Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.<br />
PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS BĂNG ADRÊNH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ KINH NGHIỆM:<br />
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS BĂNG ADRÊNH, <br />
HUYỆN KRÔNG ANA, TỈNH ĐĂK LĂK<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên : Nguyễn Anh Tuấn <br />
Đơn vị công tác: Trường THCS Băng Adrênh<br />
Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm<br />
Môn đào tạo : Toán<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Anh Tuấn – Trường THCS Băng Adrênh – Krông Ana 1<br />
Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.<br />
Krông Ana, tháng 03 năm 2018<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Quá trình phát triển của loài người là quá trình phân công lao động xã hội. Xã <br />
hội càng phát triển thì sự phân công lao động xã hội càng cụ thể, rõ ràng hơn. Trong <br />
mỗi thời kỳ lịch sử, nền giáo dục Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào sự <br />
nghiệp trồng người. Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo <br />
dục và đào tạo (GD&ĐT) mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (NQ 29<br />
NQ/TW) đề ra, Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng: Giáo dục là quốc <br />
sách hàng đầu. Phát triển GD&ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi <br />
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang <br />
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển GD&ĐT phải gắn <br />
với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội (KT – XH), xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với <br />
tiến bộ khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn <br />
bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD & ĐT; phấn đấu đến năm 2030, nền <br />
giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.<br />
Hiện nay, chúng ta đang khẩn trương tiến hành một “cuộc cách mạng” về giáo <br />
dục, bảo đảm cho giáo dục Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, <br />
hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.<br />
Sự nghiệp GD có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến <br />
lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chăm lo phát triển Giáo dục và Đào <br />
tạo là chìa khoá để phát huy nguồn nhân lực con người, là yếu tố cơ bản của sự <br />
phát triển nhanh, bền vững. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã <br />
khẳng định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Vấn đề nâng cao chất <br />
lượng DH ở các trường trung học cơ sở (THCS) đã có nhiều công trình nghiên cứu <br />
ở các góc độ tiếp cận khoa học khác nhau. Tuy nhiên, ở huyện Krông Ana, tỉnh Đắk <br />
Lắk vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện.<br />
Từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu vấn đề: “Quản lý hoạt động dạy <br />
học ở trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt <br />
động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS Băng Adrênh, <br />
huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. <br />
Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy <br />
học ở trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Băng Adrênh, huyện <br />
Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
<br />
Nguyễn Anh Tuấn – Trường THCS Băng Adrênh – Krông Ana 2<br />
Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.<br />
Nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học và công tác quản lý hoạt động dạy <br />
học ở trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. <br />
Thời gian : Từ năm học 2016 – 2017 đến HK I năm học 2017 2018.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Phân tích, tổng hợp tài liệu... nhằm xác lập cơ sở lý luận về công tác quản lý <br />
hoạt động dạy học trường trung học cơ sở.<br />
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Điều tra, quan sát, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia...nhằm <br />
khảo sát, đánh giá thực trạng vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung <br />
học cơ sở và thu thập thêm những thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.<br />
5.3. Phương pháp thống kê toán học<br />
Sử dụng các công thức thống kê và các phần mềm để xử lý các kết quả <br />
nghiên cứu.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận.<br />
Chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới thì giáo dục luôn là <br />
một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trong Giáo dục và Đào tạo <br />
quản lý là nhân tố giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo <br />
dục. Để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học cần có rất nhiều yếu tố, <br />
trong đó yếu tố quan trọng không thể thiếu được nó quyết định tới chất <br />
lượng giáo dục và sự phát triển giáo dục đó chính là các chế định giáo dục là <br />
những văn bản có tính pháp quy của Nhà nước như: Chỉ thị số 14/2001/CT TTg <br />
ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục <br />
phổ thông, Chỉ thị số 33/2006CTTTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực <br />
trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; Điều lệ trường THCS và <br />
THPT ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TTBGD&ĐT; phân phối chương <br />
trình, Thông tư số 16/2017/TTBGDĐT hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm <br />
và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. <br />
Thông tư số 30/2009/TTBGD&ĐT ban hành Quy chế Chuẩn nghề nghiệp giáo <br />
viên THCS; Nghị định số 42/2013/NĐCP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức <br />
và hoạt động thanh tra giáo dục; Thông tư số 58/2011/TTBGDĐT ngày 12/12/2011 <br />
ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT; Công văn <br />
số 1392/BGDĐTGDTrH về việc đánh giá học sinh THCS mô hình trường học mới <br />
từ năm học 20162017; Công văn số 5333/ BGDĐTGDTrH về việc triển khai đánh <br />
giá theo định hướng phát triển năng lực môn Tiếng Anh cấp trung học từ năm học <br />
2014 – 2015.<br />
Trong công tác quản lý các hoạt động giáo dục ở nhà trường đòi hỏi sự chỉ <br />
đạo của CBQLphải mang tính toàn diện. Đặc biệt quản lý hoạt động dạy học phải <br />
được coi là khâu đột phát để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.<br />
<br />
<br />
Nguyễn Anh Tuấn – Trường THCS Băng Adrênh – Krông Ana 3<br />
Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.<br />
Như vậy, quản lý hoạt động dạy học (HĐDH) có hiệu quả được xem là khâu <br />
đột phá để nâng cao chất lượng học tập của người học, đây cũng chính là vấn đề <br />
cấp thiết được quan tâm nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học của nhà <br />
trường trong giai đoạn hiện nay.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu <br />
+ Trường THCS Băng Adrênh được thành lập năm 2006 và chính thức đi vào <br />
hoạt động từ năm 2010, trường có quy mô nhỏ, với 8 lớp và trên 180 học sinh. Đặc <br />
điểm của trường là hầu hết giáo viên là mới ra trường, không phải là người địa <br />
phương nên thường xuyên luân chuyển, số lượng học sinh đồng bào chiếm trên <br />
40% nên khó khăn cho việc quản lý hoạt động dạy và học. <br />
+ Về đội ngũ nhà trường<br />
<br />
<br />
<br />
Trình độ đạt chuẩn: 26/28 tỉ lệ 92,8%; Trên chuẩn: 16, tỉ lệ: 84,2 %<br />
<br />
Tỉ lệ GV/lớp: 2,4.<br />
+ Về học sinh <br />
Năm học 20172018 toàn trường có tổng số: 187 học sinh, 08 lớp, <br />
được chia như sau (số liệu tính đến 28/02/2018):<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
So với năm học 20162017 số lớp tăng thêm 01 lớp, số học sinh tảng 14 <br />
em so với sĩ số đầu năm, lý do số lượn học sinh lớp 6 tuyển mới tăng hơn <br />
cùng kì năm trước.<br />
Xuất phát điểm của trường là đứng ở tốp cuối so với các trường trong huyện. <br />
Trong những năm gần đây trường đã phấn đấu đạt danh hiệu trường tiên tiến, chi <br />
bộ Đảng đạt TSVM. Hàng năm, tỷ lệ bình quân chất lượng mũi nhọn của trường có <br />
những tiến bộ rõ rệt. <br />
2.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên<br />
2.1.1. Quản lý việc lập kế hoạch, chương trình giảng dạy của CBGV<br />
Vào năm học mới, nhà trường yêu cầu các giáo viên, tổ chuyên môn xây dựng <br />
kế hoạch, trên cơ sở đó Ban giám hiệu tổng hợp, xây dựng chỉ tiêu của các mặt <br />
hoạt động và định hướng các biện pháp thực hiện. trong đó kế hoạch giảng dạy là <br />
nội dung quan trọng. Sau đó kế hoạch được đưa về các tổ chuyên môn, các đoàn <br />
thể trong trường bàn, thảo luận và đóng góp ý kiến. Khi các tổ chuyên môn, các tổ <br />
chức trong nhà trường đã bàn kỹ về các chỉ tiêu, biện pháp thực hiện các hoạt động <br />
của nhà trường trong năm học sẽ tiến hành thảo luận chung trong hội nghị công <br />
nhân viên chức đầu năm học.<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Anh Tuấn – Trường THCS Băng Adrênh – Krông Ana 4<br />
Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.<br />
Với quy trình như trên, các kế hoạch được thảo luận một cách công khai, dân <br />
chủ, mỗi thành viên trong nhà trường đều có trách nhiệm thực hiện. Khi kế hoạch <br />
đã được thống nhất trong hội nghị công nhân viên chức, các tổ chuyên môn sẽ căn <br />
cứ vào tình hình thực tế của tổ chức để lên kế hoạch chi tiết của tổ cho phù hợp <br />
với kế hoạch chung của nhà trường. Mỗi tổ viên căn cứ vào nhiệm vụ giảng dạy <br />
được giao lên kế hoạch cho riêng mình sát với tình hình thực tế công việc mà mình <br />
đảm nhận và hướng theo kế hoạch chung của tổ, của trường.<br />
Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo cán bộ giáo viên lập kế hoạch nhiệm vụ <br />
năm học theo mẫu thống nhất gọi là: “Kế hoạch công tác cá nhân năm học 20…<br />
20…” Tuy nhiên khoảng 10% cán bộ giáo viên lập kế hoạch nhiệm vụ năm học <br />
chất lượng chưa cao, chủ yếu là giáo viên trẻ mới ra trường. Điểm yếu, tồn tại của <br />
các bản kế hoạch thể hiện ở chỗ người lập kế hoạch chưa có hệ thống biện pháp <br />
thực hiện mục tiêu chất lượng giáo dục, đăng kí chỉ tiêu chất lượng còn thụ động, <br />
máy móc, tính khả thi thấp. <br />
Bảng 2.1: Kết quả đánh giá thực trạng lập kế hoạch năm học<br />
Chất lượng xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ năm học<br />
Tốt (%) Khá (%) TB (%)<br />
52 36 12<br />
2.1.2. Quản lý việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp của giáo viên<br />
Qua điều tra phỏng vấn các đồng chí giáo viên, tìm hiểu tình hình thực tế ở <br />
trường cho thấy: Giáo viên rất chú trọng khâu bài soạn trước khi lên lớp, xuất phát <br />
từ quan niệm rằng một kế hoạch bài dạy tốt là cơ sở vững chắc cho một giờ dạy <br />
tốt. <br />
Trên cơ sở quy định chung về mẫu bài soạn do Phòng GD&ĐT thống nhất, <br />
quản lý chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn cụ thể hoá quy định đối với những loại <br />
bài soạn có đặc trưng riêng như tiết thực hành, tiết ôn tập, tiết kiểm tra, tiết tự học <br />
có hướng dẫn…Đồng thời cũng thống nhất quy định chất lượng đối với từng loại <br />
bài .<br />
Quản lý thông qua tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn yêu cầu giáo viên phải <br />
chuẩn bị bài soạn đầy đủ trước khi lên lớp, bài soạn phải theo hướng đổi mới <br />
phương pháp giảng dạy, phù hợp với yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa. <br />
Bài soạn phải có đủ các bước lên lớp thể hiện được các hoạt động của thầy và trò, <br />
phù hợp với nội dung bài học và khả năng tư duy của học sinh đồng thời có phương <br />
án hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự tìm hiểu để chủ động tiếp thu kiến thức. <br />
Bài dạy của giáo viên phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng qui định của chương <br />
trình, không tự ý cắt xén nội dung bài dạy, tăng cường sử dụng thiết bị thí nghiệm <br />
đồ dùng dạy học, phát huy trí thông minh sáng tạo của học sinh. <br />
Kết quả kiểm tra giáo án được lưu trên sổ theo dõi riêng của ban giám hiệu và <br />
tổ trưởng chuyên môn. Mỗi lần kiểm tra đều kèm theo đánh giá xếp loại về chất <br />
lượng giáo án và lời nhận xét để giáo viên điều chỉnh.<br />
Thực trạng việc soạn bài lên lớp của giáo viên đã thực hiện nghiêm túc: Soạn <br />
bài đầy đủ trước ít nhất ba ngày khi lên lớp, các bài soạn đều theo hướng đổi mới <br />
phương pháp giảng dạy và phù hợp yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa. Các <br />
<br />
Nguyễn Anh Tuấn – Trường THCS Băng Adrênh – Krông Ana 5<br />
Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.<br />
bài soạn có đủ các bước lên lớp, thể hiện được các hoạt của thầy và trò, phù hợp <br />
với nội dung bài học và khả năng tư duy của học sinh, có phương án hướng dẫn <br />
học sinh tự đọc, tự học, tự tìm hiểu chủ động tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên việc <br />
soạn bài lên lớp của giáo viên còn một số hạn chế nhất định: Hệ thống câu hỏi <br />
chưa lôgíc, chưa thật sự sát đối tượng học sinh, chưa thể hiện đổi mới phương <br />
pháp giảng dạy; một số giáo án soạn quá dài, tham kiến thức chưa có nội dung <br />
củng cố từng phần, chốt vấn đề làm nổi bật trọng tâm của bài giảng…<br />
2.1.3. Quản lý việc thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy của GV.<br />
Thông qua việc tìm hiểu thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy của giáo <br />
viên, cho thấy: <br />
GV bộ môn đã nghiêm túc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, <br />
không có hiện tượng cắt xén, dồn ép chương trình giảng dạy.<br />
Qua theo dõi hệ thống hồ sơ quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy của <br />
giáo viên gồm: thời khóa biểu, sổ báo giảng, sổ đầu bài, vở ghi học sinh với giáo án <br />
của GV bộ môn đã chứng tỏ việc thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy khá <br />
phù hợp với kết quả đánh giá của các cấp quản lý giáo dục.<br />
Hồ sơ theo dõi dạy thay, kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên <br />
được các nhà trường lưu giữ đầy đủ.<br />
Bảng 2.2: Kết quả thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy của giáo viên <br />
theo đánh giá của đoàn kiểm tra Phòng GDĐT năm học 2016 – 2017.<br />
Xếp loại<br />
Tốt Khá Trung bình<br />
Tổ bộ môn<br />
Chuyên môn X x<br />
Tự nhiên x<br />
Xã hội x<br />
Văn phòng x<br />
Bên cạnh những việc đã làm được, công tác quản lý việc thực hiện kế hoạch <br />
bài dạy của giáo viên vẫn còn những tồn tại, như sau:<br />
Tổ trưởng tổ chuyên môn chưa thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện <br />
chương trình, chưa rà soát, nắm bắt kịp thời những môn chậm chương trình vì vậy <br />
để dồn vào cuối kỳ, cuối năm dạy bù rất vất vả.<br />
Việc phân công dạy thay khi giáo viên nghỉ ốm hoặc đi công tác nhiều khi <br />
mới chỉ là “lấp chỗ trống”, tức là giáo viên dạy thay chỉ quản lớp chứ không dạy <br />
được nên dẫn đến việc chậm chương trình hoặc sau đó giáo viên phải dạy dồn tiết <br />
để bù.<br />
2.1.4. Quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng phương tiện <br />
dạy học của giáo viên.<br />
+ Về phương pháp dạy học: CBQLthông qua tổ nhóm chuyên môn đã quán <br />
triệt đầy đủ cho giáo viên về định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). <br />
Tổ chức cho giáo viên học tập, bồi dưỡng nắm vững về các phương pháp và kỹ <br />
thuật dạy học tích cực. Tổ chức các chuyên đề về PPDH, phân công giáo viên cốt <br />
cán dạy minh họa ở các tổ chuyên môn để các giáo viên khác học tập. Đưa việc đổi <br />
<br />
Nguyễn Anh Tuấn – Trường THCS Băng Adrênh – Krông Ana 6<br />
Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.<br />
mới phương pháp thành một tiêu chí thi đua để đánh giá tổ, nhóm chuyên môn và <br />
mỗi giáo viên. Thực tế thực hiện ở các trường cho thấy hầu hết các đồng chí giáo <br />
viên đã căn cứ vào điều kiện thiết bị hiện có, bám sát vào yêu cầu chuẩn kiến thức, <br />
kỹ năng, nội dung sách giáo khoa để vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học <br />
phù hợp với bộ môn và nội dung chương trình, sách giáo khoa nhằm phát huy tính <br />
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tư học của học sinh. Đa số giáo viên đã đổi <br />
mới cách dạy, có ý thức khai thác các thiết bị và đồ dùng dạy học đối với các môn <br />
học có thí nghiệm, thực hành đã qui định trong chương trình. Tuy vậy, việc sử dụng <br />
PPDH vẫn còn nhiều hạn chế, đó là: <br />
Còn một bộ phận không nhỏ giáo viên không theo kịp các yêu cầu đổi mới <br />
phương pháp dạy học, không có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy <br />
học do tuổi đã cao lại quá quen với lối dạy truyền thống.<br />
Một số giáo viên khác lại do ý thức chưa tập trung cao cho chuyên môn, chưa <br />
chú ý tự học tập bồi dưỡng nên hiểu và thực hiện một cách hời hợt, hình thức, đối <br />
phó chưa mang lại hiệu quả thực sự.<br />
Điều kiện cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị dạy học (TBDH), thiết bị công <br />
nghệ thông tin (CNTT) của trường chưa đáp ứng đủ yêu cầu sử dụng của giáo viên.<br />
Công tác quản lý HĐDH chưa thật hiệu quả.<br />
+ Về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: <br />
Các biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thông <br />
qua các phương thức chủ yếu:<br />
Tiết kiệm chi phí để mua sắm thiết bị thông tin tối thiểu, khai thác và sử <br />
dụng Internet phục vụ cho công tác dạy học, khuyến khích giáo viên sử dụng các <br />
phần mềm dạy học ở các bộ môn đặc biệt là các bộ môn có thí nghiệm thực hành <br />
như: Hóa học, Sinh học, Vật lý. <br />
Tổ chức tập huấn cho toàn thể giáo viên về Tin học căn bản, cách sử dụng <br />
các phần mềm dạy học, cách thiết kế bài giảng tử, cách sử dụng các TBDH…<br />
Về kết quả thực hiện của giáo viên trên thực tế, cho thấy: Đa số giáo viên <br />
nhận thức rõ tác dụng, sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT vào dạy học và có ý <br />
thức học hỏi nghiên cứu để nắm bắt sử dụng. Hầu hết, các giáo viên trẻ đã sử <br />
dụng thành thạo máy tính với các phần mềm thông dụng bằng trang thiết bị tự có <br />
của mình. Việc khai thác, sử dụng, tự tích lũy, giao lưu trao đổi tài liệu dạy học qua <br />
mạng thực sự tích cực, hiệu quả. Nhà trường đã đưa ra chỉ tiêu phấn đấu mỗi giáo <br />
viên có ít nhất 2 bài giảng điện tử trong năm học vào các đợt hội giảng cấp trường <br />
và đã thực hiện đảm bảo chỉ tiêu trên. Một số giáo viên có tuổi đã rất cố gắng để <br />
tiếp cận, sử dụng CNTT vào dạy học. Việc sử dụng CNTT vào dạy học đã thực sự <br />
làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn và hiệu quả hơn.<br />
Tuy nhiên kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế: <br />
Trang thiết bị CNTT của trường còn quá ít so với nhu cầu sử dụng ( trường <br />
chỉ có 1 máy chiếu projetor) nên mỗi khi hội giảng hoặc có đoàn thanh tra các đ ồng <br />
chí giáo viên phải đi mượn trường khác để sử dụng rất vất vả, do đó việc sử dụng <br />
thường xuyên bị hạn chế.<br />
<br />
Nguyễn Anh Tuấn – Trường THCS Băng Adrênh – Krông Ana 7<br />
Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.<br />
Do quan niệm và cách hiểu chưa đầy đủ ở một bộ phận giáo viên nên việc <br />
áp dụng CNTT chạy theo hình thức dẫn đến lạm dụng trình chiếu hạn chế việc rèn <br />
kỹ năng kỹ xảo hoặc còn sao chép bài giảng một cách vội vã dẫn đến sai sót về <br />
kiến thức, chưa phù hợp với đối tượng.<br />
+ Về hội giảng, hội học: Giáo viên và học sinh đều coi hội học, hội giảng là <br />
động lực để động viên khích lệ phong trào dạy tốt học tốt là một nhiệm vụ quan <br />
trọng của mỗi giáo viên trong năm học. Ở trường THCS Băng Adrênh, các thầy cô <br />
giáo và học sinh tham gia hội giảng vào 2 đợt trong năm nhân dịp các ngày kỷ niệm: <br />
Đợt I từ 15/10 20/11; đợt II từ 3/226/3. Trong mỗi đợt hội giảng các thầy cô giáo <br />
đều chọn các bài khó để dạy, từ đó rút kinh nghiệm trong tổ nhóm chuyên môn, <br />
chọn ra các giờ dạy tốt tham gia hội thi GV dạy giỏi cấp huyện hàng năm do Phòng <br />
GDĐT tổ chức. <br />
+ Về sử dụng thiết bị thí nghiệm, tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên: <br />
Hệ thống sổ sách đăng kí sử dụng thiết bị đồ dùng, thí nghiệm được ghi chép <br />
rõ ràng, phân kì việc sử dụng theo tuần, tháng và kì học.<br />
Mỗi giáo viên đều phải lập kế hoạch sử dụng TBDH cho từng môn dạy theo <br />
từng tháng, tuần và cả năm học ngay từ đầu năm. Kế hoạch này được lưu ở ban <br />
giám hiệu (để kiểm tra) và nhân viên thiết bị (để hỗ trợ giáo viên chuẩn bị theo kế <br />
hoạch).<br />
Giáo viên bộ môn đã khai thác khá đầy đủ thiết bị đồ dùng hiện có kết hợp <br />
với thiết bị đồ dùng tự làm của giáo viên và học sinh. <br />
Giáo viên sử dụng thiết bị đồ dùng, thí nghiệm trên giờ lên lớp đã góp phần <br />
tích cực nâng cao chất lượng bài giảng, gây hứng thú, phát huy trí lực của học sinh.<br />
Tuy nhiên thực trạng sử dụng thiết bị đồ dùng thí nghiệm còn có nhiều hạn <br />
chế đáng lo ngại, ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, <br />
đến việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy trí thông minh sáng tạo của học <br />
sinh, đó là do: Sử dụng thiết bị đồ dùng thí nghiệm của giáo viên chủ yếu là các thí <br />
nghiệm chứng minh giờ học trên lớp. Học sinh được tham gia làm thí nghiệm trên <br />
phòng thực hành bộ môn còn ít do điều kiện CSVC, phòng thực hành, phòng học bộ <br />
môn của nhà trường không đủ đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Do tâm lý giáo viên ngại <br />
vất vả khi phải chuẩn bị cho một giờ thực hành, sợ không thành công khi thực <br />
hiện…nên nhiều giờ có đủ điều kiện thực hiện giáo viên vẫn “dạy chay”.Thông <br />
qua tìm hiểu, phỏng vấn CBGV và học sinh, tôi thu nhận được kết quả đánh giá <br />
việc sử dụng thiết bị đồ dùng thí nghiệm của GV như sau: <br />
Bảng 2.3: Đánh giá thực trạng sử dụng thiết bị dạy học.<br />
Thực trạng sử dụng thiết bị đồ dùng thí nghiệm của giáo Xếp Ghi <br />
TT<br />
viên loại chú<br />
1 Việc lập kế hoạch sử dụng thiết bị của giáo viên Tốt<br />
Sổ sách theo dõi sử dụng thiết bị đồ dùng thí nghiệm dạy học <br />
2 Tốt<br />
của nhà trường.<br />
3 Đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên và học sinh Khá<br />
4 Sử dụng thiết bị đồ dùng thí nghiệm dạy học của giáo viên Khá<br />
<br />
<br />
Nguyễn Anh Tuấn – Trường THCS Băng Adrênh – Krông Ana 8<br />
Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.<br />
trên lớp<br />
Tỷ lệ học sinh được sử dụng thiết bị đồ dùng thí nghiệm trong <br />
5 40%<br />
các giờ thực hành<br />
2.1.5. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.<br />
CBQLcùng với ban giám hiệu thông qua các tổ trưởng chuyên môn thống nhất <br />
tới giáo viên bộ môn các quy định về nội dung, hình thức, quy trình biên soạn đề <br />
kiểm tra… Quy định cho giáo viên thời hạn chấm trả bài sau một tuần đối với các <br />
bài kiểm tra thường xuyên và sau hai tuần đối với các bài kiểm tra định kỳ có trong <br />
phân phối chương trình. Cách ra đề kiểm tra hướng người học phải hiểu bài, biết <br />
vận dụng kiến thức, hạn chế ghi nhớ máy móc, loại bỏ hiện tượng quay cóp, gian <br />
lận khi học sinh làm bài kiểm tra. Việc chấm bài cho điểm của giáo viên chính xác, <br />
khoa học có tác dụng thiết thực giúp đỡ học sinh học tập, có tác dụng giáo dục. Đối <br />
với các bài kiểm tra phải đảm bảo 30% trắc nghiệm, 70% tự luận, bài kiểm tra định <br />
kỳ theo phân phối chương trình nhất thiết phải có lời phê ưu điểm, nhược điểm <br />
của học sinh về kiến thức, kỹ năng vận dụng, cách trình bày. <br />
CBQLcoi việc đánh giá chất lượng học sinh là một biện pháp giáo dục quan <br />
trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Việc thực hiện có <br />
những ưu điểm sau:<br />
Việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, thời hạn trả bài, quy định về cách chấm, <br />
chữa, ghi lời phê… đa số giáo viên thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.<br />
Hình thức, nội dung đề kiểm tra đã bám sát yêu cầu đổi mới.<br />
Việc tổ chức coi chấm bài đã ngày càng đi vào nền nếp, đảm bảo công bằng, <br />
khách quan và kỷ cương trường học.<br />
Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá học sinh còn nhiều hạn chế, đó là:<br />
Một số giáo viên có tuổi khó khăn trong việc nắm bắt, vận dụng quy trình và <br />
kỹ thuật biên soạn đề kiểm tra.<br />
Chất lượng nhiều đề kiểm tra chưa cao: đề chưa bao quát kiến thức, chưa <br />
phân hóa được học sinh, chưa cân đối giữa các mức độ nhận thức thậm chí còn sai <br />
sót về kiến thức, ra đề vào phần đã được cắt bỏ …<br />
Giáo viên các môn xã hội còn ngại ra đề với các câu hỏi mở đòi hỏi học sinh <br />
phải vận dụng tổng hợp kiến thức kỹ năng, phải biểu đạt chính kiến của bản thân <br />
mình vì sợ mất nhiều thời gian công sức.<br />
2.1.6. Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên.<br />
Ban giám hiệu nhà trường rât chú trọng đến công tác bồi dưỡng giáo viên, coi <br />
đó là động lực để nâng cao chất lượng dạy học. Vào trước mỗi năm học, nhà <br />
trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên gồm bồi dưỡng thường xuyên (theo <br />
chu kỳ, nâng chuẩn…), bồi dưỡng tại chỗ (thông qua sinh hoạt chuyên môn, tổ <br />
chức các chuyên đề, hội thảo…), hoạt động nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến <br />
kinh nghiệm…Đồng thời, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để đáp ứng <br />
yêu cầu ngày càng cao về giảng dạy. Kết quả thực hiện có nhiều ưu điểm:<br />
<br />
<br />
Nguyễn Anh Tuấn – Trường THCS Băng Adrênh – Krông Ana 9<br />
Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.<br />
+ Nhà trường quan tâm tạo điều kiện việc bồi dưỡng nâng chuẩn cho giáo <br />
viên, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn tăng dần qua các năm.<br />
+ Việc triển khai các nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức các chuyên đề <br />
bồi dưỡng giáo viên, tổ chức thảo luận khá thường xuyên tích cực đã giải quyết kịp <br />
thời các khó khăn trong giảng dạy ở mỗi đơn vị.<br />
+ Đa số giáo viên nhất là GV trẻ có ý thức học hỏi đồng nghiệp qua dự giờ <br />
thăm lớp. Đồng thời cũng rất tích cực tự đọc, tự nghiên cứu, tự tìm kiếm thông tin <br />
qua mạng Internet để phục vụ cho chuyên môn của mình. Đây chính là hoạt động <br />
bồi dưỡng quan trọng nhất để nâng cao trình độ, năng lực GV.<br />
+ Việc bồi dưỡng giáo viên đặc biệt là giáo viên trẻ trở thành giáo viên dạy <br />
giỏi cấp huyện và cấp tỉnh được các nhà trường rất quan tâm. Các giáo viên đăng ký <br />
dự thi giáo dạy giỏi cấp huyện được tổ chuyên môn, tổ tư vấn tập trung góp ý xây <br />
dựng bài, được tạo điều kiện tối đa về các TBDH…<br />
Tuy vậy, công tác bồi dưỡng phát triển đội ngũ vẫn còn những hạn chế, đó là:<br />
+ Số lượng giáo viên ít, đa phần là giáo viên trẻ và gia đình thì cách xa trường <br />
nên chưa tạo ra môi trường thuận lợi để giáo viên giao lưu trao đổi chuyên môn.<br />
+ Một bộ phận giáo viên trong đó có cả giáo viên trẻ có tâm lý ỷ lại, không có <br />
ý thức phấn tự học tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề.<br />
+ Các chuyên đề được tổ chức ở cấp trường chất lượng chưa cao, do khả <br />
năng của giáo viên có hạn, do các trường chưa động viên xứng đáng, chưa huy động <br />
sức mạnh tập thể cùng tham gia.<br />
+ Lãnh đạo nhà trường chưa tạo được không khí thi đua, động lực phấn đấu <br />
nâng cao tay nghề trong đội ngũ.<br />
2.1.7. Quản lý hoạt động tổ nhóm chuyên môn.<br />
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành của nhà trường, là một đầu mối <br />
quản lý mà quản lý nhất thiết phải dựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều <br />
phương diện, nhưng cơ bản nhất là HĐDH. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn là một <br />
hình thức hoạt động chuyên môn giúp nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ <br />
giáo viên có hiệu quả. Theo quy định, tổ chuyên môn sinh hoạt ít nhất 2 đợt/ tháng <br />
trong đó sinh hoạt nhóm chuyên môn được quan tâm đặc biệt: Ngoài việc kiểm <br />
điểm việc thực hiện quy chế chuyên môn, giáo viên bộ môn trong nhóm trao đổi <br />
chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy, thống nhất nội dung và phương pháp dạy các <br />
tiết trong tuần, xác định trọng tâm bài dạy, tổ chức rút kinh nghiệm các tiết thao <br />
giảng... Đặc biệt là tổ chuyên môn phải lập kế hoạch và thực hiện các chuyên đề <br />
trong suốt năm học để tháo gỡ, thống nhất các vấn đề mới, các vấn đề khó thường <br />
gặp trong quá trình giảng dạy các bộ môn. Thông qua tổ trưởng, nhóm trưởng <br />
chuyên môn, Ban giám hiệu (BGH) quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch giảng <br />
dạy, công tác soạn giảng, kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh, đổi mới phương <br />
pháp dạy học, đánh giá cho điểm học sinh, thao giảng xếp loại tay nghề GV.<br />
Mặc dù vậy, hoạt động tổ chuyên môn vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, đó là:<br />
Thời gian sinh hoạt tổ đặc biệt là nhóm chuyên môn còn eo hẹp.<br />
<br />
<br />
Nguyễn Anh Tuấn – Trường THCS Băng Adrênh – Krông Ana 10<br />
Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.<br />
Năng lực của một số tổ trưởng, tổ phó còn hạn chế chưa phát huy hết vai trò <br />
tác dụng trong công tác.<br />
Công tác quản lý HĐDH của quản lý chưa tạo điều kiện, chưa động viên <br />
được tổ chuyên môn thực hiện hết chức năng nhiệm vụ đặc biệt là việc giúp quản <br />
lý quản lý nâng cao chất lượng dạy học.<br />
2.1.8. Quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:<br />
Hàng năm, trước khi bắt đầu năm học mới, nhà trường đều có sự rà soát lại <br />
các điều kiện CSVC, trang TBDH của trường để có kế hoạch mua sắm, sửa chữa <br />
đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Để đáp ứng đúng nhu cầu của giáo viên, các <br />
trường thường để giáo viên tự kê khai những TBDH thiếu hoặc bị hỏng ở môn <br />
mình dạy, những sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cần thiết cho từng giáo viên, <br />
từng môn. Căn cứ vào đó, nhà trường lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa và dự trù <br />
kinh phí cần thiết. Nhà trường đã sử dụng tối đa nguồn ngân sách cho phép để mua <br />
sắm, sửa chữa TBDH, tài liệu tham khảo,..Vì nguồn kinh phí Nhà nước cấp rất eo <br />
hẹp. Các phòng học, phòng thực hành bộ môn, phòng Tin học, thư viện của nhà <br />
trường đã được khai thác, sử dụng thường xuyên. Việc quản lý khai thác, sử dụng <br />
CSVC, TBDH vẫn còn những hạn chế, đó là:<br />
Nhân viên phụ trách công tác thư viện, thiết bị nghiệp vụ còn hạn chế nên <br />
việc sắp xếp, bảo quản, hướng dẫn, tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng còn chưa <br />
tốt.<br />
Công tác quản lý giám sát việc thực hiện của giáo viên chưa sâu sát nên vẫn <br />
còn hiện tượng “dạy chay” khi có đủ điều kiện thực hành.<br />
Công tác tham mưu với chính quyền địa phương và huy động các nguồn lực <br />
của xã hội còn chưa tốt nên CSVC chậm được đầu tư nâng cấp.<br />
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh<br />
2.2.1.Quản lý hoạt động học tập trên lớp.<br />
CBQLxác định rõ tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động học của học <br />
sinh trên lớp và có nhiều biện pháp tác động khá hiệu quả. Việc lựa chọn và phân <br />
công giáo viên làm công tác chủ nhiệm được các nhà trường quan tâm hàng đầu. <br />
Giáo viên làm chủ nhiệm là những giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có kinh <br />
nghiệm và phương pháp quản lý học sinh tốt. Kế hoạch chủ nhiệm của mỗi giáo <br />
viên được nhà trường duyệt vào đầu năm học, trong đó căn cứ vào kết quả năm <br />
trước đã đạt của lớp để xây dựng chỉ tiêu học lực và hạnh kiểm. Hàng tháng lãnh <br />
đạo nhà trường họp giao ban với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình các lớp <br />
chủ yếu là đạo đức và thái độ học tập. Nhà trường đã xây dựng nội quy nhà trường, <br />
trong đó có nội quy học tập được để tổ chức cho học sinh học tập, thảo luận ngay <br />
từ tuần đầu của năm học. Nội quy quy định rõ về: chuyên cần; tinh thần thái độ <br />
học tập; tổ chức học tập; chuẩn bị đồ dùng học tập; khen thưởng, kỷ luật việc <br />
thực hiện nội quy học tập. Đồng thời, CBQLcũng đã phát huy tốt vai trò chức năng <br />
của tổ chức Đoàn, Đội trong trường học để giáo dục ý thức học tập cho các em <br />
thông qua các hoạt động đội. Việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào <br />
thi đua của ngành, đặc biệt là phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, <br />
học sinh tích cực” đã được nhà trường cụ thể hoá bằng những việc làm thiết thực <br />
<br />
Nguyễn Anh Tuấn – Trường THCS Băng Adrênh – Krông Ana 11<br />
Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.<br />
để giáo dục ý thức trong học tập, gắn bó với thầy cô, với trường lớp. Trong năm <br />
học, nhà trường đã tổ chức nhiều hội nghị, chuyên đề trao đổi học hỏi kinh nghiệm <br />
giữa giáo viên về phương pháp quản lý học sinh trong giờ học, về công tác chủ <br />
nhiệm lớp, về kinh nghiệm xây dựng tập thể lớp thành tập thể tự quản. Việc theo <br />
dõi tình hình học tập của các lớp được Ban giám hiệu hết sức quan tâm thông qua <br />
nhận xét trên sổ đầu bài của giáo viên bộ môn, qua theo dõi của đội cờ đỏ và qua <br />
kiểm tra của ban giám hiệu.Việc đánh giá thi đua các lớp được tiến hành hàng tuần <br />
vào buổi chào cờ đầu tuần. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (TNTP HCM) <br />
của trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trực tiếp quản lý nền nếp học <br />
tập trên lớp của học sinh, quản lý việc thực hiện 15 phút truy bài đầu giờ. Đội ngũ <br />
cán bộ lớp kiểm tra đôn đốc các bạn trong lớp về ý thức học bài cũ, làm bài tập <br />
trước khi đến lớp, nhắc nhở tư vấn về phương pháp học tập có hiệu quả cho các <br />
bạn cùng lớp.<br />
Trong tiết dạy, giáo viên thực hiện nghiêm túc các bước lên lớp: kiểm tra sĩ <br />
số học sinh đầu tiết học, kiểm tra việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới ... để giáo dục <br />
ý thức tự giác cho học sinh. Những học sinh ý thức học tập chưa tốt, không chú ý <br />
học, làm việc riêng, nói chuyện trong giờ được các thầy cô giáo nhắc nhở, động <br />
viên và ghi lại trong sổ đầu bài khi cần thiết. Những thông tin này giúp cho giáo <br />
viên chủ nhiệm, giúp cho nhà trường có biện pháp điều chỉnh kịp thời công tác <br />
quản lý học sinh.<br />
2.2.2. Quản lý hoạt động tự học<br />
Quản lý hoạt động tự học là khâu góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu <br />
giáo dục. Việc tự học diễn ra không chỉ ở nhà mà ngay cả trong giờ lên lớp. <br />
Kết quả việc tự học trên lớp, được thể hiện qua ý thức tham gia xây dựng <br />
kiến thức bài học, làm thực hành, thí nghiệm... bằng hoạt động cá nhân hoặc hoạt <br />
động nhóm. Điều này, giáo viên bộ môn sẽ nắm bắt, phản ánh qua sổ đầu bài hoặc <br />
trao đổi tực tiếp với giáo viên chủ nhiệm lớp. <br />
Kết quả tự học ở nhà được thể hiện bằng việc học bài cũ và làm bài tập <br />
trước khi đến lớp. Điều này được ban cán sự lớp nắm bắt trong khi truy bài và việc <br />
kiểm tra bài cũ của GV bộ môn trong giờ lên lớp. <br />
Trong các cuộc họp phụ huynh, GV chủ nhiệm đã tư vấn cho phụ huynh cách <br />
theo dõi, kiểm soát kết quả học tập của con em trên lớp và việc học ở nhà. Song <br />
nhìn chung việc phối hợp với cha mẹ học sinh để quản lý việc tự học kết quả chưa <br />
cao, vì một số lý do sau:<br />
+ Một số gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em, <br />
thậm chí không đi họp phụ huynh. Một số khác, tuy có quan tâm nhưng phương <br />
pháp chưa hợp lý hoặc không có đủ thời gian để thực hiện.<br />
+ Một bộ phận học sinh có kết quả học lực yếu, kém vẫn chưa tự tin khi thực <br />
hiện việc học tập ở nhà, các em rất lúng túng trong việc tham khảo tài liệu, tự ti <br />
khi nhờ bạn bè. Mặc dù đã có nhiều học sinh quyết tâm và có những hành động cụ <br />
thể khắc phục tình trạng học tập yếu kém của mình, song do không có sự chỉ bảo <br />
động viên nên hiệu quả chưa cao. Cá biệt còn có những học sinh có hành động đối <br />
phó với các thầy cô giáo và ban nề nếp của nhà trường.<br />
<br />
<br />
Nguyễn Anh Tuấn – Trường THCS Băng Adrênh – Krông Ana 12<br />
Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp<br />
Giúp cho cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên nhận thức được tầm quan trọng <br />
và sự cần thiết của việc đổi mới quản lý HĐDH trong nhà trường là để đáp ứng sự <br />
đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Đổi mới quản lý HĐDH chính là <br />
để quản lý “sự thay đổi” diễn ra thường xuyên trong công cuộc phát triển giáo dục <br />
của đất nước, của địa phương và ngay trong mỗi nhà trường. Đổi mới quản lý <br />
HĐDH chính là thể hiện tầm nhìn chiến lược, là thực hiện sứ mạng của mỗi nhà <br />
trường, là để tạo ra thương hiệu cho nhà trường. Từ việc hiểu đúng, mọi người sẽ <br />
có hành động phù hợp đúng chức năng nhiệm vụ của mình để thực hiện mục tiêu <br />
phát triển nhà trường trở thành “nhà trường chất lượng”, “nhà trường hiệu quả”.<br />
Giúp CBQL, giáo viên nắm được những quan điểm của Đảng, Nhà nước và <br />
của địa phương về vai trò, vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển giáo dục trong đó có <br />
giáo dục THCS. Đồng thời, cũng hiểu một cách đầy đủ các chế định của ngành từ <br />
Luật giáo dục, Quy chế, Điều lệ, Thông tư...cho đến các văn bản hướng dẫn của <br />
ngành đối với HĐDH của bậc học. <br />
Đối với học sinh các em cần hiểu bản thân nằm trong tổ chức lớp, của <br />
trường, của chi đội và liên đội nên phải chấp hành sự quản lý của cán bộ lớp, của <br />
cán bộ Đội TNTP, của thầy cô, của nhà trường. Từ việc hiểu và chấp hành kỷ luật <br />
đó, dần dần biến thành ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ học tập, chấp hành nội <br />
quy học tập của lớp, của trường, có động cơ ý thức phấn đấu vươn lên trong học <br />
tập và rèn luyện.<br />
Chỉ đạo tổ chuyên môn phát huy tốt vai trò, chức năng trong tổ chức hoạt <br />
động, thông qua việc nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn để:<br />
Nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ năm học của cán bộ giáo <br />
viên trong tổ chuyên môn, đưa tổ chuyên môn vào họat động có nền nếp, kỷ cương, <br />
yêu cầu mọi thành viên trong tổ nghiêm túc thực hiện chương trình kế hoạch năm <br />
học, thực hiện đầy đủ qui chế chuyên môn: soạn bài, ra vào lớp, kiểm tra đánh giá <br />
học sinh, đổi mới phương pháp dạy học, tự học, tự bồi dưỡng góp phần hoàn <br />
thành nhiệm vụ năm học của tổ, nhà trường. <br />
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho đội ngũ <br />
cán bộ, giáo viên để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn <br />
nhân lực, làm căn cứ cơ sở động viên đãi ngộ giáo viên, đề bạt, quy hoạch CBQL <br />
cho nhà trường, tạo tiền đề để nhà trường xây dựng kế hoạch trong những năm <br />
tiếp theo.<br />
Mục đích kiểm tra đánh giá HĐDH của giáo viên nhằm phát hiện và giúp giáo <br />
viên nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy, giữ vững kỉ luật, khuyến khích sự <br />
cố gắng của giáo viên, giúp quản lý và các cấp quản lý giáo dục, sử dụng bồi <br />
dưỡng, đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý. <br />
Quản lý chặt chẽ hoạt động học tập của học sinh giúp các em có thái độ, động <br />
cơ học tập đúng đắn, rèn luyện cho các em tính kỷ luật, tự giác trong học tập. <br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Anh Tuấn – Trường THCS Băng Adrênh – Krông Ana 13<br />
Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.<br />
Quản lý tốt HĐDH để phân loại học sinh, từ đó có phương pháp giảng dạy <br />
phù hợp. Phát hiện kịp thời những học sinh khá giỏi để có kế hoạch bồi dưỡng đội <br />
tuyển học sinh giỏi; phụ đạo học sinh yếu kém. <br />
Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng luôn gắn liền với các yêu cầu về <br />
CSVC, TBDH phù hợp yêu cầu của chương trình. TBDH không chỉ là phương tiện <br />
minh họa cho những điều trình bày, giảng giải của giáo viên mà chính là nguồn tri <br />
thức, phương tiện truyền tải thông tin, phương tiện tư duy, nghiên cứu học tập, <br />
tiếp cận tự nhiên và xã hội của học sinh, giúp học sinh tự tìm kiếm kiến thức. <br />
Đối với các bộ môn khoa học thực nghiệm như Vật lý, Hóa học, Sinh học, <br />
Công nghệ và Tin học cần thiết phải tiến hành dạy học ở các phòng thí nghiệm, <br />
phòng bộ môn, phòng máy.<br />
Tăng cường CSVC, trang TBDH của nhà trường chính là tăng cường khả năng <br />
vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá vào thực tiễn, <br />
xây dựng môi trường sư phạm, tạo điều kiện giúp giáo viên tiếp cận với xu thế <br />
dạy học hiện đại, phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ở các trường <br />
THCS.<br />
Trong điều kiện hiện nay, nguồn ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động giáo <br />
dục còn rất eo hẹp và phải mua sắm tập trung. Điều kiện kinh tế của địa phương <br />
còn nghèo, nên nếu chỉ trông vào ngân sách nhà trường hoặc địa phương hỗ trợ thì <br />
có thể phải rất lâu mới có được CSVC như mong muốn. Vì vậy, nhà trường cần <br />
chủ động, sáng tạo tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng xã hội khác để củng cố, tăng <br />
cường CSVC, TBDH đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng.<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, CBGV và học sinh về tầm quan <br />
trọng và sự cần thiết của việc đổi mới quản lý HĐDH trong nhà trường.<br />
Tổ chức phổ biến kịp thời các chế định giáo dục cho cán bộ giáo viên, nhân <br />
viên vào đầu mỗi năm học và mỗi khi có văn bản mới để thống nhất cách hiểu và <br />
cách thực hiện.<br />
Thông qua chiến lược phát triển nhà trường, chia sẻ với giáo viên về tầm <br />
nhìn, sứ mạng, những mục tiêu và cam kết chất lượng của nhà trường để mọi <br />
người hiểu và cộng đồng trách nhiệm thực hiện.<br />
Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng và sự <br />
cần thiết của việc đổi mới quản lý HĐDH trong nhà trường. Hình thành ý thức tự <br />
giác chấp hành các quy định, điều lệ, quy chế, nội quy… về hoạt động giảng dạy <br />
của GV, hoạt động học tập của HS. Thông qua việc chỉ đạo, kiểm tra của ban giám <br />
hiệu và tổ trưởng chuyên môn để các hoạt động đó được tiến hành một cách tự giác, <br />
có nề nếp ổn định, có chất lượng và hiệu quả cao.<br />
Xây dựng và phổ biến cho học sinh nắm được nội quy học tập của trường, <br />
của lớp, điều lệ của Đội, tiêu chí đánh giá phong trào thi đua học tập giữa các lớp, <br />
tiêu chí đánh giá giờ học qua sổ đầu bài để từ đó các em có hành vi phù hợp theo <br />
quy định.<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Anh Tuấn – Trường THCS Băng Adrênh – Krông Ana 14<br />
Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.<br />
Hình thành ý thức tự quản, tự giác chấp hành kỷ luật học tập của học sinh <br />
thông qua quản lý của giáo viên chủ nhiệm, của cán bộ lớp, cán bộ đội...<br />
3.2.1.1. Cách thức thực hiện biện pháp<br />
Tổ chức cho giáo viên học tập các nghị quyết của Đảng về giáo dục, về <br />
nâng cao chất lượng dạy và học; học tập, nghiên cứu chỉ thị nhiệm vụ năm <br />
học.Trong quá trình học tập cần khắc sâu các vấn đề mới và tham gia viết thu <br />
hoạch, nêu nhận thức của mình về những nội dung được bồi dưỡng, để phục vụ <br />
tốt hơn cho công tác giảng dạy. Từ đó, GV thấy được vai trò, vị trí của mình trong <br />
nhà trường để không ngừng phấn đấu, rèn luyện trở thành người thầy có đủ phẩm <br />
chất, năng lực hoàn thành nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của <br />
đất nước.<br />
Tổ chức học tập, nghiên cứu đầy đủ, kịp thời các chế định của ngành <br />
GD&ĐT đặc biệt là các văn bản mới như: tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường <br />
THCS, chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, tiêu chuẩn trường trung học đạt chuẩn <br />
quốc gia, phòng học bộ môn, thư viện chuẩn... để mọi người hiểu cần đổi mới <br />
quản lý HĐDH để hướng tới chuẩn hoá trường học một cách toàn diện.<br />
Tổ chức cho CBQL, giáo viên , học sinh trong nhà trường thực hiện tốt các <br />
chế định giáo dục.<br />
+ Các quy định này được phổ biến đến từng CBGV để thống nhất cách hiểu <br />
và thực hiện. Việc thực hiện chế độ điểm đối với từng môn học, cách tính điểm, <br />
dạy học tự chọn, dạy đúng, đủ theo phân phối chương trình phải được CBQL, giáo <br />
viên thực hiện nghiêm túc. BGH nhà trường thường xuyên kiểm tra việc thực hiện <br />
các chế định, tránh để tình trạng vi phạm rồi mới xử lý.<br />
Tuyên truyền cho giáo viên hiểu được mục đích, ý nghĩa