intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sinh sản và các chu kỳ sống của nấm men

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1.159
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sinh sản vô tính: - Sinh sản bằng cách nảy chồi. Đây là hình thức sinh sản phổ biến và đặc trưng của nấm men. Khi trưởng thành, tế bào nấm men sẽ nảy ra một chồi nhỏ, các enzim thuỷ phân sẽ làm phân giải phần polisaccarit cuả thành tế bào làm cho chồi chui ra khỏi tế bào mẹ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sinh sản và các chu kỳ sống của nấm men

  1. Sinh sản và các chu kỳ sống của nấm men: * Sinh sản vô tính: - Sinh sản bằng cách nảy chồi. Đây là hình thức sinh sản phổ biến và đặc trưng của nấm men. Khi trưởng thành, tế bào nấm men sẽ nảy ra một chồi nhỏ, các enzim thuỷ phân sẽ làm phân giải phần polisaccarit cuả thành tế bào làm cho chồi chui ra khỏi tế bào mẹ. Vật chất mới được tổng hợp sẽ được huy động đến chồi và làm chồi phình to dần lên, một phần nhân của tế bào mẹ được chuyển sang chồi, sau đó tách ra thành một nhân mới, rồi hình thành vách ngăn để ngăn cách với tế bào mẹ, tạo nên một tế bào mới. Tế bào con được tạo thành có thể tách khỏi tế bào
  2. mẹ hoặc vẫn dính trên tế bào mẹ và tiếp tục nảy sinh tế bào mới. - Sinh sản bằng cách phân cắt tương tự như ở vi khuẩn, kiểu sinh sản này chỉ có ở chi Schizosaccharomyces. Đến thời kỳ sinh sản, tế bào nấm men dài ra, ở giữa mọc ra vách ngăn chia tế bào thành 2 phần tương đương nhau, mỗi tế bào con sẽ có 1 nhân. - Sinh sản bằng bào tử: + Bào tử đốt: ở chi Geotrichum. + Bào tử bắn: ở chi Sporopolomyces. + Bào tử áo: ở loài Candida albicals. * Sinh sản hữu tính: nấm men sinh sản hữu tính bằng cách hình thành bào tử túi. Hình thức sinh sản này thường gặp ở các chi Saccharomyces,
  3. Zygosaccharomyces, và nhiều chi khác thuộc bộ Endomycetales. Bào tử túi (ascospore) được sinh ra trong túi (ascus), mỗi túi có 2, 4 hoặc 8 bào tử. Túi được hình thành do sự tiếp hợp của 2 tế bào nấm men. Khi 2 tế bào nấm men khác giới (mang dấu + và dấu -) đứng gần nhau sẽ mọc ra mấu lồi. Chúng tiến lại sát nhau và tiếp nối với nhau. Ở chỗ tiếp nối sẽ tạo ra một lỗ thông và qua lỗ thông đó chất nguyên sinh và nhân có thể đi qua để phối chất và phối nhân. Sau đó nhân phân cắt thành 2, 4, hoặc 8 nhân con, mỗi nhân con được bao bọc bởi nguyên sinh chất rồi tạo thành màng dày bao xung quanh và tạo thành các bào tử túi. Tế bào dinh dưỡng biến thành túi.
  4. Chu kỳ sống của nấm men có thể phân ra thành 3 loại hình: Các tế bào dinh dưỡng đơn bội (n) có thể tiếp hợp với nhau để tạo ra tế bào dinh dưỡng lưỡng bội (2n). Sau quá trình giảm phân sẽ sinh ra các bào tử túi (thường là 4 bào tử túi). Bình thường khi không có sinh sản hữu tính chúng vẫn liên tục nảy chồi để sinh sôi nảy nở. Chu kỳ sống này thường gặp ở nấm men lên men rượu Saccharomyces cerevisiae. - Các tế bào dinh dưỡng đơn bội (n) sinh sản theo lối phân cắt. Hai tế bào khác dấu ở gần nhau sẽ tiếp hợp với nhau và sau quá trình phân cắt 3 lần (lần đầu giảm phân) sẽ tạo ra 8 bào tử túi. Tế bào mang 8 bào tử này trở thành túi. Khi túi
  5. vỡ, các bào tử phát tán ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành các tế bào dinh dưỡng. Chu kỳ sống này thường gặp ở Schizosaccharomyces octospora. - Thể dinh dưỡng chỉ có thể tồn tại dưới dạng lưỡng bội (2n), sinh sản theo lối nảy chồi khá lâu. Bào tử túi đơn bội tiếp hợp từng đôi với nhau ngay cả khi còn nằm trong túi. Giai đoạn đơn bội tồn tại dưới dạng bào tử túi nằm trong túi và không thể sống đọc lập. Chu kỳ sống này thấy rõ ở Saccharomyces ludwigii. c. Vai trò của nấm men: - Nhiều nấm men tham gia vào quá trình lên men rượu nên được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất rượu, bia, cồn, glyxerin, nước giải khát.
  6. - Nấm men sinh trưởng nhanh, sinh khối nấm men giàu vitamin, protein và chứa nhiều loại axit amin, vì thế được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất thức ăn phục vụ cho chăn nuôi, sản xuất các axit amin như lizin, xistein, metionin; các enzim như amilaza, lactaza, invertaza, ... - Nấm men còn được sử dụng để làm nở bột mỳ, gây hương nước chấm, sản xuất một số dược phẩm. Bên cạnh những loài nấm men có ích vẫn có một số loài gây hại cho người và gia súc hoặc có thể làm hư hỏng thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2