Sinh viên đối với việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ CHí minh
lượt xem 138
download
Với lý tưởng sống: Sống cho ai? Sống vì cái gì? "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", đó là lý tưởng, là lẽ sống mà cũng là học thuyết chính trị - đạo đức của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sinh viên đối với việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ CHí minh
- Câu hỏi 14 D08QTKD2 Vũ Thị Thanh Thảo Nguyễn Trang Nhung Mai Thị Huyền Trang
- I. Tại sao sinh viên phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh? II. Sinh viên phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào?
- I.Tại sao sinh viên phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh? • 1.Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức của một vĩ nhân • Với lý tưởng sống: Sống cho ai? Sống vì cái gì? "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", đó là lý tưởng, là lẽ sống mà cũng là học thuyết chính trị - đạo đức của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam. Ham muốn tột bậc của Người là làm sao cho đất nước được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
- 2. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một bậc đại trí, đại dũng, hy sinh chẳng quản, gian nguy không sờn. Ở những thời điểm then chốt của lịch sử, với tầm nhìn xa trông rộng. Hồ Chí Minh đã sáng suốt và dũng cảm đi tới những phán quyết lịch sử. Năm 1945, khi thời cơ cách mạng đã đến, Người chỉ thị: "Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập". Vào giữa những nǎm 60, lợi dụng khó khăn của ta, khi phong trào cộng sản quốc tế có xung đột và chia rẽ nghiêm trọng, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đổ hơn nửa triệu quân vào miền nam Việt Nam và tăng cường cho không quân, hải quân ném bom, bắn phá dữ dội miền bắc, hòng đưa Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá! Trước tình thế đó, Người vẫn thể hiện quyết tâm và khí phách của toàn Đảng, toàn dân: "Dù nó ném hóa biển cũng phải giải phóng miền nam cho kỳ được!". Thật "hiếm có một nhà lãnh đạo nào, trong những giờ phút thử thách, lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy“.
- 3. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của tinh thần: Thắng không kiêu, khó không nản Cuộc đời Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm tháng vô cùng gian khổ: hai lần ngồi tù, một lần lãnh án tử hình; có giai đoạn hoạt động rất sôi nổi, được đánh giá cao, có giai đoạn bị hiểu lầm, ngộ nhận, lâm vào cảnh "như là sống ở bên lề, ở bên ngoài của Đảng”. Vượt qua được thử thách khổ ải, tù đày đã rất khó, nhưng vượt qua được thử thách do bị hiểu lầm, nghi kỵ còn day dứt hơn nhiều. Để kiên trì chân lý, giữ vững quan điểm độc lập, tự chủ, Người đã bình tĩnh, chủ động vượt qua những năm tháng khó khăn đó. Trong khó khăn, Người vẫn luôn luôn "tự khuyên mình": muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao!
- 4. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một lãnh tụ hết lòng thương yêu, quý trọng đối với nhân dân. Người luôn luôn tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, cho nên mọi chủ trương, chính sách đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân, luôn luôn dựa vào dân, "lấy dân làm gốc”.
- 5. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực Người là "muôn vàn tình thân yêu" đối với đồng chí, đồng bào. Trong tình yêu thương đó, có chỗ cho mọi người, không quên, không bỏ sót một ai. Trái tim mênh mông của Người ôm trọn mọi nỗi đau khổ của nhân dân. Người nói một cách cảm động: "Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng; gộp những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi". Tình thương yêu đó được mở rộng đối với nhân dân lao động toàn thế giới. Đối với những người lầm lạc, ngay cả đối với những người chống đối hay kẻ thù, Người cũng thể hiện một lòng khoan dung, độ lượng hiếm có. Kẻ thù xâm lược đã gây nên bao tội ác man rợ đối với nhân dân ta, nhưng khi chúng đã thất thế, đầu hàng hay bị bắt, Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải đối xử với chúng một cách khoan hồng, phải làm "cho thế giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước".
- 6. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Cần kiệm, giản dị, ít lòng ham muốn về vật chất, đó là "tư cách của người cách mạng". Người đề ra và tự mình gương mẫu thực hiện. Người coi khinh mọi sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng. Một cốt cách giản dị, một sự giản dị vĩ đại. Nét nổi bật trong đạo đức Hồ Chí Minh là sự khiêm tốn phi thường. Mặc dù có công lao rất lớn, Người không để ai sùng bái cá nhân mình, mà luôn luôn nêu cao sự nghiệp anh hùng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Người nói: Quần chúng mới là người làm nên lịch sử và lịch sử là lịch sử của chính họ chứ không phải của một cá nhân anh hùng nào.
- Tóm lại: Ở Hồ Chí Minh, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường. Do đó, Người đã trở thành biểu tượng của đạo đức, là tấm gương sáng cho toàn thể dân tộc Việt Nam nói chúng và thế hệ sinh viên nói riêng học tập và noi theo. Thế hệ sinh viên Việt Nam ngày nay- những chủ nhân tương lại của đất nước, hơn lúc nào hết, khi còn đang ngồi trong giảng đường, ngoài những kiến thức chuyên môn cụ thể, sinh viên cũng cần phải rèn luyện, học hỏi những phẩm chất tốt đẹp, trở thành những con người vừa có tài vừa có đức. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, khi đất nước ta đang tiến hành hội nhập ra ngoài thế giới, gặp rất nhiều khó khăn, thử thách cũng như những cơ hội mới. Vì vậy những đòi hỏi, kỳ vọng của xã hội đối với thế hệ sinh viên cũng ngày càng cao. Để có thể đáp ứng được những kỳ vọng đó, sinh viên cần thiết phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- 1. Có một lý tưởng sống cao đẹp, một ước mơ, một hoài bão và dám sống hết mình vì lý tưởng đó. Trước hết, người sinh viên phải xác định cho mình một mục tiêu cần phải hướng tới, một mục đích sống, một lý tưởng sống cao đẹp. Có mục tiêu để phấn đấu, từ đó con người mới nhận thấy ý nghĩ của cuộc sống, trân trọng cuộc sống và làm nhiều việc có ích cho bản thân và xã hội.
- Sinh viên cần thiết phải tự rèn luyện bản thân thông qua các hoạt động tình nguyện hoặc các công việc làm thêm, qua đó rút ra những kinh nghiệm sống đáng quý, rèn luyện cho bản thân tinh thần không ngại khó, không ngại khổ, sự nhiệt tình, lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm…
- nh ng ngày, là si uá ời sống hà g nên sống q Trong đ g ta khôn n viên , chún hung phí tiề n ãng phí, pệm, thực hiệ xa hoa, l ên tiết ki của m àn ôn chăm chỉ giản dị. Lu Luôn khiêm nếp sống làm việc. ọc học tập, tìm tòi, h ời tiến, luôn và mọi ngư tốn, cầu cô, bạn bè hỏi thầy ng. xung qua
- Kết luận: Ngoài những kiến thức khoa học được học trong sách vở, sinh viên cũng cần phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhằm trang bị cho bản thân cả về tài và đức, cả về chất và lượng để có thể giải quyết được mọi khó khăn trong cuộc sống cũng như thực hiên được ước mơ, hoài bão của mình, góp phần làm giàu cho Tổ quốc. Đồng thời giúp đỡ mọi người xung quanh hiểu và học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Bác theo chủ trương của Đảng cũng là trách nhiệm của mỗi người sinh viên.
- Tài liệu tham khảo: •Giáo Trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh_NXB Chính trị Quốc Gia •Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thanh – Thiếu niên và Học sinh – Sinh viên_NXB Hồng Đức •Các Website
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay
13 p | 1478 | 555
-
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị của các trường cao đẳng, đại học ở nước ta hiện nay
9 p | 185 | 33
-
NGHIÊN CỨU TÍNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHIM NHƯ MỘT CÔNG CỤ HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN VĂN HÓA MỸ ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM 3 KHOA TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐÀ NẴNG
5 p | 237 | 26
-
Action research – PP thẩm định quá trình dạy học
5 p | 333 | 21
-
Kỹ năng học đại học – kỹ năng mềm cho sinh viên
3 p | 109 | 18
-
Cải thiện quan điểm của giảng viên và các kỹ năng giảng dạy
3 p | 134 | 13
-
Bảy nguyên tắc dạy tốt ở bậc đại học
8 p | 102 | 13
-
Bài giảng: Chủ nghĩa xã hội khoa học - GV. Hoàng Thị Kim Liên
60 p | 36 | 10
-
MỨC ĐỘ QUAN TÂM CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI VIỆC ĐỌC BÁO TUỔI TRẺ - 2
10 p | 114 | 9
-
Sinh viên quốc tế tìm kiếm quê hương thứ hai và mục tiêu toàn cầu
9 p | 111 | 9
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và nâng cao uy tín chuyên môn của giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
5 p | 109 | 9
-
Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên hiện nay
7 p | 114 | 9
-
Chọn đề tài nghiên cứu khoa học xã hội
7 p | 158 | 7
-
Bài giảng Pháp luật lao động và an sinh xã hội - Chương 3: Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động
38 p | 34 | 7
-
Vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn của triết học Mác xít việc máy tính
17 p | 90 | 6
-
Hướng dẫn số 16-HD/BTCTU
10 p | 106 | 5
-
Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học trong môn Lí luận dạy học ở trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Tp Hồ Chí Minh - Diệp Phương Chi
8 p | 71 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn