SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐỀ TÀI:<br />
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CƠ SỞ VẬT CHẤT <br />
THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC PHỤC VỤ CHO VIỆC <br />
GIẢNG DẠY TRONG TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Trần Thị Sự<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm<br />
Chức vụ: Phó Bí thư chi bộ Hiệu trưởng<br />
Đơn vị: Trường THPTC Nghĩa Hưng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Nghĩa Hưng, ngày 06 tháng 6 năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN<br />
1. Tên đề tài:<br />
“ Quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ <br />
cho việc giảng dạy trong trường THPT C Nghĩa Hưng trong giai đoạn hiện nay”<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:<br />
Quản lý trường THPT C Nghĩa Hưng<br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ 9/2011 đến 5/2016<br />
4. Tác giả: <br />
Họ và tên : Trần Thị Sự<br />
Năm sinh: 1966<br />
Nơi thường trú: xã Nghĩa Tân Nghĩa Hưng Nam Định<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm<br />
Chức vụ: Phó Bí thư Chi Bộ Hiệu trưởng <br />
Nơi công tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng Nam Định<br />
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: <br />
Trường THPT C Nghĩa Hưng Nghĩa Hưng Nam Định<br />
Địa chỉ: Thị trấn Rạng Đông – huyện Nghĩa Hưng – tỉnh Nam Định<br />
Số điện thoại: 03503873162<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
I /ĐIỀU KIỆN TẠO RA SÁNG KIẾN<br />
<br />
Đại Hội Đảng Cộng sản Việt Nam đã khảng định Mục tiêu tổng <br />
quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 20102020 là : đưa đất nước <br />
ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn <br />
hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản <br />
trở thành một nước “Công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”<br />
Chính vì vậy sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được Đảng và nhà <br />
nước ta đặc biệt coi trọng. Điều 35 Hiến pháp sửa đổi chỉ rõ: “Giáo dục là <br />
quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng <br />
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Để phát triển xã hội, <br />
điều quan trọng hàng đầu là sự phát triển con người”<br />
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp phát <br />
triển.Tại đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: Giáo dục con người Việt Nam <br />
phát triển toàn diện, có đức, có tri thức, sức khoẻ và thẩm mỹ, phát triển <br />
được năng lực của cá nhân, đào tạo những người lao động có kỹ năng <br />
nghề nghiệp, năng động sáng tạo, trung thành với lý tưởng: độc lập dân <br />
tộc và chủ nghĩa xã hội có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức <br />
công dân, góp phần làm cho dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, dân <br />
chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Nhiệm <br />
vụ này không ai khác là của nhà quản lý giáo dục và của giáo viên chúng ta. <br />
<br />
3<br />
Nhưng để có con người sáng tạo, phát triển toàn diện lại là trách nhiệm <br />
của thầy, cô giáo trong nhà trường. Chúng ta phải quan tâm đến nhiều vấn <br />
đề trong hệ thống mục tiêu giáo dục như :<br />
+Đảm bảo quyền học tập của học sinh các ngành học, cấp học, <br />
lớp học đúng chỉ tiêu, đúng tiêu chuẩn.<br />
+Đảm bảo yêu cầu chất lượng và hiệu quả<br />
+Đảm bảo quyền lao động của các cán bộ công chức và chất <br />
lượng lao động.<br />
+Phát triển tập thể sư phạm đủ, đồng bộ và nâng cao trình độ về <br />
chuyên môn, nghiệp vụ và đời sống.<br />
+Xây dựng, sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất , trang thiết bị <br />
kỹ thuật, phục vụ việc dạy và học.<br />
+Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý và các tổ chức chính trị , <br />
đoàn thể trong mỗi cơ sở và hệ thống quản lý giáo dục .<br />
+Phát triển và hoàn thiện các mối quan hệ giữa cơ sở giáo dục và <br />
xã hội để làm tốt công tác giáo dục thế hệ trẻ.<br />
Xây dựng, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiếtt bị kỹ <br />
thuật, phục vụ việc dạy và học là một trong những mục tiêu không thể <br />
thiếu của hệ thống mục tiêu quản lý giáo dục, đề cập tới các hoạt động <br />
của trường học, cũng như các điều kiện cần thiết cho quả trình sư phạm <br />
diễn ra ở cơ sở giáo dục .<br />
Thực trang vấn đề quản lý để thúc đẩy nân cao hiệu quả sử dụng <br />
cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật dạy và học ở cơ sở: trường THPT <br />
C Nghĩa Hưng nói riêng và các trường THPT nói chung đang là một vấn đề <br />
khó có thể mà làm tốt nhất được; bởi lý do: một số trường sở chưa có <br />
phòng học bộ môn , chưa có đội ngũ cán bộ thiết bị chuẩn về kỹ năng, còn <br />
đang phải kiêm nhiệm,việc chuẩn bị trước cho một giờ học thực hành <br />
4<br />
chưa thực hiện chu đáo và đồng bộ được, quan trọng ý thức trách nhiệm <br />
của các thầy cô giáo chưa cao hoặc quen với phương pháp giảng dạy <br />
truyền thống, thế hệ giáo viên chưa bắt kịp các thiết bị hiện đại...<br />
Bản thân tôi là người đứng đầu trong một cơ quan trường học quản <br />
lý CSVC&TBDH trong trường học đã nhận thức rõ những vấn đề trên và <br />
mạnh dạn chọn đề tài: “Quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất <br />
thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy trong trường <br />
THPT C Nghĩa Hưng” thực tế để tìm hiểu sâu hơn công tác của mình là <br />
quản lý –nhiệm vụ Nhà nước giao cho để thực hiện tốt công việc được <br />
giao trong những năm tiếp theo.<br />
Mặt khác trường THPTC Nghĩa Hưng đang chuẩn bị thực hiện xây dựng <br />
trường chuẩn Quốc gia nên việc nghiên cứu đề tài giúp cho trường có <br />
hướng đi đúng. Tôi rất mong được sự đồng cảm, góp ý chân thành của các <br />
đọc giả, đồng nghiệp để đề tài thực sự trở thành công cụ sử dụng phổ <br />
biến cho giáo viên trong trường THPT C nói riêng và các trường THPT nói <br />
chung, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng CSVCTBDH đáp ứng với mục <br />
tiêu GD&ĐT trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước,nhất <br />
là trong giai đoạn hiện nay CNTT bùng nổ không cho phép dạy chay.Đặc <br />
biệt sử dụng tốt sách giáo khoa điện tử sắp tới được công ty AIC tài trợ <br />
Giới hạn nghiên cứu của sáng kiến:<br />
Các Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Cơ sở vật chất và <br />
Thiết bị dạy học(CSVC&TBDH) trong trường THPT<br />
II/ MÔ TẢ GIẢI PHÁP:<br />
<br />
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:<br />
1.1.Thực trạng trước khi áp dụng giải pháp mới:<br />
<br />
<br />
5<br />
Việc nhận thức của một số cán bộ, giáo viên trong việc sử <br />
dụng CSVCTBDH còn phiến diện, chưa thấy rõ được vị trí vai trò <br />
của nó trong GD&ĐT .<br />
Mà mục tiêu : Nội dung Phương pháp Giáo viên Học sinh <br />
TBDH đó là các yếu tố cơ bản giúp thực hiện quá trình dạy học:<br />
Mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành quá trình dạy học <br />
trong đó CSVC&TBDH là một thành tố không thể tách rời. Song số <br />
phòng học chức năng còn quá thiếu, cán bộ chuyên trách thí nghiệm <br />
chưa có, phải kiêm nhiệm ; trình độ giáo viên còn bất cập với chương <br />
trình cải cách nên việc sử dụng CSVC&TBDH chưa thường xuyên, <br />
hiệu quả chưa cao, mặt khác hệ thống điện lưới yếu, các thiết bị <br />
hiện đại không hoạt động đồng bộ cho nhiều lớp học vi tính ….Vấn <br />
đề đặt ra cán bộ quản lý CSVC&TBDH phải suy nghĩ trăn trở đề ra <br />
các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC&TBDH phục vụ đắc <br />
lực cho công tác GD&ĐT. Nội dung CSVC&TBDH mở rộng đến đâu <br />
thì tầm quản lý cũng phải mở rộng và sâu tương ứng. Tôi thiết nghĩ <br />
rằng CSVC&TBDH chỉ phát huy tác dụng tốt trong việc GD&ĐT khi <br />
được quản lý tốt . Do đó đi đôi với việc đầu tư trang thiết bị, điều <br />
quan trọng hơn là cần phải chú trọng đến việc quản lý nâng cao hiệu <br />
quả sử dụng CSVC&TBDH nhà trường mà ttrước hết phải nâng cao <br />
nhận thức của cán bộ, giáo viên, đưa việc sử dụng TBDH hàng ngày <br />
trở thành một thói quen tốt, là một công cụ dạy học không thể thiếu <br />
trong mỗi giờ lên lớp .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Như vậy có thể nói : quản lý để nâng cao hiệu quả <br />
CSVCvàTBDH là một trong những công việc quan trọng của <br />
người cán bộ quản lý, là đối tượng quản lý trong nhà trường .<br />
1.2. Phân tích ưu nhược điểm của giải pháp cũ để cho thấy sự <br />
cần thiết của đề xuất giải pháp mới nhằm khắc phục nhược <br />
điểm của giải pháp cũ:<br />
Ban quản lý của nhà trường khảo sát trên thực như sau:<br />
1.2.1.Quản lý trường học :<br />
**Qua khảo sát, kiểm tra và đối chiếu với tiêu chuẩn trường chuẩn <br />
Quốc gia, kết quả cho tôi thấy:<br />
*Trường học đã có hành lang , mái che giữa các phòng để đi lại thuận <br />
tiện. Khuôn viên trường đã có hàng rào bảo vệ phía trước, đông, tây <br />
*Cổng trường đã đảm bảo yêu cầu về kiến trúc nhưng cận giáp với <br />
đường giao thông chưa đảm bảo an toàn cho học sinh khi tan trường.<br />
*Khối phòng học chưa đảm bảo diện tích cần thiết là 1,4m2 trên1 học <br />
sinh chưa đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên, mới đảm bảo tối thiểu cho cả <br />
trường học một ca trên 30 lớp; Tổng diện tích các cửa sổ chưa đạt bằng <br />
1/5 diện tích nền phòng , chưa có hệ thống cửa kính, chớp pa nô chưa phù <br />
hợp cho từng mùa, ấm mùa đông,mát mùa hè. Còn phải sửa chữa nâng cấp <br />
nhiều <br />
Trang thiết bị phòng học : vẫn còn bàn chung cho 4 h/s, song độ cao chưa <br />
đảm bảo quy định 0,680,75m ,bàn ghế cho giáo viên chưa đảm bảo quy <br />
định 1,8m chiều cao, rộng 0,65m, bục giảng đảm bảo yêu cầu .Vẫn còn <br />
thiếu hệ thống đèn chiếu sáng, rèm che, kho tủ chứa thiết bị .<br />
* Phòng thí nghiệm và phòng bộ môn :<br />
<br />
<br />
7<br />
Trên cơ sở một phòng học hoàn chỉnh thì trường THPTC Nghĩa Hưng <br />
đã có :<br />
Phòng học thực hành phục vụ cho các môn: như Phòng thí nghiệm lý, <br />
hoá, sinh, Sử, Địa, phòng nghe nhìn, Phòng học tin <br />
Trong mỗi phòng cần trang bị :<br />
+ Hệ thống cung cấp điện an toàn đến bàn học sinh <br />
+Hệ thống nước cho từng dãy bàn <br />
+Hệ thống cấp khí đốt chung cho cả phòng <br />
+Hệ thống màn che tối để làm thí nghiệm quang học , chưa có<br />
+Phòng kho chứa TBDH có cửa thông sang phòng thí nghiệm, phòng học <br />
bộ môn <br />
+Hệ thống đảm bảo an toàn chống mất cắp, chống hoả hoạn, chống xâm <br />
thực môi trường.<br />
+Hệ thống trang bị kỹ thuật đặt tại chỗ (máy chiếu, màn ảnh, máy tính <br />
vidio, bàn có bánh xe và các thiết bị hỗ trợ khác….).<br />
1.2.2 . Quản lý thư viện trường học :<br />
Tổ chức thư viện : đã được xây dựng như một điểm văn hoá cao nhất <br />
của trường. Theo tôi thiết bị thư viện bao gồm : Tủ, giá kệ sách, tủ thư <br />
mục, bàn ghế đọc sách, báo tra cứu tài liệu, có ánh sáng tốt có các loại sổ <br />
sách quản lý thư viện. Phần này nhà trường cần nâng cấp hoàn thiện <br />
dần.Phấn đấu đạt thư viện điện tử chuẩn trong năm 2015<br />
Người giữ thư viện: cần phải đi học thêm để sử dụng điều hành thư <br />
viện điện tử cho phù hợp. Trước mắt cần sắp xếp khoa học, phân loại <br />
sách báo, tạp chí sao cho dễ sử dụng, dễ tìm. Cần có khoảng trống trong <br />
mỗi bộ phận sách để tiếp nhận sách mới và thiết lập quy trình bổ sung <br />
sách thường xuyên .<br />
<br />
<br />
8<br />
Lựa chọn sách cho thư viện : cần có nội dung đặc trưng về GD&ĐT và <br />
xã hội. Kiên quyết loại trừ sách có nội dung xấu khỏi thư viện, hạn chế <br />
sách báo có nội dung xa với chức năng nhiệm vụ của một thư viện trường <br />
học .<br />
Phát huy hiệu quả sử dụng của thư viện, bằng các hình thức sử dụng <br />
sách linh hoạt như đọc tại chỗ, cho mượn, thuê, xây dựng tủ sách gia đình, <br />
tủ sách cá nhân .<br />
1.2.3. Quản lý thiết bị dạy học ;<br />
Để đạt được một hệ thống trang thiết bị hoàn chỉnh cho dạy và <br />
học là một việc lâu dài và tốn kém.Theo tôi phải xây dựng từ ít tới nhiều, <br />
từ đơn giản đến hiện đại, bám sát vào nội dung chương trình sách giáo <br />
khoa , vào việc thực hiện cải tiến và đổi mới phương pháp GD mới có thể <br />
thực hiện được. Mặt khác phải dựa vào các nguồn nhân lực khác nhau : <br />
Nhà nước, nhân dân, thày và trò, mua sẵn, tự làm, sưu tầm tận dụng những <br />
máy móc vật liệu phế thải trong đời sống nhưng còn có ích cho nhà trường <br />
.<br />
Nâng cao dần tỷ lệ bài học có thực nghiệm theo quy định của <br />
chương trình, tăng cường việc thực hành của học sinh, làm ngắn lại con <br />
đường đạt được sự hiểu biết, tạo ra một nền tảng thực nghiệm của tri <br />
thức. Yêu cầu giáo viên lên lớp trong các tiết dạy phải sử dung TBDH cần <br />
thiết, nghiêm túc làm tốt các bài thực hành cho học sinh, và cũng phải quản <br />
lý bằng thi đua một cách chặt chẽ mới có hiệu quả. Ai là người trực tiếp <br />
