intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sinh sản và phát triển của Huệ biển (Crinoidea)

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

207
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thụ tinh ngoài. Trứng phát triển thành ấu trùng đặc trưng là doliolaria dạng thuỳ có 5 vành tiêm mao. Sau khi bám vào giá thể, ấu trùng phân hoá thành dạng ấu trùng cystoid gồm có đĩa trung tâm và cuống. Tiếp theo hình thành dạng ấu trùng pentacrinus có đối xứng toả tròn. Giai đoạn tiếp theo ở huệ biển có cuống thì kéo dài và sống bám, còn ở huệ biển sống tự do, tự cắt rời cuống, chuyển sang sống tự do....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sinh sản và phát triển của Huệ biển (Crinoidea)

  1. Sinh sản và phát triển của Huệ biển (Crinoidea) Thụ tinh ngoài. Trứng phát triển thành ấu trùng đặc trưng là doliolaria dạng thuỳ có 5 vành tiêm mao. Sau khi bám vào giá thể, ấu trùng phân hoá thành dạng ấu trùng cystoid gồm có đĩa trung tâm và cuống. Tiếp theo hình thành dạng ấu trùng pentacrinus có đối xứng toả tròn. Giai đoạn tiếp theo ở huệ biển có cuống thì kéo dài và sống bám, còn ở huệ biển sống tự do, tự cắt rời cuống, chuyển sang sống tự do.
  2. Các loài huệ biển hiện sống có khoảng hơn 600 loài, trong đó có khoảng 75 loài huệ biển có cuống và 540 loài huệ biển không có cuống. Các loài hoá thạch tới 5.000 loài, xuất hiện từ đầu kỷ Cambri và thịnh hành đến cuối Cacbon. Một số loài có kích thước lớn, cuống dài tới 2 mét. Huệ biển có cuống xuất hiện trước, còn huệ biển không có cuống xuất hiện muộn hơn (đầu kỷ Jura).
  3. Ở vùng biển Việt Nam có khoảng 60 loài huệ biển. Các họ có số lượng loài nhiều hơn là Comasteridae, Himerometridae, Mariometridae. Các loài thường gặp là Comatula pectinata, Comathus parvicira và Zygometra comma. Hương Thảo Cấu tạo cơ thể Huệ biển (Crinoidea)
  4. Huệ biển là nhóm động vật da gai cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay, có khoảng 5000 loài hoá thạch và hơn 600 loài hiện sống. Phần lớn huệ biển sống bám với cuống dài, một số ít sống tự do. Ở nhóm huệ biển sống bám thì cơ thể được chia thành 3 phần là đế bám, cuống
  5. và cánh (gồm có đài hình đĩa và các tua dài). Đế là phần rễ bám chắc vào giá thể. Cuống gồm có nhiều đốt khớp lại với nhau, nhờ có hệ cơ điều khiển nên có thể cử động được. Phần đài hình đĩa, ở giữa đáy là tấm lưng (đĩa trung tâm) từ đó xuất phát các tay. Huệ biển có 5 cánh tay phóng xạ, mỗi cánh có chia đôi nhiều lần để cho số lượng cánh tay là bội số của 5 (10, 20, 40...). Các tay này khớp động với đĩa trung tâm và có thể cắt rời dễ dàng và khả năng tái sinh cao. Trên cánh tay có 2 dãy gai, giữa các cánh tay về phía trên là mặt miệng. Trên mặt miệng có lỗ miệng, lỗ hậu môn và các rãnh phóng xạ tới các cánh tay. Ở nhóm huệ biển sống tự do thì cấu trúc cơ thể bị mất cuống, quanh tấm lưng có nhiều cành cong xếp phóng xạ, thoạt nhìn giống như rễ chung của cây. Hình thái và số lượng của gai cánh, đặc điểm các tấm xương dùng để phân loại huệ biển.
  6. Hệ thống ống dẫn nước gồm có vòng quanh miệng và 5 ống dẫn nước phóng xạ có nhánh tới các gai cánh. Từ vòng ống dẫn nước quanh miệng có nhiều (hoặc 5) ống đá mảnh treo trong thể xoang. Thể xoang cũng liên hệ với nước xung quanh nhờ vào hàng trăm lỗ nhỏ quanh miệng. Phần này tương đương với tấm sàng của các nhóm động vật da gai khác. Di chuyển của huệ biển chủ yếu là hoạt động của các cánh tay. Ống tiêu hoá bắt đầu từ lỗ miệng, tới thực quản, tiếp theo là ruột uốn cong, cuộn khúc rồi đổ ra hậu môn nằm cùng phía với miệng. Đổ vào ruột có các tuyến phụ đó là gan. Thức ăn của huệ biển là các động vật bé, được tập trung nhờ vào dòng nước theo các rãnh hướng về lỗ miệng. Các gai miệng cũng góp phần vào việc bắt mồi.
  7. Hệ tuần hoàn có vòng quanh miệng là nơi tập trung nhiều máu được gọi là cơ quan xốp. Trên đĩa thân và thành ruột có mạch máu phát triển. Không có hệ máu giả, thể xoang tiêu giảm chỉ còn lại một khoang 5 ngăn xếp phóng xạ ở phía đối miệng. Thiếu hệ hô hấp và bài tiết. Hệ thần kinh có 2 phần xếp đối xứng nhau là phần miệng (hệ ngoài) và phần đối miệng. Phần miệng có vòng thần kinh quanh miệng, có 5 dây phóng xạ nằm trong lớp biểu mô dưới rãnh chân ống. Dây thần kinh phóng xạ có các nhánh đi tới các gai cánh. Chú ý vị trí của hệ thần kinh ở biểu mô là thể hiện tính chất nguyên thuỷ của Huệ biển. Hệ thần kinh đối miệng rất phát triển, có một khối thần kinh nằm trong xoang 5 ngăn, từ đó có 5 dây thần kinh phóng xạ có nhánh đi tới gai cánh. Huệ biển không có giác quan chuyên hoá.
  8. Hệ sinh dục có cấu tạo rất đặc trưng, phân tính. Từ xoang 5 ngăn có cơ quan trụ hướng về phía miệng và tận cùng là dải sinh dục. Tiếp theo là 5 dải tế bào của tuyến sinh dục hướng về 5 cánh. Các dải tế bào này phân nhánh theo cánh tay và kết thúc bằng các túi trong gai cánh. Các túi này có lớp tế bào trong hình thành nên tế bào sinh dục nên người ta coi mỗi túi là một tuyến sinh dục. Sản phẩm sinh dục trong túi được chuyển vào trong nước nhờ các vết nứt ở vị trí ổn định của gai cánh. Thảo Nguyên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2