I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong nhà trường tiểu học, hoạt động chuyên môn là hoạt động trọng <br />
tâm và chủ yếu trong đó giáo viên đảm nhận vai trò quan trọng nhất trong việc <br />
thực hiện nhiệm vụ mà trên hết là chất lượng giảng dạy và giáo dục. Dạy học <br />
là hoạt động đặc thù không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà cần phải có <br />
nhiều kỹ năng sư phạm (kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói, viết, diễn đạt, trình <br />
bày; kỹ năng giao tiếp ứng xử; kỹ năng thiết kế bài soạn; kỹ năng tổ chức <br />
hoạt động dạy học;...). Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng sư phạm là một vấn đề <br />
thiết thực, cần được coi trọng.<br />
Để công tác giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình <br />
giáo dục và kế hoạch dạy học, giáo viên cần trang bị cho mình những kỹ năng <br />
sư phạm cơ bản và cần thiết đáp ứng mục tiêu giáo dục. Các kỹ năng này sẽ <br />
được thể hiện thông qua việc tiếp xúc, giáo dục và giảng dạy học sinh hằng <br />
ngày. Sự khéo léo trong công tác giảng dạy sẽ giúp cho người giáo viên tương <br />
tác với học sinh một cách linh hoạt, có hiệu quả. Giúp các em tiếp thu kiến <br />
thức kỹ năng dễ dàng và thoải mái. Như vậy, người giáo viên có kiến thức, có <br />
lý thuyết mà không có kỹ năng thì không thể trở thành người thầy thành công <br />
được. <br />
Thực tế trong những năm gần đây, đội ngũ giáo viên trường Tiểu học <br />
Krông Ana đã có những đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng <br />
giáo dục, song chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về đổi mới căn bản và toàn <br />
diện giáo dục. Điển hình là kỹ năng sư phạm của giáo viên còn nhiều hạn chế, <br />
chưa chú ý nghiên cứu bài soạn trước khi lên lớp, chưa thường xuyên tổ chức <br />
các hoạt động dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, <br />
thiếu kinh nghiệm công tác, chưa tích cực trong việc tham gia sinh hoạt chuyên <br />
môn,…<br />
Làm thế nào để giúp đội ngũ giáo viên trường mình tích cực rèn luyện <br />
kỹ năng sư phạm thông qua việc sinh hoạt chuyên môn; mạnh dạn thảo luận, <br />
phân tích, trao đổi và rút ra những kết luận mang tính thống nhất, những biện <br />
<br />
<br />
__________________________________________________________<br />
____ 1<br />
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.<br />
Nguyễn Thị Thu Trường TH Krông Ana <br />
<br />
pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn góp phần tháo gỡ những khó khăn <br />
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ? Trong phạm vi bài viết này, với vai trò là <br />
người cán bộ quản lý tôi xin trình bày “Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng <br />
sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn” mà bản thân đã nghiên cứu <br />
thực hiện và đã được áp dụng tại đơn vị. Các biện pháp, giải pháp đưa ra với <br />
mong muốn bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên góp phần nâng <br />
cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu: Giúp giáo viên có ý thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ <br />
để nâng cao kỹ năng sư phạm qua sinh hoạt chuyên môn, đáp ứng nhu cầu và <br />
sự phát triển chung trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục. <br />
Nhiệm vụ: Nghiên cứu lý luận, đánh giá các vấn đề về thực trạng qua <br />
đó đưa ra một số biện pháp, giải pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo <br />
viên.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Nghiên cứu các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Công tác sinh hoạt chuyên môn nhằm bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho <br />
giáo viên trường tiểu học Krông Ana năm học 20152016 và năm học 2016<br />
2017.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp điều tra, quan sát,<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế,<br />
Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm,<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu,…<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
<br />
<br />
__________________________________________________________<br />
____ 2<br />
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.<br />
Nguyễn Thị Thu Trường TH Krông Ana <br />
<br />
Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học “Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất <br />
lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm <br />
tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục <br />
do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm <br />
về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. Trau dồi đạo đức, nêu cao <br />
tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương <br />
mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của <br />
học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp <br />
đỡ đồng nghiệp. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, <br />
chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy…”. (trích Điều lệ <br />
Trường tiểu học)<br />
Yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học là “Phát huy tính tích cực chủ <br />
động của học sinh”, vì vậy những kỹ năng sư phạm cơ bản của nhà giáo <br />
không thể thiếu, không thể còn có những hạn chế. Nếu các kỹ năng sư phạm <br />
còn hạn chế thì không tạo được hứng thú cho học sinh; không tạo cơ hội để <br />
mọi học sinh được tham gia học tập để phát hiện, chiếm lĩnh và vận dụng <br />
kiến thức vào thực hành; học sinh sẽ không hình thành được phương pháp tự <br />
học, đối tượng học sinh còn khó khăn trong học tập dễ dẫn đến tình trạng bỏ <br />
ngỏ kiến thức, thiếu kỹ năng thực hành,…Việc đổi mới phương pháp dạy học <br />
không đạt được mục tiêu dẫn đến chất lượng dạy học khó có sự chuyển biến <br />
theo yêu cẩu. <br />
Với mục tiêu “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những <br />
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể <br />
chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ <br />
sở.”, nhà trường cần thiết phải có biện pháp quản lí, chỉ đạo công tác bồi <br />
dưỡng, phát triển và nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên cách khoa học, <br />
chặt chẽ và phù hợp điều kiện thực tế về đội ngũ và tình hình học sinh trong <br />
môi trường sư phạm. <br />
2. Thực trạng<br />
Ưu điểm:<br />
<br />
<br />
<br />
__________________________________________________________<br />
____ 3<br />
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.<br />
Nguyễn Thị Thu Trường TH Krông Ana <br />
<br />
Trưởng Tiểu học Krông Ana có đội ngũ giáo viên ổn định, có sức khỏe, <br />
có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với đồng nghiệp với học sinh và nhân dân <br />
địa phương; tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp, có ý thức xây dựng tập <br />
thể, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành sự phân công của tổ chức và có khả <br />
năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đa số giáo viên nắm được các kỹ năng sư <br />
phạm để vận dụng vào công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Đội ngũ tổ <br />
khối trưởng thực sự gương mẫu đi đầu trong phong trào thi đua “Hai tốt”, <br />
chấp hành nghiêm túc quy chế chuyên môn và chương trình giảng dạy, có tinh <br />
thần trách nhiệm cao trong việc quản lí chỉ đạo hoạt động chuyên môn của tổ, <br />
khối. Động viên, giúp đỡ nhau trong công tác, hướng dẫn các tổ viên viết sáng <br />
kiến kinh nghiệm, tổ chức thực hiện các chuyên đề để phổ biến, áp dụng cho <br />
toàn tổ cùng nhau học tập.<br />
Lãnh đạo nhà trường có năng lực, có kinh nghiệm; tham mưu kịp thời sự <br />
chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan quản lí cấp trên; chỉ đạo sát sao, đồng bộ mọi <br />
nhiệm vụ; quan tâm đến chế độ của cán bộ viên chức; bố trí, phân công giảng <br />
dạy tương đối phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn của giáo viên.<br />
Học sinh có thái độ học tập tốt, chủ động tích cực lĩnh hội kiến thức. <br />
Cha mẹ học sinh quan tâm đến công tác giảng dạy và giáo dục của nhà trường.<br />
Hoạt động chuyên môn của nhà trường có nền nếp, có chất lượng. Công <br />
tác sinh hoạt cụm chuyên môn được nhà trường chú trọng vì đây là điều kiện <br />
thuận lợi để trao đổi, học tập giúp đỡ lẫn nhau trong việc bồi dưỡng nâng cao <br />
năng lực cũng như kỹ năng sư phạm từ đó góp phần nâng cao chất lượng và <br />
hiệu quả công tác.<br />
Hạn chế: <br />
Chất lượng đội ngũ chưa thật sự đồng đều. Một số ít giáo viên còn xem <br />
nhẹ việc vận dụng các kỹ năng sư phạm vào công tác nên ít có tinh thần học <br />
hỏi, trao đổi để tìm ra cho mình những kỹ năng cơ bản cần thiết; nhiều giáo <br />
viên còn thiếu tự tin trong quá trình dạy học, dạy dàn trải không đúng trọng <br />
tâm, tổ chức các hoạt động trên lớp chưa phát huy được tính tích cực chủ động <br />
của học sinh, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động.<br />
<br />
<br />
__________________________________________________________<br />
____ 4<br />
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.<br />
Nguyễn Thị Thu Trường TH Krông Ana <br />
<br />
Một số giáo viên chữ viết chưa đẹp, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và trình <br />
bày còn hạn chế, chưa chú ý hướng dẫn các kỹ năng cho học sinh. Việc soạn <br />
bài, chuẩn bị bài trước khi lên lớp đã bị xem nhẹ. Công tác kiểm tra đánh giá <br />
học sinh còn mang tính hình thức.<br />
Chất lượng các loại hồ sơ chuyên môn chưa thật sự được chú trọng. <br />
Trong các buổi sinh hoạt, giáo viên ít phát biểu ý kiến. Công tác kiểm tra, góp <br />
ý rút kinh nghiệm còn nể nang, chưa phát huy được tinh thần tự giác nhận <br />
nhiệm vụ của giáo viên. <br />
Một số giáo viên chưa thật sự nghiêm túc trong việc tôn tạo tác phong <br />
sư phạm cho bản thân, trang phục đến trường chưa phù hợp, giao tiếp còn <br />
vụng về, chưa thể hiện được thái độ gần gũi thân thiện với đồng nghiệp, với <br />
học sinh. <br />
Nguyên nhân và yếu tố tác động: <br />
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng tích cực trên. Một trong <br />
những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy và giáo <br />
dục của nhà trường đó là: Trường đóng trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp trung <br />
tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của huyện. Học sinh số nhiều là con em cán <br />
bộ công chức; đa số học sinh chăm ngoan, ý thức học tập nghiêm túc. Cha mẹ <br />
học sinh quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình; thường <br />
xuyên phối kết hợp với thầy cô giáo chăm lo cho việc giáo dục, bồi dưỡng vì <br />
sự tiến bộ của học sinh. Vì vậy áp lực về chất lượng giáo dục đối với giáo <br />
viên và học sinh trong nhà trường là rất lớn đòi hỏi từ cán bộ quản lí, giáo viên <br />
phải luôn luôn nỗ lực, không ngừng học tập và rèn luyện ra sức phấn đấu thi <br />
đua để nâng cao hiệu quả công tác.<br />
Về chất lượng đội ngũ: Trường tiểu học Krông Ana có tổng số 46 cán <br />
bộ viên chức, trong đó số cán bộ quản lý 03, giáo viên 37, nhân viên 06. Cán bộ <br />
quản lý có trình độ chuyên môn: đại học 02, cao đẳng 01; trình độ trung cấp lí <br />
luận chính trị: 02. Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, tâm huyết với nghề. <br />
Công tác quản lí trong nhà trường được thực hiện một cách đồng bộ, đúng <br />
mục đích. Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ viên chức bồi dưỡng chuyên <br />
<br />
<br />
__________________________________________________________<br />
____ 5<br />
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.<br />
Nguyễn Thị Thu Trường TH Krông Ana <br />
<br />
môn, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Đa số cán bộ giáo viên có ý thức tự học <br />
tự rèn, lãnh đạo nhà trường động viên khuyến khích tạo điều kiện để giáo viên <br />
tích cực tham gia học tập các lớp trên chuẩn nâng cao trình độ. Đến nay, 100% <br />
giáo viên có trình độ cao đẳng và đại học trong đó 60% số giáo viên có trình độ <br />
đại học. <br />
Một nguyên nhân nữa góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo <br />
dục trong nhà trường là cách nhìn nhận, đánh giá của xã hội đối với đội ngũ <br />
nhà giáo được nâng lên, đời sống của giáo viên được cải thiện tạo môi trường <br />
thuận lợi để duy trì và phát triển đội ngũ. Lãnh đạo nhà trường tích cực công <br />
tác tham mưu, được sự đồng thuận của các cấp, cơ sở vật chất nhà trường đã <br />
và đang được đầu tư xây dựng phát triển theo hướng chuẩn hóa và hiện đại <br />
hóa. <br />
Bên cạnh các vấn đề về thực trạng tích cực, vẫn còn một số tồn tại cần <br />
khắc phục đó là: Một số giáo viên chưa thật sự nhạy bén trong công tác. Số <br />
giáo viên có tuổi đời cao ngại đổi mới phương pháp dạy học, ngại tư duy, ứng <br />
dụng công nghệ thông tin còn chậm. Một số giáo viên tuổi nghề còn ít, kinh <br />
nghiệm giảng dạy chưa nhiều, phong cách lên lớp chưa mạnh dạn, chưa linh <br />
hoạt sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng giai đoạn học tập <br />
của học sinh, ngại khó trong việc sử dụng đồ dùng dạy học. Vẫn còn một số <br />
tiết dạy, tiết thao giảng giáo viên chỉ tập trung làm việc đến những học sinh <br />
nhanh nhẹn, có năng lực. Hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh <br />
chưa linh hoạt, chưa tạo mọi cơ hội để học sinh được hợp tác đánh giá lẫn <br />
nhau. Một số giáo viên đôi lúc xử lí tình huống sư phạm chưa thật linh hoạt. <br />
Số ít giáo viên do tư tưởng ngại làm việc, chậm đổi mới nên vẫn còn cảm <br />
thấy khó khăn và nặng nề.<br />
Một số giáo viên kỹ năng nói còn hạn chế, ít phát biểu trước đám đông <br />
nên trong các buổi sinh hoạt, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến, chưa dám đưa <br />
ra những đề xuất, những vấn đề mới và khó để bàn bạc, thảo luận, thống <br />
nhất. Nhiều giáo viên chưa tự tin về khả năng của bản thân nên còn lo sợ trong <br />
công tác kiểm tra đánh giá, góp ý rút kinh nghiệm. Trong giảng dạy còn đặt <br />
nặng vấn đề truyền đạt kiến thức mà chưa chú trọng phát triển kỹ năng cho <br />
<br />
<br />
__________________________________________________________<br />
____ 6<br />
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.<br />
Nguyễn Thị Thu Trường TH Krông Ana <br />
<br />
học sinh; lời nhận xét đánh giá chưa có tính chất tư vấn hỗ trợ học sinh trong <br />
việc điều chỉnh hoạt động học tập.Việc quản lý, duy trì nề nếp soạn bài của <br />
giáo viên có phần lỏng lẻo, thiếu sự thống nhất. Việc soạn bài bằng hình thức <br />
viết tay đã không còn, thay vào đó là soạn bài trên máy vi tính, dẫn đến việc <br />
coppy, sao chép giáo án một cách hời hợt, chiếu lệ. Và vì vậy công tác nghiên <br />
cứu bài của giáo viên trước khi lên lớp đã bị giảm sút. <br />
Tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ <br />
năng sư phạm của giáo viên còn hạn chế. Biện pháp quản lý hoạt động dạy <br />
học của cán bộ quản lý có phần chưa phù hợp, chưa phát huy tính chủ động, <br />
sáng tạo của giáo viên. Mặc dù nhiều năm nay nhà trường rất quan tâm đến <br />
việc bồi dưỡng giáo viên nhưng nội dung bồi dưỡng chưa phong phú, hình <br />
thức chưa đa dạng dẫn đến hiệu quả chưa cao.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Các giải pháp trong đề tài nhằm giúp giáo viên nắm được một số kỹ <br />
năng sư phạm cơ bản và các hình thức bồi dưỡng để vận dụng vào thực tiễn <br />
công tác; hiểu rõ hơn vai trò trách nhiệm của bản thân trong thực hiện nhiệm <br />
vụ từ đó tích cực học tập bồi dưỡng kỹ năng sư phạm qua sinh hoạt chuyên <br />
môn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
b.1) Xác định vai trò của Phó Hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng kỹ <br />
năng sư phạm cho giáo viên<br />
Công tác bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cho giáo viên là việc làm <br />
không dễ, phải thực hiện trong thời gian dài, kiên trì, tâm huyết và sáng tạo <br />
bằng sự cộng đồng đầy trách nhiệm của nhiều yếu tố. Là người trực tiếp chỉ <br />
đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường phải thường nghiên cứu kỹ <br />
những định hướng chỉ đạo của cấp trên, nắm bắt những điểm mới để làm tốt <br />
công tác tham mưu, quản lý chỉ đạo. Cụ thể, vào đầu năm học, tôi tham mưu <br />
với Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo <br />
viên. Trong kế hoạch bồi dưỡng thì việc quan trọng nhất lựa chọn hình thức, <br />
<br />
__________________________________________________________<br />
____ 7<br />
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.<br />
Nguyễn Thị Thu Trường TH Krông Ana <br />
<br />
nội dung bồi dưỡng theo thời điểm đảm bảo vừa gọn nhẹ, vừa khoa học, tạo <br />
được niềm tin trong đội ngũ. Để kế hoạch thực hiện thành công, tôi đề xuất <br />
Hiệu trưởng thành lập tổ tư vấn, tổ thẩm định chuyên môn, phân công trách <br />
nhiệm cho mỗi thành viên, tôn trọng năng lực của lực lượng giáo viên cốt cán <br />
(tổ trưởng, giáo viên giỏi, giáo viên có uy tín,...), phát huy sức mạnh trí tuệ của <br />
tập thể. Trong quá trình triển khai thực hiện, hướng dẫn tô chuyên môn t<br />
̉ ổ <br />
chức sinh hoạt, chủ động đưa vấn đề ra bàn bạc thảo luận cách thực hiện <br />
trong buổi họp tô, giúp giáo viên m<br />
̉ ạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình để từ đó <br />
định hướng, lựa chọn được cách thực hiện phù hợp nhất.<br />
Thường xuyên tham dự các buổi sinh hoạt của tổ khối, kịp thời nắm bắt <br />
thông tin, nắm bắt nhu cầu của giáo viên, cac v<br />
́ ương măc vê chuyên môn đ<br />
́ ́ ̀ ể có <br />
biện pháp đáp ứng, giai đap k<br />
̉ ́ ịp thời. Lắng nghe ý kiến của mọi thành viên với <br />
thái độ trân trọng, không áp đặt ý kiến của mình, tạo không khí bình đẳng, dân <br />
chủ, thân thiện trong buổi sinh hoạt. <br />
Tham mưu kịp thời đầy đủ các chế độ và sự hỗ trợ cho giáo viên. Quan <br />
tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm để từ đó, giúp họ vững tin vào bản thân <br />
đồng thời họ có thể tin tưởng vào ban giám hiệu và mạnh dạn bày tỏ nguyện <br />
vọng cũng như có tinh thần trách nhiệm với công việc.<br />
Để làm tốt vấn đề này, tôi nắm bắt và triển khai kịp thời các văn bản <br />
chỉ đạo chuyên môn đến các tổ. Yêu cầu giáo viên nắm vững nội dung chương <br />
trình, chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản các môn học của khối lớp mình phụ <br />
trách trên nguyên tắc tự bồi dưỡng là chủ yếu. Giải thích kịp thời và thỏa mãn <br />
những vấn đề mà giáo viên chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ ràng. Hướng dẫn cụ <br />
thể các lĩnh vực như xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, kỹ năng tổ <br />
chức chuyên đề, hội thi, kỹ năng ra đề kiểm tra, kỹ năng làm hồ sơ chuyên <br />
môn, Kỹ năng đánh giá học sinh, kỹ năng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề <br />
nghiệp...Tăng cường công tác dự giờ thăm lớp để kiểm tra đánh giá chất lượng <br />
đội ngũ vì đây là một hoạt động kiểm tra chuyên môn có hiệu quả đặc biệt <br />
quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng sư phạm cho giáo viên.<br />
Đối với các tổ trưởng chuyên môn, trong các đợt tập huấn, chuyên đề do <br />
các cấp tổ chức, tôi tham mưu với Hiệu trưởng tạo điều kiện để tất cả tổ <br />
<br />
__________________________________________________________<br />
____ 8<br />
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.<br />
Nguyễn Thị Thu Trường TH Krông Ana <br />
<br />
khối trưởng được tham gia, tiếp thu và học tập. Việc đứng trước tập thể để <br />
triển khai không phải tổ trưởng nào cũng có thể làm được. Vì vậy, trong các <br />
buổi làm việc với tổ trưởng, tôi hướng dẫn một số kỹ năng cần thiết như: <br />
việc chuẩn bị nội dung, tác phong, ngôn ngữ, giọng nói, thái độ...Sau khi đi dự <br />
ở cấp trên về, tôi phân công nhiệm vụ cho mỗi tổ trưởng, yêu cầu triển khai <br />
cho tập thể giáo viên toàn trường. Nhiều lần thành quen nên tổ trưởng nào <br />
cũng có thể mạnh dạn nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ.<br />
b.2) Xây dựng nội dung bồi dưỡng kỹ năng sư phạm <br />
Để giúp giáo viên nắm vững một số kỹ năng đồng thời rèn luyện tác <br />
phong sư phạm chuẩn mực, tôi xây dựng một số nội dung bồi dưỡng cơ bản <br />
sau đây: <br />
Tác phong sư phạm: <br />
Tác phong sư phạm là sự chững chạc, tự tin, làm chủ bài giảng của <br />
người giáo viên. Ở giai đoạn hình thành và phát triển nhận thức lứa tuổi học <br />
sinh tiểu học thì giáo viên chính là hình mẫu để học sinh noi theo. Vì vậy, giáo <br />
viên cần hình thành và giữ đúng chuẩn mực sư phạm trong mọi hành vi, cách <br />
cư xử đối với học sinh ở cả trong và ngoài lớp học mà trong đó những tác <br />
phong nền tảng phải có là sự chuẩn mực, nhã nhặn, từ tốn, và khả năng xử lý <br />
các tình huống sư phạm một cách linh hoạt. Để làm tốt vấn đề này, trong các <br />
buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi thường xuyên nhắc nhở giáo viên mặc trang <br />
phục đúng mô phạm, lời nói giao tiếp thể hiện sự tôn trọng thân thiện, đặc <br />
biệt sự tôn trọng học sinh; hướng dẫn giáo viên chú ý rèn luyện giọng nói, cử <br />
chỉ, ánh mắt, nụ cười,...Muốn vậy, tôi tham mưu tổ chức những buổi tọa đàm, <br />
thao giảng, hội giảng, chuyên đề; phân công giáo viên có tác phong sư phạm <br />
chuẩn mực, có kiến thức và kĩ năng sư phạm vững vàng trực tiếp thực hiện để <br />
tất cả giáo viên được tham dự, qua đó trao đổi và học tập và tự xây dựng cho <br />
mình một phong cách phù hợp.<br />
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong giảng dạy:<br />
Ngôn ngữ diễn đạt là kênh quan trọng để học sinh chiếm lĩnh kiến thức <br />
và kỹ năng bài học. Những giáo viên dạy tốt, cuốn hút học sinh không chỉ vì họ <br />
<br />
<br />
__________________________________________________________<br />
____ 9<br />
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.<br />
Nguyễn Thị Thu Trường TH Krông Ana <br />
<br />
có kiến thức mà họ còn biết sử dụng lời nói chính xác, rõ ràng, truyền cảm, có <br />
ngữ điệu, có hình ảnh, có sự hài hước, chữ viết đúng, đẹp và trình bày thẩm <br />
m ỹ…<br />
Trong công tác, giáo viên giao tiếp không chỉ với đồng nghiệp với học <br />
sinh mà còn phải giao tiếp với cha mẹ học sinh. Với mỗi đối tượng giao tiếp, <br />
giáo viên phải lựa chọn một phong cách phù hợp để vừa duy trì được mối quan <br />
hệ tốt vừa giữ đúng tác phong sư phạm của mình. Vì vậy cần phải rèn luyện <br />
kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Trong các nội dung sinh hoạt chuyên môn, tôi phối <br />
hợp tổ chức các hoạt động như: thi đọc diễn cảm, thi kể chuyện, thi giáo viên <br />
dạy giỏi, thi hùng biện,...để qua đó giáo viên có ý thức rèn luyện kỹ năng sử <br />
dụng ngôn ngữ, làm sao để có giọng nói chuẩn, ngôn ngữ trong sáng, biểu <br />
cảm, thân thiện.<br />
Kỹ năng trình bày bảng và chữ viết: <br />
Trình bày bảng có ảnh hưởng không những đến chữ viết, đến bài làm <br />
mà còn ảnh hưởng đến bệnh về mắt của học sinh. Khi viết bảng, chữ viết <br />
phải rõ ràng, vừa phải, đúng chính tả, ngữ pháp, cỡ chữ phù hợp để học sinh ở <br />
cuối lớp thấy được bình thường. <br />
Trong sinh hoạt chuyên môn, yêu cầu các tổ chuyên môn chú trọng đến <br />
việc rèn luyện kỹ năng trình bày bảng khoa học, rèn chữ viết đẹp và chuẩn xác <br />
để góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Tổ chức cho giáo viên thi viết <br />
chữ đẹp, yêu cầu mỗi tuần mỗi giáo viên rèn ít nhất một bài viết đẹp, có kiểm <br />
tra đánh giá cụ thể; bố trí những giáo viên viết chữ đẹp, có kỹ năng trình bày <br />
bảng hướng dẫn cho giáo viên cách trình bày; nhắc nhở động viên giáo viên <br />
cần tạo cho bản thân thói quen rèn chữ viết và trình bày bảng cẩn thận, khoa <br />
học trong tất cả các tiết dạy.<br />
Ví dụ: Khi tổ chức chuyên đề Cách trình bày bảng hợp lý trong giờ học, <br />
tôi thống nhất một số quy định như sau:<br />
+ Khung sĩ số: Từ dưới bàn học sinh nhìn lên ở góc bảng phía trên bên <br />
trái kẻ khung hình chữ nhật có kích thước khoảng 20 x 40cm để viết tên lớp, sĩ <br />
số, giúp giáo viên thuận tiện trong việc theo dõi sĩ số hàng ngày.<br />
<br />
<br />
__________________________________________________________<br />
____ 10<br />
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.<br />
Nguyễn Thị Thu Trường TH Krông Ana <br />
<br />
+ Chủ điểm hàng tháng: Mỗi tháng thường có các ngày lễ tương ứng với <br />
một phong trào thi đua theo chủ điểm hàng tháng. Theo đó, vào đầu mỗi tháng <br />
giáo viên viết lên bảng chủ điểm và câu khẩu hiệu Thi đua lập thành tích chào <br />
mừng ngày... Chủ điểm và câu khẩu hiệu được viết bằng phấn màu ở dòng kẻ <br />
thứ hai từ mép bảng phía trên trở xuống. Việc làm này tuy nhỏ nhưng có ý <br />
nghĩa rất lớn về mặt giáo dục thái độ tình cảm đạo đức cho học sinh, giúp học <br />
sinh ghi nhớ tôn trọng và biết ơn các nhân vật, sự kiện trọng đại của đất nước <br />
hơn nữa đây cũng là một cách trình bày bảng đẹp.<br />
+ Thứ, ngày,…: Được viết dưới dòng chủ điểm (ở dòng kẻ thứ tư từ <br />
trên xuống) và viết cân đối giữa bảng.<br />
+ Nội dung bài dạy: Tùy theo từng môn học, bài học, để chia bảng, viết <br />
bảng và trình bày sao cho phù hợp, tránh trình bày bảng rườm rà, tràn lan, làm <br />
mất đi sự thẩm mỹ. Dùng phấn màu viết tên bài, viết các nội dung trọng tâm <br />
để khi nhìn vào học sinh dễ thấy, dễ nhớ. Những bài học có sử dụng bảng <br />
nhóm hoặc tranh ảnh,…cần chú ý sắp xếp hợp lí để học sinh dễ quan sát và <br />
thực hiện đúng yêu cầu của giáo viên.<br />
Việc trình bày bảng đẹp là một kỹ năng nhằm giúp giáo viên thể hiện <br />
các kiến thức, nội dung cơ bản của bài dạy một cách hệ thống khoa học; giúp <br />
học sinh trực quan nắm nội dung bài học, khắc sâu được kiến thức, nhớ lâu, từ <br />
đó biết cách trình bày bài làm, biết viết những nội dung chính vào vở nhanh <br />
gọn và sạch đẹp. Và cũng từ đó giáo dục học sinh ý thức cẩn thận và khoa <br />
học.<br />
Kỹ năng thiết kế bài soạn:<br />
Soạn giáo án trước khi lên lớp là một công việc quan trọng, cần thiết và <br />
bắt buộc đối với mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy. Soạn bài chuẩn bị <br />
cho việc dạy học của thầy và trò nhằm thực hiện mục tiêu bài học. Bài soạn <br />
thể hiện mối liên hệ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và điều kiện dạy <br />
học. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học cần phải có kĩ năng soạn bài ở <br />
mỗi giáo viên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
__________________________________________________________<br />
____ 11<br />
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.<br />
Nguyễn Thị Thu Trường TH Krông Ana <br />
<br />
Để giúp giáo viên có kỹ năng soạn một giáo án theo hướng đổi mới thể <br />
hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò, đạt hiệu quả cao trong <br />
giảng dạy, trước hết yêu cầu giáo viên phải xác định đúng tầm quan trọng của <br />
việc soạn giáo án trước khi lên lớp; phải biết dựa vào khả năng học tập của <br />
các đối tượng học sinh trong lớp để xác định nội dung, phương pháp cụ thể <br />
trong việc soạn bài đảm bảo tính hệ thống và tính vừa sức. Các bước soạn cụ <br />
thể:<br />
Bước 1: Xác định mục tiêu <br />
Mục tiêu là yêu cầu cơ bản tối thiểu mà sau khi kết thúc bài học học <br />
sinh cần đạt được. Người giáo viên phải biết học sinh của mình gồm những <br />
đối tượng nào, các em cần học được gì trong bài học. Như vậy việc xác định <br />
mục tiêu của bài là công việc rất quan trọng trong soạn giáo án của giáo viên. <br />
Mục tiêu của bài học được thể hiện với ba nội dung: kiến thức, kỹ năng, thái <br />
độ mà người học cần đạt được. Mục tiêu bài học sẽ là căn cứ để đánh giá <br />
