SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường MG<br />
<br />
<br />
Đề tài:<br />
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG <br />
CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẪU GIÁO ”<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
I.1. Lý do chọn đề tài.<br />
Lý do khách quan.<br />
Từ xưa đến nay vấn đề bảo vệ môi trường luôn là một trong những vấn <br />
đề được chú trọng hàng đầu. Bởi mỗi năm thế giới có hơn 2,2 triệu người <br />
chết vì các bệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm và vệ sinh môi trường kém <br />
gây ra. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ sống còn, là việc làm cấp bách vì thế <br />
hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn <br />
vệ sinh môi trường đang rất được chú trọng và người dân họ được giáo dục <br />
rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp. Ở nước ta, một <br />
đất nước đang trên đà phát triển, một đất nước đang đẩy mạnh nền công <br />
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vấn đề bảo vệ môi trường đang được <br />
quan tâm, hiện tượng gây ô nhiễm môi trường do các nhà máy thải ra, người <br />
dân đã nhận thức được phần nào của vấn đề bảo vệ môi trường nên luôn tìm <br />
cách khắc phục. Nhưng ở nông thôn tình trạng đổ rác bừa bãi còn rất nhiều. <br />
Những việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ <br />
thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm bầu không khí.<br />
Như chúng ta đã biết môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã <br />
hội và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Hiện nay trái đất đang nóng <br />
dần lên, bầu không khí đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng, hàng ngày chúng ta <br />
được theo dõi qua báo, đài, Ti vi, internet có phản ánh những hành động xấu <br />
gây ô nhiễm đến môi trường. Ở thành phố thì nhìn chung người dân có ý thức <br />
bảo vệ môi trường nhưng còn ở nông thôn thì nhận thức của người dân còn <br />
hạn chế, hiện tượng vứt rác bừa bãi còn rất nhiều. Chính vì những hành động <br />
thiếu ý thức đó đã làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. <br />
Để cải thiện vấn đề về môi trường thì đòi hỏi mỗi người chúng ta phải có ý <br />
thức và chung tay cải thiện và hành động vì môi tường. Nhất là đối với trẻ, <br />
trẻ chưa hiểu hết được ý nghĩa và hành động vì môi trường nên cần giáo dục <br />
cho trẻ những thói quen, hành động văn minh nhằm góp phần bảo vệ môi <br />
trường.<br />
Chính vì vậy mỗi giáo viên Mầm non, người quản lý trong trường Mẫu <br />
giáo chúng ta hơn ai hết ươm mầm đặt nền móng vững chắc cho trẻ những <br />
kiến thức, kĩ năng sống và hình thành ý thức cho trẻ một trong những ý thức <br />
không thể thiếu đó là “có những thói quen, hành động văn minh và có ý thức <br />
bảo vệ môi trường ” . <br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt 1<br />
SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường MG<br />
<br />
Như chúng ta đã biết giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn rất quan <br />
trọng của cuộc đời mỗi con người. Trong giai đoạn này, trẻ phát triển rất <br />
nhanh về các mặt thể chất, nhận thức, tình cảm, các mối quan hệ xã hội, <br />
những nét tính cách, phẩm chất và các năng lực chung. Nếu không được hình <br />
thành ở trẻ trong lứa tuổi này, thì khó có cơ hội để hình thành ở các lứa tuổi <br />
sau. AS Makarenco đã viết: “ Những cơ sở căn bản của việc giáo dục con <br />
người đã được hình thành trước 5 tuổi. Những điều dạy cho trẻ trong thời kỳ <br />
này chiếm 90% tiến trình giáo dục của cuộc đời. Về sau việc giáo dục vẫn <br />
được tiếp tục nhưng đó là lúc hái hoa nếm quả, còn những nụ hoa đã được <br />
vun trồng ngay trong 5 năm đầu tiên”. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường <br />
cần phải được giáo dục cho mọi người và bắt đầu ngay từ tuổi mầm non <br />
“Có những thói quen, hành động văn minh và có ý thức bảo vệ môi trường ”. <br />
Muốn đạt được mục đích đó trước hết cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên <br />
hiểu rõ thực trạng của môi trường hiện nay và bồi dưỡng một số biện pháp <br />
cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của giáo dục bảo vệ <br />
môi trường.<br />
Lý do chủ quan.<br />
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là một vấn đề quan trọng <br />
nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường và bảo vệ <br />
môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, <br />
hành vi đúng cho trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá các hiện <br />
tượng thiên nhiên và hình thành những thói quen tốt cho trẻ về bảo vệ môi <br />
trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. <br />
Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường trong lành <br />
thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường phải được hình thành và được rèn <br />
luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non, giúp cho trẻ có những khái niệm ban <br />
đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung <br />
̀ ất cân thiêt. T<br />
la r ̀ ́ ừ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo <br />
sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.<br />
Với tình hình thực tế tại địa phương tôi đang công tác thì người dân nơi <br />
đây chưa nhận thức rõ được việc bảo vệ môi trường, ở trường phụ trách tôi <br />
nhận thấy một số trẻ chưa có hành động văn minh, chưa biết bảo vệ môi <br />
trường. Đứng trước tình hình này tôi luôn trăn trở và muốn giáo dục cho trẻ <br />
có ý thức về bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ. Như giáo dục trẻ hàng ngày <br />
cùng cô nhặt rác, trồng cây, chăm sóc cây xanh, nhằm giúp trẻ dần dần có thói <br />
quen tốt về bảo vệ môi trường. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số <br />
biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm <br />
non”. <br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt 2<br />
SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường MG<br />
<br />
Mục tiêu.<br />
Nhằm giúp cho trẻ hiểu được môi trường có tác động trực tiếp đến con <br />
người. Từ đó hình thành cho trẻ những thói quen tốt về bảo vệ môi trường và <br />
cũng từ đó mỗi cá nhân trẻ sẽ có ý thức tốt, có những hành động văn minh sau <br />
này. Không những ở bản thân trẻ mà còn biết vận động các bạn, tuyên truyền <br />
đến cha mẹ, mọi người xung quanh cùng chung tay bảo vệ môi trường ngày <br />
càng xanh – sạch – đẹp.<br />
Nhiệm vụ của đề tài. <br />
Bảo vệ môi trường là vấn đề rất quan trọng không của riêng ai. Vậy để <br />
giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của việc mình làm thì đây là nhiệm rất cần thiết <br />
và quan trọng. Với vai trò là người quản lý, tôi luôn hướng cho giáo viên tìm <br />
cách lồng ghép vào các hoạt động, các trò chơi phương pháp giáo dục sao cho <br />
phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. <br />
Khi tham gia vào các hoạt động trẻ cần phát huy hết tính tích cực, trẻ biết <br />
cùng cô giáo nhổ cỏ trồng và chăm sóc cây, nhặt những phế liệu bỏ đi và <br />
biết dùng những phế liệu đó để làm ra những đồ dùng học tập, từ đó trẻ đã <br />
dần có ý thức về bảo vệ môi trường. <br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Đề tài nghiên cứu này tôi đã áp dụng cho trẻ trong trường Mẫu giáo Hoa <br />
Pơ Lang – xã Durkmăl – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk. <br />
I.4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu.<br />
Giới hạn:<br />
Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình, tôi đã vận dụng đề tài <br />
này cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn trong trường <br />
Mẫu giáo Hoa Pơ Lang thuộc xã Durkmal hướng dẫn cho giáo viên lồng ghép <br />
vào các hoạt động, trò chơi nhằm giáo dục trẻ trong trường Mẫu giáo Hoa Pơ <br />
Lang ý thức bảo vệ môi trường.<br />
Phạm vi:<br />
Sáng kiến được thực hiện và áp dụng trong năm học 2014 2015 trong <br />
truờng Mẫu giáo Hoa Pơ Lang – xã Durkmăl – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk <br />
Lăk.<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt 3<br />
SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường MG<br />
<br />
Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành có liên quan <br />
đến công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non, xây dựng <br />
cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài này. <br />
Phương pháp thực tiễn:<br />
+ Phương pháp quan sát<br />
+ Phương pháp điều tra kiểm tra<br />
+ Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm thông qua hoạt động của bản<br />
thân và đồng nghiệp<br />
II. Phần nội dung.<br />
<br />
II.1. Cơ sở lý luận.<br />
<br />
* Như chúng ta đã biết thì ngày 10/1/1994 Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã <br />
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố luật bảo vệ môi trường. Theo định <br />
hướng của Đảng trong việc bảo vệ môi trường vừa có tầm nhìn chiến lượt, <br />
vừa rất rõ ràng trong phương châm hành động ở tầm nhìn vĩ mô và vi mô, tạo <br />
thành cơ sở chính trị vững chắc cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo <br />
vệ môi trường. Việc bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn <br />
của mỗi quốc gia và của cả nhân loại, là nhân tố dảm bảo sức khỏe và chất <br />
lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh <br />
tế xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập quốc tế.<br />
Bảo vệ môi trường là quyền lợi, nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia <br />
đình, và mỗi người là biểu hiện của nếp sống văn minh. Luật bảo vệ môi <br />
trường 2005 có hiệu lực từ ngày (1/7/2006) được coi là hạt nhân của hệ thống <br />
pháp luật bảo vệ môi trường.<br />
Đứng trước tình hình đang nóng hổi nhất hiện nay đó là “ Hãy chung tay <br />
bảo vệ môi trường”. Vì thế việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ <br />
luôn là một hoạt động mang tính giáo dục cao, nó giúp cho trẻ phát triển tất <br />
cả các khả năng và hình thành những cở sở ban đầu về nhân cách con người, <br />
rèn luyện những kỹ năng, thói quen, hành vi tốt cho trẻ sau này. <br />
Là giáo viên hay với vai trò là người quản lý đòi hỏi chúng ta phải nhạy <br />
bén, linh hoạt, là người làm gương cho trẻ noi theo, luôn hướng dẫn, nhắc <br />
nhở trẻ kiên trì làm những việc hàng ngày như cùng cô nhặt rác, trồng và <br />
chăm sóc cây xanh, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Giáo dục cho trẻ hiểu rằng tuy <br />
việc làm nhỏ bé nhưng đã góp phần bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. <br />
Tránh những hành động xấu như xả rác bừa bãi ra sân trường, ra lớp học. Và <br />
biết cùng cô tận dụng nguồn nguyên vật liệu bỏ đi để biến chúng thành <br />
những dụng cụ dạy học, đồ chơi một cách đơn giản nhưng thể hiện rõ nét sự <br />
<br />
Trần Thị Nguyệt 4<br />
SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường MG<br />
<br />
sáng tạo và ý tưởng phong phú qua mỗi sản phẩm. Nhưng để lồng ghép như <br />
thế nào cho phù hợp vào các hoạt động để đạt hiệu quả cao và tất cả các trẻ <br />
đều hứng thú tham gia đây mới thật là điều không dễ. <br />
* Đặc điểm tâm lý trẻ mầm non:<br />
Trẻ em trong độ tuổi mầm non rất thích hoạt động, thích tiếp xúc với <br />
thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ hấp thụ và hình thành những nề nếp, <br />
thói quen, thái độ ứng xử có văn hoá, gần gũi với môi trường sống xung <br />
quanh, đó là yếu tố thuận lợi cho giáo dục bảo vệ môi trường <br />
* Kỹ năng của trẻ mầm non:<br />
Trẻ em trong độ tuổi mầm non có khả năng tiếp nhận kiến thức, hình <br />
thành kỹ năng ban đầu đơn giản, với cách dạy học phù hợp tâm lý, nhận thức <br />
của các em. Những khả năng đặc trưng đó là:<br />
Quan sát, phân tích, so sánh, phân nhóm, phân loại các sự vật hiện <br />
tượng gần gũi xung quanh theo các dấu hiêụ màu sắc, hình dạng, kích thước, <br />
tiếng kêu, thức ăn, nơi sống( nếu là con vật). <br />
Nhận biết được các mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, giữa <br />
động vật và thực vật và điều kiện sống của chúng.<br />
Phát triển mạnh các giác quan và rất nhạy cảm.<br />
Nhận ra được các quan hệ trong không gian và thời gian nhưng còn hạn <br />
chế.<br />
Thích nhận xét đặt câu hỏi cho người lớn.<br />
Thích tìm hiểu khám phá những sự vật và hiện tượng mới lạ trong thiên <br />
nhiên, trong cuộc sống xã hội xung quanh.<br />
Học tập của trẻ ở dạng còn đơn giản, những tri thức trẻ lĩnh hội là tri <br />
thức tiền khoa học, được lượm lặt trong đời sống hàng ngày ở mọi lúc, mọi <br />
nơi một cách tự nhiên. Trẻ học thông qua hoạt động, chia sẻ với người lớn <br />
bạn bè.<br />
Lao động của trẻ ở dạng sơ đẳng: Lao động tự phục vụ, chăm sóc <br />
thiên nhiên, vệ sinh môi trường. Lao động là phương tiện quan trọng để <br />
hình thành ý thức bảo vệ tự nhiên và bảo vệ môi trường.<br />
Trẻ bắt chước rất nhanh nên thực hiện được các quy tắc đơn giản <br />
trong gia đình, trường lớp, cộng đồng.<br />
* Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non:<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt 5<br />
SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường MG<br />
<br />
Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là rất quan <br />
trọng và có ý nghĩa to lớn, góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc hình <br />
thành nhân cách con người. Vì vậy, tôi thấy cần phải biết khuyến khích kịp <br />
thời tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động quan sát, <br />
tìm hiểu, khám phá môi trường, đáp ứng được tính tò mò nhu cầu tìm tòi hiểu <br />
biết của trẻ. Qua đó giúp trẻ hiểu biết về môi trường, rèn luyện kỹ năng giữ <br />
gìn bảo vệ môi trường và có thái độ, hành vi thân thiện, gần gũi với môi <br />
trường, yêu quý, tôn trọng môi trường, mong muốn được tham gia cải thiện <br />
môi trường. Giáo dục tốt bảo vệ môi trường trong trường mầm non là chúng <br />
ta đã trang bị kiến thức cho cả một thế hệ tương lai, đó là hành trang theo các <br />
em suốt cuộc đời. Đó chính là ước mơ, là hành động cụ thể để giúp cho môi <br />
trường của chúng ta mãi mãi xanh tươi. Trong quá trình thực hiện bản thân tôi <br />
đã gặp phải không ít những khó khăn và thuận lợi sau:<br />
II.2. Thực trạng.<br />
<br />
a. Thuận lợi khó khăn.<br />
Thuận lợi.<br />
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục, sự giúp đỡ tận <br />
tình của chính quyền địa phương.<br />
Sự quan tâm của nhà trường, sự ủng hộ nhiệt tình của đội ngũ giáo viên, <br />
các bậc phụ huynh; sự ngoan ngoãn, chuyên cần của các em học sinh.<br />
Các dụng cụ phục vụ cho hoạt động lao động được nhà trường trang bị <br />
tương đối đầy đủ.<br />
Khó khăn.<br />
Trẻ ở trường tôi đa số là học sinh người dân tộc thiểu số nên việc nhận <br />
thức của trẻ còn hạn chế. Và thói quen trong sinh hoạt chưa được văn minh. <br />
Trẻ chưa hiểu được và chưa có ý thức về bảo vệ môi trường.<br />
Một số ít cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm đến con, em mình, và <br />
chưa giáo dục cho con, em mình thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.<br />
Trẻ mầm non còn nhỏ chóng nhớ mau quên nên việc giáo dục bảo vệ <br />
môi trường cần phải thưòng xuyên liên tục.<br />
Trình độ của giáo viên chưa đồng đều, một số giáo viên chưa nắm chắc <br />
về nội dung, phương pháp, hình thức nên còn hạn chế trong công tác giáo dục <br />
trẻ mầm non bảo vệ môi trường. Trường có 402 học sinh đóng tại 7 điểm <br />
trường cách xa nhau, với tổng số 18 lớp nhưng có một số lớp phải ghép <br />
nhiều độ tuổi khác nhau dẫn đến khó khăn trong quá trình hướng dẫn, chỉ đạo <br />
.<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt 6<br />
SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường MG<br />
<br />
b. Thành công hạn chế.<br />
Thành công<br />
Được sự đồng tình và cùng phối hợp giáo viên, sự kết hợp của cha mẹ <br />
học sinh đã giúp cho trẻ thêm hứng thú khi tham gia vào các hoạt động, tạo <br />
cho trẻ sự tự tin khi thể hiện những hành động văn minh bằng những việc <br />
làm nhỏ bé hàng ngày khi đến trường. Giúp cho trẻ biết gần gũi với môi <br />
trường.<br />
Hạn chế<br />
Bên cạnh những thành công đã đạt được thì vẫn còn một số hạn chế như <br />
sau: Một số ít cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm tới vấn đề mà giáo viên <br />
tuyên truyền, còn thờ ơ, không nhiệt tình tham gia lao động tập thể. Vì thế mà <br />
việc tuyên truyền và vận động chưa được đạt được hiệu quả cao. <br />
c. Mặt mạnh mặt yếu.<br />
Mặt mạnh.<br />
Được sự ủng hộ nhiệt tình của các giáo viên, đồng tình của các giáo <br />
viên cùng một lớp thường xuyên tổ chức các hoạt động lao động cho trẻ cùng <br />
tham gia, trẻ rất tích cực tham gia vào các hoạt động như cùng làm đồ dùng, <br />
đồ chơi. Trẻ thi đua nhau thể hiện hành vi tốt như nhặt rác quanh lớp, quét <br />
nhà, tưới nước cho cây.<br />
Mặt yếu.<br />
Đa số trẻ là người dân tộc thiểu số nên trẻ còn rụt rè, và bên cạnh đó <br />
một số trẻ chưa tự tin khi tham gia vào các hoạt động, trẻ chưa hiểu hết lời <br />
cô nói. Và một số trẻ vẫn còn quen với lối sinh hoạt ở nhà, chưa biết thể <br />
hiện hành vi tốt “như thấy rác mà chưa biết nhặt bỏ vào sọt rác...” dẫn đến <br />
khó khăn cho các giáo viên trong quá trình dạy trẻ.<br />
Nhận thức giữa các giáo viên chưa đồng đều dẫn đến khó khăn trong qúa <br />
trình hướng dẫn, chỉ đạo.<br />
d. Nguyên nhân, các yếu tố tác động.<br />
Nguyên nhân dẫn đến thành công là nhờ vào sự động viên của Ban lãnh <br />
đạo nhà trường, sự ủng hộ nhiệt tình của giáo viên, sự kết hợp của cha mẹ <br />
học sinh, và nhất là sự hăng say hứng thú, nhiệt tình của trẻ, ý thức của trẻ đã <br />
dần hình thành.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt 7<br />
SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường MG<br />
<br />
Nguyên nhân hạn chế là một số trẻ chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt <br />
động, trẻ còn rụt rè, một số ít cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm, giáo <br />
dục cho con em mình.<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra. <br />
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết những vấn đề về thực trạng <br />
đặt ra với những thuận lợi và khó khăn như sau:<br />
Mặt thuận lợi.<br />
Trong các năm đứng lớp tôi luôn được tham gia các cuộc thi như “ Môi <br />
trường và vệ sinh cá nhân”, “An toàn giao thông”…giúp tôi hiểu hơn về trẻ, <br />
vấn đề bảo vệ môi trường. Hơn thế bây giờ với vai trò là người quản lý trực <br />
tiếp phụ trách công tác bán trú nên tôi biết và thấy rõ hơn thói quen hằng ngày <br />
của trẻ từ đó tôi tìm ra được những giải pháp, biện pháp để rèn luyện, giáo <br />
dục ý thức cho trẻ biết bảo vệ môi trường.<br />
Ở trẻ phát huy rất tốt tính tích cực, biết vâng lời cô khi cô hướng dẫn, <br />
trẻ biết thi đua trong trong mọi hoạt động. Thể hiện sự nhanh nhẹn và sáng <br />
tạo trong các hoạt động.<br />
Tôi thường xuyên tham mưu với nhà trường trang bị đầy đủ về những <br />
vật dụng cần thiết cho lớp. Tuyên truyền tốt nên tạo sự nhiệt tình của giáo <br />
viên, cha mẹ học sinh như tham gia vào các buổi lao động ở trường và cùng <br />
với giáo viên tuyên truyền đến những người xung quanh về bảo vệ môi <br />
trường. <br />
Những điều kiện thuận lợi đó đã giúp tôi tìm ra được những biện pháp, <br />
giải pháp phù hợp với lứa tuổi của trẻ trong trường để nhằm giáo dục cho trẻ <br />
những ý thức, kỹ năng sống cơ bản nhất cho trẻ ngay khi còn nhỏ.<br />
Mặt khó khăn.<br />
Bên cạnh những thuận lợi thì bản thân tôi gặp nhiều khó khăn khi thực <br />
hiện đề tài này bản thân vốn kinh nghiệm còn ít ỏi, mới được bổ nhiệm nên <br />
trong công tác hướng dẫn, quản lý còn gặp nhiều khó khăn.<br />
Các phân hiệu cách xa nhau dẫn đến khó khăn trong việc hướng dẫn chỉ <br />
đạo theo dõi cũng như việc tổ chức các cuộc thi cho giáo viên, học sinh, phụ <br />
huynh cùng tham gia.<br />
Cơ sở vật chất mặc dù đã được nhà trường, Phòng giáo dục, chính <br />
quyền địa phương quan tâm nhưng chưa đủ đáp ứng với nhu cầu thực tế giáo <br />
viên cũng như của trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt 8<br />
SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường MG<br />
<br />
Học sinh trường tôi đa số là học sinh người dân tộc thiểu số, một số ít <br />
trẻ chưa hiểu tiếng phổ thông, nên cô khó giao lưu cùng trẻ, hướng dẫn trẻ <br />
cũng khó tiếp thu, một số trẻ còn rụt rè khi tham gia vào các hoạt động. Bên <br />
cạch đó do cuộc sống khó khăn nên cha bố mẹ học sinh chưa quan tâm nhiều <br />
tới con, em mình. Chưa nhận thức được tầm quan trọng việc bảo vệ môi <br />
trường, do đó một số ít cha mẹ học sinh còn chưa uốn nắn, sửa sai khi thấy <br />
con, em mình làm sai. Một số ít còn thơ ơ, tỏ ra không muốn hợp tác cùng giáo <br />
viên.<br />
Với những khó khăn và thuận lợi trên bản thân luôn cố gắng học hỏi trau <br />
dồi vốn hiểu biết để đưa ra được những giải pháp, biện pháp hiệu quả để <br />
giải quyết vấn đề đặt ra.<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp.<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp .<br />
Nhằm rèn cho trẻ những thói quen tốt, giúp cho trẻ hình thành ý thức bảo <br />
vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ. Từ đó trẻ sẽ biết tuyên truyền, vận động <br />
bạn bè, mọi người xung quanh cùng bảo vệ môi trường xanh –sạch – đẹp.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp.<br />
Biện pháp1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh về công tác <br />
giáo dục bảo vệ môi trường:<br />
Xây dựng cảnh quan môi trường xanh –sạch – đẹp Nhận thức là một vấn <br />
đề rất quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo giáo dục bảo vệ môi trường <br />
đây là một công tác để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, <br />
giáo dục ý thức kỹ năng sống cho học sinh. <br />
* Đối với cán bộ quản lý. <br />
Cán bộ cốt cán là lực lượng nòng cốt quyết định sự thành công của công <br />
tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh vì vậy nâng cao nhận thức là <br />
một việc làm cần thiết. Trước hết là đối với hiệu trưởng, người cán bộ quản <br />
lý trường học phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo <br />
vệ môi trường ởtrường phổ thông, triển khai cụ thể đến từng giáo viên yêu <br />
cầu, tiêu chí trường học xanh – sạch đẹp, an toàn cuối năm học tự đánh giá <br />
theo kế hoạch của trường đã đề ra . Phải nhận thức được sự chỉ đạo, tổ chức <br />
các hoạt động, các phong trào là nhiệm vụ của hiệu trưởng và Hội đồng giáo <br />
dục. Thấy được tầm quan trọng của công tác giáo dục trong trường phổ <br />
thông, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường xung <br />
quanh. Qua đó hiệu trưởng không được xem nhẹ công tác này và biết đầu tư <br />
thích đáng để công tác giáo dục môi trường có chất lượng và đạt được hiệu <br />
quả cao nhất. <br />
<br />
Trần Thị Nguyệt 9<br />
SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường MG<br />
<br />
* Đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. <br />
Sự hợp tác của GVCN và GVBM có vai trò quyết định cho sự thành công <br />
của công tác giáo dục bảo vệ môi trường vì vậy nâng cao nhận thức cho giáo <br />
viên là việc cần làm. Thông qua hoạt động ngoại khoá của các tổ chuyên môn, <br />
các buổi họp hội đồng ...giúp giáo viên nhận thức tầm quan trọng của công <br />
tác giáo dục bảo vệ môi trường, đây là nhiệm vụ quan trọng trong phong trào <br />
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành giáo dục phát <br />
động nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, rèn luyện cho các em kỹ <br />
năng sống và hoạt động, thấy được tầm quan trọng của công tác này và thì <br />
mỗi CBVC phải phát huy tinh thần trách nhiệm của mình tìm ra biện pháp <br />
phù hợp để giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao nhất. <br />
c.Đối với học sinh: <br />
Tập cho trẻ có ý thức và hành động tự giác giữ gìn môi trường xanh – <br />
sạch –đẹp ngay từ ngày đầu tiên bước chân đến trường và thực hiện mọi lúc, <br />
mọi nơi. <br />
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch lao động vệ sinh hàng tuần, hàng ngày cho <br />
cô và trẻ<br />
Kế hoạch này được tiến hành từ đầu năm học đến kết thúc năm được <br />
duy trì thường xuyên liên tục. <br />
Biện pháp 3: Thành lập Ban kiểm tra giám sát công tác giáo dục bảo vệ môi <br />
trường.<br />
Cần thành lập Ban chỉ đạo thường xuyên giám sát công tác bảo vệ môi <br />
trường của học sinh. Ban chỉ đạo mỗi tháng phải tổ chức họp 1 lần để đánh <br />
giá tình hình của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan <br />
môi trường xanhsạch đẹp.<br />
Biện pháp 4: Tổ chức các buổi lao động và các hoạt động khác theo tập thể:<br />
Để tạo bóng mát ở sân trường, tạo điều kiện cho các em vui chơi nhà <br />
trường phải tổ chức nhiều buổi lao động cho cô và trẻ, đoàn thanh niên, đoàn <br />
viên công đoàn trồng nhiều cây xanh, trồng cỏ trên sân trường, tổ chức các <br />
buổi lao động vệ sinh phong quang trường lớp có như vậy mới tạo được <br />
khuôn viên nhà trường luôn xanh và sạch. Giao trách nhiệm cụ thể cho các lớp <br />
về việc giữ gìn chăm sóc cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa, trường lớp. <br />
Biện pháp 5: Xây dựng hố rác, nhà vệ sinh:<br />
Rác thải hàng ngày ở trường học tương đối lớn để đảm bảo vệ sinh môi <br />
trường cần phải xây dựng hố rác đảm bảo lưu lượng chứa đựng, xử lý rác <br />
đúng quy trình tránh ô nhiễm môi trường. Nhà vệ sinh của trẻ và giáo viên <br />
<br />
Trần Thị Nguyệt 10<br />
SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường MG<br />
<br />
cần xây dựng cách xa các phòng học, có hệ thống nước rửa tay sau khi đi vệ <br />
sinh, thường xuyên làm tốt công tác chùi rửa nhà vệ sinh. <br />
Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá<br />
Phong trào bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh <br />
sạch đẹp là rất cần thiết và quan trọng do vậy. Công tác kiểm tra phải xuyên <br />
suốt từ đầu đến cuối năm học. Hằng tháng phải đưa ra được những ưu điểm <br />
và tồn tại cần khắc phục. Có khen thưởng rõ ràng, công bằng...<br />
Biện pháp 7: Thực hiện công tác xã hội hoá hiệu quả bằng việc tuyên truyền <br />
giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non:<br />
Các năm học trước những phương pháp, kỹ năng tổ chức tuyên truyền <br />
còn gặp khó khăn lúng túng và hạn chế về nội dung tuyên truyền. Bản thân <br />
tôi rất trăn trở suy nghĩ cần cải cách lại phương pháp tuyên truyền theo hình <br />
thức mới có hiệu quả hơn. Sự kết hợp công tác tuyên truyền nâng cao nhận <br />
thức của toàn dân về việc bảo vệ môi trường kết hợp với đóng góp xây dựng <br />
cơ sở vật chất. Trước hết đối với thành viên ban chỉ đạo năm học 20142015 <br />
có điều chỉnh bổ sung thành viên mới là đại diện phụ huynh tham gia ban chỉ <br />
đạo, nhằm tạo nhân lực làm tiếng nói gần gũi trong quá trình xã hội hoá công <br />
tác giáo dục bảo vệ môi trường.<br />
Cùng với nhà trường họp với các đoàn thể và giáo viên trong trường để <br />
quán triệt kế hoạch bảo vệ môi trường. Các đoàn thể và giáo viên đã thảo <br />
luận sâu sắc vào kế hoạch của trường và đưa yêu cầu, nội dung của giáo dục <br />
bảo vệ môi trường vào kế hoạch công tác năm, tháng của tổ chuyên môn và <br />
cá nhân.<br />
Tuyên truyền sâu rộng tới phụ huynh học sinh về nội dung của giáo <br />
dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non. Tuyên truyền bằng nhiều <br />
hình thức: Qua các buổi họp phụ huynh học sinh, qua những bài viết tuyên <br />
truyền của đội ngũ giáo viên, tuyên truyền bằng bản tin, tranh treo trên tường, <br />
những nơi gần đường đi lại để phụ huynh dễ quan sát.<br />
Tuyên truyền bằng hình thức giới thiệu sản phẩm của các cháu như: <br />
Vẽ nặn, viết chữ đẹp, những đồ chơi đơn giản do các bé tự làm vì vậycho <br />
cha mẹ rất phấn khởi khi đưa con đến trường.<br />
Thời gian tuyên truyền là cả một năm học. Kết quả: Nhận thức của <br />
nhân dân, của phụ huynh được nâng lên rõ rệt, đã cải thiện được cơ sở vật <br />
chất, những đồ dùng thiết thực cho học sinh: ti vi, đầu đĩa, đệm ấm cho trẻ <br />
….<br />
Biện pháp 8: Thường xuyên động viên giáo viên làm tốt công tác phối hợp với <br />
phụ huynh tăng cường nguyên liệu vật liệu cho từng chủ điểm.<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt 11<br />
SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường MG<br />
<br />
Câu nói của Bác Hồ luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động “ Dễ trăm <br />
lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Biết vận dụng <br />
được điều đó trong thực tiễn chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường sẽ đạt được <br />
kết quả như mong đợi. Phụ huynh học sinh là một lực lượng gắn bó mật <br />
thiết trong giáo dục mầm non. Họ là người hàng ngày đưa đón trẻ tới trường, <br />
họ thường xuyên được nhìn thấy công việc làm của cán bộ giáo viên mầm <br />
non. Chính vì vậy tôi đã triển khai và tích cực phối hợp với phụ huynh cùng <br />
tham gia vào sưu tầm và bổ sung một nguyên liệu, vật liệu sẵn có của địa <br />
phương vào làm các đồ dùng học tập cũng như đồ chơi cho trẻ theo các chủ <br />
đề của năm học. Vì thế giáo viên đã có đầy đủ nguyên liệu để làm đồ dùng <br />
đồ chơi cho trẻ, tận dụng được các nguyên liệu thiên nhiên, đồ dùng phong <br />
phú đa dạng và nhiều chủng loại.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biện pháp 9: Tổ chức tốt các hội thi bảo vệ cho giáo viên, trẻ, phụ huynh <br />
cùng tham gia<br />
Tôi đã lập kế hoạch kết hợp cùng với nhà trường tổ chức hội thi “ Làm <br />
đồ dùng đồ chơi tự tạo”, “ Môi trường và vệ sinh cá nhân”, “ An toàn giao <br />
thông”, “ Bé với văn học”, “Trò chơi dân gian”, “Hát dân ca”. Thành viên ban <br />
giám khảo là đại diện phụ huynh học sinh, đại diện nhà trường. Qua hội thi <br />
đó giúp phụ huynh hiểu được việc làm của đội ngũ giáo viên, bằng đôi tay <br />
khéoléo các cô đã tạo ra hàng ngàn dồ chơi không những hấp dẫn trẻ mà phụ <br />
huynh cũng vô cùng thích thú, bằng những bài thơ câu chuyện qua hội thi “Bé <br />
với văn học” đã tạo cho trẻ vui vẻ thích thú tích cực tham gia hoạt động sôi <br />
nổi. Qua đó đã tạo được niềm tin của phụ huynh với nhà trường nhờ đó công <br />
tác giáo dục bảo vệ môi trường được phụ huynh nhiệt tình ủng hộ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt 12<br />
SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường MG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ban giám hiệu phổ biến nội dung tiêu chí của công tác giáo dục bảo vệ <br />
môi trường để phụ huynh cùng bàn bạc, xem nội dung nào làm trước nội dung <br />
nào làm sau: <br />
Ví dụ: Trồng cây bóng mát trong trường, cải tạo công trình vệ sinh, hợp <br />
đồng chuyển rác thải và đặc biệt chú trọng khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, <br />
cải tạo đất để làm vườn rau cho nhà trường, ủng hộ chậu hoa cây cảnh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức một số trò chơi là một hoạt động quen thuộc, gần gũi với tất cả <br />
mọi người từ người lớn đến trẻ em. Cũng như lao động, học tập, trò chơi là <br />
một loại hình hoạt động sống của con người. Trò chơi tạo tất cả những điều <br />
kiện để trẻ thể hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt động, tạo ra ở trẻ những rung <br />
động thực tế và quan trọng cho cuộc sống. Đối với trẻ em, chơi có nghĩa là <br />
hoạt động, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ước mơ, là cố gắng <br />
để thực hiện những ước mơ đó, là cảm giác, tri giác và phản ánh một cách <br />
sáng tạo thế giới vào trong tưởng tượng của mình. Đúng như A.M. Go rơ ki <br />
đã nhận xét “ Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi <br />
chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy cần phải thay đổi.”Tổ chức thi <br />
chơi “Trò chơi dân gian”, “Hát dân ca”, đối tượng dự thi là cô giáo, học sinh <br />
và phụ huynh cùng kết hợp thi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt 13<br />
SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường MG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chủ động vận động phụ huynh sưu tầm cung cấp thêm một số trò chơi <br />
dân gian bài hát dân ca có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để cung cấp <br />
thêm cho giáo viên vào các buổi chuyên đề.<br />
Trò chơi 1: Thi kể tên các loài động vật, thực vật<br />
a. Mục đích: Giúp học sinh củng cố, khắc sâu các kiến thức về đa dạng <br />
sinh học.<br />
b. Nội dung: Kể tên các loài động thực vật mà em biết.<br />
c. Cách chơi: Giáo viên chia học sinh thành 2 nhóm ( hoặc 3, 4 nhóm) <br />
giáo viên nêu 1 chữ cái, các nhóm phải kể tên các động vật, thực vật <br />
mà nhóm biết bắt đầu bằng chữ cái đó. <br />
Ví dụ: Giáo viên nêu chữ “S” học sinh các nhóm phải kể tên các động vật <br />
hoặc thực vật có chữ cái đầu là “S”: sên, sấu, sáo, sóc, su su, su <br />
hào,....nhưng không được kể tên trùng với nhóm bạn, khi chỉ đến nhóm nào <br />
mà không tìm được, giáo viên cho đếm từ 1 đến 5 như nhóm đó vẫn chưa tìm <br />
ra coi như b ị thua. Hoặc cũng có thể cho các nhóm ghi tên lên bảng nhóm và <br />
đếm xem nhóm nào kể được nhiều tên động vật, thực vật hơn là nhóm đó <br />
thắng. Trò chơi diễn ra trong 5 phút. Các chữ cái giáo viên đưa ra từ dễ đến <br />
khó: S, C, Ch, K, Ô, Ê,..<br />
Trò chơi 2: Trời Đất Nước<br />
a. Mục đích: Giúp học sinh củng cố, khắc sâu các kiến thức về đa dạng <br />
sinh học.<br />
b. Nội dung: Kể tên các con vật có ở trên trời, dưới đất, dưới nước<br />
Đối với phụ huynh sẽ là ấn tượng sâu sắc trong công tác giáo dục bảo <br />
vệ môi trường trong trường mầm non, nâng cao hiểu biết cho phụ huynh, phụ <br />
huynh thông cảm, giúp đỡ nhà trường, chia sẻ khó khăn để giúp trẻ cùng tiến <br />
bộ. <br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt 14<br />
SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường MG<br />
<br />
Không những vậy tôi còn vận động cha mẹ học sinh chung tay bảo vệ <br />
môi trường, như không được vứt rác bùa bãi, không được chặt phá rừng. khi <br />
có rác hãy gom lại thành đống và đốt, cùng tham gia phát quan nhà ở, trồng <br />
cây xanh quanh nhà, và tham gia vào hoạt động lao động phát cỏ quanh lớp <br />
học. Bằng những việc làm hàng ngày chúng ta đã dần hình thành những thói <br />
quen tốt cho trẻ, những thói quen ấy sẽ là nền tảng để trẻ trở thành người <br />
công dân tốt, một người có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường.<br />
*Biện pháp 10: Hướng dẫn cho giáo viên:<br />
+ Tạo môi trường thân thiện cho trẻ khi trẻ đến lớp.<br />
Để tạo cho trẻ một môi trường thân thiện thì trước hết tôi phải dọn dẹp <br />
lớp học sạch sẽ, gon gàng, trang trí lớp phù hợp lôi cuốn trẻ, đồ dùng, đồ <br />
chơi tôi thường xuyên lau chùi sắp xếp gọn gàng vào kệ, phía ngoài lớp thì có <br />
sẵn những thùng đựng rác, chổi, đồ hốt rác, găng tay..., không những vậy bản <br />
thân tôi cũng phải ăn mặc gọn gàng, phù hợp nơi công sở, trò chuyện thân <br />
mật cùng trẻ. Như vậy sẽ làm cho trẻ một cảm giác an toàn khi đến lớp, thích <br />
được đến lớp.<br />
Trong giờ đón trẻ tôi thường trò chuyện với trẻ để nghe trẻ kể về những <br />
thói quen sinh hoạt khi ở nhà, tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin và gần gũi với <br />
cô giáo như:<br />
“Sáng nay con ngủ dậy con làm gì?” <br />
“Con giúp mẹ làm những việc gì?”<br />
“Ở nhà con có hay ăn qua không?”<br />
‘Vậy ăn xong con thường làm gì với các vỏ kẹo, vỏ bánh đó nào?”<br />
Động viên trẻ trả lời thật để từ đó giáo viên nắm bắt được những thói <br />
của trẻ để tìm ra cách giáo dục phù hợp nhất. Tôi thường hướng dẫn, trẻ <br />
nhặt rác khi thấy bạn khác vứt ra sân, hàng tuần tôi cùng trẻ tổ chức lao động <br />
nhặt rác, dọn vệ sinh quanh lớp học quanh sân trường, cho trẻ tham gia trồng <br />
cây xanh, trồng hoa trước cửa lớp. Khi vào lớp thì cho trẻ cất đồ dùng cá nhân <br />
của mình vào nơi quy định, khi chơi xong biết dọn cất đồ chơi vào nơi quy <br />
định. Và giáo dục cho trẻ hiểu rằng bạn làm như vậy là xấu, khi ăn xong có <br />
rác thì phải biết cầm tới nơi có xọt rác để bỏ vào đó. Nếu như thấy rác mà <br />
các con không nhặt, bạn không nhặt thì nhìn sân trường của chúng ta có sạch <br />
– đẹp không? Lần đầu tiên cô nhắc nhở như vậy sẽ là một bài học đơn giản <br />
cho trẻ và sau nhiều lần như thế sẽ hình thành dần thói quen cho trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt 15<br />
SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường MG<br />
<br />
Biện pháp 11: Hướng dẫn lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường thông qua <br />
các hoạt động học:<br />
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua môn học “ khám phá khoa <br />
học”<br />
Để giúp cho hiểu được môi trường sống của chúng ta ngày nay đang bị ô <br />
nhiễm nặng tôi chọn chủ đề về hiện tượng thiên nhiên, thế giới thực vật, <br />
phương tiện và luật lệ giao thông để lồng ghép vào. <br />
Ví dụ 1: Khi trò chuyện về một số loại cây, cho trẻ kể tên về những cây <br />
xanh có trong khuôn viên trường và một số cây xanh mà trẻ biết, hỏi trẻ trẻ <br />
trồng cây xanh để làm gì các con? Cây xanh cho chúng ta những gì các con? <br />
Qua những câu hỏi khơi gợi tính tích cực suy nghĩ của trẻ tôi giảng giải cho <br />
trẻ hiểu biết thêm như cây xanh có rất nhiều loại “cây ăn quả, cây lấy gỗ, <br />
cây làm cảnh...”, cây xanh có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con <br />
người chúng ta. Nó giúp cho bầu không khí trong lành hơn như hút khí các bon <br />
níc khi con người thải ra, nhả khí ô xy cho con người chúng ta hít vào, không <br />
những thế cây xanh còn chống xói mòn, giữ đất. Vậy nếu thấy bạn nào đó <br />
hoặc ai đó nhổ cây, chặt phá cây các con phải làm gì để bảo vệ cây đó nhỉ? <br />
Và tôi luôn tạo ra phong trào thi đua xem ai làm việc tôt nhiều nhất. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ 2: Khi trò chuyện về hiện tượng thiên nhiên thì tôi luôn cho trẻ <br />
xem những đoạn video về biến đổi khí hậu như lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy, <br />
dùng những câu hỏi gợi mở để hỏi trẻ. Các con biết vì sao lại có lũ lụt như <br />
thế? Từ đó cô giải thích cho trẻ nghe. xem những hành động thiếu văn minh <br />
của con người chúng ta như vứt rác bừa bãi ra đường, thải những chất bẩn ra <br />
nguồn nước, những hành động đó sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm bầu <br />
không khí. Qua đó tôi luôn tìm cách khuyến khích trẻ làm những việc tốt như <br />
chia trẻ thành ba tổ thi đua xem tổ nào làm được nhiều việc tốt nhất trong <br />
tuần như nhặt rác, lá cây gom lại thành đống, chăm sóc cây, không ăn quà vặt.<br />
Ví dụ 3: Khi trò chuyện về các phương tiện giao thông trẻ biết được các <br />
chất thải ra từ các phương tiện giao thông làm ô nhiễm không khí. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt 16<br />
SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường MG<br />
<br />
Với những điều trẻ nghe ban đầu tưởng chừng xa vời nhưng khi chúng <br />
ta tích cực cho trẻ tìm hiểu nhiều lần qua hình ảnh, câu chuyện hằng ngày sẽ <br />
giúp trẻ khắc sChủ đề “Trường mầm non thân yêu của bé”: Ngoài việc cung <br />
cấp cho trẻ kiến <br />
thức về chủ đề, cô giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp <br />
sạch sẽ, không hái hoa bẻ cành cây xung quanh trường lớp...<br />
Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ chọn những hành vi đúng sai”. Cô làm <br />
tranh vẽ về việc giữ gìn bảo vệ môi trường của một bạn nhỏ như: bé vứt <br />
rác vào thùng, vứt rác bừa bãi, bé quét nhà, giẫm lên cỏ, bé đu cành cây, bé <br />
ngồi lên bàn, bé tranh giành đồ chơi...Sau đó chia trẻ làm hai đội, mỗi đội có <br />
một bức tranh yêu cầu trẻ phải bật qua các vòng và yêu cầu đội khoanh tròn <br />
các hành vi đúng và một đội khoanh vào những hành vi sai. Thời gian sau một <br />
bản nhạc đội nào khoanh được đúng theo yêu cầu là chiến thắng.<br />
Chủ đề “ Bản thân bé”: Giáo dục trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn vệ <br />
sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người. Trẻ có hành vi <br />
và thói quen tốt trong ăn uống: mời cô, mời bạn, không ăn quà vặt ngoài <br />
đường... Nhận biết ký hiệu thông thường: nhà vệ sinh nam, nữ, thùng đựng <br />
rác... và nhận biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân: dao, <br />
kéo, ổ cắm điện, ao, hồ...<br />
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động góc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi tổ chức cho trẻ tham gia chơi ở các góc thì trong đó có góc thiên <br />
nhiên, tôi thường cho trẻ quan sát cách cô trồng cây xanh, cô bón phân, chăm <br />
sóc cây. Sau khi trẻ quan sát và biết được những kỹ năng cơ bản rồi cho trẻ <br />
tự thực hiện, tôi quan sát và hướng dẫn thêm. Khi trẻ đã tự tay trồng và chăm <br />
sóc hàng ngày trẻ được chứng kiến sự trưởng thàng của cây, thấy cây mang <br />
lại những lợi ích thiết thực lúc đó trẻ sẽ thêm yêu và gần giũ với thiên nhiên, <br />
có ý thức hơn về việc bảo vệ cây xanh, khi cây có lá rơi trẻ biết tự nhặt lá bỏ <br />
vào xọt rác để không làm bẩn lớp, bẩn sân trường. trẻ đã biết phân biệt môi <br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt 17<br />
SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường MG<br />
<br />
trường bẩn sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, môi trường trong lành sẽ giúp con <br />
người khỏe mạnh hơn...Như thế trẻ đã hình thành những thói quen tốt mà <br />
không cần để cô nhắc nhở nữa. <br />
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua môn âm nhạc.<br />
Như chúng ta đã biết thì âm nhạc luôn là món ăn tinh thần đối với tất cả <br />
mọi người. Và qua những bài hát sẽ phần nào giúp cho con người nhận ra, <br />
cảm nhận được những điều hay lẽ phải. Đối với trẻ cũng vậy thông qua <br />
những bài hát với những giai điệu vui tươi hát về cây xanh tôi kết hợp cho trẻ <br />
xem tranh, hình ảnh về nội dung bài hát như qua bài hát “ Em yêu cây xanh” <br />
tôi tập cho trẻ hát thuộc lời bài hát, biết thể hiện cảm xúc khi hát. Giảng giải <br />
cho trẻ biết nội dung bài hát, từ đó giáo dục trẻ những thói quan tốt, những <br />
hành vi tốt, những việc làm tốt như biết chăm sóc cây xanh, không được bẻ <br />
cành, bứt lá, bảo vệ cây xanh được trồng ở góc thiên nhiên của lớp, ở trường <br />
cũng như ở nhà và nơi công cộng. Và giáo dục cho trẻ biết tuyên truyền tới <br />
mọi người không được chặt phá cây bừa bãi. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng rất <br />
lớn đến môi trường... <br />
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp .<br />
Đòi hỏi người giáo viên có trình độ nhất định về môi trường biết tìm tòi <br />
những thông tin cần thiết qua mạng liên quan đến môi trường. Đồng thời cơ <br />
sỏ vật chất của trường đầy đủ đáp ứng cho các hoạt động của cô và trẻ.<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ khăng khít mật thiết với nhau <br />
không thể tách rời. Và tôi đã đề ra những biện pháp, giải pháp cụ thể, sát với <br />
tình của trường, lớp phù hợp với nhận thức của giáo viên của trẻ.<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
Kết quả khảo nghiệm: Qua điều tra học sinh của 18 lớp thì 90% các <br />
cháu có ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường. Thăm dò ý kiến của các giáo <br />
viên khi áp dụng các giải pháp được nhất trí 100%. Kết quả khi vận dụng <br />
giải pháp này với 402 cháu trong trường thì 95% các cháu đều hứng thú tham <br />
gia tích cực khi tham gia vào các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường <br />
cụ thể:<br />
<br />
<br />
<br />
Giải pháp, biện pháp Số trẻ Tỉ lệ <br />
đạt <br />
phần <br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt 18<br />
SKKN: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường MG<br />
<br />
trăm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thực hiện công tác xã hội hoá hiệu quả bằng việc tuyên 360/40 89,5%<br />
truyền giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non. 2<br />
Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh tăng 384/40 95,5%<br />
cường nguyên liệu vật liệu cho từng chủ điểm 2<br />
Tạo môi trường thân thiện cho trẻ khi trẻ đến lớp. 402/40 100%<br />
2<br />
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua môn học “ 358/40 89%<br />
khám phá khoa học” 2<br />
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua môn âm nhạc 387/40 96%<br />
2<br />
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động 390/40 97%<br />
góc. 2<br />
<br />
<br />
Giá trị khoa học: Mang lại những kiến thức về bảo vệ môi trường cho <br />
trẻ. Giúp cho trẻ có những thói quen, hành động văn minh và có ý thức bảo vệ <br />
môi trường yêu cuộc sống hơn.<br />
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu<br />
* Đối với cô:<br />
Những năm mới ra trường kinh nghiệm còn ít, chưa biết cách áp dụng <br />
những phương pháp trên nên kết quả đạt ở trẻ chưa cao và còn tốn nhiều thời <br />
gian. Nhưng từ khi ấp dụng sáng kiến này bản thân ngày càng nắm vững <br />
kiến thức, nội dung các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, trở nên linh <br />
hoạt và sáng tạo hơn trong các hoạt động. Ngoài ra còn nắm rõ hơn ý thức <br />
bảo vệ môi trường của giáo viên và trẻ . Từ đó giúp tôi có thêm động lực tao <br />
cảm giác an toàn hứng thú hơn trong công việc.<br />
* Đối với trẻ: Đã đạt được như mục tiêu đã đặt ra như sau:<br />
Qua kết quả học tập của hầu hế