Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1,<br />
trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN CHUẨN BỊ TÂM THẾ CHO TRẺ 5 <br />
TUỔI VÀO LỚP 1,TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG<br />
<br />
I. Phần mở đầu:<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Trẻ vào lớp 1 là bước ngoặt, từ trường mầm non chuyển lên bậc tiểu học đối với <br />
trẻ nhỏ là một chặng đường mới đầy thú vị nhưng cũng đầy bỡ ngỡ nếu các bé không <br />
được chuẩn bị tâm lý từ sớm, bởi vậy việc chuẩn bị mọi mặt cho một trẻ vào lớp 1 <br />
được coi là hết sức quan trọng.Trong những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế phát <br />
triển, sự quan tâm, đầu tư của một số bậc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp một càng <br />
mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Đó là một biểu hiện thực sự đáng mừng. Tuy nhiên chuẩn <br />
bị những gì cho trẻ, đầu tư như thế nào cho đúng cái trẻ cần khi bước vào lớp 1 lại là <br />
vấn đề đang rất cần trao đổi, định hướng. Thực tế cho thấy, rất nhiều vị phụ huynh vì <br />
quá lo lắng, quá nóng vội nên đã muốn “ sắm sửa” cho trẻ những “ hành trang” chưa cần <br />
thiết, thậm chí rất sai lệch .Trước những vấn đề ấy, nhiều phụ huynh đã chọn giải pháp <br />
là cố gắng trang bị thật nhiều tri thức cho con, để con biết đọc, biết viết trước khi nhập <br />
học nhằm hạn chế việc con không theo kịp các bạn cùng trang lứa, dẫn đến tâm lý sợ <br />
học và mặc cảm. Thực ra, việc làm này tưởng chừng như có lợi nhưng ngược lại . Có <br />
thể kể ra một số sai lầm các bậc phụ huynh thường mắc phải như: Cho trẻ vào lớp 1 <br />
chưa đúng độ tuổi .Có thể nói việc cho trẻ vào lớp 1 khi chưa tròn 6 tuổi là điều hết sức <br />
tai hại. Bởi lẽ khi chưa trò 6 tuổi thì chắc chắn các yếu tố về thể lực, kĩ năng, tâm lí, <br />
ngôn ngữ...chưa đáp ứng với các yêu cầu vận động , sinh hoạt học tập, giao tiếp của học <br />
sinh lớp 1. Trẻ hơn nhau một vài tháng là khác hẳn về khả năng tiếp thu, vốn ngôn ngữ <br />
và khả năng giao tiếp. Chính vì vậy kết quả học tập không cao. Hay dạy trước những bài <br />
trong chương trình, sách giáo khoa lớp 1. Nhiều phụ huynh vì qua nôn nóng, lo lắng đã <br />
bắt con học trước cả mấy tháng hè, kể cả đánh vần, tập viết, kể chuyện....theo sách giáo <br />
khoa lớp 1.Chính vì vậy khi bước vào lớp 1 trẻ sẽ rất nhàm chán, mất hứng thú, chủ <br />
1<br />
̣ : Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường MN Hoa Hồng <br />
Người thực hiên<br />
Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1,<br />
trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
quan không tập trung, ép trẻ học quá sớm vô tình chúng ta làm mất đi sự tập trung chú ý <br />
và hứng thú học tập của trẻ sau này, đồng thời làm giảm đi sự phát triển của bộ <br />
chuẩn trẻ 5 tuổi mà ở lớp Lá trẻ phải hoàn thiện mới vững vàng bước lên lớp 1. Mà họ <br />
không biết rằng, ở lứa tuổi mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo .Thông qua hoạt <br />
động vui chơi trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, thẩm mĩ...qua đó <br />
nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.<br />
<br />
Trẻ mẫu giáo là lứa tuổi khởi đầu làm quen với chữ cái, chữ viết là trẻ học đọc <br />
và nắm vững 29 chữ cái. Cho nên trẻ phải nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái tiếng <br />
việt thông qua tri giác bằng tri giác âm thanh, nhận biết các chữ in hoa, in thường, <br />
viết,viết thường, trẻ biết cách liên hệ các chữ cái với các từ đã học và tìm ra chữ cái có <br />
trong các từ đó, làm quen với cách tách âm, ghép âm thông qua đó cho trẻ làm quen với <br />
các vị trí của các âm trong từ, trẻ biết các kỹ năng ban đầu và tiếp tục đọc, viết, cách <br />
ngồi, cách cầm bút, mở sách…Luyện khả năng chú ý có chủ định, biết tập trung, lắng <br />
nghe, yêu cầu những kỹ năng; nghe, nói (tiếp nhận, viết, biểu lộ), mở rộng vốn hiểu biết <br />
để hình thành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho trẻ đó mới chính là những chuẩn bị quan <br />
trọng nhất cho trẻ vào lớp 1 mà nhiều phụ huynh còn hiểu sai lệch, chưa nắm bắt <br />
được.Thực tế hiện nay trong các trường mầm non nói chung và trường mầm non Hoa <br />
Hồng nói riêng, tôi thấy rằng sự quan tâm đúng mức tới việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào <br />
lớp 1 thực sự chưa đúng với mục tiêu ,đặc điểm phát triển của trẻ. Song hành với công <br />
tác tuyên truyền “ Thực hiện không dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ mẫu giáo” theo <br />
chỉ thị số 2325 ngày 28/6/2013 của Bộ GD&ĐT đến phụ huynh giúp trẻ được học và <br />
chơi theo đúng độ tuổi của trẻ. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp tuyên <br />
truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1, trường mầm non Hoa Hồng”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
<br />
Mục tiêu của đề tài:<br />
<br />
Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi một cách toàn diện về thể chất, tinh thần, kĩ năng xã <br />
hội...để có một tâm thế vững vàng chuẩn bị cho việc học tập ở lớp 1.<br />
<br />
2<br />
̣ : Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường MN Hoa Hồng <br />
Người thực hiên<br />
Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1,<br />
trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
Nhằm giúp phụ huynh nhận thức và góp phần giáo dục toàn diện về giáo dục phát <br />
triển nhận thức, phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội, phát triển thẩm mĩ cho trẻ mầm <br />
non. Làm nền tảng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi bước vào phổ thông.<br />
<br />
Nhiệm vụ của đề tài:<br />
<br />
Cung cấp cho trẻ 5 tuổi các kĩ năng cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.Đồng <br />
thời giúp trẻ hình thành và phát triển một số thói quen, một số năng lực của một học <br />
sinh.<br />
<br />
Sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giúp trẻ có kiến thức phổ <br />
thông để vào lớp 1,yêu cầu các cháu phải làm quen với 29 chữ cái , qua đó nhận biết <br />
,phát âm và viết được 29 chữ cái là một hành trang để trẻ vững vàng bước vào trường <br />
tiểu học.<br />
<br />
Dựa theo đặc điểm tình hình lớp, tâm lý phụ huynh và kinh nghiệm của cá nhân <br />
giáo viên đưa ra các biện pháp tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về việc chuẩn bị cho <br />
trẻ vào lớp 1: như chú ý đến đặc điểm phát triển của trẻ theo các lĩnh vực.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Nghiên cứu một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1, ở Trường <br />
Mầm non Hoa Hồng.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
<br />
Dựa trên khả năng hoạt động trong ngày của trẻ, và trong các hoạt động ngoài <br />
giờ khác.<br />
<br />
Trao đổi, tuyên truyền qua các hoạt động đón trẻ đầu giờ, trả trẻ cuối ngày.Trao <br />
đổi qua sổ bé ngoan của trẻ ở phần thông tin của cô giáo với phụ huynh.<br />
<br />
Thông qua các cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm, cuối năm. Từ đó đưa ra <br />
các biện pháp phù hợp để áp dụng thực hiện có hiệu quả trong công tác tuyên truyền đến <br />
phụ huynh trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.<br />
<br />
<br />
3<br />
̣ : Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường MN Hoa Hồng <br />
Người thực hiên<br />
Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1,<br />
trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
Khuôn khổ nghiên cứu : Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi <br />
vào lớp 1 <br />
<br />
Đối tượng khảo sát : Trẻ 56 tuổi , lớp Lá 1, trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
Thời gian nghiên cứu : Năm học 20162017<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu; Qua đó tôi có thể nắm được một số lý <br />
luận cơ bản về công tác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào học lớp 1.<br />
<br />
b) Nhom ph<br />
́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
<br />
Phương pháp điều tra;<br />
<br />
Tìm hiểu tình hình thực tế, thực trạng công tác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1<br />
<br />
Điều tra về nhận thức của phụ hunh qua việc sử dụng phiếu thăm dò ở cuộc họp <br />
phụ huynh đầu năm học.<br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; Qua việc chăm sóc, giáo dục trẻ <br />
hàng ngày trong các hoạt động để đúc kết kinh nghiệm và đưa ra các phương pháp phù <br />
hợp, và nắm được kiến thức, kỹ năng mà trẻ có được.<br />
<br />
Phương pháp trao đổi, đàm thoại: sử dụng hệ thống câu hỏi.<br />
<br />
+ Tôi đặt câu hỏi đối với phụ huynh trẻ để nắm được nhận thực của họ đối với <br />
việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.<br />
<br />
+ Đặt ra câu hỏi đối với trẻ để tìm hiểu tâm thế, tâm lý của trẻ về việc thay đổi <br />
môi trường học tập.<br />
<br />
c) Phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
Phương pháp lấy ý kiến của phụ huynh sau mỗi lần họp phụ huynh( họp đầu <br />
năm, giữa năm và cuối năm học ). <br />
<br />
4<br />
̣ : Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường MN Hoa Hồng <br />
Người thực hiên<br />
Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1,<br />
trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
II. Phần nội dung:<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là mục tiêu của giáo dục mầm non và là mục đích đầu <br />
tiên ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng đối <br />
với trẻ .Tâm lý sẵn sàn đi học của mỗi trẻ phụ thuộc vào sự chuẩn bị đúng đẵn của <br />
trường mầm non và đặc biệt là quan niệm của các bậc phụ huynh.<br />
<br />
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là chuẩn bị cho trẻ toàn diện về thể lực , nhận thức, <br />
ngôn ngữ, tình cảm xã hội , kĩ năng hoạt động cần thiết trong hoạt động học tập bằng <br />
phương pháp phù hợp với sự phát triển của trẻ, cùng với sự phối hợp thống nhất giữa <br />
gia đình và nhà trường mầm non.<br />
<br />
Theo các công trình nghiên cứu khoa học, trẻ em dưới 6 tuổi cơ tay còn yếu, khi <br />
cầm bút chỉ viết được những nét sổ, nghiêng, cong. Vì thế, trẻ chỉ nên tô theo những nét <br />
có sẵn, tập điều khiển cơ tay để dần dần học viết nét chữ. Khi học viết sớm, cơ tay <br />
yếu, trẻ dễ cầm bút tùy tiện, sai tư thế ngồi viết và cách cầm bút. Ngoài ra, khi phải <br />
ngồi nhiều để tập viết, làm toán, trẻ sẽ căng thẳng, mệt mỏi, cảm thấy bị áp lực. Và <br />
nguy cơ tiềm ẩn nhất là khi đã biết trước các kiến thức của lớp một, vào năm học, bé dễ <br />
chán và có thái độ chủ quan ảnh hưởng đến kết quả học tập.<br />
<br />
Hầu hết các bậc phụ huynh Việt Nam cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc <br />
chuẩn bị cho bé trước khi vào lớp 1, bởi trường tiểu học là một thế giới rất lạ lẫm đối <br />
với bé. Ở đó, bé buộc phải trở nên độc lập hơn so với ở trường mẫu giáo hay ở nhà. <br />
Không chỉ phải “biết ăn biết ngủ” như trước đó, nay bé còn phải “biết học hành”. Áp lực <br />
học tập, tuân thủ kỷ luật ở trường tiểu học có thể khiến nhiều bé có tâm lý sợ đi học, <br />
ngay cả với những bé vốn dạn dĩ trong giao tiếp.<br />
<br />
Nhiều phụ huynh tìm cách giải quyết bài toán này bằng cách cho bé học đọc học <br />
viết sớm. Dù việc đọc thông viết thạo có thể mang lại cho bé một số lợi thế trước mắt <br />
so với bạn cùng trang lứa khi bắt đầu vào lớp 1; nhưng mặt khác nó cũng khiến bé có <br />
tâm lý chủ quan, lơ là, cho rằng mình “biết rồi” nên không chú ý đến bài giảng. Chưa kể <br />
5<br />
̣ : Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường MN Hoa Hồng <br />
Người thực hiên<br />
Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1,<br />
trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
là việc học sớm như vậy có thể khiến tuổi thơ của bé trở nên ngắn lại mà về lâu dài, lợi <br />
thế có được từ điều đó cũng không tồn tại mãi.<br />
<br />
Theo chỉ thị số 2325 ngày 28/6/2013 của Bộ GD& ĐT thực hiện không dạy trước <br />
chương trình lớp một cho trẻ mẫu giáo”.<br />
<br />
Để tiếp tục quán triệt , thực hiện thông tư số 17/2012/TT BGD ĐT ngày <br />
16/5/2012 về việc ban hành cấm dạy thêm , học thêm và chấm dứt việc dạy trước <br />
chương trình lớp 1.<br />
<br />
Tuổi thơ như búp trên cành, nhưng nhu cầu mong con mình được đọc thông viết <br />
thạo ngày càng lớn của phụ huynh ngày càng tăng, chính vì thế đòi hỏi cha mẹ và người <br />
làm giáo dục phải có sự thống nhất về phương pháp và sự hiểu biết đúng đắn để không <br />
“ có lỗi” với Trẻ , để mầm non tương lai được phát triển một cách toàn diện nhất.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. <br />
<br />
Lớp lá 1 đóng tại phân hiệu chính của trường, chính vì vậy mà lớp được sự quan <br />
tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường.<br />
<br />
BGH nhà trường là những đồng chí có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề vì vậy <br />
lớp Tôi thường xuyên được tư vấn, giúp đỡ trong việc tháo gỡ những ý kiến cũng như <br />
thắc mắc của phụ huynh về tất cả mọi mặt đặc biệt là việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ <br />
vào lớp 1 .<br />
<br />
Lơp co đu hai giáo viên/l<br />
́ ́ ̉ ớp va đ<br />
̀ ều đạt trình độ trên chuẩn trở lên và công tác <br />
nhiều năm trong nghề, là giáo viên giỏi các cấp, luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng <br />
động sang tao trong công tac nâng cao chât l<br />
́ ̣ ́ ́ ượng giáo dục.<br />
<br />
Học sinh được chia theo độ tuổi và thực hiện đúng chương trình của từng độ tuổi <br />
theo quy định của Vụ GDMN, nên việc nhận thức, kỹ năng, kỹ xảo về phát triển các mặt <br />
của trẻ trong lớp tương đối đồng đều.<br />
<br />
Nguyên nhân chủ quan:<br />
<br />
<br />
6<br />
̣ : Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường MN Hoa Hồng <br />
Người thực hiên<br />
Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1,<br />
trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
Trong mỗi giai đoạn phát triển trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng. Việc <br />
chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là một sự chuyển biến mang tính nhảy vọt, <br />
có sự biến đổi về chất và lượng. Sự phát triển ở một giai đoạn nhất định vừa là kết quả <br />
của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đoạn tiếp theo. Nếu <br />
trẻ được phát triển tốt ở giai đoạn này cũng chính là sự chuẩn bị tốt cho giai đoạn tiếp <br />
theo.<br />
<br />
Tuy nhiên không phải trẻ em nào cũng dễ dàng thích nghi được và bước ngoặc này <br />
là một sự kiện quan trọng khiến các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục cần phải quan tâm. <br />
Một mặt là để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu trong suốt thời kì mẫu giáo, mặt khác <br />
tích cực chuẩn bị cho trẻ đủ điều kiện để thích nghi với cuộc sống ở trường phổ thông, <br />
với hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập.<br />
<br />
Thế nhưng không phải ai cũng nhận thức vai trò quan trọng của việc chuẩn bị cho <br />
trẻ vào lớp 1 và cũng không phải ai cũng nhận thức được những việc làm cần thiết để <br />
chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1<br />
<br />
Nhiều công trình khoa học đã chứng minh rằng ở trẻ nhỏ nếu luyện tập quá sớm <br />
khi các bộ phận chức năng chưa thành thục sẽ tốn nhiều công sức của người dạy và làm <br />
khổ con trẻ. Nhưng ngược lại, sự luyện tập vào lúc chớm nở sẽ gây được hào hứng và <br />
giúp trẻ tiến bộ nhanh chóng. Luyện tập đúng lúc vừa gây được hứng thú vừa có hiệu <br />
quả cao. <br />
<br />
Nguyên nhân khách quan:<br />
<br />
Tuy nhiên đặc điểm tình hình lớp khá đông: 35 cháu. Đa số các cháu ở xa trường, <br />
phụ huynh đa phần làm nông nghiệp nên công việc bận rộn quanh năm, sự quan tâm đến <br />
con em có nhiều hạn chế, việc chuẩn bị tâm thế cho con còn lệch lạc, hoặc một số phụ <br />
huynh lại thờ ơ ,không quan tâm tới giai đoạn quan trọng này của bé. Cơ sở vật chất còn <br />
nhiều thiếu thốn.<br />
<br />
Bên cạnh đó, chính một số giáo viên tiểu học là phụ huynh của lớp đã yêu cầu quá <br />
cao ở trẻ bước đầu chuẩn bị vào lớp 1, dẫn đến sự hoang mang nơi phụ huynh: “Trong <br />
7<br />
̣ : Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường MN Hoa Hồng <br />
Người thực hiên<br />
Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1,<br />
trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
khi Mầm non không học viết chữ, lên lớp 1 bé phải nghe chép, tính toán...vì thế một số <br />
phụ huynh chọn giải pháp là tìm nơi luyện chữ và học trước chương trình lớp 1 cho con <br />
mình”.<br />
<br />
Qua thống kê trong buổi họp phụ huynh đầu năm, để thăm dò tâm lý phụ huynh <br />
trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và chuẩn bị cho trẻ cho trẻ vào lớp 1, ngay từ buổi <br />
họp phụ huynh đầu năm học tôi đã gửi tới phụ huynh phiếu thăm dò.<br />
<br />
Phiếu phát ra: 35 phiếu/35 phụ huynh, Thu vào 35 phiếu với kết quả :<br />
<br />
+ 25 phiếu mong muốn trẻ phải đọc thông viết thạo ,và biết tính toán trước khi <br />
vào lớp 1 và giáo viên nên viết mẫu vào vở cho trẻ học viết cũng như ghép từ.<br />
<br />
+ 10 phiếu yêu cầu giáo viên giúp trẻ nhận biết và phát âm 29 chữ cái, và hoàn <br />
thành các lĩnh vực phát triển. <br />
<br />
Qua đó cho thấy đa phần phụ huynh đều có mong muốn con mình được học trước <br />
chương trình lớp 1, đó là một vấn đề nan giải, thiết nghĩ cần phải tuyên truyền đến phụ <br />
huynh kịp thời, vì thế tôi quyết định lập kế hoạch đưa ra một số biện pháp giúp phụ <br />
huynh cùng phối kết hợp “chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1”. <br />
<br />
Đa phần phụ huynh chưa nắm được nguyên tắc phù hợp giữ nội dung, phương <br />
pháp dạy học với đặc điểm hình thái chức năng tâm lí ở lứa tuổi này.<br />
<br />
Phụ huynh có nhận định chưa đúng về việc cần chuẩn bị những gì? Chuẩn bị <br />
như thế nào? cho trẻ vào lớp 1.Tâm lí lo sợ trẻ sẽ không theo kịp bạn bè.<br />
<br />
Nhiều phụ huynh thiếu tin tưởng vào nhà trường, cô giáo chủ nhiệm nên vẫn cho <br />
trẻ tham gia các lớp học viết chữ cái , làm toán vào các ngày nghĩ.Mong muốn trẻ biết <br />
trước để khi vào lớp 1 không bị bỡ ngỡ, lạ lẫm.<br />
<br />
Thuận lợi<br />
<br />
Lớp lá 1 đóng tại phân hiệu chính của trường , chính vì vậy mà lớp được sự quan <br />
tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường.<br />
<br />
<br />
8<br />
̣ : Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường MN Hoa Hồng <br />
Người thực hiên<br />
Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1,<br />
trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
BGH nhà trường là những đồng chí có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề vì vậy <br />
lớp Tôi thường xuyên được tư vấn, giúp đỡ trong việc tháo gỡ những ý kiến cũng như <br />
thắc mắc của phụ huynh về tất cả mọi mặt đặc biệt là việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ <br />
vào lớp 1 .<br />
<br />
Lơp co đu hai giáo viên/l<br />
́ ́ ̉ ớp va đ<br />
̀ ều đạt trình độ trên chuẩn trở lên và công tác <br />
nhiều năm trong nghề, là giáo viên giỏi các cấp, luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng <br />
động sang tao trong công tac nâng cao chât l<br />
́ ̣ ́ ́ ượng giáo dục.<br />
<br />
Học sinh được chia theo độ tuổi và thực hiện đúng chương trình của từng độ tuổi <br />
theo quy định của Vụ GDMN, nên việc nhận thức, kỹ năng, kỹ xảo về phát triển các mặt <br />
của trẻ trong lớp tương đối đồng đều.<br />
<br />
Khó khăn<br />
<br />
Trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như tuyên truyền cho các bậc phụ <br />
huynh bản thân tôi còn gặp nhiều khó khăn: <br />
<br />
Khả năng thuyết trình để thuyết phục các bậc phụ huynh còn hạn chế<br />
<br />
Nhiều phụ huynh trình độ nhận thức còn hạn chế,ít quan tâm đến con em mình, <br />
hoặc có phụ huynh thì quan tâm quá mức dẫn đến nhận thức sai lệch trong việc chuẩn bị <br />
tâm thế cho trẻ vào lớp 1.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp. <br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp.<br />
<br />
Hiện nay nhiều phụ huynh cứ quan niệm sai lầm v ề vi ệc chu ẩn b ị cho tr ẻ h ọc <br />
lớp 1 không chỉ ở các Thành phố , thị xã, những vùng kinh tế phát triển mà ở vùng sâu, <br />
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Nhiều gia đình cho rằng để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo <br />
cần dạy trước cho trẻ chương trình lớp 1 mà cụ thể là học đọc, viết, làm toán.Vì vậy họ <br />
đã nôn nóng cho con đi học chữ , học tính, kèm cặp con học chữ tại nhà ,hoặc yêu cầu cô <br />
mẫu giáo dạy chữ cho con họ với những mong muốn con mình sẽ đọc thông viết <br />
được,bất chấp nguyên tắc đòi hỏi sự phù hợp giữa nội dung phương pháp dạy học với <br />
<br />
9<br />
̣ : Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường MN Hoa Hồng <br />
Người thực hiên<br />
Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1,<br />
trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
đặc điểm hình thái chức năng tâm lý ở lứa tuổi này.Thực trạng trên đã gây không ít khó <br />
khăn trong việc tuyên truyền giáo dục mầm non . Nếu không dạy học, dạy viết ở lớp <br />
mẫu giáo 5 tuổi thì phụ huynh không hài lòng , một số phụ huynh còn đưa con đến học ở <br />
các lớp tư thục. Áp lực từ phía phụ huynh đã khiến một số cơ sở tư thục chấp nhận để <br />
giáo viên mầm non làm thay công việc của giáo viên tiểu học mặc dù không được đào <br />
tạo một cách bài bản về dạy chương trình tiểu học. Mặt khác không ít phụ huynh phó <br />
mặt con em họ cho cơ sở giáo dục mầm non, do vậy không tạo được sự thống nhất trong <br />
công tác chăm sóc giáo dục trẻ dẫn đến hiệu quả của công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 <br />
không cao,và đôi lúc bị sai lệch.<br />
<br />
Phụ huynh nắm bắt và biết trẻ được tham gia và học những gì thông qua những <br />
hoạt động ở trường, kết hợp cùng nhà trường và cô giáo chủ nhiệm có những biện pháp <br />
thiết thực, hữu ích trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1một cách tự nhiên, nhẹ <br />
nhàng, không mang tính áp đặt, kìm hãm sự phát triển của trẻ.<br />
<br />
Giúp phụ huynh nhận thức đúng về sự phát triển của trẻ 5 tuổi để thống nhất , <br />
phối hợp trong chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục giữa gia đình ,nhà trường, và xã hội. <br />
Xác định rõ mục đích là tìm ra những biện pháp hiệu quả, có tính thuyết phục cao để <br />
tuyên truyền phụ huynh trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 của lớp lá 1, <br />
trường mầm non Hoa Hồng theo chương trình mầm non mới hiện nay.<br />
<br />
Giáo viên giúp phụ huynh hiểu được đặc điểm tâm, sinh lí của từng lứa tuổi. Kết <br />
hợp với nhà trường và cô giáo chủ nhiệm để có những biện pháp tốt phát triển toàn diện <br />
cho trẻ để chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1. Không có suy nghĩ sai lệch, ép buộc trẻ phải <br />
học trước chương trình lớp 1, gây cho trẻ áp lực, kìm hãm về tâm lí .<br />
<br />
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
<br />
* Biện pháp 1: Chuẩn bị cho trẻ về các mặt phát triển theo chương trình <br />
giáo dục Mầm non.<br />
<br />
* Chuẩn bị về mặt thể chất:<br />
<br />
<br />
10<br />
̣ : Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường MN Hoa Hồng <br />
Người thực hiên<br />
Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1,<br />
trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
Điều kiện vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của người học<br />
sinh là thể lực. Thể lực phát triển tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những tư chất,<br />
những yếu tố sinh học với tư cách là tiền đề vật chất của sự phát triển nhân cách có<br />
cơ hội phát huy tác dụng. Trẻ có thể lực tốt, khỏe mạnh, tăng cân đều. da dẻ hồng<br />
hào… tất cả các yếu tố này giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và<br />
vui chơi đạt kết quả tốt nhất.Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự <br />
chuẩn bị về lượng phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị về <br />
chất cụ thể là năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của <br />
thần kinh,cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tinh nhạy của các giác quan…Để có được các <br />
phẩm chất đó, cô giáo cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập…cho <br />
trẻ một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian cũng như phù hợp với đặc điểm phát <br />
triển riêng của từng trẻ.<br />
<br />
Giáo viên thực hiện đúng chế độ sinh hoạt trong một ngày từ đón trẻ đến trả<br />
trẻ: Thường xuyên tổ chức cho trẻ tập thể dục buổi sáng, tập đúng, đủ các động tác.<br />
Cho trẻ hoạt động ngoài trời: giáo viên cần tổ chức một cách khoa học nội dung bám sát <br />
theo từng chủ đề, cho trẻ chơi các trò chơi vận động thay đổi phù hợp độ tuổi, phù hợp <br />
chủ đề đang thực hiện. Tổ chức tốt các hoạt động chơi và hoạt động học, cho trẻ ngủ <br />
đúng giờ, ngủ sâu và đủ giấc. Quan tâm đến những trẻ khó ngủ, hay nói chuyện trong <br />
giờ ngủ…<br />
<br />
Ví dụ: Lớp tôi có cháu Minh, cháu Lâm rất khó ngủ, ở nhà phụ huynh bảo 3<br />
cháu không bao giờ ngủ trưa đã là thói quen của cháu rồi. Đến lớp giờ ngủ cháu<br />
hay trằn trọc, lăn qua lăn lại không ngủ, tôi luôn quan tâm, đến gần nằm cạnh<br />
trẻ vỗ về xoa mông cháu như vậy cháu sẽ ngủ ngay, làm vài ngày như vậy trẻ sẽ có thói <br />
quen ngủ trưa rất tốt, phụ huynh rất hài lòng.Khuyến khích, động viên trẻ tự xúc ăn, ăn <br />
hết xuất, ăn không quá lâu. Những trẻ ăn quá chậm tôi có biện pháp động viên trẻ như: <br />
tuyên dương vào cuối ngày nếu ngày đó trẻ ăn có nhanh hơn một chút, hoặc con ăn nhanh <br />
chiều cô cho cắm cờ, hoa bé ngoan. Mọi lúc mọi nơi tôi đều khuyến khích trẻ: con ăn <br />
nhiều sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, thông minh học giỏi. Đặc biệt chú ý tư thế ngồi học <br />
11<br />
̣ : Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường MN Hoa Hồng <br />
Người thực hiên<br />
Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1,<br />
trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
của trẻ. Cần chú ý quan tâm đến những cháu ít vận động, chưa tham gia tích cực vào <br />
hoạt động. <br />
<br />
Ví dụ: Lớp tôi đầu năm có một số cháu: Đạt, Kim Anh giờ học, giờ chơi đều<br />
rất thụ động, ngồi yên một chỗ, bạn rủ cũng không chơi. Tôi thấy vậy liền rủ 3<br />
cháu cùng chơi với cô, hướng dẫn trẻ chơi, khuyến khích động viên từng trẻ, rồi<br />
rủ vài cháu khác cùng vào chơi. Sau vài lần như vậy cảm thấy cháu rất thích<br />
chơi, vui vẻ, tích cực, tính thụ động của trẻ đã biến mất từ lúc nào không biết.<br />
Tôi thấy rằng: Làm được tất cả các điều trên là ta đã chuẩn bị cho trẻ tốt về mặt<br />
thể lực. Trẻ được vận động hợp lý, ăn ngủ tốt sẽ có một thể lực tốt, trẻ khỏe<br />
mạnh, tăng cân đều, vận động tốt, ít ốm đau sẽ hạn chế được các bệnh truyền<br />
<br />
Tăng cường tính tự lập trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân<br />
<br />
Luyện tập thường xuyên khả năng vận động thô: Chạy sức bền, trèo leo <br />
xuống thang, đi trên ghế băng đầu đội túi cát…<br />
<br />
Phát triển vận động tinh, sự khéo léo của đôi bàn tay, các giác quan, tự xỏ <br />
quai giày, tự cài nút áo, tự xếp quần áo sau khi thay đồ.Các thói quen này rất có ích <br />
cho trẻ hình thành tính độc lập, không phụ thuộc ỷ lại vào người khác.<br />
<br />
Trẻ được cô phân công, công việc trực nhật : Xếp bát, thìa, bê đồ ăn phụ <br />
cô, thông qua hành động này trẻ còn học được một số quy luật trong phép đếm. <br />
<br />
VD : Có 10 bạn thì xếp 10 cái thìa…<br />
<br />
Cho trẻ chơi một số trò chơi đòi hỏi sự khéo léo, sáng tạo trong giờ vui chơi <br />
ngoài trời hay giờ tạo hình.<br />
<br />
* Chuẩn bị về mặt trí tuệ <br />
<br />
Như chúng ta đều biết, để làm tiền đề cho trẻ mẫu giáo lớn bước vào lớp một<br />
một cách tốt nhất không thể không chuẩn bị tốt cho trẻ về tri thức. Bởi tri thức là<br />
vô cùng quan trọng và cần thiết cho trẻ. Trẻ có một trí tuệ tốt, trẻ thông minh<br />
12<br />
̣ : Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường MN Hoa Hồng <br />
Người thực hiên<br />
Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1,<br />
trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
nhanh trí, nắm bắt được những kiến thức do cô giáo truyền đạt ở lứa tuổi mẫu giáo<br />
sẽ rất thuận lợi cho trẻ bước vào lớp 1. Để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ta phải đáp<br />
ứng được nhu cầu nhận thức của trẻ ở lứa tuổi này. Điều này được thực hiện thông<br />
qua các hoạt động học và hoạt động chơi ở trẻ. <br />
<br />
Thông qua hoạt động khám phá khoa học dạy trẻ biết các bộ phận của cơ thể<br />
người, tìm hiểu về động vật thực vật, một số hiện tượng tự nhiên. Khám phá về xã<br />
hội: tìm hiểu về bản thân, gia đình, họ hàng cộng đồng, tìm hiểu về trường lớp<br />
mầm non, tiểu học, một số nghề phổ biến trong xã hội, các danh lam thắng cảnh và<br />
các ngày hội, ngày lễ…Các kiến thức đó được trải dài trong 10 chủ đề trong năm.<br />
Rèn luyện các thao tác trí tuệ, kích thích những hứng thú đối với hoạt động trí<br />
óc như ham hiểu biết, kích thích khám phá những điều mới lạ…gợi mở, khuyến khích <br />
trẻ quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh. Biết phát hiện, so sánh các đặc điểm riêng <br />
biệt của các sự vật hiện tượng (các con vật, cỏ cây, hoa lá, hiện tượng thời tiết…) biết <br />
phán đoán, suy luận qua nhiều câu đố, trò chơi, chuyện kể…giúp trẻ hiểu biết thêm thế <br />
giới xung quanh. Rèn luyện sự tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định, linh hoạt trong việc <br />
sử dụng các thao tác trí tuệ, kích thích trẻ năng động, sáng tạo, ham tìm tòi khám phá.Khả <br />
năng định hướng trong không gian và thời gian cũng là một biểu hiện của sự phát triển trí <br />
tuệ. Việc xác định được vị trí không gian, thời gian của các sự vật 4 hiện tượng: mình <br />
đang ở đâu, vật ở trên dưới, trước sau, phải trái …mình đang ở thời điểm nào của thời <br />
gian: sáng, trưa, chiều, tối bây giờ là mùa đông hay mùa thu, mùa xuân hay mùa hè…Biết <br />
ước tính quá khứ, hiện tại và tương lai tức là biết được “bây giờ”, “lát nữa”, “hôm qua”, <br />
“ngày mai” “năm ngoái”, “năm nay” “sang năm”…dạy trẻ nhận biết đếm thành thạo đến <br />
10, biết so sánh, thêm bớt tạo nhóm có số lượng 10,phân chia 10 đối tượng thành 2 nhóm <br />
và biết kết quả các nhóm. Nhận biết các chữ số 110 và các số liền trước, liền sau, cung <br />
cấp cho trẻ biết số chẵn, số lẻ… được thể hiện trong hoạt động làm quen với toán. <br />
Nhận biết và phát âm thành thạo 29 chữ cái, nhận biết các chữ cái có trong từ, cụm từ, <br />
nhận biết các chữ cái thông qua trò chơi… thông qua hoạt động làm quen với chữ cái. <br />
Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện dành cho lứa tuổi. biết đánh giá các nhân vật <br />
<br />
13<br />
̣ : Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường MN Hoa Hồng <br />
Người thực hiên<br />
Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1,<br />
trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
trong chuyện… thông qua hoạt động làm quen văn học. Đó là điều kiện cần thiết để trẻ <br />
tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tập cũng như tham gia vào các hoạt động khác ở <br />
trường phổ thông.Môi trường trang trí cũng rất quan trọng, góp phần giúp trẻ phát triển <br />
trí tuệ thông qua hoạt động chơi, học cùng cô, bạn.<br />
<br />
Ở lớp tôi có trang trí góc “Bé vui học toán” ở đó những đồ vật, con vật theo chủ <br />
đề, có số lượng thay đổi theo chương trình trẻ đang học. đặc biệt ở góc này tôi và trẻ <br />
cùng thực hiện, giống như trẻ đang chơi mà lại học. Hoạt động này trẻ vô cùng thích và <br />
đây là một góc mở của lớp tôi. <br />
<br />
Ví dụ: Tuần này trẻ học làm quen với toán đề tài: “Một tuần của bé” sau giờ học <br />
tôi cùng trẻ thực hiện góc này: cùng trẻ gắn thứ tự các ngày trong tuần : Thứ hai thứ <br />
ba…chủ nhật. Hoặc tuần này cháu học “Bé đếm đến 9”, lớp đang thực hiện chủ đề <br />
“Động vật” tôi cùng các cháu thực hiện: Cùng dán con vật có số lượng 8, và cùng tìm <br />
chữ số tương ứng.Tôi luôn tổ chức chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ đúng thời gian <br />
biểu, không bao giờ cắt xắn. Tổ chức các hoạt động một cách khoa học, có hiệu quả, <br />
thường xuyên sử dụng câu hỏi mở để phát triển tư duy cho trẻ.<br />
<br />
Ví dụ: Giờ học làm quen văn học: Câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn”<br />
Ngoài câu hỏi đàm thoại theo nội dung câu chuyện tôi còn hỏi thêm:<br />
<br />
+Nếu cháu là Thỏ em cháu sẽ làm gì khi gặp Sóc và Nhím ?.<br />
<br />
+Qua câu chuyện cháu học được gì ở Thỏ anh ?....Hoặc giờ học: Khám phá<br />
<br />
khoa học: “Nước đối với đời sống con người” Tôi hỏi thêm:<br />
<br />
+Con làm gì để bảo vệ nguồn nước ?<br />
<br />
Tận dụng mọi cơ hội để kích thích hứng thú của trẻ đối với hoạt động trí <br />
óc: tự giải quyết một số tình huống xảy ra hàng ngày,có sự hiểu biết cơ bản về <br />
bản thân, gia đình, xã hộ , biểu tượng về thời gian, không gian, một số kĩ năng cơ <br />
bản về toán học.<br />
<br />
Ví dụ; Bảng thời tiết, lịch<br />
14<br />
̣ : Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường MN Hoa Hồng <br />
Người thực hiên<br />
Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1,<br />
trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
Trò chơi lập kế hoạch đi du lịch, chơi trốn tìm<br />
<br />
Phát triển tư duy thông qua kể chuyện, đàm thoại, đặt câu hỏi về nội <br />
dung,suy luận, phán đoán thông qua câu đố , trò chơi.<br />
<br />
Dạy trẻ biết viết tên mình một cách tự nhiên không gò ép, điểm danh bằng <br />
bảng tên, nhận ra tên mình trên bài tập cá nhân.<br />
<br />
Cho trẻ làm quen chữ cái thông qua một số trò chơi<br />
<br />
+ Tìm từ phụ hợp với hình<br />
<br />
+ Tìm chữ đã học thông qua bài thơ<br />
<br />
VD: Tìm chữ cái “uư” trong bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề”<br />
<br />
+ Luyện phát âm thông qua thơ, đồng dao<br />
<br />
+ Trò chơi sao chép chữ<br />
<br />
Cho trẻ làm quen nhiều kiểu chữ: Chữ in thường, viết thường, in hoa ,viết <br />
hoa.<br />
<br />
Trong giờ học tôi cho trẻ làm quen một số thuật ngữ toán học như : “ <br />
Nhiều hơn, ít hơn” ,những con số.<br />
<br />
+ Giờ làm quen văn học: Tôi đọc truyện ,kể cho trẻ nghe và cho trẻ xem hình <br />
ảnh, kể lại truyện theo ghi nhớ và tưởng tượng.<br />
<br />
* Chuẩn bị về mặt tình cảm xã hội:<br />
<br />
Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ, ứng xử với mọi người xung quanh, lễ phép,<br />
kính trọng người lớn, đoàn kết thân ái với bạn bè, thông cảm thương xót những<br />
người bất hạnh. Biết được vị trí của mình trong gia đình và trong xã hội (là con ai,<br />
cháu ai, em hay anh chị của ai, là học sinh lớp nào…) và cách ứng xử phù hợp với<br />
vai trò của mình. Giáo dục hành vi và qui tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia<br />
đình, trường lớp, cộng đồng gần gũi…giáo dục trẻ biết quan tâm bảo vệ môi<br />
15<br />
̣ : Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường MN Hoa Hồng <br />
Người thực hiên<br />
Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1,<br />
trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
trường. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện<br />
tượng xung quanh…. Là sự chuẩn bị rất cần thiết để giúp trẻ thích nghi tốt với môi<br />
trường học tập mới. Thông qua các hoạt động mang tính tập thể, trẻ làm quen dần<br />
với sinh hoạt trong nhóm bạn bè, qua đó làm nảy nở trẻ những động cơ xã hội tốt<br />
đẹp, hào hứng được đi học, được trở thành một người học sinh. Được trải nghiệm<br />
những câu chuyện kể, các trò chơi, sử dụng những đồ dùng học tập của lớp một,<br />
tham quan trường tiểu học..(chủ điểm trường tiểu học) giúp trẻ có những biểu<br />
tượng chính xác về trường phổ thông về các mối quan hệ giữa bạn bè, thầy cô giáo<br />
…Từ đó kích thích được sự háo hức đến trường học tập của trẻ Hình thành những<br />
thói quen vệ sinh cá nhân, tính tự lập và khả năng tự phục vụ trong các công việc<br />
sinh hoạt hàng ngày vừa sức cũng là một khía cạnh quan trọng cho trẻ trước khi<br />
bước vào trường phổ thông.<br />
<br />
Ví dụ: Tập trẻ có thói quen lao động tự phục vụ như: Tự rửa mặt, chải răng hàng <br />
ngày, tự xếp bàn ghế giờ ăn, giờ học, nhặt rác trên sân trường, từ bê giường<br />
ngủ…Khuyến khích trẻ làm những việc nhỏ giúp đỡ cô giáo như: Sắp xếp kệ đồ<br />
chơi, quét lớp…Ở lớp tôi có trang trí góc lễ giáo, ở đó có những hình ảnh đẹp mang tính <br />
giáo dục cao như: Bé mời nước cho ông, bà, bé giúp đỡ ba mẹ, cụ già, biết vòng tay chào <br />
khách đến nhà, biết nhận quà bằng hai tay…thông qua góc đó giáo dục trẻ biết kính <br />
trọng, lễ phép với người lớn, giúp đỡ cụ già, em nhỏ, mọi người xung quanh…<br />
<br />
Ví dụ: Vào buổi chiều tôi cùng trẻ về góc lễ giáo. Tôi hỏi trẻ qua hình ảnh:<br />
<br />
+ Hình ảnh gì ? Con có nhận xét gì về hình ảnh này ?<br />
<br />
+ Con đã làm được điều đó chưa?.<br />
<br />
+ Con kể những việc tốt mà con đã làm ?.<br />
<br />
Những hình ảnh tôi luôn thay đổi thường xuyên, hình ảnh đẹp mắt có sức hấp <br />
dẫn, phù hợp độ tuổi đặc biệt phải có tính giáo dục cao.Giáo dục tình cảm xã hội được <br />
tích hợp vào trong tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ, trong cả hoạt động học và <br />
chơi phù hợp chủ đề, đề tài đang thực hiện một cách phong phú, hiệu quả. Để chuẩn bị <br />
16<br />
̣ : Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường MN Hoa Hồng <br />
Người thực hiên<br />
Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1,<br />
trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
tốt cho trẻ về mặt tình cảm xã hội nghe thì như dễ mà mà lại rất khó vì độ tuổi của trẻ <br />
chưa có thể nhận thức được vấn đề. Chính vì vậy giáo dục cho trẻ thông qua hoạt động <br />
góc, mọi lúc, mọi nơi, qua các giờ nêu gương…nhưng phải thường xuyên để hình thành <br />
kỹ năng, thói quen cho trẻ.<br />
<br />
Thông qua hình thức tham quan, dã ngoại trẻ hiểu được và chấp hành <br />
những nội quy, quy định chung của nơi trẻ đến.<br />
<br />
Giáo dục trẻ tạo dựng mối quan hệ tốt với bạn bè và người lớn xung <br />
quanh: cô giáo, người thân( ông, bà, cha, mẹ, cô ,dì, chú bác…).Thông qua các ngày <br />
lễ hội Tôi cho trẻ làm các tấm thiệp và ghi lời chúc mừng.<br />
<br />
Thông qua tranh ảnh, thơ truyện: đặt câu hỏi kích thích trẻ biểu lộ cảm <br />
xúc, suy nghĩ của mình thông qua trò chơi phân vai.VD : trò chơi gia đình<br />
<br />
Tổ chức trò chơi vận động, trò dân gian giúp trẻ tự tin và sáng tạo<br />
<br />
* Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ:<br />
<br />
Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ<br />
và giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở trường phổ thông. Hình thành và<br />
phát triển những kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng. Đó là nền<br />
tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới. thông qua các<br />
hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, qua các buổi tham quan, dạo chơi…cần<br />
khuyến khích trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo, mở rộng vốn từ về thế<br />
giới xung quanh. Tập cho trẻ biết diễn đạt những gì mình muốn nói một cách rõ<br />
ràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp. Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt<br />
thì đồng thời các quá trình tâm lý như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác… của<br />
trẻ cũng phát triển tốt.<br />
<br />
Bên cạnh đó chuẩn bị cho việc đọc, viết: như cho trẻ tiếp xúc với chữ viết trong <br />
môi trường xung quanh, nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô chữ cái, từ,xem và nghe <br />
đọc các loại sách. Cho trẻ làm quen với cách đọc, hướng đọc, từ phảisang trái, từ dòng <br />
17<br />
̣ : Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trường MN Hoa Hồng <br />
Người thực hiên<br />
Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1,<br />
trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
trên xuống dòng dưới, đọc truyện qua các tranh vẽ, đọc phải diễn cảm, các tranh vẽ phải <br />
đẹp và to, chữ viết rõ ràng.Dạy trẻ làm quen chữ cái thông qua giờ học: Làm quen chữ <br />
cái, tôi tổ chức giờ học không những đúng phương pháp mà còn phải phong phú qua các <br />
giờ học làm quen, trò chơi với chữ cái… giúp trẻ nhận biết được 29 chữ cái trong bảng <br />
chữ cái tiếng việt, nhận biết các chữ cái có trong từ, cụm từ. Cho trẻ làm quen với các <br />
kiểu chữ in thường, viết thường, in hoa viết hoa để làm tiền đề cho việc bước vào lớp <br />
một.Không những