SKKN: Phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh thông qua dạy học phần di truyền học Sinh học 12 nâng cao THPT
lượt xem 69
download
Hiện nay, môn Sinh học chưa thu hút được nhiều học sinh yêu thích, chất lượng dạy và học chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là nội dung kiến thức nặng, khối lượng kiến thức lý thuyết lớn phương pháp dạy chủ yếu là thuyết trình thông báo. Để khắc phục tình trạng trên nâng cao chất lượng dạy và học phần di truyền học nói riệng, Sinh học nói chung có rất nhiều phương pháp trong đó đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tích cực được nhiều tác giả quan tâm. Vì vậy xin mời thầy cô tham khảo sáng kiến kinh nghiệm phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh thông qua dạy học phần di truyền học Sinh học 12 nâng cao trung học phổ thông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh thông qua dạy học phần di truyền học Sinh học 12 nâng cao THPT
- PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN DI TRUYỀN HỌC SINH HỌC 12 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- Phát huy tính tích cực trong họat động nhận thức của học sinh thông qua dạy học phần di truyền học sinh học 12 nâng cao trung học phổ thông Bùi Thị Tuyết Nhung Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS. ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Sinh học) Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thế Hưng Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận của các phương pháp dạy học tích cực và biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh. Khảo sát thực trạng của việc dạy và học Sinh học ở một số trường trung học phổ thông. Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh thông qua dạy học Sinh học 12 nâng cao phần Di truyền học. Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của các phương án đề xuất. Keywords. Phương pháp giảng dạy; Sinh học; Trung học phổ thông; Lớp 12; Di truyền học Content 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang ở kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, sự bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, làm cho mâu thuẫn giữa lượng tri thức cần phải trang bị cho học sinh với thời lượng có hạn của tiết học ngày càng trở nên gay gắt. Trong bối cảnh đó, phương pháp dạy học truyền thống mà chủ yếu là thầy thông báo kiến thức trò lắng nghe và ghi chép không còn phù hợp. Đó là tất yếu khách quan đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy và học. Vấn đề đặt ra là đổi mới theo hướng nào? Đổi mới như thế nào? Câu hỏi đó đã được nghị quyết trung ương 4 khóa VII khẳng định phải “ khuyến khích tự học”, phải “áp dụng phương pháp hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề” Sinh học là khoa học thực nghiệm, gắn liền với đời sống. Trong thời đại khoa học kỹ thuật hiện nay, Sinh học có gia tốc tăng lớn nhất cả về khối lượng kiến thức lẫn sự đổi mới về tri thức khoa học - thế kỷ XXI được coi là thế kỷ của Sinh học. Tuy nhiên, trong trường phổ thông hiện nay, môn Sinh học chưa thu hút được nhiều học sinh yêu thích, chất lượng dạy và học chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là nội dung kiến thức nặng, khối lượng kiến thức lý thuyết lớn phương pháp dạy chủ yếu là thuyết trình thông báo. Đặc biệt, trong chương trình Sinh học THPT lớp 12 phần Di truyền học là phần kiến thức trọng tâm nhưng tương đối khó đối với học sinh. Trong quá trình giảng dạy phần kiến thức này tôi nhận thấy có những khó
- khăn như học sinh khó vận dụng lý thuyết vào việc giải bài tập, khó phân biệt được các phần kiến thức, các quy luật di truyền. Để khắc phục tình trạng trên, nâng cao chất lượng dạy và học phần Di truyền học nói riêng, Sinh học nói chung có rất nhiều phương pháp trong đó đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực, tăng cường hoạt động độc lập của học sinh được nhiều tác giả quan tâm và đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Xuất phát từ những lý do nêu trên chúng tôi lựa chọn đề tài: Phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh thông qua dạy học phần Di truyền học- Sinh học 12 nâng cao trung học phổ thông. 2 . Lịch sử nghiên cứu 2.1. Những vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài Vấn đề phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh trong quá trình dạy học được các nhà giáo dục học quan tâm ngay từ thời cổ đại, chẳng hạn như Sôcrat đã đề ra phương pháp Ơristic buộc người học phải tích cực suy nghĩ để trả lời câu hỏi, tìm ra chân lý dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Ở Anh, vào những năm 1920 đã hình thành những “Nhà trường mới”, đặt vấn đề phát triển năng lực trí tuệ của trẻ, khuyến khích các hoạt động do chính học sinh tự quản. Xu hướng này đã có ảnh hưởng đến Hoa Kì và nhiều nước châu Âu. Ở Pháp, sau đại chiến thế giới thứ hai đã ra đời “lớp học kiểu mới” tại một số trường trung học thí điểm. Điểm xuất phát của mỗi hoạt động đều tùy thuộc vào sáng kiến, hứng thú, lợi ích, nhu cầu của học sinh, hướng vào sự phát triển nhân cách trẻ. Vào những năm 70 của thế kỷ XX ở nước này trong các tài liệu lý luận dạy học có chú ý khuyến khích dùng phương pháp Graph để rèn luyện tính tích cực, chủ động cho học sinh từ bậc tiểu học đến trung học. Những năm gần đây, đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực hóa người học, với các biện pháp tổ chức cho học sinh hoạt động học tập tích cực, chủ động đã trở thành xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới. 2.2. Những vấn đề nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài Ở Việt Nam vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã trở thành vấn đề quan trọng, cấp bách của nền giáo dục nước ta hiện nay. Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu, nhiều bài báo và tài liệu đã được công bố, xuất bản. Điển hình là công trình nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Kỳ (1994), Phương pháp giáo dục tích cực, Nxb Giáo dục. Nguyễn Kỳ và Dương Xuân Nghiêm (1993), Một số vấn đề về phương pháp giáo dục ,Vụ giáo viên. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Kỳ (1996), Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong cuốn Giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1978 đã nêu lên ý nghĩa và việc sử dụng một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh như: sử dụng đồ dùng trực quan, dạy học nêu vấn đề... Tác giả Bùi Văn Huệ trong cuốn Tâm lí học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2000, đã nêu lên sự lĩnh hội trí thức của học sinh là quá trình hiểu biết bản chất sự vật hiện tượng và vận dụng tri thức vào những tình huống khác nhau, trong đó ông nhấn mạnh đến việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Tác giả Đặng Thành Hưng trong tác phẩm Dạy học hiện đại lí luận - biện pháp- kĩ thuật, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2002, đã nêu lên một số kĩ thuật sử dụng và khai thác các phương tiện dạy học trên lớp để phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh. Còn trong cuốn sách Quá trình dạy- tự học, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường, Nxb Giáo dục, 2001 nhấn mạnh phát huy tính tích cực của người học là đề cao quá trình tự học, tự nghiên cứu. Quá trình dạy- tự học là kết quả sự kết hợp truyền thống
- hiếu học, tự học và tư tưởng lấy việc học làm gốc của dân tộc với tư tưởng và thành tựu của giáo dục thế giới hiện đại, đặc biệt là các học thuyết về việc học, về các phương pháp giáo dục hiện đại lấy người học làm trung tâm.[46] Năm 2005, trong cuốn sách Khơi dậy tiềm năng sáng tạo, Nxb Giáo dục tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Châu An đã nghiên cứu về phương pháp giáo dục hiện đại hay còn gọi là phương pháp giáo dục tích cực có nhiều tác dụng trong đó phải kể đến tác dụng với học sinh là giúp học sinh ham học, hứng thú học, biết cách tự học, khám phá thế giới, phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.[47] Tác giả Phan Trọng Ngọ trong cuốn sách Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư Phạm, 2005 trên cơ sở các lý thuyết tâm lý học về học tập và mô hình dạy học đã nhấn mạnh nhóm các phương pháp tổ chức hành động học của học sinh một cách tích cực, chủ động như phương pháp dạy học mô hình hóa, phương pháp dạy học giải quyết tình huống có vấn đề, phương pháp dạy học bằng tình huống..[40] Những công trình trên đã làm sáng tỏ bản chất của PPDH phát huy tính tích cực của học sinh và xây dựng mô hình dạy học bằng phương pháp tích cực. Đồng thời với những nghiên cứu lý thuyết có nhiều công trình nghiên cứu vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học từng phân môn ở trường phổ thông. Riêng trong lĩnh vực dạy học Sinh học ở trường THPT đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả: Đinh Quang Báo (1995), Dạy học Sinh học ở trường phổ thông theo hướng hoạt động hóa người học, Kỷ yếu hội thảo khoa học. Trần Bá Hoành (1996), Phát triển các phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn Sinh học, sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1979- 2000, Nxb Giáo dục. Lê Đình Trung ( 1994), Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức để nâng cao hiệu quả dạy học phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền trong chương trình Sinh học THPT. Ngoài ra vấn đề này còn được đề cập qua nhiều tài liệu khác đăng tải trên các tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Thông tin khoa học, mạng internet, các luận văn cao học, khoá luận tốt nghiệp của sinh viên...Tất cả đều khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng các biện pháp sư phạm nhằm phát triển tính tích cực trong học tập của học sinh. Cụ thể như: Phạm Thị My (2000), nghiên cứu về ứng dụng lý thuyết Graph xây dựng và sử dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong dạy học Sinh học ở THPT. [39] Đặng Thị Quỳnh Hương (2008), nghiên cứu về dạy học khái niệm Sinh học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Nguyễn Bích Ngân (2009), nghiên cứu về vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học sinh học lớp 11. Đặng Thị Mỹ (2009), nghiên cứu sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học sinh học 12 trung học phổ thông. Tuy nhiên, những tài liệu trên mới chỉ đề cập một cách khái quát về lí luận dạy học nói chung mà chưa đi sâu vào việc đề xuất các biện pháp sư phạm ở từng phần, chương, bài cụ thể của môn học. Vì vậy, ở đề tài này chúng tôi mạnh dạn đề xuất nghiên cứu về vấn đề phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh thông qua dạy học phần Di truyền học, Sinh học 12 nâng cao trung học phổ thông. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh thông qua dạy học phần Di truyền học Sinh học 12 nâng cao THPT. 4. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận của các phương pháp dạy học tích cực và biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh. Khảo sát thực trạng của việc dạy và học Sinh học ở một số trường trung học phổ thông Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh thông qua dạy học Sinh học 12 nâng cao phần Di truyền học.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của các phương án đề xuất. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học phần Di truyền học Sinh học 12. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học 12-THPT. 6. Phạm vi nghiên cứu Chương trình sinh học 12 nâng cao – Phần năm- Di truyền học. Khảo sát đánh giá ở một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội Thực nghiệm sư phạm ở các lớp 12 trường THPT Thanh Oai B, Thanh Oai, Hà Nội, và THPT Chương Mỹ A , huyện Chương Mỹ, Hà Nội. 7. Giả thuyết nghiên cứu Sử dụng các biện pháp đề tài đề xuất sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động trong hoạt động nhận thức của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học Sinh học trong trường trung học phổ thông. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp dạy học hiện đại, các phương pháp dạy học Sinh học. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Sinh học. 8.2. Nghiên cứu thực tiễn Nghiên cứu chương trình dạy học Sinh học THPT và chương trình, nội dung kiến thức trong Sinh học 12. Điều tra, khảo sát và đánh giá việc sử dụng các phương pháp dạy học Sinh học ở trường THPT qua phiếu hỏi, trao đổi với đồng nghiệp, với học sinh và phân tích kết quả học tập của người học 8.3. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu được trong khảo sát việc dạy học Sinh học ở trường THPT và các số liệu thu được trong thực nghiệm sư phạm được xử lý theo các phương pháp thống kê toán học Điều tra việc sử dụng các phương pháp dạy học Sinh học trong chương trình nghiên cứu của các đồng nghiệp, mức độ hứng thú của học sinh và kết quả đạt được. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở dầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh thông qua dạy học phần Di truyền học, Sinh học 12 nâng cao THPT. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. References 1. Hoàng Việt Anh (1983), Vận dụng phương pháp sơ đồ - Graph vào dạy học Địa lý các lớp 6 và 8 trường phổ thông cơ sở, Luận án Phó tiến sĩ khoa học sư phạm - tâm lí,Hà Nội 2. Nguyễn Như Ất (2002), “Tìm hiểu chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010”, Báo Giáo dục và thời đại, số 14 (381); 15 (382); 16 (383); 17 (384); 18 (385); 19 (386); 20 (387); 21 (388); 22 (389); 23 (390). 3. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, ngày 24/12/1996.
- 4. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành(2000), Lý luận dạy học sinh học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Đinh Quang Báo, Đặng Thị Dạ Thuỷ (2006), Bài giảng về một số vấn đề về phương pháp dạy học sinh học, Hà Nội. 6. Nguyễn Thanh Bình (2005), Lí luận giáo dục học Việt Nam, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 7. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Nguyễn Phúc Chỉnh (2005), Phương pháp Graph trong dạy học Sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Nguyễn Hữu Chí (1996), “Suy nghĩ về dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (2), tr.7-8. 10. Nguyễn Văn Cường (2007), “Các lí thuyết học tập cơ sở tâm lí của đổi mới phương pháp dạy học”, Tạp chí Giáo dục,(153). 11. Vũ Cao Đàm (2008) , Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Thế giới. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Lưu hành nội bộ, Hà Nội. 13. Lê Tràng Định, “Rào cản đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học, số 5/2006 - trang 29. 14. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 15. Phạm Văn Đồng (1994),“Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh, một phương pháp vô cùng quý báu”,Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (12), tr.1-2. 16. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2000), Đại cương phương pháp dạy học Sinh học, Nxb Giáo dục. 17. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, nội dung, chương trình, sách giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội 18. Trần Bá Hoành (1995), “Bàn về dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục, (49), tr.22-27 19. Trần Bá Hoành (1996), Kỹ thuật dạy học sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20. Trần Bá Hoành (2002), Đại cương phương pháp dạy học Sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Trần Bá Hoành (Chủ biên),(2007), Giáo trình đại cương phương pháp dạy học Sinh học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 22. Đặng Thành Hưng (1994), Các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ lên lớp, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội 23. Nguyễn Thế Hưng (2007), “Phương pháp phân tích nội dung sách giáo khoa để thiết kế bài giảng Sinh học”, Tạp chí Giáo dục, (160), Tr 30 - 31. 24. Nguyễn Thế Hưng (2007), Phương pháp xử lý và biểu diễn bằng biểu đồ, đồ thị các số liệu trong nghiên cứu khoa học giáo dục, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học Sư phạm Huế, tháng 4. 25. Nguyễn Thế Hưng (2009), Tập bài giảng phương pháp dạy học Sinh học ở trường THPT, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.. 26. Nguyễn Thế Hưng (2009), Tài liệu tập huấn phát triển kỹ năng nghề cho giáo viên Sinh học các trường THPT chuyên tiếp cận chuẩn quốc tế, Khoa sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- 27. Nguyễn Thế Hưng (2007), “Một số kinh nghiệm để có một bài giảng hay”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học Sư phạm Huế, tháng 4. 28. Nguyễn Thế Hưng (2006), “Đổi mới hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông”, (147), Tạp chí Giáo dục , Tr. 35 – 36. 29. Ngô Văn Hưng (chủ biên) (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình , sách giáo khoa lớp 12 môn Sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. Ngô Văn Hưng (chủ biên) (2007), Hướng dẫn thực hiện chương trình , sách giáo khoa lớp 11 môn Sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 31. Kharlamop, I.F. (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?, Tập I, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 32. Kharlamop, I.F. (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?, Tập II, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 33. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực, lấy người học làm trung tâm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 34. Phạm Văn Lập (2007), Phương pháp dạy học Sinh học ở trường THPT, Sách lưu hành nội bộ, khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội. 35. Lecne, I. (1977), Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 36. Vũ Đức Lưu (Chủ biên), Nguyễn Thành Đạt, Trần Quý Thắng (2002), Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi THPT môn Sinh học, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 37. Chu Văn Mẫn (2001), Ứng dụng tin học trong sinh học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 38. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Sư phạm, Nà Nội. 39. Phạm Thị My (2000), Ứng dụng lí thuyết Graph xây dựng và sử dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học sinh học ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học, Hà Nội. 40. Phạm Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 41. Hà Thế Ngữ (1992), Dạy học trong hoạt động và bằng hoạt động, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 42. Nguyễn Ngọc Quang (1991), “Phương pháp Graph trong dạy học”, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, Số 4 và 5. 43. Nguyễn Ngọc Quang (1982), "Phương pháp Graph và lí luận về bài toán hóa học",Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (2), Tr22. 44. Robert, J.M. – Debra, J.P. – Jane, E.P. (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 45. Nguyễn Đức Thành (Chủ biên) (2002), Dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông, tập2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 46. Cảnh Toàn (chủ biên), (2001), Quá trình dạy- tự học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.47. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Châu An (2005), Khơi dậy tiềm năng sáng tạo,Nxb Giáo dục, Hà Nội. 48. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản của giáo Dục học hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 49. Trịnh Quang Từ (2006), “Sử dụng Graph trong thiết kế phương pháp dạy học”, Tạp chí Giáo dục (131). 50. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996), Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu TN trong nông lâm nghiệp trên máy vi tính (Bằng Excel 5.0). Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
- 51. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên) (2008), Sinh học 12 nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 52. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên) (2008), Sinh học 12 nâng cao - Sách giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà nội. 53. Vụ công tác lập pháp (2005), Những nội dung mới của Luật Giáo dục, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh lớp 2 - Trường Tiểu học Long Thới A
15 p | 1833 | 233
-
SKKN Tiếng Anh: Sử dụng đồ dùng trực quan để phát huy tính tích cực của học sinh
17 p | 1265 | 227
-
SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh lớp 10 trong việc tìm tập xác định của hàm số - Trường THPT Ngô Gia Tự
19 p | 644 | 180
-
SKKN: Phát huy tính tích cực chủ động sáng taọ của trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non
17 p | 1242 | 146
-
SKKN: Vận dụng mô hình dạy học dự án vào dạy học Vật lý THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và kỹ năng làm việc theo nhóm của học sinh
29 p | 806 | 117
-
SKKN: Phương pháp tích hợp giáo dục pháp luật trong giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
20 p | 664 | 102
-
SKKN: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong tiết luyện tập
37 p | 667 | 80
-
SKKN: Vận dụng phương pháp nêu vấn đề để phát huy tính tích cực của học sinh trong việc giảng dạy tác phẩm tự sự để phát huy tính tích cực của học sinh
42 p | 452 | 75
-
SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh bằng phương pháp học tập theo tổ, nhóm phần Văn học dân gian Việt Nam
21 p | 438 | 60
-
SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh lớp 3 trong phân môn Tập làm văn
28 p | 673 | 58
-
SKKN: Sáng kiến cải tiến việc dạy học diện tích các hình trong chương trình Toán 5 nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập của học sinh
27 p | 328 | 41
-
SKKN: Chỉ đạo dạy học Tiếng Việt theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ dạy
23 p | 242 | 35
-
SKKN: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy
19 p | 333 | 32
-
SKKN: Phát huy tính tích cực độc lập của học sinh trong giờ Sinh học
16 p | 189 | 29
-
SKKN: Biện pháp để phát huy tính tích cực, chủ .động của học sinh trong học tập môn ngữ Văn lớp 6,7 ở trường THCS Buôn Trấp
38 p | 421 | 26
-
SKKN: Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Lịch sử ở trêng Trung học Cơ sở Đồng Cương
7 p | 115 | 22
-
SKKN: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua bài ôn tập chương I (Sinh học 11 cơ bản)
20 p | 193 | 17
-
SKKN: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh bằng phương pháp thảo luận nhóm ở môn Sinh học 6
16 p | 99 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn