SKKN2016-2017<br />
<br />
ĐỀ TÀI<br />
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC SINH HIỂU ĐÚNG VỀ CÔNG LAO <br />
CỦA CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN KHI DẠY PHẦN LỊCH SỬ VIỆT <br />
NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX Ở LỚP 7<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Quá trình dạy học là quá trình học sinh được cuốn hút vào các hoạt động <br />
do giáo viên thiết kế, tổ chức và chỉ đạo để thông qua đó học sinh có thể tự <br />
khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải huy <br />
động, khai thác tối đa năng lực tư duy cho học sinh, tạo cơ hội và động viên, <br />
khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình về các vấn đề <br />
đang học. <br />
Trong nội dung kiến thức của môn lịch sử ở Trung học cơ sở nói chung, <br />
lịch sử lớp 7 nói riêng do hạn chế về tầm nhìn, về quan điểm nên có một số <br />
nội dung không còn phù hợp với cách nhìn nhận khách quan lịch sử hiện nay, <br />
trong đó có những nội dung đánh giá về thời Nguyễn (bao gồm cả thời các <br />
chúa Nguyễn và các vua đầu triều Nguyễn) trong tiến trình lịch sử Việt Nam.<br />
Từ trước đến nay đa số các giáo trình lịch sử, sách giáo khoa lịch sử, kể <br />
cả Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng môn lịch sử cấp Trung học cơ sở, phần <br />
viết về chính quyền Họ Nguyễn từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX thường <br />
nhấn mạnh đến mặt tiêu cực, phản động như là “ Cõng rắn cắn gà nhà”, “ <br />
triều đình bán nước”, hoặc nhấn mạnh tới những chính sách tiêu cực trong <br />
nội trị, ngoại giao qua đó khẳng định “ đây là triều đình đối lập với nhân <br />
dân”. Do vậy tạo ra một cách đánh giá thiên lệch, không khách quan, bất công <br />
đối với chính quyền Họ Nguyễn, làm vô tình tạo ra những suy nghĩ ác cảm <br />
của học sinh khi nhắc đến triều đại này.<br />
Qua nhiều năm giảng dạy môn lịch sử ở cấp Trung học cơ sở nói chung, <br />
lịch sử lớp 7 nói riêng. Tôi đã nghiên cứu, tham khảo các tài liệu Lịch sử Việt <br />
Nam cận đại, các tài liệu về biển đảo Việt Nam, thì thấy thời gian gần đây <br />
các nhà khoa học lịch sử đã có cái nhìn khách quan hơn, công tâm hơn khi nói <br />
đến những đóng góp tích cực của chính quyền Họ Nguyễn trong lịch sử dân <br />
tộc từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX. Ở bậc học phổ thông, những <br />
đóng góp tích cực của chính quyền Họ Nguyễn đối với đất nước cũng đã <br />
được đưa vào sách giáo khoa lịch sử lớp 7 Mô hình trường học mới để giảng <br />
dạy.<br />
Qua nhiều năm giảng dạy môn lịch sử lớp 7 trường THCS Lương Thế <br />
Vinh trước đây, tôi thấy mình và một số đồng nghiệp đã có một thời gian <br />
mắc sai lầm khi định hướng cho học sinh đánh giá về nhà Nguyễn đó là: nhận <br />
xét, đánh giá vẫn còn cảm tính, thiên lệch, chưa thực khách quan. Do vậy <br />
1<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2016-2017<br />
<br />
trong những năm học gần đây tôi đã mạnh dạn thay đổi cách dạy của mình <br />
đối với những nội dung lịch sử nói về nhà Nguyễn, nhằm giúp học sinh lý <br />
giải được vấn đề: Công lao của chính quyền Họ Nguyễn đối với việc mở <br />
mang lãnh thổ đất nước về phía Nam và xác lập chủ quyền biển đảo của <br />
nước ta là không thể phủ nhận. Hy vọng qua việc làm nhỏ này, tôi sẽ đóng <br />
góp thêm một tiếng nói khách quan hơn về thời Nguyễn, góp phần vào việc <br />
đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử trong giai đoạn hiện nay. Đó là lý <br />
do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu và trình bày ra đây để các đồng nghiệp <br />
cùng tham khảo.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
a. Mục tiêu<br />
Thông qua việc bổ sung thêm một số kiến thức về các chính sách của nhà <br />
Nguyễn từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX như: Chính sách di dân; Các <br />
chính sách phát triển nông – ngư nghiệp; Chính sách về an ninh quốc phòng; <br />
Xác lập chủ quyền lãnh thổ và biển đảo…vào giảng dạy lịch sử lớp 7, để <br />
giúp học sinh hiểu rõ hơn về những đóng góp, vai trò của nhà Nguyễn trong <br />
việc mở mang, củng cố lãnh thổ về phía Nam, xác lập chủ quyền hải đảo <br />
của đất nước. <br />
Qua đề tài này tôi mong rằng những vấn đề được đề cập tới sẽ góp <br />
phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy những nội dung lịch sử <br />
Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX ở cấp Trung học cơ sở. Nhằm góp <br />
phần tích cực vào việc giáo dục đức tính công bằng, khách quan cho học sinh, <br />
tăng hiệu quả giáo dục của môn lịch sử. Đồng thời góp phần giúp các em có <br />
đủ sự tự tin và bản lĩnh để có sự lựa chọn đúng đắn trong tương lai.<br />
b. Nhiệm vụ của đề tài<br />
Giáo viên bổ sung thêm một số kiến thức lịch sử về thời Nguyễn từ thế <br />
kỷ XVI đến thế kỷ XIX, ngoài sách giáo khoa lịch sử lớp 7 vào giảng dạy, <br />
trong chương trình chính khóa. Nhằm giúp học sinh có thêm thông tin để có sự <br />
đánh giá đúng đắn, khách quan về mặt tích cực và hạn chế của chính quyền <br />
Họ Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX.<br />
Qua việc làm trên cũng góp phần khắc phục xu hướng “ tô hồng’ hoặc “ <br />
bôi đen” trong giảng dạy lịch sử của một bộ phận giáo viên lịch sử cấp Trung <br />
học cơ sở hiện nay.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Phương pháp lồng ghép, bổ sung thêm kiến thức lịch sử ngoài sách giáo <br />
khoa, vào việc giảng dạy chương trình chính khóa phần nội dung Lịch sử <br />
Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX ở lớp 7.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
2<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2016-2017<br />
<br />
Khuôn khổ nghiên cứu: Một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao <br />
hiệu quả dạy học lịch sử cấp Trung học cơ sở.<br />
Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 7 trường THCS Lương Thế Vinh.<br />
Thời gian: Năm học: 2014 – 2015; Năm học: 2015 – 2016; nửa đầu năm <br />
học 2016 2017.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Xuất phát từ đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài tôi đã sử dụng <br />
các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Căn cứ vào các nghiên cứu <br />
về đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử cấp Trung học cơ sở đã được <br />
tập huấn: Dạy học lịch sử thông qua các hoạt động của học sinh. Tài liệu lịch <br />
sử Việt Nam cận đại, Một số cuốn sách, bài viết của các học giả viết về thời <br />
Nguyễn…vv Từ đó rút ra cách làm cho học sinh hiểu đúng về công lao của <br />
chính quyền Họ Nguyễn trong tiến trình lịch sử dân tộc. <br />
b. Nhom ph<br />
́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn: <br />
Giáo viên thu thập và cung cấp cho học sinh các thông tin lịch sử ngoài <br />
sách giáo khoa bằng nhiều cách như: Kể chuyện lịch sử, trích đọc tài liệu , <br />
quan sát hình ảnh, qua đó hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận rút ra nhận <br />
xét, đánh giá về những hoạt động của chính quyền Họ Nguyễn qua các tiết <br />
học. <br />
Giáo viên khảo nghiệm lại bằng cách lồng ghép nội dung nói trên vào <br />
đề bài kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ. Thống kê kết quả làm bài kiểm tra <br />
của học sinh qua từng năm học để đánh giá, rút ra kết luận về tính hiệu quả <br />
của đề tài.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Công cuộc mở mang lãnh thổ của người Việt chủ yếu là mở rộng về <br />
phía nam hay còn gọi là Nam tiến là quá trình đánh trả, ngăn chặn rồi lấn lướt <br />
những chính quyền hiếu chiến ở phía Nam. Đồng thời cũng được thi hành ôn <br />
hòa qua kế hoạch dinh điền, mở mang khai phá đất đai bị bỏ hoang ở biên <br />
trấn, sống hòa lẫn cùng dân bản địa, vừa canh chừng giặc, vừa sản xuất <br />
lương thực theo đường lối “ngụ binh ư nông” mà Đại Việt đã khôn ngoan áp <br />
dụng từ khi thu hồi được độc lập. Công cuộc này được mở màn từ thời Tiền <br />
Lê ở thế kỷ X, quyết liệt trong thời Lý, tương đối hòa bình trong thời Trần, <br />
vừa đánh, vừa lấn vừa đàm ở thời Hồ, thời Hậu Lê đối với Champa. Đặc biệt <br />
là thời các chúa Nguyễn, rồi đến triều Nguyễn, là thời kỳ mà việc mở mang <br />
lãnh thổ về phía Nam, xác lập chủ quyền biển đảo được tiến hành mạnh mẽ <br />
3<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2016-2017<br />
<br />
và hiệu quả hơn cả, điều đó đã giúp tạo nên một đất nước Việt Nam như <br />
ngày nay. <br />
Trong những năm gần đây, vấn đề dân tộc, sắc tộc ở nhiều nước đang <br />
diễn biến hết sức phức tạp. Sự bùng nổ trào lưu ly khai dân tộc trên thế giới <br />
hiện nay đã ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Còn ở trong nước một số phần <br />
tử xấu cố tình xuyên tạc lịch sử để tiếp tay cho các thế lực hiếu chiến phản <br />
động nhằm kích động, chia rẽ khối đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo ở <br />
nước ta, nhất là ở các vùng dân tộc thiểu số. Với các thủ đoạn mị dân, nhằm <br />
tập hợp, lôi kéo quần chúng vào các tổ chức phản động núp dưới các hình <br />
thức tôn giáo, sắc tộc, phá hoại truyền thống đoàn kết. Chúng còn ráo riết tổ <br />
chức lực lượng để hình thành các tổ chức phản động như là “Nhà nước Đề <br />
ga độc lập” ở Tây Nguyên, “nhà nước Khơme Crôm độc lập” ở Tây Nam bộ, <br />
“Vương quốc Mông” ở vùng miền núi phía Bắc, “Vương quốc Chămpa” ở <br />
miền Trung…Vì vậy giúp học sinh hiểu đúng về công cuộc mở mang lãnh <br />
thổ, xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa của chính quyền Họ Nguyễn <br />
cũng là góp phần vào việc đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn trong <br />
chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định <br />
chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia.<br />
Để học sinh hiểu đúng về công cuộc mở mang lãnh thổ nói chung, và <br />
việc mở mang lãnh thổ của chính quyền Họ Nguyễn nói riêng cũng là giúp <br />
các em thấy được để có được một đất nước Việt Nam ngày nay là sự kế <br />
thừa và phát triển từ nhà nước Văn Lang thời các Vua Hùng. Nhưng trải mấy <br />
nghìn năm lịch sử cương vực nước ta đã nhiều lần thay đổi. Để có diên mạo <br />
như ngày nay, tổ tiên ta đã đổ bao mồ hôi và xương máu… Qua đó giúp học <br />
sinh thấy được việc tìm lại lịch sử về việc mở mang lãnh thổ đất nước thật <br />
là lý thú, hấp dẫn và bổ ích. Nhưng để làm được việc này cũng rất khó khăn <br />
do đến nay các tài liệu viết về nội dung này rất tản mát, sách giáo khoa phổ <br />
thông thì ít thể hiện. Nên việc giúp học sinh hiểu đúng về những việc làm <br />
của tổ tiên, nhất là tài liệu viết về việc mở mang bờ cõi của chính quyền Họ <br />
Nguyễn. theo tôi để thực hiện điều này đang trông chờ rất lớn vào tâm huyết <br />
của giáo viên giảng dạy lịch sử ở cấp trung học cơ sở.<br />
Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên dạy lịch sử nói chung <br />
và dạy lịch sử lớp 7 nói riêng là phải biết chọn những nội dung, kiến thức <br />
phù hợp với bài học để bổ sung, lồng ghép. Qua đó khơi dậy tính chủ động, <br />
tích cực của học sinh, các em tự giác thảo luận, tranh luận và rút ra được bài <br />
học về sự trung thực khách quan cho mình.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.<br />
Thuận lợi của vấn đề tôi nghiên cứu là: bản thân đã có nhiều năm kinh <br />
nghiệm dạy môn lịch sử ở tất cả các khối lớp ở cấp Trung học cơ sở, nhất là <br />
khối lớp 7, được tham gia tập huấn chuyên môn do ngành giáo dục tổ chức, <br />
<br />
4<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2016-2017<br />
<br />
được thường xuyên trao đổi học tập kinh nghiệm với đồng nghiệp. Thời gian <br />
gần đây việc đánh giá lại công lao của chính quyền Họ Nguyễn đối với lịch <br />
sử dân tộc cũng được các nhà khoa học lịch sử rất quan tâm … đó chính là <br />
điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này.<br />
Bên cạnh những thuận lợi thì việc nghiên cứu đề tài này cũng gặp <br />
nhiều khó khăn như: tài liệu viết về công cuộc mở mang lãnh thổ, xác lập <br />
chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền Họ Nguyễn còn rất <br />
tản mát, sách giáo khoa phổ thông thì viết về nội dung này rất ít và không rõ <br />
ràng. Nên việc làm cho học sinh hiểu đúng, khách quan về chính quyền Họ <br />
Nguyền chủ yếu là do giáo viên trực tiếp giảng dạy.<br />
Thành công của việc áp dụng đề tài này vào việc dạy Lịch sử lớp 7 thời <br />
kỳ từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX là tôi thấy nhận thức của học sinh về <br />
đánh giá công lao của chính quyền Họ Nguyễn trung thực, khách quan hơn. <br />
Điểm kiểm tra của các em đối với các câu hỏi liên quan đên nội dung này khá <br />
cao, trong đó nhiều em đạt điểm khá giỏi như:<br />
Năm học 2013 2014: (chưa áp dụng đề tài) đối với nội dung kiểm tra: <br />
Nhận xét về tình hình kinh tế Nông nghiệp Đàng Trong các thế kỷ XVI – <br />
XVIII, vai trò của chính quyền Họ Nguyễn như thế nào trong việc mở mang <br />
lãnh thổ đất nước như thế nào? Thì tỉ lệ học sinh làm được bài từ TB trở lên <br />
là 62.1%<br />
Năm học 2014 2015 và 2015 2016 ( áp dụng đề tài) đối với nội dung <br />
kiểm tra Nhận xét về tình hình kinh tế Nông nghiệp Đàng Trong các thế kỷ <br />
XVI – XVIII, vai trò của chính quyền Họ Nguyễn như thế nào trong việc mở <br />
mang lãnh thổ đất nước như thế nào? Thì tỉ lệ học sinh làm được bài từ TB <br />
trở lên là 90 %<br />
Qua đó có thể thấy là chỉ cần một số thay đổi nhỏ trong phương pháp <br />
dạy học, một ít cố gắng của giáo viên sẽ làm cho hiệu quả giáo dục của bộ <br />
môn lịch sử được tăng lên đáng kể. Đó là điều khích lệ tôi tiếp tục thực hiện <br />
đề tài này trong thời gian tới ở các lớp 7 nhất là lớp 7 Mô hình trường học <br />
mới.<br />
Ưu điểm của vấn đề nghiên cứu là đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy <br />
học môn Lịch sử là phải đánh giá các sự kiện lịch sử một cách trung thực, <br />
khách quan. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò hướng <br />
dẫn, định hướng...hiệu quả giáo dục của bộ môn tăng lên rõ rệt <br />
Trước sự phát triển của công nghệ thông tin, sự mở cửa giao lưu kinh tế, <br />
văn hóa với các nước trên thế giới ngoài mặt tích cực thì cũng đã có tác động <br />
tiêu cực đến nhận thức của học sinh đó là: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, <br />
sự kích động, tiếp tay của các thế lực hiếu chiến phản động, sự can thiệp lật <br />
đổ. Các thế lực thù địch đã và đang xuyên tạc, lợi dụng những vấn đề lịch sử <br />
để kích động, gieo rắc tư tưởng phân biệt, hận thù chia rẽ khối đoàn kết giữa <br />
5<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2016-2017<br />
<br />
các dân tộc gây ảnh hưởng xấu đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất <br />
là đối với những trường có đông học sinh dân tộc thiểu số như ở Đắc Lắc.Vì <br />
vậy khi dạy lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX ở lớp <br />
7, đòi hỏi giáo viên phải hết sức kỹ lưỡng trong việc lựa chọn nội dung kiến <br />
thức ngoài sách giáo khoa, để bổ sung cho phù hợp với bài dạy và phải chú ý <br />
nâng cao khả năng lý luận của mình để lý giải vấn đề một cách thuyết phục <br />
hơn.<br />
Để làm được điều nói trên khi dạy học thì giáo viên phải chuẩn bị kỹ <br />
càng hơn, phải tham khảo nhiều tài liệu, thường xuyên cập nhật thông tin <br />
mới về khoa học lịch sử. Phải suy nghĩ lựa chọn nội dung kiến thức để bổ <br />
sung vào bài dạy phù hợp, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng dàn trải, mất <br />
nhiều thời gian mà hiệu quả không đạt được. Dạy học theo phương này chỉ <br />
thật sự trôi chảy, thuận lợi đối với những lớp có ý thức tốt. Vì vậy không thể <br />
áp dụng một cách dạy học chung của một bài cho tất cả các lớp, tất cả các <br />
đối tượng học sinh...<br />
Làm thế nào để cho học sinh hiểu đúng về vai trò của chính quyền Họ <br />
Nguyễn, đối với lịch sử đất nước trong các thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ <br />
XIX là một vấn đề mà tôi hết sức quan tâm. Xuất phát từ thực trạng trên, để <br />
góp phần vào công tác nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục đạo đức học <br />
sinh qua môn lịch sử, ở lớp 7 là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người <br />
giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử. Việc tìm tòi các phương pháp <br />
dạy học lịch sử phù hợp đối với nội dung trên là việc làm hết sức quan trọng. <br />
Đó là động cơ để tôi thực hiện đề tài này.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp<br />
Việc chú trọng lựa chọn một số nội dung kiến thức ngoài sách giáo <br />
khoa, để bổ sung cho các bài dạy lịch sử, việc lựa chọn một số phương pháp <br />
dạy học tích cực trong việc dạy học nội dung lịch sử đất nước trong các thế <br />
kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX ở lớp 7, là biện pháp quan trọng để nâng cao <br />
nhận thức cho học sinh về vai trò của chính quyền Họ Nguyễn trong việc mở <br />
mang lãnh thổ đất nước. Giúp học sinh đánh gia khách quan trung thực các sự <br />
kiện lịch sử, hạn chế sự đánh giá thiên lệch, méo mó lịch sử là mục tiêu chính <br />
của giải pháp này. Mỗi phương pháp dạy học được lựa chọn đúng sẽ mang <br />
lại hiệu quả cao, điều đó đã được chứng minh qua kinh nghiệm nhiều năm <br />
dạy môn lịch sử lớp 7 của bản thân. <br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
a. Bổ sung kiến thức ngoài sách giáo khoa bằng cách kể chuyện lịch sử <br />
trong giờ dạy.<br />
<br />
<br />
6<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2016-2017<br />
<br />
Có thể nói những câu chuyện kể lịch sử luôn luôn mang lại hiệu quả. <br />
Đặc biệt là gợi sự tò mò, hứng thú và hiệu quả giáo dục của các câu chuyện. <br />
Nhưng điều cần chú ý là ta phải biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để nó phát <br />
huy giá trị và không làm mất thời gian của tiết học.<br />
Đối với mục tiêu: Để học sinh hiểu đúng về vai trò của chính quyền <br />
Họ Nguyễn trong lịch sử dân tộc, từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX. <br />
Thì giáo viên phải biết chắt lọc truyện kể và sau mỗi câu chuyện phải biết <br />
đặt những câu hỏi, hoặc gợi ý cho học sinh nêu lên suy nghĩ của mình, từ đó <br />
giáo dục tư tưởng cho học sinh.<br />
Ví dụ: Khi cho học sinh học sinh tìm hiểu sự kiện: Năm 1698 Nguyễn <br />
Hữu Cảnh vào kinh lý phía nam, đặt phủ Gia Định. Tiếp đó vùng đất Mỹ Tho, <br />
Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ này… (SGK lịch sử 7 trang 110) Giáo <br />
viên có thể kể câu chuyện về Nguyễn Hữu Cảnh như:<br />
“Nam Bộ vốn thuộc đất Chân Lạp nhưng do bị suy yếu kéo dài nên bị <br />
quân Xiêm liên tục xâm lấn, vua Chân Lạp đã tìm đến sự giúp đỡ của chính <br />
quyền Đàng Trong. <br />
Năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh vào vào kinh <br />
lý phía nam, đặt phủ Gia Định. Năm 1699, Vua Chân Lạp là Nặc Thu đắp lũy <br />
Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam cướp bóc dân buôn người Việt. Chúa <br />
Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất đem quân lính, <br />
thuyền chiến hợp cùng tướng Trần Thượng Xuyên lo việc đánh dẹp và an <br />
dân. Rất nhanh chóng, lực lượng thủy binh của ông đã tiến thẳng đến thành <br />
La Bích (thủ phủ Nam Vang), đánh tan quân Nặc Thu. Vua Chân Lạp đầu <br />
hàng.<br />
Tháng 4 năm 1700, Nguyễn Hữu Cảnh cầm quân về đóng ở cồn Cây Sao còn <br />
gọi là cù lao Sao Mộc, nay thuộc chợ Mới, An Giang, báo tin thắng trận về <br />
kinh. Theo Gia Định thành thông chí thì tại đây, một thời gian ông bị nhiễm <br />
bệnh, hai chân tê bại, ăn uống không được. Gặp ngày Tết Đoan Ngọ ông <br />
miễn cưỡng ra dự tiệc để khích lệ tướng sĩ rồi bị trúng phong và thổ huyết. <br />
Khi quân về đến đến Sầm Giang thuộc địa phận Mỹ Tho thì ông mất. Nhân <br />
dân vùng đất mới khai phá, người Việt cũng như người Hoa, Chăm… đều <br />
nhớ ơn, họ đã lập đền thờ, bài vị của ông ở nhiều nơi. Thậm chí ở xứ Nam <br />
Vang, ngày nay là Cam pu chia người ta vẫn thấy dấu vết của ngôi đền thờ <br />
Nguyễn Hữu Cảnh. <br />
Có thể nói, chính sự khai phá vùng đất mới của Nguyễn Hữu Cảnh là cơ sở <br />
để Chúa Nguyễn từng bước thu phục các vùng đất khác. Từ khi Gia Định phủ <br />
ra đời, thế lực của Chúa Nguyễn trên vùng đất Nam bộ phát triển mạnh mẽ. <br />
Chứng kiến cảnh đó, vua nước Chân Lạp xin dâng Hà Tiên cho Chúa Nguyễn <br />
(1708). Sự kiện đất Hà Tiên được sáp nhập vào lãnh thổ của chúa Nguyễn <br />
mở ra bước ngoặt cho hành trình mở cõi, chỉ trong vòng nửa thế kỷ mà Chúa <br />
<br />
7<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2016-2017<br />
<br />
Nguyễn đã chiếm lĩnh trọn đất Đồng bằng sông Cửu Long. Năm Đinh Sửu <br />
(1757), Chúa Nguyễn tiếp quản vùng đất Tầm Phong Long do Nặc Ông Tôn <br />
dâng tặng. Hà Tiên và Tầm Phong Long được sáp nhập lãnh thổ Đàng trong <br />
đánh dấu hành trình mở cõi về phía Nam hoàn thành.<br />
( Theo Báo pháp luật Việt Nam)<br />
<br />
Sau đó GV có thể đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của <br />
Nguyễn Hữu Cảnh và cách thu phục vùng đất phía Nam của chính quyền Họ <br />
Nguyễn?<br />
Sau câu chuyện giáo viên còn có thể yêu cầu học sinh làm bài tập về <br />
nhà bằng việc tìm hiểu thêm về một số nhân vật lịch sử Đàng Trong như <br />
Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Phúc Chu…vv<br />
b. Bổ sung kiến thức ngoài sách giáo khoa bằng cách cung cấp thêm tư <br />
liệu lịch sử cho học sinh.<br />
Sách giáo khoa thường cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản. Đó <br />
là một việc làm hết sức cần thiết, không cần phải bàn cãi. Nhưng thử hỏi, <br />
học xong phần lịch sử lớp 7 từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX mà học <br />
sinh chỉ nhớ được những mặt tiêu cực, phản động của chính quyền Họ <br />
Nguyễn như là “ Cõng rắn cắn gà nhà”, “ triều đình bán nước”, hoặc những <br />
chính sách tiêu cực trong nội trị, ngoại giao, qua đó khẳng định “ đây là triều <br />
đình đối lập với nhân dân”. Thì liệu có thực công bằng khách quan không với <br />
chính quyền Họ Nguyễn không. Mỗi giáo viên lịch sử chúng ta có cảm thấy <br />
ray rứt với tiền nhân không. Vì vậy để học sinh có cái nhìn công bằng khách <br />
quan, khái quát hơn, cụ thể hơn thì giáo viên nên cung cấp thêm cho học sinh <br />
những tư liêu cần thiết về công lao của chính quyền Họ Nguyễn đối với đất <br />
nước. Nhưng chú ý là tư liệu đó phải phục vụ cho việc học của học sinh phù <br />
hợp với nội dung bài học, có tính giáo dục cao.<br />
Khi bổ sung thêm tư liệu giáo viên không nên bắt ép học sinh phải có nó <br />
mà phải để cho học sinh hoàn toàn tự nguyện sử dụng. Giáo viên chỉ nên cố <br />
gắng động viên học sinh sưu tầm và sử dụng nó một cách khoa học đúng lúc.<br />
Ví dụ: Khi dạy mục I Tình hình chính trị kinh tế của bài 27 Chế độ <br />
phong kiến nhà Nguyễn (Lịch sử 7). Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ <br />
hình 61 sách giáo khoa để biết được các đơn vị hành chính thời Nguyễn. <br />
Đồng thời lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thông qua <br />
việc giới thiệu trên lược đồ vị trí hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cung <br />
cấp thêm cho học sinh tư liệu về việc xác lập chủ quyền của nhà Nguyễn <br />
đối với hai quần đảo này như: <br />
“Những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ <br />
quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. <br />
<br />
<br />
8<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2016-2017<br />
<br />
Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái <br />
tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi<br />
Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ <br />
chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục <br />
Tiền Biên và Chính Biên (1844 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865<br />
1875), các Châu bản nhà Nguyễn (18021945)... đều nói về hai quần đảo <br />
Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc <br />
Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. <br />
Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các <br />
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất <br />
của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo <br />
Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra <br />
quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói <br />
thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo <br />
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển <br />
Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng...<br />
Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có <br />
nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai <br />
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ <br />
chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác <br />
hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối <br />
với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và <br />
hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (15581783) đến nhà Tây Sơn (1786<br />
1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang <br />
Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các <br />
năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ <br />
bản đồ, xây miếu, dựng bia….”<br />
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về việc xác lập chủ quyền biển đảo của <br />
chính quyền Họ Nguyễn? Trách nhiệm của chúng ta ngày nay đối với chủ <br />
quyền biển đảo của tổ quốc như thế nào?<br />
Sau đó giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm nội dung <br />
này, thông qua việc tìm đọc trên các trang mạng MaxReadinh và một số tài <br />
liệu khác nói về chuyên mục: Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa <br />
và Trường Sa của Việt Nam của các học giả trong và ngoài nước.<br />
<br />
c. Kết hợp bổ sung tư liệu lịch sử với sử dụng hình ảnh, lược đồ.<br />
Tư liệu lịch sử được kết hợp với hình ảnh, lược đồ… minh họa sẽ rất <br />
có giá trị trong học tập. Nó giúp học sinh có thể hình dung vấn đề rõ hơn về <br />
công lao của chính quyền Họ Nguyễn đối với đất nước trong các thế kỷ XVI <br />
– XIX. Từ đó để lại ấn tượng sâu sắc trong trí nhớ của học sinh. Giúp học <br />
sinh có thể khắc sâu hơn về cách đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử.<br />
9<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2016-2017<br />
<br />
Ngày nay, giáo viên ngoài việc tận dụng kênh hình trong sách giáo khoa <br />
lịch sử, thì có thể tận dụng mạng internet để có được những hình ảnh rất đẹp <br />
phục vụ cho việc dạy lịch sử.<br />
Điều chú ý của giáo viên khi sử dụng hình ảnh kết hợp với tư liệu lịch <br />
sử là : Hình ảnh phải phù hợp với tư liệu và nội dung kiến thức của bài học. <br />
Trong lúc sử dụng cần đặt các câu hỏi để HS suy nghĩ tìm ra các vấn đề liên <br />
quan đến hình ảnh chứ không để cho học sinh nhìn hình chỉ vì nó lạ, đẹp.<br />
Đối với các nhân vật lịch sử có thể đặt dạng câu hỏi như: Em biết gì <br />
về nhân vật lịch sử này? Ông có công lao gì? Ta có thể học được gì nơi ông? <br />
… Đối với các hình ảnh là lược đồ, bản đồ ta có thể đặt câu hỏi: Lược đồ <br />
( bản đồ) phản ánh nội dung gì? Nó liên quan đến triều đại nào, sự kiện lịch <br />
sử nào? Qua hình đó thể hiện điều gì (liên quan đến bài học)?… và qua đó <br />
giáo dục tư tưởng cho HS.<br />
Ví dụ: khi học về tình hình thương nghiệp thời Nguyễn giáo viên có <br />
thể cung cấp thêm cho học sinh tư liệu về Hội An , kết hợp với quan sát hình <br />
ảnh: Thương cảng Hội An thế kỷ XVIII (hình 64 SGK lịch sử 7 trang138) để <br />
học sinh thấy được những cố gắng của nhà Nguyễn trong việc xây dựng đất <br />
nước, ở trong hoàn cảnh đang bị các thế lực ngoại xâm phương Tây đe dọa…<br />
vv <br />
Hay giáo viên có thể sử dụng lược đồ: Các đơn vị hành chính Việt Nam <br />
thời Nguyễn (hình 63 SGK lịch sử 7 trang135) kết hợp với việc cung cấp <br />
thêm các tư liệu: Thời Lý biên giới phái nam của Đại Việt đến phia bắc <br />
Quảng trị. Thời Trần biên giới phái nam của Đại Việt đến đèo Hải Vân. <br />
Cuối thế kỷ XV thời vua Lê Thánh Tông đến năm 1471 biên giới phái nam <br />
của Đại Việt đến đèo Cù Mông (ranh giới giữa Bình Định và Phú Yên ngày <br />
nay). Nhưng đến năm 1757 thời chúa nguyễn Phúc Khoát, lãnh thổ của nước <br />
ta cơ bản đã được như trong lược đồ. Bên cạnh đó là quá trình xác lập chủ <br />
quyền của Việt Nam ở các đảo như: Côn Đảo (1704), Phú Quốc ( 1708), <br />
Trường Sa , Hoàng Sa (từ thế kỷ XVII) ..vv sau đó cho học sinh đánh dầu trên <br />
lược đồ thời gian xác lập chủ quyền của nước ta qua các thời kỳ đối với <br />
phần lãnh thổ phía Nam, cũng như các đảo, quần đảo trên Biển Đông và vịnh <br />
Thái Lan… với hoạt động này, học sinh sẽ thấy được việc mở mang lãnh thổ <br />
về phía nam của nước ta được tiến hành mạnh mẽ nhất, hiệu quả nhất là <br />
thời các chúa Nguyễn và thời kỳ đầu của triều Nguyễn từ cuối thế kỷ XVI <br />
đến nửa đầu thế kỷ XIX. Điều đó giúp các em khẳng định được chính quyền <br />
họ Nguyễn là chính quyền có công rất lớn trong việc mở mang lãnh thổ về <br />
phía Nam và xác lập chủ quyền biển đảo cho nước ta. Qua đó các em có cách <br />
đánh giá công bằng hơn, khách quan hơn khi học về những hạn chế của các <br />
nhân vật lịch sử thời Nguyễn và của chính quyền Họ Nguyễn mà trong sách <br />
giáo khoa đề cập rất nhiều.<br />
<br />
<br />
10<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2016-2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Việc sử dụng phương pháp dạy học bổ sung thêm các tư liệu lịch sử <br />
thông qua việc cung cấp tư liệu, kể chuyện lịch sử, sử dụng hình ảnh...vv khi <br />
dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX ( Lịch sử <br />
7). Để làm cho học sinh, có nhận thức đúng đắn hơn về công lao của chính <br />
quyền Họ Nguyễn, đối với lịch sử dân tộc trong giai đoạn này có thể thực <br />
hiện được đối với tất cả các đối tượng học sinh, ở tất cả các địa bàn, trong <br />
điều kiện dạy học bình thường cũng như khi có phương tiện công nghệ hỗ <br />
<br />
11<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2016-2017<br />
<br />
trợ. Chỉ lưu ý là giáo viên khi thực hiện phải nghiên cứu đối tượng học sinh <br />
từng lớp, từng bài, từng hoạt động dạy học, để làm sao đảm bảo được thời <br />
lượng của tiết học học và phù hợp khả năng nhận thức của học sinh từng <br />
lớp.<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Khi sử dụng các phương pháp dạy học nói trên, giáo viên cần nắm vững <br />
những nội dung kiến thức lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế <br />
kỷ XIX. Giáo viên cũng cần chú ý điều chỉnh uốn nắn những nhận định thiếu <br />
công bằng, không khách quan của học sinh đối với những hạn chế của chính <br />
quyền Họ Nguyễn . Khi thấy học sinh cơ bản đã nắm được vấn đề rồi thì <br />
tiến hành cho các em liên hệ thực tế, liên hệ bản thân, hướng các em vào cách <br />
giả quyết tình huống pháp luật thường gặp trong cuộc sống, để để rút ra bài <br />
học cho bản thân. Làm được như vậy chắc chắn hiệu quả dạy học sẽ cao <br />
hơn rất nhiều.<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Qua các năm dạy học và tiến hành khảo nghiệm đề tài này đối với học <br />
sinh lớp 7 trường THCS Lương Thế Vinh tôi thấy chất lượng dạy học lịch sử <br />
cho học sinh được nâng cao rõ rệt. Khả năng nhận định đánh giá các sự kiện <br />
lịch sử của học sinh được nâng cao hơn, khách quan, công bằng hơn, nhất là <br />
đối với nội dung đánh giá công lao của chính quyền Họ Nguyễn từ thế kỷ <br />
XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX . Ví vậy theo tôi giá trị của đề tài này là rèn <br />
luyện cho học sinh cách nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử khách quan, công <br />
bằng. Góp phần vào việc giáo dục cho học sinh về lòng yêu nước, lòng biết <br />
ơn các bậc tiền nhân. Giáo dục phẩm chất công minh, khách quan trong cuộc <br />
sống. Từ đó có ý thức góp phần vào việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của <br />
đất nước hiện nay và trong tương lai<br />
Qua các năm học 2014 2015 ; 2015 2016 tôi đã áp dụng kinh <br />
nghiệm, giải pháp dạy học nói trên cho học sinh lớp 7 trường THCS Lương <br />
Thế Vinh và tiến hành khảo nghiệm bằng cách đưa nội dung: Công lao của <br />
chính quyền Họ Nguyễn vào đề bài kiểm tra Học kỳ II và thấy kết quả đạt <br />
được như sau:<br />
Trích đề bài kiểm tra học kỳ II<br />
Câu 2. (4 điểm) Trình bày những hoạt động của chính quyền Họ Nguyễn <br />
nhằm mở mang lãnh thổ và xác lập chủ quyền biển đảo của nước ta từ thế <br />
kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX. Những hoạt động đó đã để lại bài học gì cho <br />
công cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo hiện nay?<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2016-2017<br />
<br />
NĂM HỌC SỐ HỌC SINH SỐ HS ĐẠT ĐIỂM TỈ LỆ<br />
ĐƯỢC KIỂM TRA TB TRỞ LÊN<br />
( đạt từ 2/4 điểm đối <br />
với câu hỏi trên)<br />
<br />
2013 2014 200 HS 125 HS 62.5%<br />
<br />
2014 2015 200 HS 181 HS 90.5 %<br />
<br />
2015 2016 190 HS 182 HS 96%<br />
<br />
Qua kết quả đã cho thấy nếu thay đổi một phần cách thức dạy học đối <br />
với những vấn đề mà nội dung kiến thức sách giáo khoa còn hạn chế, không <br />
còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay thì việc nhận thức về lịch sử <br />
của học sinh được nâng cao rõ rệt. Vì vậy theo tôi cần áp dụng cách thức dạy <br />
học nói trên để hiệu quả giáo dục của môn lịch sử ngày cáng cao hơn. <br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ <br />
1. Kết luận <br />
Việc giáo viên cung cấp, bổ sung thêm kiến thức ngoài sách giáo khoa <br />
cho học sinh, khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế <br />
kỷ XIX, sẽ giúp cho học sinh biết cách đánh giá công và tội của chính quyền <br />
Họ Nguyễn trong lịch sử sẽ được khách quan hơn,công bằng trung thực hơn. <br />
Tránh được việc đánh giá chung chung, vơ đũa cả nắm đối với chính quyền <br />
Họ Nguyễn như trước đây. Từ đó giúp cho học sinh và mọi người thấy được <br />
những cống hiến to lớn của chính quyền Họ Nguyễn đối với lịch sử dân tộc <br />
là không thể phủ nhận, báng bổ đó là: Các chúa Nguyễn đã có công mở rộng <br />
lãnh thổ về phía Nam và xác lập chủ quyền vững chắc trên vùng đất mới ở <br />
đồng bằng sông Cửu Long, hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. Xây <br />
dựng và củng cố quốc gia thống nhất trên lãnh thổ tương ứng với lãnh thổ <br />
Việt Nam ngày nay bao gồm cả đất liền, hải đảo, các quần đảo Hoàng Sa, <br />
Trường Sa trên Biển Đông. Thời Nguyễn cũng để lại nhiều di sản văn hóa <br />
vật thể và phi vật thể có giá trị đã được UNESCO công nhận là di sản văn <br />
hóa thế giới... Hiểu được những vấn đề đó sẽ giúp cho học sinh và cả chúng <br />
ta có ý thức hơn trong việc bảo vệ chủ quyền tổ quốc ngày nay. <br />
Qua cách thức thực hiện đề tài này cũng có thể mở ra một cách thức <br />
dạy học lịch sử mới đối với những nội dung quan điểm còn hạn chế như <br />
hiện nay. Đề tài cũng có khả năng khơi dậy tính tích cực, sự hứng thú và lòng <br />
ham mê học lịch sử của học sinh. góp phần đa dạng hóa phương pháp dạy <br />
học để làm cho giờ học lịch sử trở nên sinh động, đỡ nhàm chán hơn. Góp <br />
phần nâng cao chất lượng môn lịch sử trong trường phổ thông.<br />
Đề tài được nghiên cứu và áp tại trường THCS Lương Thế Vinh, <br />
huyện Krông Ana, Đắc Lắc và đạt được một số thành công nhất định. Theo <br />
13<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2016-2017<br />
<br />
tôi đề tài này cũng có khả năng áp dụng cho những trường THCS khác có <br />
điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, đặc điểm học sinh tương <br />
tự. Cũng có thể còn có những cách thứckhác trong dạy học để làm cho học <br />
sinh nắm được nội dung nói trên, vì vậy mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung <br />
để việc dạy học lịch sử ngày càng tốt hơn.<br />
2. Kiến nghị<br />
Đối với giáo viên dạy môn lịch sử ở trường THCS cần tích cực tìm tòi <br />
nghiên cứu chỉ ra được những hạn chế của chương trình sách giáo khoa. <br />
Thường xuyên tự bổ sung kiến thức, phương pháp dạy học lịch sử để đáp <br />
ứng yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục hiện đại,<br />
Đối với nhà trường: Cần quan tâm đến môn học lịch sử như: Thường <br />
xuyên bổi sung thiết bị, tài liệu phương tiện dạy học. Quan tâm nâng cao chất <br />
lượng sinh hoạt của tổ chuyên môn, giảm bớt các thủ tục rườm rà khi sinh <br />
hoạt chuyên môn. Khuyến khích các giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng <br />
dạy học.<br />
Đối với nghành giáo dục trong đợt thay đổi sách giáo khoa của môn lịch <br />
sử sắp tới cần chú trọng biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu nhưng trung thực, <br />
khách quan của các sự kiệnlịch sử.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi được đúc kết trong quá <br />
trình dạy học môn lịch sử lớp 7 trong thời gian qua, tôi mạnh dạn nêu lên để <br />
quý đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến với mục đích góp phần nhỏ <br />
kinh nghiệm của mình vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn lịch <br />
sử ở cấp trung học cơ sở . <br />
Chân thành cảm ơn!<br />
Buôn Trấp, ngày 17/3/2017<br />
Tác giả<br />
<br />
<br />
Chu Tự Lệ<br />
<br />
<br />
Nhận xét của Hội đồng sáng kiến<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2016-2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO.<br />
Đại cương lịch sử Việt Nam – Nhà xuất bản giáo dục<br />
Tiến trình lịch sử Việt Nam – Nhà xuất bản giáo dục<br />
Tài liệu chuyên đề: Nhà Nguyễn với việc mở mang lãnh thổ về phía Nam – <br />
Trường Cao đẳng sư phạm Đắc Lắc<br />
Hệ thống các phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THCS – Trịnh Đình <br />
Tùng<br />
Các tài liệu tập huấn: đổi mới phương pháp dạy học lịch sử cấp THCS do <br />
ngành giáo dục tổ chức. Mạng Internet…<br />
Sách giáo khoa lịch sử 7 Nhà xuất bản giáo dục<br />
Sách hướng dẫn học khoa học xã hội lớp 7 mô hình Trường học mới Nhà <br />
xuất bản giáo dục<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2016-2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU: <br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
II. PHẦN NỘI DUNG <br />
1. Cơ sở lý luận<br />
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp <br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp<br />
3.4 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng. <br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ <br />
1. Kết luận: <br />
2. Kiến nghị: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2016-2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA KIỂM TRA HỌC KÌ II<br />
<br />
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH Năm học 2015216<br />
Môn: Lịch sử 7<br />
Họ và tên:……………………….. Thời gian làm bài: 45 phút<br />
Lớp: 7A……<br />
<br />
Điểm Lời phê của giáo viên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Câu 1. (3điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của <br />
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418 1427).<br />
<br />
Câu 2. (4 điểm) Trình bày những hoạt động của chính quyền Họ <br />
Nguyễn nhằm mở mang lãnh thổ và xác lập chủ quyền biển đảo của nước ta <br />
từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX. Những hoạt động đó đã để lại bài học gì <br />
cho công cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo hiện nay?<br />
<br />
Câu 3. (3điểm) Trình bày công lao của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 <br />
đên năm 1789 .<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
<br />
17<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2016-2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />