SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 6 TUỔI HỌC TỐT MÔN HOẠT<br />
ĐỘNG TẠO HÌNH TẠI LỚP LÁ 4 TRƯỜNG MẦM NON KRÔNG ANA<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Phát triển thẩm mỹ là 1 trong 5 lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ <br />
mầm non với mỗi trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn <br />
nhạy cảm với thế giới xung quanh bởi những điều xung quanh trẻ luôn mới <br />
lạ và hấp dẫn , trẻ sẽ bị thu hút bởi một bức tranh đẹp hay một bông hoa <br />
nhiều màu sắc vì vậy nên năng khiếu của trẻ thường bộc lộ từ khi còn nhỏ. <br />
Chính vì lí do này giáo dục thẩm mĩ cần được bồi dưỡng từ nhỏ và đặc biệt <br />
là môn hoạt động tạo hình trong trường mầm non.<br />
Chúng ta sinh ra không phải ai cũng có sẵn con mắt để cảm nhận cái <br />
đẹp xung quanh mình, việc cảm nhận cái đẹp phải là một quá trình xuyên <br />
suốt từ nhỏ cho tới lớn chính những ấn tượng về cái đẹp đó lại là một cơ sở <br />
quan trọng để hình thành ở trẻ nhân cách con người điều đó giúp đỡ trẻ hình <br />
thành nhân cách tốt là vô cùng quan trọng để làm được việc này chúng ta <br />
phải có những tác động kịp thời.<br />
Trẻ mẫu giáo "chơi mà học, học mà chơi". Trẻ rất hiếu động, tò mò, <br />
ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi chơi, trẻ thực sự <br />
học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Biết <br />
được tầm quan trọng đó, là một người giáo viên chúng ta cần phải coi trọng <br />
việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực, nhằm <br />
phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ Đạo đức <br />
Thẩm mĩ Thể lực. Từ đó, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy, <br />
phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử.<br />
Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo <br />
sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, <br />
thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầau của con <br />
người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo. Hiểu được tầm <br />
quan trọng đó, tôi luôn tìm tòi những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp <br />
trẻ hoạt động tích cực trong lĩnh vực này.<br />
Sau khi khảo sát và thăm dò thì tôi nhận thấy tầm quan trọng của hoạt <br />
động tạo hình đối với trẻ nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 6 <br />
<br />
1<br />
tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình trường Mầm non Krông Ana ” để nghiên <br />
cứu và áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ. <br />
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài:a<br />
* Mục tiêu: Giúp giáo viên có được các phương pháp và biện pháp tốt <br />
nhất để nâng cao chất lượng dạy trẻ lớp lá 4 học hoạt động tạo hình.<br />
Tuyên truyền tới bậc phụ huynh tầm quan trọng của hoạt động tạo <br />
hình trong sự phát triển của trẻ để cha mẹ có cách nhìn nhận khác về môn <br />
học qua đó có sự kết hợp trao đổi với giáo viên để tìm ra biện pháp tốt nhất <br />
tác động tới trẻ.<br />
Đưa hoạt động tạo hình đến với trẻ một cách gần gũi nhất kết hợp vào <br />
trong các môn dạy để trẻ được học nhiều hơn và mang lại hiệu quả cao.<br />
*Nhiệm vụ: Tìm ra trẻ có năng khiếu về tạo hình để bồi dưỡng và giúp <br />
trẻ phát triển năng khiếu và óc thẩm mĩ cho các môn học khác nói chung và <br />
hoạt động tạo hình nói riêng. Như chúng ta đã biết trẻ mầm non cũng đã biết <br />
cảm nhận cái đẹp theo con mắt riêng, trẻ cũng tìm ra những quy chuẩn về cái <br />
đẹp theo sự hiểu biết của cá nhân chính vì vậy việc cho trẻ được học tập và <br />
làm quen với bộ môn tạo hình ở bậc học mầm non là vô cùng cần thiết, qua <br />
hoạt động tạo hình trẻ sẽ yêu quý mọi vật xung quanh và luôn gần gũi với <br />
những sự vật xung quanh mình chính điều này làm cho trẻ phát triển mạnh <br />
mẽ về mặt tình cảm.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là một số biện pháp giúp trẻ 5 6 <br />
tuổi lớp lá 4 học tốt môn tạo hình tại trường Mầm non Krông Ana<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Phạm vi nghiên cứu là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng <br />
môn hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Krông <br />
Ana<br />
Phạm vi đối tượng: Học sinh lớp lá 4 (5 – 6 tuổi) trường mầm non <br />
Krông Ana <br />
Phạm vi thời gian: Năm học 2016 – 2017<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên <br />
cứu để xây dựng cơ sở lí luận thực hiện bài viết này.<br />
Phương pháp quan sát những hoạt động cụ thể của trẻ để tìm ra những <br />
phương pháp hay. Quan sát hoạt động tạo hình đánh giá khả năng của trẻ qua <br />
<br />
2<br />
các sản phẩm tạo hình mà trẻ tạo ra nhằm đánh giá phân loại trẻ theo các <br />
mức độ khác nhau.<br />
Phương pháp thực nghiệm sư phạm<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.<br />
Nhóm phương pháp trực quan:<br />
Nhóm phương pháp này để quan sát trong quá trình trẻ học và chơi để <br />
thấy tính cách cũng như các kĩ năng sống của trẻ được bộc lộ từ đó cô nhận <br />
thấy trẻ nào còn thiếu những kĩ năng gì và cần bổ sung những gì? Cần cho trẻ <br />
biết những điều hay những hình ảnh đẹp sinh động mà cô có được khi tìm <br />
hiểu và áp dụng vào tiết dạy.<br />
Qua phương pháp trực quan hình ảnh cô giáo sẽ đánh giá những sản <br />
phẩm của trẻ ý tưởng tạo hình của trẻ cũng như khả năng sáng tạo ở những <br />
sản phẩm đó đạt ở những mức độ nào và có biện pháp can thiệp kịp thời.<br />
Nhóm phương pháp dùng lời: Nhóm phương pháp này để trẻ giao tiếp <br />
với giáo viên , giáo viên trao đổi với phụ huynh qua đó giáo viên nắm bắt <br />
được tâm sinh lí của từng trẻ để thấy được nhu cầu của trẻ và có những biện <br />
pháp can thiệp cụ thể, khi giao tiếp giáo viên sẽ thấy được thực lực của từng <br />
trẻ tác động vào từng cá nhân để đạt kết quả tốt nhất.<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Trẻ mẫu giáo đã có cách nhìn nhận về cái đẹp theo cách riêng, người <br />
lớn không thể ép trẻ phải cảm nhận cái đẹp theo ý nghĩa chủ quan của mình <br />
được vì trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ mà là một thực thể độc lập <br />
nên cách chiêm ngưỡng cái đẹp ở trẻ là khác, chúng ta không thể áp đạt mà <br />
phải gợi ý trao đổi để tìm ra ý tưởng chung nhưng không làm mất đi sự gây <br />
gô vốn có của trẻ trong từng sản phẩm. <br />
Hoạt động tạo hình là một trong những lĩnh vực phát triển thẩm mĩ <br />
toàn diện thông qua các hoạt động như cắt, vẽ, xé dán, tô màu mà trẻ mẫu <br />
giáo rất thích vì trong hoạt động này trẻ có thể tự do sáng tạo cũng như trẻ có <br />
cơ hội để luyện tập các vận động tinh như sự khéo léo của đôi bàn tay sự dẻo <br />
dai của các ngón tay.<br />
Hoạt động tạo hình còn đòi hỏi sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ như <br />
khả năng phân tích so sánh về màu sắc kích thước của các đồ vật hay hiện <br />
tượng xung quanh mà trẻ muốn vẽ muốn thể hiện qua sản phẩm của mình.<br />
Ngoài ra hoạt động tạo hình là sự biểu lộ thái độ tình cảm của trẻ đối <br />
với thế giới xung quanh sự yêu ghét, vui mừng hay buồn, thích thú qua các đề <br />
3<br />
tài mà trẻ muốn thể hiện, thông qua hoạt động tạo hình ta biết được suy nghĩ <br />
và mong muốn của trẻ để nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Trước khi nghiên cứu đề tài nói trên tôi nhận thấy kiến thức cung cấp cho trẻ <br />
còn nhiều sự phát triển ở trẻ là không đồng đều vì vậy khi nghiên cứu gặp <br />
những khó khăn nhất định như khảo sát trên trẻ có trẻ thực hiện được yêu <br />
cầu có trẻ không đạt được yêu cầu mà đề tài mong muốn cũng như môi <br />
trường cho trẻ làm quen và tiếp xúc với hoạt động tạo hình còn hạn hẹp nên <br />
muốn trẻ vẽ về một biểu tượng mới trẻ sẽ khó tưởng tượng về hình tượng <br />
đó dẫn tới sản phẩm của trẻ không đa dạng và phong phú.<br />
Một hạn chế nữa về mặt khách quan hơn đó là một số trẻ chưa được sự <br />
quan tâm từ gia đình nhiều vì bất cứ một hoạt động học hay một kế hoạch <br />
vui chơi đều cần sự liên hệ giữa gia đình và nhà trường để trẻ có điều kiện <br />
phát triển toàn diện một cách tốt nhất.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Tạo tình huống để kích thích trẻ thảo luận, tranh luận về đặc điểm của <br />
đồ vật khi khảo sát vật thật, vật mẫu, tranh mẫu hay mô hình trong các tiết <br />
dạy.<br />
Cô cần tăng cường và bổ sung thật nhiều những nguyên vật liệu để làm <br />
phong phú thêm tiết dạy, cũng như để tiết dạy thêm hấp dẫn, việc bổ sung <br />
thêm đồ dùng để trẻ có thể tự đưa ra những lựa chọn cá nhân là chúng ta đang <br />
tôn trọng ý kiến và sự sáng tạo ở trẻ.<br />
Mục tiêu cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình là cho trẻ được phát <br />
triển toàn diện về 5 mặt đức, trí, thể, mĩ, lao động,từ đó trẻ ngày càng hoàn <br />
thiện hơn hơn về nhân cách con người .<br />
Dạy tạo hình ở trẻ mầm non không phải là đào tạo thành họa sĩ mà <br />
thông qua hoạt động tạo hình nhằm khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn <br />
có ở trẻ, làm cho trẻ hứng thú trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu cho <br />
trẻ về sau.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp và biện pháp<br />
*Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập và rèn luyện cho trẻ<br />
Chúng ta sinh ra không phải ai cũng có tính thẩm mĩ ở trong người việc <br />
cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp và mong nuốn tạo ra cái đẹp phải được nuôi <br />
dưỡng và trau dồi chính vì điều đó chúng ta phải cho trẻ làm quen với hoạt <br />
động tạo hình ngay từ bậc học mầm non, nhưng việc cho trẻ làm quen với <br />
bất kì một hoạt động nào chúng ta phải mang lại cho trẻ cảm giác muốn học, <br />
muốn tự tay tạo ra sản phẩm của mình trẻ sẽ nâng niu, biết được tầm quan <br />
5<br />
trọng của môn học tôi luôn tìm tòi ra các giải pháp để trẻ học tập tích cực <br />
nhất.<br />
Ngoài việc giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức thực tế để làm giàu vốn <br />
kinh nghiệm cho bản thân thì bên cạnh đó tôi cũng chú trọng tới phương pháp <br />
cho từng loại tiết.<br />
Đối với tiết mẫu: Đây là một hình thức hoạt động rất quan trọng không <br />
thiếu được bởi nó có vai trò nền tảng và phát triển ở trẻ óc quan sát, khả năng <br />
phân tích các đặc điểm, khả năng cảm thụ tính thẩm mĩ và nét độc đáo của <br />
các sự vật hiện tượng xung quanh chọn và tạo sản phẩm theo ấn tượng mà <br />
trẻ đã biết.<br />
Hiểu được tầm quan trọng của loại tiết này tôi luôn tận dụng mọi lúc <br />
mọi nơi cho trẻ quan sát, sờ vào các sự vật, đồ vật mà trẻ có cơ hội làm quen <br />
để tạo ấn tượng ban đầu cho trẻ và hình thành về mặt cảm nhận cái đẹp qua <br />
bước đầu.<br />
Ví dụ: Đề tài “Vẽ cây xanh” trước khi cho trẻ thực hiện đề tài này thi tôi <br />
sẽ dẫn cả lớp đi dạo xung quanh sân trường trong giờ hoạt động ngoài trời <br />
khi đó tôi sẽ trò chuyện với trẻ về cây xanh cũng như hướng cho trẻ quan sát <br />
vào cây xanh có ở sân trường để trẻ hình thành ấn tượng ban đầu và ghi nhớ <br />
chúng khi vào tiết học.<br />
Hoạt động tạo hình theo đề tài cho sẵn: Đây là hình thức tạo hình mang <br />
tính tự do ít phụ thuộc vào mẫu. Ở hình thức này cô trao đổi với trẻ về nội <br />
dung đề tài giúp trẻ phát triển trí nhớ sự tưởng tượng dạy trẻ biết lựa chọn <br />
đối tượng phù hợp với đề tài đã cho. Cô cũng nên gợi ý để trẻ có thể hiểu <br />
thêm về đề tài cần thực hiện để những trẻ yếu không khỏi bỡ ngỡ cũng như <br />
suy nghĩ lan man về đề tài sắp thực hiện.<br />
Ở lứa tuổi này kinh nghiệm về các biểu tượng xung quanh đã phong phú <br />
tư duy trực quan hình ảnh phát triển mạnh mẽ vì vậy để phát huy tính tích <br />
cực sáng tạo và niềm say mê hoạt động của trẻ tôi đã tận dụng mọi thời <br />
điểm trong ngày để cho trẻ làm quen như hoạt động ngoài trời, đi dạo đi chơi <br />
tham quan trong sân trường.<br />
Ví dụ: Trò chuyện với trẻ vào buổi sáng khi thấy bố mẹ đưa trẻ tới <br />
trường, trò chuyện với trẻ về người thân trong gia đình trẻ, những đặc điểm <br />
riêng biệt của từng người mà trẻ có thể ghi nhớ, những đặc điểm mà giúp trẻ <br />
nhớ lâu nhất và hỏi trẻ yêu quý ai trong gia đình mình và vì sao?...như vậy trẻ <br />
đã có những hồi tưởng nhất định ở trong đầu về người thân của mình, điều <br />
này giúp đỡ trẻ tích cực khi vào trong tiết học.<br />
6<br />
Ví dụ: Tiết vẽ đề tài: (Vẽ người thân trong gia đình trẻ)<br />
Cô giáo sẽ từng bước cung cấp các biểu tượng cho trẻ khám phá bằng <br />
cách gợi ý cho trẻ về người thân trong gia đình trẻ để trẻ thực hiện dưới sự <br />
điều chỉnh của cô giáo, trẻ vẽ người đầy đủ các bộ phận cơ thể và vẽ những <br />
đặc điểm riêng của từng người.<br />
Hay đề tài xé con cá: cô sẽ cho trẻ quan sát con cá để trẻ có thể thấy <br />
được tư thế của con cá bơi, cá bơi lên bơi xuống, vây cá, vảy cá, mắt cá được <br />
cấu tạo như thế nào khi xé chúng ta sử dụng và gấp tờ giấy ra sao, khi đó trẻ <br />
sẽ thể hiện bài xé của mình sinh động hơn vì trẻ đã được làm quen trực quan <br />
hình ảnh. Khi trẻ thực hiện đề tài cô cũng cần gợi ý thêm cho trẻ các chi tiết <br />
cần thiết như rong, rêu … làm sinh động thêm bức tranh.<br />
Ngoài ra cũng đề tài trên cô cũng có thể cho trẻ làm quen với các tiết học <br />
khác như giáo dục âm nhạc hát bài “ Cá vàng bơi”.Qua tiết thể dục cho trẻ <br />
vận động tư thế đàn cá bơi .Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với <br />
sản phẩm tạo hình đẹp giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm đó <br />
khơi dạy cho trẻ tính tò mò, sáng tạo mong muốn tạo ra cái đẹp.<br />
Bên cạnh đó tôi cũng tiến hành tạo môi trường nghệ thuật trong lớp học <br />
sạch sẽ và đẹp mắt trong phòng có đò chơi đẹp có màu sắc săc sỡ được bố trí <br />
ngọn ngàng ngăn nắp.<br />
Ngoài ra còn để phát triển khả năng vẽ của trẻ cũng như cho trẻ được <br />
vẽ ở mọi nơi tôi còn tích hợp tạo hình vào các môn học khác như môi trường <br />
xung quanh, văn học …hoặc xen kẽ vào các hoạt động vui chơi trong ngày <br />
hay hoạt động chiều.<br />
Ví dụ: Trong tiết toán cho trẻ vẽ hoa, quả, đồ vật có chữ số theo yêu cầu <br />
hay tô màu vào khoảng trống theo màu quy định.<br />
Trong tiết làm quen văn học: Đề tài: truyện “ Cây rau của thỏ út” tôi sẽ <br />
cho trẻ tô màu những chú thỏ hoặc tô màu những củ cà rốt để tặng cho những <br />
bạn thỏ…vậy là tôi đã tích hợp được tạo hình là vẽ và tô màu bức tranh.<br />
*Biện pháp 2: Hướng dẫn phải dựa vào trẻ và lấy trẻ là trung tâm<br />
Trong tất cả các giờ học nói chung và giờ tạo hình nói riêng cô cần để <br />
cho trẻ tự thể hiện sản phẩm của mình cô luôn là người động viên khuyến <br />
khích trẻ thực hiện gợi ý cho trẻ những tình huống khó thực hiện.<br />
Mong muốn của trẻ được thể hiện qua những phương tiện khác nhau <br />
như cũng là đề tài về sắc hoa mùa xuân nhưng có trẻ sẽ vẽ, có trẻ xé dán,có <br />
trẻ tô màu chính vì vậy việc cho trẻ tự lựa chọn phương tiện tạo hình là tốt <br />
nhất, cô cần tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố các kiến thức đã <br />
7<br />
được làm quen và động viên trẻ suy nghĩ thăm dò tìm cách giải quyết vấn đề <br />
hay trẻ tự miêu tả những gì trẻ có thể biết và làm.<br />
Ví dụ: Đề tài vẽ quà tặng chú bộ đội ngày tết cô sẽ đặt một loạt câu hỏi <br />
như, “Hãy cho cô biết vì sao”, “Vì sao cháu biết”, hay những cử chỉ lời nói, <br />
nét mặt của cô tạo được cho trẻ sự tự tin mạnh dạn trong quá trình hoàn <br />
thành sản phẩm cô luôn phải lấy trẻ là trung tâm tôn trọng từng cá nhân trẻ <br />
tôn trọng ý tưởng của trẻ.<br />
Trong một tiết dạy tạo hình chúng ta không nên lạm dụng quá nhiều các <br />
tranh mẫu và càng sử dụng ít vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm <br />
kiếm những ý tưởng mới lạ. Ta không nên ép trẻ phải vẽ theo ý của chúng ta <br />
như vậy sẽ làm cho tiết học trẻ nên buồn chán và tẻ nhạt.<br />
Hay trong tiết nặn tôi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng ngoài ra còn chuẩn bị <br />
một cửa hàng trưng bày đồ chơi cho trẻ và một số mẫu nặn đẹp mắt. Khi vào <br />
tiết dạy cô sẽ mở hội thi nặn xem bạn nào nặn đẹp nhờ việc làm này trẻ biết <br />
được ràng tầm quan trọng của mình khi tạo ra những sản phẩm đẹp để đóng <br />
góp vào hội thi.<br />
Ví dụ: Trong tiết nặn “Một số loại quả ” cô cung cấp cho trẻ 2 – 3 vật <br />
mẫu còn lại để trẻ tự thể hiện các loại quả khác mà trẻ mong muốn được <br />
nặn.<br />
*Biện pháp 3: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc và làm giàu các <br />
biểu tượng tạo hình ở mọi lúc mọi nơi.<br />
Để trẻ có kĩ năng kĩ xảo có sự hứng thú tích cực khi tham gia các hoạt <br />
động tạo hình và thể hiện sự sáng tạo trong sản phẩm thì phải có những biểu <br />
tượng được hình thành trong đầu từ trước.<br />
Ví dụ: Trong tiết “ Vẽ vườn cây ăn quả”thì trong các ngày trước đó cô <br />
nên dành thời gian dẫn trẻ đi quan sát các loại cây ăn quả trong vườn trường <br />
cho trẻ quan sát các loại cây và đàm thoại với trẻ về tán cây ra sao, lá có <br />
dạng hình gì, quả có màu gì, khi chín có màu gì, thân cây ra sao, vì trẻ được <br />
trực tiếp quan sát nên khi hỏi trẻ sẽ dễ dàng trả lời và khi thực hiện vào bài <br />
vẽ nhất định bức tranh của trẻ sẽ rất sinh động.<br />
Ví dụ: Trong tiết cắt dán hoa mùa xuân, cô cho trẻ quan sát các loại hoa <br />
dưới nhiều màu sắc nhiều hình dáng, cánh dài, cánh tròn… khi vào thực hiện <br />
trẻ sẽ có nhiều lựa chọn cho bài cắt dán của mình hơn vì trẻ đã được quan sát <br />
và tìm hiểu rất nhiều trẻ sẽ không phải gò bó dưới bất kì hình dáng nào của <br />
hoa vì trẻ đã được nhìn thấy nhiều hình dáng hoa khác nhau rồi.<br />
<br />
8<br />
Tóm lại để trẻ thực hiện được các đề tài khác nhau sinh động và đẹp <br />
mắt việc trước tiên chúng ta nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều biểu tượng tạo <br />
hình khác nhau đến khi vào các đề tài thực tế trẻ sẽ thực hiện được bài làm <br />
của mình đẹp và sinh động hơn trẻ sẽ suy nghĩ và lựa chọn hình ảnh mà trẻ <br />
yêu thích nhất.<br />
*Biện pháp 4: Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình đa dạng và phong phú.<br />
Khi trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình thì nguyên vật liệu là vô cùng <br />
quan trọng nhưng để tạo ra một sản phẩm đẹp và đa dạng thì trẻ không thể <br />
sử dụng một nguyên vật liệu được, cô cần sưu tầm nhiều vật liệu khác nhau <br />
để trẻ có thể kết hợp chúng tạo ra sản phẩm đa dạng và sinh động.<br />
Nguyên vật liệu có thể đi mua như giấy màu, nhưng cũng có nguyên <br />
vật liệu từ thiên nhiên như lá cây,chai lọ, hộp sữa, vải…sự đa dạng về <br />
nguyên vật liệu mục đích để trẻ sáng tạo và kết hợp chúng lại với nhau sao <br />
cho hài hòa nhất.<br />
Ví dụ: Đề tài “Cắt dán một số động vật sống trong rừng từ họa báo” cô <br />
giáo sẽ là người sưu tầm họa báo còn trẻ là người cắt dán, và vẽ thêm những <br />
chi tiết cho bài vẽ của mình.<br />
Cô cũng cần là người tuyên truyền viên giỏi tuyên truyền tới quý bậc <br />
phụ huynh việc ủng hộ nguyên vật niệu có sẵn để làm cho tiết học thêm đầy <br />
đủ và sinh động hơn.<br />
Ví dụ. Trong tiết nặn một sô động vật trẻ có thể sử dụng các loại đậu <br />
để làm mắt cho các con vật, hay tiết xé dán thuyền trên biển ngoài nguyên <br />
liệu chính là giấy màu cô có thể cho trẻ sự dụng thêm sách báo cũ để xé các <br />
loại thuyền với nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau.<br />
Những đồ vật những phế liệu tưởng chừng như là vứtt bỏ nhưng dưới <br />
con mắt của trẻ dưới sự hướng dẫn của cô nó chở nên có ích vô cùng từ đó ta <br />
lại giáo dục được ở trẻ tính tiết kiệm, tôn trọng mọi vật xung quanh.<br />
Nhưng khi cho trẻ kết hợp nhiều vật liệu trong một sản phẩm t ạo hình <br />
cô cùng cần lưu ý khi lựa chon các vật liệu ấy để đảm bảo tính an toàn cho <br />
trẻ không sắc nhọn, rẻ tiền , dể kiếm như vỏ ốc hến…ngoài ra để tiết kiệm <br />
kinh phí cũng như việc cho trẻ tự tìm kiếm nguyên vật liệu tôi luôn động viên <br />
trẻ kiếm vật liệu sẵn có và dễ tìm có sẵn tại gia đinh trẻ nơi trẻ sinh sống.<br />
*Biện pháp 5: Tích hợp hoạt động tạo hình với các môn học khác.<br />
Tích hợp với môn học khác đòi hỏi giáo viên phải biết vận dụng linh <br />
hoạt và khéo léo vào các môn học khác khi lựa chọn nội dung tích hợp cần <br />
phù hợp tránh rời rạc khô khan làm trẻ trở nên nhàm chán.<br />
9<br />
Hoạt động tạo hình có thể tích hợp vào rất nhiều môn học khác để đem <br />
tới cho trẻ sự mới mẻ hứng thú trong học tập.<br />
Ví dụ: Đối với tiết tạo hình “Vẽ một số phương tiện giao thông”<br />
Cô sẽ cho trẻ hát “Em tập lái ô tô”sau đó cô hỏi trẻ hát bài gì trong bài <br />
hát nhắc tới phương tiện gì?<br />
Cô cho trẻ lên tìm trong lớp có những phương tiện giao thông gì? Và <br />
cho trẻ đếm? cô đã tích hợp với toán.<br />
Khi trẻ thực hiện sản phẩm của mình cô sẽ cho trẻ nghe nhạc không <br />
lời cô đi từng bàn động viên khuyến khích trẻ vẽ gợi ý cho trẻ sáng tạo thêm <br />
cho sản phẩm của mình.Khi đi cô nhắc nhở trẻ tư thế ngồi và cầm bút sao <br />
cho đúng.<br />
Kêt thúc tiết học tôi cho trẻ hát “Đoàn tàu nhỏ xíu”như vậy trong một <br />
tiết học cô có thể lồng ghép nhiều môn học một cách xuyên suốt, cuối mỗi <br />
tiết tạo hình tôi lại tổ chức một cuộc thi bé khéo tay ngay tại lớp mình, cho <br />
trẻ tự tạo các sản phẩm đẹp để trang trí lớp.<br />
Ví dụ: Trong hoạt động góc ở góc tạo hình giáo viên cho trẻ chuẩn bị <br />
đồ dùng cho góc xây(nặn cây xanh, nặn cây xanh, nặn các con vật nuôi..) trẻ <br />
sẽ biết bảo nhau tạo ra sản phẩm đẹp mắt.<br />
Việc kết hợp tạo hình với môn học khác đòi hỏi sự linh hoạt sáng tạo <br />
của giáo viên, vì giáo viên là người lên tiết dạy phải biết lựa chọn các môn <br />
học khi tích hợp sao cho khoa học nhất và sinh động nhất vẫn phải làm nổi <br />
bật lên được tiết học chính của ngày hôm đó nhưng lại lồng ghép được tạo <br />
hình vào tiết học hài hòa.<br />
*Biện pháp 6: Đổi mới hình thức phương pháp cho trẻ hoạt động tạo <br />
hình trong hoạt động chung.<br />
Để tổ chức giờ hoạt động chung về bộ môn tạo hình đạt hiệu quả cao, <br />
người giáo viên cần phải có các thủ thuật vào bài khác nhau phù hợp với từng <br />
tiết dạy để gây hứng thú và thu hút sự chú ý cho trẻ vào giờ học. Trong quá <br />
trình tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình trong giờ hoạt động chung <br />
giáo viên cần có có hình thức tổ chức tiết học sao cho thật thoải mái, không <br />
gò bó, mọi phương pháp đưa ra phải phù hợp với khả năng với nhận thức của <br />
trẻ và phát huy tính tích cực ở trẻ.<br />
Ví dụ: Trong giờ dạy trẻ nặn củ cà rốt giáo viên cần vào bài cô giáo kể <br />
câu chuyện về chú thỏ, sau khi kể chuyện cô giáo đặt câu hỏi các con có <br />
muốn giúp bạn thỏ có thức ăn không, chúng mình hãy nặn nhiều cà rốt cho <br />
bạn thỏ nhé.Sau đó co cho trẻ quan sát mẫu chuẩn bị cả vật thật và vật mẫu <br />
10<br />
cho trẻ quan sát, tổ chức cho trẻ thi đua theo nhóm xem nhóm nào nặn được <br />
nhiều cà rốt cho bạn thỏ.<br />
Khi nhận xét sản phẩm giáo viên gợi ý các bạn trai nhận xét sản phẩm <br />
của bạn gái và ngược lại, đồng thời cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình.<br />
Cô luôn học hỏi tìm tòi đề tạo ra những tiết học hứng thú luôn phải <br />
đổi mới phương pháp dạy học để tạo ra cái mới khiến trẻ hứng thú khi học <br />
nhằm đạt được mục đích chung “mỗi giờ học là một giờ vui” khi học trẻ <br />
thấy được mình đang vui chơi và khi chơi trẻ lại học được những bài học <br />
bổ ích nhất.<br />
*Biện pháp 7: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động phụ <br />
huynh hiểu về môn học.<br />
Thông qua các buổi họp lớp,trong giờ đón trả trẻ tôi thực hiện công tác <br />
tuyên truyền tới các bậc phụ huynh để các bậc phụ huynh nhận thức đầy đủ <br />
hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với sự phát <br />
triển và sự hình thành nhân cách của trẻ qua bộ môn làm quen với hoạt động <br />
tạo hình.<br />
Vận đông các bậc phụ huynh, hỗ trợ về nguyên vật liệu,phế liệu sẵn <br />
có để trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình với nhiều vật liệu đa dạng và hấp <br />
dẫn.<br />
Tuyên truyền tới phụ huynh thường xuyên phối kết hợp với giáo viên <br />
trong quá trình luyện và rèn các kĩ tạo hình cho trẻ.Trao đổi, hướng dẫn phụ <br />
huynh cách rèn cho trẻ tại nhà, như cho trẻ thực hành vẽ thêm tại nhà hay cho <br />
trẻ quan sát nhiều biểu tượng xung quanh làm tăng vốn hiểu biết của trẻ.<br />
Ví dụ : Đề tài “Vẽ đàn gà” Cô trao đổi với phụ huynh cho trẻ quan sát <br />
đàn gà tại nhà để trẻ có hiểu biết sâu sắc về hình dáng, màu sắc, dáng đi, <br />
cách kiếm mồi…như vậy là trẻ cũng đã tích lũy được vốn kinh nghiệm ban <br />
đầu nhất định.<br />
Nhiều bậc phụ huynh còn có suy nghĩ hạn hẹp cô giáo phải lên kế <br />
hoạch trao đổi với phụ huynh từ nhiều góc cạnh như trao đổi giờ đón trả trẻ <br />
hay trao đổi trực tiếp qua sản phẩm của trẻ để cho phụ huynh thấy được <br />
tầm quan trọng của môn học tới sự phát triển của trẻ nhỏ.<br />
Tạo góc trưng bày sản phẩm của trẻ ở ngoài lớp để phụ huynh nắm <br />
được tình hình học của con em mình và có những biện pháp kết hợp cùng <br />
giáo viên kip thời để đạt hiệu quả hơn trong các tiết học về sau.<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Sau khi triển khai áp dụng các biện pháp trên,kết quả của trẻ trong <br />
hoạt động tạo hình đã được nâng lên vì sự quan tâm đúng mực của cha mẹ <br />
học sinh tới tình hình học tập của con em mình.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Cô cần có giải pháp và biện pháp thích hợp như bản thân cô cũng phải <br />
là người luôn cố gắng học hỏi và trau dồi kiến thức về môn tạo hình để tìm <br />
ra phương pháp hay truyền đạt tới trẻ.<br />
Một giải pháp không thể thiếu đó là phát triển của trẻ là không đồng <br />
đều vì vậy cô cũng cần tìm những biện pháp phù hợp tác động tới trẻ sao cho <br />
mỗi trẻ đều có sự hiểu biết nhất định mà cô đã cung cấp.<br />
Như vậy để tìm ra những giải pháp hay cô áp dụng cho trẻ phải có sự <br />
chọn lọc phù hợp nhất định phù hợp cho khả năng nhận thức và nghi nhớ ở <br />
trẻ.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
*Quá trình khảo nghiệm:<br />
Việc nghiên cứu và thử nghiệm các hình thức này diễn ra song song <br />
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.<br />
Đây là một trong những phương pháp hay đối với trẻ và có ý nghĩa cho <br />
trẻ cần được tổ chức thường xuyên và khoa học tổ chức buổi tham quan trao <br />
đổi thông tin giữa cô và trẻ giữa trẻ và trẻ hay giữa trẻ và gia đình.<br />
Cô thường xuyên lên tiết mẫu tiết đề tài cho trẻ được làm quen với <br />
nhiều loại tiết, nhiều dạng bài, nhiều hình ảnh qua các ngày các tuần.<br />
Cô có thể đặt câu hỏi hoặc tạo ra tình huống mở để trẻ tự do sáng tạo <br />
và tìm ra ý tưởng cho bài vẽ hoặc nặn của mình<br />
*Kết quả khảo nghiệm<br />
Sau khi thực hiện đề tài, tôi nghiên cứu qua sách vở cũng như tham <br />
khảo ý kiến từ bạn bè đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm kết quả khảo <br />
nghiệm của tôi như sau.<br />
Kết quả sau khi thực hiện khảo <br />
nghiệm<br />
Nội dung<br />
Số lượng trẻ Tỷ lệ %<br />
(34 trẻ)<br />
Trẻ có sản phẩm vẽ đạt yêu cầu 27 80%<br />
Trẻ có sản phẩm nặn đạt yêu cầu 30 88%<br />
<br />
12<br />
Trẻ có sản phẩm xé dán đạt yêu cầu 25 73%<br />
*Giá trị khoa học<br />
Khi cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình trẻ hoạt động tích cực <br />
hơn, bản thân trẻ được tự nhận xét, trao đổi , trẻ trở nên năng động sáng tạo <br />
và đạt được kết quả đáng khích lệ.<br />
Dựa vào nội dung của hoạt động tạo hình để đánh giá năng lực của trẻ <br />
cũng như sự tiến bộ dần của quá trình đầu năm học cho đến cuối năm học <br />
chúng ta thấy được sự chuyển biến rõ rệt ở khả năng tạo hình của trẻ. <br />
Trong các tiết học tạo hình trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt động. <br />
Trẻ vẽ và tô màu các bức tranh rất đẹp đường nét hài hòa cân đối, màu sắc <br />
đẹp bắt mắt. Biết thể hiện kĩ năng để nặn, xé dán các đồ vật, con vật thật <br />
ngộ nghĩnh đáng yêu…<br />
Cô đã sử dụng tốt phương pháp sư phạm, nâng cao kiến thức cơ bản, kĩ <br />
năng thực hành của từng nội dung tạo hình, nắm vững phương pháp dạy học <br />
theo chương trình mầm non mới, có kinh nghiệm, sáng tạo trong tiết dạy, <br />
trong việc tạo môi trường học tập cho trẻ, đã tạo niềm tin và thu hút sự quan <br />
tâm của phụ huynh.<br />
Trình độ của trẻ được nâng lên rõ rệt các cháu thích học hơn và các tiết <br />
học không quá gò bó nữa mà trở lên sinh động. Trẻ hứng thú khi được ôn <br />
luyện các kiến thức qua các bài tập, trò chơi dưới nhiều hình thức.<br />
III. Kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận <br />
Một số phương pháp cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình, tôi đã <br />
vận dụng được vào hoạt động dạy của lớp mình đã đem lại một số kết quả <br />
đáng khích lệ, học sinh mạnh dạn tự tin trong hoạt động tạo hình và các môn <br />
học khác, trẻ hoàn thành sản phẩm đẹp, biết giữ gìn quý trọng sản phẩm do <br />
mình tạo ra.<br />
Cũng với đề tài đó tôi đã chọn và phát hiện được những cháu có năng <br />
khiếu về tạo hình để bồi dưỡng thêm cũng như trao đổi với phụ huynh có <br />
hướng giúp trẻ phát triển năng khiếu hội họa trong tương lai.<br />
Góc sản phẩm của bé tại lớp có nhiều sản phẩm bằng đất nặn, sản <br />
phẩm vẽ, sản phẩm xé làm cho phụ huynh phấn khởi và yên tâm với phương <br />
pháp dạy học của giáo viên từ đó phụ huynh có những nhìn nhận khác về các <br />
hoạt động trong lớp, phụ huynh sẽ đóng góp thêm đồ dùng đồ chơi làm phong <br />
phú thêm trong tiết dạy.<br />
<br />
13<br />
Bản thân là một giáo viên đứng lớp để thực hiện đề tài nói trên tôi <br />
không ngừng tìm hiểu qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, qua chị <br />
em đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân để có những <br />
tiết dạy hay ý nghĩ cho trẻ.<br />
2. Kiến nghị<br />
Để thực hiện đề tài nay tôi còn gặp khó khăn như bố mẹ của một số <br />
cháu chưa thực sự quan tâm tới tình học tập của con em mình ở trường cũng <br />
như về nhà nhiều bậc phụ huynh chưa kèm thêm con mình làm sự phát triển <br />
giữa các trẻ là chưa đồng đều<br />
Tôi mong muốn nhà trường và cấp trên tạo điều kiện hơn nữa cho giáo <br />
viên mầm non có cơ hội học hỏi kinh nghiệm trên mọi phương diện , đồng <br />
nghiệp các trường bạn về mặt kiến thức, kĩ năng.<br />
Mong các cấp lãnh đạo có sự quan tâm hơn nữa về chế độ chính sách <br />
hợp lí thỏa đáng cho đôi ngũ giáo viên về cơ sở vật chất cũng như mua sắm <br />
thêm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi để trẻ có thể học hỏi nhiều hơn nữa.<br />
Trên đây là những biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình mà bản thân <br />
tôi tự đúc kết ra, tuy nhiên vẫn không tránh được sự thiếu sót rất mong được <br />
sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo để sáng kiến của tôi được hoàn <br />
thành tốt hơn. <br />
Buôn trấp, ngày 20 tháng 02 năm 2017<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Thúy Dịu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
14<br />
………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………… <br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC <br />
<br />
Trang<br />
I. Phần mở đầu...................................................................................................1<br />
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài........................................................................2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................2<br />
4. Giới hạn nghiên cứu.........................................................................................2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2<br />
II. Phần nội dung................................................................................................3<br />
1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài....................................................................3<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu........................................................................4<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp...............................................................3<br />
a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp..................................................................3<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp..................................3<br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp..................................................10<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học........................................................11<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị.........................................................................12<br />
1. Kết luận..........................................................................................................12<br />
2. Kiến nghị.........................................................................................................12<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
1. Tham khảo trên sách báo về giáo dục mầm non<br />
2. Tham khảo mạng internet, trang wes mammon.com<br />
3.Tham khảo sách phương pháp cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với hoạt <br />
động tạo hình.<br />
4.Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ mầm non<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />