intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

256
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài áp dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 ở đơn vị mình và đã áp dụng thành công trong công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 tham gia cấp tỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9

  1. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Thế  kỉ  XXI, đất nước ta có bước phát triển mạnh mẽ  về  mọi mặt  đòi  hỏi mỗi người cần phải năng động, sáng tạo, có tay nghề cao, sẵn sàng thích   ứng với những biến đổi diễn ra hàng ngày. Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số  29­ NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ (VIII)  ­ khóa XI về  đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu  công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã  hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Điều đó đặt ra một yêu cầu cấp thiết đối  với sự nghiệp giáo dục là phải đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài phục vụ  đất nước. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi,  ươm trồng những hạt giống nhân tài cho   quê hương, đất nước là một nhiệm vụ  rất quan trọng và cần thiết vì những  người tài bao giờ  cũng là nhân tố  quan trọng để  thúc đẩy xã hội phát triển.  Đặc biệt đối cấp học THCS, bồi dưỡng học sinh giỏi được xem là mũi nhọn  của mỗi trường nói riêng của ngành giáo dục nói chung. Kết quả  học sinh   giỏi là thước đo năng lực của mỗi nhà giáo và cũng là thương hiệu cho mỗi   nhà trường.  Trong những năm gần đây, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch  sử  9 đạt được thành tích đáng kể. Tuy nhiên chất lượng của học sinh giỏi   chưa ổn định chưa đáp ứng kì vọng của nhà trường, của ngành giáo dục đề ra.  Điều đó, xuất phát từ  nhiều nguyên nhân khác nhau như  xã hội có những  nhận thức chưa đầy đủ  về  vị  trí chức năng của bộ  môn Lịch sử, nhiều phụ  huynh cho đây là môn học phụ  không mang lại tương lai cho con em mình  không muốn cho con em tham gia. Vì thế, tình trạng học sinh chưa nắm được  những sự kiện lịch sử cơ bản hay nhớ sai hoặc nhầm lẫn kiến thức lịch s ử là   hiện tượng khá phổ biến. 1
  2. Bản thân là một giáo viên trực tiếp bồi dưỡng trong những năm đầu  tham gia chất lượng còn thấp tâm lý của phụ huynh không muốn cho con em   mình tham gia đội tuyển tuy nhiên trong quá trình giảng dạy giáo viên đã chủ  động trong việc nắm bắt kiến thức và đối tượng học sinh làm tốt công tác tư  tưởng và đưa ra biện pháp phù hợp do vậy đã làm thay đổi nhận thức của phụ  huynh và học sinh chất lượng đội tuyển không ngừng được nâng cao. Từ thực   tế  đó bản thân mạnh dạn đưa ra  sáng kiến  “Một số  biện pháp nâng cao  chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9” Đã có một số  nghiên cứu liên quan đến đề  tài như  thầy giáo Đinh Văn  Đồng trường THCS Hương Hóa ­ Tuyên Hóa ­ Quảng Bình với đề  tài: “Giải   pháp bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử  dự  thi cấp tỉnh đạt hiệu   quả", hay đề tài “Một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử”   của thầy Nguyễn Văn Sáng trường THCS Bình Hàng Tây. Tuy nhiên các thầy  cô giáo chỉ tập trung  ở những giải pháp mang tính lý thuyết và bao trùm toàn  bộ  chương trình bồi dưỡng môn Lịch sử  ở  cấp THCS. Còn những biện pháp  của tôi đã qua thực tiễn áp dụng và có hiệu quả thiết thực từ năm học 2012 ­   2013 đến nay.  1.2. Điểm mới của đề tài Với đề  tài này đã có nhiều giáo viên nghiên cứu và thực nghiệm nhưng  trong quá trình giảng dạy bản thân tôi phát hiện ra nhiều điểm mới có thể  vận dụng tối ưu trong công tác bồi dưỡng đó là: ­ Cách kiểm soát kiến thức của học sinh thông qua từng chuyên đề  và  qua các bài kiểm tra.  ­ Cách hướng dẫn học sinh nhận dạng đề ra, cách làm bài của học sinh. 1.3. Pham vi ap dung cua đê tai ̣ ́ ̣ ̉ ̀ ̀ Đề  tài áp dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử  9 ở  đơn vị mình và đã áp dụng thành công trong công tác bồi dưỡng đội tuyển học  sinh giỏi lớp 9 tham gia cấp tỉnh. 2
  3. II. PHẦN NỘI DUNG 2.1.Thực trạng của vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết 2.1.1. Về phía giáo viên: Phần lớn giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi   dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử. Những người được phân công giảng dạy  tâm huyết với công tác bồi dưỡng, có năng lực chuyên môn vững vàng, biết áp  dụng các phương pháp đặc trưng bộ  môn và  ứng dụng công nghệ  thông tin   vào quá trình dạy học góp phần nâng cao chất lượng đôi tuyên. ̣ ̉ Song phương pháp ôn tập bồi dưỡng còn đơn điệu chủ  yếu dạy kiến   thức ở sách giáo khoa kết hợp với sach giao viên các tài li ́ ́ ệu tự sưu tầm được  và kinh nghiệm của bản thân. Tuy nhiên khả  năng kết hợp đa dạng các ph ­ ương pháp trong ôn tập bồi dưỡng chưa linh hoạt, tính sáng tạo chưa cao. Bên cạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên còn phải bảo đảm  chất lượng đại trà, thậm chí còn làm công tác kiêm nhiệm khác, khối lượng   công việc nhiều do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng   có phần bị hạn chế. 2.1.2. Về phía học sinh: Trước đây học sinh quan niệm môn Lịch sử  chỉ  là môn học thuộc lòng,  không cần phải tư  duy, không có bài tập, không cần đọc thêm tài liệu tham  3
  4. khảo. Vì vậy học sinh chỉ  học một cách hời hợt theo nội dung vở  ghi, ít và  thiếu phần mở  rộng, liên hệ. Kết quả  là khi kiểm tra, học sinh không nắm   được các kiến thức, sự kiện, thời gian, câu hỏi mở rộng, nâng cao không giải  quyết được. Học sinh chưa được đầu tư  từ  lớp đầu cấp, chỉ  bắt đầu tuyển chọn từ  năm lớp 8. Lên lớp 9 là năm cuối cấp nên các em phải học rất nhiều môn.  Trong khi đó, thời gian học môn bồi dưỡng của học sinh chưa nhiều do các   em còn phải học các môn chính khóa và dành thời gian nhiều cho các môn học  khác. Học sinh chưa thực sự yêu thích môn học, phần lớn các em đều cho rằng  học Lịch sử rất khó, khô khan, trừu tượng, quá nhiều sự  kiện cần ghi nhớ…   Hơn nữa chương trình Lịch sử 9 quá rộng, quá dai, đ ̀ ộ  nhớ  của các em không  được lâu. Do đó, học sinh cảm thấy nhàm chán khi học lịch sử, nhận biết sự  kiện không sâu sắc nhầm lẫn giữa sự kiện này với sự kiện kia. Chính vì vậy   chất lượng đội tuyển chưa ổn định. 2.1.3 Nguyên nhân của thực trạng Qua trao đổi với các đồng nghiệp và thực tế  giảng dạy, chúng tôi nhận   thấy một số nguyên nhân sau: Một là chương trình chính khóa quá nhiều môn, thêm vào đó các em lại   tham bồi dưỡng học sinh giỏi nên rất hạn chế về thời gian tự học, tự nghiên   cứu. Hai là tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi có khá nhiều, tuy nhiên các tài  liệu đó đơn thuần chỉ  chứa đựng nội dung kiến thức thuần tuý, chưa có tài  liệu đề  cập đến kinh nghiệm, cách thức, phương pháp, các kĩ năng làm bài  lịch sử  một cách cụ  thể  để  giúp giáo viên dễ  dàng tiếp cận. Do đó công tác   bồi dưỡng học sinh giỏi thường gặp khó khăn, kết quả chưa ổn định. Ba là thực tế  hiện nay, môn Lịch sử  ít được học sinh, phụ  huynh chú   trọng đầu tư và cho rằng đây là môn học phụ khó xác định nghề nghiệp trong  4
  5. tương lai. Do đó việc hình thành đội tuyển học sinh có năng khiếu học tập bộ  môn rất khó khăn. Đa số học sinh lựa chọn, tham gia bồi dưỡng các môn học  khác đội tuyển Sử phải chọn sau điều đó ảnh hưởng không nhỏ công tác bồi  dưỡng và chất lượng của đội tuyển. Mặt khác, học sinh chưa bắt kịp với sự  đổi mới phương pháp dạy học  theo hướng phát triển năng lực, chưa chủ động và linh hoạt trong bồi dưỡng. * Kết quả  cụ  thể  số  học sinh bồi dưỡng HSG Sử 9 qua các năm trước  khi áp dụng đề tài như sau: Tỷ lệ học sinh không  Tỷ lệ học  Tỷ lệ học sinh  Năm học biết vận dụng kiến  sinh hứng thú không hứng thú thức 2011­2012 20% 80% 70% Số học sinh đạt  Số học sinh đạt giải Điểm TB Năm học giải cấp huyện môn Sử cấp tỉnh 2011­2012 5 3 5,1 2.2. Các biện pháp thực hiện 2.2.1. Biện pháp 1: Dạy học sinh nắm kiến thức cơ bản Phân phối chương trình và yêu cầu kiến thức trong chương trình Lịch sử  9 ở trường THCS chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, bài giảng trong SGK đều   nhằm mục đích cung cấp kiến thức cơ  bản về  tiến trình lịch sử  thế  giới và   Việt Nam theo diện rộng, chưa đi vào chiều sâu. Đối với học sinh giỏi yêu  cầu phải hiểu biết sâu sắc và toàn diện. Các em phải nắm chắc bản chất các  sự kiện, hiện tượng lịch sử, các vấn đề lịch sử,… để có đủ tự tin, có sự sáng   tạo khi giải quyết bất kì đề thi nào. Trong chương trình bồi dưỡng, bản thân tôi kết hợp dạy kĩ hệ  thống  kiến thức cơ bản theo sách giáo khoa kết hợp chuẩn kiến thức kĩ năng bằng  5
  6. việc lựa chọn những sự kiện, những vấn đề lịch sử trọng tâm dạy cho các em  rồi tiến hành mở rộng kiến thức bằng các chuyên đề nâng cao.  Các chuyên đề  trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 9 đi  sâu làm rõ được hoàn cảnh lịch sử, nội dung bản chất của các vấn đề lịch sử,  các giai đoạn lịch sử  ,mối quan hệ giữa quá khứ  ­ hiện tại ­ tương lai. Đảm  bảo cho học sinh đạt được mức độ về kiến thức : nhận biết, thông hiểu, vận  dụng, phân tích, đánh giá. Những kiến thức từ  các chuyên đề  là công cụ  giúp học sinh giải quyết  tốt các loại đề  thi. Giáo viên tiến hành dạy từng chuyên đề  phù hợp với  chương trình khả năng tiếp nhận của từng đối tượng học sinh bồi dưỡng. Sau  khi dạy xong một chuyên đề, một bài lịch sử, giáo viên yêu cầu học sinh phải  dành một khoảng thời gian để  suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề  đó, đặc biệt là ý  nghĩa của sự kiện đó với giai đoạn trước và sau nó.   Ví dụ  : Sau khi học sinh học xong chuyên đề  Cuộc vận động dân chủ  trong những năm 1936­1939, tôi sẽ  hỏi các em so với thời kì 1930­1931 chủ  trương của Đảng trong thời kì 1936­1939 có nhiều điểm khác? Tại sao có sự  khác nhau như vậy? Với câu hỏi trên học sinh phải trả lời được những kiến thức sau: Nội dung 1930­1931 1936­1939 Bọn phản động Pháp và tay  Kẻ thù Đế quốc, phong kiến sai. Chống   đế   quốc,   giành  Chống   phát   xít,   chống   chiến  độc lập dân tộc, chống  tranh   đế   quốc,   chống   bọn  Nhiệm vụ phong kiến giành ruộng  phản động thuộc địa và tay sai  đất cho dân cày đòi tự do, cơm áo hòa bình. Mặt   trận   nhân   dân   phản   đế  Mặt trận Đông Dương Hình thức,   Bí mật, bất hợp pháp Hợp   pháp,   nửa   hợp   pháp,  6
  7. phương pháp đấu   Bạo động vũ trang công khai, nửa công khai. tranh Sở dĩ có sự  khác nhau như vậy là vì hoàn cảnh lịch sử có sự  thay đổi so   với thời kỳ trước đặc biệt mặt trận nhân Pháp đã ban hành nhiều chính sách  về  tự  do dân chủ, ân xá tù chính trị  cho các thuộc địa và lợi dụng tình hình   này, Đảng ta đã chủ trương đòi tự do dân chủ dân sinh. Làm như vậy sẽ giúp học sinh nhớ được kiến thức và nếu gặp các dạng   bài hệ thống, so sánh, phân biệt, rút ra bài học kinh nghiệm... học sinh làm bài   đạt hiệu quả cao hơn. Theo bản thân, các em được tham gia dự thi học sinh giỏi môn Lịch sử 9   phải nắm vững kiến thức cơ bản của bộ môn Lịch sử 9 ­ kiến thức cơ bản ở  đây không chỉ  là những sự  kiện đơn lẻ  mà phải bao gồm hệ  thống những   hiểu biết cần thiết về những sự kiện, niên đại, nhân vật, địa danh, các nguyên  lý, quy luật, những kết luận khái quát, phương pháp, kĩ năng. Vì vậy, khi nắm   vững kiến thức học sinh mới có khả  năng vận dụng để  giải quyết được với  các loại câu hỏi, bài tập.  Bên cạnh đó việc quan trọng để cung cấp kiến thức cho học sinh là chọn   và giới thiệu những tài liệu đảm bảo chất lượng cho các em. Thị trường sách  hiện nay khá phong phú nhưng quỹ thời gian của học sinh thì có hạn, nên bản   thân chọn mua hoặc phôtô tài liệu cho học sinh như: Sách giáo viên Lịch sử 9,   Chuyên đề bồi dưỡng Sử 9, Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Lịch sử  9,  Bài tập bổ trợ và nâng cao Lịch sử 9; 100 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch   sử 12, Luyện thi cấp tốc các dạng bài tập từ các đề thi quốc gia môn Lịch sử;   Bộ  đề  thi Lịch sử. Giáo viên còn giới thiệu các địa chỉ  tin cậy trên mạng   internet để học sinh tham khảo…phục vụ công tác bồi dưỡng đạt kết quả. 2.2.2. Biện pháp2 : Rèn luyện kĩ năng ôn tập cho đội tuyển.  2.2.2.1. Kĩ năng ghi nhớ các sự kiện lịch sử cơ bản 7
  8. Học Lịch sử không phải bắt buộc học sinh phải học thuộc lòng một cách  máy móc, một lúc phải nhớ  quá nhiều sự  kiện, song phải biết ghi nhớ, hiểu  một số sự kiện quan trọng, gắn với niên đại, địa danh, nhân vật lịch sử. Nếu   không ghi nhớ và không hiểu sự kiện lịch thì không thể làm tốt bài lịch sử, bởi  vì bài lịch sử  không thể  viết như  một bài chính trị  mà cần có sự  kiện để  chứng minh. Ví dụ, khi học về cách mạng tháng Tám, học sinh phải ghi nhớ và hiểu  Hội nghị toàn quốc từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945 hay Đại hội quốc dân Tân  Trào từ ngày 16 đến ngày 17/8/1945. Muốn làm tốt bài thi môn lịch sử  các em cần phải ghi nhớ  tốt sự  kiện   lịch sử. Tuy nhiên nhiều em chưa có cách ghi nhớ  phù hợp. Qua nhiều năm   bồi dưỡng bản thân đưa ra cho học sinh vài gợi ý về cách ghi nhớ. Thứ nhất, ghi nhớ thời gian xảy ra sự kiện lịch sử. Mỗi bài, mỗi chương  đều có những sự kiện gắn với thời gian nhất định. Các em có kĩ năng ghi nhớ  logic, biết tìm ra điểm tựa để nhớ, có thể lập dàn ý, lập bảng hệ thống hóa. Chẳng hạn, khi  học về  khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940); Khởi nghĩa  Nam Kì (23/11/1940); Binh biến Đô Lương (14/1/1941); các em có thể ghi nhớ  bằng cách: lấy mốc khởi nghĩa Bắc Sơn làm chuẩn rồi suy ra cứ  cách nhau  hai tháng diễn ra một sự kiện hay các sự kiện đều diễn ra trong tháng lẻ. Các em có thể ghi nhớ máy móc mối quan hệ giữa các sự kiện, giữa thời   gian và địa điểm xảy ra sự kiện. Ví dụ  khi học bài Cuộc kháng chiến chống  Pháp kết thúc trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ các em phải nắm vững ba  đợt tấn công của quân ta vào cứ  điểm Điện Biên Phủ  bằng cách lấy ngày   13/3/1954 là ngày mở  đầu, rồi dùng sự  kiện Ngày quốc tế  Phụ  nữ  (8/3) làm  điểm tựa và suy ra, cách 5 ngày quân ta mở  cuộc tiến công đầu tiên vào cứ  điểm Điện Biên Phủ và tính ra rằng đợt 1 diễn ra trong 5 ngày... Cứ như vậy   các em tìm cách nhớ đợt 2 và đợt 3. 8
  9. Thứ hai, ghi nhớ các nhân vật lịch sử. Thông thường trong lịch sử mỗi sự  kiện đều gắn liền với những nhân vật nhất định, để dễ nhớ các nhân vật lịch   sử, theo bản thân có hai cách: một là lấy người để nói việc, hai là lấy việc để  nói người. Ví dụ  khi nói về Hồ  Chí Minh chúng ta có thể liên hệ  đến Tuyên  ngôn độc lập hoặc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, khi nói về chiến thắng  Điện Biên Phủ  chúng ta nghĩ  ngay  đến   Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Việc  kiểm tra sự ghi nhớ các sự kiện lịch sử phải được tiến hành thường xuyên, ta  có thể kiểm tra vào thời gian đầu của buổi bồi dưỡng. Hình thức kiểm tra nên  đa dạng, các thành viên trong đội tuyển tự kiểm tra lẫn nhau. 2.2.2.2. Kĩ năng khái quát, tổng hợp sự kiện lịch sử  Vấn đề  ghi nhớ  sự  kiện là cần thiết, là yêu cầu cần đạt khi bồi dưỡng  đội tuyển học sinh giỏi Lịch sử. Tuy nhiên đó chỉ mới là yếu tố “cần” nhưng  chưa “đủ” của một học sinh giỏi môn Lịch sử. Bởi vậy, sau khi nắm được  nội dung của các sự  kiện đơn lẻ  học sinh phải biết so sánh, tổng hợp, khái  quát, liên kết các sự kiện đó theo dòng lịch sử, hoặc đánh giá khái quát các sự  kiện thành vấn đề lịch sử theo một yêu cầu nhất định nào đó. Trong thực tế  đây là một “điểm yếu” của các học sinh trong đội tuyển  học sinh giỏi Lịch sử  hiện nay. Chúng ta thường thấy rằng, các em nắm các  sự  kiện lịch sử  đơn lẻ  rất tốt, nhiều em nhớ  đến từng chi tiết nhỏ, nhưng  “điểm yếu” của các em chính là sự  kết nối, khái quát, so sánh, phân tích các  sự  kiện đó thành một chủ  đề, một vấn đề, thì các em lại rất bị  động, lúng  túng. Khi hướng dẫn cho học sinh trình bày các sự  kiện lịch sử  theo chủ  đề,   giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh không nên chỉ đơn thuần trình bày   các sự kiện một cách đơn lẻ, mà trong quá trình trình bày, học sinh cần có sự  “đánh giá”, “bình luận” các sự kiện.  Ví dụ: Khi học xong chuyên đề: Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự  thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Giáo viên hỏi học sinh: Thời cơ  9
  10. trong cách mạng tháng Tám đã chín muồi để  Đảng ta quyết định tổng khởi  nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân ? Vậy thời cơ trong cách mạng tháng  Tám là gì? Để  trả  lời được câu hỏi trên học sinh phải hiểu được cách mạng tháng  Tám thành công ngoài vệc chuẩn bị lâu dài còn phải biết chớp lấy lấy thời cơ.  Thời cơ  là sự  kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố  bên trong và yếu tố  bên   ngoài( chủ quan và khách quan). Trong đó điều kiện chủ quan giữ vai trò quan  trọng nhất.  Vê nguyên nhân ch ̀ ủ  quan: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày   (3/2/1930) có quá trình chuẩn bị  chu đáo trong 15 năm với các lần diễn tập   (1930­1931), (1936­1939); (1939­1945). Đặc biệt trong phong trào cách mạng  1939­1945, Đảng ta đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: Lực lượng chính trị, lực   lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng và bước đầu tập duyệt cho quần chúng  đấu tranh vũ trang giành chính quyền. Khi nghe tin phát xít Nhật bị đồng minh  đánh bại quân Nhật  ở Đông Dương hoang mang dao động mất hết tinh thần   chiến đấu. Quân đồng minh chưa kịp nhảy vào Đông Dương. Qua cao trào   kháng Nhật cứu nước, quần chúng đã sẵn sàng chờ lệnh khởi nghĩa. Vê nguyên nhân khách quan: Th ̀ ời cơ  ngàn năm có một, tháng 5/1945,   phát xít Đức bị  tiêu diệt, ngày 14/8/1945, phát xít Nhật bị  quân đồng minh   đánh bại. Ngày 15/8/1945, quân Nhật đầu hàng quân đồng minh không điều  kiện. Như vậy, cách mạng tháng Tám nổ ra trong điều kiện chủ quan và khách   quan đã chín muồi. Đó là thời cơ ngàn năm có một vì nó rất quý và rất hiếm   nếu ta bỏ  lỡ  thời cơ  sẽ  không bao giờ  trở  lại. Nhận thức rõ thời cơ  có một  không hai này Chủ  Tịch Hồ  Chí Minh chỉ  rõ “Đây là thời cơ  có ngàn năm có  một cho nhân dân ta nổi dậy. Lần này dù có đốt cháy cả  dãy Trường Sơn  cũng kiên quyết giành cho được độc lập dân tộc”. Điều đó thể hiện tinh thần   10
  11. đoàn kết trên dưới một lòng của nhân dân ta để giành độc lập dân tộc thoát ra  khỏi ách xâm lược của thực dân Pháp và phát xít Nhật. 2.2.2.3. Kĩ năng liên hệ, so sánh, đối chiếu tài liệu lịch sử  Với kĩ năng này yêu cầu các em phải biết liên hệ, so sánh, đối chiếu tài  liệu đang học với hiện tại. Công việc này được tiến hành trên cơ  sở  nắm   vững sự  kiện đang học và hiểu rõ tình hình, nhiệm vụ  hiện nay. Có nhiều  biện pháp để tiến hành: Một là: Rút ra bài học kinh nghiệm của quá khứ cho hiện tại. Ví dụ: Từ  sự  thắng lợi của công cuộc cải cách Trung Quốc và sự  thất bại của công  cuộc cải tổ của Liên Xô, Đảng ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì? + Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ  nghĩa xã hội, làm cho  mục tiêu đó thực hiện có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng  đắn... + Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyết đối của Đảng Cộng sản Việt Nam,  nắm vững nguyên lí chủ  nghĩa Mác­Lênin và tư  tưởng Hồ  Chí minh lấy dân  làm gốc... + Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới về kinh tế, đổi mới  về chính trị phải thận trọng... Hai là: So sánh sự kiện lịch sử, rút ra điểm giống nhau, khác nhau, điểm  mạnh, điểm yếu là một kĩ năng không thể  thiếu trong việc bồi dưỡng học  sinh giỏi môn Lịch sử nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 nói  riêng . Nội dung so sánh có thể  là các phong trào cách mạng, các chiến dịch  quân sự, các cuộc cách mạng...  Để học sinh nắm được kĩ năng này, trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên   nên "định dạng" các hình thức so sánh thường gặp như: So sánh các cuộc cách   mạng, nội dung so sánh thường là: Lực lượng cách mạng, đối tượng của cách  mạng, tính chất cách mạng, mục tiêu của cách mạng, phương pháp tiến hành  cách mạng, kết quả, ý nghĩa của cách mạng.... 11
  12. So sánh về điều kiện lịch sử  của các quốc gia trong một thời điểm lịch   sử  cụ  thể  nào đó về  các nội dung: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo  dục... Ví dụ: So sánh điểm khác nhau cơ  bản giữa Hiệp định Sơ­bộ(6/3) với  Hiệp định Giơ­ne­vơ  (21/7/1954) để  thấy bước tiến của ta trong cuộc đấu  tranh ngoại giao. Điểm khác nhau cơ bản:  ­ Hiệp định Sơ­bộ(6/3), chính phủ  Pháp công nhận nước ta là một quốc   gia tự do nằm trong Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp. Còn Hiệp định Giơ­ ne­vơ (21/7/1954), Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc  lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương. ­ Trong lúc kí Hiệp định sơ  bộ  do ta còn yếu hơn địch nên ta phải chấp  nhận điều khoản đó. Đây là sách lược mềm dẻo để  phân hóa kẻ  thù. Còn  trong khi kí hiệp định Giơ­ne­vơ ta đã giành thắng lợi quyết định ở Điện Biên  Phủ, quyết định đến sự thất bại của thực dân Pháp ở Đông Dương. Như  vậy, so với Hiệp định Sơ­bộ, Hiệp định Giơ­ne­vơ  là một bước  tiến vượt bậc trong cuộc đấu tranh ngoại giao của ta. 2.2.2.4. Kĩ năng phân tích, chứng minh. Phân tích, chứng minh là một kĩ năng được xem là "khó" nhất trong các kĩ  năng khi tiến hành thực hiện một bài làm lịch sử. Với cấp độ yêu cầu đối với   học sinh THCS, kĩ năng này thường chưa đặt ra yêu cầu cao, song lại phải   vận dụng thường xuyên trong quá trình học và làm bài.  Tuy nhiên để  rèn luyện kĩ năng phân tích chứng minh một nội dung, sự  kiện lịch sử đòi hỏi sự "tư duy" cao độ, bởi vậy qua quá trình bồi dưỡng đội  tuyển học sinh giỏi chúng ta nên chú ý rèn luyện cho các em kĩ năng này một  cách nhuần nhuyễn. 12
  13. Trong bộ môn Lịch sử 9, kĩ năng phân tích thường là phân tích các nguyên  nhân thành công hay thất bại, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của một sự  kiện lịch sử nào đó. Rèn luyện kĩ năng phân tích, chứng minh, tức là rèn luyện cho các em   biết "mổ xẻ". Để làm được điều chúng ta biết đặt ra các câu hỏi "tại sao", "vì   sao". Một bài tập phân tích "sâu" tức là trả lời đầy đủ, chuẩn xác yêu cầu cần  phân tích, mặc dù ở cấp THCS, trong kết cấu đề thi, kĩ năng này được đặt ra  nhiều bởi biết "phân tích" là thể hiện cao khả năng tư duy lịch sử. Chứng minh phong trào cách mạng 1930­1931 diễn ra trên quy mô rộng  khắp, hình thức đấu tranh phong phú, tính chiến đấu triệt để: Đối với yêu cầu   này các em phải lấy sự kiện để chứng minh­ sự kiện đó nằm trong diễn biến   của phong trào cách mạng cách mạng 1930­1931 đỉnh cao phong trào Xô viết  Nghệ  Tĩnh đồng thời các em phải biết khái quát tổng hợp để  có kiến thức  toàn diện khi đó mới làm đầy đủ: Ngay từ  khi đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã phát động quần chúng  đấu tranh chống thực dân, phong kiến để  đòi độc lập cho dân tộc và ruộng   đất cho dân cày. ­ Tính quy mô rộng khắp: + Phong trào phát triển trên quy mô rộng khắp cả nước, kéo dài gần hai   năm(cuối năm 1930 đầu năm 1931). + Phong trào đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân chủ yếu là  quần chúng công nông, với hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ, tiêu biểu là   cuộc đấu tranh của 5000 công nhân và nông dân Vinh­ Bến Thủy vào ngày  1/5/1930, cuộc biểu tình của hơn hai vạn nông dân Thanh Chương vào ngày  1/9/1930 và cuộc biểu tình của 6 vạn nông dân Hưng Nguyên ngày 12/9/1930. ­ Tính triệt để: 13
  14. + Phong trào đã nhằm vào hai kẻ  thù cơ  bản của nhân dân ta bọn đế  quốc phong kiến và tay sai. + Tại một số  nơi thuộc hai tỉnh Nghệ  An và Hà Tĩnh trước sức mạnh  đấu tranh của quần chúng, hệ  thống chính quyền địch bị  tan rã từng mảng,  bọn quan lại cường hào bỏ  trốn, chính quyền công nông binh thành lập dưới  hình tức Xô­Viết. ­ Sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt: Phong trào sử  dụng hình thức   đấu tranh từ  thấp đến cao, từ  mít tinh, biểu tình đến đốt huyện đường, phá  nhà lao, kết hợp biểu tình với thị uy với hoạt đông vũ trang để tiến công địch. + Trong tháng 9,10/1930, phong trào sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang  khởi nghĩa cướp chính quyền thành lập chính quyền cách mạng. Như vậy, phong trào cách mạng 19301931, đỉnh cao Xô­Viết Nghệ Tĩnh  là phong trào cách mạng rộng lớn đầu tiên của quần chúng công nông ở nước  ta do Đảng lãnh đạo. Tính quy mô rộng lớn, tính chất cách mạng triệt để  và  hình thức đấu tranh quyết liệt của phong trào đã chứng minh bước phát triển   nhảy vọt về  chất của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc  ở  nước ta một   khi có Đảng lãnh đạo. 2.2.3. Biện pháp 3: Rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh 2.2.3.1. Kĩ năng đọc và tìm hiểu đề ­ Việc đọc và tìm hiểu đề bài rất quan trọng. Nếu chủ quan dễ dẫn đến  sai lạc yêu cầu của đề. Trước mỗi đề ra, tôi yêu cầu học sinh phải thực hiện:  ­ Đọc kĩ đề viết ra giấy nháp những cụm từ quan trọng, nội dung cơ bản   của đề thi và những vấn đề cốt lõi về yêu cầu của đề.  ­ Trên cơ  sở  đó bắt đầu suy nghĩ với đề  ra như  vậy sử  dụng kiến thức   nào để làm bài.  ­ Gạch những ý cơ  bản cho câu trả  lời vào giấy nháp, tức là phải xây  dựng một sườn đáp án trước khi làm bài. 14
  15. Ví dụ: khi tiếp xúc với đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung Ương Đảng và  Tổng bộ  Việt Minh đã thực hiện chủ  trương gì để  Việt Nam với tư  cách là  một nước độc lập đón tiếp quân đồng minh vào giải giáp quân Nhật”. Nếu   không đọc kĩ đề, các em sẽ hiểu nhầm yêu cầu của đề hỏi về tình hình Việt  Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong khi đó yêu cầu của đề  trình  bày hội nghị  toàn quốc (14­> 18/8/1945), quyết định Tổng khởi nghĩa giành  chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật và sau đó tiếp  tục trình bày Đại hội quốc dân Tân Trào( 16 đến 17/8­1945) và Tổng khởi  nghĩa cách mạng tháng Tám.  Sau khi đọc kĩ đề  các em phải hiểu đề. Đầu tiên các em bỏ  thời gian   nhất định để  suy nghĩ, phân tích, tìm hiểu những yêu cầu, nội dung cơ  bản   của đề, tức là nêu những đòi hỏi của đề  bài cần tập trung giải quyết. Hiểu   được yêu cầu của đề giúp các em định hướng cho cách làm bài của mình. 2.2.3.2. Kĩ năng xây dựng đề cương bài viết Xây dựng đề  cương bài viết nhằm đáp  ứng những yêu cầu cơ  bản của   bài, giữ được sự cân đối giữa các phần, chủ động thời gian làm bài. ­ Sau khi lập dàn ý mới bắt đầu trả  lời câu hỏi. Phải có phần mở  đề  trước khi làm bài các em có thể sử dụng hoàn cảnh lịch sử để  mở  bài nhưng  không nên quá dài dòng, chỉ cần vài câu, đủ ý để dẫn dắt vào nội dung trả lời. ­ Phần thân bài : Dựa trên cơ  sở  những ý cơ  bản đã vạch ra, tập trung  liên hệ  những kiến thức đã học, đã nắm được, nhớ  được và sử  dụng các   phương pháp liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản để  làm bài không làm  theo kiểu gạch đầu dòng trên giấy nháp. Đây là trọng tâm nhất của câu trả  lời, điểm cao hay thấp là ở nội dung phần này. ­ Phần kết luận: Phải có phần kết luận trong làm bài, tóm tắt ý nghĩa, tác  dụng của phần thân bài để làm kết luận ­ cũng như phần mở đầu, chỉ cần vài  câu, không nên dài dòng học sinh có thể sử  dụng phần kết quả, ý nghĩa, hay  bài học kinh nghiệm cho phần kết luận. 15
  16. ­ Trong khi các em làm bài nên chọn câu dễ  làm trước ­ nhưng trong thi  học sinh giỏi môn Lịch sử khuyến khích làm các câu hỏi theo tiến trình lịch sử  câu nào sự kiện trước thì làm trước.  ­ Trong quá trình làm bài hạn chế  xóa lem nhem không được dùng bút  tẩy, nếu lỡ có sai thì nên gạch một nét chỗ sai. Cố gắng để  chữ  viết dễ đọc,  trình bày bài khoa học không nên viết chèn, hay gạch xóa quá nhiều trong bài  làm. Ví dụ:  Ở  đề  bài, hãy phân tích nội dung “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng   chiến của Chủ  tịch Hồ  Chí Minh (19/12/1946)”. Các em cần nêu phần mở  đầu ngắn gọn “Sau hiệp định Sơ­bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) được  kí giữa ta và Pháp. Về  phía ta, thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản  được kí kết, còn thực dân Pháp bội ước. Trước tình thế  đó, Chủ  tịch Hồ  Chí  Minh thay mặt Đảng và chính phủ  ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào   đêm 19/12/1946. ­ Phần thân bài: Đây là phần chủ yếu và quan trọng nhất của bài, các em  phải trình bày các sự  kiện, ý tưởng... nhằm giải quyết các vấn đề  được đặt   ra. Trong phần thân bài, các em cần nêu cho được các luận điểm và mỗi luận  điểm có các luận cứ  để  trình bày. Ví dụ  với đề  trên, chúng ta có thể  lập đề  cương phần thân bài như sau: + Nêu khái quát hoàn cảnh ra đời của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến  của Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Nêu và phân tích nội dung cơ  bản của Lời kêu gọi toàn quốc kháng   chiến. + Nêu ngắn gọn ý nghĩa của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. ­ Phần kết luận: Nêu khái quát các ý đã trình bày ở phần mở đầu và phần   thân bài. Trong việc lập đề cương một bài viết cần tránh hai việc: Một là lập đề  cương quá sơ  lược, không định hướng bài viết làm cho nên khi làm viết bài  16
  17. làm một cách tùy tiện; hai là, lập đề cương quá chi tiết, mất nhiều thời gian,   ảnh hưởng đến việc hoàn thành bài viết. 2.2.3.3: Kĩ năng phân bố thời gian làm bài Trong thực tế nhiều năm qua, không ít học sinh làm bài môn khoa học xã  hội nói chung và làm bài thi môn Lịch sử  nói riêng thường bị  lạm dụng về  thời gian. Việc bố  trí thời gian để  làm các câu hỏi trong đề  bài là rất cần  thiết. Muốn vậy khi tiếp xúc với đề, các em cần phải bố trí thời gian để  trả  lời từng câu hỏi như thế nào? Trước hết chúng ta phải xác định câu nào có số  điểm cao nhất, yêu cầu lượng kiến thức nhiều nhất, chúng ta giành thời gian  cho câu đó nhiều nhất. Phải tránh tính trạng câu nào học thuộc thì chăm chú   làm câu đó mà không biết cách phân định về thời gian. Ví dụ: đề ra có ba câu: Câu 1 (2,0 điểm) : Anh (chị) hãy phân tích bài học kinh nghiệm của cách   mạng tháng Tám(1945)? Câu 2 (3,5 điểm): Dựa vào ba sự  kiện quan trọng sau đây: Chiến dịch   Việt Bắc (1947), Chiến dịch Biên giới (1950) và chiến thắng Điện Biên Phủ  (1954), anh chị hãy làm sáng tỏ bước phát triển của cuộc kháng chiến chống   thực dân Pháp của nhân dân ta. Câu 3 (2,0 điểm): Anh chị  hãy trình bày những thành tựu (từ  sau chiến   tranh thế  giới thứ  hai đến năm 1991) của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật  của nhân loại ? Câu 4 (2,5 điểm): Phân tích sự lãnh đạo tài tình sáng tạo của Đảng Cộng  sản Đông Dương trong cách mạng tháng Tám ? Vai trò của Chủ  tịch Hồ  Chí  Minh đối với thắng lợi của cách mạng Tám năm 1945 ? Với bôn câu c ́ ủa đề thi như vậy, chắc chắn rằng các em phải giành thời  gian nhiều nhất cho câu 2.Trong thời gian 150 phút nên bố trí như sau: Câu 1:   30; Câu 2: 45 phút; Câu 3: 30 phút; Câu 4: 35 phút 17
  18. Các em phải giành một khoảng thời gian khoảng 10 phút để  đọc dò lại   toàn bộ  bài làm trước khi nộp bài ­ đây là khâu khá quan trọng nhưng rất  nhiều em học sinh hay bỏ qua. 2.2.4. Biện pháp 4: Kĩ năng nhận dạng đề thi 2.2.4.1. Loại đề nhận thức lịch sử Là đề  thi theo một chủ đề  hay vấn đề  lịch sử  nhất định được đặt dưới  dạng câu hỏi yêu cầu cần giải đáp. Loại đề này thường có nội dung khó, yêu  cầu học sinh phải suy nghĩ nhiều, hiểu biết kiến thức lịch sử  chính xác, hệ  thống. Học sinh phải có năng lực độc lập suy nghĩ để giải quyết vấn đề  nêu  ra, học sinh phải có trình độ tư duy cao, có khả năng lập luận, lý giải vấn đề.   Các dạng thường gặp như: Lịch sử thế giới có nhiều nội dung phong phú đa   dạng và những đảo lộn bất ngờ. Bằng những kiến thức đã học em hãy giải  thích vấn đề trên? ̉ ̀ ược đê trên hoc sinh phai tra l Đê lam đ ̀ ̣ ̉ ̉ ơi đ ̀ ược những y c ́ ơ ban: ̉ ̉ Trong khoang hơn nửa thê ki, giai đoan t ́ ̉ ̣ ừ 1945 đên năm 2000 đa diên ra ́ ̃ ̃   ̀ ự  kiên to l nhiêu s ̣ ơn, quyêt liêt va ca nh ́ ́ ̣ ̀ ̉ ưng đao lôn bât ng ̃ ̉ ̣ ́ ờ điêu đo đ ̀ ́ ược thể  ̣ hiên. ̉ ̃ ̃ ̣ ừ pham vi môt n ­ Chu nghia xa hôi t ̣ ̣ ước trở  thanh môt hê thông.Trong ̀ ̣ ̣ ́   ̣ ̣ ̃ ̣ ̉ ́ ới la môt l nhiêu thâp niên, hê thông xa hôi chu nghia thê gi ̀ ́ ̃ ̀ ̣ ực lượng hung ̀   ̣ ́̉ manh, co anh h ưởng to lơn đôi v ́ ́ ới tiên trinh phat triên cua thê gi ́ ̀ ́ ̉ ̉ ́ ới . Nhưng do  ̣ ̉ ̀ ̀ ̣ ́ ̃ ̣ ̉ pham phai nhiêu sai lâm, hê thông xa hôi chu nghia đa ta ra vao nh ̃ ̃ ̃ ̀ ưng năm ̃   1989­1991. ̉ ̣ ̣ ̃ở châu   ­ Sau chiên tranh, cao trao giai phong dân tôc đa diên ra manh me  ́ ̀ ́ ̃ ̃ ̉ ̀ ̣ ̣ ̣ ̉ ̉ A, châu Phi va Mi­la­tinh. Kêt qua la hê thông thuôc đia cua chu nghia đê quôc ́ ̀ ̃ ́ ́ ̃ ́ ́  ̃ ̣ ̉ ơn 100 quôc gia đôc lâp tre tuôi ra đ đa sup đô. H ́ ̣ ̣ ̉ ̉ ời, ngay cang gi ̀ ̀ ữ vai tro quan ̀   ̣ trong trên tr ương quôc tê. Nhiêu n ̀ ́ ́ ̀ ước đa thu đ ̃ ược nhiêu thanh t ̀ ̀ ựu to lơn vê ́ ̀  ́ ̃ ̣ kinh tê, xa hôi. 18
  19. ́ ơi th Sau chiên tranh thê gi ́ ́ ứ hai, cac n ́ ươc t ́ ư ban chu nghia co nh ̉ ̉ ̃ ́ ưng net ̃ ́  ̉ ̣ nôi bât: ́ ́ ươc t + Kinh tê cac n ́ ư ban phat triên nhanh chong, tuy nhiên co luc không ̉ ́ ̉ ́ ́ ́   ̉ ̉ ̉ tranh khoi suy thoai khung hoang. ́ ́ ̃ ươn lên trở thanh n + Mi v ̀ ươc t ́ ư ban giau manh nhât, đ ̉ ̀ ̣ ́ ứng đâu hê thông ̀ ̣ ́   tư ban chu nghia va theo đuôi m ̉ ̉ ̃ ̀ ̉ ưu đô thông tri thê gi ̀ ́ ̣ ́ ới. + Xu hương liên kêt khu v ́ ́ ực vê kinh tê­ chinh tri cang ngay phô biên, điên ̀ ́ ́ ̣ ̀ ̀ ̉ ́ ̉   hinh Liên minh châu Âu. ̀ ̣ ́ ́ ự  xac lâp cua trât t ­ Vê quan hê quôc tê, s ̀ ́ ̣ ̉ ̣ ự  cua thê gi ̉ ́ ới hai cực vơi đăc ́ ̣   trưng lơn la s ́ ̀ ự  đôi đâu gay găt gi ́ ̀ ́ ữa hai phe tư  ban chu nghia va xa hôi chu ̉ ̉ ̃ ̀ ̃ ̣ ̉  ̣ ưng nay la nhân tô chu yêu chi phôi nên kinh tê chinh tri thê gi nghia. Đăc tr ̃ ̀ ̀ ́ ̉ ́ ́ ̀ ́ ́ ̣ ́ ới  ̣ ̀ ớn nửa sau thê ky XX. va quan hê quôc tê trong phân l ̀ ́ ́ ́ ̉ ­ Vơi nh ́ ưng tiên bô phi th ̃ ́ ̣ ương va nh ̀ ̀ ưng thanh t ̃ ̀ ựu ki diêu, cuôc cach ̀ ̣ ̣ ́   ̣ ̣ ̣ ̃ ̀ ̃ ưa lai nh mang khoa hoc ki thuât đa va se đ ̃ ̣ ưng hê qua nhiêu măt không l ̃ ̣ ̉ ̀ ̣ ường   ́ ược đôi v hêt đ ́ ới loai ng ̀ ười cung nh ̃ ư môi quôc gia, dân tôc. ̃ ́ ̣ 2.2.4.2. Đề thi xác định, phân tích tính chất của sự kiện lịch sử Phân tích, chứng minh là một dạng đề được xem là "khó" nhất trong các   dạng đề thi khi tiến hành thực hiện một bài làm lịch sử. Với cấp độ  yêu cầu   đối với học sinh THCS, dạng đề này thường chưa đặt ra yêu cầu cao, song lại  phải vận dụng thường xuyên trong quá trình học và làm bài.  Ví dụ  đề  thi: “ Hãy phân tích tính đúng đắn khoa học và sáng tạo trong   cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái quốc soạn thảo?  Để  làm được đề  này học sinh phải phải nắm vững các vấn đề  cơ  bản   sau đây: a. Nêu hoàn cảnh ra đời của cảnh ra đời của Cương lĩnh chính trị  đầu  tiên: Tại hội nghị  thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930), các đại  biểu đã thảo luận và thông qua chính Cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của  19
  20. Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh cách mạng đầu tiên  của Đảng. b. Phân tích nội dung của Cương lĩnh ­ Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược cách mạng Đảng là tiến   hành cuộc cách mạng “ tư  sản dân quyền và thổ  địa cách mạng để  đi tới xã  hội Cộng sản”. ­ Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và   tư  sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập tự  do, lập   chính phủ  công nông binh, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế  quốc và bọn  phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất... ­ Lực lượng của cách mạng là công nông, tiểu tư  sản, trí thức. Còn phú  nông, trung tiểu địa chủ  và tư  sản sản thì phải lợi dụng hoặc trung lập học,  đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. ­ Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản sẽ  giữ  vai trò lãnh đạo cách mạng. c. Ý nghĩa của Cương lĩnh Cương lĩnh chính trị  đầu tiên của Đảng Cộng sản do Nguyễn Ái Quốc  soạn thảo tuy còn vắn tắt, song đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo,   sớm kết hợp đúng đắn về vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc lập và tự  do là tư  tưởng chủ yếu của Cương lĩnh này. 2.2.4.3. Đề thi xác định nguyên nhân thành công của một sự kiện lịch sử Đây là loại đề thi thường gặp nhưng cái khó của học sinh là lý giải được   nguyên nhân nào có tính chất quyết định nhất. Với loại đề này học sinh phải  trình bày được nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng phải lí giải được  nguyên nhân chủ quan có vai trò quyết định đến nguyên nhân thành công của  một sự kiện lịch sử. Ví dụ: Đề thi xác định nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám  1945, nguyên nhân nào có tính chất quyết định nhất? Vì sao? 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2