SKKN2015-2016<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU: <br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
II. PHẦN NỘI DUNG <br />
1. Cơ sở lý luận<br />
2.Thực trạng<br />
2.1 Thuận lợi khó khăn<br />
2.2 Thành công hạn chế<br />
2.3 Mặt mạnh mặt yếu<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra.<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp: <br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu <br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ <br />
1. Kết luận: <br />
2. Kiến nghị: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2015-2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU.<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Quá trình dạy học là quá trình học sinh được cuốn hút vào các hoạt động do <br />
giáo viên thiết kế, tổ chức và chỉ đạo để thông qua đó học sinh có thể tự khám phá <br />
và chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải huy động, khai thác <br />
tối đa năng lực tư duy cho học sinh, tạo cơ hội và động viên, khuyến khích học sinh <br />
bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về các vấn đề đang học. <br />
Môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở nói chung, GDCD lớp 9 nói riêng có <br />
vai trò quan trọng trực tiếp trong quá trình hình thành ý thức, hành vi đạo đức, pháp <br />
luật và lối sống cho học sinh (HS).Mặc dù ở lứa tuổi 15;16 các em đã được trang bị <br />
một lượng kiến thức khá đầy đủ về các khoa học, nhưng đây cũng là lứa tuổi tâm <br />
sinh lý đang phát triển, chưa ổn định, nhưng lại luôn mong muốn được khẳng định <br />
mình vì vậy dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào các thói hư tật xấu, các hành động trái pháp <br />
luật, đặc biệt với sự bùng nổ về thông tin như hiện nay… thì đây chính là lý do <br />
ngày càng có nhiều người vị thành niên vi phạm pháp luật. Thực tế diễn biến của <br />
tình hình tội phạm thời gian qua cho ta thấy rõ điều đó. Có nhiều nguyên nhân để <br />
người vị thành niên vi phạm đạo đức, pháp luật và phạm tội. Nhưng trong đó có <br />
một nguyên nhân quan trọng là các em không được trang bị những kiến thức pháp <br />
luật cần thiết, nên dẫn đến việc ứng xử trong cuộc sống, giải quyết những mâu <br />
thuẫn nảy sinh, việc thực hành pháp luật cũng không đầy đủ, sai trái đặc biệt là <br />
phạm pháp một cách vô ý thức, để lại những hậu quả đáng tiếc mà lẽ ra các em có <br />
thể tránh được.<br />
Thực tế trong thời gian qua việc dạy học môn GDCD nói chung, giáo dục <br />
pháp luật cho học sinh nói riêng chưa được coi trọng như: Môn học này vẫn luôn bị <br />
coi là “môn phụ” trong nhà trường, nên bất kể giáo viên nào thiếu tiết cũng có thể <br />
được phân công dạy GDCD. Đại đa số phụ huynh cũng xem thường môn học này, <br />
chỉ chú trọng định hướng cho con cái học các môn học có thể phục vụ cho việc thi <br />
cử, lên lớp, lấy thành tích. Vì vậy mà ít chú trọng động viên con cái chú ý đến <br />
những môn học làm người như môn GDCD.Chưa kể với sự phát triển của khoa học <br />
công nghệ và thông tin như ngày nay thì nhiều phụ huynh thực sự lúng túng trong <br />
việc giáo dục con cái. Phần lớn phụ huynh vẫn sử dụng phương pháp dạy con <br />
truyền thống theo kiểu: “Thương cho roi, cho vọt” nên đã làm cho con cái nghe mà <br />
không theo, thậm chí bức xúc. Ngoài ra cũng do một bộ phận giáo viên dạy môn học <br />
này chưa thực sự tâm huyết, chưa làm cho xã hội hiểu được về tầm quan trọng của <br />
môn học. <br />
Qua nhiều năm giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS <br />
Lương Thế Vinh, Krông Ana, Đắc Lắc. Tôi thấy nội dung pháp luật của bộ môn <br />
GDCD 9 được thiết kế hợp lý, đó là sự kế tiếp của các nội dung pháp luật của các <br />
lớp 6;7;8. Ngoài 7 bài, chia thành 12 tiết giảng dạy trực tiếp về pháp luật ở học kì <br />
II thì các bài học ở học kì I cũng có nhiều nội dung liên quan đến pháp luật như các <br />
bài: Chí công vô tư, Tự chủ ( Bộ luật hình sự; dân sự…) Bảo vệ hòa bình, Hợp tác <br />
2<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2015-2016<br />
<br />
cùng phát triển ( Luật Quốc tế)…vv. Ngoài ra còn có các các tiết thực hành, ngoại <br />
khóa về các vấn đề của địa phương. Vì vậy có thể nói đây là môn học có đặc điểm <br />
nổi bật là gần gũi, thiết thực, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động <br />
của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, đất nước và quốc tế.<br />
Đặc điểm trên cũng tạo cho môn Giáo dục công dân có những lợi thế là giáo <br />
viên dễ gây cảm xúc, hứng thú cho học sinh như: sử dụng kiến thức nhiều môn <br />
học khác nhau để giải thích cho HS những nội dung quan trọng, cấp bách, cần thiết <br />
như: giáo dục môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục <br />
kĩ năng sống, giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội, những nội dung liên quan đến <br />
quyền trẻ em, quyền con người…vv Là môn học giữ vai trò quan trọng và trực tiếp <br />
trong việc giáo dục ý thức và hành vi, nhân cách người công dân. đặc biệt là những <br />
công dân tương lai của đất nước. Vậy mà môn GDCD luôn bị coi là “môn học phụ” <br />
ai cũng dạy được, dạy thế nào cũng được… thiếu sự cuốn hút sinh động. Theo tôi <br />
ngoài những lý do khách quan, thì quan trọng nhất là chủ quan của người dạy môn <br />
học này là chưa chú trọng sử dụng một số phương pháp dạy học phù hợp vói đặc <br />
thù bộ môn, dạy tràn lan, không có phương pháp trọng điểm, biến mình thành “phát <br />
ngôn viên” của sách giáo khoa, nên dễ gây nhàm chán cho học sinh, dẫn đến hiệu <br />
quả dạy học không cao. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
a. Mục tiêu<br />
Qua đề tài này tôi mong rằng những vấn đề được đề cập tới sẽ góp phần nhỏ <br />
vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD nói chung và giảng dạy pháp <br />
luật trong môn GDCD lớp 9 ở trường THCS nói riêng.Theo tôi việc tích cực đổi <br />
mới nội dung, phương pháp dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công <br />
dân lớp 9 là để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, nhằm góp phần <br />
tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nươc. Giúp các em có đủ sự tự tin <br />
và bản lĩnh để có sự lựa chọn đúng đắn cho cuộc sống tương lai như tiếp tục học <br />
phổ thông, học nghề hay vừa học vừa làm … Giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 <br />
cũng góp phần tạo nên những công dân mới có tính năng động, sáng tạo hiểu biết <br />
pháp luật, tuân thủ pháp luật và biết vận dụng pháp luật vào mọi lĩnh vực của đời <br />
sống xã hội, thích ứng với cơ chế thị trường, có phẩm chất và năng lực để góp <br />
phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện <br />
nay và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại.<br />
Để làm được điều đó thì ngoài việc đưa nội dung văn bản pháp luật vào một <br />
số bài dạy trong chương trình môn GDCD ở trường THCS trong đó có lớp 9, thì <br />
người giáo viên còn phải biết cách tìm ra các giải pháp dạy học phù hợp với từng <br />
đơn vị kiến thức, từng nội dung bài học. biết khơi dậy lòng ham mê, sự hứng thú <br />
trong người học . <br />
b. Nhiệm vụ của đề tài<br />
Các phương pháp dạy học Giáo dục công dân truyền thống và hiện đại đã <br />
được đề cập tới trong các tài liệu khác nhau, được giáo viên làm quen qua qua các <br />
đợt tập huấn và thực hiện nhiều trong các giờ dạy học trên lớp. Vì thế với một số <br />
kinh nghiệm của bản thân tôi chỉ chỉ đi sâu vào cách sử dụng một số phương pháp <br />
3<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2015-2016<br />
<br />
dạy học điển hình, tôi thường áp dụng trong dạy học nội dung giáo dục pháp luật <br />
ở lớp 9 của bản thân. Tôi xin được trình bày ra đây để bạn bè, đồng nghiệp cùng <br />
tham khảo với mong muốn góp phần làm cho việc dạy học GDCD ngày càng hiệu <br />
quả hơn.<br />
Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm <br />
đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp <br />
loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh.<br />
Nhìn nhận lại thực trạng của công tác cũng như chất lượng giảng dạy môn <br />
GDCD của nhà trường trong những năm học qua, đưa ra một số giải pháp nhằm <br />
nâng cao chất lượng giảng dạy pháp luật trong môn GDCD cho học sinh lớp 9 của <br />
trường trong giai đoạn tới để đồng nghiệp tham khảo.<br />
Qua đó cũng trang bị cho học sinh những kiến thức pháp luật cần thiết, xây <br />
dựng tình cảm pháp lý, lòng tin đối với pháp luật, hình thành động cơ tích cực và <br />
thói quen xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật.<br />
Nâng cao trình độ văn hóa pháp lý, xây dựng ý thức pháp luật, từng bước <br />
hình thành phẩm chất công dân cho các thế hệ học sinh với mục tiêu con người <br />
Việt Nam phát triển toàn diện.<br />
Định hướng cho học sinh hiểu biết về nhà nước, pháp luật, về quyền và <br />
nghĩa vụ của công dân…<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học nội pháp luật của môn <br />
GDCD lớp 9, nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng thực hành pháp luật cho học <br />
sinh.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Khuôn khổ nghiên cứu: Một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu <br />
quả thảo dạy học pháp luật.<br />
Đối tượng khảo sát: HS lớp 9, trường THCS Lương Thế Vinh.<br />
Thời gian: Năm học: 2013 – 2014 ; 2014 2015.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Xuất phát từ đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài tôi đã sử dụng các <br />
nhóm phương pháp nghiên cứu sau:<br />
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: theo đường lối giáo dục của Đảng <br />
và nhà nước ta là giáo dục thanh thiếu niên thành những công dân có đức, có tâm, có <br />
tài, có ước mơ hoài bão, giàu lòng yêu quê hươngng đất nước, sống, học tập làm <br />
việc theo hiến pháp và pháp luật. Trở thành những người lao động có đủ khả năng <br />
hội nhập với thế giới nhưng cũng phải giữ được bản sắc của con người Việt <br />
Nam. Muốn làm được điều đó thì việc nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho <br />
các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông là một việc làm hết sức quan <br />
trọng.<br />
<br />
<br />
4<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2015-2016<br />
<br />
Căn cứ vào các nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD cấp <br />
THCS được tập huấn: Dạy học GDCD thông qua các hoạt động của HS. Các hoạt <br />
động dạy học phải được GV thiết kế đan xen nhau một cách hợp lí trong tiết học, <br />
để vừa bảo đảm thực hiện được mục tiêu bài học, vừa gây được hứng thú học tập <br />
cho HS.<br />
Nhom ph<br />
́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn <br />
Các hoạt động dạy học môn GDCD rất phong phú, đa dạng, bao gồm những <br />
hình thức hoạt động như:<br />
Thảo luận trên lớp, thảo luận nhóm, đóng vai diễn tiểu phẩm.<br />
Quan sát, phân tích các tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; Xử lí tình huống.<br />
Nhận xét, phân tích, đánh giá các ý kiến, quan điểm, các hành vi, việc làm, các <br />
trường hợp điển hình, các thông tin, sự kiện, các hiện tượng trong đời sống thực <br />
tiễn có liên quan đến các chuẩn mực ĐĐ và PL đã học.<br />
Sưu tầm, tìm hiểu các tranh ảnh, bài báo, các tư liệu có liên quan đến nội <br />
dung bài học và trình bày, giới thiệu sản phẩm sưu tầm được.<br />
Xây dựng kế hoạch hành động của HS.<br />
Xây dựng và thực hiện các dự án thực tiễn.<br />
Chơi các trò chơi học tập …<br />
Phương pháp dạy học thì nhiều, nhưng chú trọng những phương pháp nào là <br />
đạt hiệu quả hơn cả, qua thực tế dạy học, tổng kết kinh nghiệm giáo dục, so <br />
sánh điều tra kết quả học tập của học sinh lớp 9 trường THCS Lương Thế Vinh <br />
qua các năm học nói trên. Theo tôi để dạy tốt nội dung pháp luật đối với môn <br />
GDCD 9 thì giáo viên cần chú trọng nghiên cứu cách áp dụng các phương pháp dạy <br />
học sau: Phương pháp giải quyết vấn đề (xử lí tình huống), Phương pháp thảo <br />
luận nhóm, Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ bản thân, Kết hợp <br />
phương pháp thảo luận nhóm và đóng vai. <br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Trong tình hình hiện nay, việc giáo dục pháp luật cho mọi thành viên trong xã <br />
hội đặc biệt cho người chưa thành niên được đặt ra như một tất yếu. để đảm bảo <br />
tính đúng đắn, ổn định và bền vững trong hoạt động của tuổi trẻ cần phải nâng cao <br />
nhận thức, ý thức pháp luật và tinh thần tự giác tuân thủ pháp luật và biến nó thành <br />
một nhu cầu, một thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Như vậy vấn đề được đặt ra <br />
ở đây là chuẩn bị cho các thế hệ công dân tương lai khi bước vào đời có ngay thói <br />
quen hành động theo đúng yêu cầu của pháp luật, áp dụng kiến thức pháp luật vào <br />
các tình huống cụ thể của đời sống. <br />
Để nâng cao năng lực cho các em, chúng ta cần có sự hướng dẫn cụ thể, bằng <br />
cách đưa các tình huống pháp luật thường xảy ra trong cuộc sống trên một số lĩnh <br />
vực trong chương trình các em đang được học một cách phù hợp, giúp các em làm <br />
quen dần với việc vận dụng kiến thức pháp luật để xử lí các tình huống đó. Mặt <br />
5<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2015-2016<br />
<br />
khác giúp các em dần có một khả năng khái quát trong khi đánh giá những hành vi <br />
của mình, của người khác, cần phải đưa ra những hành vi cụ thể và đánh giá những <br />
hành vi đó dựa trên những khái niệm cơ bản của pháp luật, dần dần hình thành <br />
trong các em khả năng đối chiếu, so sánh giữa hành vi của mình với yêu cầu tuân <br />
thủ pháp luật của nhà nước, ý thức tự giác tham gia vào việc đấu tranh chống mọi <br />
biểu hiện tiêu cực và việc đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, <br />
bảo vệ những nhu cầu chính đáng và những quyền lợi hợp pháp của bản thân mình <br />
cũng như các thành viên khác trong xã hội.<br />
Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên dạy GDCD là phải biết <br />
chọn những nội dung, tình huống pháp luật phù hợp với nội dung kiến thức bài học <br />
và nội dung liên quan đến văn bản pháp luật. Mặt khác, khi sử dụng nội dung, tình <br />
huống pháp luật trong giảng dạy môn GDCD thì bài học sẽ đạt được mục đích về <br />
kiến thức, thái độ, kĩ năng. Xuất phát từ thực tiễn trên, khi sử dụng các phương <br />
pháp dạy học, giáo viên cần khai thác, tìm kiếm các tình huống phù hợp với học <br />
sinh, để khơi dậy tính chủ động, tích cực của học sinh. Từ đó các em tự giác thảo <br />
luận, tranh luận và đưa ra kết luận đúng hoặc sai trong tình huống đó. Tránh sự áp <br />
đặt của giáo viên đối với học sinh. Các tình huống đưa ra phải phù hợp với thực <br />
tiễn cuộc sống và gần gũi với nhận thức, quan tâm, hiểu biết của học sinh.<br />
2. Thực trạng<br />
2.1. Thuận lợi khó khăn<br />
Thuận lợi của vấn đề tôi nghiên cứu là: bản thân đã có nhiều năm kinh <br />
nghiệm dạy môn GDCD lớp 9, thường được triệu tập đi dự các buổi tiếp thu văn <br />
bản pháp luật mới…<br />
Nhưng việc nghiên cứu đề tài này cũng gặp nhiều khó khăn như: kiến thức <br />
pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế, mặc dù đã thường xuyên tự bồi dưỡng, được tập <br />
