách và lĩnh hội tri thức phải thông qua sự vận động tự nhiên   của chủ thể học sinh. Dạy học nêu vấn đề  là dựa vào những qui luật của tư  duy, đặc biệt là tư  duy sáng tạo. Rowtain stair có nói: “Yếu tố  đầu tiên của   quá trình tư duy là tình huống có vấn đề, con người bắt đầu tư duy khi có nhu   cầu hiểu biết cái gì”. Trong dạy học truyền thống, chỗ  hạn chế  nhất là thói quen đưa đến cho   người học những kiến thức có sẵn và người học chỉ còn tiếp nhận một cách  thụ động và rồi ghi nhớ, ghi nhớ để rồi lặp lại. Trong dạy học nêu vấn đề, kiến thức không đưa đến dưới hình thức có sẵn   mà thông qua tình huống có vấn đề đặt ra trước học sinh. Tình huống có vấn đề: Là trạng thái tâm lí nảy sinh trước khó khăn về  trí tuệ mà con người ta không thể giải thích hoặc hành động bằng kiến  thức cũ, phương thức cũ. Là tình huống trong đó chủ  thể  cảm thấy có  cái khó trong nhận thức hay nói cách khác có mâu thuẫn nhận thức giữa  cái đẹp đã biết và cái chưa biết, đồng thời chủ thể có mong muốn giải  quyết mâu thuẫn bằng cách huy động những cái đã biết tạo ra phương   thức hành động mới để đạt được hiểu biết mới. Muốn có tình huống có  vấn đề cần có ba thành tố liên quan chặt chẽ với nhau:       + Cái chưa biết: Đó là tri thức mới, cách thức hành động mới mà học sinh   cần phát hiện và chiếm lĩnh.        + Nhu cầu nhận thức của chủ thể.
  16. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong        + Khả năng có thể chiếm lĩnh cái chưa biết của chủ thể. Cơ chế của quá trình này: Giáo viên đặt vấn đề­ học sinh tri giác­ giáo  viên tổ chức quá trình giải quyết vấn đề. Kết quả là học sinh nắm kiến thức,   phương thức giải quyết và phương pháp nhận thức khoa học. Tình huống có vấn đề sẽ có tác dụng lôi cuốn học sinh vào quá tình tư  duy. Một bài văn, một tác phẩm văn học, số  phận nhân vật chỉ  trở  thành đối  tượng suy tư  của mỗi người khi chính người đó nhận ra trong đó một tình   huống, một vấn đề, một tâm trạng có liên quan đến suy nghĩ hay rung động  của mình. Một giờ dạy văn muốn thành công nhất thiết phải xây dựng được   một hay những tình huống có vấn đề và được học sinh tiếp nhận một cách có  ý thức. Như  vậy, người giáo viên phải là người nêu nên được những tình huống có  vấn đề thông qua các câu hỏi nêu vấn đề nhằm gợi sự hứng thú của học sinh,  ở  đây cần phân biệt với loại câu hỏi tái hiện phân tích. Ví dụ  về  tác phẩm   “Tắt đèn” của NTT. + Câu hỏi tái hiện: Ý nghĩa của nhan đề  “Tắt đèn” mà tác giả đặt tên cho tác  phẩm của mình? + Câu hỏi nêu vấn đề: Có người nói nên đặt tên cho tác phẩm là “ Chị Dậu”.  Em thấy như thế có được không? Tại sao?      Hoặc khi dạy tác phẩm “Chí phèo” của Nam Cao:  + Câu hỏi tái hiện: Ý nghĩa tố cáo của truyện “ Chí Phèo” của Nam Cao? + Câu hỏi nêu vấn đề: Tại sao sau này Nam Cao không để tên truyện là “ Đôi  lứa xứng đôi” mà lại đổi thành “ Chí Phèo”? Hai tên truyện này phản ánh quan  niệm khác gì của tác giả? Như vậy, ở đây chúng ta cần phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa câu hỏi nêu  vấn đề và câu hỏi tái hiện. - Câu hỏi trong hoạt động tái hiện thường vụn vặt, rời rạc, xa lạ  với   quan điểm hệ thống vốn là một đặc trưng của khoa học hiện đại.
  17. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong - Câu hỏi nêu vấn đề  chứa đựng một nội dung rộng lớn bao gồm một  khối lượng tư liệu rộng rãi. Nó mang tính tổng hợp bao gồm nhiều mối   liên hệ giữa các yếu tố, sự kiện nhằm sáng tỏ quan điểm chung của tác  giả trong tác phẩm.      Câu hỏi nêu vấn đề thường có tính chất phức tạp về nội dung. Nó gợi lên  mối mâu thuẫn giứa cái đã biết với cái chưa biết, giữa cái cũ với cái mới  trong nhận thức của học sinh với tác giả, giữa học sinh với nhau về một vấn   đề trung tâm trong tác phẩm.       Câu hỏi nêu vấn đề  phải vạch ra được mối quan hệ hữu cơ  giữa những   yếu tố  cụ  thể  với những quan điểm kép của bài văn, của tác phẩm như  chủ  đề, quan điểm tác giả, tác dụng, ý nghĩa tác phẩm.   Ví dụ trong đoạn kết của “Chí Phèo”, giáo viên có thể  dựa vào chi tiết Chí  Phèo giết Bá Kiến rồi tự sát và cái hình ảnh lò gạch cũ chợt đến trong ý nghĩ   của Thị Nở. Những chi tiết đó đều chứa đựng một ý nghía khái quát sâu sắc  theo quan điểm phản ánh của tác giả.  Ở  đây có những mối quan hệ  giữa   người nông dân với kẻ  thù giai cấp mình, có vấn đề  con đường bế  tắc của  họ, vấn đề số phận của những thế hệ nối tiếp có tính chất qui luật.         Câu hỏi nêu vấn đề phải mang tính hệ thống liên tục nhằm dẫn dắt học  sinh từng bước khám phá tư  tưởng, ý đồ  nghệ  thuật của tác giả, câu sau bổ  sung cho câu trước làm thành một chuỗi những liên hệ  nối tiếp nhau trong   một hệ thống vấn đề. Ví dụ  : Sau khi đọc hiểu xong tác phẩm “ Chữ  người tử  tù” của Nguyễn   Tuân, phần luyện tập, để  sâu chuỗi tác phẩm và giúp học sinh khắc sâu nội  dung tư tưởng của tác phẩm, tôi đã đưa bài tập sau cho học sinh thảo luận: Phần cuối tác phẩm có đoạn:  “  lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng   xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau”. Em có cảm nhận như  thế nào về đoạn văn này?
  18. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong Qua phiếu học tập và qua trả  lời của các nhóm cho thấy các em cảm nhận   khá sâu sắc như sau: Ba con người là ba đốm sáng trong nhà tù đến lúc này họ chụm lại   nơi góc phòng giam trước nghệ thuật, họ quên đi vị trí xã hội để cùng tập   trung vào việc sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật.      Vậy thì: lửa  ở  đây có thể  cháy, rụng và lụi tàn theo quy luật tự  nhiên.   Nhưng cái sẽ  tồn tại mãi mãi chính là sự  đồng cảm của ba con người   thiên lương cùng hướng tới cái đẹp, hướng tới ánh sáng. Câu hỏi phải sát hợp với tác phẩm văn học, khêu gợi được hứng thú  của bản thân học sinh. Giáo viên phải tính bàn để câu hỏi vừa phản ánh được  bản chất của tác phẩm, vừa nằm trong tầm cảm nghĩ của học sinh. Các câu  hỏi nêu vấn đề được đặt ra thông qua sự đối thoại giữa giáo viên và học sinh,  trong không khí tự do, dân chủ trình bày quan điểm khoa học của học sinh. 4.3. Hướng dẫn học sinh đối thoại trong hoạt động phân tích.    Đối tượng của hoạt động phân tích là văn bản, phân tích hình tượng, phân   tích kết cấu, nội dung, nghệ  thuật tác phẩm, phân tích tính cách nhân vật,  ngôn ngữ  đối thoại, tâm trạng, phân tích tình huống truyện, lời kể, nhân vật   tác giả  (người dẫn truyện hoặc chủ  thể trữ  tình), phân tích đoạn văn, đoạn  thơ, hình  ảnh, biện pháp tu từ, thời gian, không gian nghệ  thuật, tính chiến  đấu, giá trị nhân đạo, cái bi, cái hài. Tức là đối tượng các hoạt động phân tích  rất đa dạng phong phú.       Thông qua đối thoại tiến hành hoạt động phân tích nhằm thực hiện các  nhiệm vụ:  + Không dừng lại ở nhận thức câu từ mà là nhận thức lí tính ở học sinh.  + Đây là hoạt động có chủ  đích nên giáo viên phải hướng cho học sinh đến   phân tích cái gì, phân tích như thế nào?
  19. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong   Ví dụ: Phân tích làm sáng tỏ sự tha hoá của Chí Phèo sau khi đi ở  tù về  thì   giáo viên phải hướng cho học sinh thấy được sự  thay đổi của Chí Phèo từ  ngoại hình đến hành động, tính cách.  + Thông qua phân tích giúp học sinh khám phá chiều sâu nội dung, tư tưởng  nghệ thuật của tác phẩm. Tiến trình phân tích theo hai con đường cơ  bản là qui nạp hoặc phân  tích. Tuỳ  từng tác phẩm mà giáo viên vận dụng linh hoạt để  giúp các em  chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động. 4.4. Hướng dẫn học sinh đối thoại trong hoạt động bình quá. ­ Hoạt động này giúp học sinh nắm bắt được quan niệm, cách bộc lộ thái độ,  quan điểm của nhà văn về  thế  giới và con người. Nắm bắt được nội dung   triết lí, tư tưởng…của tác giả là bước quan trọng nhằm nâng cao trình độ tiếp  nhận cho học sinh ở cấp độ khái quát. ­ Ở đây, việc tổ chức đối thoại phải được thực hiện trong việc nắm bắt tác  phẩm  ở cấp độ  cao hơn: Cấp độ  chủ  thể  trong sự  thống nhất giữa nội dung  và hình thức nghệ thuật và thấy được cái hay, cái đẹp, cái tài năng nghệ thuật   của tác giả.  Ví dụ: Khi dạy bài “Việt Bắc” của Tố  Hữu, giáo viên hướng dẫn học sinh  bình quá một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc: “Ta về mình có nhớ ta                                         Ta về ta nhớ những hoa cùng người”      “Hoa” là tượng  trưng  cho vẻ   đẹp nhiên nhiên của núi rừng Việt Bắc,   “người” là con người Việt Bắc, và mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình ở đây  là nỗi nhớ. Nỗi nhớ da diết với cảnh và người Việt Bắc, đó sẽ là tiền đề  để  có đoạn thơ sau là bức tranh tứ  bình về  bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, có sự  đan xen về vẻ đẹp giữa người và cảnh.    Hay với tác phẩm “Chí Phèo”: Giáo viên gợi ý cho học sinh bình đoạn trích  miêu tả tâm trạng của Chí Phèo sau cuộc hội ngộ với Thị Nở.
  20. Nguyễn Văn Mạnh                        Trung tâm giáo dục thường xuyên  Yên Phong          Trên đây là những biện pháp cơ bản trong việc dạy học đối thoại nhằm   phát huy chủ thể nhận thức  ở học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy,   giáo viên cần vận dụng kết hợp linh hoạt và sáng tạo tuỳ  từng phong cách  của mỗi người. Kết thúc bài học phải là sự giải phóng tiềm năng sáng tạo ở  bạn đọc học sinh, chuyển hoá các em từ chủ thể tiếp nhận sang chủ thể văn   học phổ thông qua hệ thống các bài tập ứng dụng thể nghiệm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2