intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Đổi mới phương pháp dạy tập đọc lớp 2

Chia sẻ: Trần Văn An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

52
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài "Đổi mới phương pháp dạy tập đọc lớp 2": Tìm hiểu yêu cầu nhiệm vụ và thực trạng dạy học của phân môn Tập đọc ở lớp 2. Đề xuất một số phương pháp dạy Tập đọc theo hướng đổi mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Đổi mới phương pháp dạy tập đọc lớp 2

A. PHẦN MỞ ĐẦU:<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ:<br /> Báo cáo chính trị  Đại hội IX của Đảng (2001) đã chỉ  rõ:"Phát triển giáo  <br /> dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong những động lực  <br /> quan trọng thúc đẩy sự nhgiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là yếu  <br /> tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững".<br /> Bước vào thế kỷ XXI, giáo dục Việt Nam đã trải qua hơn mười năm đổi <br /> mới và thu được nhều thành quả  tốt đẹp. Tiếp tục phát huy những kết quả  đã  <br /> đạt được, từng bước thực hiện các mục tiêu của xã hội. Năm học 2003­2004 <br /> toàn ngành giáo dục cùng đẩy mạnh phong trào thi đua: Dạy tốt­ học tốt, nâng <br /> cao chất lượng giáo dục tạo sự đột biến có tính đột phá đi lên con đường công  <br /> nghiệp hoá, hiện đại hoá.<br /> Ngày nay, đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên <br /> rất cần những con người có tri thức, có khoa học kỹ thuật. Trước yêu cầu của <br /> sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi nền giáo dục phải thay đổi mục tiêu đào tạo, <br /> xét lại nội dung và phương pháp dạy học. Đó là việc làm rất bức xúc và cần  <br /> thiết hiện nay.<br /> Chính vì vậy, chất lượng dạy và học trong nhà trường đang là vấn đề <br /> được các nhà giáo dục hết sức quan tâm. Đây là một trong những việc làm quan  <br /> trọng, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước. Vì thế, biết bao thầy cô giáo <br /> ngày đêm miệt mài  nghiên cứu để có những sáng kiến mới, những kinh nghiệm <br /> hay, nhằm cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp với nhận htức của học  <br /> sinh.<br /> Trong giáo dục phổ thông nói chung và ở trường Tiểu học nói riêng, môn <br /> học Tiếng Việt là một môn quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình.  <br /> Môn này có đặc trưng cơ bản là: Nó vừa là môn học cung cấp cho học sinh một  <br /> khối lượng kiến thức cơ  bản nhằm đáp  ứng được những mục tiêu, nhiệm vụ <br /> của từng bài học, vừa là công cụ  để  học tập tất cả  các môn học khác. Trẻ  em  <br /> muốn nắm được kỹ năng học tập, trước hết cần nghiên cứu tiếng mẹ đẻ­ chìa <br /> khoá của nhận thức, của học vấn, của sự  phát triển trí tuệ  đúng đắn, nó cần  <br /> thiết cho tất cả các em khi bước vào cuộc sống. Ở nước ta, môn Tiếng Việt có <br /> vai trò quan trọng, là một môn học chính ở nước ta, trong đó không thể không kể <br /> đến môn Tập đọc.<br /> Dạy môn Tập đọc trong các trường Tiểu học đang là vấn đề  được các <br /> trường, các nhà nghiên cứu và toàn xã hội quan tâm. Biết đọc là có thêm một  <br /> công cụ  mới để  học tập, để  giao tiếp, để  nắm bắt được mọi thông tin diễn ra  <br /> hàng ngày trong xã hội. Thông qua việc  đọc các tác phẩm văn chương, con <br /> người không những được thức tỉnh về  nhận thức mà còn rung động về  tình <br /> cảm, nảy nở  những  ước mơ  tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức  <br /> mạnh cũng như  được bồi dưỡng tâm hồn. Tập đọc là một phân môn thuộc bộ <br /> <br /> 1<br /> môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, nó giữ vai trò cực kỳ quan trọng, trước hết giúp  <br /> học sinh rèn luyện các kỹ năng đọc (đọc đúng, diễn cảm) một văn bản. Xét về <br /> tính mục đích dù trong khuôn khổ  của chương trình cấp học, đọc vẫn là một <br /> hình thức chiếm lĩnh tác phẩm. Hay nói rộng hơn đọc để tiếp cận thế giới nghệ <br /> thuật mà nhà văn xây dựng.<br /> Chính vì vậy, dạy Tập đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học, nó trở thành một <br /> đòi hỏi cơ  bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Học sinh đọc tốt, đọc một  <br /> cách có ý thức sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu  <br /> cái thiện, cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như  có hình  <br /> ảnh, những kỹ  năng này các em sẽ  sử  dụng suốt đời. Như  vậy dạy đọc có ý <br /> nghĩa vô cùng quan trọng vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và <br /> phát triển.<br /> Vì những lý do trên và do những yêu cầu của giáo dục Tiểu học tôi xin  <br /> mạnh dạn trình bày một vài quan điểm của bản thân về  đổi mới phương pháp <br /> dạy học lớp 2 chương trình mới ở trường Tiểu học.<br /> II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:<br /> 1. Tìm hiểu yêu cầu nhiệm vụ và thực trạng dạy học của phân môn <br /> Tập đọc ở lớp 2.<br /> 2. Đề xuất một số phương pháp dạy Tập đọc theo hướng đổi mới. <br /> III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:<br /> ­ Phương pháp điều tra.<br /> ­ Phương pháp thực nghiệm.<br /> ­ Phương pháp đọc tài liệu.<br /> ­ Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.<br /> B. PHẦN NỘI DUNG.<br /> I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:<br /> Phân môn Tập đọc có vị thế đáng kể, Tập đọc là nhóm bài học khởi đầu  <br /> giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh công cụ  (năng lực đọc, nghe, nói, <br /> viết) từ  đó mở  rộng cánh cửa cho học sinh nắm lấy kho tàng tri thức của loài  <br /> người.<br /> Quá trình dạy học gồm 2 mặt có quan hệ  hứu cơ  với nhau: Hoạt động <br /> dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Người giáo viên là chủ  thể <br /> của hoạt động dạy với hai chức năng truyền đạt và chỉ đạo tổ chức. Người học  <br /> sinh là đối tượng (khách thể) của hoạt động dạy nhưng lại là chủ  thể của hoạt  <br /> động học tập với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ chức.<br /> Hoạt động học tập của học sinh chỉ  có thể  đạt hiệu quả  nếu học sinh <br /> tiến hành các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ  động, tự  giác với một <br /> động cơ  nhận thức sâu sắc. Bằng hoạt động học tập, mỗi học sinh tự  hình <br /> thành và phát triển nhân cách của mình mà không ai có thể làm thay được. <br /> <br /> <br /> <br /> 2<br /> A.Komexi đã viết: "Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm,  <br /> phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách. Hãy tìm ra phương pháp  cho phép  <br /> giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn. "<br /> II. CƠ SỞ THỰC TIỄN (những mặt còn hạn chế)<br /> 1. Học sinh:<br /> ­ Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh Tiểu học còn nhỏ, sự tự giác <br /> trong học tập chưa cao, trình độ đọc còn yếu (chưa rành mạch, còn ấp úng, ngân  <br /> nga, nhát gừng, chưa thật thông hiểu văn bản). Các em còn có thói quen đọc  <br /> thiếu ý thức (đồng thanh nhiều, ít được nhắc nhở uốn nắn nên đọc ê a như "cầu <br /> kinh", liến thoắng, vội vã, hấp tấp).<br /> ­ Do  ảnh hưởng cách phát âm của phương ngữ  tại tỉnh nhà thường mắc <br /> lỗi như: <br /> + Phát âm không chuẩn xác một số phụ âm đầu: l/n; tr/ch; s/x<br /> + Đọc và dùng từ  địa phương: chổi/ chủi; bảo/ bẩu;  ổi/  ủi; đứt/ đất; sổi/ sủi;  <br /> nổi/ nủi; nhiều/ nhều; cổng/ củng<br /> 2. Giáo viên: <br /> ­ Quá sa vào giảng văn, lúng túng trong xử  lý phần tìm hiểu bài. Đây là  <br /> điểm vướng mắc khá phổ  biến mà nhiều giáo viên vẫn chưa tìm ra cách gỡ.  <br /> Một số giáo viên lúc nào cũng thấy giảng chưa đủ học sinh hiểu, mà quên rằng  <br /> học sinh Tiểu học "tiêu hoá" kiến thức ít hơn học sinh Trung học cơ sở.<br /> ­ Phần luyện đọc nhiều giáo viên cho là dễ, nhưng thực chất đây là phần <br /> khó nhất, phần trọng tâm của bài giảng.  Ở  khâu này, giáo viên ít mắc lỗi về <br /> thao tác kỹ  thuật nhưng lại không biết dạy như  thế  nào để  phát huy tính tích  <br /> cực, sáng tạo của học sinh, chưa chú ý đến tốc độ đọc của các em theo yêu cầu <br /> về kiến thức và kỹ năng cơ bản phù hợp với từng khối lớp. <br /> ­ Phần hạn chế thường gặp nhất là giáo viên phân bố thời gian chưa hợp  <br /> lý. Có những phần dạy quá sâu hoặc dông dài, không cần thiết. Có phần lại hời  <br /> hợt chưa đủ độ "cần" của bài giảng. Thường thấy nhất là hiện tượng học sinh  <br /> không còn thời gian luyện đọc, dẫn đến hiệu quả giờ dạy đạt không cao. Không  <br /> sửa được lỗi phát âm sai chủ yêú của học sinh. <br /> ­ Một hạn chế  rất phổ  biến  ở giáo viên khi dạy Tập đọc là không phân <br /> biệt được sự  khác nhau giữa tiết Tập đọc và tiết Tập đọc ­ học thuộc lòng. <br /> Nhiều giáo viên chỉ thấy sự  khác nhau ở  các lớp đầu cấp khi cho học sinh đọc <br /> đồng thanh ,mà quên rằng nhiệm vụ chủ yếu của tiết Tập đọc là luyện đọc cá  <br /> nhân, còn nhiệm vụ  của tiết Tập đọc­ học thuộc lòng là vừa phải luyện đọc <br /> vừa kết hợp rèn trí nhớ.<br /> ­ Ít chú ý đến đối tượng học sinh yếu cũng là lỗi thường gặp trong tiết <br /> Tập đọc. Trong giờ dạy, nhất là những giờ có người dự, nhiều giáo viên cố tình <br /> "bỏ quên" đối tượng này, coi như không có các em trong đội quân đi tìm tri thức  <br /> ở lớp mình. Nguyên nhân là do các em đọc chậm, trả lời ngắc ngứ làm giảm tốc  <br /> độ  thi công của tiết dạy. Tuy vậy nhiều khi lỗi này do người dự  "tập hư" cho  <br /> người dạy. Dự  một giờ  thấy học sinh trả  lời trôi chảy, bài giảng tiến hành <br /> 3<br /> thuận lợi, người dự  thường khen là được. Ngược lại, trong tiết dạy giáo viên <br /> chú ý tập đọc, trả lời cho học sinh yếu, người dự thường phê "dạy buồn" ­ Mặc  <br /> dù lựa chọn phương pháp phù hợp đối tượng là những nguyên tắc dạy học ai <br /> cũng biết.<br /> ­ Có một số giáo viên tuổi cao, mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong giảng  <br /> dạy, nhưng do phương pháp dạy học truyền thống đã tiềm tàng, khả  năng nắm  <br /> bắt phương pháp mới còn hạn chế. Các bước lên lớp còn công thức, chưa linh  <br /> hoạt, mềm dẻo. Vì vậy tiết Tập đọc còn buồn tẻ, đơn điệu. Các em nặng về <br /> học vẹt, năng về  nội khoá, chưa coi trọng ngoại khoá, chưa khuyến khích các <br /> em đọc thêm sách báo ở  nhà. Khâu thực hành còn yếu, nhất là khâu luyện đọc,  <br /> đặc biệt là rèn đọc diễn cảm cho học sinh. Các em đọc còn gặp khó khăn khi  <br /> tiếp xúc với những câu văn dài và đọc phân vai. <br /> III. YÊU CẦU NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT <br /> LƯỢNG DẬY TẬP ĐỌC .<br /> 1. Yêu cầu nhiệm vụ của phân môn Tập đọc:<br /> ­ Tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành <br /> năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ  4 kỹ  năng, cũng là 4 <br /> yêu cầu chất lượng đọc đó là: Đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có  <br /> ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu)  <br /> và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành trong 2 hình thức đọc: Đọc  <br /> thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ  trợ  lẫn nhau. <br /> Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ tác động tích cực đến những kỹ <br /> năng khác. Vì vậy trong dạy đọc, không xem nhẹ yếu tố nào.<br /> ­ Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành  <br /> phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách. Thông qua <br /> việc dạy đọc văn bản làm việc với sách. Thông qua việc phải làm cho học sinh <br /> thích đọc và thấy được khả  năng đọc là có ích cho các em trong cả  cuộc đời. <br /> Ngoài ra phân môn Tập đọc còn có khả  năng thực hiện tốt các nhiệm vụ  của <br /> môn ngữ văn. <br /> + Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, kiến thức đời sống, kiến thức về  văn học, <br /> rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.<br /> + Phát triển về ngôn ngữ, tư duy, về các mặt năng lực trí tuệ cho học sinh.<br /> + Giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh.<br /> ­ Chương trình Tập đọc Tiểu học nói chung và Tập đọc lớp 2 nói riêng <br /> còn có nhiệm vụ dạy thêm kiến thức khoa, sử, địa. Cho nên, Tập đọc trong một  <br /> số tiết quy định còn là con thuyền trở kiến thức tự nhiện và xã hội đến với học  <br /> sinh.<br /> 2. Cấu trúc và nội dung:<br /> ­ Ở lớp 2, mỗi tuần học 3 bài Tập đọc trong đó có 1 bài học trong 2 tiết, 2  <br /> bài còn lại mỗi bài học trong 1 tiết. Như vậy tính cả năm học sinh được học 93  <br /> bài Tập đọc với 124 tiết. Những bài Tập đọc còn được xếp theo 15 đơn vị học,  <br /> <br /> 4<br /> mỗi đơn vị học gắn với một chủ điểm học trong hai tuần (riêng chủ điểm nhân <br /> dân học 3 tuần). Như vậy học sinh lớp 2 lần l ượt ti ếp xúc với 15 chủ điểm, từ <br /> những mảng gần gũi với đời sống hằng ngày của các em đến những điều thiêng <br /> liêng, rộng lớn như  Tổ  quốc, nhân dân lãnh tụ, em là học sinh, bạn bè, trường  <br /> học, thầy cô,  ông bà, cha mẹ, anh em, bạn trong nhà, bốn mùa, chim chóc,  <br /> muông thú, sông biển, cây cối, Bác Hồ, nhân dân.<br /> ­ Có 60 bài Tập đọc là văn bản học gồm 45 bài văn xuôi và 15 bài thơ,  <br /> trong đó có một số  văn bản văn học nước ngoài. Trung bình, trong mỗi chủ <br /> điểm học sinh được học một truyện vui (Học kỳ I) hoặc một truyện ngụ ngôn  <br /> (Học kỳ  II) các văn bản khác có 33 bài (Không kể  có văn bản dịch của nước  <br /> ngoài) bao gồm văn bản khoa học, báo chí hành chính (tự thuật, thời khoá biểu, <br /> thời gian biểu, mục lục sách)<br /> ­ Về nội dung, các bài văn thơ, truyện ngụ ngôn, truyện vui trong nước và <br /> nước ngoài đều hướng tới mục đích giáo dục: Tính trung thực đức vị  tha, tình  <br /> yêu lao động, tinh thần đoàn kết, tương trợ  bảo vệ  của công, đưa dần các em  <br /> đến với nhận  thức về quan hệ giữa các em với nhà trường, thầy cô, bạn bè, ông <br /> bà, cha mẹ, rộng ra là núi sông, trời biển, Tổ quốc, nhân dân, lãnh tụ, từ đó hình  <br /> thành dần trong các em ý thức cá nhân giữa cộng đồng, ý thức công dân trong  <br /> lòng thiên nhiên, dân tộc. Đặc biệt, mạch bài cổ tích, ngụ ngôn, truyện vui trong <br /> và ngoài nước được đưa vào dạy khá hấp dẫn, dí dỏm, sinh động, dễ  hiểu, dễ <br /> nhớ đối với các em. Đó là những bài học về sự tích các loài (Sự tích cây vú sữa,  <br /> Cò và Vạc); Hiện tượng thiên nhiên (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh); Nguồn gốc các dân  <br /> tộc anh em (Chuyện quả bầu); Bài học về tính kiên trì (Có công màu sắt có ngày <br /> lên kim); Phê bình sự  lười biếng (Há miệng chơ  sung); Ca ngợi lao động (Kho  <br /> báu); Trí thông minh (Một trí khôn hơn trăm trí khôn, quả tim của khỉ); Lòng biết <br /> ơn (Tìm ngọc); Sự gian ác phải trả giá (Bác sĩ Sói); Nhìn người giao việc (Sư tử <br /> xuất quân); Bài học về tình làng nghĩa xóm (Cháy nhà hàng xóm). Những bài trên  <br /> phần lớn được rút ra từ kho tàng văn học dân gian hoặc từ  tác phẩm nổi tiếng  <br /> của các tác giả  lớn trên thế  giới. Sang mảng thơ  và văn vần bài đồng dao: (Vè <br /> chim) rất hấp dẫn, làm bật ra rất nhanh tính nết của mỗi loài, vừa hợp với sức <br /> đọc (do câu ngắn) vừa mang nhịp học mà vui, vui mà học.<br /> 3. Yêu cầu về kiến thức­ kỹ năng của phân môn Tập đọc lớp 2.<br />   Ở lớp 2, việc dạy Tập đọc cần đạt được những yêu cầu sau: <br /> ­ Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư  duy, mở  rộng sự <br /> hiểu biết của học sinh về cuộc sống. <br /> ­ Bối dưỡng tư tưởng tình cảm và tâm hồn lành mạnh trong sáng, tình yêu  <br /> cái đẹp, cái thiện và thái độ   ứng xử  đúng mực trong cuộc sống, hứng thú đọc  <br /> sách và yêu thích Tiếng Việt.<br /> ­ Đọc rõ ràng, rành mạch từng câu, tường đoạn trong bài Tập đọc (Thơ <br /> hay văn xuôi), biết đọc rõ từ  và nghỉ  hơi  ở  dấu chấm, ngắt hơi  ở  dấu phẩy.  <br /> Cường độ đọc vừa phải (không đọc quá to hay đọc lí nhí). Tốc độ đọc vừa phải, <br /> đạt yêu cầu khoảng 50 tiếng/ 1 phút.<br /> 5<br /> ­ Đọc thầm và hiểu nội dụng bài đọc. Nắm được nghĩa của các từ  ngữ <br /> trong văn cảnh (bài đọc); nắm được nội dung của câu, đoạn hoặc bài đã đọc. <br /> Biết cách trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của bài đọc. <br /> ­ Có giọng đọc phù hợp với thể  loại và nội dung bài đã học. Thông qua  <br /> các bài Tập đọc, một mặt học sinh được cung cấp thêm vốn từ ngữ cơ bản theo  <br /> chủ đề, mặt khác vốn tri thức về cuộc sống của các em cũng được mở  rộng và <br /> nâng cao.<br /> Dạy bài Tập đọc giáo viên cần hiểu rõ mối quan hệ qua lại giữa hai hoạt <br /> động chính của tiết học là luyện đọc và tìm hiểu bài, trong đó việc luyện đọc <br /> được coi là trọng tâm. Hai hình thức luyện đọc chủ yếu mà giáo viên cần lưu ý <br /> quan tâm là đọc thành tiếng (trong đó chú ý yêu cầu đọc đúng, rõ ràng, rành <br /> mạch) và đọc thầm. Giữa hai hình thức này có một hình thức đọc mang tính chất  <br /> chung gian là đọc nhẩm (có mấp máy môi, âm thanh phát ra rất khẽ, không rõ <br /> tiếng).<br /> Khi  học  sinh   luyện   đọc,  giáo   viên   cần  giúp  học  sinh   luyện  đọc  đúng <br /> những từ, cụm từ, câu khó đọc trong bài, hướng dẫn các em ngắt, nghỉ  hơi  <br /> ( nhất là đối với các câu dài). Trình độ  (đọc mẫu) của giáo viên có ảnh hưởng  <br /> đáng kể đến kết quả bài dạy. Do đó giáo viên càn rèn luyện để có trình độ  đọc  <br /> tốt, góp phần làm cho giờ Tập đọc đạt hiệu quả cao.<br /> Mỗi bài Tập đọc là một tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy rèn đọc và khai thác <br /> đều phải chú ý tính nghệ  thuật, ngoài chức năng dạy đọc, nó còn trau dồi cho <br /> học sinh kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống, giáo dục <br /> tình cảm và thẩm mỹ.<br /> 4. Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc lớp 2:<br /> Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và qua tìm hiểu thực tế, tôi mạnh dạn đưa <br /> ra một số  định hướng đổi mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực học tập của <br /> học sinh trong giờ Tập đọc. Một việc làm quan trọng trong giờ dạy Tập đọc là <br /> xem lại "vị  thế" của môn học, học sinh đóng vai trò chủ  động, giáo viên chỉ  là <br /> người tổ chức, hướng dẫn. Có như vậy mới bồi dưỡng ý thức chủ động vai trò <br /> chủ thể trong hoạt động cho các em.<br /> Vì vậy đề  cao vai trò chủ  thể  của học sinh trong quá trình dạy Tập đọc <br /> lớp 2 nói riêng hay các môn học khác nói chung là phương án cơ  bản để  nâng <br /> cao hiệu quả dạy học.<br /> 4.1: Nâng cao chất lượng dạy Tập đọc   qua việc đọc mẫu của giáo  <br /> viên:<br /> ­ Việc đọc mẫu của giáo viên đòi hỏi phải chuẩn mực, chính xác, có tác <br /> dụng làm cơ  sở  định hướng cho học sinh. Mặt khác không hạn chế  việc đọc <br /> mẫu chỉ một hoặc hai lần. Trong quá trình giảng, có thể  đọc diễn cảm lại một  <br /> câu hay, một đoạn văn hay để diễn tả sắc thái tình cảm của nội dung thông tin. <br /> Khi luyện đọc cá nhân, giáo viên có thể cho học sinh dừng lại để đọc một đoạn <br /> văn tập diễn cảm cho học sinh.<br /> <br /> 6<br /> ­ Giáo viên đọc mẫu phải tốt, diễn cảm để  học sinh cảm nhận được cái <br /> hay, cái đẹp của bài Tập đọc. Trong quá trìnhđọc mẫu giáo viên biết sử  dụng <br /> các thủ pháp ngắt, nghỉ  hơi đúng chỗ, dùng ngữ điệu, nhấn giọng, hạ giọng, lên  <br /> giọng… để làm nổi bật ý nghĩa và tình cmả của tác giả đã gửi gắm vào bài đọc <br /> đó. Từ đó giúp học sinh thấy sôi nổi, hào hứng tham gia vào việc tìm hiểu, khám <br /> phá bài Tập đọc hơn và học sinh có ý thức đọc diễn cảm tốt hơn.<br /> 4.2: Nâng cao chất lượng dạy Tập đọc qua việc đọc thầm của học  <br /> sinh.<br /> ­ Đây là việc làm quan trọng để hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo  <br /> đọc thầm và nó luôn theo ta trong suốt cuộc đời. Đọc thầm giúp các em chuẩn bị <br /> tốt cho khâu đọc thành tiếng, tìm hiểu bài và nằm bắt nội dung bài học tốt hơn.  <br /> Vì vậy, chúng ta không nên bỏ qua bước này.<br /> ­ Đối với học sinh lớp 2, đọc thầm khó hơn đọc thành tiếng do các em  <br /> chưa có sức tập chung cao để  theo dõi bài đọc. Thường các em dễ  bị  sót dòng,  <br /> bỏ dòng.<br /> ­ Để hướng dẫn học sinh đọc thầm đạt kết quả, khi dạy tôi yêu cầu học <br /> sinh tập chung vào bài, đọc thầm kết hợp với việc tham gia đặt câu hỏi nhận  <br /> biết nhiệm vụ học tập hoặc kiểm tra đọc thầm bằng cách  hỏi học sinh đã đọc <br /> đến đâu và định hướng nội dung cần tìm. Có như vậy các em mới chú ý và tập <br /> chung trong khi đọc thầm và kích thích tinh thần học tập của học sinh.<br /> ­ Học sinh đọc thầm có thể dưới nhiều hình thức: Cả lớp đọc thầm, đọc <br /> thầm theo bạn (học sinh đọc cá nhân) hoặc theo cô (đọc mẫu) và giáo viên đưa <br /> ra những định hướng sau: <br /> + Tự phát hiện tiếng, từ phát âm dễ lẫn?<br /> + Tìm những từ cần nhấn giọng, hạ giọng, lên giọng, chỗ ngắt, nghỉ hơi?<br /> + Bài văn, bài thơ nói về ai?<br /> + Trong bài có những nhân vật nào? Ai đang trò chuyện? <br /> + Phát hiện giọng đọc của đoạn, bài, từng nhân vật? <br /> 4.3. Cải tiền hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:<br /> ­ Bổ sung thêm câu hỏi phát hiện những hình ảnh trực cảm, trước khi dẫn  <br /> đến câu hỏi có tính chất khái quát giúp trẻ em cảm nhận trực tiếp các hình ảnh <br /> cụ  thể  trong bài, từ  đó dẫn dắt quá trình hồi tưởng, so sánh, đánh giá để  bước <br /> đầu nhận thức được nội dung của bài học.<br /> ­ Những câu hỏi vận dụng ngôn ngữ thường được sử dụng vào phần đọc <br /> cá nhân (luyện đọc) để  khỏi phân tán chiều hướng cảm xúc đang được hình <br /> thành ở bước tìm hiểu bài. Đó là những câu hỏi tìm từ gần nghĩa, từ láy, đặt câu <br /> có từ đã học.<br /> ­ Đặt thêm những câu hỏi về  đọc diễn cảm để  tiếp tục khơi sâu nguồn <br /> cảm xúc khi rèn đọc cho học sinh. Các dạng câu hỏi như: Phát hiện cách đọc <br /> diễn cảm của cô giáo: Cô ngừng nghỉ  chỗ  nào khi gặp các câu dài, cô nhấn  <br /> giọng, hạ giọng, kéo dài giọng ở chỗ nào, từ nào? Phát hiện giọng đọc của từng <br /> đoạn, cả bài từng nhận vật.<br /> 7<br /> ­ Phân loại các dạng câu hỏi khi khai thác bài văn:<br /> + Câu hỏi làm tái hiện nội dung chính của bài (Loại câu hỏi này dùng để <br /> giảng từ và ý).<br /> + Câu hỏi bắt buộc học sinh phải so sánh, liên tưởng, liên hệ thực tế.<br /> ­ Câu hỏi mở rộng vận dụng kiến thức cuộc sống.<br /> Hệ thống câu hỏi đặt ra phải được nâng bậc từ thấp đến cao và cuối cùng chốt  <br /> lại ở phần tổng kết bài, mở rộng và liên hệ thực tế, giáo dục đạo đức cho học  <br /> sinh; có thể đưa thêm câu hỏi ngoài những câu hỏi có sẵn ở sách giáo khoa.<br /> Ví dụ: Bài Bé Hoa ­ Tiếng Việt 2 ­ Tập 1:<br /> Tôi đưa ra hệ thống câu hỏi như sau: <br /> + Em biết những gì về gia đình Hoa?<br /> + Em Nụ có những nét gì đáng yêu?<br /> + Hoa đã làm gì giúp mẹ?<br /> + Ở lớp ta có những bạn nào có em bé?<br /> + Em thường làm gì thể hiện yêu quý em bé?<br /> + Không có em bé, em đã làm gì giúp bố mẹ?<br /> + Trong thư  gửi bố, Hoa kể chuyện gì và mong ước điều gì?<br /> + Em hãy tưởng tượng xem bố sẽ nói gì với Hoa?<br /> + Theo em Hoa đáng yêu ở điểm nào?<br /> + Em học tập được ở Hoa điều gì?<br /> 4.4: Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh:<br /> Trong giảng dạy Tiếng Việt, chúng ta không nên xem nhẹ việc bồi dưỡng  <br /> năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Nếu học sinh có năng lực cảm thụ văn <br /> học tốt thì các em sẽ thấy được sự phong phú, trong sáng của Tiếng Việt, cảm  <br /> nhận được cái hay, cái đẹp trong thơ  ­ văn và phục vụ  cho khả  năng nói ­ viết <br /> Tiếng Việt của chính mình .  Ở lớp 2, giáo viên cần cho học sinh làm quen với <br /> việc cảm thụ  văn học qua khâu tìm hiểu bài, trả  lời câu hỏi  ở  mức độ  dễ  rồi  <br /> nâng dần đến khó. Học sinh được tìm hiểu tín hiệu nghệ thuật và giá trị của các  <br /> tín hiệu nghệ thuật như:<br /> + Em có nhận xét gì về câu, về cách dùng từ đặt câu trong bài?<br /> + Trong câu văn (đoạn văn, đoạn thơ) tác giả  đã sử dụng biện pháp tu từ <br /> gì? Sử dụng biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? <br /> Ví dụ: Bài Cây dừa­ Tiếng Việt 2 ­ Tập 2:<br /> Ai mang nước ngọt, nước lành<br />                  Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.<br />   Trong câu thơ trên, từ nào được lặp lại nhiều lần? Tác giả  sử  dụng biện  <br /> pháp tu từ đó để làm gì?<br /> Học sinh sẽ  tìm được từ  "Ai" lặp lại 2 lần, "nước" được lặp lại 2 lần.  <br /> Biện pháp tu từ này cho thấy: Quả dừa có sẵn ở trên cây, do quy luật của cây ra  <br /> hoa, kết quả và cảm nhận được phần nào về hương vị của nước dừa cũng như <br /> tác dụng của nước dừa.<br /> <br /> 8<br /> Em có nhận xét gì về  cách gieo vần trong các dòng thơ? Tiếng cuối của  <br /> dòng thơ 6 tiếng cùng vần với tiếng thứ 6 của dòng thơ 8 tiếng. Đây là cách gieo  <br /> vần của thể thơ lục bát.<br /> Lá dừa, thân, ngọn, quả  dừa được so sánh với những gì? biện pháp tu từ <br /> này có tác dụng gì?<br /> Học sinh tìm được những hình  ảnh được so sánh: lá như  bàn tay, chiếc <br /> lược; Ngọn như đầu của người; Thân : mặc áo bạc phếch, đứng canh trời đất; <br /> Quả: Như đàn lợn con, như những hũ rượu. Với cách nhìn và so sánh, mô tả  tài <br /> tình mà thú vị  của nhà thơ  nhỏ  tuổi Trần Đăng Khoa đã cho chúng ta thấy cây <br /> dừa giống như một con người.<br /> 4.5: Giải nghĩa từ phù hợp với văn cảnh:<br /> Đối với các từ ngữ khó cần giải thích, giáo viên không áp đặt, không mớm <br /> sẵn, không đưa ra kết luận sẵn có để bắt buộc học sinh bị động tiếp thu mà cần  <br /> gợi mở, dẫn dắt học sinh để  các em tìm tòi, khám phá, tự  tìm ra kết luận. Tuỳ <br /> theo từng từ  mà giải nghĩa theo từ  điển hoặc văn cảnh bài Tập đọc, hoặc dựa <br /> vào từ trái nghĩa, trực quan.<br /> Ví dụ: Bài Bạn của Nai Nhỏ  ­ Tiếng Việt 2 ­ Tập 1. Có từ  "Hích vai":  <br /> dùng vai đẩy. Giáo viên có thể  thông qua việc làm mẫu. Giải thích thêm từ <br /> "húc": Bằng cách cho 2 học sinh lên thực hành: một em đứng thẳng, em kia hơi  <br /> cúi xuống và cong người lấy đầu "húc" vào bụng bạn kia làm bạn chao đảo.<br /> Tóm lại: Trong quá trình truyền thụ kiến thức mới để học sinh nắm được <br /> nội  dung  bài  người  giáo  viên phải  vận dụng linh  hoạt  nhiều phương pháp. <br /> Không có phương pháp nào là vạn năng, tuyệt đối. Cần lựa chọn các phương <br /> pháp sao cho phù hợp với từng bài nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học và vừa <br /> sức.<br /> 4.6: Coi trọng việc rèn đọc cho học sinh:<br /> Đọc có nhiều hình thức: Đọc trơn, đọc diễn cảm, đọc to, đọc nhỏ, đọc <br /> thầm, đọc cá nhân, đọc hiểu. Kĩ năng đọc của học sinh lớp 2 chưa thật hoàn  <br /> thiện nên trong việc rèn đọc yêu cầu đọc đúng và tiến tới đọc hay là chủ  yếu.  <br /> Trong việc rèn đọc cần luôn gắn với yêu cầu cảm thụ văn học.<br /> a. Muốn học sinh đọc tốt, trước hết cần rèn cho học sinh phát âm đúng, rõ  <br /> ràng. Tôi thấy học sinh phát âm sai rất nhiều, chủ yếu là phát âm sai phụ âm đầu <br /> l/n, s/x nguyên nhân là do học sinh chưa phân biệt được cách phát âm và phát âm  <br /> sai do theo thói quen địa phương.<br /> Để khắc phục tình trạng trên, tôi đã tiến hành như sau:<br /> ­ Điều tra phân loại lỗi ngay từ  đầu năm cho từng em, từng nhóm để  có  <br /> kế hoạch uốn nắn.<br /> ­ Có bảng theo dõi sự tiến bộ và tồn tại của học sinh qua từng tháng.<br /> ­ Khi hướng dẫn phát âm, tôi phân tích cho các em thấy sự khác biệt của  <br /> phát âm đúng với phát âm sai mà các em mắc phải. Đi sâu vào phân tích, có khi  <br /> dùng hình vẽ  để  minh hoạ  cho các em thấy được cấu tạo hệ  thống môi, răng,  <br /> <br /> 9<br /> lưỡi khi phát âm. Giáo viên dùng trực giác hay nghe nhìn để hướng dẫn cho các <br /> em nghe, nhìn khuôn miệng của cô giáo đánh vần( các bộ phận cấu âm) để học  <br /> sinh theo đọc mẫu.<br /> Ví dụ:<br /> + Âm N: Đầu lưỡi và mặt sau của răng cửa hàm trên tạo nên điểm cấu âm  <br /> cho âm N, luồng hơi thoát ra dưới mũi tạo nên phụ âm mũi N.<br />  Phát âm phụ âm N: Đầu lưỡi thẳng, luồng hơi đi ra nhẹ.<br /> + Âm L: Đẫu lưỡi và lợi của hàm trên là điểm cấu âm của L. Luồng hơi bị <br /> chặn ngay ở giữa miệng do đầu lưỡi hạ xuống, luồng hơi lách qua một hay hai  <br /> bên lưỡi tạo nên âm L.<br /> b. Kết hợp với việc rèn phát âm đúng, rõ ràng, cần rèn luyện cho học sinh <br /> đọc đúng và trôi chảy. Khi tập đọc lưu ý những dấu thanh mà các em hay bỏ <br /> quên hoặc đọc sai. Đọc rõ từng tiếng, không được kéo dài liền tiếng này sang  <br /> tiếng khác (đọc ê a). Rèn học sinh biết ngừng, nghỉ đúng chỗ, biết phận biệt câu <br /> thơ, dòng thơ. Đối với câu văn dài, hướng dẫn học sinh biết đọc thành từng cụm <br /> từ, biết giữ hơi để khỏi phải bị ngắt quãng giữa các âm tiết.<br /> c. Hướng dẫn đọc phân vai:<br /> Đối với học sinh lớp 2, đọc phân vai được htực hiện sau khi học sinh đã <br /> nắm được nội dung bài đọc. Yêu cầu chính của khâu này là học sinh thể  hiện <br /> được giọng đọc của bài, giọng điệu của từng nhân vật, thể hiện được tình cảm  <br /> của người viết.<br />     Thực tế  giảng dạy, tôi thấy học sinh lớp tôi rất hào hứng tham gia đọc <br /> phần này và thể hiện giọng đọc tốt.<br /> 4.7: Nâng cao hiệu quả  tập đọc qua những việc tổ chức các trò chơi  <br /> luyện đọc.<br /> Có thể tổ chức trò chơi vào cuối tiết học (nếu còn thời gian) để tạo không <br /> khí vui tươi, hồn nhiên, nhẹ  nhàng. Các trò chơi được tổ  chức dưới các hình  <br /> thức sau:<br /> ­ Thi đọc nhanh, thuộc giỏi.<br /> ­ Thi đọc tiếp sức.<br /> ­ Thả thơ.<br /> ­ Đọc thơ truyền điện.<br /> ­ Đóng kịch.<br /> ­ Chọn người uyên bác.<br /> ­ Kể  lại cái đã đọc (áp dụng cho từng bài đọc) để  giúp các em thể  hiện <br /> bằng lời, bằng ngữ  điệu và tỏ  rõ thái độ  của mình đối với điều đã học. Đây  <br /> chính là dịp các em rèn cách sử  dụng vốn từ, ngôn ngữ  làm sống lại cách diễn  <br /> đạt có hình  ảnh theo cách suy nghĩ của riêng mình và phát triển ngôn ngữ  cho  <br /> học sinh. Sau khi học sinh kể xong giáo viên cần chú ý sửa từ, sửa câu và chính <br /> tả .<br /> Ví dụ: Bài Bé Hoa ­ Tiếng Việt 2 ­ Tập 1.<br /> <br /> 10<br /> Sau khi học xong bài tập đọc, giáo viên cho học sinh dựa vào những hiểu  <br /> biết của mình kể lại cho cả lớp nghe về gia đình bạn Hoa.<br /> 4.8: Liên hệ thực tế:<br /> Để giáo dục đạo đức, tư tưởng tình cảm, tạo vốn sống lành mạnh cho các  <br /> em (có thể giáo dục dân số nếu phù hợp).<br /> Ơ  phần này giáo viên nên lưu ý bài Tập đọc đó thuộc chủ  đề  gì để  giáo <br /> dục đạo đức cho học sinh theo chủ đề.<br /> Tóm lại: Trong một giờ dạy Tập đọc, căn cứ  vào nội dung từng phần và  <br /> quỹ  thời gian cho phép, tôi đã tổ  chức cho các em được tự  mình tham gia tìm <br /> hiểu bài, tìm ra cách đọc bài đúng, hay. Như vậy các em sẽ  hoạt động tích cực  <br /> hơn, sôi nổi hơn. Khi đó vai trò của giáo viên sẽ  bị  "mờ  nhạt" đi vì học sinh là  <br /> trung tâm, là chủ thể của giờ học. Làm như vậy không phải giáo viên được nhàn <br /> dỗi hơn mà thực ra vai trò của giáo viên càng quan trọng hơn  vì giáo viên phải <br /> tinh nhạy trong việc bắt lỗi của học sinh, sửa lỗi cho học sinh. Coi tr ọng phần  <br /> luyện đọc vì đây là nội dung chính của tiết học. Đặc biệt chú ý tới luyện đọc <br /> các nhân là chủ  yếu, quan tâm tới mọi đối tượng học sinh. Luyện đọc bằng <br /> nhiều hình thức khác nhau, tuỳ  theo từng đối tượng học sinh, không theo một <br /> quy trình cứng nhắc và phải được thực hiện trước bước tìm hiểu bài. Có thể <br /> dùng một số trò chơi có tác dụng luyện đọc để tạo không khí học tập vui tươi, <br /> sôi nổi, nhẹ nhàng sinh động trong giờ học.<br /> C. KẾT QUẢ GIỜ DẠY THỰC NGHIỆM:<br /> I. MỤC ĐÍCH CỦA THỰC NGHIỆM:<br /> Thông qua thực nghiệm tôi muốn làm rõ một số vấn đề sau:<br /> ­ Giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học: "Lấy học sinh làm trung <br /> tâm", giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến <br /> thức mới.<br /> ­ Giáo viên có thể  lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học cho từng <br /> bài phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình nhằm đạt được yêu cầu cơ  bản  <br /> của Tập đọc lớp 2.<br /> II. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM:<br /> Tôi đã chọn 2 lớp : 2A (lớp chưa thực nghiệm)<br /> 2B (Lớp đối chứng)<br /> + Lớp 2A có sĩ số 29<br /> + Lớp 2B có sĩ số 29<br />       Học lực môn Tiếng Việt của 2 lớp tương đương nhau (căn cứ  vào kết <br /> quả kiểm tra định kỳ giữa kỳ I năm học : 2007 ­ 2008 )<br /> <br /> Giỏi Khá Trung Bình<br /> Lớp<br /> Sl % Sl % Sl %<br /> 2A 7 27 11 42 8 31<br /> <br /> 11<br /> 2B 7 27 13 50 6 23<br /> <br /> Tôi đã tiến hành soạn giáo án và dạy lớp 2A do tôi chủ nhiệm 2 tiết thực  <br /> nghiệm.<br />                 + Bài: Bé Hoa.<br /> Ngày dạy: 10.12.2007.<br />                 + Bài: Chuyện bốn mùa­ Tiếng Việt 2 ­ Tập 2.<br /> Ngày dạy: 12.1.2008.<br /> Mục đích: Đưa phương pháp mới dạy vào lớp 2A còn lớp 2B dạy theo <br /> phương pháp thông thường do cô giáo chủ nhiệm Phạm Thị Nga  thực hiện.<br /> Sau khi dạy xong 2 tiết  ở lớp 2A (Lớp thực nghiệm) và lớp 2B (Lớp đối <br /> chứng) do cô Phạm Thị  Nga dạy tôi đã ra đề  kiểm tra và phiếu bài tập trắc <br /> nghiệm cho 2 lớp để đánh giá kết quả.<br /> ĐỀ KIỂM TRA<br /> Sau khi học xong bài: Bé Hoa­ Tiếng Việt 2­ Tập 1, tôi ra đề như sau:<br /> 1. Đọc thành tiếng bài: Bé Hoa.<br /> 2. Bài tập: Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x vào ô trống trước câu <br /> trả lời đúng:<br /> Câu 1: Em Nụ đáng yêu như thế nào?<br /> Em Nụ môi đỏ hồng.<br /> Em cứ nhìn Hoa mãi.<br /> Mắt em mở to, tròn và đen láy.<br /> Câu 2: Trong thư gửi bố, Hoa kể chuyện gì, nêu mong muốn gì?<br /> Kể về gia đình.<br /> Kể về em Nụ.<br /> Kể về bài hát ru em.<br /> Mong bố về chơi với hai chị em.<br /> Mong muốn khi nào bố  về, bế  sẽ  dạy hêm những bài hát mới khác cho <br /> Hoa<br /> III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:<br /> Với cùng một đề kiểm tra. Kết quả như sau:<br /> <br /> <br /> Giỏi Khá Trung Bình<br /> Lớp Sĩ số<br /> Sl % Sl % Sl %<br /> <br /> 12<br /> Thực nghiệm (2A) 26 11 42 9 35 6 23<br /> Đối chứng (2B) 26 8 31 12 46 6 23<br /> Nhìn vào bảng tổng hợp trên cho thấy chất lượng của lớp 2A trội hơn  <br /> hẳn so với lớp 2B. Hầu hết học sinh lớp 2A đã có kỹ năng đọc tốt hơn, các em <br /> đọc trôi chảy, phát âm chuẩn hơn, đọc đúng, hay.<br /> Còn một số  học sinh  ở lớp 2B khi đọc bài vẫn còn có nhược điểm: Phát  <br /> âm còn ngọng l/n, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, ít em biết đọc nhấn giọng.<br /> Như  vậy khi tôi soạn giáo án và thiết  kế  giờ  dạy Tập đọc: Bài Bé Hoa,  <br /> Chuyện bốn mùa và thực hiện tại lớp 2A do tôi chủ  nhiệm (lớp thực nghiệm) <br /> tôi nhận thấy dạy theo phương pháp mới học sinh đã tự  tìm ra cách đọc, cách <br /> ngắt, nghỉ hơi, từ nhấn giọng, giọng đọc, giọng nhân vật. Do vậy các em có kỹ <br /> năng đọc, đọc­ hiểu tốt hơn.<br />   Qua   phần   dạy   thực   nghiệm   do   tôi   thiết   kế   cách   dạy   đã   được   đồng <br /> nghiệp đánh giá như sau:<br /> ­ Giáo viên nghiên cứu kĩ bài dạy.<br /> ­ Phương pháp dạy học sát đối tượng học sinh phát huy được tính tích <br /> cực, chủ động của học sinh, phát triển được tư duy của học sinh.<br /> ­ Khắc sâu được kiến thức bài dạy, có mở rộng với học sinh khá giỏi.<br />       Sau khi tôi đã nghiên cứu và hoàn thiện chuyên đề này, tôi đã áp dụng đổi <br /> mới một số phương pháp (như đã trình bày ở trên) với lớp 2A do tôi chủ nhiệm  <br /> cho thấy kết quả thật đáng mừng. Cách dạy này đáp ứng được yêu cầu đổi mới.  <br /> Từ  thực tế trên ta thấy học sinh ngày càng có kĩ năng đọc tốt hơn. Vì vậy theo <br /> tôi đổi mới phương pháp là một việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng dạy  <br /> ­ học.<br /> D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.<br /> Trong thực tế giảng dạy và trong quá trình nghiên cứu làm chuyên đề  tôi  <br /> rút ra bài học kinh nghiệm, đó là:<br /> 1. Đối với giáo viên:<br /> ­ Có lòng say mê nghề nghiệp, luôn có ý thức tìm tòi và sáng tạo trong dạy <br /> học.<br /> ­ Luôn tự học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức, mở  rộng tầm nhìn,  <br /> mở  rộng giao lưu để  làm giàu thêm kiến thức và tích luỹ  kinh nghiệm giảng  <br /> dạy.<br /> ­ Nắm vững đặc trưng, phương pháp, yêu cầu, nhiệm vụ  của phân môn <br /> Tập đọc, nghiên cứu kĩ bài dạy, từ đó có được phương pháp dạy phù hợp, có tác <br /> dụng phát triển tư duy và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.<br /> ­ Hết sức coi trọng việc rèn luyện đọc, đặt nhiệm vụ  này lên hàng đầu, <br /> phải giáo dục lòng ham đọc sách và thói quen làm việc với văn bản cho học  <br /> sinh.<br /> ­ Không nặng về giảng văn.<br /> 2. Đối với học sinh:<br /> <br /> 13<br /> ­ Cần đọc trước bài, suy nghĩ về  nội dung bài học, tự mình có thể  nêu ra <br /> những câu hỏi để tự kiểm tra kiến thức, có cách đọc đúng, hay.<br /> ­ Trong quá trình học tập cần thể hiện vai trò chủ  thể  tích cực trong các  <br /> hoạt động để có được kĩ năng cần thiết, đó là kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tốt.<br /> ­ Cần phát huy tính chủ động, năng động sáng tạo trong hoạt động học, tự <br /> do phát biểu ý kiến để rèn luyện cho mình phương pháp học tập tích cực và bản <br /> lĩnh tự tin, biết ứng xử thông minh, đúng đắn với môi trường xung quanh.<br /> E. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN:<br /> 1. Với các cấp quản lý:<br /> ­ Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và lý luận về đổi <br /> mới phương pháp dạy học cho giáo viên Tiểu học. Tạo điều kiện cho giáo viên <br /> học tập và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả.<br /> ­ Cần đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy ­ học.<br /> ­ Các nhà quản lý giáo dục và những giáo viên trực tiếp giảng dạy cần <br /> mạnh dạn hơn trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng  <br /> cao hiệu quả giảng dạy.<br /> 2. Đối với giáo viên:<br /> ­ Từng bước giáo viên Tiểu học phấn đấu đạt trình độ chuẩn để đáp ứng <br /> mục tiêu cấp học.<br /> ­ Giáo viên không ngừng học hỏi  để  nâng cao trình độ  học vấn. Cần <br /> luyện đọc thường xuyên để có giọng đọc thật chuẩn có sức thuyết phục.<br /> ­ Cần sớm tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà giáo dục về  đổi mới <br /> phương pháp dạy học ở Tiểu học.<br /> ­ Giảng dạy nhiệt tình, tạo lên không khí học tập sôi nổi để giúp mọi đối <br /> tượng học sinh nắm bắt được kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Đặc biệt chú trọng  <br /> việc rèn thói quen có nề nếp học tập tốt cho học sinh. Hướng dẫn các em biết <br /> phương pháp tự học ở nhà để đến lớp các em dễ hiểu bài hơn.<br /> ­ Ngay từ  đầu năm học cần phân loại học sinh để  có hướng bồi dưỡng <br /> học sinh giỏi, kèm cặp học sinh yếu kém, tích cực kiểm tra, theo dõi thường  <br /> xuyên kết quả, sự tiến bộ về việc đọc của học sinh.<br /> Trên đây là một số  kinh nghiệm về  phương pháp dạy Tập đọc cho học <br /> sinh lớp 2 nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tập đọc của tôi đã được đúc <br /> rút qua nghiên cứu và thực tế giảng dạy. Trong quá trình viết chuyên đề này hẳn  <br /> không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa  <br /> học các cấp và các đồng nghiệp để ý kiến tôi đưa ra được hoàn thiện hơn nữa.<br />                                                                 <br />                                                                                       T ôi xin chân thành cảm  <br /> ơn!<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 14<br /> phòng giáo dục và đào tạo nam sách<br /> trường tiểu học nam hồng<br /> <br /> <br /> <br /> 15<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> Đổi mới phương pháp dạy tập đọc lớp  <br /> 2 <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Tác giả:  NGUYỄN HUY ĐÁO<br /> HIỆU TRƯỞNG<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Năm học 2004 ­ 2005<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 16<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2