SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; tiếp thu bài giảng một cách nhẹ nhàng, khắc sâu kiến thức; góp phần làm giàu thêm vốn từ cho học sinh. Giúp học sinh có năng lực sử dụng từ đồng âm – từ nhiều nghĩa trong sinh sản văn bản bằng hình thức nói hoặc viết, từ đó các em sử dụng được Tiếng Việt làm công cụ giao tiếp tư duy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
- I. Phần mở đầu I.1. Lí do chọn đề tài Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Do vậy, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kỳ quan trọng giúp học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt, từ đó thêm yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta thật sự có nhiều khía cạnh khó, dân gian có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” mà một trong những nội dung khó đó là phần nghĩa của từ. Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, nội dung nghĩa của từ được biên soạn có hệ thống trong phân môn Luyện từ và câu. Trong đó, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là các loại từ quan trọng, nó được xem như là “hiện tượng đặc thù” của Tiếng Việt. Việc nhận diện hai loại từ này đối với người lớn đã khó, với học sinh lớp 5 lại càng khó hơn nhiều. Qua trực tiếp giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy học sinh (kể cả học sinh khá, giỏi) đều rất khó khăn, hay nhầm lẫn khi xác định nghĩa để phân biệt từ, đặc biệt là những từ xuất hiện trong văn cảnh. Suy nghĩ và trăn trở về vấn đề này, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ về cách hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Vì thế, tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa”. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; tiếp thu bài giảng moät cách nhẹ nhàng, khắc sâu kiến thức; góp phần làm giàu thêm vốn từ cho học sinh. Giúp học sinh có năng lực sử dụng từ đồng âm – từ nhiều nghĩa trong sinh sản văn bản bằng hình thức nói hoặc viết, từ đó các em sử dụng được Tiếng Việt làm công cụ giao tiếp tư duy. I.3. Đối tượng nghiên cứu 1
- Việc dạy từ đồng âm – từ nhiều nghĩa ở nhà trường tiểu học. Một số kinh nghiệm nhỏ giúp HS phân biệt về từ đồng âm – từ nhiều nghĩa. I.4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học về từ nhiều nghĩa từ đồng âm cho học sinh lớp 5. I.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra. Phương pháp trắc nghiệm Phương pháp nghiên cứu sản phẩm Phương pháp tổng kết kinh nghiệm II. Phần nội dung II.1. Cơ sở lí luận Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục đích dạy học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Bao gồm: Nguyên tắc đồng bộ: Nguyên tắc đòi hỏi người giáo viên trong việc dạy từ nhiều nghĩa từ đồng âm phải tiến hành trong tất cả các môn học. Dạy từ nhiều nghĩa từ đồng âm phải trở thành một bộ phận không thể thiếu được của mỗi giờ Tiếng Việt. Nguyên tắc thực hành: Là những bài tập miệng, bài viết, ứng dụng lí thuyết vào thực hành, giải quyết những vấn đề cụ thể của ngữ pháp, chính tả, tập làm văn. Dạy từ nhiều nghĩa từ đồng âm phải gắn những mẫu lời nói, hội thoại. Nguyên tắc cụ thể: HS tiểu học còn nhận thức theo kiểu trực quan nên giai đoạn đầu khi giới thiệu về từ nhiều nghĩa, từ đồng âm phải bằng hình ảnh, vật thật và bằng lời. Mặt khác các em cần được nghe, thấy, phát âm và viết từ mới để nói thành tiếng hoặc nói thầm đều do quan sát được. 2
- Nguyên tắc tính đến đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ: Khi dạy từ nhiều nghĩa từ đồng âm cần được trình bày như là việc thiết lập quan hệ giữa từ với một lớp sự vật cùng loại được biểu thị bởi từ. Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học, dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học. Bao gồm các phương pháp như: thuyết trình, hỏi – đáp, trực quan, thực hành, luyện tập… II.2. Thực trạng học sinh trong quá trình học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa a. Thuận lợi, khó khăn Ban giám hiệu nhà trường vững về chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy, giáo viên có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản, chính quy. Khi dạy về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, tôi thường trao đổi với Ban giám hiệu, bạn bè đồng nghiệp, để tìm ra cái hay, cái mới trong giảng dạy nên đã rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Đa số học sinh có ý thức trong học tập, nắm được kiến thức bài học và vận dụng vào thực hành tương đối tốt. Từ đồng âm được dạy trong 1 tiết ở tuần 5, các em được học khái niệm về từ đồng âm. Các bài tập về từ đồng âm chủ yếu giúp học sinh phân biệt các từ đồng âm, đặt câu phân biệt các từ đồng âm; bài luyện tập về từ đồng âm đã được giảm tải, vì thế thời lượng còn ít. Từ nhiều nghĩa được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8. Học sinh được học khái niệm về từ nhiều nghĩa. Các bài tập chủ yếu là phân biệt các từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển, đặt câu phân biệt nghĩa, nêu các nét nghĩa khác nhau của một từ. Dạng bài tập về phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa không có trong khi đó khả năng tư duy trừu tượng của các em còn hạn chế. Hầu hết học sinh lớp 5 sau khi học xong các tiết Luyện từ và câu về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa đều gặp khó khăn. Sau khi học về từ đồng âm rất nhiều học sinh nêu được định nghĩa này, thậm chí là học thuộc lòng và đã biết 3
- vận dụng vào việc xác định từ đồng âm, mặc dù chưa được chính xác, vẫn có những học sinh còn lúng túng. Nhưng sau những tiết củng cố, luyện tập, học sinh dần dần nắm được và vận dụng được từ đồng âm. Đến khi xuất hiện từ nhiều nghĩa thì học sinh thực sự lúng túng, phân vân giữa việc xác định, phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Nhiều học sinh thậm chí chỉ biết đoán mò tìm kết quả. Cụ thể là: Khó khăn trong việc giải thích nghĩa các từ: học sinh còn giải nghĩa từ sai, lúng túng và còn lủng củng. Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: còn mơ hồ, định tính. Phân biệt nghĩa gốc và một số nghĩa chuyển của từ. Đặt câu có sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa: chưa chính xác, chưa hay, chưa đúng với nét nghĩa yêu cầu. b. Thành công, hạn chế Áp dụng các biện pháp đưa ra trong đề tài, học sinh đã có thể phân biệt được từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; khi làm các bài tập về phân biệt từ đồng âm, từ đồng nghĩa đã nhanh và ít sai hơn. Tuy nhiên, do thời lượng một tiết học còn hạn chế nên giáo viên chưa lồng ghép liên hệ phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong các bài học được nhiều. c. Mặt mạnh, mặt yếu Các biện pháp góp phần giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc giảng dạy về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; học sinh chủ động nắm vững kiến thức và không còn nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ trái nghĩa. Các biện pháp mới chỉ áp dụng trong phạm vi một lớp học, chưa được vận dụng rộng rãi đến các lớp khác trong cùng một khối lớp. d. Nguyên nhân 4
- Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có nhiều đặc điểm và hình thức giống nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau, chỉ khác nhau về nghĩa. Ví dụ 1: Từ đồng âm “bàn”(1) trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công việc” xét về hình thức ngữ âm thì hoàn toàn giống nhau còn nghĩa thì hoàn toàn khác nhau: “bàn”(1) là danh từ chỉ một đồ vật có mặt phẳng, chân đứng để đồ đạc hoặc làm việc, “bàn”(2) là động từ chỉ sự trao đổi ý kiến. Ví dụ 2: Từ nhiều nghĩa: “bàn”(1) trong “cái bàn” và “bàn”(2) trong “bàn phím”. Hai từ “bàn” này, về hình thức ngữ âm hoàn toàn giống nhau còn nghĩa thì “bàn”(1) là danh từ chỉ một đồ vật có mặt phẳng, có chân dùng để đi kèm với ghế làm đồ nội thất mang nghĩa gốc; “bàn”(2) là bộ phận tập hợp các phím trong một số loại đàn hoặc máy tính mang nghĩa chuyển. Trong chương trình Tiếng Việt 5 chưa có dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh rèn kỹ năng phân biệt. Học sinh vẫn còn chưa phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Trong học kì I, ở phân môn Luyện từ và câu lớp 5, học sinh thường sai rất nhiều khi phải xác định là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa. Để kiểm tra khả năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, trong bài kiểm tra thường xuyên sau phần học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa tôi đã ra đề kiểm tra học sinh lớp 5B năm học (2014 – 2015) như sau: Trong các từ in đậm dưới đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa? Em được điểm chín. Được điểm kém, em ngượng chín cả người. Cơm đã chín. Kết quả: Sĩ số Điểm 9,10 Điểm 7,8 Điểm 5,6 Điểm dưới5 15 3 = 20% 5 = 33,3% 4 = 26,7% 3 = 20% 5
- Nhìn chung, học sinh nắm bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa chưa chắc chắn, chưa chính xác. Khi học bài Từ đồng âm ở tuần 5, qua vài ví dụ, các em học sinh dễ dàng tiếp thu “Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa”. Một số em có thể đặt câu để phân biệt các từ đồng âm. Thế nhưng, với bài tập “Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau: a) Cánh đồng tượng đồng một ngàn đồng. b) Hòn đá đá bóng. c) Ba và má ba tuổi” thì gần như học sinh không thể nào giải thích rõ ràng, chính xác được. Không một em học sinh tiểu học nào có thể giải thích được “Đồng trong cánh đồng là mảnh đất có cỏ mọc hay để trồng trọt…”, “Đá trong hòn đá là chất rắn tạo nên vỏ quả đất”... Với một bài học tương đối khó như vậy, nếu không được luyện tập nhiều để nắm vững hơn về từ đồng âm, học sinh sẽ không hoàn thành được tốt bài tập. Đến tuần 7, các em lại học bài Từ nhiều nghĩa. Đây lại là bài học khó nhất trong phân môn Luyện từ và câu ở học kì I. Để học sinh phân biệt thế nào là nghĩa “gốc”, thế nào là nghĩa “chuyển” thật là khó khăn, bởi khái niệm “Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau”. Với học sinh tiểu học, nó thật trừu tượng, mơ hồ. Chính vì vậy, khi sang đến tuần 8, với bài luyện tập 1, trang 82, sách Tiếng Việt 5 tập 1: “Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa? Chín: Lúa ngoài đồng đã chín vàng/ Tổ em có chín học sinh/ Nghĩ cho chín rồi hãy nói”. Nếu như học sinh chưa nắm vững bài học thì sẽ rất dễ xác định sai. Đứng trước thực tế đó, tôi đã hướng dẫn học sinh khi học các khái niệm về từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. Khi học sinh đã nắm được kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa tôi mở rộng thêm cho HS một số kiến thức giúp học sinh 6
- hiểu bản chất kiến thức: Từ đồng âm là nhiều từ nhưng nghĩa các từ trong văn cảnh đều là nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính hay nghĩa đen). Còn từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có một nghĩa gốc còn các nghĩa khác là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc. Trở lại ví dụ ở trên, trong ví dụ 1 “bàn” trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công việc” đều mang nghĩa gốc, ví dụ 2 “bàn” trong “cái bàn” mang nghĩa gốc còn “bàn” trong “bàn phím” mang nghĩa chuyển. Vậy làm thế nào để học sinh phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ? Đến đây tôi giúp học sinh hiểu rằng từ mang nghĩa gốc thì nêu được nghĩa khác nhau nhưng phải bằng cách diễn giải. Còn phần nhiều các từ mang nghĩa chuyển thì nêu nghĩa bằng cách thay thế bằng một từ khác (mang nghĩa phụ). Ví dụ: Mùa xuân (1) là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2). Ta thấy rằng: “xuân”(2) được dùng theo nghĩa chuyển vì “xuân” có thể thay thế bằng “tươi đẹp”. Khi học sinh đã nắm bắt được bản chất của kiến thức, để cho học sinh có kỹ năng phân biệt, tôi tổng hợp thành những dạng bài tập hỗn hợp cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để HS luyện tập. Sau khi mở rộng cho HS một số khái niệm cơ bản cần thiết về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm tôi đã hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chúng. Tôi lần lượt sử dụng các giải pháp trên bằng cách lựa chọn và phân bố hợp lí theo từng nội dung của bài, lấy nhiều ví dụ minh họa để học sinh nắm được đặc điểm cơ bản của các loại từ trên từ đó có thể phân biệt và nhận dạng dễ dàng hơn trong khi làm bài tập. II.3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Để khắc phục những khó khăn trong quá trình dạy – học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; giúp học sinh có khả năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa một cách dễ dàng và chính xác mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình dạy – 7
- học. Đề tài đưa ra một số biện pháp có thể được áp dụng khi dạy học phân môn Luyện từ và câu ở các tiết học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp b.1. Nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và phương pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa * Nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa: + Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa. Ví dụ: bò trong kiến bò, chỉ hoạt động di chuyển ở tư thế áp bụng xuống nền bằng cử chỉ của toàn thân hoặc những cái chân ngắn. bò trong trâu bò: chỉ loài động vật nhai lại, sừng ngắn, lông thường có màu vàng, được nuôi để lấy sức kéo, thịt, sữa… + Từ nhiều nghĩa: Là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Ví dụ: Đôi mắt của bé mở to (bộ phận quan sát của con người ở trên mặt). Từ “mắt” trong câu “quả na mở mắt” là nghĩa chuyển. Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có ba dạng sau: Dạng 1: Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng hay nói cách khác là dựa vào các kiểu tương quan về hình dáng. Ví dụ: Miệng1 (miệng xinh) và miệng2 (miệng bát) Dạng 2: Dựa trên cơ sở ẩn dụ về cách thức hay chức năng của các sự vật, đối tượng. Ví dụ: cắt1 (cắt cỏ) với cắt2 (cắt quan hệ) Dạng 3: Dựa trên cơ sở ẩn dụ kết quả do tác động của các sự vật đối với con người. Ví dụ: đau1 (đau vết mổ) và đau2 (đau lòng) Theo cơ chế hoán dụ có các dạng sau: Dạng 1: Dựa trên cơ sở quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. 8
- Ví dụ: Chân1, Tay1, Mặt1 là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ cái toàn thể (Anh ấy có chân2 trong đội bóng. Tay2 bảo vệ của nhà máy số ba có Mặt2 trong hội nghị) Dạng 2: Dựa trên quan hệ giữa vật chứa và cái được chứa. Ví dụ: Nhà1 là công trình xây dựng (Anh trai tôi đang làm nhà) Nhà2 là gia đình (Cả nhà có mặt) Dạng 3: Dựa trên quan hệ nguyên liệu hay công cụ với sản phẩm làm ra từ nguyên liệu hay công cụ đó hoặc hành động dùng nguyên liệu hay công cụ đó. Ví dụ: Muối1: Nguyên liệu (Một kg muối) Muối2: hành động làm cho thức ăn lên men (Chị ấy muối dưa rất ngon) * Nắm vững phương pháp dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là loại bài khái niệm. Ở phần nhận xét, giáo viên giúp học sinh phát hiện các hiện tượng về từ ở các bài tập từ đó rút ra được những kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Bước tiếp theo giáo viên tổng hợp kiến thức như nội dung phần ghi nhớ. Đến đây, nếu là học sinh khá, giỏi, giáo viên có thể cho các em lấy ví dụ về hiện tượng đồng âm, nhiều nghĩa giúp các em nắm sâu và chắc phần ghi nhớ. Chuyển sang phần luyện tập, giáo viên tiếp tục tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh giải quyết các bài tập phần luyện tập. Sau mỗi bài tập giáo viên lại củng cố, khắc sâu kiến thức liên quan đến nội dung bài học, liên hệ thực tế… Khi dạy các bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giáo viên cần sử dụng đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh họa nhằm giúp học sinh dễ dàng phân biệt nghĩa của từ. Ví dụ: 9
- Hòn đá Đá bóng Trong quá trình dạy học có thể vận dụng phương pháp, hình thức dạy học như: Phương pháp hỏi đáp, phương pháp giảng giải, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trực quan, phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp luyện tập thực hành. Đối với các tiết luyện tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa giáo viên tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh củng cố, nắm vững kiến thức, nhận diện, đặt câu, xác định đúng nghĩa. Cụ thể: Yêu cầu học sinh hiểu và nắm vững kiến thức để vận dụng Giáo viên có thể cho học sinh ngắt ý của phần ghi nhớ cho đọc nối tiếp, rồi ghép lại cho đọc toàn phần, đọc theo nhóm đôi, thi đua xem ai nhanh, ai đọc tốt giúp học sinh thuộc ghi nhớ một cách trôi chảy tại lớp. Giúp học sinh hiểu đúng nghĩa của các từ phát âm giống nhau Điều đặc biệt của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là phát âm giống nhau (nói đọc giống nhau và viết giống nhau). Vì vậy, để kết luận được các từ đó có quan hệ đồng âm hay quan hệ nhiều nghĩa trước hết học sinh phải hiểu rõ nghĩa của các từ. Ví dụ: Đường(1): (đường rất ngọt): chỉ một chất có vị ngọt. Đường(2): (đường dây điện thoại): chỉ dây dẫn, truyền điện thoại phục vụ cho việc thông tin liên lạc. 10
- Đường(3): (ngoài đường, xe cộ đi lại nhộn nhịp): chỉ lối đi cho các phương tiện, người, động vật. Để có thể giải thích nghĩa chính xác của các từ “đường” như trên, học sinh phải có vốn từ phong phú, có vốn sống. Vì vậy, giáo viên luôn phải chú trọng trau dồi, tích lũy vốn từ cho học sinh. Tiếp đó, học sinh căn cứ vào khái niệm từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để xác định mối quan hệ giữa các từ. Xét nghĩa của 3 từ “đường” trên ta thấy: Từ đường(1) và từ đường(2) có nghĩa hoàn toàn khác nhau không liên quan đến nhau kết luận hai từ đường này có quan hệ đồng âm. Tương tự như trên từ đường(2) và từ đường(3) cũng có mối quan hệ đồng âm. Từ đường(2) và từ đường(3) có mối quan hệ mật thiết về nghĩa trên cơ sở của từ đường(3) chỉ lối đi, ta suy ra nghĩa của từ đường(2) (truyền đi) theo vệt dài (dây dẫn). Như vậy từ đường(3) là nghĩa gốc, còn từ đường(2) là nghĩa chuyển – kết luận từ đường (2) và từ đường(3) có quan hệ nhiều nghĩa với nhau. b.2.Tổ chức dạy trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức Trong chương trình sách giáo khoa, dạy bài về từ nhiều nghĩa được sắp xếp sau bài dạy về từ đồng âm. Như vậy để phòng sự nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa thì ngay ở bài dạy về từ đồng âm ngoài ví dụ đúng cần có thêm các trường hợp không phải đồng âm để các em nhận xét. Ví dụ: Từ “đi” trong các trường hợp sau đây có phải hiện tượng đồng âm không? Em hay đi bộ đến trường. Anh đi ô tô, còn tôi đi xe đạp. Bà cụ ốm nặng, đã đi hôm qua rồi. Anh đi con mã, tôi đi con tốt. Thằng bé đã đến tuổi đi học. Ca nô đi nhanh hơn thuyền. 11
- Ghế thấp quá không đi được với bàn. Bài tập này giáo viên chỉ yêu cầu học sinh nhận diện từ “đi” trong các câu văn trên là hiện tượng đồng âm hay không, không yêu cầu giải thích. Trong bài dạy “từ nhiều nghĩa” giáo viên có thể lấy thêm một số trường hợp về từ nhiều nghĩa, sau đó quay lại lấy một ví dụ về từ đồng âm cho học sinh nhận định về các từ trong ví dụ. Ví dụ: Từ “bạc” trong các trường hợp sau là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? Vì sao? Nhẫn bạc – tóc bạc – bạc như vôi. Ở câu hỏi này, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích lý do lựa chọn để khẳng định kiến thức và khả năng nhận diện, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt lại từ “bạc” trong các trường hợp trên có quan hệ đồng âm vì nghĩa của từ “bạc” trong mỗi trường hợp khác nhau, không có quan hệ với nhau. Cuối tiết học giáo viên nhấn mạnh học sinh lưu ý phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tránh nhầm lẫn đáng tiếc giữa hai hiện tượng này. b.3. Tìm ra dấu hiệu chung nhất để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Sau các bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cùng với các bài luyện tập, có thể giúp học sinh rút ra so sánh như sau: * Điểm khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa Là hai hoặc nhiều từ có cùng hình Là một từ nhưng có nhiều nghĩa: thức ngữ âm: (hòn) đá và đá (bóng). (hòn) đá và (nước) đá. Các nghĩa hoàn toàn khác biệt nhau Các nghĩa có mối liên hệ với nhau. không có bất cứ mối liên hệ nào. Ví dụ: (hòn) đá chỉ chất rắn có sẵn Ví dụ: (hòn) đá chỉ chất rắn có trong tự trong tự nhiên, thường thành tảng, hòn nhiên, thường thành tảng, khối vật rất cứng. Còn đá (bóng) chỉ hành động cứng. Còn (nước) đá chỉ nước đông dùng chân hất mạnh vào một vật cứng lại thành tảng giống như đá. 12
- nhằm đưa ra xa hoặc làm tổn thương. Không giải thích được bằng cơ chế Do cơ chế chuyển nghĩa tạo thành. chuyển nghĩa. * Điểm giống nhau: Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm đều có hình thức âm thanh giống nhau Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm thường dễ nhầm lẫn Ví dụ: Ba: ba(1) bố: Ba tôi rất thích đọc báo ba (2) số từ: Số ba là con số không may mắn Học sinh có thể nhầm lẫn từ “ba” là từ nhiều nghĩa vì có hình thức âm thanh giống nhau. Khi gặp trường hợp này phải giúp học sinh thấy được các nét nghĩa không có quan hệ với nhau vì thế không phải là từ nhiều nghĩa mà là từ đồng âm. b.4. Tổng hợp các dạng bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa * Dạng 1: Phân biệt nghĩa của các từ. Đối với từ đồng âm: Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau: Cánh đồng(1) – tượng đồng(2). Bài tập này, giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa của các từ “đồng” ở mỗi trường hợp: “đồng”(1) chỉ khoảng đất rộng, bằng phẳng, dùng để cấy, trồng trọt; “đồng”(2) là kim loại, chúng là những từ đồng âm (vì nghĩa khác nhau). Đối với từ nhiều nghĩa: Trong những câu sau câu nào có từ “chân” mang nghĩa gốc và câu nào có từ “chân” mang nghĩa chuyển? + Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. + Bé đau chân. Với bài tập trên, giáo viên yêu cầu học sinh nêu nghĩa của từ “chân” trong mỗi câu và xác định nghĩa chuyển, nghĩa gốc: “chân” trong câu a) chỉ một bộ phận làm trụ đỡ của cái kiềng – nghĩa chuyển, “chân” trong câu b) một bộ phận của cơ thể đỡ và di chuyển cơ thể nghĩa gốc. * Dạng 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 13
- Đối với từ đồng âm: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước. Bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh với mỗi từ cần đặt ít nhất là hai câu, các từ đó có quan hệ đồng âm với nhau. Ví dụ: Bàn: Cả nhà ngồi vào bàn để ăn cơm. Bố mẹ em cũng đang bàn chuyện cưới vợ cho anh trai. Đối với từ nhiều nghĩa: Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ “đứng” + Nghĩa 1: ở thế chân thẳng, chân đặt trên mặt nền. + Nghĩa 2: ngừng chuyển động. Giáo viên có thể gợi ý: nghĩa 1 nói tới một tư thế của người hoặc động vật. Nghĩa 2 nói tới trạng thái của một đồ vật hiện tượng, dựa vào đó học sinh đặt câu. + Nghĩa 1: Chúng em đang đứng nghiêm trang chào cờ. + Nghĩa 2: Kim đồng hồ đứng lại. * Dạng 3: Phân biệt quan hệ đồng âm, quan hệ nhiều nghĩa. Ví dụ: Trong các từ in đậm dưới đây, những từ nào có quan hệ đồng âm, những từ nào có quan hệ nhiều nghĩa với nhau? Vàng: Giá vàng nước ta tăng đột biến. Tấm lòng vàng. Ông tôi mua một bộ vàng lưới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản. Ở bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của các từ “vàng” rồi xác định mối quan hệ giữa chúng: từ “vàng” ở câu 1, 2 có quan hệ nhiều nghĩa, từ “vàng” ở câu 3 có quan hệ đồng âm với từ “vàng” ở câu 1 và 2. * Dạng 4: Nối từ hoặc cụm từ với nghĩa đã cho. Đối với từ đồng âm: Ví dụ: Nối các cụm từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B A B 1. Sao trên trời có khi tỏ khi mờ. a. Chép lại hoặc tạo ra văn bản khác theo 14
- 2. Sao lá đơn này thành ba bản. đúng bản chính. 3. Sao tẩm chè. b. Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô. 4. Sao ngồi lâu thế? c. Nêu thắc mắc không biết rõ nguyên 5. Cánh đồng lúa mới đẹp làm nhân. sao! d. Nhấn mạnh mức độ làm ngạc nhiên, thán phục. e. Các thiên thể trong vũ trụ. Đối với từ nhiều nghĩa: Ví dụ: Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ “chạy” trong mỗi câu ở cột A A B 1. Bé chạy lon ton trên sân. a. Hoạt động của máy móc. 2. Tàu chạy băng băng trên đường b. Khẩn trương tránh những điều không ray. may sắp xảy đến. 3. Đồng hồ chạy đúng giờ. c. Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông. 4. Dân làng khẩn trương chạy lũ. d. Sự di chuyển nhanh bằng chân. Ở cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có mặt cả bốn dạng bài tập trên. Bên cạnh đó, mỗi nội dung lại có một số dạng bài tập riêng. Đối với từ đồng âm có dạng bài tập đố vui: Trùng trục như con chó thui. Chín mặt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu. (Là con gì?) Hoặc dạng bài tập chỉ ra những từ đồng âm được dùng để chơi chữ trong các câu sau: + Kiến bò đĩa thịt bò./ Ruồi đậu mâm xôi đậu. + Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa. Đối với từ nhiều nghĩa có dạng bài tập thay thế từ : 15
- Tìm từ có thể thay thế từ “mũi” trong các cụm từ sau: Mũi thuyền/ Mũi súng/ Mũi đất/ Mũi quân bên trái đang thừa thắng xốc tới/ Tiêm ba mũi. c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp Để thực hiện giải pháp, biện pháp nêu trên phải đảm bảo một số điều kiện sau: Có tài liệu tham khảo và thiết bị dạy học giúp giáo viên lấy được thêm nhiều ví dụ cụ thể ngoài sách giáo khoa. Tăng thời lượng tiết học để có thời gian áp dụng các bài luyện tập, phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được sử dụng kết hợp trong các tiết học nhằm giúp nâng cao hiệu quả tiết dạy (tùy theo đối tượng học sinh có thể sử dụng kết hợp các biện pháp một cách linh hoạt để đạt được mục tiêu tiết học). e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Sau một thời gian áp dụng các giải pháp, biện pháp trên trong bài kiểm tra thường xuyên về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa chất lượng bài làm của học sinh đã có tiến bộ rõ rệt: Kết quả: Điểm dưới Năm Sĩ số Điểm 9,10 Điểm 7,8 Điểm 5,6 5 2012 2013 24 4 = 16,7% 7 = 29,2% 10 = 41,2% 3 = 12,5% 20132014 18 5 = 27,8% 7 = 38,9% 4 = 22,2% 2 = 11,1% 20142015 15 4 = 26,7% 6 = 40% 4 = 26,7% 1 = 6,6% (Học kì I) II.4. Kết quả Với kết quả khảo nghiệm thu được như trên cho thấy chất lượng tiết dạy có áp dụng những giải pháp, biện pháp đưa ra trong đề tài kết quả cao hơn so 16
- với tiết dạy chưa đúc rút kinh nghiệm. Hầu hết học sinh nắm chắc bài, làm bài tập về phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa đúng và nhanh hơn. III. Phần kết luận, kiến nghị III.1. Kết luận Dạy các nội dung về nghĩa của từ thực sự không đơn giản, nhất là phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Học sinh cần nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thông qua các bài học, muốn vậy giáo viên cần nắm sâu kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và phương pháp dạy. Cụ thể: Nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và phương pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Tổ chức dạy trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức. Giáo viên cần giúp học sinh tự tìm ra dấu hiệu chung nhất để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Tìm hiểu nghiên cứu, thống kê các dạng bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong cuộc sống hàng ngày để có thêm vốn từ trong giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy, tổ chức cho học sinh nắm được kiến thức, bản thân tôi đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và lựa chọn sao cho học sinh nắm kiến thức mới và vận dụng trong học tập cũng như trong cuộc sống một cách hiệu quả. III.2. Kiến nghị Với mục đích nâng cao kết quả giảng dạy và hoàn thành chuyên môn của người giáo viên tiểu học, tôi xin có một số đề nghị sau: a) Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Tổ chức các chuyên đề về phương pháp dạy phân môn Luyện từ và câu đối với từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để giáo viên học hỏi kinh nghiệm khi dạy các nội dung này vì đây là phần kiến thức khó với học sinh. Cung cấp thêm tài liệu tham khảo và thiết bị dạy học nhằm giúp giáo viên nâng cao chất lượng các tiết học này. 17
- b) Đối với giáo viên: Giáo viên cần phải linh hoạt thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, cần nắm bắt rõ năng lực học tập của từng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả. Tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh bước đầu phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, rất mong được sự góp ý bổ sung của các thầy, cô giáo cùng các bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được đầy đủ hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN . ................................................................................................................................... . ................................................................................................................................... . ................................................................................................................................... . ................................................................................................................................... . ................................................................................................................................... . ................................................................................................................................... . ................................................................................................................................... . ................................................................................................................................... 18
- CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tài liệu Tác giả 1 SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 1 Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) 2 SGV Tiếng Việt lớp 5, tập 1 Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) 3 Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu Nxb Giáo dục, H, 1997 . và Hoàng Trọng Phiến. 4 Từ điển Tiếng Việt 19
- 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp trẻ thích nghi với môi trường ở trường mầm non (2012-2013)
21 p | 1406 | 181
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh khắc phục những sai lầm thường gặp khi giải toán lớp 5- phần Số học
23 p | 635 | 100
-
SKKN: Một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng
9 p | 1082 | 97
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm
26 p | 465 | 73
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm ở trường Tiểu học
22 p | 750 | 73
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp cháu sớm thích nghi với trường, lớp mầm non (2013-2014)
8 p | 363 | 61
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp trẻ làm quen với âm nhạc
8 p | 529 | 52
-
SKKN: Một số kinh nghiệm tập luyện môn Cầu lông cho học sinh cấp THCS
37 p | 240 | 24
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN
28 p | 312 | 24
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phần học âm
7 p | 219 | 24
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp trẻ tiếp cận công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
12 p | 239 | 23
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non
18 p | 222 | 19
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử cấp THCS
22 p | 130 | 15
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 học tốt phần mềm đồ họa Paint
23 p | 195 | 14
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người
12 p | 118 | 8
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo qua hoạt động tạo hình
33 p | 74 | 7
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk
18 p | 93 | 5
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát hiện và tìm lời giải cho bài toán phương trình, bất phương trình vô tỉ trong đề thi THPTQG môn Toán với sự hỗ trợ của máy tính FX-570VN PLUS
22 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn