A. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
<br />
<br />
I. Đặt vấn đề:<br />
1. Lý do chọn đề tài :<br />
Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung của <br />
ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và ứng dụng <br />
rộng rãi, tin học ngày nay là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành <br />
trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Hơn thế nữa nó còn đi sâu vào đời <br />
sống của con người. Tin học đã thâm nhập khá mạnh mẽ vào Việt Nam, nhiều <br />
lĩnh vực hoạt động từ lĩnh vực quản lý hành chính, quản lý kinh tế, tự động hóa <br />
công nghiệp …đến các lĩnh vực giáo dục và đào tạo đều có thay đổi đáng kể nhờ <br />
ứng dụng tin học. Máy tính là công cụ cần thiết đối với con người trong thời đại <br />
ngày nay. Mọi loại thông tin, số liệu âm thanh, hình ảnh có thể được đưa về dạng <br />
kỹ thuật số để bất kỳ máy tính nào cũng có thể lưu trữ, xử lý và chuyển tiếp cho <br />
nhiều người.<br />
Những công cụ và sự kết nối của thời đại kỹ thuật số cho phép chúng ta dễ <br />
dàng thu thập, chia sẻ thông tin và hành động trên cơ sở những thông tin này theo <br />
phương thức hoàn toàn mới, kéo theo hàng loạt sự thay đổi về các quan niệm, các <br />
tập tục, các thói quen truyền thống, và thậm chí cả cách nhìn các giá trị trong cuộc <br />
sống. Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong các động lực quan trọng nhất của <br />
sự phát triển…ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp <br />
phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy <br />
công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường <br />
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình hội <br />
nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an <br />
ninh quốc phòng…<br />
CNTT đi vào cuộc sống sẽ lan toả đến mọi nơi, mọi lĩnh vực, máy tính sẽ có <br />
mặt ở khắp mọi nơi, việc kết nối mạng cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện nhất <br />
cho tất cả mọi người dân. Vì vậy với sự phát triển như vũ bão của công nghệ <br />
thông tin hiện nay, quốc gia nào, dân tộc nào nhanh chóng nắm bắt và làm chủ <br />
được công nghệ thông tin thì sẽ khai thác được nhiều hơn, nhanh hơn lợi thế của <br />
mình. Và cũng chính từ đây nảy sinh một thách thức rất lớn đối với các nước đang <br />
phát triển như nước ta đó là làm thế nào để phát huy được thế mạnh của CNTT <br />
thúc đẩy sự phát triển của xã hội mà không mất đi văn hoá truyền thống quý báu <br />
của dân tộc trong đó có sự góp mặt của nền giáo dục.<br />
Sự phát triển của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to <br />
lớn trong mọi hoạt động của con người. Đối với ngành giáo dục, việc vận dụng <br />
Công nghệ thông tin (CNTT) vào quá trình quản lý và giảng dạy đã đem lại một <br />
hiệu quả thật tích cực: Thông tin được cập nhật nhanh chóng và chính xác, việc <br />
quản lý nhân sự, chuyên môn nhẹ nhàng và khoa học. Hoà nhập với xu thế chung <br />
của thời đại, nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới nhà trường theo hướng hội nhập, <br />
thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2017 – 2018, trường Tiểu học Hải Vĩnh <br />
đã áp dụng những ứng dụng của công nghệ thông tin vào quá trình quản lý và <br />
giảng dạy nhằm đổi mới quá trình quản lý và phương pháp dạy học.<br />
2. Thời gian triển khai và thực hiện<br />
Qua năm học 2017 – 2018, thực hiện chủ đề năm học "Đẩy mạnh ứng dụng <br />
Công nghệ thông tin", áp dụng một số giải pháp hiệu quả trong công tác chỉ đạo <br />
và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, xin chia sẻ để đồng <br />
nghiệp cùng trao đổi bàn bạc đó là lý do tôi chọn đề tài “Công tác chỉ đạo và quản <br />
lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong trường tiểu học Hải Vĩnh” <br />
<br />
<br />
B. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
I. Cơ sở nghiên cứu.<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ <br />
liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin. Theo quan niệm này thì <br />
CNTT là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công <br />
cụ, chủ yếu là máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ <br />
chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin <br />
trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá... của con người.<br />
Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phát ứng dụng công <br />
nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. <br />
Đối với lĩnh vực giáo dục CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. <br />
Mặt khác, giaó dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của <br />
CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ giáo dục và đào tạo <br />
cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp <br />
học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ <br />
đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.<br />
Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở <br />
Giáo dục và Đào tạo về “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin" nhằm hướng <br />
đến nhà trường quản lý, điều hành, dạy học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa <br />
học góp phần hiện đại hóa cùng với xu thế chung và nâng cao chất lượng giáo <br />
dục.<br />
2. Cơ sở thực tiễn.<br />
Đối với công tác quản lý giáo dục tại nhà trường, việc vận dụng CNTT đã tạo <br />
ra một phương thức nhẹ nhàng trong việc thực hiện hồ sơ sổ sách và báo cáo. <br />
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, nếu chúng ta có sự cân nhắc và <br />
chọn lựa nội dung kiến thức cần truyền thụ cho học sinh hợp lý thì giáo án điện tử <br />
là một trong những hình thức đổi mới hiệu quả. Trước tình hình này, trong nhiều <br />
năm qua được sự chỉ đạo của Sở GDĐT Quảng Trị, Phòng giáo dục huyện Hải <br />
Lăng đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn và bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL <br />
và giáo viên những kỹ năng cơ bản để vận dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy <br />
như : Tin học A, Microsoft, Intel, PIL... Qua các lớp tập huấn này, trình độ tin học, <br />
phương pháp quản lý và giảng dạy của đội ngũ CBQL, giáo viên đã từng bước <br />
được nâng lên rõ rệt. Tất cả đội ngũ đều nhận thấy việc áp dụng những thành tựu <br />
CNTT vào qúa trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục là một việc làm vô cùng cần <br />
thiết và hợp lý. Góp phần hình thành cơ sở dữ liệu trong nhà trường, kết nối với <br />
ngành, quản lý hành chính và xử lý hồ sơ công việc của nhà trường trên môi <br />
trường mạng, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục <br />
được thực hiện qua mạng. Trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm <br />
tra đánh giá, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý: Hình thành kho tài liệu bài <br />
giảng, phầm mềm, các tài liệu khác hỗ trợ dạy học, thường xuyên làm việc và <br />
quản lý công việc thông qua mạng trực tuyến, email..., Tạo điều kiện cho học sinh <br />
tiếp cận các sân chơi trên mạng, có quản lý chặt chẽ.<br />
III. Thực trạng CNTT trong nhà trường:<br />
1. Về máy tính: Nhà trường có tổng số 19 máy tính, trong đó có 4 máy tính xách <br />
tay và 15 máy tính để bàn, hiện đang hoạt động tốt.<br />
2. Về đường truyền kết nối: Nhà trường có 2 đường truyền kết nối internet <br />
của vietel đang hoạt động khá tốt.<br />
3. Về Máy chiếu và màn hình: Trường có 1 máy chiếu, 1 màn hình và 1 ti vi <br />
phục vụ cho hoạt động CNTT.<br />
4. Về trình độ: Hiện tại trường có 25/25 CBGVNV có trình độ A tin học trở <br />
lên,tuy nhiên việc tiếp cận với những thay đổi mới, hiện đại về CNTT vẫn chưa <br />
theo kịp, cần phải học tập và rèn luyện thêm. Học sinh lớp 3 đến lớp 5 bước đầu <br />
tiếp cận môn tin học, tuy nhiên học sinh dự thi tin học trẻ và các hoạt động tin học <br />
hiệu quả chưa cao.<br />
5. Việc tạo ra các sân chơi trí tuệ trong nhà trường chưa thường xuyên nên học <br />
sinh chưa ý thức hết tầm quan trọng của CNTT.<br />
IV. Giải pháp thực hiện:<br />
1. Trong quản lý và điều hành<br />
Xây dựng cơ chế làm việc và khai thác thông tin trên hệ thống, kết nối, chia sẻ <br />
và chuyển tải thông tin, truy xuất và kết xuất thông tin,... Tuân thủ sự chỉ đạo của <br />
cấp trên về thống nhất sử dụng phần mềm đồng bộ, các văn bản chỉ đạo về công <br />
nghệ thông tin.<br />
Cụ thể hóa nội dung, nhiệm vụ, giải pháp kế hoạch ứng dụng công nghệ <br />
thong tin. Tổ chức triển khai thực hiện trong năm học 2017 2018. Tính toán <br />
nguồn kinh phí và thời gian thực hiện từng nội dung cụ thể. Tổ chức sơ kết, t ổng <br />
kết việc thực hiện kế hoạch, kiến nghị, đề xuất.<br />
Về đầu tư cơ sở hạ tầng: Trang cấp các trang thiết bị, phần mềm theo yêu <br />
cầu, đáp ứng nhu cầu của nhà trường, đảm bảo đủ máy tính, đường truyền tốc độ <br />
cao.<br />
Tuân thủ hệ thống xác thực dùng chung theo cơ chế đăng nhập một lần, hệ <br />
thống chứng thực điện tử và chữ ký số.<br />
Huy động từ nguồn ngân sách và các nguồn hợp pháp khác, đảm bảo kinh phí <br />
cho phát triển ứng dụng công nghệ thông tin. Vận động các nguồn hỗ trợ, tài trợ <br />
từ các tổ chức, cá nhân cho đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.<br />
Ngay từ đầu năm học, BHG nhà trường đã quán triệt với đội ngũ tinh thần làm <br />
việc: Mọi bộ phận cần ứng dụng những kỹ năng đã được tập huấn về CNTT để <br />
thực hiện hiệu quả công tác của mình. Trong các buổi họp Hội đồng sư phạm để <br />
triển khai những nội dung trọng tâm trong tháng, Nội dung cụ thể được nhà trường <br />
gửi qua email cá nhân để giáo viên dễ theo dõi, nắm bắt đồng thời rút ngắn thời <br />
gian hội họp. các bộ phận có thể gởi kế hoạch tổ chức hoạt động của bộ phận do <br />
mình phụ trách cho Ban giám hiệu (BGH) thông qua địa chỉ mail. Sau đó BGH sẽ <br />
góp ý và bổ sung những thiết sót để bộ phận hoàn chỉnh kế hoạch.<br />
BGH công khai địa chỉ mail, website, nhập thông tin trực tuyến trên trang tính <br />
<br />
để khi cần, giáo viên có thể chủ động liên hệ, trao đổi công việc qua việc thực <br />
hiện trao đổi thông tin, BGH đã nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của một số <br />
giáo viên, qua đó đã động viên và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của giáo <br />
viên trong quá trình giảng dạy, công tác. Từ đó phần nào giải tỏa những khó khăn, <br />
khúc mắc từ phía giáo viên, đồng thời tạo cho đội ngũ có sự tin tưởng hơn đối với <br />
BGH nhà trường.<br />
Được sự chỉ đạo và tập huấn của PGD, nhà trường đã thành lập ban quản trị <br />
<br />
WEBSITE với những thành viên tích cực, thường xuyên đưa tin về những hoạt <br />
động của nhà trường. trong quá trình thực hiện công tác quản trị mạng, các thành <br />
viên đều từng bước cải tiến những thông tin và hình ảnh trên website sao cho ngày <br />
càng kịp thời và hiệu quả. Chính qua trang web này, đội ngũ giáo viên tại trường và <br />
lãnh đạo Phòng Giaos dục và Đào tạo đã có những thông tin cụ thể về tất cả các <br />
mảng hoạt động của nhà trường: chính quyền, chuyên môn, công đoàn, chi đoàn, <br />
đội, hội cha mẹ học sinh...<br />
Về quản lý nhân sự và thực hiện thông tin 2 chiều:<br />
Hiệu trưởng thường xuyên chỉ đạo và yêu cầu bộ phận văn thư thu thập những <br />
thông tin về giáo viên để cập nhật kịp thời vào hồ sơ cá nhân trong chương trình <br />
quản lý cán bộ. Sử dụng những hiệu quả của chương trình để nhanh chóng phục <br />
vụ công tác thống kê, báo cáo theo yêu cầu của Sở, Phòng...<br />
Ngoài ra, bộ phận văn thư cũng thường xuyên truy cập website để kịp thời nắm <br />
bắt những văn bản chỉ đạo, kế hoạch, các hoạt động theo lịch công tác của Phòng <br />
Giáo dục và Đào tạo để BGH, các bộ phận trong nhà trường chủ động thực hiện <br />
công việc của mình. <br />
Hiệu trưởng thường xuyên chỉ đạo các bộ phận truy cập mạng internet để lấy <br />
những thông tin cần thiết, phục vụ cho nhu cầu của nhà trường: ý nghĩa của các <br />
ngày lễ kỷ niệm trong tháng, tranh ảnh phục vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục <br />
đạo đức, thực hiện tuyên truyền cho cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm <br />
gương đạo đức Hồ Chí Minh”.<br />
Đối với các bộ phận trong nhà trường như: TVTB, tài chính – kế toán, công <br />
đoàn, chi đoàn, đội cũng đẩy mạnh việc vận dụng CNTT vào quá trình thực hiện <br />
công việc để tiết kiệm được thời gian mà hiệu quả lại tích cực (Soạn thảo văn <br />
bản, kế hoạch hoạt động, thể hiện chứng từ, sổ sách...) Nhận thức được những <br />
tiện ích mà CNTT đã mang lại trong công việc, các bộ phận như : Công đoàn, <br />
Đoàn TNCS HCM và Đội TNTP HCM là những bộ phận chủ động và thường <br />
xuyên UDCNTT vào quá trình công tác và đã đạt được những hiệu quả nhất định.<br />
Đối với công đoàn: Việc tổ chức tuyên truyền về TTCT và công tác tuyên <br />
huấn cho đội ngũ thường xuyên được triển khai và phổ biến dưới dạng trình chiếu <br />
: quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức đố vui nhân các ngày lễ như : 20/10, 08/03...<br />
Đối với chi đoàn: Thường xuyên truy cập mạng internet để lấy những hình ảnh <br />
và thông tin về Bác Hồ các tưlieeuj phục vụ các bài dự thi, các cuộc thi do đoàn <br />
cấp trên tổ chức. <br />
Đối với hoạt động Đội: Được sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng, TPT Đội <br />
vừa là thành viên tham gia quản trị website của trường, vừa thường xuyên tra cứu <br />
vào các trang website trên mạng để lấy những thông tin thực hiện cho công tác <br />
tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho học sinh: Tìm hiểu về ý nghĩa của các ngày lễ <br />
kỷ niệm trong tháng để sinh hoạt với học sinh vào mỗi thứ hai hàng tuần, thực <br />
hiện bảng tin đoàn – đội với những nội dung thiết thực như: thân thế và sự nghiệp <br />
của Bác Hồ; những mẩu chuyện về bác; sưu tập thơ, văn nhân ngày giỗ tổ Hùng <br />
Vương, 20/11...<br />
Đối với BGH: Trong năm học này, việc tổ chức triển khai, báo cáo các hoạt <br />
động của nhà trường cho đội ngũ đều có UDCNTT: thực hiện việc lồng ghép <br />
những hình ảnh, tư liệu, đoạn phim với nội dung báo cáo để tránh mất thời gian <br />
mà hiệu quả lại thuyết phục đội ngũ (Sơ, tổng kết hoạt động của nhà trường, <br />
cuộc vận động” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, triển <br />
khai kế hoạch năm học, hội nghị cán bộ công chức, Đại hội đại biểu CMHS...<br />
2. Trong dạy học<br />
Xây dựng và triển khai cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác dạy học như: <br />
Công thông tin điện tử tích hợp dành cho giáo viên, học sinh và phụ huynh; hệ <br />
thống bài giảng điện tử, sách giáo khoa, ngân hàng đề thi, ... qua đó giúp học sinh <br />
học tập trên môi trường internet một cách hiệu quả; thông qua kênh giao tiếp giữa <br />
nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh thông qua cổng thông tin, hệ thống <br />
thư điện tử và hệ thống tin nhắn trên các thiết bị di động nhằm nâng cao hiệu quả <br />
công tác rèn luyện đạo đức và học tập của các em.<br />
Tập huấn ứng dụng CNTT, các phần mềm hỗ trợ bài giảng điện tử theo định <br />
hướng Elearning; các công cụ tương tác trực tuyến hỗ trợ kĩ thuật dạy học và <br />
phương pháp dạy học. Tiếp cận và làm chủ việc soạn bài giảng Elearning và <br />
trình bày tại hội đồng sư phạm, nộp sản phẩm dự thi cấp huyện.<br />
Toàn trường: Tiến hành tập huấn, tìm hiểu, chủ động học hỏi và tập soạn bài <br />
giảng theo hướng tiếp cận từ đơn giản, đến phức tạp. Cán bộ, giáo viên, nhân viên <br />
chủ động tiếp cận, học tập và ứng dụng CNTT theo định hướng chuẩn khu vực và <br />
quốc tế.<br />
Tìm tòi, nghiên cứu đề xuất các giải pháp về cơ sở vất chất, kĩ thuật, công <br />
tác tập huấn, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.<br />
Đi đầu trong các vấn nội dung ứng dụng công nghệ thông tin mới, hiện đại.<br />
Đề xuất các kĩ thuật ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành <br />
của nhà trường.<br />
Tích cực học tập, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào quản lý, <br />
giảng dạy và hỗ trợ học sinh học tập.<br />
Tuyên truyền tính hiện đại, tiện ích và hiệu quả của việc ứng dụng công <br />
nghệ thông tin trong trường học đến với học sinh, phụ huynh và người dân.<br />
2. Công tác chỉ đạo và quản lý UDCNTT vào hoạt động giảng dạy:<br />
Ngay từ đầu tháng 08/2007, nhà trường đã tổ chức chuyên đề: nâng cao hiệu <br />
quả trong việc UDCNTT vào quá trình giảng dạy cho toàn thể giáo viên trong nhà <br />
trường. Qua chuyên đề, giáo viên nòng cốt cùng BGH nhà trường đã hướng dẫn <br />
giáo viên thực hành một số kỹ năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy: chèn hình <br />
ảnh, âm thanh, cắt đoạn phim, tạo những hiệu ứng liên kết các slide, cách truy cập <br />
vào các trang web để lấy thông tin, hình ảnh, đoạn phim... cần thiết để phục vụ <br />
soạn giảng GAĐT. Kết hợp với chuyên đề chính tả, giáo viên các khối đã mạnh <br />
dạn chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, những kinh nghiệm trong quá trình giảng <br />
dạy phân môn chính tả qua các slide để giáo viên toàn trường cùng tham khảo và <br />
học tập.<br />
BGH cũng có sự đầu tư về điều kiện trang thiết bị kỹ thuật cao để giáo viên <br />
có những điều kiện thuận lợi khi giảng dạy GAĐT : tham mưu với ngành trang bị <br />
thêm một máy chiếu đa phương tiện, một màn hình cố định tại phòng số 1 (CSI) <br />
để thực hiện phòng giảng dạy GAĐT cho giáo viên, một màn hình di động và 01 <br />
projector để phục vụ cho việc giảng dạy tại CS2&3. Trang bị nhiều đĩa nhạc, hình <br />
ảnh, phim tư liệu phục vụ cho việc soạn giảng GAĐT (GV là cán bộ TVTB liên <br />
hệ tại cửa hàng băng đĩa – Trung tâm Dịch vụ thuộc đài THTP.HCM, sưu tầm <br />
những giáo án hay của các hội thi giáo viên giỏi cấp quận, thành phố để giáo viên <br />
tham khảo, cung cấp thêm những nguồn tài nguyên thiết thực, cụ thể để động <br />
viên, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên tích cực giảng dạy <br />
GAĐT với những nội dung bài phù hợp. ngoài ra, BGH còn xây dựng kế hoạch <br />
đầu tư cho các giáo viên nòng cốt tại các tổ khối để phát triển phong trào giảng <br />
dạy tích cực và GAĐT tại trường : cử GV tham gia các lớp tập huấn do ngành tổ <br />
chức như : Intel, Pil, phương pháp nhóm, phương pháp tích cực bộ môn. Cho GV <br />
vay vốn trả dần để học tập nâng cao trình độ về Tin học (TPT Đội), khen thưởng <br />
các giáo viên đã hoàn tất các chứng chỉ A, B tin học. đến nay toàn thể giáo viên <br />
dạy lớp đã có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học khởi đầu do Intel tổ chức <br />
(Kể cả những giáo sinh, giáo viên mới chuyển trường đầu năm học 2007 – 2008). <br />
Toàn trường có khoảng hơn 65% giáo viên trực tiếp giảng dạy có bằng A tin học, <br />
02 giáo viên bằng B, các giáo viên còn lại đều có tinh thần học hỏi đồng nghiệp <br />
để từng bước hoàn thiện kỹ năng sử dụng vi tính và thực hiện GAĐT.<br />
Đối với công tác bồi dưỡng học sinh:<br />
Hiệu trưởng chỉ đạo cho giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho <br />
các em học sinh có năng khiếu về bộ môn vi tính ngay từ đầu năm học để các em <br />
có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình, đồng thời thành lập đội tuyển <br />
để tham gia hội thi “Tin học không chuyên do PGD – Quận đoàn và Hội đồng Đội <br />
phối hợp tổ chức. kết quả đã có 02 học sinh đạt giải cấp quận và được tham dự <br />
hội thi cấp Thành phố. Đây cũng là một thành quả đáng khích lệ của các em học <br />
sinh trong năm học này.<br />
Kết quả thực hiện giảng dạy GAĐT:<br />
Từ đầu năm học 2007 – 2008 đến nay, toàn trường đã thực hiện được 26 giáo <br />
án điện tử giảng dạy tại tất cả các khối lớp. Đa số GV đã ứng dụng CNTT một <br />
cách nhuần nhuyễn, các GAĐT có chất lượng cao, góp phần tạo hứng thú học tập <br />
cho học sinh, làm tăng hiệu quả trong hoạt động dạy học.<br />
Giáo viên đã có sự chọn lựa các bài dạy với những nội dung phù hợp để đầu tư <br />
giảng dạy GAĐT. Qua những tiết dạy này, giáo viên phát huy tối đa những ưu thế <br />
trong việc UDCNTT vào giảng dạy, tạo cho lớp học thật sự sinh động với những <br />
hiệu quả về âm thanh , hình ảnh, mà giảng dạy bằng GAĐT mới tạo được những <br />
hiệu quả tích cực này.<br />
3. Vận dụng CNTT vào công tác GDCTTT và các hoạt động phong trào tại <br />
trường:<br />
BGH, Công đoàn, Chi đoàn, Đội TNTP và các bộ phận thường xuyên truy <br />
cập trên mạng để lấy thông tin, tư liệu phục vụ cho công tác GDCTTT để giáo <br />
viên và học sinh hiểu rõ ý nghĩa các ngày lễ kỷ niệm trong năm như : 23/09, 20/11, <br />
22/12, 09/01, 03/02, 08/03, 26/03… Đây chính là nguồn thong tin khổng lồ có ích, <br />
chính xác và lý thú, hỗ trợ đắc lực cho công tác GDCTTT trong nhà trường. Có thể <br />
nói rằng chính hệ thống internet là công cụ thúc đẩy sự phát triển việc vận dụng <br />
CNTT vào các hoạt động chung của nhà trường. làm cho các hoạt động trở nên <br />
thuận lợi và đạt được các hiệu quả như mong muốn.<br />
Ví dụ: Để tổng kết tháng GDTTATGT, với khuôn viên sân trường nhỏ, hẹp, <br />
nhà trường rất khó tổ chức các tình huống giao thông thật để học sinh thực hành lý <br />
thuyết. tuy nhiên với sự hỗ trợ của CNTT, thông qua các câu hỏi và tình huống lấy <br />
trên mạng, hiển thị trên các side, học sinh đã có thể hình dung và vận dụng từ lý <br />
thuyết vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất.<br />
Tương tự như vậy, các hoạt động tưởng chừng rất khô khan của Đoàn TN <br />
như : Tìm hiểu về truyền thống SVHS 09/01 cũng được chi đoàn biên soạn thành <br />
những side với những câu hỏi gợi ý vui nhộn để các bạn đoàn viên tham gia giải <br />
đáp. Qua đó đã cung cấp và củng cố những thông tin và hình ảnh của các anh hùng <br />
dân tộc, truyền thống vẻ vang của SVHS Việt Nam, thu hút sự quan tâm và chú <br />
ý của đông đảo các bạn đoàn viên.<br />
V. Những kết quả đạt được.<br />
Có thể nói từ đầu năm học 2007 – 2008 đến nay, xác định được một trong <br />
những nội dung trọng tâm cần thực hiện trong hướng dẫn số 8232/BGDĐTGDTH <br />
của BGD&ĐT đó là việc đổi mới phương pháp quản lý, tiếp tục khuyến khích và <br />
động viên đội ngũ sử dụng CNTT trong quá trình giảng dạy, trường TH Hồ Văn <br />
Cường đã có những bước chuyển biến khá tích cực. việc vận dụng CNTT trong <br />
quản lý đã giúp cho BGH và các bộ phận trong nhà trường liên hệ và phối hợp nhịp <br />
nhàng hơn với nhau. Thông tin nhanh, chính xác, nguồn tài nguyên phong phú, đa <br />
dạng đã phần nào giảm bớt cường độ lao động cho người QL và nhân viên văn <br />
phòng (Trang WEB của PGD, mạng internet…).<br />
Trong năm học 2007 – 2008 hầu như các hoạt động của nhà trường đều <br />
được cụ thể hóa thong qua website của trường. Đây là một nỗ lực đáng khích lệ <br />
của toàn thể đội ngũ. Ngoài việc thực hiện tốt việc UDCNTT trong nội bộ, nhà <br />
trường còn hỗ trợ chính quyền địa phương, ban TS Miếu Quan Âm khi có yêu cầu <br />
giúp đỡ trong việc vận dụng những tính năng của CNTT vào một số hoạt động <br />
như : báo cáo nghị quyết, chiếu phim thời sự, làm thư mời..<br />
Hoạt động giảng dạy của nhà trường đều có sự đổi mới tích cực về phương <br />
pháp. Giáo viên đã chủ động đầu tư soạn giảng GAĐT với những tiết học thật sự <br />
lôi cuốn học sinh. Tất cả những hoạt động này đều đạt được hiệu quả như mong <br />
muốn. nếu như trong suốt năm học 20062007, toàn trường chỉ có 06 GAĐT được <br />
giảng dạy thì từ đầu năm học 2007 – 2008 đến nay đã có 26 GAĐT được giảng <br />
dạy trên 31 lớp. Ước tính đến cuối năm học 2007 – 2008, 100% giáo viên sẽ có <br />
tiết dạy GAĐT trên lớp với khoảng 35 giáo án toàn trường.<br />
Việc tổ chức các hoạt động GDCTTT cho đội ngũ GV và học sinh toàn <br />
trường cũng gặp nhiều thuận lợi : Đối với cuộc vận động “Học tập và làm theo <br />
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhà trường đã thường xuyên truy cập để cung <br />
cấp cho giáo viên và học sinh những bài viết hay về Bác trên bản tin chuyên môn; <br />
những mẩu chuyện nhỏ về tấm gương đạo đức sáng ngời của Người cũng lần <br />
lượt được giới thiệu với đội ngũ thong qua các buổi họp HĐGD của nhà trường. <br />
những buổi trò chuyện, giáo dục học sinh hiểu biết về ý nghĩa các ngày lễ trong <br />
tháng cũng phần nào hiệu quả và nhẹ nhàng hơn do việc tìm kiếm các thông tin để <br />
sinh hoạt tương đối đơn giản nhưng lại đầy đủ về nội dung và ý nghĩa (truy cập <br />
và lấy thông tin trên internet).<br />
Với những kết quả đã đạt được khi vận dụng CNTT trong thực tiễn đã <br />
chứng minh xu thế hội nhập của nhà trường nhằm thực hiện tốt mục tiêu và <br />
nhiệm vụ trong năm học 2007 – 2008. Với những nền tảng cơ bản này, nhà trường <br />
sẽ nổ lực không ngừng để phát huy hơn nữa vai trò của CNTT trong công tác quản <br />
lý và thực hiện nhiệmvụ chuyên môn. Bên cạnh đó nhà trường sẽ tiếp tục bồi <br />
dưỡng về nhận thức tư tưởng, kiến thức và kỹ năng cơ bản về CNTT cho đội ngũ <br />
để các bộ phận và các cá nhân có thể ứng dụng vào công việc của mình sao cho <br />
hiệu quả nhất.<br />
VI. Bài học kinh nghiệm<br />
BGH cần truyền đạt tinh thần UDCNTT trong mọi hoạt động đến tất cả các <br />
thành viên trong HĐGD. Chứng minh cụ thể những hiệu quả mà UDCNTT mang <br />
lại trong quá trình công tác.<br />
Hãy luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ hoàn thành nhiệm vụ được <br />
giao với hiệu quả cao nhất. (địa điểm giảng dạy, phương tiện máy móc, nguồn tài <br />
nguyên…)<br />
Có kế hoạch đầu tư, bồi dưỡng để đội ngũ tự tin, mạnh dạn vận dụng <br />
UDCNTT trong công việc . (Cho vay vốn để học tập, cử GV cốt cán tham gia các <br />
lớp bồi dưỡng, tập huấn do các cấp quản lý, lãnh đạo tổ chức…)<br />
Nhân rộng các gương điển hình ứng CNTT trong giảng dạy, công tác, để đội <br />
ngũ học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các tiết thao giảng, chuyên đề, hội <br />
thảo…<br />
CBQL luôn là người bạn đồng hành, sẵn sàng chia sẻ, học hỏi tất cả những <br />
thành viên trong nhà trường.<br />
<br />
<br />
C. PHẦN KẾT LUẬN.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc hiểu biết và vận dụng CNTT <br />
vào quản lý và giảng dạy là một việc làm cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực. <br />
hơn lúc nào, chúng ta cần chuẩn bị cho bản thân và tập thể một tinh thần cầu tiến <br />
và nhạy bén với cái mới. vận dụng linh hoạt, kích thích sự năng động, sáng tạo, <br />
bồi dưỡng nhận thức đúng đắn cho đội ngũ trong việc UDCNTT vào công tác là <br />
một thử thách và nhiệm vụ của người CBQL. Thực hiện tốt công tác này, chắc <br />
chắn sẽ mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới <br />
nhà trường theo hướng hội nhập đồng thời củng cố và phát triển bền vững giáo <br />
dục Tiểu học trong tương lai.<br />
<br />
<br />
XÁC NHẬN Hải Vĩnh, ngày 15 tháng 5 năm 2017<br />
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của <br />
mình viết, không sao chép nội dung của <br />
người khác.<br />
Người viết<br />
Nguyễn Đức Tuấn<br />