chất lượng học tập của học sinh và hiệu quả giảng dạy của giáo viên.<br />
Hướng dẫn giáo viên cách xác định mục tiêu như sau:<br />
Về kiến thức: Là mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Vì vậy khi <br />
xác định mục tiêu này dùng các động từ: hiểu, biết, phát biểu, nhận dạng, so <br />
sánh, tóm tắt, xác định, phân biệt, giải thích,… <br />
Về kỹ năng: Kỹ năng là các mức độ làm được một công việc hoặc làm <br />
thành thạo một công việc. Các động từ thường dùng để xác định mục tiêu kỹ <br />
năng là: liệt kê, làm, nghe, viết, nêu, vẽ, tính, giải, sử dụng, thực hành, đọc, <br />
nhận xét, trình bày, kể, quan sát,...<br />
Về thái độ: Học sinh có thái độ, tình cảm như thế nào sau khi học xong <br />
bài học. Các động từ có thể dùng để xác định mục tiêu thái độ là: tôn trọng, <br />
yêu quý, khâm phục, tuân thủ, tán thành, hưởng ứng, phản đối, chấp nhận, lên <br />
án, bảo vệ, thông cảm, chia sẻ,…<br />
Ví dụ: Khi dạy bài “Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ?” (Luyện từ và <br />
câu lớp 4), xác định mục tiêu với 3 nội dung như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
__________________________________________________________<br />
____ 12<br />
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.<br />
Nguyễn Thị Thu Trường TH Krông Ana <br />
<br />
Học sinh hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu <br />
kể Ai thế nào ?<br />
Nhận biết được câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn, xác định đúng <br />
chủ ngữ trong câu; viết được đoạn văn khoảng 5 câu tả một loại trái cây trong <br />
đó có câu kể Ai thế nào ? <br />
Biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loại cây trồng trong đó có cây ăn <br />
quả; sử dụng các loại trái cây một cách điều độ để tăng cường sức khỏe.<br />
Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng dạy học<br />
Đồ dùng dạy học có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả bài <br />
học. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo sẽ giúp giáo viên, học sinh khai <br />
thác nội dung bài, hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức thành công. <br />
Bước 3: Tổ chức các hoạt động dạy học<br />
Trong giáo án một tiết học, phân biệt cụ thể các hoạt động của giáo viên <br />
và học sinh, không tạo ra quá nhiều hoạt động gây nên sự rườm rà, mất thời <br />
gian. Nghiên cứu tổ chức cho học sinh học tập bằng nhiều hình thức khác nhau <br />
như học cả lớp, học cá nhân, học theo nhóm,…<br />
Trong quá trình soạn giảng, không phải lúc nào cũng vận dụng một cách <br />
rập khuôn, máy móc các bước lên lớp. Như vậy vô tình sẽ tạo cho học sinh <br />
biết trước ý đồ của giáo viên. Chính vì vậy giáo viên luôn luôn dựa vào nội <br />
dung bài để linh động điều chỉnh, thay đổi các bước tạo sự bất ngờ cho học <br />
sinh. Chẳng hạn, phần Kiểm tra bài cũ tùy nội dung bài có thể kiểm tra đầu <br />
tiết, trong tiết, cuối tiết hoặc cũng có thể không kiểm tra; phần Giới thiệu bài, <br />
ghi tên bài lên bảng có thể thực hiện sau khi hình thành kiến thức mới; phần <br />
Củng cố không nhất thiết ở cuối bài mà có thể là ở từng phần trong bài…<br />
Các hoạt động dạy học được thể hiện như sau:<br />
Kiểm tra bài cũ: Phần kiểm tra bài cũ có thể lồng ghép vào bài mới hoặc <br />
không kiểm tra. Nếu kiểm tra thì ghi vào giáo án nội dung kiểm tra (câu hỏi, <br />
bài tập,…). Nội dung kiểm tra bài cũ không nhất thiết phải kiểm tra kiến thức <br />
của bài liền trước đó nếu bài học trước không có gì liên quan. <br />
<br />
<br />
__________________________________________________________<br />
____ 13<br />
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.<br />
Nguyễn Thị Thu Trường TH Krông Ana <br />
<br />
Ví dụ: Khi dạy bài “Tìm phân số của một số” (Toán 4), giáo viên có thể <br />
kiểm tra việc nắm kiến thức ở lớp 3 trong bài “Tìm một trong các phần bằng <br />
nhau của một số” (Toán 3) qua đó dẫn dắt học sinh vào bài mới luôn.<br />
Dạy học bài mới:<br />
+ Giới thiệu bài: Để tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài, dẫn <br />
dắt vấn đề cần tìm hiểu thì thao tác giới thiệu bài khá quan trọng trong các <br />
học. Giới thiệu bài giúp học sinh chuyển được suy nghĩ, tư duy của môn học <br />
trước sang môn học tiếp theo. Có thể giới thiệu bài trực tiếp hoặc gián tiếp. <br />
Tuy nhiên việc giới thiệu bài gián tiếp vẫn chiếm nhiều ưu thế hơn, tạo ra <br />
được các tình huống có vấn đề để thu hút sự chú ý của học sinh. Chính vì vậy <br />
định hướng cho giáo viên nên giới thiệu bài gián tiếp. <br />
+ Hướng dẫn thực hiện các hoạt động: Lựa chọn nội dung kiến thức để <br />
tổ chức hướng dẫn học sinh học tập theo từng hoạt động (nếu nội dung chưa <br />
phù hợp với thực tế thì cần có sự điều chỉnh cho phù hợp). Hệ thống câu hỏi <br />
phù hợp với khả năng tiếp thu của đối tượng học sinh kèm theo yêu cầu học <br />
sinh hoạt động để các em tiếp cận tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới; <br />
dự kiến câu trả lời của học sinh.Tùy vào nội dung cũng như lượng kiến thức <br />
của hoạt động để tổ chức bằng nhiều hình thức khác học tập nhau (cả lớp, cá <br />
nhân, nhóm nhỏ, nhóm lớn,…). Học sinh thực hiện các hoạt động, trả lời các <br />
câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. Củng cố nội dung hoạt động (nếu cần). <br />
Kết luận vấn đề của hoạt động.<br />
Củng cố, dặn dò: Đây là phần không kém quan trọng nhằm phát huy tính <br />
tích cực chủ động cho học sinh trong việc tự học, tự nghiên cứu. Phần Củng <br />
cố bài thường đưa ra vào cuối tiết, tuy nhiên như đã nói ở trên không nên rập <br />
khuôn mà phải linh động trong việc soạn giáo án để tiết học sinh động, mới <br />
mẻ hơn. Phần cuối tiết dành một chút thời gian để học sinh nêu ý kiến thắc <br />
mắc trên cơ sở đó củng cố hệ thống lại toàn bài. Phần Dặn dò là để hướng <br />
dẫn học sinh cách ôn lại bài vừa học đồng thời cách chuẩn bị bài học sau. Mặc <br />
dù vậy, cũng không nên xem đây là một trình tự không thể thay đổi được. <br />
b.3) Xây dựng các hình thức bồi dưỡng kỹ năng sư phạm<br />
<br />
<br />
__________________________________________________________<br />
____ 14<br />
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.<br />
Nguyễn Thị Thu Trường TH Krông Ana <br />
<br />
Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm qua chuyên đề, tập huấn:<br />
Tổ chức chuyên đề, tập huấn là vấn đề cần thiết trong sinh hoạt chuyên <br />
môn. Nội dung xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác. Vì vậy, trong năm học, <br />
tôi tham mưu xây dựng kế hoạch chuyên đề, định hướng các mảng kiến thức, <br />
kỹ năng cần giải quyết, yêu cầu các tổ nghiên cứu và đăng kí nội dung tập <br />
huấn, chuyên đề; phân công giáo viên thực hiện, từ đó sắp xếp thời gian hợp lí <br />
với nội dung, điều kiện và giai đoạn công tác. <br />
Giao cho người thực hiện chuyên đề có trách nhiệm nghiên cứu xây <br />
dựng nội dung, các thành viên trong tổ có trách nhiệm đóng góp ý kiến xây <br />
dựng, tổ trưởng trình lãnh đạo duyệt trước khi thực hiện. <br />
Tổ chức chuyên đề được thực hiện có kế hoạch, được kiểm tra và đánh <br />
giá, rút kinh nghiệm, thống nhất nội dung và áp dụng vào công tác. <br />
Ví dụ: Để giúp giáo viên có kỹ năng ra đề kiểm tra đánh giá học sinh , tôi <br />
tổ chức chuyên đề Nâng cao năng lực ra đề kiểm tra định kỳ theo Thông tư <br />
22/2016, cách thực hiện như sau:<br />
Đối với lãnh đạo nhà trường: Triển khai kế hoạch chuyên đề, chuẩn bị <br />
các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho công tác chuyên đề. Phân công <br />
nhiệm vụ cho các tổ chuyên môn và người thực hiện chuyên đề.<br />
Đối với giáo viên nói chung:<br />
Bước 1: Yêu cầu xác định được mục tiêu, nội dung, hình thức kiểm tra<br />
+ Mục tiêu kiểm tra: Xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của <br />
học sinh so với chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục <br />
phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học <br />
sinh.<br />
+ Nội dung kiểm tra: Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy <br />
định trong chương trình tiểu học theo môn học. Trong đó, cần xác định kiến <br />
thức, kỹ năng trọng tâm, tối thiểu cần kiểm tra và được mô tả yêu cầu cần đạt <br />
theo các mức độ nhận thức. (Mức 1,2 nhận biết và thông hiểu: là các mức độ <br />
cơ bản, yêu cầu cần đạt của mọi học sinh; mức 3 vận dụng: là yêu cầu cần <br />
<br />
<br />
__________________________________________________________<br />
____ 15<br />
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.<br />
Nguyễn Thị Thu Trường TH Krông Ana <br />
<br />
đạt cho những học sinh đạt mức hoàn thành; mức 4 vận dụng sáng tạo: nhằm <br />
xác định những học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập).<br />
+ Hình thức đề kiểm tra: Thông thường đề kiểm tra kết hợp hình thức <br />
kiểm tra tự luận với trắc nghiệm khách quan. Các câu hỏi, bài tập trong đề <br />
kiểm tra được ra theo hình thức trắc nghiệm và tự luận. <br />
Bước 2: Hướng dẫn xây dựng câu hỏi/ bài tập theo các mức độ<br />
+ Biên soạn câu hỏi/bài tập: Từ nội dung bài dạy, yêu cầu tổ trưởng <br />
phân công giáo viên biên soạn các câu hỏi/bài tập theo mạch kiến thức trong <br />
từng giai đoạn học tập theo 4 mức độ nhận thức của học sinh.<br />
+ Kiểm tra, phân loại các mức độ của câu hỏi/bài tập: Tổ trưởng chịu <br />
trách nhiệm kiểm tra việc biên soạn câu hỏi/bài tập của giáo viên, cùng giáo <br />
viên phân tích, phân loại câu hỏi/bài tập phù hợp với 4 mức độ nhận thức. <br />
Tổng hợp hệ thống câu hỏi/bài tập, báo cáo Tổ thẩm định, tiếp tục bổ sung, <br />
chỉnh sửa các câu hỏi/bài tập nếu cần thiết.<br />
+ Kiểm định câu hỏi/bài tập: Tổ thẩm định chịu trách nhiệm lựa câu <br />
hỏi/bài tập đưa vào xây dựng đề kiểm tra phù hợp với nội dung và yêu cầu <br />
cần đạt của môn học.<br />
Đối với giáo viên/nhóm giáo viên trực tiếp thực hiện chuyên đề: Từ các <br />
câu hỏi/bài tập đã được biên soạn, giáo viên/nhóm giáo viên được phân công <br />
thực hiện chuyên đề nghiên cứu, lựa chọn nội dung để:<br />
Bước 1: Xây dựng ma trận đề kiểm tra<br />
+ Liệt kê các nội dung/chủ đề/mạch kiến thức kỹ năng cần kiểm tra.<br />
+ Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi mức độ nhận thức.<br />
+ Xác định tỷ lệ % số điểm, số câu cho mỗi nội dung/chủ đề/ mạch <br />
kiến thức trương ứng với tỷ lệ %.<br />
+ Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột và kiểm tra tỷ lệ % <br />
tổng số điểm phân phối cho mỗi cột.<br />
+ Rà soát lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết<br />
<br />
<br />
__________________________________________________________<br />
____ 16<br />
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.<br />
Nguyễn Thị Thu Trường TH Krông Ana <br />
<br />
Bước 2. Ra đề kiểm tra theo ma trận chuẩn kiến thức kỹ năng<br />
Từ câu hỏi/bài tập và ma trận đã lập, xây dựng đề kiểm tra. Trình bày <br />
đề kiểm tra rõ ràng, khoa học giúp học sinh thuận tiện và dễ dàng trong khi <br />
làm bài.<br />
Bước 3: Báo cáo chuyên đề trước tập thể nhà trường theo các nội dung.<br />
Bước 4: Lãnh đạo nhà trường tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, định <br />
hướng các hoạt động tiếp theo.<br />
Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm qua thao giảng, hội giảng, dự giờ:<br />
Dự giờ, thao giảng, hội giảng là hoạt động bắt buộc và vô cùng quan <br />
trọng đối với việc phát triển năng lực giảng dạy trong chuyên môn của mỗi <br />
giáo viên. Giúp cho giáo viên tự rèn luyện phong cách sư phạm, chủ động, tích <br />
cực hơn trong bài giảng của mình. Việc dự giờ còn giúp cho giáo viên học tập, <br />
rút kinh nghiệm thông qua tiết dạy và việc xử lí tình huống của đồng nghiệp, <br />
giáo viên sẽ khắc phục được những thiếu sót trong quá trình giảng dạy, coi <br />
đây là việc làm thường xuyên và là biện pháp quan trọng để nâng cao chất <br />
lượng giờ dạy...<br />
Đầu năm học, tôi yêu cầu các tổ đăng kí số tiết thao giảng, hội giảng. <br />
Phát động thao giảng, hội giảng chào mừng các ngày lễ lớn, các dịp có ý nghĩa <br />
qua đó giấy lên phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Kế hoạch thao giảng được <br />
thông báo vào đầu tháng. Tổ trưởng cho tổ viên đăng kí trước khi thực hiện <br />
một tuần để nắm bắt những thông tin ban đầu tạo điều kiện thuận lợi cho <br />
việc bố trí, sắp xếp hợp lí, đảm bảo số giáo viên được dự giờ nhiều nhất có <br />
thể, không để tình trạng thao giảng mà quá ít người dự hoặc giáo viên bỏ lớp <br />
để đi dự giờ. <br />
Thực tế mà nói, việc sắp xếp thời gian hợp lí để giáo viên có thể được <br />
tham gia dự giờ tất cả các tiết thao giảng là rất khó. Bởi vậy, trong năm học, <br />
tôi tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức cho một số giáo viên tiêu biểu thực <br />
hiện các tiết hội giảng tạo điều kiện cho tất cả giáo viên được dự giờ, thăm <br />
lớp, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Các tiết hội giảng là những tiết dạy khó, <br />
các tiết dạy hay cần phải có sự trao đổi, bàn bạc, huy động sự tập trung đầu <br />
<br />
__________________________________________________________<br />
____ 17<br />
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.<br />
Nguyễn Thị Thu Trường TH Krông Ana <br />
<br />
tư góp ý của tập thể để nhiều người được tham gia ý kiến xây dựng và học <br />
tập. Vì vậy, khi phân công giáo viên thực hiện, tổ trưởng và các tổ viên phải <br />
có trách nhiệm cùng nghiên cứu, trao đổi kĩ, xây dựng, định hướng, lựa chọn <br />
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp để thiết kế bài dạy, đảm <br />
bảo tiết dạy thành công. <br />
Việc dự giờ, thăm lớp vừa là để đánh giá năng lực của giáo viên vừa để <br />
góp ý, rút kinh nghiệm về kiến thức, kỹ năng, thái độ, nội dung, phương pháp, <br />
tác phong và cách tổ chức lớp học...Vì vậy sau khi giáo viên thực hiện thao <br />
giảng, hội giảng, tôi tổ chức đánh giá, góp ý rút kinh nghiệm. Khi đánh giá, rút <br />
kinh nghiệm các tiết dạy, yêu cầu góp ý thẳng thắn, chân tình với tinh thần <br />
giúp nhau cùng tiến bộ, đánh giá thực chất, nêu ra được những điểm mạnh, <br />
những hạn chế của người dạy để cùng rút kinh nghiệm cho những tiết dạy <br />
sau. Trong hoạt động dự giờ tuyệt đối tránh đối phó nhằm đạt chỉ tiêu số <br />
lượng theo quy định.<br />
Ngoài việc dự giờ thao giảng, hội giảng được đăng kí theo kế hoạch, tôi <br />
chỉ đạo tổ trưởng tích cực công tác dự giờ đột xuất và khảo sát chất lượng <br />
học sinh. Đây là một việc làm có ý nghĩa, là điều kiện tốt nhất để phát huy tính <br />
sáng tạo, khả năng tư duy, sự tự tin làm chủ bài dạy bài học cho giáo viên và <br />
học sinh. Các tiết dự giờ đột xuất đánh giá cao năng lực và kỹ năng sư phạm <br />
của giáo viên đồng thời đánh giá một cách sát thực nhất chất lượng học tập <br />
của học sinh. Đây cũng là một hình thức hiệu quả, phù hợp để bồi dưỡng nâng <br />
cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên.<br />
Để tạo sự thay đổi, mới lạ và hứng thú học tập, cho học sinh được làm <br />
quen nhiều với các tiết học hiện đại, ngoài các tiết giảng dạy phấn trắng <br />
bảng đen truyền thống, tôi động viên giáo viên mạnh dạn thiết kế bài giảng <br />
điện tử ứng dụng vào giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy cũng <br />
như việc nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học của <br />
mỗi giáo viên.<br />
Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm trong việc tổ chức hội thi:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
__________________________________________________________<br />
____ 18<br />
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.<br />
Nguyễn Thị Thu Trường TH Krông Ana <br />
<br />
Mục đích của việc tổ chức các hội thi dành cho giáo viên trong nhà <br />
trường là để tuyển chọn, công nhận và tôn vinh năng lực, sự năng động, tự tin, <br />
trách nhiệm với công việc của giáo viên. Tạo điều kiện để giáo viên thể hiện <br />
năng lực của bản thân, cán bộ quản lí cùng với giáo viên có cơ hội để học tập, <br />
trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy, về kỹ năng sử dụng phương pháp và hình <br />
thức tổ chức lớp học, kỹ năng sử dụng hiệu quả các phương tiện, đồ dùng dạy <br />
học; nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin; góp phần thực hiện tốt <br />
các phong trào thi đua trong trường học. Khuyến khích, giáo viên tự học, tự rèn <br />
luyện và tự sáng tạo. Qua các hội thi lựa chọn những giáo viên tiêu biểu, những <br />
sản phẩm có chất lượng tham gia dự thi các cấp; giúp giáo viên có cơ hội tạo <br />
niềm tin cho đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; là một trong những tiêu chí để <br />
đánh giá xế