theo dõi vấn đề này. Tất cả đều phải làm rõ trách nhiệm và bắt buộc thực <br />
hiện trong thời gian một tuần, tháng, học kì như thế nào .<br />
Có như thế bằng thực nghiệm và trực quan thực hành mới tạo ra <br />
hoạt động toàn diện (vận động và tư duy ) tích cực của người học, giúp <br />
<br />
<br />
9<br />
học sinh tự tìm ra vấn đề cho chính mình một cách chủ động : Tôi làm, tôi <br />
hiểu<br />
Do những yêu cầu của trên mà trường THPTC nghĩa Hưng sau <br />
khi rà soát lại các yêu cầu CSVC&TBDH trong thời gian qua nhờ sự quan <br />
tâm của Sở GD&ĐT, của Tỉnh, Huyện đã bổ sung các điều kiện:<br />
Phòng đựng TBDH <br />
Phòng thí nghiệm chuẩn . hệ thống phòng bộ môn đủ tiêu chuẩn .<br />
Thiết bị dạy học các bộ môn .<br />
Các dụng cụ thí nghiệm tái tạo các quy luật ,các sự vật hiện <br />
tượng tự nhiên cũng như sự vận động của chúng.<br />
Các phương tiện kỹ thuật .<br />
Những điều kiện hỗ trợ khác như hệ thống điện , nước , phòng <br />
chuẩn bị .<br />
+ một số còn thiếu, chưa hoàn thiện:<br />
Các tài liệu trực quan (tranh ảnh ,bản đồ , biểu bảng …)còn <br />
nghèo nàn<br />
Các mô hình tự nhiên và nhân tạo( chưa có)<br />
Các dụng cụ thí nghiệm tái tạo các quy luật ,các sự vật hiện <br />
tượng tự nhiên cũng như sự vận động của chúng.<br />
Đặc biệt chuẩn về nguồn lực cho việc cải cách giáo dục trong <br />
những năm tiếp theo.<br />
Trình độ sử dụng TBDH cho từng bộ môn của nhân viên TBTN, <br />
kể cả giáo viên <br />
2/ Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến<br />
2.1. Nội dung và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng <br />
CSVC TBDH .<br />
<br />
<br />
10<br />
2.1.1 Nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn về quản lý để nâng cao <br />
hiệu quả sử dụng CSVCvà TBDH:<br />
Để nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC&TBDH đòi hỏi người cán bộ <br />
quản lý:<br />
* Trước hết phải có nhận thức đầy đủ về lý luận và thực tiễn thuộc lĩnh <br />
vực quản lý và có trình độ vững vàng về nghiệp vụ quản lý chuyên ngành <br />
vì vậy người quản lý trước hết :<br />
*Phải thu thập và xử lý thông tin có liên quan thông qua các tài liệu sách <br />
báo phương tiện thông tin đại chúng.<br />
Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn chỉ đạo các tài liệu về quản lý giáo <br />
dục *Tham gia các đợt tập huấn chuyên đề hội thảo báo cáo khoa học <br />
hay các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tập trung .<br />
*Tham quan học tập các trường có CSVC và phương pháp quản lý tốt.<br />
*Tăng cường hoạt động thực tiễn trong công việc hằng ngày.<br />
*Tập hợp được sự đóng góp trí tuệ của cộng sự .<br />
*Đặc biệt người quản lý phải có trách nhiệm ,có biện pháp nâng cao <br />
nhận thức cho cán bộ,giáo viên và người khác có liên quan .<br />
2.1.2. Nâng cao kỹ năng quản lý :<br />
*Phải nắm vững bản danh mục trong TBDH do Bộ GD&ĐT ban hành <br />
điều lệ nhà trường do Bộ ban hành .<br />
*Phải quan tâm đến chất lượng, quy cách và sự đồng bộ của trường sở, <br />
tình hình bảo dưỡng sửa chữa trường học, công tác bảo vệ hằng ngày, <br />
nền nếp lớp học, phòng thí nghiệm .<br />
*Giấy tờ sở hữu đất , chủ sở đất ,quy định về nhà đất .<br />
*Việc lựa chọn SGK, sách tham khảo, tổ chức một thư viện nhà trường, <br />
tủ giá bàn ghế cho thư viện, phòng đọc cho GV&HS phương thức sử <br />
dụng sách, biện pháp tăng cường sách cho thư viện, sự phù hợp với yêu <br />
11<br />
cầu chuyên môn, mua sách giáo khoa và đồ dùng dạy học cá nhân, học <br />
sinh .<br />
*Kiểm tra xem Thiết bị dạy học có nguồn gốc, chất lượng như thế nào sự <br />
bảo quản sử dụng các chủng loại . Kinh phí nào để mua thiết bị dạy học <br />
bù đắp cho sự hao phí khi sử dụng, vai trò TBDH của GV&HS tự làm .<br />
Công tác kiểm tra. kiểm kê, đánh giá. Các loại sổ sách theo dõi để quản lý <br />
tài sản và quản lý hoạt động .<br />
Tại các phòng thí nghiệm, thực hành có treo nội quy, sổ ghi đầu bài theo <br />
dõi từng tiết học.<br />
** Như vậy người quản lý phải có phương pháp và phương tiện để quản <br />
lý công việc của mình như sổ ghi chép, phân loại , sử dụng máy vi tính đặc <br />
biệt xây dựng một mạng lưới quản lý cho từng môn học, xây dựng các <br />
tiểu ban quản lý thật tin tưởng….<br />
2.1.3. Lập kế hoạch :<br />
*Các căn cứ :<br />
Phải căn cứ vào các văn bản hướng dẫn, quy chế hiện hành .<br />
Căn cứ vào trình độ nhận thức chuyên môn, ý thức thái độ đối với công <br />
việc của tập thể, cá nhân cán bộ,giáo viên. <br />
*Điều tra thực trạng về CSVC&TBDH :<br />
Tình trạng của TBDH(thiếu ,đủ ,chất lượng , sự đồng bộ giữa sách , thiết <br />
bị ,trình độ của giáo viên …),điều kiện bảo quản, sử dụng .<br />
Thực trạng của việc dạy học :((Vẫn còn dạy chay nhiều, ít sử dụng <br />
TBDH )<br />
*Điều kiện về nguồn nhân lực :<br />
Nguồn tài chính chủ yếu từ ngân sách Nhà Nước <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Sự ủng hộ từ bên ngoài : như học sinh cũ thành đạt, tài trợ để xây dựng <br />
hệ thống điện, phòng thí nghiệm, mua TBDH, cho mượn thiết bị dạy học, <br />
hoặc ủng hộ lao động kỹ thuật<br />
<br />
<br />
*Nội dung bản kế hoạch :<br />
Mục đích : Tăng cường trực quan , chống dạy chay , tổ chức cho học <br />
sinh hoạt động bằng vệc làm, cụ thể tạo cơ hội tự khám phá , sáng tạo <br />
trong hoạt động nhận thức, rèn kỹ năng tư duy, sự khéo léo chân tay , kỹ <br />
năng quan sát, nhận xét …bằng cách tăng cường thực hành thí nghiệm với <br />
nhiều hình thức sinh động trong quá trình học tập với nội dung :<br />
Phổ biến học tập các quy định về chuyên môn của các cấp , trường .<br />
Tăng cường vai trò của các tổ chuyên môn nhất là các đồng chí Tổ <br />
trưởng bộ môn<br />
Tổ chức hội thảo về TBDH và đổi mới phương pháp dạy học .<br />
Cải tạo sửa chữa , mua sắm bổ sung các điều kiện cần thiết cho việc sử <br />
dụng thuận lợi TBDH ở các lớp học, phòng chức năng như điện, nước, <br />
ánh sáng, màn che sáng <br />
2.2. Giải pháp thực hiện kế hoạch :<br />
Chấp hành các quy chế hiện hành của Bộ GD&ĐT, quy chế tài sản tài <br />
chính nhà nước.<br />
Sử dụng hợp lý nguồn ngân sách, huy động nguồn lực tại chỗ từ nhân <br />
dân các tổ chức khác <br />
Tổ chức bộ máy thực hiện, làm rõ nhiệm vụ của từng người :Người <br />
quản lý chung, Tổ trưởng bộ môn, Giáo viên từng tổ . Lập sổ theo dõi việc <br />
sử dụng TBDH của tổ đối với từng giáo vên . Nhà trường quản lý bằng thi <br />
đua giữa các tổ, chọn ra những cá nhân xuất sắc trong việc sử dụng TBDH <br />
hàng năm <br />
13<br />
Người giữ TBDH...làm việc gì, đến học sinh, người bảo vệ đêm ngày , <br />
cần cụ thể, chi tiết để quy trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản <br />
TBDH, CSVCtrường lớp hàng ngày.<br />
Động viên thi đua về vật chất và tinh thần (thi đua phải chính xác, công <br />
bằng khen, chê kịp thời, đúng người , đúng việc );có như thế mới động <br />
viên được quần chúng thúc đẩy được phong trào thực hiện kế hoạch ngày <br />
càng có hiệu quả hơn.<br />
Tham quan học tập kinh nghiệm .<br />
Tổ chức chuyên gia báo cáo về các vấn đề chuyên môn , kinh nghiệm học <br />
tập .<br />
Hội giảng , tổ chức Hội thi GVG chú trọng đến vấn đề sử dụng TBDH <br />
trong giờ giảng, rút kinh nghiệm .<br />
Kiểm tra thường xuyên và định kỳ , đột xuất những mặt công tác đã đề ra <br />
như CSVC các lớp học theo biểu điểm cụ thể, kiểm kê tài sản các phòng <br />
chức năng, phòng kho có đánh giá,rút kinh nghiệm cho bước mới của kế <br />
hoạch.<br />
Sưu tầm và xây dựng những bộ tư liệu để hỗ trợ giải quyết các câu hỏi <br />
về chuyên môn kiến thức, bồi dưỡng lý luận , nghiệp vụ cho giáo viên , <br />
phát huy sáng kiến kinh nghiệm nội bộ .<br />
*Sau khi thực hiện kế hoạch phải kiểm điểm lại toàn bộ những việc đã <br />
làm và những việc chưa làm được, tìm hiểu nguyên nhân thành công ,thất <br />
bại rút kinh nghiệm<br />
** Như vây theo tôi để quản lý một khối lượng công việc lớn đó, thì <br />
người quản lý không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên <br />
môn , nghiệp vụ và bản lĩnh của người lãnh đạo, nỗ lực lớn cho mục <br />
đích : Tất cả vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai thì mới làm được. Đây <br />
là một điều kiện tiên quyết, để thành công trong việc quản lý nâng cao <br />
14<br />
hiệu quả sử CSVC&TBDH phục vụ giáo dục. Thực tiễn cho thấy rằng: ở <br />
đâu có cán bộ quản lý có ý thức đầy đủ có tâm, có tầm , có những quyết <br />
định đúng đắn , có ý đồ chuyên môn rõ rệt, biết dựa vào đội ngũ giáo viên , <br />
biết phát huy tính chủ động, sáng tạo của họ, thì ở đó các nhiệm vụ về <br />
bảo quản, sử dụng CSVC&TBDH sẽ được thực hiện thành công.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI<br />
1.Hiệu quả kinh tế<br />
*Nâng cao hiệu quả sử dụng CSVCvà TBDH :<br />
Từ trong công việc, đã giúp cho tôi nảy sinh sáng tạo và có kinh <br />
nghiệm dần, thực tế bản thân tôi đã chỉ đạo để nâng cao hiệu quả sử dụng <br />
CSVC& TBDH hiện đại áp dụng trong trường học, đã có kết quả rõ rệt :<br />
+ Tận dụng cơ sở vật chất, và TBDH hiện có và tự làm để dậy học, <br />
tiết kiệm tiền của, chống lãng phí tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm<br />
+ Đã nâng cao ý thức của mỗi giáo viên, học sinh trong việc bảo quản <br />
CSVC và tích cực sử dụng TBDH, số lượng các tiết học có thực nghiệm <br />
ngày càng tăng lên, các mô hình, tranh ảnh được các giáo viên sử dụng <br />
nhiều để dạy cho các em thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học <br />
“Bàn tay nặn bột”…thực sự đã giúp các em rút ngắn được con đường nhận <br />
thức , phát huy năng lực học sinh đáp ứng ngày càng cao yêu cầu về đổi <br />
mới căn bản toàn diện về giáo dục đúng theo tinh thần theo Nghị quyết 29 <br />
của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII<br />
*Về xây dựng : <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
+ TrườngTHPTC Nghĩa Hưng đã bắt đầu từng bước tiết kiệm để xây <br />
dựng CSVC&TBDH theo hướng chuẩn hoá: từ cảnh quan bên ngoài …đến <br />
nội thất bên trong đều thống nhất và trang trí có thẩm mỹ. <br />
+ Hoàn thiện dần hàng rào bảo vệ, cổng ra vào , sân chơi các phòng <br />
lớp học, phòng học bộ môn đã đáp ứng ngày càng khang chang xanhsạch <br />
đẹp<br />
+ Đã tận dụng nguồn ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực từ <br />
nhân dân, từ các tổ chức tài trợ khác, xây dựng các công trình thiết thực <br />
phục vụ cho dạy và học.Trong thời gian gần đây nhà trường đã được các <br />
cấp quan tâm cho sửa chữa 24 phòng lớp học đảm bảo an toàn cho học <br />
sinh và giáo viên .<br />
+ Xây mới khu nhà công vụ cho giáo viên giúp các đồng chí có nơi ăn, <br />
trốn ở cao ráo thoáng mát, yên tâm công tác giảng dạy. <br />
*Về bảo quản CSVC<br />
+ Cơ sở vật chất hằng năm đều được bảo vệ :hạn chế tối đa hỏng <br />
hóc , mất mát;<br />
+ Trường, lớp luôn được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ hơn, bàn <br />
ghế sửa chữa nâng cấp không để hư hỏng mất thẩm mỹ ; <br />
+ thúc đẩy thi đua trong cán bộ giáo viên và học sinh, các em học sinh tự <br />
giác giữ gìn CSVC lớp học của mình cũng như bảo quản các thiết bị dạy <br />
học, thiết bị thực hành sau mỗi giờ học . <br />
2. Về mặt xã hội: <br />
Qua thực tế : thúc đẩy thi đua trong việc sử dụng hiệu quả bảo vệ <br />
CSVC lớp học, các TBDH đối với khối học sinh mang tính giáo dục cao, <br />
tăng dần hàng năm về ý thức trách nhiệm của người dạy và người học với <br />
nhiệm vụ dạy và học trong nhà trường THPT; <br />
<br />
<br />
16<br />
+ Góp phần to lớn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bởi quan trọng <br />
là: qua cách quản lý, giáo dục của người lãnh đạo mà giáo viê , học sinh đã <br />
hiểu, nâng cao nhận thức : Họ biết được mình đang ở đâu trong xã hội, họ <br />
cần phải làm gì, làm như thế nào với bất kì công việc nào trong cuộc <br />
sống, và họ đều phải làm làm tốt hơn sau mỗi ngày, sau mỗi công việc để <br />
họ hoàn thiện bản thân tiến tới cái đích , tầm cao của một con người mới <br />
hiện đại trong một thời đại mới mà nền công nghệ thông tin đang bùng nổ; <br />
+ Đặc biệt góp phần nâng cao nguồn nhân lực cho đất nước, tạo ra <br />
những con người có chuyên môn cao và ngày càng chuyên hoá trong công <br />
việc, giúp đất nước thoát khỏi đói nghèo , tránh được tụt hậu so với các <br />
nước tiên tiến trên thế giới.<br />
IV/ CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN.<br />
Tôi cam kết: báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trên được đúc rút ra từ thực tế <br />
việc quản lý chỉ đạo mà bản thân tôi đã và đang làm , cũng như qua nhiều năm <br />
tôi trăn trở suy nghĩ và đã nhận thức sâu sắc vấn đề trên ngay từ khi mới vào <br />
ngành và tôi tự viết, chỉnh sửa bổ sung nhiều năm, hoàn toàn không sao chép, <br />
nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.<br />
<br />
<br />
Nghĩa Hưng, ngày 6 tháng 6 năm 2016<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Sự<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />