SKKN: Phương pháp giúp học sinh khuyết tật học hoà nhập tự tin biểu diễn bài hát
lượt xem 37
download
Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Để giúp học sinh khuyết tật tự tin hát, mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Phương pháp giúp học sinh khuyết tật học hoà nhập tự tin biểu diễn bài hát”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Phương pháp giúp học sinh khuyết tật học hoà nhập tự tin biểu diễn bài hát
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH KHUYẾT TẬT HỌC HOÀ NHẬP TỰ TIN BIỂU DIỄN BÀI HÁT
- PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ: Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp các em phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức...rất tốt. Để phát triển nhân cách toàn diện của học sinh theo mục tiêu giáo dục trong trường tiểu học, bộ môn Âm nhạc là môn học được bộ Giáo Dục và Đào tạo xây dựng trên phân môn chủ yếu là dạy hát. Học âm nhạc là một quá trình liên tục rèn luyện tập hát. Âm nhạc là môn năng khiếu. Tuy nhiên việc dạy nhạc không nhằm đào tạo cho các em trở thành những người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp, những người làm nghề âm nhạc sau này.Qua môn học, trẻ em được hoạt động, được nhận thức, được cảm thụ âm nhạc...Âm nhạc còn là nhu cầu trong đời sống của các em. Âm nhạc giúp cho các em hình thành những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái đẹp trong âm nhạc, về ý nghĩa của âm nhạc đối với đời sống. Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về âm nhạc...Tất cả những cái đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách, làm cho các nội dung học tập ở nhà trường phổ thông có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động học tập của trẻ. Trong trường Tiểu học, học âm nhạc là một quá trình liên tục rèn luyện tập hát, phát triển khả năng nghe nhạc. Thông qua học âm
- nhạc, ở giai đoạn đầu chủ yếu là học hát, tình cảm và trí tuệ của các em được giáo dục, bồi dưỡng và phát triển theo năm tháng. Năng lực cảm thụ âm nhạc của các em dần dần được nâng lên, là cơ sở để hình thành một trình độ văn hoá âm nhạc nhất định theo mục tiêu của môn học. Mỗi bài hát là một cảm xúc, một tâm trạng, một cách nhìn thế giới khách quan và thể hiện nội tâm được diễn tả bằng ngôn ngữ văn học và âm nhạc mà người giáo viên phải đưa ra cái hồn trong tiết dạy để các em cảm nhận được nét đặc trưng của môn học.Chúng ta vẫn biết rằng: trong mỗi lớp học có nhiều đối tượng học sinh cùng tham gia hoạt động, tất cả học sinh trong lớp đều tiếp thu lượng kiến thức đầy đủ khi giáo viên cung cấp thì đối với môn học của tôi phụ trách qua những giờ thực giảng trên lớp ngoài những em học sinh có năng khiếu có giọng hát hay, mạnh dạn tự tin khi thể hiện bài hát đa số vẫn còn nhiều em qua rụt rè nhút nhát, rất ít em xung phong lên biểu diễn trước lớp, các em còn ngại thiếu tự tin và hơn thế nữa các em nghĩ mình hát không hay. Từ năm 2001 đến nay bộ GD&ĐT đều ban hành Hướng dẫn thực hiện năm học trong đó đề cập mạnh đến nhiệm vụ giáo dục trẻ khuyết tật ở các trường học.Ở trường Hải Vân chúng tôi hiện đang có tất cả 13 trẻ khuyết tật học hoà nhập nhưng không nặng lắm nhưng các em rất nhút nhát và không hoà đồng với các bạn trong lớp.Đặc biệt là không tự tin, mạnh dạn biểu diễn bài hát trước lớp. Từ thực tế đó tôi đã nảy sinh ra đề tài : Phương pháp giúp học sinh khuyết tật học hoà nhập tự tin biểu diễn bài hát".
- PHẦN II NỘI DUNG: I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học ở nước ta còn mới đồng thời là việc giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập hết sức khó khăn. Vấn đề học và kết quả học tập của các em không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy.Hơn nữa còn phụ thuộc vào sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và của toàn xã hội. Nhìn chung các em nằm trong diện khuyết tật này đều tiếp thu chậm là do nằm ở nhiều dạng tật: chậm phát triển ngôn ngữ, tật vận động, chậm phát triển trí tuệ.Phần đông ở đây là do một số phụ huynh chưa quan tâm, gần gũi với các em khi các em trở chứng mà lẽ ra các em phải được chăm lo chu đáo hơn. Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều với các môn học khác,tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút gọi là " năng khiếu", điều này không phải học sinh nào cũng có được nhưng ở đây lại là những em khuyết tật học hoà nhập nên để giúp cho em hoà đồng với các bạn và ham thích tự tin trong khi học lại càng khó hơn.Học âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thoải mái thư giãn, học mà chơi, chơi mà học.Vậy làm thế nào để các em khuyết tật học hoà nhập tự tin mạnh dạn trong giờ học và biểu diễn bài hát trước lớp? Trước tiên ngoài việc giáo viên gần gũi, giúp đỡ các em trong giờ học thì trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải
- lồng ghép hoạt động trò chơi được ứng dụng từ nội dung bài học để các em dễ dàng nhớ được bài và các em hứng thú tham gia cùng các bạn trong lớp. Không chỉ có vậy thông qua đó giúp cho các em mạnh dạn tự tin hơn khi đứng trước lớp. II. NỘI DUNG: 1. Tình hình chung: Trường Tiểu Học Hải Vân là một trong những trường TH có học sinh khuyết tật học hoà nhập . Đại đa số các em thuộc diện gia đình khó khăn , sự chăm lo quan tâm trong vấn đề học hành, áo quần, sách vở của gia đình còn hạn chế chủ yếu khoán trắng cho nhà trường. Bên cạnh đó môi trường điều kiện sống của gia đình thấp, các em ít được giao tiếp với xã hội bên ngoài. Vì vậy trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải từng bước giúp các em tự tin mạnh dạn và hoà đồng với các bạn là một việc rất khó khăn. Chính vì lẽ đó mà tôi muốn đưa ra đề tài này 2. Kết quả điều tra thống kê số học sinh khuyết tật học hoà nhập trường năm học 2009 - 2010: Stt Họ và tên Lớp Loại khuyết tật 1 Bùi Văn Thịnh 1/2 Trí tuệ 2 Trần Minh Phương 1/2 Trí tuệ 3 Nguyễn Trần Nguyên 1/3 Trí tuệ 4 Huỳnh Thị Ngọc Nhi 2/1 Trí tuệ 5 HuỳnhT Hồng Nhung 2/1 Trí tuệ 6 Trương Công Thành 2/2 Ngôn ngữ 7 Ngô Tín Vu 2/2 Vận động 8 Trần T Thanh Vân 2/3 Trí tuệ 9 Đoàn Anh Huy 2/3 Trí tuệ 10 Nguyễn T Thu Hồng 2/3 Trí tuệ 11 Huỳnh T Thuỳ Trang 5/1 Trí tuệ 12 Hồ Văn Bình 5/2 Trí tuệ 13 Lê Tuấn Vũ 5/3 Trí tuệ
- 3. Điều tra động cơ học tập bộ môn của học sinh: Dựa vào cơ sở lý luận đã có và qua quá trình giảng dạy, tôi đã tìm hiểu khả năng học tập bộ môn Âm nhạc của các em ở các lớp.Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy các em chỉ học theo bản năng là đến giờ học các em đến phòng học Âm nhạc cùng các bạn chứ không có động cơ nào khác. Đồng thời trong quá trình học các em rất nhút nhát không hoà đồng cùng các bạn và rụt rè, không chú ý, khi được cô giáo gọi lên hát thì lại rất sợ,( như em Thu Hồng,em Thanh Vân) chỉ muốn làm việc mình ưa thích.Bên cạnh đó có nhiều em không tự tin khi hát vì nói ngọng ( em Minh Phương, em Công Thành,em Anh Huy). Thực tế là các em phần lớn chậm phát triển về trí tuệ nên việc nắm bắt bài lại càng khó khăn, hạn chế. 4. Các phương pháp: Để có một tiết học Âm nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải nắm rõ tình hình học sinh và phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ đầu. Cụ thể như tìm hiểu nguyên nhân các em mắc phải khuyết tật, loại khuyết tật, thái độ , ý thức học tập đối với môn Âm nhạc.Từ đó , giáo viên có phương pháp để truyền thụ cho các em các kiến thức của bài một cách dễ hiểu nhất và các em tự tin mạnh dạn trong quá trình học. a) Phương pháp dạy bài mới: Phương pháp để hướng dẫn cho các em tập một bài hát và để cho các em dễ tiếp thu bài học nhất, đó là phương pháp tập hát và hướng dẫn sửa lỗi qua truyền miệng từng câu.Để gây được sự chú ý , tò mò cho học sinh tôi chuẩn bi rất kỹ phần giới thiệu và dẫn dắt vào bài một cách sinh động, làm cho các em cảm nhận được giai điệu của
- bài thông qua nghe hát mẫu và đọc lời ca cùng các bạn.Khi học hát từng câu để biết được các em có tiếp thu được không thì sau khi tập từng câu tôi sẽ gọi các em đứng tại chỗ hát lại câu hát đó và thực hiện lại cùng các bạn trong tổ của mình.Đồng thời để khích lệ các em trong giờ học và nắm bắt được khả năng tiếp thu bài của các em tôi thường gọi học sinh thể hiện lại bài hát và động viên khuyến khích cho dù em chưa thể hiện được bài hát một cách chính xác. b) Phương pháp luyện tập: + Đối với các em lớp 1,2,3 : Trong các tiết học tăng cường +Đối với các em lớp 5: Trong các tiết ôn tập Vào những tiết này tôi tổ chức trò chơi vào nội dung bài học để tạo cho các em không khí thoải mái, thư giãn.Thông qua trò chơi đây là hình thức giúp cho các em mạnh dạn , hoà đồng với các bạn và tạo được tinh thần học tập của các em trong lớp hiệu quả nhất. VD minh hoạ: Sử dụng trong tiết tập biễu diễn các bài hát hoặc ôn luyện bài hát : 1.Trò chơi "Chuyền vật" * Tác dụng: - Học sinh nhanh nhẹn, khéo léo - Vui chơi, giải trí - Học sinh thuộc được các bài hát đã học - Giúp cho các em hoà đồng với các bạn trong lớp * Chuẩn bị : - GV chuẩn bị một mẫu vật như ngôi sao hay bông hoa - Cho học sinh ngồi ngay ngắn mỗi bàn 2 em nối tiếp nhau theo từng dãy bàn ở lớp.
- * Cách chơi: Giáo viên quy ước hát một bài hát đã học , khi cả lớp bắt đầu hát thì học sinh đầu tiên của lớp bắt đầu chuyền vật theo dãy bàn hàng ngang. Đến khi bài hát kết thúc học sinh nào cầm vật thì sẽ lên biểu diễn lại bài hát trước lớp. 2. Trò chơi: Tập làm ca sĩ *Tác dụng: - Rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn. - Vui chơi, giải trí. * Cách chơi: Giáo viên quy định một bài hát, mời học sinh lên biễu diễn bài hát thi đua theo từng cặp và tự sáng tác những động tác cho phù hợp, các bạn trong lớp nhận xét đánh giá. Nếu học sinh nào được đánh giá cao thì sẽ trở thành ca sĩ. 3.Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật *Tác dụng: - Giúp cho học sinh tập trung tham gia vào hoạt động cùng các bạn trong lớp. *Cách chơi: Giáo viên cho học sinh ngồi theo vị trí ở lớp.Cho 1 em A lên đứng quay mặt về bảng lớp .GV đưa 1 vật cho một em B giữ kín.Tất cả cùng hát một bài(GV chỉ định) và em A bắt đầu tìm đồ vật, tiếng hát nhỏ là bạn đứng xa đồ vật phải tìm, tiếng hát to là bạn đang đứng gần đồ vật đó.Bạn A phải nghe tiếng hát để định hướng tìm ra đồ vật đang cất giấu. Khi bạn A phát hiện ra đồ vật sẽ thay bạn khác tiếp tục chơi. * Lưu ý : Học sinh không hát quá to, không gào thét III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Qua thời gian áp dụng tổ chức một số trò chơi trong các tiết học, tôi nhận thấy hiệu quả của tiết dạy được nâng lên rõ rệt. Một số
- em như em Thu Hồng, Thanh Vân có tiến bộ dần. Các em khác như em Minh Phương, Anh Huy mạnh dạn hát trước lớp. - Các em dần dần ham học phân môn Âm nhạc, đến tiết học các em không còn làm việc riêng mà tập trung hoạt động cùng các bạn và tự tin mạnh dạn xung phong biểu diễn trước lớp. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Khi ứng dụng một số trò chơi kết quả rất khả quan trong thực tiễn do vậy , việc giáo viên chuẩn bị kỹ một tiết cần được tôn trọng, quan tâm đầu tư thì giờ lên lớp đạt hiệu quả cao.Nhận thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập của môn học mình đang đảm nhận. Bản thân tôi nhận thấy cần phải trao dồi kiến thức, kỹ năng nhiều hơn và cần phải sưu tầm, tìm tòi , học hỏi đồng nghiệp để công tác giảng dạy ngày một tốt hơn. PHẦN III KẾT LUẬN Việc dạy Âm nhạc ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.Đặc biệt ở trường chúng tôi có trẻ khuyết tật học hoà nhập thì giáo viên cần phải có những phương pháp kết hợp như trò chơi hay vận động phụ hoạ để giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức cũng như hăng hái thoải mái trong tiết học . Có quá nhiều trò chơi nhưng phải tìm tòi , chọn lựa cho phù hợp ứng dụng vào bài học để đạt hiệu quả cao.Trong quá trình viết đề tài,tài liệu còn quá ít, thời gian tiếp cận còn hạn chế. Tôi chỉ viết những gì thực tế giảng dạy trên lớp mà kết quả đã đạt được.
- Do vậy trong quá trình thực hiện đề tài này tôi còn nhiều thiếu sót, rất mong đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến quý báo để hoàn chỉnh đề tài này. Hòa Hiệp Bắc, ngày 16 tháng 12 năm 2009 Người viết Huỳnh Thị Như Nga
- PHIẾU NHẬN XÉT , XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH KHUYẾT TẬT HỌC HÒA NHẬP TỰ TIN BIỂU DIỄN BÀI HÁT Loại đề tài : Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện : Huỳnh Thị Như Nga Chức vụ : Giáo viên Âm nhạc Đơn vị : Trường Tiểu học Hải Vân NHẬN XÉT , ĐÁNH GIÁ , XẾP LOẠI TỔ CHUYÊN MÔN HỘI ĐỒNG XÉT CHỌN SKKN ĐƠN VỊ .......................................................... .......................................................... .......................................................... .......................................................... .......................................................... .......................................................... .......................................................... ............................................................ .......................................................... ............................................................ .......................................................... ............................................................ .......................................................... ............................................................ .......................................................... ............................................................ Xếp loại : ....................... Xếp loại : ....................... Hòa Hiệp Bắc , ngày ..../..../2009 Hòa Hiệp Bắc , ngày ..../..../2009 Tổ trường chuyên môn Thủ trưởng đơn vị NHẬN XÉT , XẾP LOẠI SKKN CỦA PHÒNG GD&ĐT LIÊN CHIỂU ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. Xếp loại : ....................... Hòa Hiệp Bắc , ngày ..../..../2009 Trưởng phòng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt giải Toán có lời văn bằng sơ đồ tư duy
11 p | 2363 | 479
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết được một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu.
16 p | 1601 | 394
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở tiểu học
16 p | 1990 | 272
-
SKKN: Một số phương pháp giúp học sinh lớp 4 và 5 học tốt phân môn tập đọc nhạc
15 p | 1274 | 203
-
SKKN: Một số phương pháp giúp học sinh giải bài tập về kiểu xâu
20 p | 768 | 192
-
SKKN: Một số phương pháp giúp học sinh lớp 3 vẽ tốt hình dáng người
15 p | 854 | 152
-
SKKN: Phương pháp giúp học sinh yếu học tốt môn Toán lớp 4
19 p | 899 | 138
-
SKKN: Phương pháp trực quan trong dạy học môn Tin học khối 11
11 p | 432 | 136
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 4
15 p | 1392 | 100
-
SKKN: Một số phương pháp giúp học sinh lập đúng phương trình hoá học
12 p | 701 | 98
-
SKKN: Biện pháp giúp học sinh lớp 1, 2, 3 học tốt dạng toán nhận dạng hình và xác định số lượng hình Hình học
14 p | 571 | 96
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chậm phát triển trí tuệ học tốt môn Toán tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai
11 p | 919 | 70
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh khiếm thính học kí hiệu ngôn ngữ qua phân môn Tập đọc lớp 3 tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai
12 p | 582 | 70
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và yêu thích môn Vật lý
8 p | 425 | 67
-
SKKN: Tổ chức trò chơi quân sự vào một số tiết học phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh
18 p | 338 | 63
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 8 (tập 1) ở trường THCS Lạc Hoà
14 p | 827 | 63
-
SKKN: Một số giải pháp giúp học sinh khiếm thính lớp 1B1 học tốt phân môn Tập đọc
17 p | 255 | 29
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn