Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển năng lực tự học của học sinh khi sử dụng thiết kế nội san môn học bằng bản đồ tư duy trên phần mềm Canva Pro
lượt xem 5
download
Để phát triển năng lực tự học của học sinh, sáng kiến "Phát triển năng lực tự học của học sinh khi sử dụng thiết kế nội san môn học bằng bản đồ tư duy trên phần mềm Canva Pro" sẽ hướng dẫn học sinh xây dựng hệ thống học liệu online bằng cách sơ đồ hóa kiến thức 9 môn học lớp 9 theo bản đồ tư duy trên phần mềm Canva Pro, đưa vào sử dụng trong thực tiễn và thu được những kết quả thể hiện tính khả thi và hiệu quả của học liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển năng lực tự học của học sinh khi sử dụng thiết kế nội san môn học bằng bản đồ tư duy trên phần mềm Canva Pro
- PHẦN I. LÍ LỊCH Họ tên: Vũ Văn Thanh Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị: Trường THCS Thị trấn Văn Giang Tên sáng kiến: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH KHI SỬ DỤNG THIẾT KẾ NỘI SAN MÔN HỌC BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRÊN PHẦN MỀM CANVA PRO
- PHẦN II. NỘI DUNG A. MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề 1. Thực trạng của vấn đề Vấn đề tự học, tự đào tạo của người học đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm quán và triệt sâu sắc từ nhiều năm qua. Nghị quyết Trung ương V khóa 8 từng nêu rõ: “Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh, sinh viên; Bảo đảm mọi điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, sinh viên, phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”. Ngày 04/11/2013 tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Nghị quyết chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội"; Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 cũng chỉ rõ các nhóm năng lực mà học sinh cần đạt được. Trong đó, năng lực tự chủ và tự học được xem là nhóm năng lực quan trọng nhất đối với học sinh... Trong thời đại 4.0 như ngày nay, thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy các em học sinh đã có rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng dù là phương pháp học thế nào thì ý thức tự học của mỗi người vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Tự học là việc con người phát huy những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa các em đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con
- người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình tivi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình. Tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Qua điều tra thực trạng, năng lực tự học của học sinh trong các trường trung học cơ sở hiện nay vẫn còn hạn chế do một số nguyên nhân như: thói quen học tập, phong cách dạy và học tại các trường trung học cơ sở, thể chế kiểm tra, thi cử, ...Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống, trong đó giáo dục chịu ảnh hưởng trực tiếp. Hình thức dạy học, cách thức tiếp cận kiến thức bị thay đổi một cách đột ngột, khiến học sinh gặp không ít khó khăn. Để phát triển năng lực tự học của học sinh, tôi đã hướng dẫn học sinh xây dựng hệ thống học liệu online bằng cách sơ đồ hóa kiến thức 9 môn học lớp 9 theo bản đồ tư duy trên phần mềm Canva Pro, đưa vào sử dụng trong thực tiễn và thu được những kết quả thể hiện tính khả thi và hiệu quả của học liệu. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài viết sáng kiến là: “Phát triển năng lực tự học của học sinh khi sử dụng thiết kế nội san môn học bằng bản đồ tư duy trên phần mềm canva pro”. 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp Sử dụng thiết kế nội san môn học bằng bản đồ tư duy trên phần mềm canva pro nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh, số hóa học liệu, bổ sung vào nguồn học liệu ôn thi cho học sinh lớp 9 tham dự kì tuyển sinh vào
- lớp 10 THPT. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Học liệu có tính thẩm mỹ, đảm bảo tính logic, khoa học, chính xác, sinh động và hấp dẫn. 3. Phạm vi sáng kiến. Sáng kiến được áp dụng với học sinh khối lớp 9 năm học 2021-2022 trường trung học cơ sở Thị trấn Văn Giang. II. Phương pháp tiến hành 1. Cơ sở lý luận 1.1. Tìm hiển về năng lực tự học - Khái niệm về năng lực tự học Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn đưa ra quan niệm về năng lực tự học như sau:“Năng lực tự học được hiểu là một thuộc tính kỹ năng rất phức hợp. Nó bao gồm kỹ năng và kĩ xảo cần gắn bó với động cơ và thói quen tương ứng, làm cho người học có thể đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đặt ra”. Năng lực tự học là sự bao hàm cả cách học, kỹ năng học và nội dung học: “Năng lực tự học là sự tích hợp tổng thể cách học và kỹ năng tác động đến nội dung trong hàng loạt tình huống – vấn đề khác nhau”. Năng lực tự học là những thuộc tính tâm lí mà nhờ đó chúng ta giải quyết được các vấn đề đặt ra một cách hiệu quả nhất, nhằm biến kiến thức của nhân loại thành sở hữu của riêng mình. - Biểu hiện của năng lực tự học Năng lực tự học là một khái niệm trừu tượng và bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Trong nghiên cứu khoa học, để xác định được sự thay đổi các yếu tố của năng lực tự học sau một quá trình học tập, các nhà nghiên cứu đã tập trung mô phỏng, xác định những dấu hiệu của năng lực tự học được bộc lộ ra ngoài. Đều này đã được thể hiện trong một số nghiên cứu dưới đây: Candy [Philip Candy (1991), Self-direction for lifelong Learning: A comprehensive guide to theory and practice] đã liệt kê 12 biểu hiện của người
- có năng lực tự học. Ông chia thành 2 nhóm để xác định nhóm yếu tố nào sẽ chịu tác động mạnh từ môi trường học tập. Nhóm đặc biệt bên ngoài: chính là phương pháp học nó chứa đựng các kỹ năng học tập cần phải có của người học, chủ yếu được hình thành và phát triển trong quá trình học, do đó phương pháp dạy của giáo viên sẽ có tác động rất lớn đến phương pháp học của học trò, tạo điều kiện để hình thành, phát triển và duy trì năng lực tự học. Nhóm đặc điểm bên trong (tính cách) được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua các hoạt động sống, trải nghiệm của bản thân và bị chi phối bới yếu tố tâm lý. Chính vì điều đó mà giáo viên nên tạo môi trường để học sinh được thử nghiệm và kiểm chứng bản thân, đôi khi chỉ cần phản ứng đúng sai trong nhận thức hoặc nhận được lời động viên, khích lệ cũng tạo ra được động lực để người học phấn đấu, cố gắng tự học. Năng lực tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự
- đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập”. - Thực trạng năng lực tự học của học sinh Hiện nay, học sinh trung học cơ sở còn nhiều vướng mắc, khó khăn khi học tập, chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc tự học, chưa xây dựng và rèn luyện kĩ năng tự học hợp lí. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân nên giáo viên chỉ lo thực hiện chức năng giảng dạy của mình mà ít quan tâm đến rèn luyện kĩ năng toàn diện cho học sinh trong đó có kĩ năng tự học. Bên cạnh đó, đại dịch Covid đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống, trong đó giáo dục chịu ảnh hưởng trực tiếp. Hình thức dạy học, cách thức tiếp cận kiến thức bị thay đổi một cách đột ngột, khiến học sinh gặp không ít khó khăn. 1.2 .Tìm hiểu về nội san môn học Nội san môn học là ấn phẩm - cẩm nang được lưu hành trong trường học với nội dung chính và trọng tâm là những kiến thức của các môn học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường. - Tiến trình thiết kế nội san Giai đoạn 1: Tìm hiểu công cụ hỗ trợ thiết kế nội san (Bản đồ tư duy, công cụ Canva, cấu trúc nội san). Giai đoạn 2: Thành lập Ban biên tập. Giai đoạn 3: Thiết kế nội san. Giai đoạn 4: Xuất bản nội san hoàn chỉnh. 1.3. Tìm hiểu về bản đồ tư duy - Lịch sử về bản đồ tư duy Tony Buzan là tác giả của phương pháp ghi ghép hiệu quả này với nhiều sách đã được xuất bản.
- Vào thập niên 90, Tony Buzan đã đăng kí bản quyền bản đồ tư duy của mình với tên gọi “Mind Map”. Hiện nay, có rất ít nghiên cứu về bản đồ tư duy, mặc dù nó rất phổ biến và thông dụng. Một trong số ít báo cáo nghiên cứu về bản đồ tư duy được viết bởi Farrand, Hussain và Hennessy (2002), họ đã tìm thấy bằng chứng cho rằng việc lập bản đồ tư duy giúp ích đáng kể cho việc ghi nhớ kiến thức. Sau này, Tony Buzan tiếp tục phát triển các nghiên cứu liên quan khác bằng việc xuất bản sách về chủ đề này vào năm 2006, các trang web của Trung tâm Buzan cũng được hình thành và phát triển vào năm 2007 nhằm đưa ra những công cụ hỗ trợ người dùng thiết kế bản đồ tư duy. Bản đồ tư duy đã dần trở nên phổ biến và quen thuộc với các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, làn sóng cách mạng giáo dục theo hướng hiện đại
- đang ngày một phát triển, xu hướng dạy và học tích cực nhận được nhiều sự quan tâm tìm hiểu của thầy cô và các bạn học sinh trong đó có kĩ thuật bản đồ tư duy. - Khái niệm bản đồ tư duy Bản đồ tư duy là một phương pháp trình bày ý tưởng, nội dung kiến thức bằng từ khóa, ghi chú, hình ảnh có màu sắc phù hợp với tư duy logic của não bộ, giúp não bộ phát huy khả năng giải quyết vấn đề, ghi nhớ kiến thức một cách tối ưu nhất - Cách vẽ bản đồ tư duy Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, có vai trò như một phương tiện giúp tăng khả năng ghi nhận hình ảnh của não bộ. Đây được xem như một hình thức để ghi nhớ một cách chi tiết, tổng hợp, phân tích vấn đề nào đó thành một dạng lược đồ phân nhánh. Để có được bản đồ tư duy logic, khoa học, đẹp mắt và mang hiệu quả thì người vẽ cần tuân theo những nguyên tắc sau: + Xác định được đề tài, chủ đề của bản đồ tư duy. + Chủ đề của bản đồ tư duy đặt ở trung tâm, với cỡ chữ to, trang trí màu sắc thu hút người nhìn.
- + Các nhánh nhỏ của bản đồ tư duy được phân bố theo từng khu vực riêng, màu sắc của từng khu vực phải nhất quán từ nhánh đầu cho tới nhánh cuối. Nội dung các nhánh là “đồng đẳng” và riêng biệt không trùng lặp. + Cần phải tóm gọn nội dung bằng các từ khoá, ghi chú, kí hiệu cụ thể, tránh trình bày dài dòng. + Lựa chọn ảnh, hình, kí hiệu minh hoạ phù hợp với từng nội dung của nhánh. - Các ưu điểm khi sử dụng bản đồ tư duy trong học tập Ưu điểm của viêc sử dụng bản đồ tư duy mang lại trong học tập hay làm việc đó là: + Tăng khả năng sáng tạo. + Tăng khả năng trình bày logic, khoa học. + Dễ dàng xác định được mối quan hệ và thông tin khác nhau từ đó dễ dàng móc nối để ghi nhớ và hiểu sâu các vấn đề cần tìm hiểu. + Cải thiện hiệu quả của bộ nhỡ, tăng khả năng ghi nhớ thông tin. + Tiết kiệm thời gian trong việc tóm lược nội dung vấn đề. 1.4. Các phần mềm vẽ bản đồ tư duy chuyên dụng Hiện nay, bản đồ tư duy được sử dụng phổ biến và rộng rãi có thể kể đến các phần mềm, công cụ sau: (1) I Mind map
- (2) Edraw Mind map (3) Coggle
- Đây là ứng dụng chạy nền trên nền tảng web có các công cụ hữu ích như sau: (4) Xmind XMind là phần mềm giúp người dùng phác thảo những ý tưởng, phân tích các vấn đề và đưa ra hướng giải quyết bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy XMind mà không cần phải dùng đến giấy bút để vẽ ra. XMind tương thích với hầu hết các phiên bản hệ điều hành trên máy tính hiện nay bao gồm Windows, macOS và Linux. Phần mềm này có nhiều ưu điểm nổi bật như sau: + Có các công cụ quản lý + Tự động nắm bắt được ý tưởng + Có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình Bên cạnh đó, phần mềm này còn tồn tại một số nhược điểm như: + File phần mềm khá nặng về dung lượng + Cần phải cài đặt một ứng dụng khác để có thể trải nghiệm phần mềm Xmind một cách hiệu quả 1.5. Tìm hiểu về phần mềm Canva phiên bản Pro
- - Canva là công cụ thiết kế đồ hoạ miễn phí, có cộng động mạng hỗ trợ online nhiệt tình 24/24 trên toàn thế giới cũng như toàn quốc, Canva có những ưu điểm sau: + Thiết kế dễ dàng, nhanh chóng +Thêm video và các thiết kế sành điều + Thiết kế chữ với 500 font, loại chữ +Kho thư viện ảnh thiết kế phong phú + Chia sẻ thiết kế trên các mạng: Canva, các mạng xã hội dễ dàng
- Các ưu điểm khi sử dụng phần mềm Canva phiên bản Pro trong thiết kế bản đồ tư duy và tập san có thể kể đến như sau: + Canva có hơn 20 loại biểu đồ chuyên nghiệp. + Các mẫu thiết kế sinh động, khoa học dễ dàng theo dõi quy trình làm việc, học tập nhanh chóng. + Dữ liệu đưa lên được trực quan hoá, người dùng không cần nghiên cứu phức tạp. + Đăng, chia sẻ ảnh có độ phân giải cao. + Nhúng sơ đồ tư duy dễ dàng vào bản thuyết trình báo cáo cùng nhiều nội dung khác nhau. + Công cụ thiết kế kéo thả đơn giản, tương thích với nhiều file khác nhau.
- 2. Cơ sở thực tiễn Điều tra thực trạng về khó khăn của học sinh trong việc tự tổng kết, ôn tập kiến thức của học sinh. Thông qua phiếu hỏi trên google form với 430 câu trả lời, tôi thu được kết quả như sau:
- Đa số học sinh các khối lớp đều khó khăn trong học tập về nhu cầu tự học, ôn tập, tổng kết và huy động kiến thức, chưa có năng lực tự học. Học sinh chưa thực sự tự tin khi đối diện thi cử và chưa yêu thích hầu hết các môn học. Vậy nhu cầu đặt ra của đề tài là thiết kế nội san môn học theo tháng với định hướng trình bày kiến thức các môn theo sơ đồ tư duy để tăng cường khả năng tự học cho học sinh. 3. Các biện pháp tiến hành Quá trình nghiên cứu các đối tượng học sinh tôi nhận thấy cần thực hiện bằng việc sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: 3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: - Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về năng lực tự học. Các văn bản hướng dẫn của bộ môn, các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy, cách tạo ra một nội san môn học. Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và địa phương. 3.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (bao gồm phương pháp quan sát, điều tra, đàm thoại): - Phương pháp quan sát, điều tra nghiên cứu khó khăn của học sinh trong quá trình tự học, tự nghiên cứu. - Phương pháp đàm thoại: trao đổi với những người có chuyên môn, học sinh tại nhà trường. - Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp, tham khảo các bài viết của đồng nghiệp về nâng cao năng lực tự học của học sinh.
- 3.3. Nhóm phương pháp bổ trợ, bao gồm: Phương pháp thống kê, định lượng cơ cấu và chất lượng học sinh học qua một vài năm học gần đây để rồi lập bảng biểu mà đối chiếu, so sánh để phân tích thực trạng. Sử dụng phiếu khảo sát với các đối tượng học sinh, giáo viên, phụ huynh. Các phương pháp nghiên cứu kể trên đều kết hợp đan xen nhau: Quan sát điều tra để thống kê định lượng, lập biểu bảng, trong phân tích có đối chiếu so sánh rút ra kết luận. 4. Thời gian tạo ra giải pháp Học kì 1 năm học 2021- 2022 và tiếp tục triển khai trong thời gian tiếp theo. B. NỘI DUNG I. Mục tiêu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển năng lực tự học của học sinh. - Nghiên cứu cơ sở lý luận trong việc xây dựng nội san môn học bằng bản đồ tư duy trên phần mềm Canva Pro. - Nghiên cứu thực trạng năng lực tự học và hiệu quả học tập của HS trong thời kì dịch Covid. - Thiết kế nội san môn học bằng bản đồ tư duy trên phần mềm Canva Pro. - Thực nghiệm sư phạm. II. Các giải pháp thực hiện 1. Thuyết minh tính mới Hiện nay các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên chưa thiết kế, xây dựng nội san môn học, nhất là việc áp dụng bản đồ tư duy trên phần mềm Canva phiên bản Pro để sơ đồ hóa kiến thức và số hóa học liệu của học sinh. Đây là nghiên cứu rất mới về vấn đề này. 1.1. Xây dựng quy trình thiết kế nội san
- Bước 1: Tổng kết kiến thức môn học đã học theo bài, theo chương và giới thiệu những nội dung sẽ tìm hiểu trong nội san số tiếp theo. Bước 2: Giáo viên bộ môn hỗ trợ học sinh trong việc chuẩn hóa kiến thức và sơ đồ tư duy. Bước 3: Thiết kế nội dung đã chuẩn hóa trên phần mềm Canva. 1.2. Áp dụng thiết kế bản đồ tư duy trên phần mềm Canva cho nội san môn học Bước 1: Tổng kết kiến thức môn học đã học theo bài, theo chương và lựa chọn những nội dung sẽ tìm hiểu trong nội san số tiếp theo. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tổng hợp kiến thức theo bài, hoặc theo chương trong tháng đã học, sơ đồ hóa dưới dạng sơ đồ tư duy. Tự tìm hiểu kiến thức liên quan đến bài học tiếp theo hoặc chương tiếp theo sẽ trình bày trong số nội san sau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp tại lớp 8a2 trường THCS Nguyễn Lân
19 p | 39 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua đổi mới nội dung và hình thức giờ sinh hoạt lớp bậc THCS
34 p | 29 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập môn GDCD
23 p | 103 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kết hợp một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực và kĩ năng của học sinh khi dạy môn Vật lý ở trường THCS
48 p | 24 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giảng dạy Số học 6
12 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 8 và học sinh tham gia thi Tin học trẻ trong khi giảng dạy Pascal
9 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS
15 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển năng lực của học sinh trong dạy học Vật lí thông qua việc tự làm thí nghiệm từ những vật liệu đơn giản, dễ tìm
14 p | 9 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy năng lực của ban cán sự lớp
9 p | 56 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Các giác quan Sinh học 8, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn
27 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển tư duy của học sinh qua khai thác bài toán hình học cơ bản trong sách giáo khoa môn Toán lớp 9
27 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy trí lực học sinh trong giải Toán bất đẳng thức và cực trị
26 p | 13 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy năng lực của học sinh trong giảng dạy bài Di truyền học với con người
29 p | 34 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Hình học 7
20 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy năng lực của học sinh trong dạy học văn miêu tả lớp 6
19 p | 29 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực độc lập của học sinh trong giờ học môn Sinh học
8 p | 39 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh qua bài Câu đặc biệt Ngữ văn 7
12 p | 48 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Pát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc dạy ca dao môn Ngữ văn 7
44 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn