intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Biện pháp rèn chữ viết và lỗi chính tả cho học sinh tiểu học

Chia sẻ: Đỗ Hồng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

311
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu dạy môn Tiếng Việt cho học sinh trong trường học hiện nay là phải rèn luyện cho học sinh sử dụng thành thạo ngôn ngữ Tiếng Việt. Ngôn ngữ thường được thể hiện ở hai dạng chính là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Nhiệm vụ của người giáo viên là phải làm sao để học sinh có kỹ năng sử dụng tốt cả hai dạng ngôn ngữ này để các em áp dụng trong giao tiếp hàng ngày. Mời bạn đọc cùng tham khảo SKKN: Biện pháp rèn chữ viết và lỗi chính tả cho học sinh tiểu học để tìm hiểu rõ hơn vấn đề nêu trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Biện pháp rèn chữ viết và lỗi chính tả cho học sinh tiểu học

  1. SKKN  . Ñeà taøi: Bieän phaùp reøn chöõ vieát vaø loãi chính taû cho hoïc sinh tieåu   hoïc. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT VÀ LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận: Mục tiêu dạy môn Tiếng Việt cho học sinh trong trường học hiện nay là phải rèn luyện cho học sinh sử dụng thành thạo ngôn ngữ Tiếng Vi ệt. Ngôn ngữ thường được thể hiện ở hai dạng chính là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Nhiệm vụ của người giáo viên là phải làm sao để h ọc sinh có kỹ năng s ử d ụng tốt cả hai dạng ngôn ngữ này để các em áp dụng trong giao tiếp hàng ngày. Trong việc rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh, chúng ta không đ ược phép coi trọng việc rèn dạng ngôn ngữ này hay xem nh ẹ việc rèn dạng ngôn ng ữ kia. Tuy nhiên, trong thực tế dạng ngôn ngữ viết là dạng ngôn ngữ luôn được thể hiện tường minh. Lời nói có thể “ gió bay”, nh ưng ch ữ vi ết thì s ẽ đ ược l ưu lại trên giấy. “ Chữ viết là nết người”, nhìn chữ viết ta có thể biết người đó cẩn thận hay cẩu thả, gọn gàng hay luộm thuộm … Trong suốt 17 năm đứng trên bục giảng, dạy ởû nhiều khối lớp khác nhau, hàng năm cứ phải chứng kiến cảnh học sinh viết chữ mà chính các em cũng không đọc được chữ viết của mình hoặc cái cảnh mở vở chính tả của h ọc sinh ra nhìn thấy chữ mực đỏ nhiều hơn chữ mực tím, tôi v ẫn c ứ day d ứt mãi. Cũng từ nỗi day dứt ấy, tôi đã bỏ công tìm hiểu, nghiền ngẫm để mong tìm ra m ột cách làm hữu hiệu giúp học sinh cải thiện chất lượng ch ữ vi ết và h ạn ch ế vi ệc viết sai lỗi chính tả. Sau một thời gian khá lâu áp dụng thử nghiệm bằng nhiều cách, có lúc tưởng chừng bế tắc, mãi đến bây giờ, tôi mới tìm ra được một số biện pháp khá hiệu quả. Trong đề tài này, tôi xin nêu ra nh ững bi ện pháp mà tôi đã áp dụng thành công để quí vị cùng tham khảo. 2/ Tình hình thực trạng: Trong thực tế hiện nay, hiện tượng học sinh viết chữ xấu (chữ viết nguyệch ngoạc, các con chữ trong cùng một chữ không đều) và viết sai nhiều lỗi chính tả đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều đơn vị.Trong đó có đơn vị trường Tiểu học Bù Nho chúng tôi. Chúng ta không thể đổ hoàn toàn lỗi vào điều kiện khách quan nh ư : t ật bẩm sinh, điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo… ). Vì trong th ực t ế v ẫn có những học sinh không có “hoa tay” nhưng vẫn viết chữ đẹp, đúng chính tả và ngược lại. Có những em bàn ghế tự học ở nhà không đúng tiêu chu ẩn, th ậm chí không có nhưng cũng vẫn viết đẹp, viết đúng. Ngöôøi vieát: Huyønh Thò Ngoïc Traâm. Ñôn vò: Tieåu Hoïc Buø Nho–Phöôùc 1 Long–Bình Phöôùc
  2. SKKN  . Ñeà taøi: Bieän phaùp reøn chöõ vieát vaø loãi chính taû cho hoïc sinh tieåu   hoïc. Vậy học sinh viết xấu, viết không đều các con chữ, viết sai nhiều lỗi chính tả là do đâu? Theo bản thân cá nhân tôi, có một số nguyên nhân sau: 3/ Nguyên nhân: - Do ảnh hưởng của cách viết chữ cải cách giáo dục bỏ các nét dư nên nhiều học sinh vẫn giữ thói quen dừng tay nhấc bút nhiều lần , ảnh h ưởng đ ến tốc độ viết và chữ viết bị cắt vụn rất xấu. - Do học sinh không nắm vững chính tự, không nắm vững cấu trúc âm ti ết tiếng Việt, do các em viết theo lỗi phát âm địa phương (đây là tình tr ạng ph ổ biến và khá khó khăn đối với khu vực địa bàn chúng ta vì có nhân dân ở khắùp mọi nơi đến làm ăn sinh sống ở đây nên trong một lớp h ọc có đại di ện đ ủ c ả ba vùng phương ngữ) .Ngoài ra, sai chính tả còn do các em không n ắm v ững chính âm. - Do giáo viên ít quan tâm đến vấn đề ch ữ viết củah ọc sinh ở b ậc ti ểu học. - Đặc biệt , ở lớp 1, nếu giáo viên không quan tâm rèn ch ữ viết cho học sinh thì các em sẽ không có được kỹ năng viết đẹp, viết đúng để tiếp tục rèn kỹ năng này ở các lớp học, cấp học tiếp theo. - Do phụ huynh học sinh ít quan tâm đến học tập của con em mình. - Do chữ viết của của chính giáo viên không đạt yêu c ầu, không c ẩn th ận dẫn đến học sinh dễ bắt chước. Vì đó chính là một trong những đặc điểm tâm lý củahọc sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 1. Vậy chúng ta phải làm gì để khắc phục vấn đề đã nêu trên? Theo tôi có một số biện pháp như sau: II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1/ GV tự rèn bản thân: Điều 63 của Luật giáo dục đã nêu: “Nhà giáo có nhi ệm v ụ không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao đạo đức, phẩm chất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học”. Như vậy công tác tự rèn của bản thân người giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh về mọi mặt, trong đó có chữ viết. Vì đối với bậc tiểu học, giáo viên là ng ười có uy tín, là “thần tượng” đối với tuổi nhỏ. Lời th ầy là sự thuy ết ph ục, c ử ch ỉ c ủa thầy là mẫu mực, cuộc sống và lao động của thầy là tấm gương đối với các em . Song song đó, tự rèn chữ viết cũng là cách để chúng ta th ực hi ện m ột trong các yêu cầu về điều kiện chuẩn của một giáo viên tiểu học theo “ Dự án phát triểngiáo viên tiểu học” của Bộ GD&ĐT.Vì vậy: - Người giáo viên cần phải tự trang bị cho mình những kiến thức về ngữ âm học, về từ vựng, ngữ nghĩa học có liên quan đến chính tả. Từ những ki ến thức này giáo viên biết vận dụng vào việc phân loại l ỗi chính t ả, phát hi ện đ ặc Ngöôøi vieát: Huyønh Thò Ngoïc Traâm. Ñôn vò: Tieåu Hoïc Buø Nho–Phöôùc 2 Long–Bình Phöôùc
  3. SKKN  . Ñeà taøi: Bieän phaùp reøn chöõ vieát vaø loãi chính taû cho hoïc sinh tieåu   hoïc. điểm của từng loại lỗi; nhất là việc xây dựng các quy tắc chính tả, các “mẹo” chính tả, giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát, có hệ thống. Ví dụ: + Khi đứng trước các nguyên âm: i, iê, ê, e ; thì âm “cờ” viết làø k, âm “gờ” viết là gh, âm “ngờ” viết là ngh. + Khi đứng trước các nguyên âm còn lại, thì âm “c ờ” vi ết là c, âm “gờ” viết là g, âm “ngờ” viết là ng. + Hoặc khi còn nghi ngờ viết tr hay ch thì dùng “mẹo” sau: nếu chúng chỉ những đồ dùng trong gia đình thì được viết là ch ( chai, chén, chăn, ch ảo, chậu… ) - Bản thân người giáo viên phải tự rèn chữ viết cho mình. Nếu không được đẹp thì ít nhất cũng phải ở mức đạt yêu cầu về chữ viết chuẩn. - Giáo viên phải tự rèn chữ viết ngay trong quá trình soạn giáo án, làm h ồ sơ và đặc biệt là quá trình viết bảng lớp hàng ngày. - Nếu giáo viên thấy cần rèn cho học sinh ở nh ững đi ểm nào thì giáo viên phải thể hiện những điểm đó hàng ngày trên bảng lớp. Ví dụ: Muốn rèn choh ọc sinh cách viết liền nét thì hàng ngày giáo viên th ể hiện cách vi ết li ền nét trên bảng cho học sinh thấy… 2/ Khoanh vùng đối tượng HS: Trong mọt lớp, nếu xét vềhọc lực,hạnh kiểm thì có nhiều lo ại đối tượng, nhưng nếu chỉ xét về mặt chữ viết và lỗi chính tả để rèn cho học sinh thì ta dễ dàng khoanh vùng để chọn những học sinh cần phải rèn. L ẽ đương nhiên, nếu là giáo viên dạy lớp 1, thì lại càng dễ dàng hơn trong việc chọn đối tượng và thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện. Vì ở l ớp 1, thì s ố h ọc sinh c ần đ ược rèn là chưa nhiều nếu giáo viên sớm quan tâm. 3/ Tiến hành rèn cho học sinh: a. Rèn trong giờ học: Sau khi đã chọn được nhữnghọc sinh có chữ viết xấu, hay viết sai lỗi chính tả,giáo viên xếp lại chỗ ngồi cho các em. - Trong các tiết học khác, giáo viên xếp cho các em ngồi cạmh những em viết chữ đẹp hoặc tương đối đẹp và ít sai lỗi chính tảûđể các em có điều kiện tự rèn luyện cho nhau. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn luôn có s ự theo dõi, nh ắc nh ở của giáo viên, và một điều không thể không làm là phải giao nhiệm vụ cụ th ể cho từng em. - Đối với các tiết chính tả, giáo viên tập trung những học sinh này ng ồi thành 2 nhóm ở khu vực các bàn phía trên: một nhóm gồm những em hay vi ết sai lỗi chính tả, một nhóm gồm những em viết xấu. Trong quá trình học sinh viết bài, giáo viên luôn đứng bên cạnh hai nhóm này để phát hiện kịp thời những lỗi học sinh bị sai, đồng thời hướng dẫn học sinh cách sửa ngay. Ngöôøi vieát: Huyønh Thò Ngoïc Traâm. Ñôn vò: Tieåu Hoïc Buø Nho–Phöôùc 3 Long–Bình Phöôùc
  4. SKKN  . Ñeà taøi: Bieän phaùp reøn chöõ vieát vaø loãi chính taû cho hoïc sinh tieåu   hoïc. Như vậy, đến đây ta thấy nảy sinh thêm một vấn đ ề. Đó là vi ệc ch ấm điểm cho những học sinh này. Nếu chúng ta chấm điểm cho những em này nh ư tất cả những học sinh khác trong lớp thì sẽ xảy ra tình trạng không công bằng. Vì tất cả những bài viết của những em này đã được giáo viên hướng dẫn sửa lỗi rồi. Để giải quyết vấn đề này , tôi đã áp dụng cách đánh giá cho học sinh bằng nhận xét với những câu lời phê như: “Chưa tiến bộ”, “ Có ti ến b ộ” ho ặc “ Ti ến bộ tốt”… Cho đến khi các em nhận được lời phê “Đã đạt yêu cầu” thì s ẽ đồng nghĩa với việc các em đã hoàn thành quá trình rèn chữ. Tuy nhiên, trong các l ời phê thì câu “Có tiến bộ” chúng ta nên sử dụng th ường xuyên và h ạn chêù t ối đa lời phê “Chưa tiến bộ”. Sở dĩ như vậy vì một đặc điểm tâm lý khác của h ọc sinh tiểu học là thích được khen và hay nản lòng khi thường xuyên bị chê. Đến đây, lại một câu hỏi mới xuất hiện: Nếu chỉ đánh giá học sinh bằng nhận xét thì các em sẽ không có điểm số trong s ổ. V ấn đ ề này tôi đã gi ải quy ết bằng cách: Mỗi tháng dành khoảng hai tiết chính tả không tổ ch ức rèn để lấy điểm vào sổ cho các em. Nếu chúng ta nhiệt tình, quan tâm và kiên nhẫn rèn cho học sinh theo phương pháp này thì chỉ tối đa sau từ một đến hai tháng hoặc ch ậm nhất m ột học kỳ, học sinh sẽ nhận được lời phê “Đã đạt yêu cầu”. Tuy nhiên, n ếu ch ỉ áp dụng một biện pháp này thì hiệu quả sẽ không cao và th ời gian s ẽ ph ải m ất r ất nhiều. Một biện pháp khác cần được tiến hành song song để h ỗ trợ cho bi ện pháp này. Đó là rèn trong giờ giải lao. b. Rèn trong giờ giải lao: Trong các giờ giải lao của buổi học có môn chính tả, giáo viên tập trung những học sinh này lại để tổ chức rèn thêm. - Đối với những em viết xấu: Giáo viên hướng dẫn các em cách lia bút sao cho nét chữ không bị gãy và hướng dẫn các em cách viết liền mạch. Vì ph ần đông các em viết xấu, viết không đều con chữ là do các em không bi ết vi ết li ền mạch mà hay nhấc bút sau khi viết xong một con chữ hoặc ngừng bút ở nh ững con chữ có dấu mũ. Điều này không chỉ làm cho chữ viết của học sinh bị xấu , không đều, mà còn ảnh hưởng đến kỹ năng viết của các em ở những lớp học, bậc học tiếp theo. Do đó điều tôi muốn nh ấn mạnh khi áp d ụng kinh nghi ệm của mình trong quá trình rèn đối tượng học sinh này là “Rèn cho học sinh k ỹ năng viết liền mạch và chỉ ghi dấu mũ, dấu thanh sau khi đã viết xong một chữ”õ. - Đối với những học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả: Giáo viên đưa ra những lỗi phổ biến của học sinh. Sau đó, giáo viên phân tích cho học sinh thấy những nguyên nhân dẫn đến những lỗi bị sai và cách sửa sai. Ch ẳng h ạn h ọc sinh hay bị nhầm lẫn giữa hai vần “an” và “ang” có thể do các em phát âm sai, do Ngöôøi vieát: Huyønh Thò Ngoïc Traâm. Ñôn vò: Tieåu Hoïc Buø Nho–Phöôùc 4 Long–Bình Phöôùc
  5. SKKN  . Ñeà taøi: Bieän phaùp reøn chöõ vieát vaø loãi chính taû cho hoïc sinh tieåu   hoïc. không nắm rõ nghĩa của từ trong câu văn, do không nắm rõ c ấu t ạo c ủa ti ếng… Như vậy, giáo viên cần phải chohọc sinh tập phát âm, tập phân bi ệt nghĩa, hướng dẫn các em nắm vững các quy tắc chính tả, nắm cấu t ạo c ủa âm ti ết tiếng Việt…(việc làm này phải được tiến hành kết hợp trong các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Bởi vì chúng ta không thể tiến hành kỹ công việc này trong khuôn khổ thời gian có hạn của một giờ giải lao). Cuối cùng, giáo viên đ ọc cho học sinh viết khoảng 3-5 câu văn mang nhiều phụ âm, vần, thanh mà h ọc sinh hay bị sai và đã được giáo viên hướng dẫn sửa sai nhằm đánh giá mức độ ti ếp thu của các em. Từ đó có kế hoạch rèn cho tiết sau. - Thỉnh thoảng, giáo viên nên tổ chức cho các em rèn bằng phương pháp “Trò chơi học tập”. + Giáo viên chia học sinh trong diện phải rèn ra thành các nhóm nh ỏ (theo phương ngữ). + Giáo viên đưa ra các đoạn bài chính tả đặc trưng cho m ỗi vùng mi ền. Các đoạn văn này được giáo viên “cố tình” soạn sai lỗi chính tả. + Chohọc sinh thảo luận thi tìm nhanh lỗi chính t ả trong đoạn văn, tìm nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng. + Cho đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả. + Giáo viên kết luận, tuyên dương, khen thưởng cho nhóm có kết quả nhanh và đúng nhất (nên cho cả lớp cùng dự để tăng sự hứng khởi cho các em).  Điều đáng lưu ý trong cáh thực hiện này là kế hoạch rèn cho h ọc sinh phải được giáo viên soạn trước và phải được đúc kết từ sau tiết chính tả liền trước đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã h ội và trong gia đình. Giáo d ục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu sự giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Trong thực tế, chúng ta đều biết rằng thời gian học sinh được học, được rèn ở lớp trong một ngày là không nhiều. Trừ những ngày được nghỉ học thì khoảng thời gian ở lớp của mỗi học sinh chỉ chiếm 1/6 tổng l ượng th ời gian trong ngày( không kể những lớp học bán trú hoặc h ọc 2 bu ổi). Chính vì v ậy, việc tổ chức cho học sinh tự rèn ở nhà là rất cần thiết. Tuy nhiên, công vi ệc này đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Xuất phát t ừ những quan điểm này của tôi, song song với hai biện pháp đã được trình bày ở trên, tôi áp dụng một biện pháp thứ ba, đó là: c/ Phối hợp với PHHS cho HS rèn ở nhà: - Như tôi đã đề cập, ba biện pháp được tôi áp dụng để rèn ch ữ vi ết và l ỗi chính tả cho học sinh phải được tiến hành song song. Do đó ngay sau khi khoanh vùng đối tượng học sinh cần rèn, chúng ta cần liên lạc ngay với ph ụ huynh h ọc Ngöôøi vieát: Huyønh Thò Ngoïc Traâm. Ñôn vò: Tieåu Hoïc Buø Nho–Phöôùc 5 Long–Bình Phöôùc
  6. SKKN  . Ñeà taøi: Bieän phaùp reøn chöõ vieát vaø loãi chính taû cho hoïc sinh tieåu   hoïc. sinh để bàn bạc, sắp xếp kế hoạch rèn cho học sinh sao cho phù h ợp với đi ều kiện thực tế của từng phụ huynh học sinh để họ có thể theo dõi, kiểm tra quá trình rèn luyện của con em mình. - Sau khi đã thống nhất kế hoạch với phụ huynh học sinh, giáo viên ti ếp tục phân loại những học sinh đã được khoanh vùng đ ể l ấy c ơ s ở giao l ượng bài tập cần rèn cho mỗi loại đối tượng học sinh. Chẳng h ạn v ới nh ững em vi ết ch ữ quá xấu hoặc sai quá nhiều dạng lỗi chính tả thì lượng bài t ập c ần đ ược rèn phải nhiều hơn những em khác. Lượng bài tập rèn sẽ được giảm đi ít dần đối với những nhóm học sinh có trình độ khá h ơn. Bài tập rèn k ỹ năng vi ết đúng, viết đẹp cho học sinh là những bài văn, đoạn văn, bài chính t ả h ọc sinh đã đ ược học ở lớp hiện tại và có thể ở những lớp trước. - Khi đã hoàn tất những khâu trên, giáo viên tiến hành cho học sinh t ự rèn bằng hình thức như sau: + Yêu cầu mỗi em lập một cuốn vở rèn riêng ngoài số vở đã được quy định. + Mỗi ngày học sinh phải tự viết một đoạn văn vào vở rèn. Đo ạn văn đó do giáo viên quy định riêng cho mỗi học sinh hoặc mỗi nhóm h ọc sinh. Cu ối m ỗi đoạn văn mà học sinh đã viết, phải có xác nhận việc theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn của phụ huynh học sinh ở nhà. + Giáo viên chia những học sinh phải rèn thành những nhóm nh ỏ, m ỗi nhóm khoảng từ 3-4 em tùy theo số lượng học sinh phải rèn và tùy theo tình hình thực tế của lớp. Giáo viên chỉ định mỗi nhóm một nhóm trưởng là nh ững h ọc sinh viết chữ đẹp, ít khi sai lỗi chính tả. Những học sinh trong cùng một nhóm là những em có đặc điểm sai chính tả tương tự nhau và ở cùng một vùng miền. + Đầu mỗi buổi học, những học sinh trong diện ph ải rèn sẽ nộp bài vi ết cho nhóm trưởng để nhóm trưởng kiểm tra, sửa lỗi và hướng dẫn cách sửa lỗi công khai trong cả nhóm. Sau khi các nhóm trưởng kiểm tra, sửa sai xong s ẽ nộp bài của các bạn trong nhóm mình lên bàn giáo viên. Giáo viên tranh th ủ th ời gian kiểm tra, sửa chữa lại cho học sinh một lần nữa rồi ghi nh ận xét và nh ững thông tin cần trao đổi với phụ huynh học sinh vào dưới bài viết tự rèn của học sinh. Sau đó giáo viên công bố công khai kết quả bài rèn vi ết c ủa t ừng h ọc sinh tr ước lớp vào một thời điểm thích hợp trong buổi h ọc. Tuy nhiên, giáo viên c ần có những lời động viên, khuyến khích học sinh. - Lượng bài tập cần viết dành cho mỗi học sinh sẽ được giảm đi (đoạn văn ngắn hơn) hoặc sẽ phải tăng lên (đoạn văn dài hơn) tùy thuộc vào mức độ tiến bộ của từng em. Riêng đối với những em chậm tiến thì giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để đề ra biện pháp thích hợp chứ không nên tăng quá nhiều lượng bài tập cho các em và kéo dài thời gian các em phải rèn luyện. Ngöôøi vieát: Huyønh Thò Ngoïc Traâm. Ñôn vò: Tieåu Hoïc Buø Nho–Phöôùc 6 Long–Bình Phöôùc
  7. SKKN  . Ñeà taøi: Bieän phaùp reøn chöõ vieát vaø loãi chính taû cho hoïc sinh tieåu   hoïc. - Nhữnghọc sinh sau khi đã được công nhận “ Đã đạt yêu cầu”, sẽ không phải tham gia vào quá trình rèn luyện nữa và sẽ được giáo viên thưởng một phần thưởng nhỏ bằng vở hoặc bằng bút. Kinh phí cho các ph ần th ưởng này s ẽ đ ược trích ra từ nguôøn quỹ của lớp. Tuy nhiên, với những học sinh này, giáo viên vẫn cần phải theo dõi và nhắc nhở các em duy trì kết quả đã đạt được và tiếp tục phấn đấu để đạt được kết quả cao hơn nữa. III- HIỆU QUẢ : Bằng biện pháp rèn chữ viết và lỗi chính tả cho học sinh mà tôi đã trình bày ở trên, sau ba năm học làm thí điểm vừa qua, h ọc sinh ở l ớp do tôi ph ụ trách đã giảm đến mức tối đa tỉ lệ vở sạch chữ đẹp loại C, tỉ lệ học sinh được xếp vở sạch chữ đẹp loại A sau mỗi tháng, mỗi năm học đều được tăng lên. Bên cạnh đó, tỉ lệ học sinh viết sai lỗi chính tả cũng giảm đi rất nhanh sau hàng tháng, hàng năm. Điển hình trong năm học 2005-2006 vừa qua, tính từ khi h ọc sinh b ắt đ ầu được viết chính tả ( lớp 1), chất lượng vở sạch chữ đẹp và chính t ả ở lớp do tôi phụ trách như sau: a.Chất lượng vở sạch chữ đẹp: THÁNG LOẠI A(%) LOẠI B(%) LOẠI C (%) 2 51,5 33,3 15,2 3 57,6 42,4 0 4 66,7 33,3 0 5 71,6 28,4 0 b.Chất lượng chính tả: THÁNG Điểm 1-2(%) Điểm 3-4(%) Điểm 5-6(%) Điểm 7-8(%) Điểm 9-10(%) 2 6,1 15,2 42,4 21,2 15,2 3 0 3,0 51,5 27,3 18,2 4 0 0 48,9 30,3 21,2 5 0 0 46,3 33,0 IV- BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Muốn rèn được chữ viết và lỗi chính tả cho học sinh, trước hết, giáo viên phải làm gương, phải thực hiện đúng như câu khẩu hiệu “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo” . Ngöôøi vieát: Huyønh Thò Ngoïc Traâm. Ñôn vò: Tieåu Hoïc Buø Nho–Phöôùc 7 Long–Bình Phöôùc
  8. SKKN  . Ñeà taøi: Bieän phaùp reøn chöõ vieát vaø loãi chính taû cho hoïc sinh tieåu   hoïc. - Không nên gò ép học sinh phải rèn luyện lượng bài tập quá nhiều. - Cần chú trọng hình thức học sinh tự rèn luy ện, h ọc h ỏi lẫn nhau. Vì dân gian ta đã có câu: “ Học thầy không tày học bạn”. - Nên khuyến khích, động viên, khen thưởng học sinh kịp thời khi các em có biểu hiện tiến bộ. - Khi phát hiện nhữnghọc sinh viết xấu, hay sai nhiều lỗi chính tả, chúng ta cần tổ chức rèn cho các em ngay từ đầu năm học dù bất kỳ ở lớp nào trong bậc tiểu học. Đây là “Bậc học nền tảng” nên chúng ta cần phải xây dựng “cái nền” cho thật vững chắc và đúng quy cách nhằm đảm bảo cho các kết cấu bên trên được chắc và đẹp. - Giáo viên phải thường xuyên sữ dụng chữ hoa theo mẫu hiện hành trong việc viết hàng ngày, nhất là viết bảng để học sinh b ắt ch ước vi ết theo. Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 1 , giáo viên không nên quá đặt n ặng v ấn đ ề ch ữ hoa mà có thể tạm chấp nhận việc các em viết chữ in hoa hoặc chữ in thường khi viết chữ cái đầu câu hoặc danh từ riêng. - Trong các tiết tập viết, giáo viên cần hướng dẫn kỹ cho học sinh cách viết liền nét đối với các trường hợp viết nối không thuận lợi (Ví dụ: trong trường hợp các chữ cái trong cùng một chữ mà chữ trước và chữ sau không có liên kết thì điểm kết thúc của chữ đứng trước sẽ là điểm bắt đầu c ủa ch ữ k ế tiếp… ).Từ cơ sở này, học sinh có kỹ năng viết li ền nét, d ẫn đ ến vi ết đ ẹp, vi ết nhanh. V- Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: - BGH nhà trường nên tổ chức phong trào “Rèn chữ viết cho h ọc sinh” rộng khắp trong toàn trường. Phong trào cần được tổ chức thành nhiều đợt ïtrong năm học. Sau mỗi đợt cần có tổng kết, rút kinh nghiệm cụ thể. - Hiệu Trưởng nhà trường nên tặng giấy khen cho nh ững h ọc sinh có ti ến bộ nhanh và tốt trong quá trình rèn luyện chữ viết và lỗi chính tả (theo báo cáo của giáo viên chủ nhiệm). Vì theo quyết định số 30 của Bộ GD&ĐT thì ngoài việc khen thưởng cho những học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi và h ọc sinh tiên tiến thì chúng ta vẫn có thể khen thưởng cho những học sinh có thành tích đặc biệt. Tuy nhiên, ở đây tôi chỉ đề nghị nhà trường tặng giấy khen cho h ọc sinh (vì nếu phần thưởng quá nhiều thì có thể sẽ v ượt ngoài kh ả năng cho phép về kinh phí của nhà trường), vấn đềø phần thưởng sẽ do giáo viên chủ nhiệm tự lo liệu như tôi đã đềø cập ở các phần trên. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc giúp h ọc sinh rèn chữ viết và lỗi chính tả mà tôi đã áp dụng trong những năm học qua ở các lớp do tôi phụ trách. Chắc chắn rằng trong kinh nghiệm này sẽ không th ể không có những thiếu sót. Tôi kính mong lãnh đạo các cấp và các đồng chí đồng nghiệp đóng góp ý kiến bổ sung để bản kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Ngöôøi vieát: Huyønh Thò Ngoïc Traâm. Ñôn vò: Tieåu Hoïc Buø Nho–Phöôùc 8 Long–Bình Phöôùc
  9. SKKN  . Ñeà taøi: Bieän phaùp reøn chöõ vieát vaø loãi chính taû cho hoïc sinh tieåu   hoïc. Tôi xin thành thật cảm ơn những ý kiến đóng góp của các đồng chí. Bù Nho, ngày 4 tháng 5 năm 2007 Người viết Huỳnh Thị Ngọc Trâm Ngöôøi vieát: Huyønh Thò Ngoïc Traâm. Ñôn vò: Tieåu Hoïc Buø Nho–Phöôùc 9 Long–Bình Phöôùc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2