intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Siêu âm can thiệp - tiêm cồn tuyệt đối điều trị ung thư gan

Chia sẻ: Nhậm Sơ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Siêu âm can thiệp - tiêm cồn tuyệt đối điều trị ung thư gan" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi, tai biến và xử trí các biến chứng sau siêu âm tiêm cồn tuyệt đối điều trị ung thư gan. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Siêu âm can thiệp - tiêm cồn tuyệt đối điều trị ung thư gan

  1. SIÊU ÂM CAN THIỆP - TIÊM CỒN TUYỆT ĐỐI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ GAN I. ĐẠI CƯƠNG 1. Nguyên lý Cồn tuyệt đối được tiêm trực tiếp vào khối u gan qua da. Cồn tuyệt đối (Ethanol 98%) làm hoại tử tế bào theo hai cơ chế: gây mất nước cấp làm nguyên sinh chất tế bào bị đông vón dẫn đến xơ hoá, cồn còn xâm nhập vào mạch máu gây hoại tử tế bào nội mạc, gây ngưng kết tiểu cầu tạo hiện tượng tắc mạch quanh u gây thiếu máu tổ chức u. 2. Kỹ thuật Sau khi gây tê tại chỗ, kim tiêm cồn được đưa qua da vào khối u dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính. Thường sử dụng cồn 99,5%, lượng cồn mỗi lần tiêm từ 2-10ml. Tổng lượng cồn được tính theo công thức: V(ml) = 4/3 x  (+1)3 Trong đó  là bán kính khối u (cm) thêm 1cm vùng ngoại vi khối u. Việc tiêm cồn có thể lặp lại hai lần một tuần đến khi vùng tăng âm chiếm toàn bộ khối u. Với khối u 3cm thường cần 6 lần, tối đa là 12 lần. II. CHỈ ĐỊNH Khối u nhỏ < 5cm, đặc biệt khối < 3 cm ở người bệnh không thể phẫu thuật. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH  Xơ gan giai đoạn Child Pugh C.  Huyết khối tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch trên gan, di căn hạch và các cơ quan khác.  Có rối loạn đông máu nặng.  Có các bệnh khác kèm theo: suy tim, suy thận. IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện 02 bác sĩ có kinh nghiệm làm siêu âm can thiệp, 02 điều dưỡng. 2. Phương tiện  Máy siêu âm.  Kim tiêm cồn 21G x 200mm, hoặc dùng kim chọc tủy sống 20G x 88mm.  Bơm tiêm, dây truyền dịch, kim luồn 1 bộ. 256 HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NỘI KHOA, CHUYÊN NGÀNH TIÊU HÓA
  2.  Cồn tuyệt đối 10 ml.  Xylocain, Perfangal 1 lọ 1g, dung dịch NaCl 9%0 500ml.  Găng vô khuẩn, dung dịch sát khuẩn tay, cồn iod, gạc vô trùng, khăn có lỗ. 3. Người bệnh Người bệnh được giải thích mục đích, tai biến của thủ thuật, tác dụng phụ thường gặp. Người bệnh được viết cam đoan theo mẫu. 4. Hồ sơ bệnh án Có đủ các xét nghiệm cần thiết: Công thức máu, đông máu cơ bản, HIV. Kết quả xét nghiệm nằm trong giới hạn cho phép. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh 3. Thực hiện kỹ thuật  Chuẩn bị người bệnh: tư thế nằm ngửa hoặc ngiêng trái. Được đặt đường truyền tĩnh mạch tay trái bằng dung dịch NaCl 0,9%.  Ðặt đầu dò siêu âm tìm vị trí thuận lợi nhất: khối u gan nằm giữa đường dẫn, đường đi của kim không đi qua các mạch máu lớn, túi mật.  Sát trùng vị trí chọc kim. Trải khăn có lỗ.  Gây tê tại chỗ chọc kim: da, cơ, màng bụng.  Chọc kim tiêm cồn qua da vào gan theo đường dẫn của siêu âm tới khối u. Bơm 2-10 ml dung dịch cồn tuyệt đối vào khối u. Giảm đau cho người bệnh bằng Perfalgal nếu người bệnh đau nhiều.  Ghi hồ sơ bệnh án: ngày giờ làm thủ thuật, bác sĩ thực hiện thủ thuật. Vị trí khối u gan được tiêm cồn, lượng cồn đã tiêm vào khối u. VI. THEO DÕI  Theo dõi mạch, huyết áp, tình trạng bụng của người bệnh trong 36 giờ sau khi làm thủ thuật.  Phát hiện và xử trí các biến chứng (chảy máu, thủng tạng...), ghi hồ sơ bệnh án. VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ  Chảy máu trong ổ bụng: tiêm tĩnh mạch transamin; bù dịch và máu nếu cần, theo dõi chặt chẽ và can thiệp ngoại khoa nếu tình trạng chảy máu trong ổ bụng không kiểm soát được.  Viêm phúc mạc do chọc vào tạng rỗng, thấm mật phúc mạc: chuyển ngoại khoa.  Tràn khí màng phổi: chọc hút, dẫn lưu khí và theo dõi. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NỘI KHOA, CHUYÊN NGÀNH TIÊU HÓA 257
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế, Quy trình kỹ thuật bệnh viện. 2. Tito Livraghi M.D., Claudio Vettori. Percutaneous ethanol injection therapy of hepatoma. CardioVascular and Interventional Radiology 1990, Volume 13, Issue 3, pp 146-152. 3. R. Lencioni, F. Pinto, Long-term results of percutaneous ethanol injection therapy for hepatocellular carcinoma in cirrhosis: a European experience. European Radiology. May 1997, Volume 7, Issue 4, pp 514-519. 258 HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NỘI KHOA, CHUYÊN NGÀNH TIÊU HÓA
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2