intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Trần Hồng Việt Linh (Năm học: 2009 – 2010)

Chia sẻ: Hong Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

475
lượt xem
143
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong xã hội nghề dạy học hình thành sớm nhất. Nó ra đời khi nền sản xuất xã hội phát triển đến một trình độ nhất định. Trong quá trình lao động sản xuất người ta cần phải truyền lại cho nhau những kinh nghiệm đấu tranh với thiên nhiên có hiệu quả để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Mới đầu ở mức thấp, người ta có thể truyền đạt một cách trực tiếp thành quả lao động tập thể, người này theo kinh nghiệm của người khác....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Trần Hồng Việt Linh (Năm học: 2009 – 2010)

  1. TIỂU LUẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ---Trang 1---
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC ...........................................................................................................................2 LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................................3 A/. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................4 B/. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.................................................................................................5 I/- Cơ sở lý luận: ..................................................................................................................5 II/- Cơ sở thực tiễn:.............................................................................................................7 3.1. Xây dựng hình tượng, rèn luyện nhân cách cuả giáo viên: ..........................................9 3.3. Tiếp cận và tìm hiểu hoàn cảnh: .................................................................................11 3.4. Tổ chức bộ máy quản lý lớp chặt chẻ, có khoa học:....................................................11 3.5. Biết lắng nghe học sinh: (Là một nhà tư vấn tâm lý) .................................................13 3.6. Dự giờ thăm lớp - tiếp xúc giáo viên bộ môn: ............................................................. 14 3.7. Tổ chức đối thoại trực tiếp: ......................................................................................... 15 C/- BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........................................................................................ 16 D/- KẾT LUẬN .................................................................................................................17 E/- KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT:........................................................................................... 17 ---Trang 2---
  3. LỜI NÓI ĐẦU Trong xã hội nghề dạy học hình thành sớm nhất. Nó ra đời khi nền sản xuất xã hội phát triển đến một trình độ nhất định. Trong quá trình lao động sản xuất người ta cần phải truyền lại cho nhau những kinh nghiệm đấu tranh với thiên nhiên có hiệu quả để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Mới đầu ở mức thấp, người ta có thể truyền đạt một cách trực tiếp thành quả lao động tập thể, người này theo kinh nghiệm của người khác. Nhưng khi kinh nghiệm đã phong phú theo sự phát triển của sản xuất thị truyền đạt phải đòi hỏi đến vai trò của người trung gian. Đó là thầy giáo. Như vậy nghề dạy học gắn chặt với lao động sản xuất của xã hội, góp phần hình thành phẩm chất nǎng lực cần thiết của con người lao động. Con người là lực lượng sản xuất chủ yếu, nên nghề dạy học - người giáo viên có quan hệ chặt chẻ đến việc xây dựng lực lượng lao động dự trữ cho xã hội, đến việc tǎng nǎng xuất lao động. Xã hội hôm nay nối tiếp xã hội hôm qua không phải chỉ có thừa hưởng kinh nghiệm sản xuất vật chất để đưa xã hội tiến lên, mà còn hưởng những gia trị tinh thần, vǎn hoá xã hội, nó củng cố và phát triển, hoặc phá bỏ hệ tư tưởng thống trị của xã hội cũ lỗi thời. Vì vậy, người giáo viên muốn hay không đều phải tham gia vào vận mệnh tương lai của dân tộc. Việc làm đúng hay không đúng cuả người giáo viên sẽ góp phần đưa xã hội tiến lên hay hay suy thoái. Do đó muốn cho xã hội phồn vinh kinh tế đất nước phát triển, đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân tất cả đêu phụ thuộc vào hệ thống giáo dục và cá nhân của từng người giáo viên, tất cả phải làm hết trách nhiệm hoàn thành tốt sứ mạng mà toàn Đảng toàn dân và toàn quân giao cho. ---Trang 3---
  4. A/. ĐẶT VẤN ĐỀ (lý do chọn đề tài)  Giáo dục và Đào tạo là lĩnh vực mang tính chính trị - xã hội sâu sắc. Mục tiêu của giáo dục không ngừng đào tạo nguôn nhân lực có chất lượng “vừa hồng vừa chuyên” mà còn là người kế tục sự nghiệp của ông cha, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.  Một vấn đề quan trọng trong công tác giáo dục là tuyên truyền giáo dục trong nhân dân để có sự đồng thuận rộng rãi về mọi chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Nhất là trong giai đoạn hiện nay trên đà phát triển của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế thì không thể tránh khỏi sự du nhập của các nền văn hóa không lành mạnh tác động đến tư tưởng thanh thiều niên, làm thoái hóa biến chất đạo đức, lối sống và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội.  Do đó giáo dục có vai trò quan trọng trong lịch sử của nhân loại nói chung và của đất nước Việt Nam nói riêng. Tuy rằng việc chấn hưng nền giáo dục Việt Nam đã được cải tiến và hoàn thiện như các nước trên Thế giới nhưng chúng ta không thể không lo sự tụt hậu của nó nhất là trong giai đoạn hiện nay, thực tiễn hằng ngày, hằng giờ cho thấy sự khó khăn, sút kém khó đẩy lùi trong nền kinh tế - văn hóa- xã hội đang cần cảnh báo như: chất lượng dạy và học chưa đảm bảo, chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội đặt ra, đạo đức học sinh suy giảm, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật ngày càng tăng.  Nguyên nhân thực tế của những hiện tượng trên là do: Công tác quản lý - sự kết hợp giữa 3 môi trường giáo dục chưa chặt chẻ, phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của con mình, cơ sở vật chất trường lớp còn thiếu, giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy, sự ân cấn quan ---Trang 4---
  5. tâm đến các em còn qua loa . . . Chính vì thế mà dẫn đến những hiện tượng tiêu cực như: học sinh thường đi học sớm la cà ở các quán, các tiệm chơi Game, cúp tiết trốn học ngày càng nhiều, tác phong không chuẩn mực, ngôn phong ứng xử thiếu tế nhị giữa học sinh với học sinh và học sinh đối với giáo viên. . .  Là một giáo viên chủ nhiệm tôi hết sức quan tâm đến vấn đề này. Tôi thường suy nghĩ làm thể nào giảm được những tiêu cực trên tại lớp mình đang chủ nhiệm? Làm sao cho các em được an tâm đạt kết quả tốt trong học tập mà không gì khác hơn là thực hiện tốt công tác quản lý lớp chủ nhiệm. Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài này và làm tiền đề cho những năm học tiếp theo. B/. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (Nội dung đề tài) I/- Cơ sở lý luận: Nghị quyết TW2 ngày 14 tháng 09 năm 2005, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định một số vấn đề chủ yếu:" Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững…" Bộ chính trị cũng đã đưa ra trong kết luận số 242-TB/TƯ ngày 15/4/2009 là phấn đấu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện nhiệm vụ trên Bộ chính trị đã đưa ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục là phải: “Nâng cao ---Trang 5---
  6. chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; mở rộng qui mô giáo dục hợp lý; Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục – đào tạo; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng nhu cầu về chất lượng; tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục; tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo”. Do đó công tác giáo dục được Bộ chính trị và toàn dân coi đó là một sứ mạng của lịch sử. Nếu không có giáo dục thì con người sẽ tụt hậu, đất nước kém phát triển, an ninh – chính trị - xã hội thiếu ổn định. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội, để thực hiện nghị quyết TW2, trong kết luận số 242-TB/TƯ ngày 15/4/2009 của Bộ chính trị đồng thời quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vì một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, ngành giáo dục đặt ra cho hệ thống giáo dục việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục là một yêu cầu cấp thiết cho những nhà quản lý cũng như mỗi người giáo viên. Chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường, phụ thuộc vào giờ lên lớp của từng cá nhân của mỗi giáo viên và công tác quản lý của Lãnh đạo nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Do đó công tác quản lý lớp chủ nhiệm phải được kiểm tra thường xuyên, kịp thời nhằm nắm bắt được tình hình của lớp về học tập, tâm sinh lý của học sinh và từ đó đưa ra những biên pháp hữu hiệu giúp các em lĩnh hội được tri thức, tiến bộ trong học tập, chuẩn mực ngôn phong tác phong cho các em, để các em có đủ bản lĩnh vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu của xã hội đặt ra “vừa hồng vừa chuyên”, nhắm phát triển đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. ---Trang 6---
  7. II/- Cơ sở thực tiễn: Trong 12 năm thực hiện công tác giáo dục, bên cạnh làm công tác giảng dạy chuyên môn thì nhiều năm liền được phân công làm công tác chủ nhiệm, trong năm học 2009 – 2010 bản thân được phân công làm tác chủ nhiệm lớp 9A2, với kinh nghiệm thực tiễn cho thấy không phải chỉ có giảng dạy về chuyên môn là quan trọng mà công tác chủ nhiệm cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng vì: Không những ngoài việc hoàn thành các hồ sơ sổ sách, thông báo thông tin quan trọng của Ban giám hiệu, Đoàn, Đội cho học sinh mà còn phải tìm hiểu tâm lý của các em, động viên khuyến khích khi các em học tập sa sút, là người tư vấn cho các em khi gặp phải những chuyện buồn trong gia đình, uốn nắn những biểu hiện hành vi sai lệch của các em, tận tình giúp đở khi các em chưa biết chọn phương pháp nào để học tốt. . . Nhằm hoàn thiện cho các em là một ngừơi công dân tốt, có đầy đủ tri thức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng đề phòng và chống lại những âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đang nhắm vào lứa tuổi thanh thiều niên bằng con đường văn hóa không lành mạnh, để đáp ứng nhu cầu xã hội đặt ra trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó việc giữ vai trò làm công tác chủ nhiệm không phải là một chuyện dễ làm. Muốn làm được điều này thì bản thân giáo viên chủ nhiệm phải vững về chuyên môn, kiên định mục tiêu lý tưởng của mình: “yêu nghề, mến trẻ”, tận tâm, tận lực với công việc, thân thiện với học sinh, tích cực năng nổ trong công tác. Tuy bản thân đạt được những yêu cầu đó nhưng trong khi thực hiện công tác chủ nhiệm ngoài những thuận lợi thì không ít gặp phải những khó khăn vướn mắc. 2.1). Thuận lợi:  Được sự hổ trợ của lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn, các đồng nghiệp vững về chuyên môn, đạo đức tác phong chuẩn mực, luôn năng nổ nhiệt tình sẵn sàng giúp đở khi gặp khó khăn. ---Trang 7---
  8.  Bản thân có sức khẻo tốt, có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác, nắm được tình hình lớp ngay từ đầu năm học.  Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ đảm bảo tốt cho việc thực hiện công tác giáo dục.  Các bậc Phụ huynh học sinh ngày càng có trách nhiệm hơn trong công tác giáo dục, quản lý chặt chẻ trong học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày của các em, hỗ trợ giúp đở nhà trường về mọi mặt để bộ mặt giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên.  Đa số học sinh ngoan hiền, chú ý đến việc học tập, biết sửa đổi khi phạm sai lầm, chấp hành tốt nội qui trường – lớp  Cơ sở hạ tầng ở địa bàn xã được cải tiến: Điện thấp sáng đầy đủ thuận lợi cho việc học tập, đường xá được mở rộng bằng Dal nên các em đi lại dễ dàng 2.2). Khó khăn:  Một số em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn cha mẹ phải đi làm thuê, làm mướng suốt ngày nên chưa quan tâm đến việc học của các em  Môi trường xung quanh có rất nhiều tụ điểm vui chơi giải trí, nên một số học sinh đã bị cuốn hút vào nơi đó và lãng quên việc học của mình.  Phụ huynh học sinh thiếu thông tin về kiến thức xã hội, kiến thức nuôi dạy con, chưa tự giác, chủ động phối hợp với nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý con em mình, chỉ khi nào mời thì các bậc phụ huynh mới đến  Một số học sinh e ngại lao động, thường xuyên đi học trể, ăn mặc có lúc chưa đúng theo nội qui nhà trường, chưa chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, nghĩ học không lý do thỉnh thoảng chửi thề, nói tục, đánh nhau. . .  Kết quả học tập ở cuối năm học trước của lớp còn thấp.  Một số giáo viên trong hội đồng sự phạm còn yếu tay nghề hoặc có nhiều kinh nghiệm nhưng tiết dạy chưa chuẩn bị chu đáo chỉ mang tính ---Trang 8---
  9. hình thức, bài dạy chưa đào sâu kiến thức cho học sinh, quản lý học sinh trong tiết dạy còn lỏng lẽo, chưa nghiêm túc nên dẫn đến các em chán học hay bỏ tiết  Học sinh chưa theo kịp phương pháp dạy nêu vấn đề của giáo viên  Tóm lại: Trước những thực trạng trên thì bản thân là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn trăn trở suy nghĩ với phương pháp quản lý như thế nào để lớp chủ nhiệm ngày càng tiến bộ hơn, lớp luôn đạt là chi đội mạnh, học sinh của lớp mình đoàn kết, giúp đở nhau trong học tập, giảm đi những hành vi sai lệch vi phạm nội qui trường - lớp, bản thân các em luôn thấy an toàn và an tâm trong học tập, kết quả học tập ngày càng tiến bộ? Với trăn trở đó tôi đã đưa ra nhiều giải pháp để hoàn thành được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với lãnh đạo ngành cũng như lương tâm của một nhà giáo một sứ mệnh mà xã hội đã giao cho. 3)- Các biện pháp thực hiện: 3.1. Xây dựng hình tượng, rèn luyện nhân cách cuả giáo viên: Lao động của người giáo viên, lao động sư phạm là loại hình lao động đặc biệt. Đối tượng lao động của người giáo viên là con người, là thế hệ trẻ đang lớn lên cùng với nhân cách của nó. Đối tượng này không phải là vật vô tri vô giác như tấm vải của người thợ may, viên gạch của người thợ hồ hay khúc gỗ của người thợ mộc ... mà là một con người rất nhạy cảm với những tác động của môi trường bên ngoài theo hướng tích cực và cả hướng ngược lại. Như vậy người giáo viên phải Nâng cao toàn bộ phẩm chất của người giáo viên, tạo được hình tượng tốt đối với học sinh là một yêu cầu tất yếu khách quan của xã hội như Mác nói: "Bản thân nhà giáo dục cũng phải được giáo dục". - Một là: Người giáo viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức tác phong chuẩn mực, phải là người gương mẫu đi đầu trong công việc, lời nói phải đi đôi với việc làm, phải có sức khỏe tốt, năng nổ nhiệt tình. Chấp hành ---Trang 9---
  10. nghiêm chỉnh đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, không vi phạm đạo đức thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, là một người có ích cho xã hội. Nói không với cái xấu, tội ác, thù hằn, hiềm khích, ghen tị… đó là sự nêu gương để cho học sinh noi theo - Hai là: Luôn luôn tự bồi dưỡng nâng cao trình chuyên môn, làm sao trở thành một kho tàng kiến thức để cho học sinh tiềm hiểu và khai thác, chính điều nay sẽ giúp giáo viên tiếp cận học sinh dễ dàng hơn và tìm hiểu tâm lý cũng như hoàn cảnh học sinh thuận lợi hơn. - Ba là: Giáo viên chủ nhiệm phải có đức điềm tĩnh, biết kiềm chế và kiên nhẫn, mới có thể lựa chọn dùng các phương pháp giáo dục đúng đắn, đừng thể hiện sự bực tức, có hành vi bạo lực là điều quan trong, vì bạo lực sẽ đẻ ra bạo lực. Học sinh sẽ dùng hành vi đó để hành xử tiếp với người khác, hoặc ngay chính người giáo viên chủ nhiệm sẽ bị học sinh hành xử lại như thế! - Bốn là: Sẵn lòng giúp đỡ các em khi có hoàn cảnh khó khăn. Sống với một trái tim tràn ngập tình yêu thương sẽ giúp cho học sinh cảm thấy được là có người luôn quan tâm đến các em, lo lắng cho các em, là một hậu phương tinh thần vững chắc để cho các em yêu đời và lạc quan hơn có như thế sẽ là một động lực thúc đẩy các em học tập tốt hơn. * Tóm lại: Học sinh trong độ tuổi này phát triển, tâm sinh lý đang trong quá trình hoàn thiện, trong đó, có những học sinh do hoàn cảnh xuất thân, cá tính đặc biệt, khó giáo dục nên gia đình phải hỗ trợ rất nhiều, giáo viên phải hết sức kiên nhẫn. Giáo viên đều phải là tấm gương tốt để các em thấy hành vi không đúng của mình, từ đó các em sẽ tự điều chỉnh và xóa dần đi những lệch lạc của các em, các em sẽ chú tâm đến việc học nhiều hơn. 3.2. Tạo niềm tin đối với học sinh:  Ở lứa tuổi này các em thích làm công tác xã hội:  Có sức lực, đã hiểu biết nhiều, muốn làm được những công việc được mọi người biết đến, nhất là những công việc cùng làm với người lớn. ---Trang 10---
  11.  Các em cho rằng công tác xã hội là việc làm của người lớn và có ý nghĩa lớn lao. Do đó được làm các công việc xã hội là thể hiện mình đã là người lớn và muốn được thừa nhận mình là người lớn và luôn đòi hỏi sự công bằng trong công việc, trong cách đối xử, do đó khi tiếp xúc với các em cần gương mẫu, khéo léo, tế nhị, sự công bằng trong: cách cho điểm, đánh giá học lực - hạnh kiểm, xử lý những mâu thuẫn của học sinh với học sinh, mâu thuẫn giữa học sinh với giáo viên. . . Như vậy: Công bằng, tế nhị, khéo léo sẽ tạo được niềm tin đối với các em, các em luôn tin tưởng đồng thuận theo định hướng, kế hoạch phương pháp của giáo viên. Tứ đó sẽ đưa phong trào của lớp tiến bộ, kết quả học tập của các em cao hơn, lớp đoàn kết hăng hái tham gia các phong trào của nhà trường. . . 3.3. Tiếp cận và tìm hiểu hoàn cảnh:  Khi đã tạo được niềm tin, hình tượng tốt đối với học sinh thì việc tiếp cận đối với học sinh rất dễ dàng. Với thuận lợi đó giáo viên tiềm hiểu thêm được tâm tư nguyện vọng của các em, biết các em cần gi? Muốn gì? Và làm gì?! Tuy nhiên trong giao tiếp sự ân cần và tế nhị của giáo viên sẽ không làm bộc phát được những bản chất xấu của các em, do đó để rõ hơn bản chất của các em giáo viên phải tiếp cận thêm phụ huynh học sinh và những người xung quanh các em từ đó mới đưa ra những phương pháp hợp lý để giáo dục các em.  Mục tiêu của phương pháp đặt ra trong năm học là tiếp cận những học sinh, gia đình học sinh yếu kém, học sinh cá biệt của lớp sau đó sẽ tiếp cận những đối tượng còn lại sao cho đến nữa đầu học kỳ 2 thì tất cả gia đình học sinh đều tiếp xúc đầy đủ 3.4. Tổ chức bộ máy quản lý lớp chặt chẻ, có khoa học:  Trong công tác quản lý lớp, việc phân công học sinh làm ban cán sự lớp sẽ rèn luyện cho các em có khả năng lãnh đạo, mạnh dạng, linh hoạt, tự ---Trang 11---
  12. tin, rèn luyện kỹ năng sống cho các em đồng thời đào tạo được một con người có bản lĩnh.  Ngoài ra việc phân công học sinh làm ban cán sự lớp còn giúp cho giáo viên chủ nhiệm quản lý tất cả các mặt nề nếp, đạo đức tác phong, học tập, vệ sinh. . . khi giáo viên không có đến lớp và nắm được tình hình của lớp hằng ngày chặt chẻ hơn. a). Cơ cấu tổ chức đội ngũ quản lý lớp: Cơ cấu tổ chức đội ngũ quản lý lớp theo sơ đồ sau: Lớp trưởng Lớp phó Lớp phó lao Lớp phó văn học tập động thể - TDTT TT TT TT TT TT TT tổ 1 tổ 2 tổ 3 tổ 4 tổ 5 tổ 6 Nhìn theo sơ đồ trên ta thấy cơ cấu tổ chức đội ngũ quản lý lớp gồm có:  Một lớp trưởng: chịu trách nhiệm chung tất cả các mặt của lớp.  Ba lớp phó: Hỗ trợ lớp trưởng quản lý tổ chức các mặt hoạt động của lớp về: nề nếp học tập, lao động vệ sinh và văn hóa văn nghệ - TDTT theo chức danh  Cuối cùng lớp được chia làm 6 tổ học tập, mỗi tổ đều có một tổ trưởng, tổ trưởng chịu trách nhiệm quản lý các mặt hoạt động của tổ. b). Cơ chế vận hành của tổ chức quản lý lớp: Ngoài vai trò cán bộ lớp vừa nêu trên. Đặc điểm nổi bật của cơ chế vận hành này là  Thay đổi vị trí lãnh đạo của cán bộ lớp tức là mỗi học sinh trong lớp đều thực hiện vai trò cán bộ lớp trong một tuần sau đó cuối tuần các em sẽ ---Trang 12---
  13. tổng kết báo cáo vai trò lãnh đạo của mình đạt được những gì và chưa làm được những gì để rút kinh nghiệm.  Hằng ngày sau mỗi buổi học tất cả các nhóm trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ cho lớp trưởng và lớp trưởng sẽ tổng hợp các báo cáo đưa ra kết luận điểm mạnh, điểm yếu của lớp bằng văn bản nộp cho giáo viên chủ nhiệm vào cuối buổi học để GVCN nắm được tình hình của lớp, tiếp theo lớp trưởng ghi nhận những tồn tại yếu kém của lớp qua đầu buổi học sau sinh hoạt cho lớp rút kinh nghiệm để cho các thành viên trong lớp tự điều chỉnh hành vi của mình ngày càng tiến bộ hơn.  Một chuyển đổi mới vai trò của lớp phó lao động và tổ trưởng là: Hằng ngày sau mỗi buổi học lớp phó lao động sẽ công bố và phân công khoản 3 thành viên trực vệ sinh lớp cho ngày sau theo thứ tự danh sách lớp thay vì trước đây theo cách cũ lớp phó lao động bàn giao cho tổ trưởng và tổ trưởng sẽ phân công thành viên trong tổ trực nhật. Còn vai trò của tổ trưởng là quản lý vấn đề đi lại của các bạn trong tổ từ nhà đến trường và từ trường tới nhà để phát hiện những hành vi sai lệch của các bạn ngoài giờ ở trường, đảm trách khâu nề nếp của tổ và kết quả học tập của tổ đồng thời đề ra phương hướng, kiến nghị giải pháp lên GVCN, GVCN sẽ thống nhất phương án chung nhằm thúc đẩy các thành viên của tổ điều chỉnh theo hướng tích cực trong khâu nề nếp, học tập, đạo đức tác phong * Tóm lại: Với cơ chế vận hành này GVCN dễ năm bắt được tình hình của lớp kịp thời, các em học sinh sẽ tự giác, nâng cao được ý thức trách nhiệm của mình, giảm đi những hành vi vi phạm nội qui nhà trường, học sinh đoàn kết giúp đở nhau cùng tiến bộ đồng thời sẽ rèn luyện cho các em là người có bản lĩnh, giải quyết được vấn đề khó khăn trong học tập và trong cuộc sống 3.5. Biết lắng nghe học sinh: (Là một nhà tư vấn tâm lý) ---Trang 13---
  14. Cũng như đã trình bày ở trên, lứa tuổi nay rất thích hoạt động giao tiếp ngòai xã hội, các em luôn tìm tòi học hỏi và làm như người lớn, có những thắc mắc không thể giải bày cùng ai, hoặc có những em môi trường sống trong gia đình khó khăn về kinh tế, thiếu tình thương, sự qua tâm với nhau trong gia đình, nên có khi các em tự hành động mang tính mâu thuẫn, ấu trĩ. Do đó GVCN phải tiếp cận với các em, tạo niềm tin đối với các em, để là chổ dựa tinh thần để cho các em giải bày tâm sự, giúp các em giải tỏa căng thẳng tâm lý, phải biết lắng nghe và kiềm chế xúc cảm của mình, cần có thái độ cởi mở khi học sinh thắc mắc nhằm tạo bầu không khí tâm lý vui tươi lành mạnh từ đó sẽ giúp giáo viên thuận lợi trong công tác giáo dục nhân cách học sinh 3.6. Dự giờ thăm lớp - tiếp xúc giáo viên bộ môn:  Trong học tập, học sinh sẽ gặp trở ngại về phương pháp giảng dạy của giáo viên, có những phương pháp cứng nhắc nhàm chán hay có những giáo viên không nghiêm túc, quá nghiêm khắc tạo bầu không khí học tập nặng nề chỉ biết la ó chửi mắng dẫn đến các em không hứng thú học tập dẫn đến tình trạng học sinh cúp tiết, trốn học.  Nên việc dự giờ thăm lớp rất cần thiết, nó sẽ giúp cho GVCN nắm bắt được tình trạng không khí học tập của lớp, nguyên nhân vì sao học sinh không thích học, không hiểu bài, hay cúp tiết, trốn học và đưa ra giải pháp kịp thời giúp học sinh ổn định tâm lý, củng cố lại sự hứng thú học tập của các em đồng thời giúp GVCN nắm được những thiếu sót trong phương pháp giảng dạy của GVBM, và đóng góp chân thành, kheo léo, tế nhị sẽ giúp cho giáo viên bộ môn điều chỉnh lại phương pháp giảng dạy của mình, giúp học sinh hiểu bài, thích học bộ môn mình hơn.  Ngoài ra việc liên hệ thường xuyên với giáo viên bộ môn sẽ giúp cho GVCN năm rõ được mức độ học tập, nề nếp của lớp hằng ngày ---Trang 14---
  15. 3.7. Tổ chức đối thoại trực tiếp: Trong quá trình quản lý lớp, cán bộ lớp cũng gặp khó trong việc giải quyết xử lý tình huống trên lớp, do đó giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức một cuộc đối thoại trực tiếp với cán bộ lớp, vừa để nắm được một cách cụ thể chi tiết tình hình của từng học sinh trên lớp, vừa tạo cơ hội để cán bộ lớp thể hiện tâm tư nguyện vọng của mình, đồng thời là cơ hội để giáo viên chủ nhiệm bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, phong cách giao tiếp ứng xử với bạn bè cho cán bộ lớp . . . làm sao cán bộ lớp đủ khả năng lãnh đạo tạo được sự đoàn kết thống nhất trong tập thể giúp tập thể ngày càng vững mạnh. 4). Kết quả thực hiện: Với những giải pháp trên khi tôi áp dụng vào lớp 9A2 mà tôi được phân công phụ trách kết quả cho thấy có nhiều chuyển biến tích cực: - Không còn học sinh đi học trễ - Hạn chế học sinh vắng - Phong trào thi đua đều đạt thứ hạng cao - Không có học sinh trốn học, cúp tiết, la cà ở các quan, tiệm - 100% học sinh chú ý trong học tập, ít nói chuyện trong giờ học - Học sinh trung thực, thẳn thắn, đoàn kết , không ỉ lại vào bạn bè. - Các em luôn giúp đỡ nhau trong học tập, và đạt kết quả đáng khích lệ Kết quả học tập HKI TSHS Học lực Hạnh kiểm Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu 37 02 16 17 02 0 33 4 0 0 Với giải pháp trên nếu tiến hành tốt, triệt để ở học kỳ 2 thì chắc chắn răng lớp sẽ đạt đựơc kết quả cao hơn. Nhưng do thay đổi tiết chuyên môn nên tôi ---Trang 15---
  16. không còn đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm và tiêu chí đặt ra cho lớp chủ nhiệm không thể thực hiện được tro vẹn. C/- BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong coâng taùc quaûn lyù lôùp chuû nhieäm, toâi gaëp raát nhieàu khoù khaên, nhöng vôùi söï coá gaéng noå löïc cuûa baûn thaân trong quaù trình thöïc hieän cuõng ruùt ra ñöôïc moät soá baøi hoïc quyù baùo.  Hoïc sinh coá gaéng nhieàu trong hoïc taäp cuõng nhöng trong coâng taùc quaûn lyù lôùp, ít vi phaïm noäi qui nhaø tröôøng, giaûm tyû leä hoïc sinh boû hoïc , đảm bảo tính trung thực khách quan trong chế độ báo cáo của học sinh  Ñöôïc söï hoã trôï nhieät tình cuûa giaùo vieân boä moân, coù bieän phaùp vaø hoã trôï kòp thôøi cuøng giaùo vieân chuû nhieäm . ---Trang 16---
  17.  Ñöôïc söï quan taâm cuûa gia ñình, keát hôïp chaët cheõ cuøng giaùo vieân chuû nhieäm beân caïnh söï giuùp ñôõ cuûa BGH nhaø tröôøng cuûa chính quyeàn ñòa phöông.  GVCN đở vất vả hơn và có thời gian thực hiện công tác khác  Tốn nhiều kinh phí hoạt động.(in ấn, thông tin liên lạc) D/- KẾT LUẬN  Baèng kinh nghieäm cuûa mình khi toâi aùp duïng vaøo thöïc teá, thì naém baét tình hình hoïc sinh khi khoâng ñöùng lôùp, xöû lí hoïc sinh kòp thôøi, ñöôïc phuï huynh thoáng nhaát, vai troø töï quaûn cuûa caùc em ñöôïc naâng cao. Toâi tin raèng vôùi bieän phaùp neâu treân, ñöôïc söï giuùp ñôõ cuûa giaùo vieân boä moân, cuûa BGH nhaø tröôøng, gia ñình vaø xaõ hoäi, keát quaû trong coâng taùc chuû nhieäm lôùp seõ ñaït cao hôn .  Treân ñaây laø moät vaøi bieän phaùp trong phaàn quaûn lí hoïc sinh cuûa lôùp chuû nhieäm raát mong söï ñoùng goùp cuûa caùc ñoàng nghieäp ñeå giuùp ñôõ toâi laøm toát hôn cho naêm hoïc sau. Xin chaân thaønh caûm ôn !!! E/- KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT:  Phòng giáo dục và Ban giám hiệu cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc những giáo viên chưa thực hiện tốt vai trò trách nhiệm của mình  BGH cần có chế độ khen thưởng đối với các cán bộ lớp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.  Hỗ trợ thêm kinh phí hoạt động cho lớp ---Trang 17---
  18. ---Trang 18---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2