Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
TT NỘI DUNG Trang<br />
<br />
1 Mục lục 1<br />
2 A. Phần mở đầu 2<br />
3 I. Lý do chọn đề tài 2<br />
4 II. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 3<br />
5 1.Mục tiêu 3<br />
6 2. Nhiệm vụ 3<br />
7 III. Đối tượng nghiên cứu 3<br />
8 IV. Giới hạn của đề tài 3<br />
9 V. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
10 B.Phần nội dung 4<br />
11 I. Cơ sở lý luận 4<br />
12 II. Thực trạng 4<br />
13 1. Thuận lợi 4<br />
14 2. Khó khăn 4<br />
15 III. Nội dung và hình thức của giải pháp 4<br />
16 1. Mục tiêu giải pháp 4<br />
17 2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp 4<br />
18 3. Hiệu quả ứng dụng 16<br />
19 C. Phần kết luận và kiến nghị 17<br />
20 I. Kết luận 17<br />
21 II. Kiến nghị 17<br />
22 D . Tài liệu tham khảo 19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
A. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I. Lí do chọn đề tài<br />
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào <br />
giảng dạy và học tập là việc làm quan trọng và ý nghĩa. Bởi vậy có thể nói <br />
việc sử dụng Internet là một phương thức học tập mới, một cách tiếp cận tiến <br />
bộ để các em có thể tự đánh giá năng lực học tập của mình. Đồng thời đây <br />
cũng là một sân chơi trí tuệ, lành mạnh, lý tưởng để các em được giao lưu học <br />
tập ở tất cả các môn học, trong đó môn giải toán qua mạng trong thời gian qua <br />
đã thu hút rất nhiều học sinh tích cực tham gia.<br />
Hưởng ứng phong trào giải toán qua mạng của Bộ giáo dục và đào tạo, <br />
những năm gần đây, các em học sinh toàn Quốc đã khắc phục khó khăn, tích <br />
cực tập luyện qua các vòng thi như: cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và Quốc <br />
gia. Nhờ vậy mà rất nhiều học sinh đã đăng kí là thành viên của chương trình <br />
giải toán qua mạng. Các em đã quan tâm, yêu thích, mày mò giải được nhiều <br />
vòng tự luyện. Song để kết quả việc giải toán qua mạng được tốt hơn, vị thế <br />
cùng vai trò, trách nhiệm của người thầy lại không thể thiếu được. Trong rất <br />
nhiều yếu tố; rất nhiều điều kiện; rất nhiều môn học, nhiều nội dung để có <br />
trò giỏi, thầy giỏi thì nội dung dạy Toán ở Tiểu học với tư cách là một phân <br />
môn “công cụ” có quan hệ khăng khít với tất cả các môn học khác trong <br />
trường. Học tốt môn Toán không những giúp cho học sinh nắm chắc kiến <br />
thức, kỹ năng cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội mà còn tạo điều <br />
kiện cho học sinh học tốt các môn học khác thông qua rèn kỹ năng cũng như áp <br />
dụng vào trong đời sống sản xuất. Như lời của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng <br />
nói: “Dù các bạn phục vụ ở ngành nào thì kiến thức toán học cũng rất cần cho <br />
các bạn”. Một trong những nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt của việc dạy <br />
học Toán là: <br />
Phát triển ở học sinh mọi khả năng, năng lực học toán, trên cơ sở đó mà <br />
phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi toán, góp phần tích cực vào nhiệm vụ <br />
“Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” phục vụ đất nước.<br />
Bồi dưỡng học sinh giỏi giải toán có một vị trí quan trọng trong chương <br />
trình môn toán bậc Tiểu học. Giải toán Violympic là một sân chơi lớn mà <br />
không phải thầy cô, học sinh nào cũng có thể vào được. Đây là mạch kiến thức <br />
khó, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh khi học tập. Vậy phải <br />
2<br />
Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
<br />
có một “giải pháp mới” để học sinh học tốt mạch kiến thức này ? Đặc biệt là <br />
với đối tượng học sinh giỏi lớp 45. Đây là một vấn đề tôi thấy rất phức tạp. <br />
Vì khi bồi dưỡng “Giải toán Violympic” cho học sinh đặc biệt là học sinh giỏi <br />
lớp 45 không ít giáo viên còn lúng túng về kiến thức và phương pháp dạy học <br />
nên chưa phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; chưa <br />
hướng dẫn học sinh tìm nhiều cách giải và chọn cách giải hay vì thế chưa kích <br />
thích được sự ham mê trong giải toán của học sinh, đặc biệt là học sinh năng <br />
khiếu. Bài giải của học sinh còn mang tính áp đặt, đơn điệu, khuôn mẫu… làm <br />
cho học sinh tiếp thu bài một cách thụ động. <br />
Nhận thức được mục đích và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học <br />
sinh giỏi “Giải toán Violympic; Xuất phát từ mục tiêu giáo dục Tiểu học, xuất <br />
phát từ nhiệm vụ của dạy học Toán là trang bị cho học sinh một hệ thống <br />
kiến thức toán học và kỹ năng cơ bản cần thiết cho việc học ở lớp tiếp theo; <br />
Xuất phát từ những thực tế đã nêu trên. Để phát huy năng lực tư duy, bồi <br />
dưỡng trí thông minh cho học sinh từ các lớp 45 làm nền tảng vững chắc cho <br />
các lớp tiếp theo. Vì thế bản thân tôi chọn đề tài: Biện pháp bồi dưỡng học <br />
sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet, nhằm cùng bạn bè đồng nghiệp tìm hiểu <br />
và đưa ra một số biện pháp, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần <br />
nâng cao hiệu quả trong các hội thi cũng như chất lượng học tập của học sinh.<br />
<br />
II. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.<br />
1.Mục tiêu<br />
Qua nghiên cứu và thực tế bồi dưỡng giúp giáo viên hiểu và nắm vững <br />
những điểm chính về nội dung, phương pháp bồi dưỡng “giải toán <br />
Violympic”. Trên cơ sở đó phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua việc <br />
rèn kỹ năng giải Toán. Từ đó khai thác các hoạt động của học sinh theo hướng <br />
phát huy tính tích cực, sáng tạo.<br />
2. Nhiệm vụ<br />
Tìm tòi tài liệu, tư liệu, truy cập Internet,…<br />
Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học, chương trình môn <br />
toán ở Tiểu học nói chung và chương trình giải toán trên mạng Internet nói <br />
riêng.<br />
Đúc rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy.<br />
III. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet<br />
IV. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
3<br />
Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
<br />
Bồi dưỡng học sinh giỏi “giải toán Violympic” trong chương trình lớp <br />
45 trên nền kiến thức cơ bản thông qua một số phương pháp, thủ thuật giải <br />
toán. Giúp giáo viên nâng cao năng lực bồi dưỡng học sinh giỏi cho học sinh <br />
một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo đáp ứng nhu cầu chất lượng học sinh <br />
giỏi Toán lớp 4, 5 trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai. T ừ năm học 2014<br />
2015 đến nay.<br />
V. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.<br />
Phương pháp điều tra.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.<br />
Phương pháp khảo nghiệm.<br />
Phương pháp thống kê toán học.<br />
<br />
B. PHẦN NỘI DUNG<br />
I. Cơ sở lí luận<br />
Những năm gần đây Bộ Giáo Dục đã chỉ đạo cuộc thi giải Toán trên <br />
mạng Internet cho học sinh phổ thông nhằm đào tạo bồi dưỡng nhân tài; đẩy <br />
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học tại các trường phổ <br />
thông; tạo ra sân chơi trực tuyến môn Toán cho học sinh, tạo điều kiện cho các <br />
em tiếp cận và sử dụng Internet là một phương thức học tập, học sinh được <br />
luyện tập và tự đánh giá năng lực học tập môn Toán; tạo ra môi trường thân <br />
thiện, lành mạnh để học sinh tích cực giao lưu, học tập; tăng cường đầu tư cơ <br />
sở vật chất, thiết bị dạy học, đặc biệt là phòng máy có kết nối Internet.<br />
Về mục đính, nội dung và thể lệ của việc bồi dưỡng giải Toán trên <br />
Internet, chúng ta đã thực hiện quyết định số 3486/QĐ – BGDĐT, ngày 14 <br />
tháng 9 năm 2016, về ban hành Thể lệ cuộc thi giải Toán, Vật lí qua Internet <br />
dành cho học sinh phổ thông. Cùng công văn số 230/ PGDĐT CNTT ngày 2 <br />
tháng 12 năm 2016. V/v Hướng dẫn tổ chức vòng thi các cấp Cuộc thi giải <br />
Toán bằng Tiếng Anh, Tiếng Việt và Vật lí qua mạng Internet năm học 2016<br />
2017. Để nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời để đào tạo bồi dưỡng <br />
nhân tài cho đất nước, việc bồi dưỡng học sinh giỏi Toán ngay từ cấp Tiểu <br />
học là rất cần thiết đặc biệt là lứa tuổi học sinh lớp 4, lớp 5. Bản thân tôi luôn <br />
được nhà trường tin tưởng giao cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi nên tôi đã <br />
giành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm để làm sao việc <br />
bồi dưỡng đem lại hiệu quả.<br />
<br />
II. Thực trạng vấn nghiên cứu<br />
4<br />
Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
<br />
1.Thuận lợi<br />
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của Ban giám hiệu nhà <br />
trường, của các bậc phụ huynh đã tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học <br />
sinh: Trang bị một phòng máy hiện đại, đường truyền Internet ổn định .<br />
Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề.<br />
Từ việc giải toán trên máy vi tính học sinh tiếp thu đựợc rất nhiều kiến <br />
thức toán học và rèn được nhiều thao tác kĩ năng khi sử dụng máy vi tính. Học <br />
sinh được khám phá và làm chủ máy vi tính, tạo tính sáng tạo, hứng khởi cho <br />
các em mỗi khi học giải toán qua mạng.<br />
2.Khó khăn<br />
Khi chưa có kinh nghiệm, giáo viên bồi dưỡng đều phải tự soạn thảo <br />
chương trình bồi dưỡng theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự <br />
nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu nên hết sức khó khăn, vất vả.<br />
Việc truyền thụ kiến thức cho học sinh còn gượng ép, máy móc. Học <br />
sinh tiếp thu bài còn mang tính thụ động, gò ép.<br />
Phòng máy của nhà trường ít máy, số lượng học sinh tham gia thi đông <br />
nên hạn chế việc tổ chức cho học sinh thực hành trên máy.<br />
Ở nhà các em không có máy tính vì thế việc học của học sinh hoàn toàn <br />
ở trường cũng gây khó khăn cho việc bồi dưỡng.<br />
Hiệu quả số lượng học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi còn <br />
thấp.<br />
III. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
1. Mục tiêu của giải pháp<br />
Nhằm phát hiện, bồi dưỡng, động viên kịp thời những học sinh có <br />
thành tích cao trong học tập. Tạo điều kiện để học sinh thể hiện khả năng vận <br />
dụng, tư duy sáng tạo các kiến thức đã học trong chương trình, tạo sân chơi bổ <br />
ích giúp học sinh tự tin, phát huy được khả năng tư duy, giúp học sinh được <br />
giao lưu học hỏi lẫn nhau.<br />
Đây là một sân chơi bổ ích được đánh giá là sân chơi trí tuệ, góp phần <br />
rèn luyện kĩ năng giải toán, lòng yêu thích môn toán và góp phần rèn luyện kĩ <br />
năng sử dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh. Rõ ràng sân chơi <br />
này mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả.<br />
Sân chơi giải toán Violympic này đã được triển khai rộng khắp trên <br />
toàn quốc, nếu biết sử dụng nó làm phương tiện học tập thì nó sẽ mang lại <br />
nhiều lợi ích thiết thực. Sân chơi này chắc chắn sẽ tiếp tục đón nhận sự đồng <br />
tình của thiếu nhi, các giáo viên và các bậc phụ huynh trong cả nước .<br />
2.Nội dung và cách thực hiện các giải pháp<br />
5<br />
Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
<br />
Ngay từ đầu năm học sau khi khảo sát học sinh đầu năm lập danh sách <br />
đội tuyển trình Ban giám hiệu sau đó thực hiện ôn tập theo lịch m ỗi tuần từ 2 <br />
đến 3 buổi. Lập ít nhất 2 nick tập luyện cho mỗi học sinh.<br />
GV bồi dưỡng bám sát từng vòng thi Violimpic của HS bằng cách:<br />
+Tự đăng nhập và tự giải từng vòng thi.<br />
+ Ghi lại những bài toán khó trong từng vòng.<br />
+ Phân loại những bài toán khó trên thành từng dạng.<br />
+Tổ chức HS ôn luyện theo từng dạng ngay trên lớp học (để tránh mất <br />
thời<br />
gian, GV sẽ phô tô đề cho HS làm trên giấy).<br />
+ Sau đó tổ chức HS thi tại phòng máy.<br />
+ Theo dõi HS trong quá trình thi và kết quả HS thi ở mỗi vòng.<br />
+ GV phát hiện những kiến thức HS còn hổng và tiếp tục bồi dưỡng <br />
thêm<br />
cho HS vào buổi thứ hai của tuần đó.<br />
+ Ngoài ra, GV bồi dưỡng phối hợp với GVCN ôn luyện thêm cho học <br />
sinh<br />
những kiến thức đó vào những tiết luyện buổi chiều.<br />
Sau đây là một số biện pháp, giải pháp cụ thể:<br />
1.1.Giải pháp 1:<br />
* Cách làm để hoàn thành vòng thi.<br />
Để hoàn thành vòng thi ( ở các vòng tự luyện) các em phải đạt ít nhất <br />
75% tổng số điểm trong vòng thi tức là phải đạt từ 225 điểm trở lên. Trong <br />
một vòng thi có 3 bài, mỗi bài có giá trị 100 điểm và phải hoàn thành trong thời <br />
gian 20 phút. ở mỗi vòng thi đều có một bài là 20 ô số, hoặc là chọn cặp bằng <br />
nhau, hoặc là chọn giá trị tăng dần. Để lấy 100 điểm ở bài thi không khó <br />
(không được chọn sai quá 3 lần) các em hãy kẻ trước 20 ô số rồi ấn vào thi, <br />
nhập các giá trị số hoặc các phép tính vào các ô sau đó chọn dạng, chọn kết <br />
quả trước vào các ô số rồi đưa vào nhập máy. Bài thi thứ hai là giải nhanh các <br />
bài toán nâng cao trong chương trình đã học, có những bài toán rất lạ và khó. <br />
Vậy các em hãy đọc hết một lượt các bài toán và giải trước các bài toán mà các <br />
em đã hiểu và giải được để lấy điểm. Thời gian còn lại mới tư duy đến các bài <br />
toán lạ và tiếp tục hoàn thành cho đến khi hết thời gian cho phép. Bài thi thứ ba <br />
là kiểu bài “Vượt chướng ngại vật”. Các em phải vượt qua 3/5 chướng ngại <br />
vật của bài thi mới hoàn thành, các chướng ngại vật ở đây là giải các bài toán <br />
rất khó. Cách để vượt qua các chướng ngại vật là khi gặp một bài toán mà các <br />
<br />
<br />
6<br />
Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
<br />
em không hiểu gì về bài toán đó thì chọn giải pháp “bỏ qua” để tìm một bài <br />
khác hiểu hơn.<br />
* Cách làm để có nick cao điểm nhất.<br />
Theo tâm lý của các em luôn muốn tên của mình đứng ở ngôi vị đầu <br />
trang tổng hợp các nick giải toán của khối mình, trường mình mà để có tên <br />
mình đứng ngôi đầu danh sách thì nick của em đó phải là cao điểm nhất, thời <br />
gian hoàn thành của nick đó ít nhất. Muốn vậy, các em phải lập nhiều nick <br />
( khoảng 10 nick ) và chọn một nick chính. Khi lần lượt vào thi các nick thì đến <br />
nick chính hầu như cách giải và đáp án các bài toán đã nhớ hoàn toàn, bởi thế <br />
vòng thi của nick đó sẽ cho kết quả cao nhất và ít thời gian nhất.<br />
* Cách làm để hoàn thành bài thi mà tốn ít thời gian.<br />
Trong mỗi vòng thi có một bài thi là 20 ô số như đã nói ở trên, mỗi ô số <br />
là một giá trị số hoặc một phép tính, có khi là một biểu thức. Vậy để tốn ít thời <br />
gian cho bài thi này các em hãy đưa về cùng dạng (cùng tử số, cùng mẫu số, <br />
cùng hỗn số, cùng số thập phân...) nếu là để so sánh chọn giá trị tăng dần. Dựa <br />
vào các tính chất ( rút gọn, quy đồng nhanh, nhẩm kết quả theo chữ số tận <br />
cùng,...) nếu là để chọn cặp bằng nhau. Ở bài thi này sau khi chọn đúng và còn <br />
3 cặp ô số thì dùng cách chọn ngẫu nhiên để kết thúc sớm. <br />
Ban tổ chức hội thi các cấp không cho thí sinh mang máy tính cầm tay <br />
vào phòng thi theo điều lệ. Đối với học sinh giỏi, khi đã tìm ra được hướng <br />
giải thì phần còn lại chỉ là thời gian, còn đã không tìm được hướng giải thì thời <br />
gian chỉ là vô vị. Hướng dẫn các em sử dụng “công cụ” trong giải Toán <br />
ViOlympic là điều cần thiết vì ở đó cần nhập kết quả đúng và nhanh. Khi các <br />
em đã tìm được cách giải cho một bài toán thì máy tính cầm tay là công cụ đắc <br />
lực để giúp các em kết thúc sớm bài toán đó dành thời gian còn lại cho các bài <br />
toán sau, vậy tại sao các em không lấy công cụ đó trên màn hình máy tính.<br />
Vào Start / programs / accssories / calculator.<br />
1.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh giải các bài toán trong một <br />
vòng thi.<br />
* Kiểu bài “Chọn cặp bằng nhau”<br />
Để hoàn thành bài tập này ngoài kiến thức toán học vững chắc, cần <br />
hướng dẫn các em có kĩ năng nhẩm nhanh các ô chứa phép tính, ô cần rút gọn, <br />
chuyển từ hỗn số về phân số, chuyển từ tỉ số phần trăm về phân số, chuyển <br />
đổi về cùng đơn vị đo, nhân chia nhẩm với 10; 100; 1000...với 0,1; 0,01; <br />
0,001...phát hiện tính chất một số nhân một tổng, một số nhân một hiệu, tính <br />
chất chữ số tận cùng, tính giá trị phần trăm của một số, nhân chia số đo thời <br />
gian... <br />
7<br />
Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
<br />
Hướng dẫn các em nhẩm nhanh các ô có thể để xóa bớt các ô trong tổng <br />
số 20 ô của bài toán làm giảm bớt sự căng thẳng thần kinh khi nhìn 20 ô đầy <br />
những phép tính và những con số đủ các loại đơn vị đo.<br />
Với những ô chứa phép tính phức tạp cần tính nháp chính xác trước khi <br />
chọn cặp bằng nhau. <br />
Trong trường hợp còn 3 cặp cuối cùng thì cho phép chọn ngẫu nhiên để <br />
kết thúc bài thi.( trường hợp chưa chọn sai lần nào)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Kiểu bài “ Chọn giá trị tăng dần”<br />
Ở kiểu bài này hướng dẫn các em kẻ sẵn 20 ô số, nhập hết các giá trị số <br />
hoặc các phép tính vào ô số. Hướng dẫn các em vận dụng tính chất so sánh hai <br />
số tự nhiên, hai số thập phân, hai phân số, hai hỗn số, hai đơn vị đo trong <br />
bảng; Tính giá trị số; ... để lựa chọn những giá trị nhỏ hơn. VD: hai phân số có <br />
tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn.<br />
Với những ô không cùng đơn vị đo, không cùng giá trị thì phải đưa về <br />
cùng đơn vị đo. Những ô chứa phép tính cần tính nháp chính xác trước khi <br />
chọn. <br />
Trong trường hợp còn 3 ô cuối cùng thì cho phép chọn ngẫu nhiên để kết <br />
thúc bài thi.( trường hợp chưa chọn sai lần nào)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Kiểu bài “Đừng để tiền rơi”; “Đập dế”; <br />
Kiểu bài này cùng dạng với kiểu bài “Tìm cặp bằng nhau” Vận dụng các <br />
kĩ năng tính nhẩm, ước lượng, rút gọn, quy đồng mẫu, quy đồng tử, đổi đơn vị <br />
đo... để hoàn thành bài tập này. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Kiểu bài “ Điền số vào chỗ chấm”. “Mười hai con giáp”. Đây là <br />
các kiểu bài có cùng đặc điểm là giải các bài toán có lời văn liên quan đến 23 <br />
9<br />
Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
<br />
dạng toán ở Tiểu học từ cơ bản đến nâng cao hoặc vận dụng các tính chất của <br />
Toán học để hoàn thành bài thi. Một số bài toán lạ và khó hiểu sẽ được đưa <br />
vào chuyên đề để quý bạn đọc tham khảo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
<br />
1.3.Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh giải các bài toán cụ thể theo <br />
từng dạng.<br />
Trong rất nhiều tài liệu hướng dẫn học sinh giỏi giải toán ở Tiểu học <br />
thì nội dung bồi dưỡng giải toán Violympic đã được cụ thể trong tài liệu <br />
“Hướng dẫn giải chi tiết toán violympic lớp 45”. Tuy nhiên vẫn còn một số <br />
dạng bài mà tài liệu chưa đưa ra hết, chưa đáp ứng cái mà người dạy, người <br />
học cần đến, đó là: Hướng tiếp cận, các lưu ý, các kiến thức cần nhớ, các <br />
hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu. Vậy cá nhân tôi mạo muội đưa ra các dạng mà <br />
chủ quan người viết đề tài muốn đem đến cho độc giả điều mà họ cần. <br />
* Tìm số trung bình cộng khó.<br />
Kiến thức cần nhớ.<br />
Nếu có ba số a,b,c và số chưa biết y mà y lớn hơn TBC của cả 4 số <br />
a,b,c,y là n đơn vị thì TBC của cả 4 số là ( a + b + c + n ) : 3 <br />
Hay (a + b + c + y ) : 4 = ( a + b + c + n ) : 3<br />
Nếu có ba số a,b,c và số chưa biết y mà y bé hơn TBC của cả 4 số <br />
a,b,c,y là n đơn vị thì TBC của cả 4 số là ( a + b + c n ) : 3 <br />
Hay (a + b + c + y ) : 4 = ( a + b + c n ) : 3<br />
Bài 1 : Tìm số tự nhiên B ; Biết B lớn hơn TBC của B và các số 98 ; 125 là <br />
19 đơn vị ? <br />
Hướng tiếp cận : Vẽ sơ đồ biểu thị bài toán.<br />
Hai số 98 và 125 phải bù cho B là 19 rồi chia cho 2 để được số trung <br />
bình cộng.<br />
*** TBC của 3 số là : ( 98 + 125 + 19 ) : 2 = 121 . <br />
Vậy B là : 121 + 19 = 140<br />
Bài 2 : Tìm số tự nhiên C ; biết C bé hơn TBC của C và các số 68; 72 ; 99 là <br />
14 đơn vị ?<br />
*** TBC của 3 số là : [ ( 68 + 72 + 99 ) – 14 ] : 3 = 75<br />
Vậy C là : 75 – 14 = 61 <br />
<br />
* Dạng tìm số các số hạng, tìm số hạng thứ n trong dãy số cách đều.<br />
Công thức tính : <br />
Số các số hạng của dãy = ( Số cuối – số đầu) : khoảng cách + 1.<br />
Số cuối dãy = Số đầu + khoảng cách x ( n – 1)<br />
Số đầu dãy = Số cuối – khoảng cách x ( n – 1)<br />
VD 1: Cho dãy số 1 , 3 , 5 , 7,… 2015. Dãy này có bao nhiêu chữ số ?<br />
Hướng tiếp cận: Để tìm số chữ số ta :<br />
+ Tìm xem trong dãy có bao nhiêu số hạng.<br />
11<br />
Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
<br />
+ Trong số các số đó có bao nhiêu số có 1 , 2 , 3 , 4,…chữ số.<br />
VD 2 : Cho dãy số 30 , 32 , 34,… Hỏi số hạng thứ 2014 là số nào ?<br />
HD : Số hạng thứ 2014 = 30 + 2 x ( 2014 – 1).<br />
VD 3 : Môt day phô co 20 nha.<br />
̣ ̃ ́ ́ ̀ Sô nh ̉ ̀ ược lanh la cac s<br />
́ à cua 20 nha đ ̃ ̀ ́ ố<br />
̃ ́ ́ ̉ ̉ ́ ̀ ̉<br />
chăn liên tiêp . Biêt tông cua 20 sô nha cua day phô đo la 980. Hay cho<br />
̃ ́ ́ ̀ ̃<br />
biêt ̀ ̀ ́ ̀ ̉<br />
́ sô nha đâu tiên va sô nha cuôi cung cua day phô đo?<br />
̀ ̀ ̃ ́ ́<br />
Cách giải: Tìm TB 1 số nhà: 980 : 20 = 49<br />
Tìm tổng của số nhà đầu và số nhà cuối: 49 X2 = 98<br />
Tìm hiệu giữa số nhà cuối và số nhà đầu ( 201) x 2 = 38 <br />
Tìm số nhà đầu: ( 98 – 38) : 2 = 30<br />
Tìm số nhà cuối: 30 + 38 = 68<br />
Giải trên mạng: Tìm TB 1 số nhà : 980 : 20 = 49<br />
Tìm số nhà đầu: 49 – ( 20 – 1) = 30<br />
Tìm số nhà cuối: 49 + 19 = 68<br />
<br />
* Dạng tìm số tự nhiên.<br />
HD: Ở dạng toán này cần hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo thập <br />
phân của số, quy luật viết số nhỏ nhất, lớn nhất, ước số, bội số...<br />
Bài 1 :Tìm số có hai chữ số biết số đó bằng 9 lần tổng các chữ số của nó ?<br />
Giải theo phân tích cấu tạo số.<br />
ab = 9 x (a + b) ; a x 10 + b = 9 x a + 9 x b ; a x 10 – a x 9 = b x 9 – b x 1.<br />
a = b x 8 Suy ra b = 1 và a = 8. Số phải tìm là 81.<br />
Bài 2 : Tìm số tự nhiên bé nhất sao cho khi chia số đó cho 2, 3, 4, 5 và 6 thì <br />
được số dư lần lượt là 1, 2, 3, 4 và 5 ?<br />
HD : Gọi số đó là A ta có (A + 1) chia hết cho cả 2, 3, 4, 5 và 6 mà số 60 <br />
là nhỏ nhất chia hết cho các số đó nên số phải tìm là 60 – 1 = 59.<br />
Bài 3 : Tìm số tự nhiên bé nhất viết bởi các chữ số khác nhau mà tổng các <br />
chữ số bằng 25 ?<br />
HD : Số bé nhất là số có ít chữ số nhất. Để có ít chữ số nhất thì chữ số <br />
cuối cùng là lớn nhất. suy luận như trên ta có số 1789.<br />
<br />
* Dạng tìm hai số tự nhiên, hai số thập phân.<br />
Dạng này thường liên quan đến toán Tổng – tỉ, Hiệu – tỉ mà thương là tỉ <br />
số. <br />
Bài 1: Tìm 2 số tự nhiên biết số lớn chia cho số bé được thương là 3 dư 41 và <br />
tổng của hai số đó là 425 ? <br />
Ta có số bé bằng 1 phần ; số lớn 3 phần (số thương) <br />
12<br />
Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
<br />
Số bé = ( Tổng số dư ) : số phần <br />
Số lớn = Số bé x Thương + số dư <br />
Bài 2 : Tìm 2 số tự nhiên biết số lớn chia cho số bé được thương là 2 dư 9 và <br />
hiệu của hai số đó là 57 ? <br />
Ta có số bé bằng 1 phần ; số lớn 2 phần (số thương) <br />
Số bé = ( Hiệu số dư ) : số phần <br />
Số lớn = Số bé x Thương + số dư <br />
Bài 3: Tìm 2 số biết thương của chúng bằng hiệu của chúng và bằng 1,25 ? <br />
125<br />
Đổi số thương ra phân số thập phân , rút gọn tối giản. Đổi 1,25 = <br />
100<br />
5<br />
= <br />
4<br />
Vậy số bé = 4 phần, số lớn 5 phần ( Toán hiệu tỉ) <br />
Số lớn = ( Hiệu : hiệu số phần ) x phần số lớn <br />
Số bé = Số lớn hiệu <br />
Bài 4: Tìm 2 số có tổng của chúng bằng 280 và thương chúng là 0,6 ? <br />
6<br />
Đổi số thương ra phân số thập phân , rút gọn tối giản. Đổi 0,6 = = <br />
10<br />
3<br />
5<br />
Vậy số bé = 3 phần, số lớn 5 phần ( Toán tổng tỉ)<br />
Số lớn = ( Tổng : tổng số phần ) x phần số lớn <br />
Số bé = Tổng số lớn <br />
* Dạng dấu hiệu số.<br />
Bài 1: Tìm hai số tự nhiên có tổng là 2013 và giữa chúng có 20 số tự nhiên khác <br />
?<br />
Hiệu của 2 số đó là : 20 x 1 + 1 = 21<br />
Bài 2 : Tìm hai số có tổng bằng 2011 và giữa chúng có tất cả 9 số chẵn ?<br />
Hiệu của 2 số đó là : 9 x 2 + 1 = 19<br />
Bài 3 : Tìm hai số chẵn có tổng bằng 210 và giữa chúng có 18 số chẵn khác?<br />
Hiệu của 2 số đó là : 18 x 2 + 2 = 38<br />
* Từ các bài toán trên ta nhận ra một điều: Nếu Tổng là số lẻ thì Hiệu <br />
phải lẻ (+1) để (lẻ lẻ) = chẵn chia hết cho 2, còn Tổng chẵn thì Hiệu chẵn (+ <br />
2) để (chẵn – chẵn ) = chẵn chia hết cho 2.<br />
51<br />
Bài 4 : Tìm một phân số có mẫu số hơn tử số 52 đơn vị và bằng phân số <br />
85<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
51 3<br />
Rút gọn = (giải theo toán hiệu tỉ Tử số 3 phần , mẫu số 5 <br />
85 5<br />
phần) Phân số này không có dấu hiệu chia hết nên để rút gọn được ta <br />
dùng “Thủ<br />
thuật” rút gọn phân số khó như sau: Lấy mẫu số trừ cho tử số được 34. rút gọn <br />
34 cho 2 bằng 17. Như vậy 51 và 85 cùng chia hết cho 17.<br />
* Dạng dấu tỉ số.<br />
Đây là dạng toán phổ biến nhất trong ViÔlympic Toán Tiểu học vì đó là <br />
dạng Toán mà học sinh phải huy động tối đa năng lực tư duy, phân tích và tổng <br />
hợp để tìm ra được tỉ số của bài toán trước khi giải bài toán. Cũng ở dạng này <br />
nhiều thầy cô, phụ huynh và học sinh đành chịu thua trước những bài toán lạ.<br />
Bài 1: Cho hai số có hiệu bằng 32. Biết số bé bằng 60% trung bình cộng hai số <br />
.Tìm số lớn ? <br />
3 3<br />
Ta suy luận: Số bé bằng trung bình cộng hai số hay số bé bằng <br />
5 10<br />
3<br />
tổng hai số, suy ra số bé bằng số lớn . ( Giải theo toán hiệu tỉ )<br />
7<br />
1<br />
Bài 2 : Tổng của 2 số là 1008 . Nếu lấy số thứ nhất nhân với , số thứ hai <br />
3<br />
1<br />
nhân thì tích của chúng bằng nhau . Tìm 2 số đó ? <br />
5<br />
Ta lấy mẫu số nhân thứ nhất làm tử và lấy mẫu số nhân thứ hai làm <br />
mẫ u <br />
3<br />
Ta có : số thứ nhất = số thứ hai ( Giải theo toán tổng tỉ ) <br />
5<br />
Bài 3 : Tìm hai số tự nhiên biết hiệu của chúng là 68 . Nếu lấy số thứ nhất <br />
1 1<br />
chia cho , số thứ hai chia thì kết quả của chúng bằng nhau ? <br />
4 5<br />
1 1<br />
Ta thấy chia cho tức là nhân cho 4, chia tức là nhân cho 5.<br />
4 5<br />
5<br />
Ta có : số thứ nhất = số thứ hai ( Giải theo toán hiệu tỉ ) <br />
4<br />
Bài 4 : Cho 3 số có tổng 181,66. Biết nếu đem số thứ nhất nhân với 2 ; Số thứ <br />
hai nhân với 3 ; Số thứ ba nhân với 5 thì ba kết quả bằng nhau. Tìm số thứ <br />
hai ?<br />
HD : Bài toán dễ nhầm lẫn ba số có tổng số phần là( 2 + 3 + 5 =10 <br />
phần). ở đây ta phải tìm một (bội số) chia hết cho 2 ; 3 và 5 ( số 30). <br />
Như vậy ST I có 30 : 2 = 15 phần ; ST II có 30 : 3 = 10 phần và ST III có <br />
30 : 5 = 6 phần. <br />
14<br />
Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
<br />
Tổng có ( 15 + 10 + 6 ) = 31 phần.<br />
* Dạng (Công việc chung) cùng làm, cùng chảy.<br />
Kiến thức cần nhớ.<br />
a. Loại toán này cũng thể hiện rõ mối quan hệ đại lượng (cùng chiều) và <br />
(ngược chiều) trong các tình huống phức tạp hơn bài toán về quy tắc tam suất.<br />
b. Chú ý :<br />
Ta có thể hiểu 1 công việc như là 1 đơn vị. Do đó có thể biểu thị 1 <br />
công việc thành nhiều phần bằng nhau (phù hợp với các điều kiện của bài <br />
toán) để thuận tiện cho việc tính toán.<br />
Sử dụng phân số được coi là thương của phép chia hai số tự nhiên.<br />
Bài 1 : Người thứ nhất làm một mình xong công việc trong 24 ngày. Người thứ <br />
hai làm một mình xong công việc dó trong 12 ngày. Cả hai người cùng làm thì <br />
mất bao nhiêu ngày ? <br />
1<br />
HD : Người thứ nhất 1 ngày làm được 1 : 24 = công việc. Người thứ <br />
24<br />
1<br />
hai 1 ngày làm được 1 : 12 = <br />
công việc. Cả hai người trong một ngày làm <br />
12<br />
1 1 1 1<br />
được + = công việc. Số ngày để hai người cùng làm xong là 1 : = 8 <br />
24 12 8 8<br />
ngày.<br />
Bài 2 : Nếu mở cả hai vòi thì sau 2 giờ bể đầy. Nếu mở một vòi thứ nhất thì <br />
sau 3 giờ bể đầy. Hỏi nếu chỉ mở vòi thứ hai thì bao lâu bể đầy ? <br />
1<br />
HD : Cả hai vòi 1 giờ chảy được 1 : 2 = bể. Vòi thứ nhất 1 giờ chảy <br />
2<br />
1 1 1 1<br />
được 1: 3 = bể. Vòi thứ hai trong 1 giờ chảy được = bể. Mở vòi <br />
3 2 3 6<br />
1<br />
thứ hai thì bể đầy sau số giờ là 1 : = 6 giờ .<br />
6<br />
* Dạng bài về dấu hiệu chia hết:<br />
Dạng1: Tìm chữ số chưa biết theo dấu hiệu chia hết<br />
VD: Thay a, b trong số 2014ab bởi chữ số thích hợp để số này đồng thời <br />
chia hết cho 2; 5 và 9.<br />
HD: Số 2014ab đồng thời chia hét cho 2 và 5 nên b = 0. Số này chia hết <br />
cho 9 nên tổng các chữ sô của nó chia hết cho 9. Vậy (2 + 0 + 1 + 4 + 0 + a) <br />
chia hết cho 9 hay 7 + a chia hết cho 9 nên a = 2.<br />
Dạng2: Tìm số tự nhiên theo dấu hiệu chia hết.<br />
VD: Một số nhân với 9 được kết quả là 18064807*. Hãy tìm số đó?<br />
<br />
15<br />
Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
<br />
HD: Số 18064807* chia hết cho 9 nên (1 + 8 + 0 + 6 + 4 + 8 + 0 + 7 + *) <br />
chia hết cho 9, hay 34 + * chia hết cho 9 suy ra *= 2. Số cần tìm là: 180648072 : <br />
9 = 20072008.<br />
Dạng3: Các bài toán có lời văn:<br />
VD: An mua 18 gói bánh và 12 gói kẹo để về lớp liên hoan. An đưa cho <br />
cô bán hàng 4 tờ mỗi tờ 50 000 đồng và được trả lại 72 000 đồng. Hỏi cô bán <br />
hàng trả tiền đúng hay sai?<br />
HD: Vì số 12 và 18 đều chia hết cho 3 nên số tiền mua 18 gói bánh và 12 <br />
gói kẹo phải là số chia hết cho 3. Số tiền mua hàng của An là : 4 x 50 000 – 72 <br />
000 = 128 000 đồng. Vì số 128 000 không chia hết cho 3 nên cô bán hàng tính <br />
sai.<br />
* Dạng toán chuyển động đều<br />
Kiến thức cần nhớ :<br />
*Thời gian đi = Thời gian đến – thời gian khởi hành – thời gian nghỉ (nếu có).<br />
* Thời gian đến = Thời gian khởi hành + thời gian đi +thời gian nghỉ (nếu có).<br />
*Thời gian khởi hành = thời gian đến – thời gian đi – thời gian nghỉ (nếu có ).<br />
*Quãng đường đi được (trong cùng một thời gian) tỉ lệ thuận với vận tốc.<br />
*Vận tốc và thời gian (đi cùng một quãng đường) tỉ lệ nghịch với nhau.<br />
Dạng hai động tử chạy ngược chiều :<br />
Thời gian gặp nhau = Quãng đường : Tổng vận tốc .<br />
Quãng đường = thời gian gặp nhau x Tổng vận tốc.<br />
Dạng hai động tử chạy cùng chiều :<br />
Thời gian gặp nhau = khoảng cách ban đầu : Hiệu hai vận tốc.<br />
Hiệu vận tốc = khoảng cách ban đầu : thời gian gặp nhau.<br />
Dạng chuyển động trên dòng nước:<br />
Vận tốc xuôi dòng = vận tốc của vật + vận tốc dòng nước.<br />
Vận tốc ngược dòng = vận tốc của vật vận tốc dòng nước.<br />
Vận tốc của vật = (Vận tốc xuôi dòng + vận tốc ngược dòng.) : 2<br />
Vận tốc dòng nước = Vận tốc xuôi dòng vận tốc ngược dòng.) : 2<br />
Dạng chuyển động có chiều dài đáng kể:<br />
*Đoàn tàu có chiều dài L chạy qua một cột điện thì:<br />
Thời gian chạy qua cột điện = L : vận tốc đoàn tàu.<br />
**Đoàn tàu có chiều dài L chạy qua một cái cầu có chiều dài d thì:<br />
Thời gian chạy qua cái cầu = (L + d) : Vận tốc đoàn tàu.<br />
***Đoàn tàu có chiều dài L chạy qua một ô tô đang chạy ngược chiều :<br />
Thời gian đi qua nhau = cả quảng đường : Tổng vận tốc. <br />
****Đoàn tàu có chiều dài L chạy qua một ô tô đang chạy cùng chiều :<br />
16<br />
Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
<br />
Thời gian đi qua nhau = cả quảng đường : Hiệu vận tốc. <br />
* Dạng toán liên quan tới tỉ số phần trăm:<br />
Ngoài 3 dang toán liên quan đến tỉ số phần trăm đã học trong chương <br />
trình thì Toán ViÔlympic còn có một số dạng được nâng cao hơn hoặc áp dụng <br />
trong cuộc sống như sau.<br />
Bài 1 : Nếu giảm độ dài cạnh của một hình vuông đi 10 % thì diện tích của <br />
hình đó giảm đi bao nhiêu phần trăm ? (giảm thì lấy 100 trừ đi số cho giảm )<br />
Diện tích giảm là : a x a x 100% a x 90% x a x 90% ( giảm thì a x a <br />
x 100 đứng trước ) = 1 0,9 x 0,9 = 0,19 x 100 = 19%<br />
Bài 2 : Nếu tăng độ dài cạnh của một hình vuông thêm 10 % thì diện tích của <br />
hình đó tăng thêm bao nhiêu phần trăm ?(Tăng thì lấy 100 trừ đi cho số cho <br />
tăng) <br />
Diện tích tăng là : a x 110% x a x 110% a x a x 100% (Tăng thì a x a <br />
x 100 đứng sau ) = 1,1 x 1,1 1 = 0,21 x 100 = 21%<br />
Bài 3 : Nếu giảm số C đi 37,5 % của nó thì ta được số D . Hỏi phải tăng số D <br />
thêm bao nhiêu phần trăm để được số C ? <br />
Ta có : D = C x ( 100% 37,5 % ) = C x 62,5%<br />
100 160<br />
Vậy C = D : 62,5% =D : = D x = 1,6 x 100 = 160 %<br />
160 100<br />
Số D phải tăng thêm là : 160% 100% = 60%<br />
* Dạng bài hình học<br />
Một số lưu ý:<br />
Hai tam giác có diện tích bằng nhau khi chúng có đáy bằng nhau (hoặc <br />
đáy chung), chiều cao bằng nhau (hoặc chung chiều cao).<br />
Hai tam giác có diện tích bằng nhau thì chiều cao của 2 tam giác ứng <br />
với 2 cạnh đắy bằng nhau đó cũng bằng nhau.<br />
Hai hình tròn có bán kính (hoặc đường kính) gấp nhau bao nhiêu lần thì <br />
chu vi của chúng cũng gấp nhau bấy nhiêu lần.<br />
Hướng tiếp cận: Với dạng bài hình học cần rèn cho học sinh có kĩ năng <br />
vẽ hình, vẽ thêm các đoạn thẳng để có hình mới, cắt ghép hình và các kiến <br />
thức về lật ngược công thức để tìm yếu tố chưa biết của bài toán.<br />
VD1: Vận dụng kĩ năng vẽ hình, vẽ thêm đoạn thẳng để có hình mới , <br />
kiến thức lật ngược công thức để tìm ẩn số.<br />
Một hình thang có diện tích là 361,8 m2. Hiệu hai đáy là 13,5m. Tính mỗi <br />
đáy, biết rằng tăng đáy lớn 5,6m thì diện tích tăng thêm 33,6m2..(Bài toán <br />
Violympic vòng 13/2014).<br />
<br />
17<br />
Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
<br />
HD: Ở bài toán này cần hướng dẫn các em biết vẽ hình theo đề toán, lật <br />
ngược công thức tính diện tích tam giác để tìm chiều cao, lật ngược công thức <br />
tính diện tích hình thang để tìm tổng hai đáy và cuối cùng vận dụng công thức <br />
tìm hai số khi biết Tổng và Hiệu để tìm mỗi đáy.<br />
Giải:<br />
Chiều cao hình thang là: Diện tích tăng x 2 : Đáy tăng = 12m.<br />
Tổng hai đáy hình thang là: Diện tích hình thang x 2 : chiều cao = <br />
60,3m.<br />
Đáy bé hình thang là: (60,3 – 13,5 ) : 2 = 23,4m.<br />
Đáy lớn hình thang là: 60,3 – 23,4 = 36,9m.<br />
3. Hiệu quả khi áp dụng<br />
Qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi giải toán qua Internet, tôi thấy <br />
được một số kết quả như sau:<br />
Cán bộ quản lý: Có thêm một số kinh nghiệm trong công tác này: công <br />
tác tổ chức chỉ đạo thực hiện.<br />
Đội ngũ giáo viên: Vận dụng được một số thao tác trên máy thành thạo <br />
hơn về sử dụng máy tính, có kiến thức và kĩ năng vững vàng hơn khi hướng <br />
dẫn học sinh giải toán.<br />
Học sinh: Học sinh có kĩ năng tính toán, khắc sâu được kiến thức môn <br />
học chất lượng môn học của các em cũng tiến bộ hơn. Phấn khởi vì những gì <br />
đạt được qua đợt tham gia giải toán này (sự tự tin bản thân, tích cực học tập, <br />
thân thiện hơn với trường học, thầy cô, bạn bè trong và ngoài nhà trường qua <br />
giao lưu ở sân chơi, phát huy được năng khiếu Toán học và kĩ năng sử dụng <br />
máy tính cũng như kĩ năng giải toán...)<br />
Đối với trường: Tạo được uy tín cao hơn đối với lãnh đạo địa phương <br />
cũng như đối với Cha mẹ học sinh, với các trường bạn góp phần nâng cao chất <br />
lượng giáo dục của huyện nhà. <br />
Phát huy được chủ trương xã hội hóa giáo dục: các đoàn thể, Cha mẹ <br />
học sinh đã hỗ trợ tích cực cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục.<br />
Kết quả cụ thể về số lượng và chất lượng qua các năm học đạt được <br />
như sau<br />
<br />
Năm học Khối Số HS Đạt cấp Đạt Đạt Thi cấp <br />
dự thi trường cấp cấp quốc <br />
Huyện tỉnh gia<br />
2014 2015 4 7 6 4 2<br />
5 8 7 5 3 1<br />
18<br />
Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
<br />
2015 2016 4 9 8 4 2<br />
5 8 6 4 3<br />
2016 2017 4 17 16 4 3<br />
5 11 9 2 2<br />
<br />
<br />
C. Phần kết luận, kiến nghị <br />
I.Kết luận<br />
Để việc bồi dưỡng học sinh giải Toán trên Internet đạt hiệu quả, trước <br />
hết phải đề cập đến việc giảng dạy kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao <br />
từ trong các buổi học chính khóa. Có như vậy mới làm nền móng vững chắc <br />
cho việc tiếp thu kiến thức cao hơn, từ đó rèn thao tác nhanh nhẹn, chính xác, <br />
thông minh trong tính toán. Nếu các em bước vào vòng thi sau yếu tố kiến thức <br />
là yếu tố về thời gian được tính để xếp giải. Bởi vậy người giáo viên phải <br />
trang bị cho các em không những về kiến thức mà còn trang bị cho các em tính <br />
quyết đoán để xử lí tình huống trong khi thi. Chính vì thế, vai trò của người <br />
giáo viên trong việc hướng dẫn là vô cung quan trọng, đòi hỏi người giáo viên <br />
phải có lòng đam mê và nhiệt tình với công việc, đồng thời phải có kiến thức <br />
vững vàng, phương pháp linh hoạt và làm thế nào để hướng dẫn học sinh xác <br />
định hướng giải quyết các bài toán khó, muốn làm được việc này giáo viên <br />
phải thường xuyên tham khảo tài liệu hướng dẫn các chuyên đề bồi dưỡng <br />
học sinh giỏi, cập nhật thông tin từng vòng thi để có cơ sở nghiên cứu thực tế <br />
các dạng toán và có cách giải cho phù hợp. Để việc bồi dưỡng đạt hiệu quả thì <br />
cần rất nhiều yếu tố, vì vậy chúng ta cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể <br />
sau:<br />
Làm tốt khâu lựa chọn đội ngũ học sinh có tố chất thông minh, có tinh <br />
thần học tập tốt, thành lập đội tuyển dự thi ngay từ đầu năm học.<br />
Giáo viên bồi dưỡng phải đăng kí thành viên Violympic với tư cách là <br />
học sinh để thường xuyên cập nhật đề thi từng vòng từ hệ thống để nghiên <br />
cứu giáo án phù hợp cho các em.<br />
Khi hướng dẫn các em làm bài cần chỉ ra cho các em tự mình nhận dạng <br />
các bài toán trên cơ sở đó mà áp dụng các quy tắc để thực hiện nhanh các bài <br />
tập. <br />
Giáo viên phải biết tải và cài đặt phần mền tự luyện của Violympic để <br />
giúp các em có thể làm bất cứ thời gian nào.<br />
II.Kiến nghị:<br />
* Đối với nhà trường: <br />
19<br />
Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương <br />
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.<br />
<br />
<br />
Phổ biến nội dung, ý nghĩa và lợi ích của cuộc thi cho tất cả học sinh, <br />
phụ huynh để hưởng ứng và đưa ra nội dung này vào tiêu chí thi đua đối với <br />
giáo viên.<br />
Hướng dẫn cụ thể cách đăng kí thành viên, cách tham gia thi và cho học <br />
sinh thi thử ngay .<br />
Thành lập hội đồng tư vấn về giải toán trên Internet, các thành viên hội <br />
đồng đăng kí thành viên và tham gia thi dưới danh nghĩa là học sinh của khối <br />
lớp mình đang dạy để chủ động khai thác kiến thức và tư vấn giúp đỡ học <br />
sinh, phụ huynh khi cần.<br />
Qua mỗi vòng thi, cập nhật thông tin về kết quả thi của các em để đánh <br />
giá, khen ngợi, động viên các em tiếp tục tham gia thi<br />
Tổ chức nghiêm túc kì thi cấp trường.<br />
* Đối với phụ huynh có con tham gia thi:<br />
Cần quan tâm tạo điều kiện hơn về mặt thời gian trong các buổi bồi <br />
dưỡng để các em tham gia đầy đủ cũng như trang bị máy móc có kết nối <br />
Internet ở nhà để các em chủ động trong các vòng thi tự luyện.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi, bản thân tôi đã áp dụng vá <br />
rút ra trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 45 giải toán Violympic. <br />
Nhưng chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và chưa hoàn chỉnh. Rất mong các <br />
đồng chí, đồng nghiệp tham khảo và đóng góp thêm ý kiến để đề tài được hoàn <br />
chỉnh và khả thi hơn.<br />
<br />
Ea Bông, ngày 20 tháng 3 năm 2017 <br />
Người viết <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lương Thị Thanh Hương<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
1. Các vòng thi Violympic năm học 20142015 đến năm học 201362017.<br />
2. Tự luyện Violympic Toán 4; Toán 5 của Nhà xuất bản Giáo dục