huấn… nhưng chất lượng các buổi tập huấn pháp luật không cao, hình thức tổ chức <br />
tập huấn đơn điệu và nhàm chán, nặng về lý thuyết. khả năng gây hứng thú khi học <br />
nội dung pháp luật là không cao, có thể nói là khô khan, khó tiếp thu kiến thức, điều <br />
kiện kinh tế của một bộ phận không nhỏ học sinh còn khó khăn. Các hành vi vi <br />
phạm pháp luật của người lớn cũng ngày càng nhiều đã tác động đến các em. Hệ <br />
thống phương pháp dạy học chung chung không rõ ràng, chỉ nặng về lý thuyết thiếu <br />
ví dụ minh họa, việc đào tạo chuyên môn môn học này của bản thân cũng ít, chủ <br />
yếu là tự học ….<br />
2.2. Thành công hạn chế<br />
Thành công của đề tài này là tôi thấy nhận thức về kiến thức pháp luật của <br />
học sinh được nâng cao qua từng năm học như điểm kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học <br />
kì của học kì 2 ( Học kì chủ yếu học về pháp luật) của học sinh đạt trung bình trở <br />
lên khá cao, trong đó nhiều em đạt điểm khá giỏi như:<br />
Năm học 2012 2013: ( chưa áp dụng đề tài) tỉ lệ học sinh đạt TB trở lên của <br />
các bài kiểm tra là 72;5 %<br />
Năm học 2013 2014 ( áp dụng đề tài) tỉ lệ học sinh đạt TB trở lên của các <br />
bài kiểm tra là 90 %<br />
<br />
6<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2015-2016<br />
<br />
Năm học 2014 2015: ( áp dụng đề tài) tỉ lệ học sinh đạt TB trở lên của các <br />
bài kiểm tra là 96 %<br />
Hạn chế của đề tài này là đối với những lớp có tỉ lệ học lực yếu thì khó áp <br />
dụng phương pháp thảo luận nhóm kết hợp đóng vai, việc liên hệ giải quyết tình <br />
huống cũng khó khăn chủ yếu tập trung vào số ít học sinh chăm ngoan, có học lực <br />
khá hơn ở trong lớp, việc tìm ra đáp án của các tình huống do giáo viên đặt ra mất <br />
nhiều thời gian hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình dạy học...<br />
2.3. Mặt mạnh mặt yếu<br />
Mặt mạnh của vấn đề nghiên cứu là đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy <br />
học, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, định hướng, giáo <br />
viên đỡ vất vả hơn ở trên lớp mà hiệu quả thu được lại cao hơn so với dạy học <br />
thông thường...<br />
Mặt yếu của đề tài này là: giáo viên phải chuẩn bị kỹ càng hơn, phải tham <br />
khảo nhiều tài liệu, thường xuyên cập nhật thông tin mới về pháp luật, nghiên <br />
cwua sử dụng các tình huống phù hợp với thực trạng học sinh. Dạy học theo <br />
phương này chỉ thật sự trôi chảy, thuận lợi đối với những lớp có ý thức tốt, trong <br />
khi đó việc giáo dục kiến thức pháp luật đối với những lớp ý thức yếu lại rát cần <br />
thiết. Vì vậy không thể áp dụng một cách dạy học chung của một bài cho tất cả các <br />
lớp...<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà <br />
chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế <br />
đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, gieo rắc lối sống tự do <br />
tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện <br />
nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, <br />
nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu <br />
niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn <br />
vào những việc xấu. Học sinh vi phạm đạo đức, pháp luật ngày càng nhiều .<br />
Trước sự phát triển của công nghệ thông tin, sự mở cửa giao lưu kinh tế, văn <br />
hóa với các nước trên thế giới đã có tác động tiêu cực đến đạo đức của thanh thiếu <br />
niên hiện nay. Nhất là những người ở tuổi vị thành niên<br />
Căn cứ vào báo cáo của công an tỉnh Đắc Lắc thì: Trong thời gian qua, tình <br />
hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật nói chung và phạm tội nói riêng đang trở <br />
thành nỗi nhức nhối của xã hội, với số lượng ngày tăng, tổ chức ngày càng nghiêm <br />
trọng, phức tạp. Trên địa bàn tỉnh ta, theo số liệu thống kê của ngành chức năng, <br />
trong năm 2014, đã xảy ra 254 vụ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, với 357 đối <br />
tượng (trong đó khởi tố 116 vụ, 163 đối tượng). Trong số các hành vi vi phạm pháp <br />
luật do thanh thiếu niên gây ra, chủ yếu là các hành vi vi phạm liên quan đến tài <br />
sản, như: cưỡng đoạt, cướp, trộm cắp, cướp giật tài sản là 127 vụ, 194 đối tượng <br />
(trong đó có 64 vụ, 94 đối tượng bị khởi tố); cố ý gây thương tích là 81 vụ, 110 đối <br />
tượng (trong đó có 33 vụ, 47 đối tượng bị khởi tố); đáng chú ý là thanh thiếu niên <br />
gây ra 07 vụ giết người, 04 vụ hiếp dâm… Đa số thanh thiếu niên vi phạm pháp <br />
luật là nam giới, chiếm 99,7% (356/357), số thanh thiếu niên đang ngồi trên ghế nhà <br />
7<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2015-2016<br />
<br />
trường vi phạm là 17,9% (64/357). Về trình độ văn hoá, đối tượng vi phạm không <br />
biết chữ chiếm 2,5%; tiểu học chiếm 38,3%; trung học cơ s ở chiếm 63,6%; trung <br />
học phổ thông chiếm 9,5%; trong số đó 82% đối tượng đã bỏ học. Tình hình thanh <br />
thiếu niên vi phạm không chỉ xuất hiện ở thành phố, thị xã địa bàn dân cư đông <br />
đúc, phức tạp… mà còn xảy ra ở các xã, thôn, buôn..<br />
Thực tế việc vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ngày càng nhức nối. <br />
nguyên nhân của thực trạng trên do tôi một phần qua trọng là việc dạy học pháp <br />
luật trong nhà trường chưa hiệu quả, một bộ phận lớn giáo viên dạy môn GDCD <br />
chưa thật sự chú trọng áp dụng đúng đắn các phương pháp dạy học phù hợp với <br />
các loại bài, kiểu bài học…<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
Làm thế nào để nâng cao nhận thức pháp luạt cho học sinh là một vấn đề mà <br />
tôi hết sức quan tâm, tìm tòi các phương pháp dạy học pháp luật phù hợp, đó là khi <br />
dạy học nội dung pháp luật đối với học sinh lớp 9 thì cần chú trọng áp dụng các <br />
phương pháp dạy học như đã nêu trên, sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.<br />
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác nâng cao chất <br />
lượng giáo dục đạo đức, ý thưc chấp hành pháp luật cho học sinh trong giai đoạn <br />
hiện nay, và qua thực tiễn công tác giảng dạy học sinh lớp 9 ở trường THCS, tôi <br />
nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp nâng cao chất lượng các <br />
phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 ở cấp THCS là một nhiệm vụ <br />
hết sức quan trọng của người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD. Đó là <br />
động cơ để tôi thực hiện đề tài này.<br />
3. Các giải pháp, biện pháp<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Việc chú trọng lựa chọn một số phương pháp dạy học tích cực trong việc <br />
dạy học nội dung pháp luật của môn GDCD 9 là biện pháp quan trọng để nâng cao <br />
chất lượng giáo dục kiến thức pháp luật và kĩ năng vận dụng pháp luật vào cuộc <br />
sống cho học sinh. Mỗi phương pháp dạy học được lựa chọn đúng sẽ mang lại <br />
hiệu quả cao, điều đó đã được chứng minh qua kinh nghiệm nhiều năm dạy môn <br />
GDCD9 của bản thân. <br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
a. Phương pháp giải quyết vấn đề (xử lí tình huống)<br />
Mục tiêu của phương pháp<br />
Giúp HS đưa ra cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp <br />
với nội dung bài học, qua đó củng cố kiến thức đã học và làm quen với kĩ năng vận <br />
dụng liên hệ vào thực tiễn đời sống xã hội.<br />
Giúp HS làm quen với yêu cầu thể hiện quan điểm của mình trước các tình <br />
huống pháp luật, qua đó góp phần rèn luyện ý thức chấp hành pháp luật, phù hợp <br />
với yêu cầu tích hợp của môn học.<br />
Cách thực hiện<br />
<br />
8<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2015-2016<br />
<br />
GV nêu tình huống pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau, phù hợp với nội <br />
dung bài học, với các biểu hiện hành vi khác nhau để HS phân tích, xử lí.<br />
HS xác định, nhận dạng vấn đề/ tình huống.<br />
HS phát hiện vấn đề cần giải quyết.<br />
HS thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/ tình huống cần giải quyết.<br />
HS liệt kê các cách giải quyết.<br />
HS lựa chọn và đưa ra cách giải quyết.<br />
GV kết luận, đưa ra cách giải quyết đúng và phù hợp nhất với nội dung bài <br />
học.<br />
Một số lưu ý <br />
Tình huống phải phù hợp với nội dung bài học, với địa chỉ tích hợp và với <br />
nội dung giáo dục pháp luật, không được vượt ra ngoài chuẩn kiến thức, kĩ năng.<br />
Tình huống phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS.<br />
Tình huống phải gần gũi với đời sống thực tiễn xã hội, với cuộc sống của <br />
HS.<br />
Tình huống cần có độ dài vừa phải.<br />
Tình huống phải chứa đựng mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều <br />
cách suy nghĩ và nhiều cách giải quyết khác nhau.<br />
Các nhóm HS có thể cùng nhau giải quyết một vấn đề/ tình huống hoặc các <br />
vấn đề, tình huống khác nhau, tùy theo mục đích của họat động.<br />
Có 3 loại tình huống:<br />
1/ Tình huống định hướng cho HS nhận xét.<br />
2/ Tình huống định hướng cho Hs đưa ra cách ứng xử.<br />
3/ Tình huống cho trước cách ứng xử để HS lựa chọn cách ứng xử phù hợp.<br />
Ví dụ minh họa<br />
Khi dạy Bài 2 “Tự chủ” GDCD lớp 9, GV nêu tình huống sau: <br />
Bạn An lớp em được coi là người rất “ sành điệu”. Một hôm bạn đến rủ em <br />
đến quán cà phê, bạn ấy “bật mí” cho em: “Đến đấy có nhiều trò chơi hay lắm, <br />
nhất là thấy người sảng khoái cực lạc, “phiêu” lắm khi được uống một viên thuốc <br />
màu hồng, không phải là hêrôin đâu, tớ được dùng rồi mà, đi với tớ bạn sẽ biết, <br />
tiền nong không thành vấn đề”.<br />
Câu hỏi: <br />
1/ Trong trường hợp này em sẽ làm gì? Tại sao em lại làm như vậy?<br />
2/ Hành vi của em có thể hiện tính tự chủ và phù hợp với pháp luật không? <br />
Vì sao?<br />
b. Phương pháp thảo luận nhóm<br />
<br />
9<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2015-2016<br />
<br />
Mục tiêu của phương pháp<br />
Giúp HS có thể lĩnh hội được kiến thức nhanh hơn, dễ nhớ và chắc chắn <br />
hơn.<br />
Nhờ không khí thảo luận tập thể cởi mở nên HS sẽ mạnh dạn hơn. Thông <br />
qua thảo luận tập thể, HS biết lắng nghe ý kiến của bạn, tạo cơ sở giúp HS dễ hòa <br />
nhập vào tập thể nhóm, tạo cho các em niềm hứng thú trong học tập.<br />
Thông qua thảo luận nhóm, HS có điều kiện phát triển kĩ năng giao tiếp và kĩ <br />
năng hợp tác.<br />
Cách thực hiện<br />
GV nêu chủ đề thảo luận.<br />
Ví dụ: khi dạy bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân GV cho <br />
HS thảo luận: <br />
Tảo hôn là gì? Tác hại như thế nào? <br />
Tình trạng tảo hôn ở địa phương ta như thế nào? Thử đề xuất hướng giải quyết. <br />
Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho HS, quy định thời gian và phân công vị trí của <br />
các nhóm.<br />
Các nhóm thảo luận.<br />
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm <br />
khác quan sát, lắng nghe và cho ý kiến.<br />
GV tổng kết và nhận xét.<br />
Một số lưu ý<br />
Nhiệm vụ thảo luận của các nhóm có thể độc lập hoặc trùng nhau.<br />
Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và thời gian trình bày kết quả thảo <br />
luận của mỗi nhóm.<br />
Trong khi các nhóm thảo luận, GV cần đến từng nhóm để quan sát, lắng <br />
nghe, gợi ý hoặc giúp đỡ khi cần thiết.<br />
c. Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và đóng vai<br />
Mục tiêu của phương pháp<br />
Giúp HS có thể vận dụng trực tiếp các quy định của pháp luật với thực tiễn <br />
thực hiện pháp luật trong đời sống hằng ngày.<br />
Thay đổi không khí học tập, tạo hứng thú cho HS trong học tập, qua đó <br />
nhanh chóng tiếp thu kiến thức bài học.<br />
Cách thực hiện<br />
GV nêu chủ đề, chia nhóm, giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng <br />
nhóm. <br />
Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.<br />
<br />
10<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2015-2016<br />
<br />
Các nhóm lên đóng vai.<br />
Lớp thảo luận, nhận xét về việc đóng vai của từng nhóm.<br />
GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống <br />
đã đóng vai.<br />
Ví dụ: Sau khi dạy bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân <br />
GV nêu tình huống sau: An dự định sau khi học hết lớp 9 sẽ xin vào làm ở <br />
công ty sản xuất vật liệu xây dựng ở gần nhà để giúp đỡ cha mẹ.<br />
Nếu em là An em sẽ trình bày với giám đốc công ty đó như thế nào?<br />
Một số lưu ý<br />
Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề nội dung tích hợp, phù hợp <br />
với lứa tuổi, trình độ nhận thức của HS và với điều kiện, hoàn cảnh lớp học.<br />
Tình huống không nên quá dài và phức tạp, mất nhiều thời gian.<br />
Tình huống phải có các cách giải quyết khác nhau.<br />
Tình huống phải để mở để HS tự tím cách giải quyết, tìm cách ứng xử phù <br />
hợp ; không nên cho trước kịch bản.<br />
Mỗi tình huống có thể phân công một nhóm hoặc mấy nhóm cùng đóng vai.<br />
Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm.<br />
Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV cần đi đến các nhóm để <br />
nghe và gợi ý, hướng dẫn khi cần thiết.<br />
d. Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ bản thân<br />
Mục tiêu của phương pháp <br />
Liên hệ thực tế và tự liên hệ là phương pháp nhằm tạo ra những điều kiện <br />
thuận tiện cho học sinh được nghĩ đến những vấn đề đang diễn ra trong thực tế có <br />
liên quan đến bài học. Trên cơ sở đó, HS được bộc lộ thái độ, ý kiến, cách làm riêng <br />
của mình, hoặc so sánh, đối chiếu với nội dung bài học để hiểu sâu sắc hơn nội <br />
dung pháp luật cần học. HS cũng có thể so sánh, đối chiếu thái độ, hành vi của <br />
mình với nội dung bài học để củng cố những mặt tốt, tránh được việc vi phạm <br />
pháp luật. <br />
Thực hiện <br />
Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở học sinh liên hệ với thực tế cuộc sống:<br />
Giáo viên động viên học sinh liên hệ thực tế hoặc tự liên hệ.<br />
Học sinh phát biểu bằng chính suy nghĩ của các em.<br />
Lưu ý <br />
Vấn đề liên hệ phải phù hợp với nội dung bài học.<br />
Vấn đề liên hệ phải gần gũi, vừa sức với HS.<br />
Cần động viên những HS rụt dè, nhút nhát liên hệ hoặc tự liên hệ.<br />
11<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2015-2016<br />
<br />
Ví dụ minh họa: Tình trạng tảo hôn ở Buôn làng nơi em đang sinh sống diễn <br />
ra như thế nào? Bản thân em đã và sẽ làm gì để giúp mình và các bạn không bị rơi <br />
vào hoàn cảnh đó. <br />
e. Một số Ví dụ minh họa <br />
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.<br />
Phần 1: Những nguyên tắc cơ bản<br />
Trong quan hệ nhân thân: Vợ chồng có quyền bình đẳng … GV cho học sinh <br />
những hình ảnh có nội dung bất bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và <br />
chồng.<br />
Hỏi: Em có nhận xét gì về những hành vi được thể hiện thông qua những <br />
hình ảnh trên?<br />
Những hành vi này đã phù hợp với quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong <br />
quan hệ nhân thân chưa? Vì sao?<br />
GV kết hợp cho HS tìm hiểu các điều 20,21,22,23 luật hôn nhân và gia đình <br />
năm 2000.<br />
Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân<br />
Phần khái niệm: GV dùng các tình huống để học sinh nhận biết rõ những <br />
dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật :<br />
Thứ nhất: Phải là một hành vi và trái pháp luật:<br />
VD1: Thấy nhà ông A có con gà trống, anh H chợt nghĩ “ Phải rình bắt chộm <br />
gà” nhưng chưa kịp ra tay thì M đã bắt trước.<br />
Hỏi: Ai trong tình huống trên vi phạm pháp luật? Vì sao?<br />
M vì M đã thực hiện hành vi và hành vi đó trái pháp luật, H mới chỉ nghĩ mà <br />
chưa thực hiện hành vi<br />
Thứ hai: Do người có năng lực hành vi pháp lí thực hiện<br />
VD2: N bị tâm thần đập phá tài sản<br />
Hỏi: N có vi phạm PL không? <br />
Không, N không có năng lực hành vi pháp lí.<br />
Thứ ba: Phải chứa đựng lỗi của người thực hiện hành vi đó.<br />
VD3: Đang ngủ trưa, anh L giật mình thấy người lạ đang lấy trộm đồ. Anh L <br />
tri hô, gã lạ mặt định khống chế anh L, bất ngờ anh L vùng mạnh khiến gã lạ mặt <br />
té và bị chấn thương<br />
Hỏi: Anh L có vi phạm pháp luật không? Vì sao?<br />
Không, anh L có quyền tự vệ chính đáng.<br />
Phần 2: Trách nhiệm pháp lí<br />
Từ VD 1: GV đặt câu hỏi: M có phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình <br />
không? Vậy trách nhiệm pháp lí mà M phải chịu là gì?<br />
12<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2015-2016<br />
<br />
Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân<br />
Giáo viên có thể dẫn chứng những hình ảnh bầu cử HĐND các cấp ở địa <br />
phương hay những hình ảnh về việc tham gia sửa đổi hiến pháp 1992 trong năm <br />
2013 mà các đài báo đưa tin…<br />
Như vậy, khi giảng dạy các nội dung có liên quan đến pháp luật giáo viên <br />
chỉ đưa ra các tình huống để các em thảo luận và trả lời các tình huống đó, giáo viên <br />
tích hợp những văn bản liên quan đến bài học.<br />
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy việc tạo ra các tình huống để học sinh thảo <br />
luận đã giúp học sinh tự tin hơn, hứng thú hơn trong việc tiếp thu kiến thức pháp <br />
luật<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Việc chú trọng các phương pháp dạy học nói trên đối với phần nội dung <br />
pháp luật trong môn GDCD thực hiện được với tất cả các khối lớp của cấp THCS, <br />
với tất cả các đối tượng học sinh, ở tất cả các địa bàn, trong điều kiện dạy học <br />
bình thường cũng như khi có phương tiện công nghệ hỗ trợ. Chỉ lưu ý là giáo viên <br />
khi thực hiện phải nghiên cứu đối tượng học sinh từng lớp, từng bài, từng hoạt <br />
động dạy học, để sử dụng phương pháp nào là chủ đạo, làm sao đảm bảo được <br />
thời lượng của tiết học học và phù hợp khả năng nhận thức của học sinh từng khố <br />
lớp.<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Khi sử dụng các phương pháp dạy học nói trên, giáo viên cần hiểu là những <br />
nội dung quy định của pháp luật là có tính chất mặc định, giáo viên không có quyền <br />
sửa nội dung pháp luật mà chỉ làm thế nào để học sinh hiểu và vận dụng kiến thức <br />
pháp luật vào cuộc sống. Vì vậy trong các phương pháp dạy học nêu trên thì sử <br />
dụng phương pháp giải quyết vấn đề (xử lí tình huống) là chủ đạo, đối với nội <br />
dung khó, cần khắc sâu thì hỗ trợ bằng cách cho học sinh thảo luận nhóm, đóng vai. <br />
Khi thấy học sinh cơ bản đã nắm được vấn đề rồi thì tiến hành cho các em liên hệ <br />
thực tế, liên hệ bản thân, hướng các em vào cách giả quyết tình huống pháp luật <br />
thường gặp trong cuộc sống, để để rút ra bài học cho bản thân. Làm được như vậy <br />
chắc chắn hiệu quả dạy học sẽ cao hơn rất nhiều.<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Qua các năm dạy học và tiến hành khảo nghiệm đề tài này đối với học sinh <br />
lớp 9 trường THCS Lương Thế Vinh tôi thấy chất lượng dạy học pháp luật cho <br />
học sinh được nâng cao rõ rệt, khả năng vận dụng kiến thức pháp luật vào cuộc <br />
sống cao hơn. Học sinh tự tin hơn trong cuộc sống. Hiện tượng làm trái quy định <br />
của nhà trường, trái pháp luật giảm. Ví vậy theo tôi giá trị của đề tài này là góp <br />
phần vào việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giảm tệ nạn xã hội, giảm hành <br />
vi sai trái của với học sinh, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng trường học <br />
thân thiện, học sinh tích cực, đào tạo những công dân tương lai có phẩm chất đạo <br />
đức tốt, có hiểu biết, đủ bản lĩnh làm người.<br />
13<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2015-2016<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu<br />
Qua các năm học 2013 2014 và năm học 2014 2015 tôi đã áp dụng kinh <br />
nghiệm, giải pháp dạy học nói trên cho học sinh lớp 9 trường THCS Lương Thế <br />
Vinh và so sánh với năm học trước đó là năm học 2012 2013 và thấy kết quả khảo <br />
nghiệm đạt được như sau: <br />
<br />
NĂM HỌC SỐ HỌC SINH ĐIỂM TB TRỞ TỈ LỆ<br />
ĐƯỢC KHẢO LÊN CỦA BÀI KT <br />
NGHIỆM 1 TIẾT VÀ KT <br />
HỌC KÌ II<br />
<br />
2012 2013 200 HS 145 HS 72.5%<br />
<br />
2013 2014 200 HS 181 HS 90.5 %<br />
<br />
2014 2015 190 HS 182 HS 96%<br />
<br />
Qua kết quả khảo nghiệm trên tôi thấy nếu chú trọng các phương pháp dạy <br />
học nói trên trong dạy học phần pháp luật của môn GDCD là đạt được kết quả khả <br />
quan, vì vậy tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm của mình để các dồng nghiệp <br />
cùng tham khảo, hi vọng đề tài này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp <br />
luật cho học sinh ở cấp THCS thông qua môn GDCD.<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ <br />
1. Kết luận <br />
Công việc giảng dạy GDCD nói chung và dạy pháp luật trong môn GDCD nói <br />
riêng là một trong những hoạt động rất quan trọng trong nhà trường THCS, nó <br />
quyết định sự thành công hay thất bại của công tác dạy học. Nếu người giáo viên <br />
GDCD luôn tự tìm tòi và rèn luyện cho mình nhuần nhuyễn một số phương pháp, <br />
kỹ thuật dạy học để có khả năng khơi dậy tính tích cực, sự hứng thú và lòng ham <br />
mê của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức ở trên lớp, thực hành, áp dụng những <br />
kiến thức pháp luật vào cuộc sống một cách tự giác. Thì hiệu quả của việc dạy nội <br />
dung pháp luật trong môn GDCD sẽ thành công. Góp phần vào công tác phổ biến, <br />
tuyên truyền pháp luật của các cấp các ngành.<br />
Đề tài cũng góp phần đa dạng hóa phương pháp dạy học GDCD để làm cho <br />
giờ học GDCD đỡ nhàm chán hơn. Điều này cũng gây hứng thú với HS và làm cho <br />
các em tự giác tham gia tích cực <br />
Đề tài được nghiên cứu và áp tại trường THCS Lương Thế Vinh, huyện <br />
Krông Ana, Đắc Lắc nhưng theo tôi nó cũng có khả năng áp dụng cho những <br />
trường THCS khác có điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, đặc <br />
điểm học sinh tương tự.<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
<br />
14<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2015-2016<br />
<br />
Đối với giáo viên: Ngoài phương pháp, kỹ thuật dạy học thì việc tự xây <br />
dựng hình ảnh người giáo viên dạy bộ môn GDCD phải thực sự là “ tấm gương <br />
sáng về tự học, sáng tạo” cho học sinh noi theo, người giáo viên phải chuẩn mực <br />
trong tư thế, tác phong trong cách ứng xử giao tiếp với đồng nghiệp, với học sinh. <br />
Phải luôn có thái độ, tinh thần vui vẻ cởi mở khi đến trường đến lớp, vui với nghề <br />
có như vậy trong mỗi tiết dạy mới sinh động, thầy trò dễ gần nhau hơn, dễ giáo <br />
dục đạo đức học sinh. Phải có một lượng kiến thức chuyên môn sâu, rộng trên <br />
nhiều lĩnh vực, có vốn sống phong phú, có khả năng tiếp nhận và ứng dụng các <br />
thành tựu mới về công nghệ thông tin để theo kịp thời đại và ứng dụng hiệu quả <br />
trong dạy học.<br />
Đối với nhà trường: Cần quan tâm đến môn học GDCD, đội ngũ giáo viên <br />
dạy GDCD và những người làm công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật. Làm <br />
cho mọi thành viên trong trường thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của bộ môn <br />
GDCD trong chương trình giáo dục phổ thông. Không ngừng làm phong phú thêm <br />
cho tủ sách pháp luật của nhà trường để giáo viên và học sinh tham khảo<br />
Đối với nghành giáo dục trong đợt thay đổi SGK và chương trình giáo dục sắp <br />
tới cần chú ý chắt lọc, cô đọng kiến thức cần giáo dục cho HS, giảm bớt khái <br />
niệm, phạm trù. Tập trung vào giáo dục đạo đức và kĩ năng sống và thực hiện theo <br />
pháp luật, tăng thêm giờ thực hành, tìm hiểu thực tế của học sinh. <br />
Đối với chính quyền địa phương: thường xuyên phối kết hợp với nhà trường <br />
trong việc giáo dục con em, tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ về tầm qua trọng <br />
của sự phối hợp: Gia đình – Nhà trường – Xã hội<br />
Trên đây là những kinh nghiệm của cá nhân tôi được đúc kết trong quá trình <br />
dạy học GDCD lớp 9 trong thời gian qua, tôi mạnh dạn nêu lên để quý đồng nghiệp <br />
tham khảo, đóng góp ý kiến với mục đích góp phần nhỏ kinh nghiệm của mình vào <br />
việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn GDCD. Chân thành cảm ơn!<br />
Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu chỉ là trường THCS Lương Thế Vinh nên <br />
có nhiều vấn đề chưa được phân tích một cách đầy đủ, các giải pháp đưa ra chưa <br />
có tính khả thi cao, nhưng ít nhiều nó cũng giúp cho chúng ta thấy được tầm quan <br />
trọng của việc dạy pháp luật trong môn GDCD cấp THCS hiện nay. Qua đó giúp <br />
cho chúng ta định hướng lại một số việc cần phải làm trong thời gian sắp tới để <br />
góp phần thành công vào công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />
SKKN2015-2016<br />
<br />
<br />
Nhận xét của lãnh đạo nhà trường Buôn Trấp, ngày 10 / 1 / 2016<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
<br />
Chu Tự Lệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO.<br />
Nghiệp vụ phổ biến giáo dục trong nhà trường Nhà xuất bản tư pháp<br />
Sách giáo khoa GDCD lớp 9 Nhà xuất bản giáo dục<br />
Tài liệu: Chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD cấp THCS Nhà xuất bản giáo <br />
dục<br />
Hiến pháp năm 2013 Nhà xuất bản chính trị quốc gia <br />
Luật hôn nhân gia đình Nhà xuất bản chính trị quốc gia <br />
Luật bảo vệ môi trường Nhà xuất bản chính trị quốc gia <br />
Giáo trình lý luận dạy học môn GDCD ở trường phổ thông NXB lý luận chính trị<br />
Mạng Internet<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
CHU TỰ LỆ THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắc Lắc<br />